Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

SKKN Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng Sinh học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 89 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP KẾT THÖC BÀI HỌC THEO HƢỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN
CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƢỢNG - SINH HỌC 11”

(Lĩnh vực: Sinh học)


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƢỜNG THPT HOÀNG MAI 2
---------------------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP KẾT THÖC BÀI HỌC THEO HƢỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN
CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƢỢNG - SINH HỌC 11”

(Lĩnh vực: Sinh học)

Họ và tên

: Nguyễn Thị Thủy

Tổ

: Khoa học tự nhiên

Năm học


: 2021 – 2022

Điện thoại

: 0388 292 119


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHVC&NL:

Chuyển hóa vật chất và năng lượng

ĐC:

Đối chứng

GV:

Giáo viên

HS:

Học sinh

KĐ:

Khởi động

KTBH:


Kết thúc bài học

NL:

Năng lực

PPCT:

Phân phối chương trình

SGK:

Sách giáo khoa

SH:

Sinh học

THPT:

Trung học phổ thơng

TN:

Thí nghiệm

TNSP:

Thực nghiệm sư phạm


SĐTD:

Sơ đồ tư duy

SKKN:

Sáng kiến kinh nghiệm


MỤC LỤC
PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 2
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 2
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ..................................................................... 2
5.2. Phương pháp điều tra ....................................................................................... 3
5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ................................................................. 3
5.4. Phương pháp thống kê toán học ....................................................................... 3
6. Những đóng góp mới của đề tài .......................................................................... 3
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................... 4
1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................... 4
1.1. Cơ sở lí luận .................................................................................................... 4
1.2. Cơ sở thực tiễn. ............................................................................................... 6
2. Xây dựng một số biện pháp tích cực để tổ chức hoạt động KTBH nhằm phát huy
năng lực của HS ..................................................................................................... 8
2.1. Nguyên tắc xây dựng hoạt động KTBH ........................................................... 8
2.2. Quy trình xây dựng hoạt động KTBH .............................................................. 9
2.3. Những kiến thức có thể thiết kế hoạt động KTBH của từng bài trong phần:

Chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11. ................................................. 9
2.4. Một số biện pháp KTBH theo hướng phát triển năng lực HS trong dạy học
Sinh học ở trường phổ thông ................................................................................ 11
2.5. Áp dụng các biện pháp KTBH theo hướng phát triển năng lực HS trong giảng
dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11 .................................. 18
3. Thực nghiệm sư phạm ...................................................................................... 46
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm. .............................................................. 46
3.2. Phương pháp thực nghiệm ............................................................................. 46
3.3. Nội dung và thời gian thực nghiệm sư phạm ................................................. 47
3.4. Tiến hành thực nghiệm .................................................................................. 48
3.5. Kết quả thực nghiệm ..................................................................................... 48


3.6. Kết luận về thực nghiệm ................................................................................ 51
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 52
1. Kết luận ............................................................................................................ 52
2. Kiến nghị .......................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 54
PHỤ LỤC................................................................................................................


Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh
trong dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11
PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, tồn ngành giáo dục đang hướng tới công cuộc đổi mới căn bản,
toàn diện về chất lượng và hiệu quả của giáo dục phổ thông. Định hướng cơ bản
của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức
sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực của mỗi HS.
Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi

mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn
bản, tồn diện về giáo dục phổ thơng; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng
nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về kiến thức sang nền giáo dục
phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hịa đức, trí, thể, mĩ và phát
huy tốt nhất tiềm năng của mỗi HS”.
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực thể
hiện qua nhiều đặc trưng trong đó dạy học thơng qua tổ chức liên tiếp các hoạt
động học tập, giúp HS tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp
thu những tri thức được sắp đặt sẵn. GV là người tổ chức và chỉ đạo HS tiến hành
các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết
vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn...là một trong những đặc
trưng vô cùng quan trọng.
Một trong những yêu cầu của tiết học thành cơng là phải có hoạt động
KTBH. Hoạt động KTBH đóng góp vào thành cơng của tiết dạy. KTBH khơng chỉ
hồn thành nội dung sau một giờ học nhằm củng cố, hệ thống kiến thức bài học mà
còn có thể liên hệ, vận dụng và mở rộng kiến thức giúp HS có cái nhìn đa chiều và
sâu sắc hơn về kiến thức đã học. Nó giúp người học nắm vững hệ thống kiến thức,
là tiền đề để xây dựng cho người học khả năng vận dụng vững chắc, có hiệu quả
các kiến thức vào học tập và thực tiễn cuộc sống.
Phương pháp dạy học truyền thống lâu nay vẫn tổ chức hoạt động KTBH
đều dựa vào vai trò của GV, phần vì GV là người hướng dẫn nội dung bài học
ngay từ đầu giờ cho đến cuối giờ và đa phần HS được GV giao nhiệm vụ hoặc
hướng dẫn các hoạt động học tập trong quá trình truyền tải nội dung bài học, nên
GV là người KTBH bằng một hoạt động củng cố, và hướng dẫn HS liên hệ vận
dụng, mở rộng... và ở dạy học truyền thống GV chỉ hệ thống lại kiến thức mà HS
đã được học ở phần nội dung bài học, hơn nữa vào thời điểm KTBH thời gian cũng
khơng cịn nhiều nên có khi phần KTBH GV làm thật nhanh hoặc làm qua để hoàn
thành các bước lên lớp, cho nên việc đánh giá được mức độ nhận thức cũng như
năng lực của HS sau giờ học cịn nhiều hạn chế. Vì vậy hoạt động KTBH cần được
GV quan tâm hơn và chú trọng hơn đến những hoạt động của HS.

Việc thực hiện hoạt động dạy học tích cực ở phần KTBH rất quan trọng
trong một giờ học, ở phần hoạt động này khi bài học đã kết thúc, mọi vấn đề đã
1


Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh
trong dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11
được thơng qua trong bài học thì HS có thể nhìn được một cách khái quát nhất của
vấn đề, hay có những cái nhìn, đánh giá khách quan hơn qua nhiều kênh thơng tin
đã được tiếp cận, để giúp HS có cái nhìn đa chiều và tồn diện hơn.
Muốn có một hoạt động KTBH ấn tượng, có dấu ấn thì GV phải có những
hoạt động đổi mới tích cực cuối giờ học nhằm hướng tới HS. Thay vì KTBH chỉ
dựa vào hoạt động của GV thì GV nên hướng tới những hoạt động của HS bằng
những phương pháp dạy học tích cực để phát huy năng lực của HS, khơi gợi những
năng lực trong mỗi con người vốn có.
Là một GV giảng dạy bộ môn Sinh học tôi luôn trăn trở phải dạy và giáo dục
cho HS những cái gì, dạy như thế nào để giúp HS trở thành những con người có
phẩm chất tốt, tự chủ, năng động, sáng tạo, thích ứng với xã hội hiện nay.
Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp KTBH theo hướng
phát triển năng lực học sinh trong dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng
lượng - Sinh học 11” với mong muốn góp thêm một số ý tưởng và biện pháp mới
trong tổ chức dạy học để phát huy những năng lực tích cực cho HS trong phần
KTBH.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu, xây dựng và thử nghiệm những biện pháp tích cực để KTBH
nhằm phát huy năng lực của HS qua phần chuyển hóa vật chất và năng lương –
sinh học 11 để nâng cao hiệu quả quá trình dạy học sinh học ở trường phổ thông.
- Rèn luyện cho HS kĩ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng phát hiện và giải
quyết vấn đề một cách có hiệu quả.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ sở lí luận về hoạt động KTBH.
- Nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa sinh học, đặc biệt phần chuyển
hóa vật chất và năng lượng – sinh học 11.
- Nghiên cứu các biện pháp và cách thức để tổ chức hoạt động KTBH áp
dụng vào từng bài học của phần chuyển hóa vật chất và năng lượng- sinh học 11.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- HS THPT khối 11, GV giảng dạy sinh học ở THPT
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài

