Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

(LUẬN án TIẾN sĩ) vận dụng tư tưởng đối ngoại hồ chí minh trong quan hệ với trung quốc hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 182 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THỊ HƢƠNG THU

VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG ĐỐI NGOẠI
CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG QUAN HỆ VỚI
TRUNG QUỐC HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội - 2022


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THỊ HƢƠNG THU

VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG ĐỐI NGOẠI
CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG QUAN HỆ VỚI
TRUNG QUỐC HIỆN NAY

Ngành: Chính trị học
Mã số: 9.31.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. DỖN THỊ CHÍN



Hà Nội - 2022


LỜI CAM ĐOAN

C

Tác giả luận án

Hoàng Thị Hƣơng Thu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................. 6
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng đối ngoại
Hồ Chí Minh ............................................................................................. 6
1.2. Những cơng trình liên quan đến vận dụng tư tưởng đối ngoại
Hồ Chí Minh trong quan hệ đối với Trung Quốc ................................... 22
1.3. Đánh giá những kết quả nghiên cứu liên quan đến luận án và
vấn đề đặt ra luận án cần giải quyết ........................................................ 25
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 27
Chƣơng 2: TƢ TƢỞNG ĐỐI NGOẠI HỒ CHÍ MINH ............................ 28
2.1. Các khái niệm................................................................................... 28
2.2. Nội dung cơ bản tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh .......................... 35
2.3. Tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh với Trung Quốc ......................... 67
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 77
Chƣơng 3: QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VỚI TRUNG

QUỐC TỪ 1991 ĐẾN NAY THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH .......... 79
3.1. Những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
từ 1991 đến nay ....................................................................................... 79
3.2. Thực trạng quan hệ đối ngoại Việt Nam – Trung Quốc từ 1991
đến nay theo tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh ....................................... 91
3.3. Những vấn đề đặt ra trong việc vận dụng tư tưởng đối ngoại Hồ
Chí Minh đối với quan hệ Việt – Trung................................................ 129
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 136
Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG
ĐỐI NGOẠI HỒ CHÍ MINH TRONG QUAN HỆ VIỆT - TRUNG .... 137
4.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quan hệ đối ngoại
với Trung Quốc dưới ánh sáng tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh ............. 137


4.2. Giải pháp vận dụng tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh trong việc
tăng cường quan hệ đối ngoại Việt Nam – Trung Quốc ....................... 149
Tiểu kết chƣơng 4 ........................................................................................ 162
KẾT LUẬN .................................................................................................. 163
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ .... 167
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 167


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước vĩ đại, nhà hoạt động quốc tế
xuất sắc, chiến sĩ tiên phong của phong trào giải phóng dân tộc, sứ giả của
hịa bình và hữu nghị. Cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Người
đã để lại kho tàng lý luận, tư tưởng cách mạng và khoa học vô giá cho dân tộc
Việt Nam. Trong toàn bộ di sản ấy, tư tưởng đối ngoại của Người được hình
thành trên cơ sở kế thừa những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc, từ sự

tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác - Lênin, thơng qua q trình khảo sát thực tiễn trong nước và thế giới.
Những quan điểm đó đã trở thành đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại
của Đảng, được thực tiễn cách mạng Việt Nam chứng minh tính đúng đắn
trong cách mạng giải phóng dân tộc dân chủ nhân dân và trong xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
Trên cương vị Chủ tịch nước và Bộ trưởng ngoại giao đầu tiên của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh được thể hiện
sâu sắc trong các mối quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới. Người rất
chú trọng tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng, xử
lý đúng đắn quan hệ với các nước lớn, phấn đấu mở rộng quan hệ quốc tế của
Việt Nam theo hướng đa dạng hóa: Nước Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất
cả các nước dân chủ và khơng gây thù ốn với một ai, khẳng định nhân dân
Việt Nam luôn rộng mở chào đón nhân dân các nước trên thế giới vì hịa bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng mối quan hệ hữu nghị với
Trung Quốc, một nước láng giềng gần gũi, “núi liền núi, sông liền sông”, vừa
là đồng chí vừa là anh em với Việt Nam. Trong hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam, nhân dân Trung Quốc
đã ln ủng hộ về vật chất và tinh thần, góp phần vào cơng cuộc đấu tranh
giải phóng của dân tộc Việt Nam. Để có được sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân
1


