Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Một vài kinh nghiệm trong giờ dạy nghe môn Anh văn lớp 9 (Dạng bài tập nghe chọn đáp án đúng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.05 KB, 11 trang )

Phòng GD Huyện ………… Cộng hoà xã hội chủ nghóa Việt Nam
Trường THCS …………… Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
  
Tên đề tài
MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG GIỜ DẠY NGHE MÔN ANH VĂN
LỚP 9 (DẠNG BÀI TẬP NGHE CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG)
Họ và tên :
Chức vụ:.
Nhiệm vụ được giao:
Đơn vò công tác:
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
1/. Lý do chọn đề tài:
Trải qua gần 4 năm đứng trên bục giảng với nhiệm vụ dạy môn anh văn THCS tôi
nhận thấy rằng môn Anh văn là một môn rất quan trọng và càng không thể thiếu được
trong chương trình học. Đặc biệt là trong cuộc sống hiện đại, ngày nay khi đất nước
đang trên con đường phát triển, nền kinh tế đang mở cửa và hội nhập với nền kinh tế
trên thế giới, hợp tác và phát triển. Nếu hội nhập vào nền kinh thế thế giới, hợp tác làm
ăn với các nước bạn mà người Việt Nam chúng ta không biết Tiếng Anh được không?
tất nhiên là không. Vì Tiếng Anh ngày nay được sử dụng trên toàn thế giới. Qua thực
tiễn cho thấy, nếu chúng ta có thể giao tiếp bằng Tiếng Anh thì cho dù đi đến bất kì
quốc gia nào chúng ta cũng có thể giao tiếp được với người bản xứ của quốc gia đó. Có
thể nói Tiếng Anh ngày nay đã trở thành ngô ngữ chung của toàn nhân loại trong quá
trình giao lưu, hợp tác. Tuy nhiên đối với các em học sinh, hầu như các em chưa nhận
thức đầy đủ về tầm quan trọng của bộ môn này, nên lúc đầu khi mới được học và làm
quen với bộ môn Tiếng Anh ở lớp 6 hầu hết các em đều cảm thấy rất hứng thú và yêu
thích. Mặc dù vậy, do đặc thù của bộ môn là phải thường xuyên học tập và rèn luyện,
đặc biệt là phải dành nhiều thời gian cho việc trang bò vốn từ, các cấu trúc câu hỏi đáp …
Sang những năm học tiếp theo do số lượng môn học cũng như nội dung bài càng nhiều
làm cho các em học sinh không còn nhiều thời gian cho việc học từ vựng, các cấu trúc
hay các điểm ngữ pháp… Vì thế đã làm cho các em giảm đi sự hứng thú và gặp không ít
khó khăn khi các em học bộ môn này theo từng kỹ năng ở khối 8 và khối 9, đặc biệt là


kỹ năng nghe. Qua thực tế học sinh của trường THCS …………… tôi nhận thấy đa số các em
Người viết: ……………. Giáo Viên Trường THCS ……………………
Trang 1
học sinh đều bò yếu kỹ năng này mà nguyên nhân chủ yếu là do các em không có được
vốn từ vựng cần thiết, kiến thức cơ bản cũng như các thiết bò, dụng cụ dùng cho rèn
luyện thêm ở nhà. Từ những vấn đề nêu trên, nếu giáo viên không tìm ra phương pháp
hợp lý để hướng học sinh trong giờ học thì sẽ làm cho kỹ năng này ngày càng trở nên
quá khó đối với các em dẫn đến tâm lý chán nản, không chú tâm đến môn học. Bên
cạnh đó các em sẽ không muốn rèn luyện và phát triển kỹ năng nghe mà tôi nghó là vô
cùng quan trọng trong giao tiếp. Đó chính là vấn đề mà tôi đã từng trăn trở, học hỏi, tìm
tòi và nghiên cứu để tìm ra giải pháp dạy sao cho phù hợp nhất.
Với các lý do nêu trên mà tôi đã chọn đề tài: "Một vài kinh nghiệm trong giờ dạy
nghe môn anh văn lớp 9 (dạng bài tập chọn đáp án đúng)"
2/. Mục đích:
Nhằm giúp học sinh rèn luyện, bồi dưỡng kỹ năng nghe. Hình thành cho các em
kỹ năng nghe và chọn đáp án chính xác mà bất cứ học sinh nào cũng có thể làm được.
Cho các em nhận thấy nghe và chọn đáp án đúng là một dạng bài tập đơn giản chứ
không phải quá khó như các em đã từng nghó.
3/. Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài:
+ Phạm vi: Đề tài được thực hiện trong phạm vi hai lớp học (Lớp 9
1
và lớp 9
2

