Tải bản đầy đủ (.docx) (198 trang)

CẠNH TRANH TRUNG lập NHỮNG THÁCH THỨC và KHUYẾN NGHỊ đổi mới CẠNH TRANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 198 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
===***===

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

CẠNH TRANH TRUNG LẬP: NHỮNG THÁCH
THỨC VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỔI MỚI CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Họ và tên NCS

: Bùi Tuấn Thành

Mã số NCS

: Q18

Người hướng dẫn khoa học

: PGS, TS Tăng Văn Nghĩa
TS Nguyễn Trọng Thừa

Hà Nội, tháng 11 năm 2020


MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................... I
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................... VI
DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................................... IX


DANH MỤC HÌNH VẼ................................................................................................ X
MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu........................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................ 3
2.1. Mục đích nghiên cứu............................................................................................ 3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................... 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................. 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................. 4
4. Phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu 5
4.1. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 5
4.2. Quy trình nghiên cứu............................................................................................ 7
4.3. Phương pháp thu thập, phân tích dữ liệu.............................................................. 8
5. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................. 10
6. Những đóng góp mới của luận án........................................................................... 11
7. Kết cấu của luận án................................................................................................. 12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU............................................................ 13
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài..................................................................... 13
1.1.1. Về doanh nghiệp nhà nước.............................................................................. 13
1.1.2. Về cạnh tranh trung lập................................................................................... 14
1.1.3. Về áp dụng cạnh tranh trung lập và thách thức đặt ra đối với doanh nghiệp
nhà nước..........................................................................................................15
1.1.4. Về đổi mới cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước......................................... 17
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................................ 18
1.2.1. Về doanh nghiệp nhà nước.............................................................................. 19


1.2.2. Về cạnh tranh trung lập................................................................................... 20
1.2.3. Về áp dụng CTTL và thách thức đặt ra đối với DNNN...................................22
1.2.4. Về đổi mới cạnh tranh của DNNN.................................................................. 23

1.3. Đánh giá khoảng trống nghiên cứu..................................................................... 25
1.4. Hướng nghiên cứu của luận án............................................................................ 26
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH, CẠNH TRANH
TRUNG LẬP VÀ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TRUNG LẬP. 29
2.1. Khái quát về cạnh tranh và đổi mới cạnh tranh................................................ 29
2.1.1. Khái quát về cạnh tranh................................................................................... 29
2.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh............................................................................. 29
2.1.1.2. Các hình thức cạnh tranh....................................................................... 30
2.1.1.3. Vai trò của cạnh tranh đối với phát triển kinh tế.................................... 31
2.1.2. Các lý thuyết liên quan đến đổi mới cạnh tranh của doanh nghiệp..................32
2.1.2.1. Quan điểm ly thuyêt về tổ chức ngành................................................... 32
2.1.2.2. Quan điểm lý thuyết về quản trị chiến lược........................................... 33
2.1.2.3. Quan điểm lý thuyết về các nguồn lực................................................... 34
2.1.2.4. Quan điểm ly thuyêt canh tranh theo tiêp cân Marketing......................35
2.2. Khái quát về cạnh tranh trung lập và doanh nghiệp nhà nước........................35
2.2.1. Khái quát về cạnh tranh trung lập.................................................................... 36
2.2.1.1. Sự xuất hiện cạnh tranh trung lập.......................................................... 36
2.2.1.2. Khái niệm cạnh tranh trung lập............................................................. 36
2.2.1.3. Vai trò của CTTL................................................................................... 37
2.2.1.4. Những khía cạnh chính của CTTL......................................................... 38
2.2.2. Khái quát về cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong môi trường cạnh
tranh trung lập.................................................................................................39
2.2.2.1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước........................................................ 39
2.2.2.2. Đặc điểm của DNNN dưới giác độ của lợi thế cạnh tranh....................41
2.2.2.3. Các yếu tố tác động đến cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước..........41
2.2.3. Tác động của việc áp dụng chính sách CTTL tới cạnh tranh của DNNN........43


2.3. Các hoạt động cạnh tranh cụ thể của DNNN trong điều kiện áp dụng chính

sách CTTL.............................................................................................................44
2.3.1. Nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu................................................... 44
2.3.2. Chiến lược sản phẩm....................................................................................... 45
2.3.3. Chiến lược giá................................................................................................. 47
2.3.4. Chiến lược dịch vụ kèm theo........................................................................... 48
2.3.5. Chiến lược phân phối...................................................................................... 50
2.3.6. Chiến lược xúc tiến thương mại...................................................................... 52
2.3.7. Chiến lược truyền thông.................................................................................. 54
2.3.8. Một số vấn đề mang tính bổ trợ....................................................................... 55
2.3.9. Mơ hình, giả thuyết nghiên cứu và đo lường các biến.....................................56
2.3.9.1. Mơ hình và giả thuyết nghiên cứu.......................................................... 57
2.3.9.2. Các biến và thang đo nghiên cứu........................................................... 58
2.4. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam...............................60
2.4.1. Về kinh nghiệm quốc tế................................................................................... 60
2.4.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc................................................................ 60
2.4.1.2. Kinh nghiệm của Malaysia.................................................................... 61
2.4.1.3. Kinh nghiệm của Úc.............................................................................. 63
2.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho các DNNN Việt Nam..................................... 65
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH CẠNH
TRANH TRUNG LẬP TẠI VIỆT NAM...................................................................68
3 1. Khái quát hoạt động của DNNN và vấn đề cạnh tranh trung lập tại Việt Nam68
3.1.1. Khái quát hoạt động của DNNN Việt Nam..................................................... 68
3.1.2. Vấn đề cạnh tranh trung lập tại Việt Nam........................................................ 73
3.1.3. Tiếp cận và triển khai nghiên cứu thực trạng cạnh tranh của DNNN..............75
3.1.3.1. Nghiên cứu định lượng.......................................................................... 76
3.1.3.2. Nghiên cứu điển hình............................................................................. 81
3.2. Về thực trạng đổi mới cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước........................ 82
3.2.1. Về nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu của DNNN............................82



3.2.2. Về chiến lược giá của DNNN.......................................................................... 84
3.2.3. Về chiến lược sản phẩm của DNNN................................................................ 85
3.2.4. Về dịch vụ kèm theo của DNNN..................................................................... 87
3.2.5. Về chiến lược phân phối của DNNN............................................................... 88
3.2.6. Về chiến lược xúc tiến thương mại của DNNN............................................... 90
3.2.7. Về truyền thông, quảng cáo của DNNN.......................................................... 92
3.2.8. Một số vấn đề mang tính bổ trợ của DNNN.................................................... 93
3.2.9. Các yếu tố tác động đến đổi mới cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước.......97
3.3. Một số trường hợp điển hình liên quan tới đổi mới cạnh tranh của DNNN....99
3.3.1. Phân tích trường hợp của Vietnam Airlines trong lĩnh vực vận tải hàng không
hành khách......................................................................................................99
3.3.1.1. Khái quát về thị trường vận tải hành khách hàng không Việt Nam và vị thế của
Vietnam Airlines
99
3.3.1.2. Thực trạng cạnh tranh của Vietnam Airlines.................................................... 100
3.3.1.3. Những thách thức đối với đổi mới cạnh tranh của Vietnam Airline..................104
3.3.2. Phân tích trường hợp Tập đồn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel
trong lĩnh vực viễn thông...............................................................................105
3.3.2.1. Khái quát về thị trường viễn thông Việt Nam và vị thế của Viettel....................105
3.3.2.2. Thực trạng cạnh tranh của Viettel.................................................................... 107
3.3.2.3. Những thách thức đối với Viettel trong đổi mới cạnh tranh.............................. 111
3.4. Đánh giá chung về thực trạng và các thách thức............................................. 112
3.4.1. Đánh giá chung.............................................................................................. 112
3.4.1.1. Những kết quả chính đạt được trong thời gian qua..........................................112
3.4.1.2. Những hạn chế trong đổi mới cạnh tranh của DNNN....................................... 115
3.4.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế đổi mới cạnh tranh của DNNN....................117
3.4.2. Các thách thức đặt ra đối với DNNN khi áp dụng chính sách CTTL............119
CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG

CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TRUNG LẬP TẠI VIỆT NAM..........................123
4.1. Bối cảnh thế giới và Việt Nam trong áp dụng chính sách CTTL....................123


4.1.1. Bối cảnh thế giới........................................................................................... 123
4.1.2. Bối cảnh Việt Nam........................................................................................ 125
4.2. Quan điểm và định hướng của Chính phủ Việt Nam về áp dụng chính sách
CTTL................................................................................................................... 128
4.2.1. Quan điểm..................................................................................................... 128
4.2.2. Định hướng.................................................................................................... 131
4.3. Một số giải pháp đổi mới cạnh tranh đối với DNNN Việt Nam.......................133
4.3.1. Nâng cao nhận thức về CTTL đối với doanh nghiệp nhà nước.....................133
4.3.2. Đổi mới chiến lược cạnh tranh...................................................................... 134
4.3.3. Nâng cao tính minh bạch và chịu trách nhiệm của DNNN............................ 138
4.3.4. Tăng cường quản lý nguồn lực tài chính....................................................... 140
4.3.5. Hợp lý hóa hình thức vận hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp......141
4.4. Một số kiến nghị có liên quan............................................................................ 142
4.4.1. Đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan...................................... 142
4.4.2. Đối với hiệp hội doanh nghiệp...................................................................... 147
KẾT LUẬN................................................................................................................ 148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 151
I. Tài liệu tham khảo tiếng Anh................................................................................ 151
II. Tài liệu tham khảo tiếng Việt............................................................................... 158
PHỤ LỤC................................................................................................................... 162
Phụ lục 1: Bảng hỏi khảo sát điều tra...................................................................... 162
Phụ lục 2: Miêu tả biến............................................................................................. 167
Phụ lục 3: Kết quả kiểm định EFA........................................................................... 168
Phụ lục 4: Kết quả kiểm định CFA.......................................................................... 170
Phụ lục 5: Kết quả hồi quy........................................................................................ 179



vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh
Capital

Tiếng Việt

ACMF

ASEAN
Forum

Markets Diễn đàn các thị trường vốn
ASEAN

AI

Artificial intelligence

Trí tuệ nhân tạo

ASEAN

The Association of Southeast
Asian Nations


Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á

B2A

Business to Administrators

Doanh nghiệp với nhà quản trị/
chính phủ

B2B

Business to Business

Doanh nghiệp với doanh nghiệp

B2C

Business to Customer

Doanh nghiệp với người tiêu dùng

BTTTT

Bộ Thông tin và Truyền thông

C2C

Người tiêu dùng với người tiêu
dùng


CAF

The Centre for Analysis and
Forecasting

Trung tâm Phân tích và Dự báo

CFA

Chartered Financial Analyst

Phân tích nhân tố khẳng định

Cơng ty CP

Cơng ty Cổ phần

CP

Chính phủ

CPTPP

Hiệp định Đối tác Tồn diện và
Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

CROR

Commercial Rate of Return


Tỷ suất lợi nhuận thương mại

CT&BVNTD

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người
tiêu dùng

CTTL

Cạnh tranh trung lập

DN

Doanh nghiệp


DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

EFA

Exploratory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khám phá


EU

European Union

Liên minh châu Âu

EVFTA

EU-Vetnam
Agreement

EVN

Vietnam
Corporation

FDI

Foreign Direct Investment

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngồi

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do


GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

Free

Trade Hiệp định thương mại tự do giữa
EU và Việt Nam
Electricity Tập đoàn Điện lực Việt Nam

HĐQT

Hội đồng quản trị

IATA

The International Air Transport Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc
Association
tế

ICAEW

The Institute of Chartered Viện Kế tốn Cơng chứng Anh và
Accountants in England and xứ Wales
Wales

IMF


International Monetary Fund

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

IoT

Internet of things

Công nghệ internet kết nối vạn vật

ISO

International Organization for
Standardization

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

KBV

Knowledge-based view

Quan điểm tiếp cận kiến thức

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

MTV

Một thành viên




Nghị định


OECD

Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh
Corperation and Development tế

PLC

Product Life Cycle

Vòng đời sản phẩm

PPP

Public Private Partnership

Mơ hình hợp tác cơng - tư

PSO

Public Service Obligation

Đảm nhận các dịch vụ công

PTA


Preferential trading area

Hiệp định về Thỏa thuận thương
mại ưu đãi



Quyết định

R&D

Research and development

Nghiên cứu và Phát triển

RBV

Lý thuyết về nguồn lực

Lý thuyết về nguồn lực

SWF

Sovereign wealth fund

Quỹ tài sản có chủ quyền

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

TP

Thành phố

TTg

Thủ tướng

UB

Ủy ban

UNCTAD

United Nations Conference on Hội nghị Liên Hiệp Quốc về
Trade and Development
Thương mại và Phát triển

VASCO

Vietnam
Company

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới


WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại thế giới

Air

Services Công ty Bay dịch vụ Hàng không
Việt Nam


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Số liệu thống kê DNNN (2010 - 2018).......................................................... 69
Bảng 2: Mô tả đặc điểm mẫu điều tra......................................................................... 77
Bảng 3: Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha và Bartlett’s Test.................................... 78
Bảng 4: Phân tích tương quan giữa các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu.........79
Bảng 5: Kết quả phần tích hồi quy.............................................................................. 79
Bảng 6: Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục
tiêu của DNNN...........................................................................................................82
Bảng 7: Kết quả khảo sát thực trạng chiến lược giá của DNNN................................. 85
Bảng 8: Kết quả khảo sát thực trạng chiến lược sản phẩm của DNNN.......................86
Bảng 9: Kết quả khảo sát thực trạng chiến lược dịch vụ kèm theo của DNNN...........87
Bảng 10: Kết quả khảo sát thực trạng chiến lược phân phối của DNNN....................89
Bảng 11: Kết quả khảo sát thực trạng chiến lược xúc tiến thương mại của DNNN....91
Bảng 12: Kết quả khảo sát thực trạng chiến lược truyền thông của DNNN................92
Bảng 13: Kết quả khảo sát thực trạng một số vấn đề mang tính bổ trợ của DNNN....93
Bảng 14: Kết quả khảo sát thực trạng các yếu tố tác động đến đổi mới cạnh tranh của
DNNN......................................................................................................................... 97



DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Quy trình các bước thực hiện nghiên cứu........................................................ 7
Hình 2: Năm mức độ giá trị của sản phẩm đối với khách hàng................................... 46
Hình 3: Dịch vụ kèm theo hỗ trợ sản phẩm và khách hàng......................................... 49
Hình 4: Các loại kênh phân phối................................................................................. 51
Hình 5: Mơ hình chiến lược xúc tiến thương mại của doanh nghiệp........................... 53
Hình 6: Mơ hình nghiên cứu lý thuyết........................................................................ 57
Hình 7: Tình hình lao động và vốn của các DNNN Việt Nam.................................... 71
Hình 8: Phương pháp định giá của các DNNN........................................................... 84
Hình 9: Kênh phân phối chủ yếu được các DNNN sử dụng....................................... 89


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
DNNN tuy chỉ chiếm chưa đến 1% 1 nhưng lại là lực lượng nắm giữ những lĩnh
vực kinh tế then chốt của đất nước, có nhiệm vụ bảo đảm cân đối vĩ mơ cho nền kinh
tế, cơng ích, an ninh và quốc phịng. Tính đến tháng 12/2017, theo niên giám thống kê
2018 của Tổng cục Thống kê, cả nước hiện có có 652 DNNN (bao gồm 9 tập đồn và
65 tổng cơng ty) với tỷ trọng đóng góp vào GDP đạt gần 30% (theo số liệu từ Tổng
cục Thống kê, Báo cáo kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế năm 2017). Khơng những
thế, các DNNN cịn thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội trong một số lĩnh vực, tạo
động lực phát triển và thu hút các thành phần kinh tế khác tham gia và đóng góp cho
các chương trình quốc gia. Theo báo cáo tại Quốc hội ngày 28/5/2018, tổng tài sản tại
các DNNN là hơn 3,05 triệu tỷ VND (tăng 45,8%), trong đó vốn Nhà nước đạt gần
1,4 triệu tỷ. Một số tập đoàn nhà nước có tỷ suất lợi nhuận cao có thể kể đến như Tập
đồn cơng nghiệp Viễn thơng qn đội là 43,5%, Tập đồn Cao su Việt Nam là 30,4%,
Tổng cơng ty Mía đường là 29,9%,…
Hiện nay, xu hướng tồn cầu hóa dẫn đến sự thâm nhập mạnh mẽ của các doanh

nghiệp đến mọi nơi trong nền kinh tế thế giới; đòi hỏi một sân chơi bình đẳng để tất cả
các thực thể kinh tế, trong đó có các DNNN, ở vị trí bình đẳng để cạnh tranh với các
doanh nghiệp khác (Capobianco và Christiansen, 2011). Trong đó, DNNN và doanh
nghiệp khu vực tư nhân cạnh tranh bình đẳng với nhau trên thị trường. Chính vì thế,
việc thiết lập một sân chơi bình đẳng là cần thiết ở các nền kinh tế thị trường phát
triển. Nhưng điều này còn cần thiết hơn ở khu vực đang phát triển của thế giới – nơi
hệ thống pháp lý vẫn đang được hoàn thiện và khơng có những quy định nghiêm ngặt
cho những đối tượng, thành phần tham gia thị trường. Không những thế, một sân chơi
bình đẳng để các thành phần kinh tế có thể cạnh tranh lành mạnh với nhau được quan
tâm đặc biệt ở các nền kinh tế nơi khu vực thuộc sở hữu của chính phủ tương đối lớn
và khơng hiệu quả so với khu vực tư nhân (Zwalf, 2017).
Có thể thấy, CTTL là một xu hướng mới trong hoạch định và phát triển chính
sách cạnh tranh ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển
đang rất chú trọng đến việc nghiên cứu ứng dụng xu hướng này vào thực tế (OECD,
2012; Dordi, 2016). Điều này càng được quan tâm hơn khi hiện nay, Việt Nam đang
hội nhập sâu rộng với thế giới thông qua việc tham gia vào một loạt Hiệp định thương
mại tự do. Điều này địi hỏi nhà nước phải duy trì một mơi trường cạnh tranh cơng
bằng, lành mạnh và bình đẳng cho tất cả các chủ thể tham gia thị trường (OECD, 2018;
UNCTAD, 2014).

1

Niên giám thống kê 2018


13

Tại Việt Nam, CTTL cũng bắt đầu được quan tâm nhận thức đầy đủ trong hệ
thống chính sách quốc gia. CTTL cho phép khối doanh nghiệp khu vực tư nhân có cơ
hội cạnh tranh ngang bằng với DNNN. Đây cũng là môi trường chung sân chơi chung

của cho cạnh tranh giữa DNNN và doanh nghiệp khu vực tư nhân, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi. Bên cạnh đó, CTTL cịn góp phần tăng cường sự hài hịa hóa
về mơi trường kinh doanh.
Bên cạnh đó, xây dựng và đổi mới cạnh tranh DNNN là biện pháp tiên quyết
nhằm đảm bảo sự đóng góp tích cực của DNNN vào hiệu quả kinh tế chung và năng
lực cạnh tranh quốc gia. Khu vực DNNN của Việt Nam hiện nay chiếm tỷ trọng lớn
trong cơ cấu kinh tế, nắm giữ vị trí độc quyền trong nhiều lĩnh vực kinh tế then chốt
và được Nhà nước dành nhiều ưu đãi hơn so với doanh nghiệp khu vực tư nhân.
DNNN được trang bị đầy đủ, kể cả đất đai, nguồn lực tài nguyên là những nguồn lực
quan trọng nhất. Tuy nhiên, chính sự ưu đãi này đã vơ hình khiến chung các DNNN
trở nên thụ động, mất lợi thế trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL.
Trên thực tế, DNNN mặc dù được hưởng nhiều ưu đãi nhưng hiệu suất hoạt
động chưa cao dẫn đến tình trạng càng độc quyền càng kém năng lực cạnh tranh
(Henning và Kou, 2018; Gershman, Roud và Thurner, 2018). Như vậy, so với các
doanh nghiệp khu vực tư nhân, DNNN được trang bị những nguồn lực quan trọng
nhất như: đất đai, nguồn lực tài nguyên, trang bị đầy đủ khiến các doanh nghiệp này
trở nên trì trệ, khơng có động lực để đổi mới. Không những thế, DNNN độc quyền ở
một số lĩnh vực then chốt thường có tác động tiêu cực đến cạnh tranh và lợi ích của
người tiêu dung (Trần Viết Ngãi, 2014). Khi đó, để loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực
về cạnh tranh, các cơ quan cạnh tranh phải xây dựng được những nguyên tắc và công
cụ để xác lập phạm vi quản lý, xử lý những “méo mó” trong CTTL.
Ngồi ra, DNNN – thị trường – năng lực cạnh tranh đang là một vấn đề nhận
được sự quan tâm của hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trải qua gần một
thập kỷ hội nhập kinh tế quốc tế; tuy nhiên, hiệu suất hoạt động của nền kinh tế Việt
Nam lại không cao, khu vực kinh tế Nhà nước còn lấn át khu vực kinh tế tư nhân và
được hưởng ưu đãi nhiều hơn từ Nhà nước so với khu vực tư nhân trong khi hoạt động
của các DNNN thuộc khu vực này trong thời gian qua bộc lộ nhiều sai phạm và yếu
kém trầm trọng (OECD, 2018). Đây là rào cản lớn nhất đối với quá trình hội nhập và
phát triển của Việt Nam. Áp dụng nguyên tắc CTTL, một mặt giúp Việt Nam tiếp tục
q trình hồn thiện hệ thống chính sách và pháp luật quốc gia, mặt khác giúp Việt

Nam xây dựng thành cơng mơ hình kinh tế nhiều thành phần vận động theo các quy
luật khách quan của thị trường mà Việt Nam đang hướng tới (Tăng Văn Nghĩa, 2016).
Thêm vào đó, nước ta là một nước đang phát triển và đang chuyển đổi sang mơ
hình kinh tế vận động theo các quy luật khách quan của thị trường nên việc nghiên
cứu, áp dụng và thực hiện CTTL trên thực tế đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực.


