lOMoARcPSD|17738289
tieu luan cuoi ki mon triet hoc ueh dai hoc kinh te hcm
Triết học (Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh)
Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university
Downloaded by Dac Vinh Nguyen ()
lOMoARcPSD|17738289
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN
MƠN HỌC TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN
PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ CON NGƯỜI
VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA
QUAN ĐIỂM TRÊN
Giảng viên hướng dẫn : TS. Bùi Văn Mưa
Mã lớp học phần : 21C1PHI51002310
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Phương Uyên
Khóa : K47 – Lớp : FB003
MSSV : 31211026366
TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 12 năm 2021
Downloaded by Dac Vinh Nguyen ()
lOMoARcPSD|17738289
LỜI MỞ ĐẦU
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc và
bản chất của con người. Trước Mác, câu hỏi về bản chất con người không được trả lời
một cách khoa học. Khi phát triển quan điểm duy vật về lịch sử, những người sáng lập
chủ nghĩa Mác đã khẳng định vai trò của cải tạo thế giới và lịch sử nhân loại. Bằng sự
phát triển sự phát triển tồn diện thì con người vừa là mục tiêu vừa là động lực phát
triển lực lượng sản xuất. Đặc biệt khi xã hội lồi người phát triển đến trình độ nền kinh
tế tri thức thì vai trị của con người đặt biệt quan trọng, vì con người tạo ra tri thức
mới, chứa dựng những tri thức mới. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đề cập đến : “Quan
điểm triết học Mác-LêNin về con người và bản chất con người. Ý nghĩa lý luận và
thực tiễn của quan điểm đó”.
PHẦN NỘI DUNG
1. Quan điểm của triết học Mác-LêNin về con người và bản chất của con người
1.1. Con người là một chỉnh thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội
Trên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng về lịch sử, xã hội và về con người, triết
học Mác-LêNin đã đem lại một quan điểm hoàn chỉnh về con người. Theo quan điểm
chung nhất, con người là thực thể sinh học, xã hội. Tiền đề vật chất đầu tiên quy sự
tồn tại của con người là sản phẩm của giới tự nhiên. Con người tự nhiên là con người
mang tất cả bản tính sinh học, tính lồi. Yếu tố sinh học trong con người là điều kiện
đầu tiên quy định sự tồn tại của con người. Vì vậy, giới tự nhiên là “thân thể vô cơ của
con người”. Con người là một bộ phận của tự nhiên. Là động vật cao cấp nhất, tinh
hoa của mn lồi, con người là sản phẩm của quá trình phát triển hết sức lâu dài của
thế giới tự nhiên. Con người phải tìm mọi điều kiện cần thiết cho sự tồn tại trong đời
sống tự nhiên như thức ăn, nước uống, hang động để ở. Đó là q trình con người đấu
tranh với thiên nhiên, với thú dữ để sinh tồn. Trải qua hàng chục vạn năm, con người
đã thay đổi từ vượn thành người, điều đó đã được chứng minh trong các cơng trình
nghiên cứu của Đácuyn. Các giai đoạn mang tính sinh học mà con người đã trải qua từ
sinh thành, phát triển đến mất đi quy định bản tính sinh học trong đời sống con người.
Như vậy con người trước hết là một tồn tại sinh vật, biểu hiện trong những cá nhân
con người sống, là tổ chức cơ thể của con người và mối quan hệ của nó với tự nhiên.
1
Downloaded by Dac Vinh Nguyen ()
lOMoARcPSD|17738289
Những thuộc tính, những đặc điểm sinh học, q trình tâm – sinh lý, các giai đoạn phát
triển khác nhau nói lên bản chất sinh học của cá nhân con người.
Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, mặt tự nhiên không phải yếu tố duy nhất quyết định
bản chất con người. Đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con người với thế giới loài
vật là mặt xã hội. Hoạt động xã hội quan trọng nhất của con người là lao động sản
xuất. “Người là giống vật duy nhất có thể bằng lao động mà thoát khỏi trạng thái thuần
túy của lồi vật”. Nhờ có lao động sản xuất mà con người về mặt sinh học có thể trở
thành thực thể xã hội, chủ thể của “lịch sử có tính tự nhiên”, có lý tính, có “bản năng
xã hội”. Lao động là điều kiện kiên quyết, cần thiết và chủ yếu quyết định sự hình
thành và phát triển của con người cả về phương diện sinh học lẫn phương diện xã hội.
Trong hoạt động con người, khơng chỉ có các quan hệ lẫn nhau trong sản xuất, mà còn
hàng loạt các quan hệ xã hội khác. Những quan hệ đó ngày càng phát triển phong phú,
đa dạng, thể hiện những tác động qua lại giữa họ với nhau. Tính xã hội của con người
chỉ có trong “xã hội lồi người”, con người khơng thể tách khỏi xã hội và đó là điểm
cơ bản làm cho con người khác với con vật. Hoạt động của con người gắn liền với các
quan hệ xã hội không chỉ phục vụ cho con người mà còn cho xã hội, khác với hoạt
động của con vật chỉ phục vụ cho nhu cầu bản năng sinh học trực tiếp của nó. Con
người chỉ có thể tồn tại và phát triển trong xã hội loài người.
Con người khác biệt với con vật ngay từ khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư
liệu sinh hoạt của mình. “Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con
người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình”. Quan niệm của triết
học Mác-LêNin về sự khác biệt giữa con người và con vật thể hiện tính chất duy vật
nhất quán: xác định sự khác biệt đó dựa trên nền tảng của sản xuất vật chất. Lao động,
tức là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt của mình, tạo ra con người và xã hội, thúc đẩy con
người và xã hội phát triển. Đây là điểm khác biệt rất căn bản, chi phối các đặc điểm
khác biệt giữa con người và con vật.
1.2. Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người
Phê phán quan niệm sai lầm của Phoiơbắc đã xem xét con người tách khỏi điều kiện
lịch sử cụ thể và hoạt động thực tiễn của họ, cũng như của các nhà tư tưởng khác về
con người; kế thừa các quan niệm tiến bộ trong lịch sử tư tưởng nhân loại và dựa vào
những thành tựu của khoa học, chủ nghĩa Mác khẳng định con người vừa là sản phẩm
2
Downloaded by Dac Vinh Nguyen ()
lOMoARcPSD|17738289
của phát triển lâu dài của giới tự nhiên, vừa là sản phẩm của lịch sử xã hội loài người
và của chính bản thân con người. Mác đã khẳng định trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức
rằng, tiền đề của lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của ông là những con
người hiện thực đang hoạt động, lao động sản xuất và làm ra lịch sử của chính mình,
làm cho họ trở thành những con người như đang tồn tại. Con người là sản phẩm, chủ
thể của lịch sử và của bản thân con người.
1.3. Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử
Con người vừa là sản phẩm của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội, đồng thời là chủ
thể của lịch sử bởi lao động và sáng tạo là thuộc tính xã hội tối cao của con người.
Hoạt động lịch sử đầu tiên khiến con người tách khỏi con vật, tự nhiên, trở thành chủ
thể hoạt động thực tiễn xã hội, có ý nghũa sáng tạo chân chính là hoạt động chế tạo
cơng cụ lao động, hoạt động lao động sản xuất. Chính ở thời điểm đó con người bắt
đầu làm ra lịch sử của mình. “Sáng tạo lịch sử” là bản chất của con người, nhưng con
người không thể sáng tạo ra lịch sử theo ý muốn, mà phải dựa vào những điều kiện do
quá khứ, do thế hệ trước để lại trong những hồn cảnh mới, tiến hành các hoạt động
mới của mình để cải biến những điều kiện cũ. Từ khi con người tạo ra lịch sử cho đến
nay, con người luôn là chủ thể của lịch sử, nhưng cũng là sản phẩm của lịch sử.