Trường…………………….).
+ Thời gian : Năm học ………………….
II/. NHỮNG KHÓ KHĂN:
- Do đòa bàn trường nằm ở vùng sâu, vùng xa, bên cạnh đó phần đông các em học
sinh là con em gia đình nghèo nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc sưu tầm tài liệu,
các đồ dùng dụng cụ học tập để hỗ trợ cho môn học nói chung và hỗ trợ cho kỹ năng

nghe nói riêng.
- Qua thực tế cho thấy,hầu hết các em học sinh ở khối 9 của trường THCS
……………….năm học …………….có vốn từ vựng ít, nắm chưa tốt các cấu trúc ngữ pháp làm cho
các em gặp không ít khó khăn trong việc học các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng nghe.
- Có thể nói những người theo học môn Tiếng Anh đều cảm thấy kỹ năng nghe là
kỹ năng khó nhất của ngôn ngữ này. Đối với học sinh của trường THCS…………… , các em
còn bò ảnh hưởng quá nhiều của tiếng mẹ đẻ nên gặp không ít những khó khó trong khi
nghe. Vì tiếng Việt là ngô ngữ đơn âm, trong khi đó Tiếng Anh lại là ngôn ngữ đa âm,
điều đó dẫn đến trong quá trình thực hiện bài tập nghe, có những lúc các em không nhận
ra được đến âm nào là hết một từ và đến âm nào là bất đầu một từ khác. Do vậy việc
nhầm lẫn là chuyện thường xuyên xảy ra và không thể tránh khỏi. Vì thế muốn học tốt
kỹ năng này đòi hỏi người học phải kiên nhẫn và dành nhiều thời gian cho việc tập
luyện, thực hành. Tuy nhiên đa số các em học sinh của trường đều không có đủ điều
Người viết: ……………. Giáo Viên Trường THCS ……………………
Trang 2
kiện cũng như thời gian, mà chủ yếu là các em chỉ được thực hành ngay trên lớp, ngoài
ra trong thời gian rãnh rõi, một số em còn phải phụ giúp gia đình, còn một số em khác
rất muốn luyện tập nhưng lại không có điều kiện hoặc các phương tiện như sách, băng
đóa, máy cassette…
- Một số em học sinh do mất kiến thức cơ bản của môn học thường có suy nghó
rằng có chú ý lắng nghe đến đâu thì cũng không biết gì, nên khi thực hành nghe những
bài tập nghe, các em thường không tập trung chú ý tìm ra kết quả. Một số em khác lại
không tự tin, không có được tính quyết đoán vào kết quả mình nghe được nên cứ phân
vân không biết lựa chọn đáp án nào.
- Cách phát âm của đa số các em học sinh của trường còn chưa được chuẩn, mặt
khác các em không được thường xuyên nghe giọng nói của người bản xứ dẫn đến việc
các em thường xuyên nghe nhầm, từ đó đa số các em nghe và chọn đáp án thiếu chính
xác.
III/. NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN:
*Để có thể giải quyết khắc phục những khó khăn và tình hình thực tế nêu trên,