2


Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh
trong dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11
5.2. Phƣơng pháp điều tra
Phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp điều tra khảo sát, phương
pháp tổng kết kinh nghiệm.
5.3. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
Phương pháp nghiên cứu trên nhóm lớp thực nghiệm qua việc đánh giá các
tiêu chí tương ứng với các mức độ đạt được và so sánh với lớp đối chứng.
5.4. Phƣơng pháp thống kê toán học
Sử dụng tốn xác suất, thống kê để xử lí số liệu và tính tốn.
6. Những đóng góp mới của đề tài
- Về mặt lý luận: Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về sử dụng các biện
pháp tích cực để KTBH.
- Về mặt thực tiễn: cung cấp nguồn tư liệu giúp GV dễ dàng lựa chọn và áp
dụng vào bài dạy để phát huy năng lực cho HS. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả
học tập trong dạy HS học ở trường phổ thông.


3


Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh
trong dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Quan niệm về hoạt động KTBH
KTBH Là những hoạt động cuối cùng, KTBH và tạo ra một ấn tượng lâu dài
về những gì đã học và tạo nên sự suy ngẫm nơi người học nhằm nâng cao hiệu quả
giảng dạy và học tập. Hoạt động KTBH gồm hoạt động luyện tập, củng cố và liên
hệ vận dụng, mở rộng để tìm tịi kiến thức mới. Ở hoạt động này thay vì GV là
người vừa tổ chức và vừa thực hiện thì mục đích của GV là hướng những hoạt
động đến người học.
GV sử dụng các hoạt động kết thúc để: Kiểm tra mức độ hiểu biết và nắm
kiến thức, nhấn mạnh các thông tin quan trọng, kết thúc mở, nhận ra những nhận
thức sai của người học. HS thấy các hoạt động kết thúc giờ học hữu ích cho việc:
Tóm tắt, đánh giá và thể hiện sự hiểu biết của họ về những điểm chính, củng cố và
tiếp thu các thông tin quan trọng, liên kết các ý tưởng bài học với khung khái niệm
và kiến thức đã học trước đó, áp dụng ý tưởng vào tình huống mới.
1.1.2. Mục đích của hoạt động KTBH
KTBH là hoạt động cuối cùng của giờ học bao gồm hoạt động luyện tập
củng cố và hoạt động vận dụng, mở rộng kiến thức: KTBH nhằm tạo ra những ấn
tượng lâu dài về những gì đã học và tạo nên sự suy ngẫm nơi người học với mục
đích nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập. Trong phần KTBH GV tạo điều kiện
để HS hình thành và phát triển các năng lực như năng lực tự học, năng lực hợp tác,
năng lực thực hành, năng lực đánh giá, nhận xét...
1.1.3. Cấu trúc hoạt động KTBH

Hoạt động KTBH bao gồm hoạt động luyện tập, củng cố và hoạt động mở
rộng kiến thức dưới những hình thức tổ chức dạy học theo phương pháp mới nhằm
hướng tới những năng lực cho HS.
* Hoạt động luyện tập, củng cố:
Mục đích của hoạt động này là giúp HS củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ
năng vừa mới lĩnh hội được. Hoạt động này yêu cầu HS phải vận dụng trực tiếp
những kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập, tình huống. Đây là hoạt động rất
quan trọng vì nó giúp HS kết hợp giữa lí thuyết với thực hành, đồng thời giúp GV
kiểm tra kết quả HS đã lĩnh hội.
Hoạt động này có thể được tổ chức dưới những hình thức khác nhau, nhưng
chủ yếu là hướng tới những hoạt động tích cực giúp HS được thực hành, trải
nghiệm kiến thức và từ đó mới khái qt lại được tồn bộ nội dung bài học dưới
cách thức của riêng mình, những hoạt động KTBH có thể là do GV gợi ý, hướng
4


Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh
trong dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11
dẫn theo định hướng của GV cũng có thể là HS tự nghĩ ra cách riêng của mình để
thực hành, đặc biệt sau những lần thực hành, GV khuyến khích HS sáng tạo để
thực hành nhiều nội dung khác và HS là đối tượng sẽ được hưởng lợi nhiều hơn cả
khi tự mình làm được những điều đó.
* Hoạt động vận dụng
Giúp HS vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình
huống/vấn đề tương tự hoặc mới trong học tập hoặc trong cuộc sống.
Đây có thể là những hoạt động mang tính nghiên cứu, sáng tạo, vì thế cần
giúp HS gần gũi với gia đình, địa phương, tranh thủ sự hướng dẫn của gia đình, địa
phương để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
* Hoạt động mở rộng và liên hệ
Giúp HS không bao giờ dừng lại với những gì đã học và hiểu, rằng ngồi

những kiến thức được học trong nhà trường cịn rất nhiều điều có thể và cần phải
tiếp tục học, ham mê học tập suốt đời.
GV cần khuyến khích HS tiếp tục tìm tịi và mở rộng kiến thức ngoài lớp
học (chiều sâu hoặc theo chiều rộng).
HS tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực
tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng những
cách khác nhau.
1.1.4. Ý nghĩa của hoạt động KTBH đối với dạy học theo hƣớng phát
triển năng lực HS
Bài giảng dù hay, hấp dẫn đến đâu nếu khơng có KTBH thì chưa thể coi là
dạy tốt. Có khơng ít GV chưa thấy hết tác dụng của việc KTBH nên thường bỏ qua
hay làm một cách chiếu lệ. Thực tế dạy học đã chứng minh thông qua KTBH sẽ
giúp HS ghi nhớ tốt các kiến thức đã học. Việc nhắc lại kiến thức khi củng cố giúp
ích rất nhiều cho sự ghi nhớ. KTBH thường xuyên còn giúp GV đánh giá được
chất lượng bài giảng, mức độ lĩnh hội kiến thức của HS, từ đó có biện pháp bổ
sung và sửa chữa kịp thời phương pháp lên lớp của mình.
* Đối với GV: Khi tổ chức hoạt động KTBH bằng những biện pháp tích cực.
+ GV biết được mức độ nắm bắt bài học của HS.
+ GV đánh giá được các năng lực thực hành của HS qua các hoạt động tích
cực, để từ đó GV có thể bổ sung, điều chỉnh phương pháp dạy học cho cho phù
hợp, những hoạt động nào phù hợp với nội dung gì.
+ GV có thể gợi mở những vấn đề mới, những ý tưởng mới cho HS tiếp cận
và có tư duy đa chiều về bản chất các khái niệm, quá trình sinh học.
* Đối với HS: Khi tổ chức hoạt động KTBH bằng những biện pháp tích cực.
5


Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh
trong dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11
+ Giúp HS khái quát lại kiến thức một cách logic, có hệ thống, và HS dễ ghi

nhớ các kiến thức dưới những hình thức khác nhau.
+ Giúp HS có cơ hội tìm kiếm các nguồn thơng tin mới, buộc HS phải tư
duy vận động để so sánh, đối chiếu.
+ Tạo hứng thú học tập, gợi mở những ý tưởng mới, tạo cơ hội để HS áp
dụng ý tưởng vào các tình huống mới.
+ HS có thể phát biểu ý kiến cá nhân về nội dung bài học và có thể áp dụng
vào thực tiễn.
+ HS có thể thực hành sản phẩm bài học dưới những hình thức khác nhau,
qua đó hình thành năng lực, phẩm chất của người học.
Như vậy các biện pháp tích cực sử dụng ở phần KTBH là tạo điều kiện cho
HS được thực hành, được tư duy, được trình bày quan điểm của mình, để hướng
tới giải quyết những tình huống cụ thể, GV có cơ hội đa dạng hóa các hình thức
dạy học mới để truyền tải kiến thức.
1.2. Cơ sở thực tiễn.
Với mục đích tìm hiểu về vai trị của hoạt động KTBH đối với tiết dạy, tôi
đã điều tra các GV ở trường Hoàng Mai 2. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1. Kết quả điều tra vai trò của KTBH trong giảng dạy
Nội dung

TS ý kiến

Tỉ lệ (%)

Không cần thiết

0

0

Cần thiết


13

32.5

Rất cần thiết

27

67.5

Qua bảng điều tra cho thấy KTBH là một khâu quan trọng trong một giờ dạy
nói chung và trong giờ sinh học nói riêng. Tồn bộ GV cho rằng nó rất cần thiết
hoặc cần thiết, khơng có GV nào nghĩ nó khơng cần thiết. Tuy nhiên, hầu như GV
không quan tâm đến bước này khi dạy học. Đa phần GV thường KTBH cho các em
bằng cách gọi một HS đứng dậy đọc phần ghi nhớ, sau đó giao bài về nhà làm,
thậm chí nhiều GV bỏ qua bước này khi dạy học. Với GV đa phần các giờ học vẫn
sử dụng phương pháp dạy học truyền thống là phổ biến, hoặc có áp dụng phương
pháp dạy học mới nhưng chú trọng đến phần khởi động và hình thành kiến thức,
cịn phần KTBH thì ít khi chú ý tới.
Trong q trình dạy học ở trường THPT, tơi đã tiến hành điều tra thực trạng
dạy học theo hướng phát triển năng lực của HS thông qua phần KTBH trong môn
Sinh học ở trường THPT như sau:
6


Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh
trong dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11
Bảng 2.1. Kết quả điều tra hoạt động của GV về thực trạng dạy phần KTBH ở
trƣờng THPT


Hiếm khi
Tiêu chí

TT

Thỉnh
thoảng

Số
Tỉ lệ
Số
lƣợng (%) lƣợng

Thƣờng
xuyên

Tỉ
Số
Tỉ lệ
lệ
lƣợng (%)
(%)

1

GV sử dụng phương pháp dạy
học truyền thống (đọc, chép)

0


0

5

12.5

35

87.5

2

GV sử dụng phương pháp dạy
học tích cực trong phần khởi
động và hình thành kiến thức

1

2.5

9

22.5

30

75.0

Cho HS trao đổi,

thảo luận, tranh biện
về quan điểm cá
nhân trong phần
KTBH, được nói lên
suy nghĩ, sự sáng
tạo của mình.

32

80.0

8

20.0

0

0

HS được đặt câu hỏi
với GV ở phần
KTBH về những
vấn đề cịn hồi
nghi và được GV
giải thích.

34

85.0


6

15,0

0

0

HS được tạo điều
kiện để phát huy
năng lực tự học,
năng lực hợp tác
giữa các thành viên,
các nhóm trong
phần KTBH nhằm
giải quyết vấn đề.

26

65.0

13

32.5

1

2.5

3


GV tổ
chức
KTBH
bằng
những
biện
pháp
tích cực
nhằm
phát
triển
năng
lực cho
HS.

7


Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh
trong dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11
HS được GV tổ
chức các hoạt động
mang tính giải trí ở
phần KTBH nhưng
có ý nghĩa nhằm
giải quyết vấn đề
thực tiễn

36


90.0

4

10.0

0

0

Từ bảng điều tra khảo sát cho chúng ta thấy
+ Ở tiêu chí GV sử dụng phương pháp dạy học truyền thống là chủ yếu ta
thấy 87.5% GV vẫn tiến hành giờ học bằng phương pháp dạy học truyền thống,
trong khi đó chỉ có 12.5 % thỉnh thoảng sử dụng phương pháp dạy học nhằm phát
triển năng lực của HS, và rõ ràng đó là một sự thiệt thịi của HS, trong khi đã tiến
hành phương pháp dạy học tích cực từ lâu.
+ Ở tiêu chí GV tổ chức KTBH bằng những biện pháp tích cực nhằm phát
triển năng lực cho HS: Ta thấy GV ít chú ý đến phần KTBH. vì đây là phần
KTBH, nên đơi khi GV khơng cịn đủ thời gian hoặc làm mang tính đối phó cho có
lệ. Nhưng rõ ràng HS sẽ hứng thú hơn khi được GV tổ chức cho một vài hoạt động
vui nhộn cuối giờ học, nó vừa lưu lại dấu ấn, vừa kích thích tính tị mị tìm hiểu,
khám phá các kiến thức mới, nếu tổ chức được các hoạt động tích cực như thế cho
HS ở phần KTBH thì sẽ rất thuận lợi cho GV trong các giờ học sau.
Thực tế HS phải học quá nhiều môn và yêu cầu các môn học dường như đều
như nhau, với yêu cầu đó và phương pháp dạy học truyền thống sẽ biến mỗi giờ
học trở nên mệt mỏi, gây ra sự uể oải mà hiệu quả khơng cao. Vì vậy KTBH bằng
một số biện pháp tích cực sẽ gây sự hứng thú cho HS và đem lại hiệu quả sau mỗi
bài học.
2. Xây dựng một số biện pháp tích cực để tổ chức hoạt động KTBH

nhằm phát huy năng lực của HS
2.1. Nguyên tắc xây dựng hoạt động KTBH
- Các bài tập, tình huống, trò chơi phải liên quan đến kiến thức của bài học.
- Tình huống/câu hỏi/bài tập nhằm huy động kiến thức/kĩ năng/kinh nghiệm
sẵn có nào của HS?
- Vận dụng kiến thức/kĩ năng/kinh nghiệm đã có đó thì HS có thể thực hiện
nhiệm vụ đã nêu đến mức độ nào? Dự kiến các câu trả lời/sản phẩm mà HS có thể
hồn thành.
- Hoạt động KTBH mà cần huy động những kinh nghiệm thực tiễn có liên
quan đến nội dung bài học để tạo sự hứng thú và suy nghĩ tích cực cho người học.
8


Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh
trong dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11
- Nhiệm vụ đặt ra nên gần gũi với đời sống mà HS dễ cảm nhận và đã có ít
nhiều những hiểu biết ban đầu về chúng.
- Tạo điều kiện cho HS có thể huy động được kiến thức vừa học để giải
quyết, qua đó giúp HS phát hiện vấn đề, kết nối được kiến thức thực tiễn để giải
quyết vấn đề đã phát hiện.
- Về thời gian: đây là khâu quan trọng để đảm bảo tiến trình giờ học. Tùy
vào nội dung bài học để GV định lượng thời gian. Đối với các bài dạy học theo chủ
đề từ 2 tiết trở lên, GV có thể tổ chức hoạt động KTBH trong vòng 10 - 12 phút.
Đối với bài học theo từng tiết, GV nên tổ chức hoạt động KTBH 5-7 phút.
2.2. Quy trình xây dựng hoạt động KTBH.
Bƣớc 1

Xác định mục tiêu nhiệm vụ tổng quát của chương trình môn học, và
mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể ở mỗi bài học hoặc một chủ đề.


Bƣớc 2:

Xác định các kiến thức, kĩ năng bài mới có thể thiết kế hoạt động
KTBH cho HS.

Bƣớc 3:

Lựa chọn biện pháp (hình thức) KTBH

Bƣớc 4:

Thiết kế hoạt động KTBH dựa trên các nguyên tắc đã đề ra

2.3. Những kiến thức có thể thiết kế hoạt động KTBH của từng bài trong
phần: Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng - Sinh học 11.
Chủ đề

Bài

Kiến thức có thể thiết kế hoạt động
KTBH

Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối
khoáng ở rễ

Rễ là cơ quan hấp thụ nước và in khống ở
thực vật.

Bài 2. Q trình vận chuyển các
chất trong cây


Phân biệt mạch gỗ và mạch rây về cấu tạo,
thành phần dịch và động lực.

Bài 3. Thoát hơi nước

- Thoát hơi nước là “tai họa tất yếu”
- Vai trị của thốt hơi nước
- Thí nghiệm thốt hơi nước.

9


Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh
trong dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11

Chủ đề 1:
Dinh dưỡng
khống ở
thực vật

- Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp
Bài 4. Vai trò của các chất dinh dưỡng cho cây trồng.
các nguyên tố dinh
- Liều lượng phân bón ảnh hưởng đến sinh
dưỡng khống
trưởng và năng suất cây trồng.
Bài 5,6. Dinh
dưỡng nitơ ở thực
vật


Bài 8. Quang hợp
ở thực vật

- Vai trò của nguyên tố nitơ đối với năng
suất cây trồng.
- Vai trò của các cây họ đậu trong quá trình
trồng xen canh.
- Cây lớn lên nhờ tạo cacbohidrat trong
quang hợp mà nguyên liệu của quang hợp là
CO2 và nước.
- Vai trị của việc khí khổng đóng vào buổi
trưa nắng gắt.

Chủ đề 2:
Quang hợp ở
thực vật

Chủ đề
STEM: Xôi
ngũ sắc- sắc
màu từ thực
vật

Bài 9: Quang hợp
ở các nhóm thực
vật C3, C4 và
CAM

Bài10. Ảnh hưởng - Các nhân tố (cường độ ánh sáng, nồng độ

của nhân tố ngoại CO , nhiệt độ) ảnh hưởng đến quang hợp.
2
cảnh đến quang
- Trồng cây trong nhà kính
hợp
Bài 11: Quang
hợp và năng suất
cây trồng

- Quang hợp quyết định năng suất cây trồng

Mục II.3 bài 8 +
bài 13

Vai trò của màu tự nhiên trong chế biến
thực phẩm

Bài 12. Hơ hấp ở thực vật

Chủ đề 3:
Tiêu hóa ở
động vật

- Sự khác nhau trong qua trình quang hợp
của C3, C4 và CAM, liên hệ thực tế.

Hô hấp ở thực vật tiêu thụ khí O2, đồng thời
thải khí CO2 và năng lượng.

- Q trình tiêu hóa thức ăn ở miệng.

Bài 15: Tiêu hóa ở
- Q trình tiêu hóa ở các loài động vật khác
động vật
nhau.
10


Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh
trong dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11
- Q trình tiêu hóa ở trâu bị.
Bài 16: Tiêu hóa ở
- Đặc điểm tiêu hóa khác nhau thú ăn thịt và
động vật
thú ăn thực vật.
- Nhịp thở của người đang hoạt động khác
nhau là khác nhau.
Bài 17: Hô hấp ở động vật

- Q trình hơ hấp đóng vai trị hết sức quan
trọng trong q trình chuyển hóa vật chất và
năng lượng
- Q trình hoạt động của phổi.

Bài 18: Tuần hồn máu

- Hệ tuần hoàn khác nhau ở các loài động
vật: có hệ tuần hồn, khơng có hệ tuần hồn,
hệ tuần hồn đơn hoặc kép.
- Tim có vai trào quan trọng trong hệ tuần
hoàn


Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo)

Bài 20: Cân bằng nội mơi

- Tim có tính tự động.
- Khái niệm huyết áp, huyết áp bình thường,
huyết áp cao và huyết áp thấp và những yếu
tố ảnh hưởng đến huyết áp.
- Khả năng điều hịa cân bằng nội mơi trong
cơ thể.
- Đổ mồ hơi để duy trì nhiệt độ.

2.4. Một số biện pháp KTBH theo hƣớng phát triển năng lực HS trong
dạy học Sinh học ở trƣờng phổ thông
2.4.1. KTBH bằng tổ chức trò chơi
Mỗi ngày các em học từ 4 đến 5 tiết. Vì vậy khơng tránh khỏi việc bị căng
thẳng, quá tải trong học tập. Do đó, việc thay đổi hệ thống bài tập củng cố bằng các
trò chơi học tập là vấn đề cần được quan tâm và ứng dụng.
Việc vừa học, vừa chơi, không chỉ giúp HS ghi nhớ kiến thức nhanh và sâu
hơn, mà còn tạo tinh thần thoải mái trong học tập, giúp các em hứng thú, say mê và
u thích bộ mơn Sinh học. Thơng qua các trị chơi tập thể cũng giúp HS hình
thành năng lực chung, năng lực đặc thù bộ mơn Sinh học, nhân cách, tăng tinh thần
đồn kết, hỗ trợ lẫn nhau.