Trong khi đó, nâng cao năng lực và hiệu quả cạnh tranh của DNNN là yếu tố cốt lõi
để khối doanh nghiệp thực sự đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Do đó, để đạt được
mục tiêu thiết lập và duy trì nguyên tắc CTTL trên thị trường thì việc nghiên cứu lý
luận và thực tiễn nguyên tắc CTTL ở một số nước tiêu biểu và áp dụng vào Việt Nam
là hết sức cần thiết. Hiện nay, CTTL đang được các nước phát triển thuộc tổ chức Hợp
tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đặc biệt quan tâm, nhiều quốc gia đã thành công
trong việc đưa nguyên tắc này vào hệ thống chính sách pháp luật như Australia, Tây
Ban Nha, Đan Mạch, ...
Việt Nam đang phải gặp những thách thức lớn trong việc phát triển cơ sở, nền
tảng của kinh tế thị trường hiện đại như xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công
nghệ, vốn, nguồn nhân lực, tạo lập môi trường cạnh tranh… và đặc biệt là đổi mới
cạnh tranh của DNNN. Chính vì vậy, việc mở cửa thị trường cho sự tham gia của
doanh nghiệp khu vực tư nhân vẫn cịn nhiều khó khăn. Các DNNN là những doanh
nghiệp lớn, tập trung nhiều nguồn lực dễ dẫn đến tình trạng trì trệ, khơng được đổi
mới do ỷ vào thế được ưu đãi. Ngoài ra, thách thức trực tiếp đặt ra là thiếu khuôn khổ
pháp lý cho CTTL tại Việt Nam. CTTL chưa trở thành một khái niệm chính thức các
văn bản pháp lý, hay những tuyên bố chính sách có liên quan ở Việt Nam. Nhiều hành
vi cạnh tranh của DNNN sử dụng ưu đãi tạo lợi thế cạnh tranh vượt trội hoặc không
phù hợp với các quy định. Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền liên quan chưa
thể thích ứng kịp với phương pháp quản lý kinh tế mới, tăng tính tự chủ, tơn trọng tự
do cạnh tranh và thúc đẩy cạnh tranh công bằng trong phát triển kinh tế quốc gia.
Hơn nữa, CTTL đang trở thành một chủ đề ngày càng phổ biến và một nguyên
tắc được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Việc duy trì nguyên tắc CTTL trên thị trường

giúp một nước có khả năng hội nhập tốt hơn vào sân chơi kinh tế quốc tế, thu hút đầu
tư nước ngoài, gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia và cải thiện hiệu suất hoạt động
của nền kinh tế. CTTL hiện đang trở thành một yếu tố tất yếu của quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế, các nguyên tắc của CTTL chắc chắn sẽ là một mục tiêu chính sách mà
các quốc gia theo đuổi trong tương lai nhằm tạo lập mơi trường cạnh tranh năng động
và hiệu quả.
Vì những lý do nêu trên và mong muốn đóng góp vào việc nghiên cứu chủ đề
CTTL để tìm ra những khả năng ứng dụng tại Việt Nam, tác giả đã quyết định chọn
chủ đề “Cạnh tranh trung lập: Những thách thức và khuyến nghị đổi mới cạnh
tranh của doanh nghiệp nhà nước” làm đề tài luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án làm rõ cơ sở lý luận, góp phần bổ sung nội dung học thuật về CTTL,
chính sách CTTL, vai trò của CTTL đối với hoạt động cạnh tranh trong nền kinh tế thị


trường, hội nhập quốc tế và vai trò của DNNN trong nền kinh tế cũng như những
thách thức đặt ra đối với DNNN trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL, Luận án
đưa ra các khuyến nghị đối với DNNN, nhằm đổi mới chiến lược cạnh tranh và tăng
cường cạnh tranh hiệu quả dựa trên nguyên tắc của CTTL.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Chỉ ra những vấn đề lý luận chung, chuyên sâu về cạnh tranh, chính sách cạnh tranh,
CTTL, từ đó phân tích vai trị của CTTL trong phát triển kinh tế và hành vi cạnh
tranh của doanh nghiệp đặc biệt là cạnh tranh của DNNN trong bối cảnh kinh tế thị
trường, hội nhập quốc tế và áp dụng chính sách CTTL.
- Nêu ra và phân tích thực tiễn xây dựng và áp dụng chính sách CTTL tại một số quốc
gia điển hình, đặc biệt là tại những quốc gia trong OECD – các quốc gia có mơi
trường và chính sách cạnh tranh hiện đại và kinh tế thị trường phát triển ở trình độ
cao.
- Phân tích kinh nghiệm thực tiễn của một số nước trên thế giới về chính sách CTTL,

thực trạng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường; đặc biệt là của DNNN và
những bài học rút ra liên quan đến Việt Nam.
- Nghiên cứu thực trạng môi trường cạnh tranh tại Việt Nam, manh nha của CTTL và
những vấn đề đặt ra đối với cạnh tranh của DNNN trong điều kiện Việt Nam là thành
viên của WTO và tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, gồm cả
những lĩnh vực “phi truyền thống” như lao động, môi trường, DNNN, mua sắm chính
phủ, minh bạch hóa,...
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là CTTL, chính sách CTTL và cạnh
tranh của DNNN trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt nội dung: luận án tập trung nghiên cứu cạnh tranh của DNNN, CTTL, những
vấn đề đặt ra trong việc áp dụng, cũng như thực trạng đổi mới cạnh tranh của DNNN
trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL tại Việt Nam hiện nay.
- Về mặt không gian: tập trung nghiên cứu các vấn đề thực tiễn về CTTL của DNNN tại
Việt Nam.
+ Trong nước: Nghiên cứu thực trạng triển khai áp dụng chính sách CTTL tại
các DNNN ở Việt Nam và thực trạng đổi mới cạnh tranh của DNNN trong điều kiện
áp dụng chính sách CTTL tại Việt Nam.


+ Ngoài nước: Nghiên cứu kinh nghiệm đổi mới cạnh tranh của các DNNN tại
các nước thuộc tổ chức OECD, một số nước công nghiệp phát triển khác trong điều
kiện áp dụng chính sách CTTL.
- Về mặt thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng đổi mới cạnh tranh của DNNN trong
điều kiện áp dụng chính sách CTTL tại Việt Nam từ năm 2004 kể từ khi có Luật Cạnh
tranh cho đến năm 2035 trên cơ sở đề xuất các giải pháp, khuyến nghị đối với DNNN
cũng như hoàn thiện chính sách cạnh tranh đảm bảo cho sự bình đẳng và công bằng
của môi trường cạnh tranh.

4. Phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành Luận án, phương pháp nghiên cứu được sử dụng dựa trên phương
pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng.
- Đối với phương pháp nghiên cứu định tính
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thơng qua các phương pháp
cụ thể như phân tích – tổng hợp; so sánh – đối chiếu; quy nạp – diễn dịch… Ngoài ra,
tác giả cũng lựa chọn nghiên cứu điển hình và phỏng vấn chun gia để thu thập
thơng tin về tình hình đổi mới cạnh tranh của DNNN trong điều kiện áp dụng chính
sách CTTL tại Việt Nam hiện nay. Trong đó, nghiên cứu điển hình được sử dụng rất
phổ biến trong các ngành quản trị học, kinh tế học, luật học... Phỏng vấn chuyên gia,
về cơ bản, sử dụng trí tuệ và khai thác ý kiến đánh giá của các chun gia có trình độ
cao để xem xét, nhận định một vấn đề, từ đó tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề đó.
Phỏng vấn chuyên gia bao gồm các cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên
cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu kinh nghiệm và nhận thức của họ về
vấn đề nghiên cứu (Seidman, 1998). Trong nghiên cứu này, đối tượng tham gia phỏng
vấn là các chuyên gia và các nhà quản lý DNNN ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà
Nang nhằm thu thập những thơng tin về thực trạng đổi mới cạnh tranh của DNNN
trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL tại Việt Nam hiện nay.
- Đối với phương pháp nghiên cứu định lượng
Theo Given và Lisa (2008), phương pháp nghiên cứu định lượng, về bản chất, là
phương pháp điều tra thực nghiệm có hệ thống về các hiện tượng quan sát được qua
số liệu thống kê, tốn học hoặc kỹ thuật vi tính. Nhìn chung, phương pháp nghiên cứu
định lượng hướng đến mục tiêu phát triển và sử dụng mơ hình tốn học, lý thuyết
hoặc các giả thuyết liên quan tới các hiện tượng nghiên cứu. Số liệu định lượng là bất
kỳ dữ liệu được thể hiện ở dạng số như số liệu thống kê, tỷ lệ phần trăm,… Phương
pháp nghiên cứu định lượng được triển khai thông qua khảo sát điều tra bảng hỏi, sau


đó tiến hành phân tích hồi quy. Nội dung khảo sát điều tra là thực trạng đổi mới cạnh

tranh của DNNN trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL tại Việt Nam hiện nay.
Đối tượng tham gia khảo sát điều tra là các nhà quản lý của các DNNN tại Việt
Nam đang triển khai các hoạt động đổi mới cạnh tranh. Tồn bộ đối tượng được khảo
sát đều có trình độ chuyên môn và am hiểu về vấn đề nghiên cứu, từ đó đưa ra các ý
kiến trả lời khách quan đối với các câu hỏi khảo sát về (i) hoạt động đổi mới cạnh
tranh của DNNN trong thời gian qua trước áp lực CTTL bình đẳng với các thành phần
kinh tế khác; (ii) các yếu tố tác động đến đổi mới cạnh tranh của DNNN trong điều
kiện áp dụng chính sách CTTL tại Việt Nam; và (iii) hiệu suất hoạt động của DNNN
trong thời gian qua trước áp lực CTTL bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng vì một số lý do chính sau:
Thứ nhất, trong nghiên cứu này, phương pháp nghiên cứu định lượng chú trọng
làm rõ thực trạng hoạt động đổi mới cạnh tranh của DNNN trong thời gian qua trước
áp lực CTTL bình đẳng với các thành phần kinh tế khác tại Việt Nam cũng như các
yếu tố tác động đến đổi mới cạnh tranh của khối doanh nghiệp này trong điều kiện áp
dụng chính sách CTTL tại Việt Nam. Có ba nhóm yếu tố được nghiên cứu, đó là: (i)
các yếu tố mơi trường vĩ mô, (ii) các yếu tố môi trường ngành, và (iii) các yếu tố nội
tại doanh nghiệp. Đây là các nhóm nhân tố quan trọng, có tác động lớn đến đổi mới
cạnh tranh của DNNN trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL tại Việt Nam.
Thứ hai, phương pháp nghiên cứu định lượng cho phép tác giả cung cấp các
thông tin khách quan về thực trạng đổi mới cạnh tranh của DNNN trong điều kiện áp
dụng chính sách CTTL tại Việt Nam những năm gần đây. Về cơ bản, kết quả nghiên
cứu định lượng mang tính khách quan cao hơn so với kết quả nghiên cứu định tính.
Cụ thể, phương pháp nghiên cứu định lượng đưa ra các câu hỏi cụ thể và thu thập một
mẫu dữ liệu số từ những người tham gia có hiểu biết về vấn đề nghiên cứu để trả lời
các câu hỏi. Từ đó, tác giả phân tích các dữ liệu thu thập được để đưa ra kết luận
nghiên cứu. Như vậy, phương pháp này mang lại một kết quả nghiên cứu khách quan
về thực trạng đổi mới cạnh tranh của DNNN trong điều kiện áp dụng chính sách
CTTL tại Việt Nam.
Thứ ba, thơng qua phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả có thể khắc phục
được một số hạn chế của phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong

nghiên cứu này, đặc biệt là giúp kết quả nghiên cứu đảm bảo được tính khách quan
cao hơn. Thêm vào đó, nghiên cứu định lượng phản ánh thực trạng đổi mới cạnh tranh
của DNNN trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL tại Việt Nam một cách đa chiều
thông qua khảo sát điều tra thực tế và sử dụng dữ liệu thu thập được. Nhìn chung,
thơng qua phương pháp này, tác giả có thể nhìn nhận rõ ràng và cụ thể hơn thực trạng
đổi mới cạnh tranh của DNNN trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL tại Việt


Nam theo các đánh giá của các nhà quản lý trực tiếp tham gia vào hoạt động đổi mới
cạnh tranh của DNNN.
Thứ tư, trên cơ sở kết quả phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả tiến hành
phân tích và đánh giá khách quan thực trạng đổi mới cạnh tranh của DNNN trong điều
kiện áp dụng chính sách CTTL tại Việt Nam trong những năm gần đây một cách cụ
thể và rõ ràng. Thơng qua đó, các giải pháp đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới
cạnh tranh của khối doanh nghiệp này mang tính khả thi cao hơn, dễ dàng mang lại
hiệu quả trong thời gian tới.
4.2. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được tác giả triển khai cụ thể qua 06 bước như sau:

Hình 1: Quy trình các bước thực hiện nghiên cứu
Trước hết, tác giả xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu. Vấn đề nghiên cứu là
tình hình đổi mới cạnh tranh của DNNN trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL tại
Việt Nam. Làm rõ cơ sở lý luận về CTTL, chính sách CTTL, vai trò của CTTL đối
với hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và hội
nhập quốc tế, nghiên cứu này hướng đến mục tiêu đề xuất giải pháp đổi mới cạnh
tranh đối với DNNN Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của khối doanh
nghiệp này trong bối cảnh triển khai áp dụng chính sách CTTL.
Sau khi đã xác định được vấn đề và mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiến hành lập kế
hoạch nghiên cứu, một cách cụ thể và chi tiết để đảm bảo hiệu quả nghiên cứu. Kế
hoạch này nhằm đảm bảo việc thu thập, xử lý, phân tích và đánh giá vấn đề nghiên

cứu một cách chủ động và khách quan. Trên cơ sở kế hoạch nghiên cứu, tác giả xác
định nguồn dữ liệu nghiên cứu và phương pháp thu thập.
Cụ thể, nghiên cứu này sử dụng cả hai nguồn dữ liệu là thứ cấp và sơ cấp nhằm
làm sáng tỏ thực trạng đổi mới cạnh tranh của DNNN trong điều kiện áp dụng chính
sách CTTL tại Việt Nam những năm gần đây. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp


chủ yếu thông qua tổng hợp các tài liệu sách báo, cơng trình nghiên cứu khoa học
trong và ngồi nước liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Phương pháp thu thập dữ liệu
sơ cấp được thực hiện thông qua phỏng vấn chuyên gia và khảo sát điều tra bảng hỏi.
Tiếp theo, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Quá trình thu thập
dữ liệu phục vụ nghiên cứu được triển khai một cách cẩn thận và đúng trình tự. Các
dữ liệu được tổng hợp, ghi chép và đánh máy cẩn thận để đảm bảo tính chính xác của
kết quả nghiên cứu. Sau đó, tác giả tập trung xử lý, phân tích và đánh giá dữ liệu thu
thập được để chỉ ra thực trạng đổi mới cạnh tranh của DNNN trong điều kiện áp dụng
chính sách CTTL tại Việt Nam. Cuối cùng, tác giả trình bày kết quả nghiên cứu một
cách rõ ràng và dễ hiểu.
4.3. Phương pháp thu thập, phân tích dữ liệu
- Thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu thứ cấp
Các dữ liệu thứ cấp trong nghiên cứu này được thu thập từ sách, báo, tạp chí,
báo cáo và tài liệu hội thảo chuyên ngành, một số đề tài nghiên cứu ở Việt Nam và
trên thế giới, các số liệu thống kê từ Bộ KH&CN, Bộ Công Thương, Tổng cục Thống
Kê,... Các dữ liệu thứ cấp xoay quanh các nội dung chính như: (i) Khái quát về cạnh
tranh và đổi mới cạnh tranh, (ii) Khái quát về CTTL và DNNN, (iii) Các nội dung đổi
mới cạnh tranh của DNNN trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL, (iv) Kinh
nghiệm một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm rút ra cho các DNNN
Việt Nam trong đổi mới cạnh tranh khi áp dụng chính sách CTTL. Bên cạnh đó,
nguồn dữ liệu thứ cấp quan trọng khác phục vụ cho nghiên cứu này là các văn bản
pháp lý hiện hành tại Việt Nam có liên quan đến cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế,
gồm: Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Cạnh tranh năm 2018,… Đây là nguồn dữ

liệu thứ cấp hữu ích, cung cấp các thông tin quan trọng về các quy định hiện hành của
nhà nước liên quan đến hoạt động cạnh tranh và đổi mới cạnh tranh của các doanh
nghiệp nói chung cũng như DNNN nói riêng.
Sau khi xác định rõ các dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu, tác giả tiến hành thu
thập các dữ liệu này. Trong quá trình thu thập, tác giả loại bỏ các dữ liệu không cần
thiết để tạo thuận lợi trong quá trình nghiên cứu. Tiếp đến, tác giả triển khai phân tích
dữ liệu thứ cấp để làm rõ vấn đề nghiên cứu về thực trạng đổi mới cạnh tranh của
DNNN trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL tại Việt Nam hiện nay. Để củng cố
tính đúng đắn của các quan điểm nghiên cứu, tác giả sử dụng cả phương pháp quy nạp
và diễn giải để có thể đưa ra các lập luận của mình về vấn đề nghiên cứu. Ngồi ra,
tác giả sử dụng một số chỉ số thống kê mơ tả như trung bình, phần trăm, tốc độ phát
triển,... để phân tích dữ liệu thứ cấp về đổi mới cạnh tranh của DNNN Việt Nam
những năm gần đây.
- Thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu sơ cấp qua phỏng vấn chuyên gia


Nhằm nâng cao tính thuyết phục cho các nhận định, đánh giá, tác giả sử dụng
phương pháp phỏng vấn. Đối tượng phỏng vấn là các chuyên gia; các nhà quản trị
DNNN ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nang. Để triển khai thành công các cuộc
phỏng vấn; trước tiên, tác giả xác định rõ mục tiêu phỏng vấn. Trong nghiên cứu này,
các cuộc phỏng vấn chuyên gia nhằm thu thập những thông tin về các nội dung xung
quanh thực trạng đổi mới cạnh tranh của DNNN trong điều kiện áp dụng chính sách
CTTL tại Việt Nam hiện nay, cũng như xu hướng, nhu cầu về một môi trường cạnh
tranh cơng bằng và bình đẳng trong tương lai.
Sau khi xác định được các đối tượng và mục tiêu phỏng vấn, tác giả lựa chọn 15
chuyên gia và các nhà quản lý DNNN ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nang. Sau
đó, tác giả liên hệ với họ để sắp xếp thời gian và địa điểm phỏng vấn. Đa số các cuộc
phỏng vấn diễn ra tại nơi làm việc của những người tham gia phỏng vấn hoặc qua điện
thoại nếu họ bận không thể tham gia phỏng vấn trực tiếp. Tác giả sử dụng phỏng vấn
bán cấu trúc để thu thập dữ liệu. Trong loại phỏng vấn này, thứ tự và cách đặt câu hỏi

của người hỏi phụ thuộc vào ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng phỏng vấn cũng như
bối cảnh cuộc phỏng vấn. Tiếp theo, tác giả xác định nội dung phỏng vấn. Nhìn
chung, nội dung phỏng vấn xoay quanh (i) thực trạng đổi mới cạnh tranh của DNNN
trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL tại Việt Nam hiện nay, và (ii) xu hướng,
nhu cầu về một môi trường cạnh tranh công bằng và bình đẳng trong tương lai. Trên
cơ sở nội dung phỏng vấn, tác giả chuẩn bị kỹ lư 㐠 ng các câu hỏi phỏng vấn. Các
cuộc phỏng vấn chuyên gia trung bình kéo dài khoảng 30 phút và được ghi chép lại
cẩn thận. Kết thúc phỏng vấn, các dữ liệu được tổng hợp và phân loại. Tác giả tiến
hành phân tích dữ liệu phỏng vấn song song với việc thu thập thông tin để cải thiện
chất lượng thu thập và phân tích dữ liệu phỏng vấn.
- Thu thập dữ liệu sơ cấp qua nghiên cứu điển hình DNNN
Để củng cố thêm dữ liệu sơ cấp cho nghiên cứu, tác giả triển khai thu thập dữ
liệu thơng qua nghiên cứu điển hình một số DNNN tiêu biểu tại Việt Nam hiện nay.
Tác giả lựa chọn 02 DNNN điển hình là (i) Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines trong lĩnh vực vận tải hàng không hành khách, và (ii) Tập đồn
Cơng nghiệp – Viễn thơng Qn đội Viettel trong lĩnh vực viễn thông. Đây là hai
DNNN tiêu biểu trong hai lĩnh vực phát triển cốt lõi của Việt Nam hiện nay.
Để triển khai nghiên cứu điển hình Hãng hàng khơng Quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines, trước tiên, tác giả nghiên cứu khái quát về thị trường vận tải hành
khách hàng không Việt Nam và vị thế của Vietnam Airlines hiện nay. Tiếp theo, tác
giả tập trung tìm hiểu thực trạng cạnh tranh của Vietnam Airlines, đặc biệt là những
thách thức đổi mới cạnh tranh đối với Vietnam Airline trong điều kiện áp dụng chính
sách CTTL.