thông qua thực tiễn, tôi nhận thấy các phương pháp và cách hướng dẫn của mình trước
đây là không có hiệu quả. Nên bản thân tự tìm tòi nghiên cứu, tìm ra những phương
pháp dạy và học vừa đơn giản nhưng mang tính hiệu quả cao với đối tượng học sinh của
trường, vừa dễ dàng áp dụng mà bất kì một người giáo viên nào khi cho học sinh làm
dạng bài tập này cũng có thể áp dụng được nếu phù hợp với đối tượng.
Trong một tiết học kỹ năng nghe của bộ môn Tiếng Anh 9, khi nghe một bài ,học
sinh luôn luôn phải trải qua ba giai đoạn: Pre-listening (trước khi nghe); While-listening
(trong khi nghe) và Post-listening (sau khi nghe).
1/. Giai đoạn Pre-listening (trước khi nghe):
Trong ba giai đoạn nêu trên tôi nghó giai đoạn Pre-listening là giai đoạn quan
trọng nhất. Vì khi đã có sự chuẩn bò tốt trước khi thực hiện bài tập thì việc có hiệu quả
cao trong khi nghe không phải là điều quá khó.
Trước khi chưa thực hiện đề tôi vẫn thường xem nhẹ giai đoạn này và kết quả mà
học sinh đạt được không bao giờ đạt chỉ tiêu chất lượng mà tôi mong muốn. Trong phần
Pre-listening tôi chỉ thường giải thích cho các em yêu cầu của bài tập, dạy từ mới hoặc
ôn lại những từ cơ bản mà nó có thể là đáp án hoặc là những sự kiện mấu chốt của bài
nghe. Thực tế cho thấy phương pháp mà tôi đã áp dụng là không có hiệu quả.
*Sau đây tôi xin trình một số phương pháp mà tôi đã áp dụng có hiệu quả cho
phần Pre-listening của dạng bài tập nghe chọn đáp án đúng:
+ Trước tiên giáo viên cần phải giải thích yêu cầu của bài tập nghe để các em có
thể hình dung được nhiệm vụ và những công việc cần phải làm khi thực hiện bài nghe.
Người viết: ……………. Giáo Viên Trường THCS ……………………
Trang 3
+ Giáo viên cần giúp các em nắm được nội dung của tất cả các đáp án mà các em
phải nghe và lựa chọn bằng phương pháp gợi mỡ hoặc cung cấp thông tin cho các em…
Ví dụ: Phần Listen trang 16 của Bài 2: CLOTHING của môn Tiếng Anh 9.
Giáo viên cần phải giúp học sinh nhận biết được nội dung đáp án của câu a/ là:
A/. Floral pan B/. blue short C/. dot skirt.
+ Cho các em thời gian (tùy theo nội dung đáp án là ngắn hay dài để giáo viên ấn
đònh thời gian) để đọc lại tất cả các đáp án đó. Lưu ý học sinh cố gắng nhớ càng nhiều

đáp án trong bài tập nghe càng tốt gì khi đã nắm được các đáp án trong bài tập, các em
sẽ giữ được thế chủ động trong việc chọn câu trả lời và dễ dàng nhận ra kết quả mình
nghe được từ bài tập nghe. Đây là công việc hết sức quan trọng cho nên muốn học sinh
đạt được kết quả cao giáo viên cần phải chú ý bao quát lớp trong thời điểm này.
+ Trước đây, khi các em học sinh chưa nhận được sự hướng dẫn của giáo viên
trong phần Pre-listening nên chỉ khi nào các em nghe được toàn bộ nội dung của một
trong những đáp án trong một câu thì các em mới chọn đáp án mà mình vừa nghe được
cho câu đó. Nếu làm như thế thì các em sẽ rất khó chọn được câu trả lời chính xác do
không quen với giọng đọc luyến, đọc lướt của người bản xứ. Vì thế ở thời điểm giáo
viên cho học sinh thời gian đọc và ghi nhớ đáp án cũng cần có sự hướng dẫn các em
không cần phải ghi nhớ lại tất cả những gì có trong đáp án. Vì trong dạng bài tập nghe
chọn đáp án đúng thường thì các đáp án để lựa chọn trong một câu chỉ khác nhau ở
những điểm nhỏ. Học sinh chỉ cần ghi nhớ những điểm khác biệt này thì khi nghe,
nhiệm vụ của các em sẽ dễ dàng và rất đơn giản nhưng hiệu quả đạt sẽ rất cao.
Ví dụ: Phần Listen trang 16 của Bài 2: CLOTHING môn Tiếng Anh 9.
Nội dung đáp án trong câu b/ của bài nghe là:
A/. long-sleeved blouse
B/. short-sleeved pink shirt
C/. short-sleeved white shirt
Như vậy trong ba đáp án này học sinh chỉ cần ghi nhớ từ "long" của đáp án "A" từ
"short pink" của đáp án "B" và từ "short white" của đáp án "C" là các em có thể có phân
biệt được các đáp án để lựa chọn.
+ nếu học sinh không nắm được cách phát âm các đáp án thì giáo viên cần đọc
mẫu cho các em lặp lại (nếu thấy cần thiết) vì khi nắm được cách phát âm của từ thì học
sinh mới có thể nhận biết được từ đó trong bài nghe.
+ Bên cạnh những phương pháp đã nêu trên, còn một phương pháp nữa cũng
không kém phần quan trọng trong phần Pre-listening là giáo viên cần phải yêu cầu học
sinh dự đoán trước kết quả của bài nghe. Điều đó ít nhiều gì cũng giúp học sinh đònh
hướng được nội dung bài mình sắp nghe.
Người viết: ……………. Giáo Viên Trường THCS ……………………

