Tải bản đầy đủ (.pptx) (31 trang)

CHUYÊN ĐỀ: GiẢI PHẪU HỆ TUẦN HOÀN VÀ CÁC CƠ QUAN TẠO MÁU pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.07 MB, 31 trang )

CHUYÊN ĐỀ: GiẢI PHẪU HỆ TUẦN HOÀN VÀ CÁC CƠ QUAN TẠO
MÁU
Nhóm 8
1. Nguyễn Thị Lý
2. Lê Văn Nam
3. Hoàng Văn Nghinh
4. Hà Quỳnh Như
5. Đỗ Trọng Phú
6. Ngô Xuân Phương
7. Trần Lan Phương
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự xâm nhập và phá hoại cơ thể của các nguyên nhân gây bệnh tác động rất xấu đến cơ thể,
đặc biệt đối với các cơ quan quan trọng như: hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, các cơ quan tạo máu
…. Trong đó hệ tuần hoàn và các mạch có vai trò rất quan trọng trong việc bơm máu đến các cơ
quan trong cơ thể, nuôi dưỡng các tế bào. Việc đảo đảm hệ thực hiện tốt vai trò của mình là rất
cần thiết, đòi hỏi ta phải tìm hiểu về hệ.
A.GiẢI PHẪU BỆNH MỘT SỐ BỆNH HỆ TIM
I.VIÊM NỘI TÂM MẠC
1.
Khái niệm:
Là quá trình xảy ra ở lớp áo trong của tim, xảy ra nhiều ở van tim. Cũng có khi viêm xâm nhập cả
tới tâm thất, tâm nhĩ, chân van.
.
Xảy ra nhiều ở tim 3 lá, van động mạch chủ, van 2 lá.
.
Những tổn thương đặc trưng:
+ Tăng sinh tế bào tổ chức
+ Hình thành huyết khối
+ Tổ chức hóa huyết khối
.
Tùy vào vị trí viêm mà người ta chia ra các loại khác nhau:


+ Viêm van tim + Viêm dây chằng
+ Viêm nội tâm mạc thành tim + Viêm chân vầu
2. Nguyên nhân
Có hai nguyên nhân chính:

Do nhiễm trùng(VSV)

Vi khuẩn không truyền nhiễm: cầu trùng sinh mủ, trực trùng sinh mủ.

Vi khuẩn truyền nhiễm: bệnh đóng dấu mãn tính, viêm hạch truyền nhiễm mãn tính, bần huyết truyền
nhiễm mãn tính ở ngựa.

Không nhiễm trùng( nguyên nhân khác)

Trúng độc

Bần huyết ác tính, ung thư.
3. Biến đổi bệnh lý
Viêm nội tâm mạc chia làm 2 thể:

Thể trai

Thể loét sùi
3.1. Viêm van tim thể trai
Khi độc tố vi khuẩn, virut hoặc các chất độc tác động vào
lớp nội mạc van tim gây tổn thương. Sau khi tổn thương tế bào
nội tâm mạc tăng sinh hình thành đám xơ trên mặt van tim dẫn
đến van bị xơ hóa hoàn toàn tạo ra các hạt xơ, chắc, dai như
thịt con trai nên gọi là “ viêm van tim thể trai”.


Tiến triển: tại nơi tổn thương bị viêm nhiều, các sợi hồ, sợi chun cũng trương ra liên kết thành chất đồng
nhất, tế bào tổ chức liên kết cũng trương phồng lên, mất nhân.

Hậu quả: cục huyết khối hình thành sơ hóa làm van tim dày lên, co dính lại với nhau, trên mặt van có tổ
chức hạt, từ đó van đóng không khít, ở thế này thường gặp trong những bệnh: lợn đóng dấu lợn mãn
tính( ở van động mạch chủ, van 2 lá, vi khuẩn sinh mủ( van 3 lá)).
3.2. Viêm van tim thể loét sùi

Thể viêm này thường gặp trong bệnh đóng dấu lợn mãn
tính, nhiễm các loại vi khuẩn sinh mủ:Streptococcus,
Staphycoccus,….

Do tác động của nguyên nhân gây bệnh tác động vào van
tim gây tổn thương ở tầng sâu( thoái hóa, hoại tử)  hình
thành huyết khối( thành phần gồm: tế bào hợi tử, fibrin, hồng
cầu, huyết tiểu bản) và vi trùng đang có mặt tại van tim, huyết
khối nhiễm trùng sùi lên như những nụ thịt hoặc như hoa súp

Hình :Sự xuất hiện những hạt màu trắng đục hoặc sự kết hạt
sần sùi như hoa súp lơ ở van tim thể hiện ở mắc bệnh mãn
tính
- Huyết khối loét sùi có thể long ra thành những mảnh nhỏ theo dòng máu đi vào các cơ quan tương ứng
gây hiện tượng lấp quản.