dân Trung Quốc đối với Việt Nam, bên cạnh những thành quả của ngoại giao
nhà nước, phải kể đến mối quan hệ sâu sắc, thân tình của hai vị Chủ tịch Hồ
Chí Minh và Mao Trạch Đơng. Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền
móng và ln vun đắp, làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa hai nhà nước và
nhân dân hai nước Việt - Trung.
Trước những biến động của tình hình thế giới, xu hướng đa cực, đa

trung tâm; các nước lớn vẫn hợp tác, nhưng đấu tranh, thỏa hiệp, nhưng kiềm
chế lẫn nhau gay gắt hơn. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan, cường quyền nước
lớn, chủ nghĩa thực dụng trong quan hệ quốc tế gia tăng. Các nước đang phát
triển, các nước nhỏ đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới. Việt Nam và
Trung Quốc đều là những nước chịu tác động to lớn từ tình hình thế giới.
Đồng thời, là hai nước láng giềng gần gũi, có sự tương đồng về thể chế chính
trị và lựa chọn con đường phát triển, tương thơng về văn hóa, xã hội và truyền
thống giao lưu nhân dân. Việc gìn giữ mối quan hệ truyền thống tốt đẹp của
hai Đảng, hai nhà nước và nhân dân ngày càng tồn diện và hiệu quả hơn, góp
phần quan trọng vào việc duy trì mơi trường hịa bình, ổn định thuận lợi cho
công cuộc phát triển và bảo vệ Tổ quốc là nhu cầu tất yếu trong sự nghiệp
phát triển của hai nước. Tiếp tục kế thừa nền tảng quan hệ Chủ tịch Mao
Trạch Đơng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách trong
giai đoạn hiện nay.
Đối với Việt Nam, việc vận dụng tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh
nhằm củng cố và phát huy truyền thống hữu nghị của nhân dân hai nước, tăng
cường sự tin cậy chính trị giữa hai Đảng, hai nước. Kiên trì bảo vệ vững chắc
độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an
toàn xã hội và đảm bảo các lợi ích chiến lược của đất nước theo tư tưởng đối
ngoại Hồ Chí Minh cần được Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt chú trọng
hơn trong tình hình mới. Những kết quả đáng khích lệ trong quan hệ Việt
Nam - Trung Quốc cũng như sự phát triển, ổn định của mỗi nước mang đến
cho chúng ta kỳ vọng về một giai đoạn phát triển mới. Tuy nhiên, cùng với

2


những kết quả đã đạt được, quan hệ giữa hai nước cũng tồn tại và đối mặt với
những khó khăn thách thức mới, như việc bất đồng trong nhận thức một số
vấn đề quốc tế, nhất là bất đồng trên biển Đơng cần được giải quyết một cách

có lý, có tình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu sâu sắc, tồn diện hơn tư tưởng đối
ngoại Hồ Chí Minh, khai thác và vận dụng sáng tạo quan điểm đó của Người
vào việc xây dựng đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam
nói chung và với Trung Quốc nói riêng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu
sắc. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài “V
H C

M



Q







” làm đề tài luận án

tiến sĩ, chuyên ngành Chính trị học.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Luận án nghiên cứu nội dung cơ bản tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh
và vận dụng vào đánh giá thực trạng, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm
tiếp tục vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại trong quan hệ với Trung
Quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian tới
2.2. Nhiệm vụ

- Nghiên cứu làm rõ nội dung tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh.
- Đánh giá những thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm trong quan hệ với
Trung Quốc từ 1991 đến nay
- Đề xuất giải pháp chủ yếu để tiếp tục vận dụng sáng tạo tư tưởng đối
ngoại Hồ Chí Minh trong quan hệ với Trung Quốc thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh; vận dụng tư tưởng đối ngoại Hồ Chí
Minh trong quan hệ đối ngoại với Trung Quốc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về ộ