Trang 4
Ví dụ: Phần Listen trang 16 của Bài 2: CLOTHING của môn Tiếng Anh 9.
Trong phần này học sinh cần phải dự đoán trước là bé gái bò thất lạc, có thể mặc trang
phục gì.
a/ A. floral pan
b/ B.short-sleeved pink shirt
c/ C.brown shoes
2/.Giai đoạn while-listening(trong khi nghe)
Trong giai đoạn While-listening,trước đây tôi chỉ thường cho học sinh nghe nội
dung bài tập nghe từ ba đến bốn lần (hoặc nhiều hơn)sau đó gọi học sinh nêu kết quả
mà mình nghe được.Tiếp theo tôi cung cấp đáp án đã được chuẩn bò sẵn trong bảng
phụ,các em nhìn vào kết quả đó và sửa lại đáp án của mình nếu như đáp án của các em
chưa chính xác. Qua một số tiết dạy dạng bài tập này tôi nhận thấy phương pháp đó là
chưa phù hợp, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh, số học sinh chọn được đáp
án đúng chiếm tỉ lệ cũng rất thấp.
*Theo bản thân tôi để thực hiện có hiệu quả phần While-listening đối với dạng
bài tập này, giáo viên và học sinh cần phải thực hiện theo các phương pháp sau đây:
+ Trước tiên giáo viên ấn đònh lượt nghe là bao nhiêu lượt để học sinh có thể đònh
hướng cho bài làm của mình.
+ Mỡ băng cho học sinh nghe (có thể 3 hoặc 4 lượt hoặc có thể nhiều hơn tùy vào
nội dung của bài nghe). Sau mỗi lượt nghe giáo viên cần dừng lại từ 30 giây đến 1 phút
để các em có thời gian hệ thống lại những đáp án mình mới vừa nghe được rồi cho các
em nghe tiếp lượt tiếp theo.
+ Nếu nội dung bài nghe mà quá dài hoặc quá khó thì ở lượt nghe cuối cùng trong
các lượt nghe đã được ấn đònh, giáo viên có thể ngắt lời bài nghe thành nhiều phần nhỏ
mà cụ thể là nên dừng lại những nơi có đáp án mà các em có thể chọn. Làm như thế thì
giới hạn thông tin mà học sinh cần tập trung chú ý tìm ra đáp án sẽ được thu hẹp lại,
giúp các em có thể dễ dàng chọn ra được đáp án chính xác.
+ Sau khi học sinh đã nghe hết lượt quy đònh nên yêu cầu các em làm việc theo
cặp để so sánh kết quả với nhau. Cho các em nghe lại bài nghe một lần nữa để các em