Nếu huyết khối có nhiễm trùng gây mủ( bại huyết, huyết nhiễm mủ) sẽ gây hiện tượng viêm thứ phát.

Nếu nhiễm trùng sẽ dễ lây lan sang cơ quan khác theo dòng máu chảy.

Hậu quả: thể loét sùi thường làm rách van, dẫn đến tổ chức xơ phát triển, mép van quăn, làm hở van.
Có thể nhiếm trùng kế phát trong toàn bộ cơ thể. Đặc biệt là gây trở ngại hoạt động của tim làm rói

loạn tuần hoàn, lấp quản.
4. Hậu quả
Hở và hẹp van tim gây rối loạn cơ năng của các cơ quan tương ứng với van tim.
II.VIÊM NGOẠI TÂM MẠC( VIÊM BAO TIM )
1.
Khái niệm
Là quá trình viêm xảy ra ở lá thành và lá tạng của bao tim
làm xoang bao tim chứa nhiều thành phần dịch rỉ viêm.
- Tùy vào tính chất dịch vị rỉ viêm trong xoang bao tim mà ta
có các loại sau:
+ Nhẹ: viêm thanh dịch( nước, albumin…)
+ Nặng: viêm tơ huyết
+ Quá năng: viêm mủ, viêm xuất huyết, thối rữa, viêm hỗn hợp.
2. Nguyên nhân

Nhiễm trùng:
+ Do một số loại bệnh truyền nhiễm: dịch tả lợn, đóng dấu lợn, cúm lợn con, THT, lao…
+ Do ký sinh trùng

Do ngoại vật: thường thấy ở động vật có 4 túi( trâu, bò, dê): vật lạ đâm vào dạ dày tổ ong xuyên qua cơ
hoành vào tim và ngoại tâm mạc.
2.1. Trường hợp nhiễm trùng:

Đại thể: - Bao tim căng , mạch quản rõ
- Xoang bao tim có thanh dịch, fibrin,bạch cầu. Nếu fibrin nhiều sẽ bám vào ngoại tâm mạc
làm ngoại tâm mạc xù xì, nhám.

Vi thể:

Viêm bào ngoại tâm mạc tròn, long ra, hoại tử


Nhiều fibrin và bạch cầu

Cơ tim mạch quản giãn chứa đầy hồng cầu, thoái hóa hạt, thái hóa mỡ.

Tổ chức kẽ xung huyết, phù có nhiều bạch cầu xâm nhập.
2.2. Do ngoại vật:

Đại thể: như trường hợp nhiễm trùng

Vi thể: từ ngoài vao: fibrin  bạch cầu  hồng cầu  tổ chức bào  liên bào long  vi trùng( do
nhiễm trùng).
3. Các loại viêm thường gặp

Bao tim viêm thanh dịch và thanh dịch tơ huyết

Bao tim viêm thanh dịch tơ huyết – xuất huyết

Bao tim viêm tơ huyết

Bao tim viêm lao
4. Tiến triển

Viêm nhẹ hóa nước được hấp thu.

Viêm nặng: nhiều fibrin làm bao tim phát triển tổ chức xơ ( xơ hóa) dẫn đến viêm dính bao tim. Fibrin
hình thành bã đậu.
5. Hậu quả
Tim bị chèn ép làm thời kỳ tâm trương bị trở ngại, máu về tim ít gây hiện tượng ít huyết ở các cơ
quan bộ phận trong cơ thể và hiện tượng bần huyết( rõ ở tim và não)


III. VIÊM CƠ TIM
1.
Khái niệm
Là quá trình viêm xảy ra chủ yếu ở lớp cơ thành tim, viêm
cơ tim cũng có nhiều loại như:
.
Căn cứ vào thời gian tiến triển có: viêm cấp tính, viêm
mãn tính.
.
Căn cứ vào bản chất của viêm có: viêm tăng sinh,viêm
biến chất.
.
Căn cứ vào tổ chức có: viêm thực thể cơ tim, viêm kẽ
cơ, viêm mủ cơ tim.
2. Các loại viêm cơ tim thường gặp
Viêm thực thể cơ tim
Viêm kẽ cơ tim
Cơ tim viêm mủ
2.1 Viêm thực thể cơ tim
Quá trình viêm xảy ra ở các sợi cơ tim là cơ bnr còn tổ chức kẽ chỉ là viêm lan, kế phát.

Nguyên nhân

Viêm thực thể cơ tim chủ yếu hay gặp ở trong những bệnh nhiễm trùng cấp và sốt hoặc trúng
độc.

Ngoài ra còn có: từ các ổ viêm mủ ở các cơ quan khác trong cơ thể theo đường máu( di căn) gây

nên.

Trường hợp trúng độc( chất độc nội sinh). Quá trình sinh mủ mãn tính sản sinh chất độc đi vào
máu đến tim gây viêm. Từ viêm phổi hoại thư, viêm ruột hoại thư lây lan.