: Tập trung nghiên cứu tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh

và sự vận dụng của Đảng ta trong quan hệ với Trung Quốc hiện nay.
- Về

ông gian: Luận án được thực hiện trên địa bàn đất nước Việt Nam
3


- Về



: Luận án nghiên cứu thực trạng vận dụng tư tưởng đối

ngoại Hồ Chí Minh trong quan hệ với Trung Quốc của Đảng ta từ năm 1991
đến nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Lịch sử - logic;
phân tích, tổng hợp; thống kê, định lượng, định tính, so sánh, gắn lý luận với
thực tiễn, phân tích hành vi... Các phương pháp được sử dụng phù hợp với
yêu cầu cụ thể của luận án:
- Phương pháp logic được vận dụng để làm sáng tỏ nội hàm, bản chất
các khái niệm cơ bản của luận án: khái niệm đối ngoại, tư tưởng đối ngoại Hồ
Chí Minh; phân tích luận giải nội dung tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh;
khẳng định giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại trong cơng tác đối
ngoại của Đảng. Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao
hiệu quả công tác đối ngoại với Trung Quốc theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Phương pháp lịch sử được vận dụng để làm rõ tư tưởng đối ngoại Hồ
Chí Minh; thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại với Trung
Quốc từ năm 1991 đến nay.
- Các phương pháp tổng hợp, so sánh, gắn lý luận với thực tiễn được
vận dụng nhằm làm rõ thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đối
ngoại với Trung Quốc và yêu cầu đặt ra đối với việc vận dụng tư tưởng Hồ
Chí trong cơng tác đối ngoại với Trung Quốc của Đảng ta hiện nay.
- Phương pháp phân tích tài liệu nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu,
đánh giá các quan điểm của Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam và
các cơng trình khoa học của các nhà nghiên cứu, nhà hoạt động thực tiễn
trong cơng tác đối ngoại của Đảng.
5. Đóng góp mới của Luận án
- Luận án đã lựa chọn và phân tích rõ hơn các khái niệm “đối ngoại” và
“tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh”.

4


- Luận án khẳng định giá trị khoa học tư tưởng Hồ Chí Minh về đối
ngoại đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân Việt Nam.

- Luận án phân tích, làm rõ thực trạng việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về đối ngoại trong quan hệ với Trung Quốc từ năm 1991 đến nay, chỉ rõ
những vấn đề đặt ra trong công tác đối ngoại với Trung Quốc hiện nay.
- Luận án đề xuất giải pháp nhằm tiếp tục vận dụng tư tưởng đối ngoại
Hồ Chí Minh trong quan hệ với Trung Quốc giai đoạn hiện nay và giai đoạn
tiếp theo.
6. Ý nghĩa thực tiễn của Luận án
- Luận án góp phần làm phong phú và sâu sắc thêm tư tưởng đối ngoại Hồ
Chí Minh nói riêng và nghiên cứu di sản tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung.
- Luận án hồn thành sẽ góp phần làm rõ hơn những giá trị bất biến tư
tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại trong nghiên cứu khoa học chính trị nói
chung, tham mưu cho các cơ quan đối ngoại của Việt Nam.
- Luận án làm tài liệu tham khảo cho các cơ sở nghiên cứu khoa học,
các trường đào tạo bậc đại học và sau đại học trong nhóm ngành khoa học
chính trị, khoa học xã hội và nhân văn.
- Luận án làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy chuyên đề cho ngành
Hồ Chí Minh học và Quan hệ quốc tế.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục cơng trình cơng bố có liên quan
đến luận án của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được
kết cấu thành 4 chương (9 tiết).

5


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng đối ngoại Hồ
Chí Minh

- Về đề tài khoa học và sách
Trong đề tài Nghiên c

ởng H Chí Minh, do Giáo sư Đặng Xuân

Kỳ làm chủ nhiệm, là Chương trình khoa học và công nghệ cấp Nhà nước KX
- 02 (1991-1995). Chương trình này gồm 13 đề tài cấp nhà nước, trong đó có
đề tài H Chí Minh với th giới, mỗi đề tài nghiên cứu một cách toàn diện và
có hệ thống một khía cạnh trong tư tưởng của Người. Chương trình cung cấp
cho chúng ta cái nhìn tổng thể về lý luận, quan điểm toàn diện, sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam và sự vận dụng, phát triển
sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể của nước ta. Mặc dù, đề
tài không đề cập trực tiếp tới tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh song những nội
dung liên quan tới tư tưởng của Người, trong đó có cả những luận điểm về đối
ngoại của Hồ Chí Minh được đề cập và trình bày tản mạn đều là những tư liệu
thiết thực giúp tác giả luận án tham khảo, kế thừa có chọn lọc trong q trình
hồn thiện luận án.
Cuốn sách 50 ă
Cộ