Đối với Tập đồn Cơng nghiệp - Viễn thơng Qn đội Viettel, tác giả cũng tìm
hiểu khái quát về thị trường viễn thông Việt Nam và vị thế của Viettel trong bối cảnh
hiện nay. Vấn đề trọng tâm thực trạng cạnh tranh của Viettel được tác giả đầu tư
nghiên cứu kỹ lư 㐠 ng. Đồng thời, tác giả nghiên cứu rõ những thách thức đối
với Viettel trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL.
- Thu thập dữ liệu sơ cấp qua khảo sát điều tra bảng hỏi
Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành một cuộc khảo sát điều tra bảng hỏi các

nhà quản lý của các DNNN tại Việt Nam về đổi mới cạnh tranh của DNNN trong điều
kiện áp dụng chính sách CTTL hiện nay. Các đối tượng tham gia khảo sát có thể cung
cấp nhiều thơng tin hữu ích và đưa ra các đánh giá chính xác về thực trạng vấn đề
nghiên cứu. Trước tiên, tác giả xác định mục đích cuộc khảo sát điều tra. Cụ thể, cuộc
khảo sát điều tra hướng đến mục đích nghiên cứu thực trạng đổi mới cạnh tranh của
DNNN trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL tại Việt Nam hiện nay cũng như các
yếu tố tác động đến hoạt động này.
Tiếp đến, tác giả tiến hành xây dựng bảng hỏi khảo sát điều tra. Bảng hỏi khảo
sát điều tra gồm 04 nội dung chính là: (i) thơng tin chung của người tham gia khảo sát,
(ii) đánh giá về hoạt động đổi mới cạnh tranh của DNNN trong thời gian qua trước áp
lực CTTL bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, (iii) đánh giá về các yếu tố tác
động đến đổi mới cạnh tranh của DNNN trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL tại
Việt Nam, và (iv) đánh giá về hiệu suất hoạt động của DNNN trong thời gian qua
trước áp lực CTTL bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Những người tham gia
khảo sát đưa ra các đánh giá của mình về các vấn đề được hỏi thông qua lựa chọn các
mức điểm phù hợp theo thang đo Likert 5 mức độ (1 - Rất kém và 5 - Rất tốt).
Sau đó, tác giả triển khai điều tra thử 10 người để loại bỏ đi những câu hỏi
khơng rõ nghĩa, khó hiểu. Trên cơ sở đó, tác giả chỉnh sửa lại bảng hỏi để khắc phục
các lỗi đã được phát hiện. Để thu thập đánh giá, tác giả phân phát bảng hỏi trực tiếp
và qua email cho các đối tượng tham gia khảo sát. Có 220 bảng hỏi được gửi tới các
nhà quản lý của các DNNN Việt Nam. Số phiếu thu về là 212, trong đó có 04 phiếu
khơng hợp lệ do trả lời thiếu câu hỏi. Như vậy, tổng số phiếu hợp lệ phục vụ nghiên
cứu là 208. Dữ liệu khảo sát điều tra sau khi thu thập được tác giả tiến hành tổng hợp
và xử lý bằng Excel và SPSS. Trong quá trình phân tích dữ liệu, tác giả chủ yếu sử
dụng thống kê như phần trăm, trung bình ... để đánh giá chi tiết thực trạng đổi mới
cạnh tranh của DNNN trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL tại Việt Nam hiện
nay.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu được xây dựng gồm:



- Cơ sở lý luận về cạnh tranh, cạnh tranh trung lập và cạnh tranh của DNNN
trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL là gì? Bản chất của CTTL là gì, vì sao phải
áp dụng chính sách CTTL và khi áp dụng chính sách CTTL thì nó sẽ ảnh hưởng như
thế nào đến cạnh tranh của DNNN?
- Những thách thức đặt ra đối với DNNN khi thực hiện chiến lược cạnh tranh trên
thị trường trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL? Cụ thể, thực trạng cạnh tranh và
những thách thức đối với các DNNN Việt Nam trong điều kiện áp dụng chính sách
CTTL?
- Những giải pháp nào có thể được thực hiện nhằm đổi mới cạnh tranh của DNNN
trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL tại Việt Nam?
6. Những đóng góp mới của luận án
Thơng qua các kết quả nghiên cứu, luận án có những đóng góp mới như sau:
Thứ nhất, luận án làm rõ những vấn đề lý luận chủ yếu về cạnh tranh và CTTL
cũng như trình bày được 4 quan điểm lý thuyết khác nhau về xây dựng, phát triển và
đổi mới cạnh tranh của doanh nghiệp, bao gồm: quan điểm lý thuyết kinh tế học tổ
chức, quan điểm lý thuyết về quản trị chiến lược, quan điểm lý thuyết về các nguồn
lực và quan điểm lý thuyết cạnh tranh theo tiếp cận marketing.
Thứ hai, Luận án hệ thống hóa và làm rõ các nội dung liên quan đến đổi mới
cạnh tranh của DNNN trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL, bao gồm: (i) Nghiên
cứu & lựa chọn thị trường mục tiêu, (ii) Chiến lược giá, (iii) Chiến lược sản phẩm, (iv)
Chiến lược dịch vụ kèm theo, (v) Chiến lược phân phối, (vi) Chiến lược xúc tiến
thương mại, (vii) Chiến lược truyền thông, và (viii) Một số vấn đề mang tính bổ trợ.
Thứ ba, Luận án tổng hợp được nhiều bài học kinh nghiệm thiết thực của các
DNNN trên thế giới trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL, như Trung Quốc,
Malaysia và Úc. Trên cơ sở đó, luận án rút ra các bài học kinh nghiệm cho các DNNN
Việt Nam trong đổi mới cạnh tranh khi áp dụng chính sách CTTL.
Thứ tư, dựa trên các nội dung đổi mới cạnh tranh của DNNN trong điều kiện áp
dụng chính sách CTTL, Luận án đã tập trung phân tích và đánh giá thực trạng đổi mới
cạnh tranh của các DNNN Việt Nam, từ đó đánh giá được những thành cơng đạt được,

hạn chế cịn tồn tại và chỉ ra được nguyên nhân của những tồn tại đó.
Thứ năm, trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đã đưa ra 05 nhóm giải pháp
giúp DNNN thực hiện thành công công cuộc đổi mới cạnh tranh, khắc phục được
những hạn chế còn tồn tại, cụ thể: (i) Nâng cao nhận thức về CTTL, (ii) Đổi mới chiến
lược cạnh tranh, (iii) Nâng cao tính minh bạch và chịu trách nhiệm của DNNN, (iv)
Tăng cường quản lý nguồn lực tài chính, và (v) Hợp lý hóa hình thức vận hành hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, luận án đề xuất những khuyến nghị