có thể tự sửa chữa, đánh giá kết quả của mình. Hoặc cũng có thể yêu cầu các em trao
đổi đáp án với nhau, cho các em nghe lại bài và đánh giá chéo kết quả.
+ Giáo viên có thể gọi vài học sinh nêu kết quả mà mình nghe được lên bảng.
Giáo viên cung cấp cho học sinh đáp án đúng(nên thể hiện trên bảng phụ) rồi gọi một
số học sinh khác nhận xét kết quả trên bảng.
Người viết: ……………. Giáo Viên Trường THCS ……………………
Trang 5
+ Ở phần này giáo viên cần phải lưu ý ghi điểm để động viên, khích lệ học sinh.
Làm như thế sẽ gây hứng thú và kích thích các em làm việc tích cực hơn cho những bài
tập nghe tiếp theo.
3/. Giai đoạn Post-listening (sau khi nghe):
*Giai đoạn cuối của bài tập nghe là giai đoạn Post-listening, đây cũng là giai đoạn
mà giáo viên có thể giúp học sinh cũng cố lại kiến thức của bài tập. Có rất nhiều cách
để giáo viên thực hiện phần này.
+ Giáo viên cũng có thể đưa những bài tập nhỏ, ngắn (tùy vào nội dung hoặc đáp
án của bài nghe mà giáo viên đònh dạng bài tập, có thể là dạng Đúng-Sai; Sắp xếp vò trí
các tình huống…) cho các em nghe lại bài tập nghe một lần nữa và tìm ra đáp án.
+ Giáo viên cũng có thể gợi ý một số câu hỏi (nếu học sinh tự đặt được câu hỏi thì
càng tốt) về nội dung các đáp án của bài tập nghe rồi yêu cầu các em làm việc theo cặp
hỏi và trả lời với nhau. Sau khi đã hết thời gian ấn đònh gọi một vài cặp học sinh thực
hành trước lớp. Giáo viên đưa ra lời nhận xét và đáp án đúng để các em có thể chữa lỗi
trong phần trả lời của mình nếu như đáp án của các em chưa chính xác.
Ví dụ: Phần Listen trang 16 Bài 2: CLOTHING của môn tiếng anh 9.
Câu hỏi: What is Mary wearing ?
How old is she ?
+ Cần phải nhận thấy rằng,không khí của lớp cũng là một phần vô cùng quan
trọng trong việc góp phần thành công của tiết học. Vì thế sau khi tất cả các em học sinh
đã có được đáp án chính xác, trong phần Post-Listening giáo viên cũng có thể tổ chức
cho các em chơi trò chơi. Tùy vào nội dung của đáp án mà giáo viên tổ chức trò chơi
phù hợp, tuy nhiên nên tổ chức những trò chơi có liên quan đến đáp án của bài. Làm như

vậy vừa giúp các em củng cố lại kiến thức , vừa có thể tạo được bầu không khí vui tươi,
thoải mái cho lớp học.
QUÁ TRÌNH LÊN LỚP
+Phần warm up:
- Tổ chức trò chơi hoặc đặt một số câu hỏi có liên quan đến nội dung chủ đề của
bài tập nghe.
+Phần Pre- Listening:
- Giải thích yêu cầu bài tập nghe.
- Gợi ý hoặc hướng dẫn để các em học sinh nhận biết được nội dung tất cả các đáp
án của các câu trong bài tập nghe
- Ấn đònh thời gian cho học sinh đọc các đáp án mà các em lựa chọn,nhận biết sự
khác biệt và ghi nhớ các đáp án.
- Có thể đọc mẫu các đáp án cho học sinh nghe và lặp lại (nếu cần thiết).
Người viết: ……………. Giáo Viên Trường THCS ……………………
Trang 6
- Cho các em dự đoán kết quả của bài tập nghe .
+Phần While-listening:
- Ấn đònh lượt nghe .
- Tiến hành cho học sinh nghe
- Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp so sánh kết quả.Sau đó cho các em nghe lại
một lần nữa để kiểm tra,sữa chửa kết quả của mình hoặc cho các em đổi đáp án nghe lại
một lần và chữa chéo
- Gọi học sinh đưa kết quả lên bảng, giáo viên đưa ra kết quả đúng và gọi học
sinh nhận xét.
+ Phần Post – listening.
- Cho các em làm những bài tập nhỏ, ngắn
- Hoặc gợi ý cho các em một số câu hỏi về đáp án của bài, ấn đònh thời gian để
các em hỏi và trả lời với nhau, sau đó gọi một vài cặp học sinh thực hành trước lớp.
Giáo viên nhận xét đưa ra đáp án đúng để học sinh sửa chữa đáp án của mình nếu sai
- Cũng có thể tổ chức cho các em chơi trò chơi để củng cố lại kiến thức và tạo bầu