V

N



V

N




ã



Đ

Học viện Quan hệ quốc tế (1995), Kỷ yếu hội thảo khoa

học là tập hợp các báo cáo, tham luận của các nhà nghiên cứu, các nhà ngoại
giao chuyên nghiệp, các nhà hoạt động thực tiễn đã tổng kết về công tác đối
ngoại và hoạt động ngoại giao dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh; sự nhìn nhận, đánh giá về tình hình thế giới và xu thế phát triển trong
quan hệ quốc tế; những quan điểm chỉ đạo về đường lối, chiến lược, sách lược
ngoại giao của Đảng, của Hồ Chí Minh đã góp phần làm nên thắng lợi của sự
nghiệp cách mạng; nhiều bài viết đã giúp người đọc có cái nhìn khái quát về
6


nền ngoại giao Việt Nam qua 50 năm hoạt động, phát triển. Đây là tài liệu có
nhiều nội dung liên quan sát với vấn đề tác giả nghiên cứu, do vậy, chắc chắn
sẽ tiếp thu, kế thừa được nhiều nội dung phù hợp trong q trình hồn thiện
luận án.
Trong cuốn






H C

M









,

Phan Ngọc Liên, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. Đây là kết quả
nghiên cứu chính của đề tài cấp Nhà nước (KX.02.07) do Phan Ngọc Liên chủ
nhiệm. Công trình nghiên cứu về các hoạt động quốc tế của Hồ Chí Minh, từ
khi ra đi tìm đường cứu nước, tham gia thành lập và chỉ đạo hoạt động ở một
số tổ chức cách mạng quốc tế, đến những hoạt động đối ngoại và ngoại giao
của Người trên cương vị nguyên thủ quốc gia. Thông qua các sự kiện, khẳng
định Hồ Chí Minh đã có đóng góp to lớn trong phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế; những hoạt động của Hồ Chí Minh đã gắn phong trào cách
mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới; tranh thủ được sự ủng hộ,
giúp đỡ của phong trào cách mạng thế giới đối với cách mạng Việt Nam. Tác
giả đã bước đầu khái quát một số nội dung mang tính lý luận và thực tiễn của
tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế.
Cuốn sách Nă

ơ


ă

ại giao Vi t Nam (1945-1995), t p 1,

Ngoại giao Vi t Nam 1945-1975, Lưu Văn Lợi, Nxb. Công an nhân dân, Hà
Nội, 1996. Cuốn sách làm sống lại những ngày đầu kháng chiến và độc lập
của dân tộc ta, được thấy rõ hơn những khó khăn của 2 cuộc kháng chiến
trường kỳ. Tác giả đã chọn lọc đúng những thời điểm quan trọng nhất trong
30 năm đầu đấu tranh ngoại giao của dân tộc ta từ 1945-1975. Đánh giá về
thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tác giả Lưu Văn Lợi
khẳng định: “Trong cuộc đấu tranh cả trên ba mặt trận quân sự, chính trị, đấu
tranh ngoại giao của ta là tiến công chiến lược nhằm xây dựng và củng cố hậu
phương quốc tế của nhân dân ta, thêm bạn bớt thù, tranh thủ sự đồng tình, ủng
hộ về tinh thần, chính trị và vật chất của các lực lượng cách mạng và tiến bộ
trên thế giới đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta, lợi dụng mâu thuẫn
7


trong hàng ngũ kẻ thù, hỗ trợ cho các mặt đấu tranh trong nước, góp phần
từng bước làm chuyển biến so sánh lực lượng có lợi cho ta”1. Như vậy, cuốn
sách đã có sự khái quát một số phương pháp ngoại giao được vận dụng trong
cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Tuy nhiên, tác giả cuốn sách chưa hệ
thống hóa tồn bộ tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh đó mà chỉ mới dừng lại
những quan điểm chưa mang tính chất hệ thống nêu ra sau khi phân tích các
sự kiện lịch sử của hai cuộc kháng chiến.
Trong cuốn H Chí Minh: Nhà trí tu lớn c a nền ngoại giao Vi t Nam
hi