11


Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh
trong dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11

Trị chơi trong môn Sinh học là hoạt động dạy học mà ở hoạt động này
người học được tổ chức các trò chơi để vừa lĩnh hội kiến thức mà vừa được trải
nghiệm các khái niệm, quá trình, cơ chế, kiến thức liên quan Sinh học qua các loại
hình trị chơi. Làm cho HS HS học một cách thú vị, lớp học sôi nổi, tập trung sự
chú ý cũng như tiếp nhận kiến thức nhẹ nhàng hơn.
Tuy nhiên trong KTBH để tổ chức một trị chơi vừa mang tính khái qt,
vừa nhấn mạnh một thông tin quan trọng và đảm bảo thời gian là vấn đề cần phải
lưu ý. Vì vậy việc sử dụng hoạt động trò chơi trong KTBH, chỉ cần tập trung nhấn
mạnh một số thông tin quan trọng trong bài để đảm bảo thời gian mà tạo được sự
hứng thú và phát huy năng lực tư duy tìm tịi, sáng tạo của HS.
Phương pháp trị chơi có một số ưu điểm và nhược điểm sau:
- Ưu điểm:
+ Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn HS do
đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học.
+ Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, đo đó
giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lý thuyết mới.
+ Trị chơi có nhiều HS tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập
hợp tác cho HS.
- Nhược điểm:
chơi.

+ HS dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trị
+ Đơi khi khó quản lí được thời gian tổ chức.
Khi sử dụng phương pháp này GVcần lưu ý một số điều sau:

- Mục đích của trị chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần
của chương trình.
- Hình thức chơi đa dạng giúp HS được thay đổi các hoạt động học tập trên
lớp, giúp HS phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động.
- Luật chơi đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra các cách chơi

có nhiều HS tham gia để tăng cường kỹ năng học tập hợp tác.
- Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ. Chọn
quản trị chơi có năng lực phù hợp với u cầu của trò chơi.
- Thường thời gian cho hoạt động KTBH là khoảng 5 – 7 phút. Do đó, Các
trị chơi tổ chức cho HS cũng phải hết sức đơn giản, nhanh gọn nhưng vẫn phải
hiệu quả.

12


Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh
trong dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11
Các hình thức trị chơi tơi đã sử dụng đó là trị chơi ơ chữ, trị chơi ghép
hình, đóng vai, hợp sức, lật mảnh ghép, ai nhanh hơn, trò chơi trực tuyến bằng các
phần mềm quizizz, kahoot, wordwall...
2.4.2. KTBH bằng tổ chức diễn kịch, đóng vai
Diễn kịch là một phương pháp khá mới mẻ nhưng rất thu hút HS. Đối với
phần CHVC&NL thì GV có thể cho đóng vai các nhà sinh học, đóng vai các cơ
quan, bộ phận của cơ thể thực vật cũng như động vật, diễn kịch về các q trình,
cơ chế sinh học. Có thể cải biến những vở kịch có sẵn kinh điển (Chí Phèo- Thị
Nở; Chị Dậu ...) áp dụng cho Sinh hoc. Với phương pháp này thì GV có thể cho
kịch bản trước hoặc khơng cho kịch bản trước chỉ cần cho tình huống u cầu HS
diễn kịch để giải quyết tình huống.
Khi đóng vai, HS diễn đạt những tình huống đang học một cách sống động,
dễ hiểu, khiến cho đề tài hay bài học có sức hấp dẫn, dễ nhớ hơn. Một điểm quan
trọng khác của diễn kịch, đóng vai là HS có chỗ để thể nghiệm về NL giao tiếp,
NL ngôn ngữ, NL hợp tác.
Diễn kịch, đóng vai là một hoạt động sinh động, bổ ích. Tuy nhiên, muốn
diễn kịch, đóng vai thành cơng thì cả thầy và trị cần phải có bước chuẩn bị chu
đáo.

Để cho hoạt động KTBH có đóng kịch đạt hiệu quả, GV cần phải là người
điều khiển chính. Ngồi việc đọc và sửa lời thoại cho các vở kịch, GV cần phải là
người quan sát, góp ý, cho lời khuyên và có thể đảm nhiệm một vai nào đó nếu
thấy cần thiết và thích hợp. GV cũng cần tham dự các buổi tập luyện. Thầy và trò
cũng nên có bước chuẩn bị đầy đủ các trang phục, vật dụng, khiến nó càng thật,
càng sống động bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
Yêu cầu:
- Kịch bản ngắn gọn, phù hợp thời gian
- Nội dung cuốn hút, liên quan đến kiến thức bài học.
- Phải có bối cảnh, trang phục và đạo cụ phù hợp, hấp dẫn.
- Có thể hài hước rất tốt nhưng phải có chiều sâu, phù hợp kiến thức và phù
hợp HS.
- Chú ý phân vai diễn cho những em nhút nhát, ngại giao tiếp.
2.4.3. KTBH bằng việc thiết kế mơ hình
Cho HS tự thiết kế mơ hình là một cách KTBH vơ cùng hấp dẫn. Giống như
câu tục ngữ “trăm hay không bằng tay quen”. Để cho HS dễ nhớ và nắm chắc kiến
thức thì việc để cho các em tự nghiên cứu, tự tìm hiểu, từ sự tìm hiểu đó để làm ra
sản phẩm là phương pháp hiệu quả nhất. Đối với Sinh học thì việc thiết kế các mơ
hình sẽ làm cho các em ghi nhớ sâu sắc kiến thức: ví dụ mơ hình ADN, tế bào,
13


Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh
trong dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11
phổi...Đối với phần CHVC&NL có thể thiết kế mơ hình trồng cây trong dung dịch,
mơ hình phổi hoạt động như thế nào, mơ hình đường đi của máu....Sử dụng các
kiến thức đã học để tạo ra các sản phẩm sẽ làm cho các em thích thú và u thích
bộ mơn hơn. Tuy nhiên việc thiết kế mơ hình cần khá nhiều thời gian nên GV phải
quản lí tốt các em để các em hoàn thành đúng thời gian quy định.
Yêu cầu:

- GV phải chuẩn bị nguyên vật liệu hoặc giao cho HS tự chuẩn bị nguyên vật
liệu cẩn thận, đầy đủ.
- Nguyên vật liệu đơn giản, dễ kiếm, có thể là vật liệu tái chế càng tốt.
- GV phải chuẩn bị trước 1 mơ hình để HS làm sai GV có thể đối chiếu.
- Mơ hình phải liên quan đến kiến thức bài học nhằm giúp HS củng cố và
ghi nhớ kiến thức tốt hơn.
- Quản lí tốt thời gian lắp ráp của HS.
2.4.4. KTBH bằng việc thảo luận câu hỏi nêu vấn đề đƣợc GV nêu ra
đầu tiết học
Trước khi giảng dạy bài mới, GV đưa ra tình huống có vấn đề, cụ thể hoá
bằng câu hỏi nêu vấn đề viết trực tiếp lên bảng . Câu hỏi tình huống này GV có thể
sử dụng làm hoạt động khởi động. GV cho HS hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi.
Tuy nhiên khi chữa bài GV chưa khẳng định là nhóm nào trả lời đúng, nhóm nào
trả lời sai mà phải học xong bài mới, dựa vào kiến thức bài mới thì ở phần KTBH
GV mới khẳng định câu trả lời của HS. Hoặc GV có thể nêu ra câu hỏi nhưng chưa
cần HS trả lời mà đợi đến cuối bài mới cho HS thảo luận để trả lời. Vì vậy HS sẽ
thắc mắc và có nhu cầu phải tìm hiểu kiến thức mới. Như thế, câu hỏi nêu vấn đề ở
đầu tiết học cũng chính là câu hỏi để GV tổ chức cho HS thảo luận ở phần KTBH.
Trong quá trình giảng dạy, GV cần làm nổi bật trọng tâm vấn đề thơng qua
hệ thống câu hỏi có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến câu hỏi nêu vấn đề đã đặt
ra từ đầu. Từ đó HS mới có thể dễ dàng trả lời câu hỏi. Sau khi HS đã hoàn thành
nội dung bài học, GV sẽ tổ chức hoạt động KTBH để giải quyết vấn đề ban đầu
nêu ra, HS trả lời, GV tiếp tục bổ sung, sửa chữa và nâng cao kiến thức cho HS.
Câu hỏi nêu vấn đề ở đầu tiết học thường là các câu hỏi mở đề kích thích
tính tị mị của HS, kích thích nhu cầu tìm hiểu câu trả lời. Đối với phần
CHVC&NL, đây là phần liên quan nhiều đến kiến thưc thực tế, liên quan cơ thể
thực vật và động vật nên việc đặt câu hỏi mở ở đầu tiết học khá phong phú. Chúng
ta có thể đặt câu hỏi liên quan thực tế kiến thức sinh học, câu hỏi quá trình sinh
học, câu hỏi tại sao...


14


Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh
trong dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11
2.4.5. KTBH bằng SĐTD, hệ thống sơ đồ hóa kiến thức, điền sơ đồ
trống, bảng biểu.
Biện pháp KTBH này giúp HS hiểu được kiến thức thơng qua khả năng phân
tích, so sánh và móc nối các kiến thức. Thường áp dụng với những bài mang tính
so sánh hay tổng qt, có thể sử dụng các sơ đồ, bảng biểu để hệ thống lại kiến
thức.
* KTBH bằng SĐTD
SĐTD là hình thức ghi chép một cách logic mở rộng một ý tưởng, tóm tắt
những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề bằng cách kết hợp việc
sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết…SĐTD có nhiều hình thức khác
nhau, nhưng đều là dạng sơ đồ mở, việc thiết kế sơ đồ là theo mạch tư duy của mỗi
người cũng có thể khác nhau, nhưng đều nhằm một mục đích là giúp người học dễ
nhận biết, dễ hiểu và dễ thực hành.
Mục đích sử dụng SĐTD:
+ Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh
+ Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não.
+ Rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách
logic.
SĐTD giúp học sinh nắm vấn đề một cách tổng thể, phát triển nhận thức, tư
duy sáng tạo.
* KTBH bằng sơ đồ hóa hệ thống kiến thức .
Sơ đồ là hình vẽ đơn giản, sơ lược, chỉ vẽ những nét chính, nét chủ yếu,
mang tính quy ước, mơ tả đặc trưng của sự vật hay quá trình, hoặc biểu diễn từng
phần của một tổng thể trong mối tương quan giữa các phần với nhau, nhưng mang
tính đầy đủ, hệ thống và dễ hiểu.

Tổ chức hoạt động KTBH bằng sơ đồ hóa hệ thống kiến thức là rất phù hợp,
vừa mang tính khái quát, tổng hợp kiến thức bài học dưới dạng tóm lược, qua đó
có thể nhấn mạnh thơng tin quan trọng cho học sinh tìm hiểu.
Biện pháp: Có những biện pháp để sơ đồ hóa hệ thống kiến thức bài học:
Có thể là GV tiến hành hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ hoặc cho học sinh khái
quát dưới những hình thức khác nhau. Tuy nhiên với mục đích phát huy năng lực
HS thì GV nên để cho HS tự nghiên cứu và tự vẽ sơ đồ. Trong quá trình này các
em có thể dễ dàng hệ thống lại kiến thức và nắm kiến thức được sâu và nhớ lâu
hơn.

15


Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh
trong dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11
* KTBH bằng biện pháp điền sơ đồ trống, sơ đồ khuyết thiếu
Sơ đồ trống là dạng sơ đồ khơng có nội dung bên trong, cịn sơ đồ khuyết
thiếu thì đã có một phần nội dung GV có thể chuẩn bị các sơ đồ trống hoặc khuyết
thiếu ở nhà và sau khi KTBH có thể dùng sơ đồ đó để yêu cầu học sinh điền nội
dung mình đã được học vào bên trong, hoặc GV có thể giao cho các nhóm học sinh
tự tạo các sơ đồ để nhóm khác điền nội dung vào các sơ đồ đó.
Đối với phần CHVC&NL hầu hết các bài đều có thể áp dụng phương pháp
KTBH bằng SĐTD, hệ thống sơ đồ hóa kiến thức, điền sơ đồ trống, sơ đồ khuyết
thiếu, bảng biểu. Ví dụ như kiến thức mang tính chất so sánh như bài 2: Vận
chuyển các chất trong cây; bài 10: Ảnh hưởng của nhân tố ngoại cảnh đến quang
hợp...Ví dụ như bài mang tính tổng quát như như bài 5+6: Dinh dưỡng nitơ ở thực
vật; bài 12: Hô hấp ở thực vật; bài 15 + 16: Tiêu hóa ở động vật, bài 17: Hơ hấp ở
động vật, bài 18+19: Tuần hồn máu...
2.4.6. KTBH bằng tranh luận, lật ngƣợc lại vấn đề
Phương pháp tranh luận là cách GV đưa ra, gợi mở cho học sinh suy nghĩ,

đánh giá về một vấn đề nhất định theo những hướng khác nhau, thậm chí trái
ngược nhau. Sau đó dựa trên những tìm hiểu của các em, GV tổ chức cho các em
trao đổi, bàn bạc, phản biện về vấn đề đó. Học sinh sẽ đưa ra minh chứng để bảo
vệ quan điểm của mình, đồng thời thuyết phục đối phương theo ý kiến đó bằng
những lập luận, lí lẽ, bằng chứng xác thực nhằm làm rõ những khía cạnh khác nhau
của vấn đề và làm giàu sự hiểu biết của cá nhân theo yêu cầu của mục tiêu và
nhiệm vụ dạy học.
Hiểu một cách đơn giản về phương pháp này là GV đề xướng, tổ chức còn
HS chủ động trao đổi, bàn luận, tranh biện, linh hoạt, sáng tạo tiếp thu tri thức một
cách vững chắc và hiệu quả. Tranh luận là hình thức dạy học nhằm nâng cao tính
tương tác của học sinh, giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với GV, qua đó
để hình thành tư duy hành động và năng lực mới cho người học.
Với đặc điểm này, việc sử dụng phương pháp tranh luận trong dạy học về cơ
chế, quá trình sinh học, hoăc tranh luận về bản chất của quá trình sinh học là cần
thiết và phù hợp, không chỉ đáp ứng được nhu cầu nhận thức và gây hứng thú trong
học tập cho học sinh mà còn là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn.
thức.