1.4. Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội
Trong sinh hoạt xã hội, khi hoạt động ở những điều kiện lịch sử nhất định con người
có quan hệ với nhau để tồn tại và phát triển. “Trong tính hiện thực cuủa nó, bản chất
của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội”. Bản chất của con người ln được
hình thành và thể hiện ở những con người hiện thực, cụ thể trong những điều kiện lịch
sử cụ thể. Các quan hệ xã hội tạo nên bản chất của con người, nhưng không phái là sự
kết hợp giản đơn hoặc là tổng cộng chúng lại với nhau mà là sự tổng hòa chúng; mỗi
quan hệ xã hội có vị trí, vai trị khác nhau, có tác động qua lại, khơng tách rời nhau.
Các quan hệ xã hội có nhiều loại, tất cả đều góp phần hình thành lên bản chất của con
người. Các quan hệ xã hội thay đổi ít hoặc nhiều, sớm hoặc muộn, bản chất con người
cũng sẽ thay đổi theo. Trong các quan hệ xã hội cụ thể, xác định, con người mới có thể
bộc lộ được bản chất thực sự của mình, và cũng trong những quan hệ xã hội đó thì bản
chất người của con người mới được phát triển. Các quan hệ xã hội khi đã hình thành
thì có vai trị chi phối và quyết định các phương diện khác của đời sống con người,
3
Downloaded by Dac Vinh Nguyen ()
lOMoARcPSD|17738289
khiến cho con người khơng cịn thuần túy là một động vật mà là một động vật xã hội.
Con người “bẩm sinh đã là sinh vật có tính xã hội”. Khía cạnh thực thể sinh vật là tiền
đề trên đó thực thể xã hội tồn tại, phát triển và chi phối.
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan điểm triết học Mác-LêNin về con người
vả bản chất con người
2.1. Ý nghĩa lý luận
Quan điểm triết học Mác-LêNin về con người và bản chất con người là cơ sở
phương pháp luận cho mọi hoạt động của con người. Để giải thích một cách khoa học
các vấn đề của con người khơng chỉ từ góc độ bản chất con người, mà quan trọng hơn
là từ góc độ bản chất xã hội của con người, kinh tế và các quan hệ xã hội. Ta cũng có
thể thấy được khả năng tạo ra lịch sử của con người chính là nguồn động lực cơ bản,
thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ, văn minh của xã hội. Trong cơng cuộc giải phóng con
người, việc giải phóng những quan hệ kinh tế, xã hội đã phát huy khả năng sáng tạo
lịch sử của con người. Dưới góc độ phương pháp luận này, có thể thấy một trong
những giá trị cơ bản nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa là xóa bỏ căn bản quan hệ
kinh tế - xã hội áp bức, bóc lột đã bó buộc, ngăn cản khả năng sáng tạo lịch sử của
nhân dân. “ Thơng qua cuộc cách mạng đó nó cũng có thực hiện sự nghiệp giải phóng
tồn nhân loại bằng phương thức xây dựng mối quan hệ kinh tế – xã hội xã hội chủ
nghĩa và cộng sản chủ nghĩa nhằm xác lập và phát triển một xã hội mà tự do, sáng tạo
của người này trở thành điều kiện cho tự do và sáng tạo của người khác. Đó cũng
chính là thực hiện triết lý đạo đức nhân sinh cao đẹp nhất của chủ nghĩa cộng sản:
“mình vì mọi người; mọi người vì mình” ”.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn: Vai trị con người trong cơng cuộc phát triển nền kinh tế của đất
nước ta
Ngồi chính trị ổn định, muốn đạt được thành công trong việc phát triển nền kinh tế
của đất nước ta còn đòi hỏi các yếu tố như nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên,
khoa học kĩ thuật, vị trí địa lý, ... Các nguồn lực này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
góp phần vào cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó nhân tố con
người được xem là nhân tố có vai trị quyết định. Kế thừa, phát huy, vận dụng quan
niệm triết học Mác-LêNin về con người, trong công cuộc phát triển, đổi mới đất nước,
4
Downloaded by Dac Vinh Nguyen ()
lOMoARcPSD|17738289
Đảng ta đã khẳng định: “ nguồn lực quý báu nhất, có vai trị quyết định nhất là con
người Việt Nam; nhân tố con người chính là nguồn sức mạnh nội sinh của dân tộc Việt
Nam. Đối với một nước chủ động lựa chọn và kiên trì con đường phát triển theo định
hướng xã hội chủ nghĩa như Việt Nam, sự phát triển, tăng trưởng kinh tế, xét đến cùng
cũng là vì con người, hướng đến con người”. Ta có thể thấy rõ, các nguồn lực như tài
nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý…. , muốn phát huy được các tiềm năng, điểm mạnh
của chúng, cần phải có con người thông qua hoạt động sản xuất, ý thức của con người.