ại, Nguyễn Phúc Luân, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999. Cuốn


sách đã làm rõ một số quan niệm của Hồ Chí Minh về bạn thù, về sách lược
tập hợp lực lượng bên ngoài, về chính sách đối ngoại, phương pháp dự báo
thời cuộc. “Thêm bạn bớt thù” trở thành nhiệm vụ trung tâm của hoạt động
đối ngoại, cơ sở của đường lối quốc tế, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà
nước ta.
Trong cuốn

ởng H Chí Minh về cơng tác ngoại giao, Viện Quan

hệ quốc tế, Vũ Khoan (chủ biên), Nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1999. Cuốn sách nêu
lên những sự kiện kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước lãnh đạo cách
mạng tới khi cách mạng Tháng Tám thành công và thời kỳ sau cách mạng
Tháng Tám tới khi Người qua đời vào năm 1969. Qua hoạt động ngoại giao
của Chủ tịch Hồ Chí Minh rút ra được những tư tưởng, bài học, phương pháp
ngoại giao mà Hồ Chí Minh và Đảng ta đã vận dụng trong thực tiễn, đem lại
những thắng lợi cho cách mạng Việt Nam. Cuốn sách là tài liệu cung cấp
nhiều tư liệu có giá trị lớn đối với luận án.
Trong cuốn Ngoại giao Vi t Nam trong thờ

ại H Chí Minh, Bộ

Ngoại giao, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000. Trong Lời tựa của cuốn
sách nêu: Ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh vừa kỷ niệm 55
năm ngày thành lập. Nền ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh đã đi cùng dân tộc
Lưu Văn Lợi: Nă
ơ ă
ại giao Vi t Nam (1945-1995), t p 1, Ngoại giao Vi t Nam 1945
- 1975, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 1996, tr. 393.
1


8


trong suốt những chặng đường đáng ghi nhớ của lịch sử cách mạng Việt Nam.
Ngoại giao phản ánh thời đại, mang hơi thở của thời đại, góp phần làm nên và
đóng dấu ấn thời đại. Năm mươi nhăm năm qua là thời gian xây dựng và phát
triển và trưởng thành của nền ngoại giao Việt Nam cách mạng và hiện đại.
Trong phần 2 của cuốn sách có bài tham luận: “
C

M

ởng ngoại giao H

” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề cập những nội dung lớn của

tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, trong đó có khái niệm tư tưởng ngoại giao Hồ
Chí Minh và một số nội dung hết sức cô đọng như độc lập tự chủ, tự lực tự
cường; tư tưởng hịa bình, chống chiến tranh phi nghĩa theo truyền thống nhân
văn của dân tộc là một tư tưởng lớn của ngoại giao Hồ Chí Minh; “Thêm bạn,
bớt thù” là một chủ trương quan trọng của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh;
“Dĩ bất bi n ng vạn bi ” là tư duy biện chứng, là phương châm, biện pháp
xem xét và giải quyết những vấn đề chiến lược; Hồ Chí Minh và Đảng ta xem
ngoại giao là một mặt trận, một nhân tố tạo nên sức mạnh tổng hợp của cách
mạng. Chiến lược ngoại giao là một bộ phận trong chiến lược chung của cách
mạng, bản thân nó lại có nội dung tổng hợp, kết hợp sức mạnh dân tộc.
Trong chuyên đề: “

ởng và phong cách ngoại giao H Chí Minh”


của Vũ Dương Huân khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà chính trị lỗi
lạc, một danh nhân văn hóa, một nhà tư tưởng lớn trong thời đại của chúng ta.
Tác giả nêu: Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh là một bộ phận hữu cơ trong
tư tưởng chung. Nói đến tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh là nói ngắn gọn.
Đúng ra là tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc tế, chính sách đối ngoại và ngoại
giao. Đặc biệt, trong bài viết, tác giả có nêu lên một số p