2.4.7. KTBH bằng việc cung cấp thêm thông tin, tƣ liệu để khắc sâu kiến

Thông tin, tư liệu là nguồn bổ sung tri thức quan trọng, vừa phục vụ cho
nhiệm vụ trí dục vừa có tác dụng giáo dục và nâng cao sự hiểu biết cho GV và HS.
Thông tin. tư liệu có tính hấp dẫn cả về nội dung và hình thức biểu hiện. Việc cung
cấp thêm các loại thơng tin, tư liệu dạy học sẽ kích thích sự hứng thú của HS, tăng
tính tự giác, tích cực trong học tập từ đó góp phần tăng cường hiệu quả chất lượng
16


Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh
trong dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11

dạy học, đặc biệt góp phần phát triển năng lực học tập cho HS như năng lực tự học,
giải quyết vấn đề. Nguồn thông tin, tư liệu sinh học hiện nay rất phong phú có thể
thu thập ở các sách tham khảo, đĩa CD chuyên ngành, trên mạng Internet.
KTBH bằng việc cung cấp thêm thông tin, tư liệu giúp HS không chỉ nắm
vững kiến thức bài học mà còn hiểu biết thêm các kiến thức ngoài SGK. Đây là
một vấn đề quan trọng mà chương trình giáo dục phổ thơng mới đang hướng tới.
2.4.8. KTBH bằng cách gắn kiến thức sinh học với thực tế
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm. Mọi kiến thức Sinh học đều bắt đầu
từ thực tiễn và quay lại phục vụ cho thực tiễn, đem lại lợi ích bền vững cho con
người.
Gắn kiến thức sinh học với thực tiễn góp phần giúp HS có học vấn phổ
thơng tương đối tồn diện để có thể tiếp tục học lên đồng thời có thể giải quyết một
số vấn đề có liên quan đến sinh học trong đời sống và sản xuất, mặt khác góp phần
phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
Thực tiễn trong dạy và học Sinh học sẽ góp phần thực hiện ngun lí giáo
dục: học đi đơi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền
với thực tiễn. Bằng những kiến thức sinh học, trước tiên HS có thể giải đáp được
những câu hỏi “Tại sao?” nảy sinh từ thực tiễn và hơn nữa là có thể đưa ra những
giải pháp tối ưu cho tình huống có vấn đề nảy sinh từ chính thực tiễn đó.
KTBH bằng câu hỏi thực tế giúp HS khơng chỉ nắm vững kiến thức vừa học
mà cịn giải thích được các hiện tượng thực tế điều đó làm các em thích thú và kiến
thức thu được sẽ nhớ lâu hơn. GV có thể sưu tầm, tìm hiểu và giải thích cho HS
những vấn đề trong cuộc sống có liên quan tới bài giảng, thu hút sự tị mị, khám
phá.
u cầu: Phải đảm bảo tính chính xác, khoa học; gắn với nội dung bài giảng,
ngắn gọn, súc tích; nội dung đưa ra phải ngắn gọn, hấp dẫn, phù hợp với trình độ
HS; thời gian phải hợp lý; những ứng dụng phải phổ biến trong cuộc sống có tính
giáo dục tư tưởng, đạo đức, thế giới khoa học biện chứng; thông qua kiến thức, GV
cần nhấn mạnh những bài học giáo dục cho HS như những đức tính của các nhà
khoa học, những kinh nghiệm làm việc sinh học…

2.4.9. KTBH bằng việc đặt vấn đề, câu hỏi hoặc giao nhiệm vụ để HS về
nhà suy nghĩ tìm lời giải đáp, hồn thành nhiệm vụ.
Mục đích của việc đặt câu hỏi về nhà để HS nghiên cứu là giúp các em
không chỉ dừng lại ở việc học trên lớp mà duy trì việc học cả khi tiết học kết thúc.
Làm như vậy kiến thức đã học được các em sử dụng lại để vận dụng giải quyết vấn
đề được giao nên nó sẽ được ghi nhớ sâu sắc. Các câu hỏi đưa ra là các câu hỏi mở,
tình huống khó, nhiệm vụ phức tạp mà cần phải nghiên cứu và có thời gian mới
thực hiện được. Tuy nhiên nhiệm vụ cũng phải lôi cuốn, hấp dẫn để các em hào
17


Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh
trong dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11
hứng thực hiện. Ví dụ GV có thể cho HS về nhà chụp ảnh liên quan kiến thức sinh
học, làm video, phỏng vấn, vẽ tranh. Làm sơ đồ. Làm thí nghiệm...
Khi giao nhiệm vụ cho HS, GV phải cho học sinh có cơ hội được trưng bày,
trình bày, được nhận xét và đánh giá. Chỉ có như vậy, mới có thể thúc đẩy q
trình suy ngẫm của học sinh, từ đó hình thành nên các phẩm chất và năng lực mới.
GV có thể để HS nạp sản phẩm trực tiếp hoặc nạp sản phẩm qua các phần mềm
trực tuyến. Hiện nay để đáp ứng mục tiêu chuyển đổi số của ngành giáo dục thì
việc sử dụng các phần mềm trực tuyến để dạy học để giao nhiệm vụ cho HS là rất
cần thiết. Vì vậy việc chúng ta cho HS nạp sản phẩm trên các phần mềm trực tuyến
là cần thiết. Ví dụ như padlet, microsorf team...
2.4.10. KTBH bằng thực hiện các thí nghiệm
KTBH bằng các video thí nghiệm sinh học (hoặc làm thí nghiệm thực tế)
khơng những giúp HS ghi nhớ kiến thức lâu hơn mà còn rèn luyện cho các em kĩ
năng thí nghiệm cơ bản, khả năng vận dụng kiến thức đã biết, tìm tịi kiến thức mới
để tìm ra bản chất sự vật, hiện tượng. Đối với việc chiếu video thí nghiệm thì thí
nghiệm ln thành cơng, bắt mắt, tốn ít thời gian nhưng HS khơng được tự tay làm
nên hiệu quả thực tiễn có thể khơng cao. Cịn thí nghiệm HS tự làm thì HS tự mình

trải nghiệm nên hiệu quả cao nhưng cần tốn thời gian và thí nghiệm có thể chưa
thành cơng, phải làm lại nhiều lần.
Để đạt được kết quả, video thí nghiệm biểu diễn (hoặc làm thí nghiệm thực
tế) phải đảm bảo một số u cầu sau: Thí nghiệm phải thành cơng, hiện tượng bắt
mắt, dễ quan sát; thí nghiệm đơn giản, dễ thực hiện; thí nghiệm tốn ít thời gian; nội
dung thí nghiệm phải gắn với nội dung bài học; thí nghiệm vừa mang tính giáo
dục, vừa chứng minh cho những điều các em đã học giúp các em mau nhớ bài, cảm
thấy thích thú với những điều tưởng như khơng thể làm được nhưng thực ra lại rất
gần gũi và đơn giản, an toàn.
2.5. Áp dụng các biện pháp KTBH theo hƣớng phát triển năng lực HS
trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lƣợng - Sinh học 11
BÀI 1: SỰ HẤP THỤ NƢỚC VÀ ION KHOÁNG Ở RỄ
* Phƣơng pháp 1: KTBH bằng việc gắn kiến thức sinh học với thực tế
(áp dụng cho hoạt động luyện tập – 3 phút)
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ trả lời
câu hỏi thực tiễn giúp các em nhớ kiến thức tốt hơn, phát huy năng lực giải quyết
tình huống thực tiễn.
Nội dung: Câu hỏi liên quan thực tiễn “Hãy giải thích ảnh hưởng của việc
xới đất, thau chua và bón vơi của nơng dân trong q trình hấp thụ nước”
Sản phẩm dự kiến: Kết quả câu trả lời của HS để đánh giá khả năng vận
dụng kiến thức vào giải bài tập thực tế:
18


Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh
trong dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11
Xới đất giúp tăng oxi nên không làm rụng lông hút; thau chua và bón vơi
giúp tăng pH nên khơng làm rụng lơng hút.
Tổ chức thực hiện : Sau khi hồn thành nội dung bài 1- sự hấp thụ nước và
ion khống ở rễ, GV chia lớp thành các nhóm 4 người. Yêu cầu các nhóm hoạt

động nhóm trả lời câu hỏi nêu ra trong thời gian 3 phút. GV sử dụng kĩ thuật khăn
trải bàn. Hết thời gian hoạt động nhóm, GV u cầu đại diện các nhóm trình bày
câu trả lời của nhóm mình. Sau đó GV nhận xét, chốt lại kiến thức.
* Phƣơng pháp 2: KTBH bằng việc cung cấp thêm thông tin (áp dụng
cho hoạt động luyện tập – 5 phút)
Mục tiêu: Cung cấp thêm thông tin ngoài SGK giúp HS củng cố thêm kiến
thức đã học, phát huy năng lực hoạt động nhóm, củng cố lịng u thích bộ mơn.
Nội dung: Sau khi học xong bài 1- Sự hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ, GV
cung cấp thêm thông tin: Trong điều kiện đồng ruộng, tổng chiều dài hệ rễ của một
cây ngô không kể lông hút là 500 - 700 m. Trên 1mm2 rễ cây ngơ có tới 420 lơng
hút (chiều dài bình qn mỗi lông hút là 0,5 mm). Cây táo 1 năm tuổi chỉ có 10
cành nhưng có tới 45000 rễ các loạị rễ. Và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
(1) Em hãy cho biết những con số trên nói lên điều gì ?
(2) Tính tổng chiều dài của các lơng hút ở rễ cây 1mm2 ngô. Ý nghĩa sinh
học của con số đó là gì ?
Sản phẩm dự kiến: Câu trả lời của HS
(1) Những con số trên nói lên khả năng đâm sâu và lan rộng vào đất của rễ.
Rễ cây lan rộng, hệ thống lông hút phát triển giúp tăng diện tích tiếp xúc với mơi
trường đất. Các đặc điểm này là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên lâu dài,
giúp cây hút được nước và muối khống từ mơi trường đất phức tạp.
(2) Tổng chiều dài của các lông hút ở 1mm2 rễ cây ngô: 420x0,5mm = 210
mm. Ý nghĩa sinh học: Giúp cây ngô hút được nước và muối khống từ mơi trường
đất để sinh trưởng và phát triển.
Cách thức tiến hành: Sau khi cung cấp thơng tin, GV cho HS hoạt động
nhóm trả lời câu hỏi. Các nhóm hoạt động và cử đại diện trình bày. GV chữa bài và
chốt kiến thức.
BÀI 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
* Phƣơng pháp 1: KTBH bằng việc thảo luận câu hỏi nêu vấn đề đƣợc
GV đƣa ra đầu tiết học (áp dụng cho hoạt động luyện tập – 5 phút)
Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức vận chuyển các chất trong cây để

giải quyết tình huống cụ thể.
Nội dung: HS trả lời câu hỏi mà GV nêu ra ở đầu tiết học:
19


Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh
trong dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11
“Cây cao su hiện đang được trồng rộng rãi ở Việt Nam, đứng hàng thứ ba
trong các loại nông sản xuất khẩu. Để thu hoạch mủ, người ta dùng dao cạo đi một
lớp vỏ mỏng trên thân cây để mủ chảy ra và hứng vào chén. Em hãy giải thích
cách làm đó”? Để trả lời được câu hỏi này thì trước hết chúng ta hãy nghiên cứu
kiến thức bài mới.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện: Sau khi hoàn thành nội dung bài 2 – Vận chuyển các
chất trong cây, GV cho HS hoạt động nhóm, mỗi nhóm 8 em, dùng kĩ thuật khăn
trải bàn để yêu cầu HS hoàn thành câu hỏi của GV. Hết thời gian hoạt động thì GV
u cầu các nhóm dán kết quả của nhóm mình lên bảng và cho các nhóm chữa bài
của nhau. Cuối cùng GV tổng kết và chốt lại kiến thức “Mủ cao su là chất hữu cơ
do cây cao su tổng hợp. Trong cây có 2 dịng vận chuyển vật chất, dịng mạch gỗ
vận chuyển nước và khống từ rễ lên lá, dòng mạch rây vận chuyển các chất hữu
cơ do cây tổng hợp được từ lá đến rễ và các bộ phận khác của cây. Khi cắt một
khoanh vỏ, đã cắt đứt mạch rây làm cho chất hữu cơ ( mủ) chảy ra khỏi thân cây,
hứng vào chén ta thu được mủ cao su”.
* Phƣơng pháp 2: KTBH bằng điền sơ đồ trống (áp dụng cho hoạt động
luyện tập – 5 phút)
Mục tiêu: Giúp HS hệ thống lại kiến thức đã học một cách đơn giản, dễ hiểu
với phần hoạt động nhóm tích cực.
Nội dung: Hồn thành sơ đồ khuyết thiếu mà GV đã chuẩn bị sẵn
Sản phẩm: HS hoàn thành sơ đồ và gắn lên bảng.
Tổ chức thực hiện:

Nếu dạy trực tiếp: GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm được phát 1 tờ giấy
A0 trên đó GV đã chuẩn bị sẵn sơ đồ khuyết thiếu u cầu HS hoạt động nhóm để
hồn thành sơ đồ. Sau đó HS gắn bài làm của mình lên bảng. GV cho các nhóm
nhận xét chéo lẫn nhau. Cuối cùng GV nhận xét và chốt lại kiến thức sơ đồ chuẩn.
Nếu dạy trực tuyến, GV chiếu sơ đồ yêu cầu HS hoạt động nhóm online sau
đó yêu cầu HS quay lại chia sẻ màn hình của nhóm mình và gửi sản phẩm qua zalo
hoặc messenger cho GV.

Sơ đồ GV chuẩn bị

Đáp án sơ đồ
20


×