ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
CHƯƠNG 3:
PHÂN TÍCH CƠ BẢN
Giảng viên: Lê Đình Toán, MBA
Bài giảng môn: Phân tích đầu tư chứng khoán
Lớp: 06QDTC-khoa QTKD
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Phân tích cơ bản là gì
Phân tích cơ bản là xác định giá trị nội tại của chứng khoán bằng cách:
• Nghiên cứu tổng thể về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, của
ngành, của chính công ty nhằm xác định giá trị nội tại của chứng
khoán.
• Chủ yếu tập trung vào thế mạnh của công ty và các số liệu tài chính
để xác định giá trị nội tại của chứng khoán
• Giá trị nội tại được so sánh với giá thị trường của cổ phiếu nhằm
đánh giá xem cổ phiếu chúng ta đang phân tích là đắt hay rẻ, có
đáng để đầu tư hay không.
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Các nội dung chính của phân tích cơ bản
1. Phân tích kinh tế
2. Phân tích ngành
3. Phân tích doanh nghiệp
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
1. Phân tích kinh tế
1.1 Phân tích môi trường chính trị -xã
hội của đất nước
1.2 Ảnh hưởng của môi trường pháp luật
1.3 Ảnh hưởng của chu kỳ phát triển kinh
tế
1.4 Phân tích các chỉ tiêu vĩ mô
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
1.1 Phân tích môi trường chính trị -xã hội
• Thể chế quản lý xã hội như Hiến pháp, Luật pháp, các văn
bản pháp quy của các cơ quan hành chính…
• Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành bộ máy quản lý nhà
nước các cấp
• Tôn giáo, sắc tộc, lịch sử-văn hóa đất nước.
• Dân số và cơ cấu dân số, lực lượng lao động…
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
1.2 Ảnh hưởng của môi trường pháp luật
• Môi trường pháp luật có tác động mạnh mẽ đến hiệu qủa hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp và thị trường chứng
khoán như việc có tuân thủ các chuẩn mực chung của quốc tế
hay không, tính đồng bộ, ổn định, minh bạch…
• Các luật tác động quan trọng đến thị trường chứng khoán
– Luật doanh nghiệp
– Luật chứng khoán
– Luật đầu tư
– Luật thuế
– Chính sách tiền tệ , chính sách tài khoá của chính phủ
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
• Nền kinh tế tăng trưởng tác động tích cực đến thị trường
chứng khoán
• Tăng trưởng ổn định sẽ có tác động tích cực đến thị trường
chứng khoán
• Nền kinh tế suy thoái sẽ tác động tiêu cực cho thị trường
chứng khoán (có thể thị trường CK bị sụp đổ)
• Nền kinh tế phục hồi tác động tốt đến TTCK
1.3 Ảnh hưởng của chu kỳ phát triển kinh tế
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
1.4 phân tích các chỉ tiêu vĩ mô
• Cán cân thương mại(thay đổi trong XK và NK)
• Cán cân thanh toán (ghi chép những giao dịch kinh tế của một quốc
gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định)
• GDP
• Tỷ lệ thất nghiệp
• Sản lượng công nghiệp
• Lạm phát
• Lãi suất
• FDI, FII
• Biến động tỉ giá ngoại tệ
• …
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
GDP (Gross Domestic Product )
• GDP danh nghĩa là tổng sản phẩm nội địa theo giá trị sản lượng hàng hóa và dịch
vụ cuối cùng tính theo giá hiện hành. Sản phẩm sản xuất ra trong thời kỳ nào thì lấy
giá của thời kỳ đó. Do vậy còn gọi là GDP theo giá hiện hành
– GDPin=∑QinPin
• Trong đó:
• i: loại sản phẩm thứ i với i =1,2,3 ,n
• t: thời kỳ tính toán
• Q: số lượng sản phẩm ; Qi: số lượng sản phẩm loại i
• P: giá của từng mặt hàng; Pi: giá của mặt hàng thứ i.
• GDP thực tế là tổng sản phẩm nội địa tính theo sản lượng hàng hóa và dịch vụ cuối
cùng của năm ngiên cứu còn giá cả tính theo năm gốc do đó còn gọi là GDP theo giá
so sánh.
• GDP thực tế được đưa ra nhằm điều chỉnh lại của những sai lệch như sự mất giá
của đồng tiền trong việc tính toán GDP danh nghĩa để có thể ước lượng chuẩn hơn
số lượng thực sự của hàng hóa và dịch vụ tạo thành GDP. GDP thứ nhất đôi khi
được gọi là "GDP tiền tệ" trong khi GDP thứ hai được gọi là GDP "giá cố định" hay
GDP "điều chỉnh lạm phát" hoặc "GDP theo giá năm gốc" (Năm gốc được chọn theo
luật định).
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Cách tính GDP
• GDP có thể tính là tổng của các khoản tiêu dùng, hoặc tổng của các khoản chi tiêu,
hoặc tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế. Về lý thuyết, dù theo cách tính nào cũng
cho kết quả tính GDP như nhau. Nhưng trong nhiều báo cáo thống kê, lại có sự
chênh lệch nhỏ giữa kết quả theo ba cách tính. Đó là vì có sai số trong thống kê.