ơ

p p

ại

giao H Chí Minh, trong đó có phương pháp: Th nhất, kiên trì ngun tắc,
linh hoạt sách lược, nhân nhượng có nguyên tắc (nói cách khác là tư tưởng Dĩ
bất bi n ng vạn bi n); th hai, triệt để lợi dụng trong hàng ngũ kẻ thù, phân
hóa và cơ lập chúng đến cao độ; th ba, kết hợp trong nước và ngoài nước,
phối hợp các lĩnh vực, trước hết là giữa chính trị, quân sự và ngoại giao, tạo
sức mạnh cho đấu tranh ngoại giao; th

, giành thắng lợi từng bước, tiến lên
9


giành thắng lợi hồn tồn với tư tưởng tiến cơng cách mạng; th

ă , dự

đoán và dự báo các sự kiện quốc tế và của đất nước ta; th sáu, nắm bắt thời
cơ. Cuốn sách là nguồn tài liệu quý để tác giả nghiên cứu, tham khảo.

Cuốn sách Ngoại giao Vi t Nam từ thuở d



ớc cách

mạng Tháng Tám 1945 (tài liệu lưu hành nội bộ), Học viện Quan hệ quốc tế,
Hà Nội, 2001. Từ chương I đến chương VIII, cuốn sách nêu lên lịch sử ngoại
giao Việt Nam từ thuở dựng nước đến trước cách mạng Tháng Tám 1945.
Chương IX, chỉ ra đặc điểm của đấu tranh ngoại giao của Tổ tiên. Trong đó
nêu rõ vị trí và tác dụng của ngoại giao trong sự nghiệp dựng nước và giữ
nước. Bên cạnh đó, tác giả cịn nêu lên một số bài học từ thực tiễn đấu tranh
ngoại giao: Không khoan nhượng và kiên trì đấu tranh cho các mục tiêu cơ
bản của dân tộc; giương cao ngọn cờ chính nghĩa; giành thắng lợi từng bước
trong đấu tranh ngoại giao; nắm vững tình hình địch, triệt để lợi dụng và khai
thác sự bất đồng và những khó khăn trong nội bộ kẻ thù; sự kết hợp giữa tiến
công quân sự với hịa đàm thương lượng; tính chủ động và tiến công trong
đấu tranh ngoại giao,… Những bài học kinh nghiệm trong đấu tranh ngoại
giao này thực chất là những phương pháp ngoại giao trong sự nghiệp dựng
nước và giữ nước của dân tộc. Cùng với đấu tranh quân sự, hoạt động ngoại
giao của tổ tiên ta không những làm thất bại các mưu đồ xâm lược của phong
kiến phương Bắc mà còn làm cho kẻ địch dù hùng mạnh đến mấy cũng phải
kiêng nể dân tộc ta. Những kinh nghiệm vô cùng phong phú của đấu tranh
ngoại giao trong các thời kỳ lịch sử giữ nước và dựng nước là niềm tự hào của
dân tộc, thể hiện phong cách của Ngoại giao Việt Nam. Hoạt động ngoại giao
của tổ tiên ta đã góp phần xây đắp nền độc lập, tự do của dân tộc, bảo vệ sự
toàn vẹn lãnh thổ, sự phát triển bền vững của đất nước. Cuốn sách là tài liệu
bổ ích cho tác giả nghiên cứu, tham khảo, làm rõ hơn về tư tưởng đối ngoại
nói chung và tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh nói riêng.
Cuốn sách Ngoại giao Vi t Nam hi


ại vì s nghi p

ộc l p, t

do (1945 - 1975), Nguyễn Phúc Luân (chủ biên), Học viện Quan hệ quốc tế,
10


Bộ Ngoại giao, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, đã nghiên cứu những
chủ trương, chính sách ngoại giao lớn của Đảng và Nhà nước ta trong suốt
thời kỳ lịch sử 1945 - 1975. Đây cũng là cơng trình nghiên cứu có tính chất
tổng kết kinh nghiệm và lịch sử đấu tranh của nền ngoại giao nước nhà trong
thời kỳ thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Trong đề tài