không khí cho lớp.
+ Phần hướng dẫn về nhà :
- yêu cầu học sinh ghi lại kết quả đúng của bài tập
- Ôn lại các từ vựng hoặc cấu trúc có liên quan đến chủ đề
* Sau đây tôi xin trình bày một tiết dạy kỹ năng nghe (Dạng bài tập nghe chọn
đáp án đúng) mà tôi thườùng áp dụng trong quá trình giảng dạy.
Bài dạy: Unit 2 :CLOTHING
Lesson 3 : Listen
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1/ Warm up :
- Cho học sinh xem tranh
trong đó có chứa các loại
trang phục mà các em đã học.
- Hướng dẫn học sinh chơi trò
chơi
- Xem tranh và ghi nhớ
- Chơi trò chơi theo hướng dẫn của giáo
viên
Người viết: ……………. Giáo Viên Trường THCS ……………………
Trang 7
- Nhận xét kết quả
2/ listen :
a/ Pre-listening :
- Giải thích yêu cầu bài tập
nghe
- Giúp học sinh
- Cho học sinh thời gian
- Đọc mẫu
- yêu cầu học sinh
b/While listening

-Ấn đònh lượt nghe(3 lượt)
-Cho học sinh nghe băng
-Yêu cầu học sinh
-Gọi một vài học sinh.
-Cho đáp án đúngvà gọi vài
em học sinh.
c/Post listening
-yêu cầu học sinh
Kim's game
A B
- blue short - T-shirt
- Jeans - striped shirt
- Skirt ……………….
- Lắng nghe
- Nhận biết tất cả đáp án có trong bài.
a/ A. Floral pans B.blue Short C. dot skirt
b/ A. long-sleeved white blouse B. short
sleeved pink shirt C. short sleeved white
shirt
c/ A. sandals B.boots C. brown shoes
- Đọc và ghi nhớ các đáp án
- Nghe và lặp lại
- Dự đoán kết quả bài tập nghe
a/ A. Floral pans
b/ C. Short sleeved white shirt
c/ A. sandals
-Lắng nghe
-Nghe và chọn đáp án
-Làm việc theo cặp , đổi đáp án lẫn
nhau .Nghe lại một lần nữa và kiểm tra

chéo kết quả.
-Nêu kết quả lên bảng
a/ blue short
b/ long-sleeved white blouse .
c/ brown shoes
-Nhìn đáp1 án của giáo viên và nhận xét
kết quả của bạn.
-Làm việc theo cặp, hỏi và trả lời với
Người viết: ……………. Giáo Viên Trường THCS ……………………
Trang 8
-Cho học sinh chơi trò chơi
"Guessing Game"(sử dụng lại
tranh phần Warm Up)
3/ Homework:
-Yêu cầu học sinh
nhau.
A: What is Mary wearing ?
B: She is wearing a blue short ,a long-
sleeved white blouse and brown shoes .
-Chơi trò chơi ,một em nhìn vào tranh và
miêu tả một người nào đó trong tranh mặc
trang phục gì ,các bạn còn lại đoán kết
quả,ai đoán đúng sẽ là người miêu tả tiếp
theo
S1:He is wearing a striped shirt and faded
jeans. Can you guess who he is ?
S2:He is Nam. He is wearing………….
-Nghe và ghi chú
+Ghi lại kết quả bài tập nghe
+Ôn lại các từ chỉ trang phục.