• Theo cách tính GDP là tổng tiêu dùng, các nhà kinh tế học đưa ra một công thức như
sau:
• GDP = C + I + G + NX
• Trong đó các kí hiệu:
• C là tiêu dùng của tất cả các cá nhân (hộ gia đình) trong nền kinh tế.
• I là đầu tư của các nhà kinh doanh vào cơ sở kinh doanh. Đây được coi là tiêu dùng
của các nhà đầu tư. Lưu ý, đừng lẫn lộn điều này với đầu tư mang tính đầu cơ tích
trữ vào thị trường chứng khoán và trái phiếu.
• G là tổng chi tiêu của chính quyền (tiêu dùng của chính quyền). Quan hệ của phần
này đối với các phần còn lại của GDP được mô tả trong lý thuyết khả dụng (có thể
đem đi tiêu).
• NX là "xuất khẩu ròng" của nền kinh tế. Nó bằng xuất khẩu (tiêu dùng của nền kinh tế
khác đối với các sản phẩm và dịch vụ do nền kinh tế trong tính toán sản xuất) - nhập
khẩu (tiêu dùng của nền kinh tế trong tính toán đối với các sản phẩm và dịch vụ do
nền kinh tế khác sản xuất).
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Tăng trưởng GDP của VN 1986-2007
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Lạm phát của VN 1998-2008
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Tỉ trọng CN của VN chiếm 25% GDP năm
1990 tăng lên 42% năm 2007
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
2. Phân tích ngành
Ngành là gì?
Tại sao phải phân tích ngành ?
Phân loại ngành và các ngành chính trên thị trường ck VN
hiện tại
Tài liệu tham khảo: phân tích ngành của một số công ty
chứng khoán
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
2. Phân tích nghành
Mục tiêu phân tích nghành
• Đánh giá xu thế phát triển của ngành kinh doanh
• Đánh giá những rủi ro mà nhà đầu tư phải đối đầu khi
đầu tư vào ngành kinh doanh này
Nội dung phân tích nghành
Mới phát triển
Đang phát triển
Phát triển đỉnh cao
Phát triển ổn định
Đang suy thoái
Đang khủng hoảng
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Các nội dung phân tích nghành
• Tổng quan và lịch sử phát triển của ngành
• Cấu trúc ngành, các đặc thù của ngành
• Sự tăng trưởng quá khứ và tiềm năng tương lai
• Đóng góp của ngành
• Mối tương quan với các ngành khác
• Phân tích SWOT ngành
• Phân tích thị phần, các chỉ tiêu tài chính khác của các công ty trong
cùng ngành và so sánh
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
3. Phân tích doanh nghiệp
3.1 Đánh giá các thành phần của
báo cáo tài chính
3.2 Phân tích các tỷ số tài chính
3.3 Phân tích khác
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Mục đích phân tích doanh nghiệp
Mục đích của phân tích doanh nghiệp:
• Để hiểu được doanh nghiệp
• Biết được các nguyên nhân tác động đến các kết qủa kinh doanh
của doanh nghiệp
• Định hướng cho các quyết định của nhà doanh nghiệp, nhà đầu tư
chứng khoán, nhà tài trợ vốn …
Tài liệu sử dụng
• Bản cáo bạch
• Các phân tích của các công ty khác
• Báo cáo thu nhập
• Bảng cân đối kế toán
• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
• Các nguồn thông tin khác
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
3.1 Đánh giá các thành phần của báo cáo
tài chính
Bao gồm việc nghiên cứu 3 bản báo cáo quan trọng thường thì được chuẩn bị
định kỳ hằng tháng/quý/năm:
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (income statement hay Profit
&Loss)
– Bảng cân đối kế toán (balance sheet)
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (cash flows)
Các mục chính cần phân tích
• Phân tích doanh thu
• Phân tích chi phí
• Phân tích lợi nhuận
• Phân tích nợ
• Phân tích tài sản
• Phân tích nguồn vốn
• Phân tích dòng tiền
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Phân tích doanh thu
• Đánh giá sự tăng trưởng tổng doanh thu qua các thời kỳ
Doanh thu SAM
TTP
Biểu đồ doanh thu HAG
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
ITA
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Phân tích doanh thu
• Phân tích cơ cấu doanh thu để đánh giá thế mạnh và hướng phát
triển của doanh nghiệp
Cơ cấu DT CSM
Cơ cấu doanh thu BCI
Cơ cấu doanh thu HAG
VCG
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Phân tích doanh thu
• Phân tích sự biến đổi của cơ cấu doanh thu qua các thời kỳ
• So sánh SAM voi CSG, CSM voi DRC, TDH với BCI, HAG,…
Cơ cấu DT SAM
Cơ cấu DT CSM
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
VD: phân tích biến biến đổi cơ cấu DT CSG
Cuối năm 2007, VNPT (nhà tiêu thụ cáp lớn nhất VN) chuyển sang dùng cáp
quang dẫn đến doanh thu 2008 của CSg sụt giảm nghiêm trọng
6 tháng đầu năm 2008, giá đồng tăng cao cùng với sự biến động tỷ giá
YSD/VND, nhà máy đồng gặp khó khăn, công ty buộc phải thực hiện các giải
pháp nhằm giảm áp lực vốn vay bằng cách bán đồng tồn kho.
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
ĐVT: 1000 đ
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh SAM
Ví dụ SAM