đối với chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước để hỗ trợ các doanh nghiệp đổi
mới cạnh tranh theo đúng lộ trình và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội mà Chính phủ
đã đề ra.
Thứ sáu, kết quả nghiên cứu của luận án giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp,
đặc biệt là DNNN - những doanh nghiệp đang cần phải đổi mới cạnh tranh trong điều
kiện cạnh tranh mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu suất hoạt động
của DNNN – nhóm doanh nghiệp đang được quan tâm về tính hiệu quả của nó.
7. Kết cấu của luận án
Ngồi Phần mở đầu, Kết luận, và một số phụ lục, Luận án được kết cấu thành
các chương như sau:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
- Chương 2: Những vấn đề lý luận về cạnh tranh, cạnh tranh trung lập và cạnh tranh của
doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện áp dụng chính sách cạnh tranh trung lập
- Chương 3: Thực trạng đổi mới cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong điều
kiện áp dụng chính sách cạnh tranh trung lập tại Việt Nam
- Chương 4: Quan điểm, định hướng và giải pháp đổi mới cạnh tranh của doanh nghiệp
nhà nước trong điều kiện áp dụng chính sách cạnh tranh trung lập tại Việt Nam.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Trên cơ sở nghiên cứu các cơng trình đã có, tác giả tổng hợp các cơng trình quan
trọng theo một số tiêu điểm chính, gồm:
1.1.1. Về doanh nghiệp nhà nước
- OECD (2015), State-Owned Enterprises in the Development Process, OECD
Publishing.
Nghiên cứu này trình bày về các vấn đề liên quan đến DNNN trong quá trình
phát triển chung tồn cầu. Nghiên cứu bao gồm ba phần chính: Phần một trình bày về
những quan điểm về DNNN và sự phát triển của DNNN, bao gồm những khái niệm lý
thuyết liên quan đến DNNN cũng như vai trò của các doanh nghiệp này trong quá
trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Từ đó, nghiên cứu cho rằng cần có
chính sách phát triển riêng dành cho các đối tượng doanh nghiệp này để thúc đẩy
những tiềm năng cũng như hạn chế những điểm yếu còn tồn tại; Phần hai phân tích và
đưa ra những kinh nghiệm học hỏi được từ nhiều nước trên thế giới trong việc biến
các DNNN trở thành tác nhân cho sự phát triển chung của đất nước. Cụ thể, tài liệu
nghiên cứu các trường hợp sau: Singapore và các nền kinh tế ASEAN khác, Brazil,
Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi. Đối với mỗi trường hợp nghiên cứu, tài liệu giới thiệu
chung về quốc gia về lịch sử, kinh tế, chiến lược phát triển,… Sau đó, tài liệu chỉ ra
những chính sách đối với khối DNNN và kết quả thu được khi áp dụng các chính sách
đó vào thực tế để rút ra những mặt thành cơng và hạn chế của từng chính sách/
chương trình hành động quốc gia; Phần ba của nghiên cứu này đề cập đến các vấn đề
liên quan đến DNNN trên thị trường quốc tế. Phần này bao gồm chương 7 và 8, trong
đó chương 7 đưa ra các vấn đề đầu tư quốc tế của các DNNN (xu hướng, khung chính
sách quốc tế). Chương 8 trình bày về các DNNN trong thương mại quốc tế, nhấn
mạnh đến sự hiện diện ngày càng tăng của các DNNN trong nền kinh tế toàn cầu,
nguyên nhân của thực trạng này cũng như đề cấp đến các quy tắc quốc tế hiện có và
mới nổi để các DNNN ở mỗi quốc gia nắm bắt và tham khảo để xây dựng chiến lược
phát triển cho riêng mình.
- Putnins Talis J. (2014), “Economics of State-Owned Enterprises”.
Forthcoming, International Journal of Public Administration.
Tài liệu này nhằm mục đích trả lời hai câu hỏi lớn: (i) làm thế nào và trong

những trường hợp nào chính phủ nên sử dụng các DNNN; và (ii) những tác động của
DNNN đối với các công ty tư nhân, thị trường và phúc lợi xã hội là gì? Những câu hỏi
này có tầm quan trọng cơ bản đối với các nhà hoạch định chính sách, giúp họ quyết
định thời điểm và cách sử dụng các DNNN. Bài viết này tổng hợp các kết quả nghiên


cứu tổng quan về lý thuyết kinh tế và nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến hai câu
hỏi trên. Dựa trên những phát hiện của các nghiên cứu trước đây, bài viết này phát
triển một khung năm bước mới và thực tế, giúp các nhà hoạch định chính sách và cố
vấn kinh tế sử dụng để đánh giá mức độ mong muốn của việc duy trì các DNNN hiện
có và/hoặc tạo ra các DNNN mới. Khung này dựa trên mục tiêu tối đa hóa phúc lợi xã
hội. Nó liên quan đến việc xác định mức độ thành công hay thất bại của thị trường, từ
đó thiết lập hình thức can thiệp phù hợp nhất và đánh giá xem lợi ích của can thiệp có
cao hơn chi phí và có gây ra bất cứ hậu quả nào hay khơng. Do đó, nghiên cứu này
phục vụ hai mục đích: (i) cùng đưa ra lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm có liên
quan để hiểu về kinh tế của các DNNN; và (ii) kết nối sự phân chia giữa nghiên cứu
học thuật và thực tiễn bằng cách chuyển các kết quả của hoạt động nghiên cứu học
thuật thành một khung thực tế để đánh giá tính hiệu suất hoạt động của các DNNN.
1.1.2. Về cạnh tranh trung lập
Các nghiên cứu tổng hợp của OECD có liên quan đến thực tiễn ban hành và thực
thi chính sách về đảm bảo nguyên tắc CTTL tại các nước thành viên tiêu biểu như:
State-owned enterprises and the principle of competitive neutrality (2009); National
Practices concerning competitive neutrality (2012); Compendium of OECD
recommendations, guidelines and best practices bearing on competitive neutrality
(2012); Competitive Neutrality maintaining a level playing field between public and
private business (2012); Roundtable on competition neutrality (2015). Những nghiên
cứu này đề cập đến 8 lĩnh vực ưu tiên cần được giải quyết bởi các nhà chức trách đã
cam kết với nguyên tắc CTTL (tức là một sân chơi bình đẳng) giữa các nhà cung cấp
hàng hóa và dịch vụ thuộc nhà nước và tư nhân. Mục đích của các nghiên cứu này là
cung cấp một bức tranh đầy đủ về các cơng cụ OECD hiện có và các hướng dẫn sử

dụng các cơng cụ có liên quan, có thể có ý nghĩa hay tác động nhất định nào đó đến
CTTL. Đối với mỗi lĩnh vực ưu tiên, nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị của OECD
nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến CTTL.
- Capobianco, Christiansen (2011), “Competitive Neutrality and State-Owned
Enterprises: Challenges and Policy Options”, OECD Corporate Governance Working
Papers No. 1, OECD Publishing.
Tài liệu này lập luận rằng tất cả các DNNN đều có cơ hội và được khuyến khích
để hoạt động theo hướng chống cạnh tranh, hay nói cách khác là CTTL. Tuy nhiên, ở
các quốc gia nơi q trình tự do hóa thị trường vẫn chưa diễn ra một cách đầy đủ, việc
các DNNN gia nhập thị trường có thể phá v 㐠 tính CTTL. Để giải quyết vấn đề này,
một số quốc gia OECD cũng như Liên minh châu Âu đã thiết lập các khuôn khổ
CTTL cụ thể. Các khn khổ này vượt ra ngồi việc giải quyết các hành vi chống
cạnh tranh của các DNNN, để thiết lập các cơ chế xác định và loại bỏ các lợi thế cạnh


×