+thực hành miêu tả trang phục của những
thành viên trong gia đình.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC
*TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
+ Học sinh không có được sự hứng thú, không hoạt động tích cực khi học kỹ
năng nghe.
+ Học sinh cảm thấy kỹ năng nghe là rất khó, thường xuyên và chọn đáp án
không chính xác.
+ Số lượng học sinh hoàn thành tốt kết quả bài tập nghe chiếm tỉ lệ thấp.
*SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
+ Học sinh cảm thấy hứng thú và hoạt động tích cực hơn khi học kỹ năng nghe.
+ Học sinh cảm thấy dạng bài tập nghe chọn đáp án đúng là một dạng bài tập
đơn giản, dễ dàng hoàn thành được yêu cầu bài tập.
+ Số học sinh hoàn thành tốt kết quả bài tập chiếm tỉ lệ rất cao.
Người viết: ……………. Giáo Viên Trường THCS ……………………
Trang 9
*Sau đây là số thống kê cụ thể về kết quả học sinh đạt được trước và sau khi thực
hiện đề tài:
Sóû số học sinh khối 9 năm học…………………….: 85 học sinh.
Xếp
loại
Thời
gian
Giỏi
(hoàn thành
tốt yêu cầu
của bài tập)
Khá
(hoàn thành
từ 2/3 yêu

cầu của bài
tập trở lên)
Trung bình
(hoàn thành
khoảng 1/2
yêu cầu của
bài tập)
Yếu
(chưa thực
hiện được
yêu cầu của
bài tập)
Trước khi
thực hiện
đề tài
-Đạt 6 học
sinh.
-Chiếm tỉ lệ:
7,1%.
-Đạt 18 học
sinh.
-Chiếm tỉ lệ:
21,2%.
-Đạt 35 học
sinh.
-Chiếm tỉ lệ:
41,2%.
-Đạt 26 học
sinh.
-Chiếm tỉ

lệ:30,5
Sau khi
thực hiện
đề tài
-Đạt 15 học
sinh.
-Chiếm tỉ lệ:
17,6 %.
-Đạt 45 học
sinh.
-Chiếm tỉ lệ:
52,9%.
-Đạt 25 học
sinh.
-Chiếm tỉ lệ:
29,5 %.
-Không có.
V/. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Với phương pháp giảng dạy trên,tôi cũng tự rút ra một số kinh nghiệm để dạy cho
học sinh một cách có hiệu quả trong giờ dạy kỹ năng nghe.Đây là phương pháp dạy và
học mà tôi đã từng áp dụng và đạt được kết quả đáng khích lệ. Đối với riêng bản thân
tôi, đó là phương pháp dạy học mới mẻ ngay thời điểm này, tôi nghó là có hiệu quả nhất
mà mình có thể áp dụng cho tiết học kỹ năng nghe môn tiếng anh 9 (dạng bài tập nghe
chọn đáp án đúng). Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng đề tài vẫn không sau tránh khỏi
những thiếu sót và phương pháp tôi đã áp dụng có thể còn hạn chế.
Trên đây là những kinh nghiệm của cá nhân và những gì tôi đã rút ra trong thực tiễn
các giờ dạy trên lớp. Rất mong nhận được sự nhận xét đánh giá, đóng góp ý kiến nhiệt
tình của các đồng nghiệp để tôi có dòp học hỏi, rèn luyện, trau dồi năng lực bản thân,
bồi dưỡng nâng cao tay nghề. Từ đó góp phần nâng dần chất lượng giờ dạy và học bộ
môn Tiếng Anh của trường THCS ……………… nói riêng và các trường THCS trên đòa bàn

huyện nhà nói chung.
Xin kính chào và xin cám ơn !

Ý KIẾN CỦA HĐ TĐKT …… ; ngày …. tháng … năm ……
Người viết: ……………. Giáo Viên Trường THCS ……………………
Trang 10
……………………………………………………… Ngöôøi vieát
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………

Ngöôøi vieát: ……………. Giaùo Vieân Tröôøng THCS ……………………
Trang 11

×