Con người là nguồn lực có suy nghĩ, biết tận dụng các nguồn lực khác, tác động vào sự
phát triển, đổi mới của đất nước. Tiếp đó, những nguồn lực trên đều dần cạn kiệt theo
thời gian, đó là cơ sở tác động đến nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn của con
người. Nhờ vậy, con người làm chủ được thiên nhiên, tìm ra được nhiều nguồn mới có
tiềm năng phát triển. Khoa học kĩ thuật cũng là một trong những nhân tố quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế đất nước ta. Điều đó nhờ vào khả năng sáng tạo cũng như
sức mạnh của trí tuệ của con người. Qua việc phân tích trên, ta có thể khẳng định rằng
con người là nguồn lực có vai trị vô cùng quan trọng, quyết định đến sự thành công
của phát triển nền kinh tế đất nước. “ Trong mô hình phát triển của Việt Nam, con
người vừa là mục tiêu, vừa là động lực, là trung tâm, là động lực phát triển quan trọng
nhất của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vị trí của nhân tố con người trở
thành trung tâm của sự phát triển kinh tế nói riêng và q trình phát triển tồn diện nói
chung”.
LỜI KẾT THÚC
Có thể thấy được, quan điểm của triết học Mác-LêNin về con người và bản chất con
người có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cho đến thời điểm hiện tại. Đó là một bài học quý
giá trong việc phát triển xã hội loài người cũng như tận dụng tối đa nguồn lực mà con
người mang lại, đáp ứng u cầu phát triển, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Bùi Văn Mưa đã quan tâm giúp
đỡ, hướng dẫn tận tình và tâm huyết của thầy trong q trình học tập bộ mơn Triết học.
Thầy đã giúp em có thêm được nhiều kiến thức, có cái nhìn sâu sắc và hồn thiện hơn
về bộ mơn Triết học.
Kính chúc thầy có nhiều sức khỏe, hạnh phúc cũng như ngày càng thành công trên
con đường sự nghiệp giảng dạy của mình.
5
Downloaded by Dac Vinh Nguyen ()
lOMoARcPSD|17738289
NGUỒN THAM KHẢO
1. Huyền, N. (2019, April 13). Tiểu Luận Triết Học – Vận Dụng Quan Điểm Triết
Học Mác về Bản Chất Của Con Người Để Phân Tích Tầm Quan Trọng Của
Nhân Tố Con Người Trong Nền Kinh Tế Tri Thức. Truy cập 20/12/2021, from
/>2. ThS.Duyen, N. (2021, May 5). Tìm Hiểu Luận Điểm Của C.Mác về Bản Chất
Con Người và ý Nghĩa Trong Phát Huy Nguồn Lực Con Người Việt Nam Hiện
Nay. Truy cập 20/12/2021, from />3. ThS.Nhung, T. (2019, October 23). Lý luận của triết học Mác - Lênin về con
người và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay. Retrieved
December 20, 2021, from />4. Đàn, Đ. (2018, December 10). Quan điểm của Đảng về phát huy nhân tố con
người trong phát triển đất nước. Retrieved December 20, 2021, from
/>int=true
Downloaded by Dac Vinh Nguyen ()