Biến đổi bệnh lý

Đại thể:
- Ở thể cấp tính: tim dãn, nhão có màu sắc tím tái như thịt luộc do thiếu máu, thoái hóa. Nặng hơn thì cơ
tim bị hoại tư, tan rữa từng vùng, ở tổ chức kẽ có xung huyết
Cắt ngang cơ tim thấy trên nền tái, có những vệt màu vàng hoặc xám trắng -> tim có hình vằn hổ hoặc
đốm lá.
- Ở thể mãn tính: cơ tim hoại tử đồng thời tăng sinh mạnh, nhiều tế bào xơ. nhìn bằng mắt thường thấy
thành tim có nhiều vệt( đám) tổ chức xơ hình thành sẹo nhỏ.

vi thể:
- Thể cấp tính:
+ Trường hợp nhẹ: các sợi cơ tim có hiện tượng trương phồng lên và thoái hóa( hạt, mỡ, không bào,
thoái hóa sáp).
+ Trường hợp nặng: hoại tử hoặc tan rữa, kẽ tim
có hiện tượng xung huyết, có khi lắng đọng ca.
Bạch cầu xâm nhiễm
- Thể mãn tính: các tế bào viêm tăng chèn ép
cơ tim làm cho sợi cơ tim nhỏ đi giảm về thể
tích và số lượng.Viêm mãn tính kéo dài lâu
ngày tổ chức liên kết sẽ tăng sinh tạo thành
những sẹo ở cơ tim.
2.2 Viêm kẽ cơ tim
Là quá trình viêm xảy ra ở các tổ chức kẽ là chính còn cơ tim là chỉ ảnh hưởng từ mô kẽ. Viêm có khi
ở cục bộ một cùng, có khi la tràn chủ yếu là quá trình viêm tăng sinh.


Đại thể: nhìn mắt thường thấy có vệt trắng trong khối cơ tim
- Nếu nhẹ: hình ảnh giống viêm cơ tim mãn tính
- Nếu nặng: hình thành những đám xơ

Vi thể: tăng sinh tổ chức kẽ các loại tế bào lâm ba, tổ chức bào, tế bào bánh xe,nguyên bào sợi.sợi cơ
tim thoái hóa nhẹ, các sợi cơ tim thưa thớt do xung huyết và tăng sinh tế bào viêm.
- Hình thành những ổ xơ do tổ chức xơ phát triển.
- Chèn ép cơ tim, từ đó tim mất tác dụng.
- Cơ thoái hóa nhẹ, nếu bệnh kéo dài cơ tim hoại tử tan rữa.
2.3. Cơ tim viêm mủ
Trong cơ tim có nhiều ổ mủ rải rác, màu trắng, màu vàng.

Nguồn gốc mủ: từ các bệnh: tử cung viêm mủ, vú viêm mủ, phổi viêm mủ Có thể mủ từ các ổ mủ
lân cận lan tới như: màng mủ viêm mủ, màng ngực viêm mủ

Biến đổi bệnh lý: trong tim hình thành các bọc mủ to, nhỏ không đều
- Đại thể: cơ tim có những nốt mủ mà vàng kích thước khác nhau. Xung quanh có quầng đỏ. Nếu ổ mủ
tiến triển lâu thì đều có bao ngoài là vòng xơ chắc tạo thành ắp xe nhỏ.

Cơ chế viêm tim
- Nguyên nhân tác động trực tiếp( vi khuẩn, vi rút,, dị vật ) rất quan trọng.
- Phản ứng dị ứng toàn thân: Histamin do tế bào sinh ra sẽ gây giãn mạch dẫn đến xuất huyết , phù nề.
- Do KN kết hợp với KT kích thích lên võng mạc nội mô làm cho bào tương của hệ cngx mạc nội mô ở
trạng thái quá mẫn.
- Khi nguyên nhân bện tác động lần 2 KN sẽ kết hợp với KT đi vào máu gây phnr ứng hệ thống thần
kinh, làm rối loạn hệ thống thần kinh cơ và thần kinh vận mạch gây rối loạn dinh dưỡng trong mô bào
dẫn đến viêm.


Hậu quả
- Thời kỳ đầu tim đập nhanh, huyết áp cao
- Thời kỳ ổ viêm đã tăng: có co bóp ngoại chu kỳ do những điểm kích thích hỗn hợp, gây hưng phấn
không đều, từ đó tim dãn dần đến tăng áp lực đột ngột, tim co bóp ngoại chu kỳ.
- Rung tim: Khi kích thích viêm tác đông vào cơ tim, gây hưng phấn liên tục - tâm nhĩ co bóp. Trái lại lúc
này tính dẫn truyền của cơ tim giảm do vậy những xung động không truyền xuống dưới được mà chỉ
có ở tâm nhĩ.
- Loạn nhịp tim: thường loạn nhịp nhĩ thất và tâm thất. Sự co bóp của tâm nhĩ và tâm thất không điều
hòa, hai tâm thất hoạt động không nhịp điệu với nhau.

×