ởng ngoại giao H Chí Minh, Bộ Ngoại giao, do

Nguyễn Đình Bin chủ nhiệm, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, 2002. Các
tác giả đã phân tích các nội dung: Bối cảnh ra đời, nguồn gốc, quá trình phát
triển, nội dung cơ bản của đối ngoại Hồ Chí Minh, phương pháp, phong cách
và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh. Đây là tài liệu rất quan trọng và thiết
thực trình bày khá hệ thống, chuyên sâu về tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh
bao gồm những vấn đề liên quan tới nguồn gốc, nội dung cơ bản về tư tưởng
đối ngoại Hồ Chí Minh. Đây là nguồn tư liệu quý để tác giả nghiên cứu, trích
dẫn trong luận án.
Cuốn “





H C


M




H C
ạ -

M


” của Nguyên Dy Niên, và


ơ b ” của tác giả

Đỗ Đức Hinh, là cơng trình nghiên cứu chi tiết lịch sử hình thành tư tưởng
ngoại giao của Hồ Chí Minh. Đồng thời, luận giải tư tưởng ngoại giao của Hồ
Chí Minh xuất phát từ tư tưởng chính trị và phục vụ mục tiêu chính trị. Ngoại
giao được thực hiện trên cơ sở các quyền dân tộc cơ bản, độc lập, tự chủ là
nền tảng của hợp tác quốc tế. Theo tác giả, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy
việc kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại là nhiệm vụ tất yếu của
mọi cuộc cách mạng. Đồng thời, Người cũng rất chú trọng đến mối quan hệ
hữu nghị và hợp tác với các nước láng giềng, đặc biệt là các nước có chung
biên giới với Việt Nam. Khơng chỉ phân tích rõ những quan điểm, nội dung
cơ bản trong tư tưởng ngoại giao của Hồ Chí Minh, tác giả còn tiếp cận sâu

sắc với những phương pháp ngoại giao được Hồ Chí Minh sử dụng. Nhìn
chung, đây là một cơng trình nghiên cứu khá tồn diện và đa dạng trong cách
tiếp cận tư tưởng ngoại giao của Hồ Chí Minh. Với những nội dung được
11


trình bày trong cuốn sách, tác giả luận án sẽ tiếp thu, kế thừa có chọn lọc
những nội dung phù hợp, trên cơ sở đó, bổ sung, phát triển theo hướng nghiên
cứu của đề tài luận án.
Tác phẩm “B
V

N

H -N



ĩ ạ







” ngồi việc trích dẫn một số bài viết, thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh

gửi những chính khách, nhà ngoại giao trên thế giới. Còn là tập hợp bài viết
của nhiều tác giả nghiên cứu, phân tích tư tưởng và hoạt động ngoại giao của Hồ

Chí Minh để lại những bài học sâu sắc cho nền ngoại giao Việt Nam trong các giai
đoạn cách mạng. Tác phẩm trình bày tương đối hệ thống các luận điểm thể hiện tư
tưởng, quan điểm ngoại giao của Hồ Chí Minh trong những thời điểm, hồn cảnh
lịch sử cụ thể, thể hiện tính nhạy cảm, linh hoạt và sáng tạo trong quan điểm đối
ngoại của Người. Đây là những tư liệu cần thiết để tác giả kế thừa trong q trình
hồn thiện đề tài luận án.
Sách “Đ

ạ V

N





ử 1945-2012” của

PGS.TS Đinh Xuân Lý, thể hiện một cách tiếp cận khác về hoạt động đối
ngoại của Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh và trong giai đoạn hiện nay.
Mặc dù tác giả không đi sâu phân tích hoạt động đối ngoại của Hồ Chí Minh,
song vẫn thể hiện cách nhìn đầy đủ về vai trị của Hồ Chí Minh trong hoạt
động đối ngoại của Việt Nam thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Đồng thời, tác giả tiếp cận các hoạt động đối ngoại của Việt Nam dưới góc độ
chính trị học, quyền lợi dân tộc luôn được đặt lên hàng đầu. Chính sách đối
ngoại ln được cân bằng với các chính sách về kinh tế, văn hóa, qn sự để
đảm bảo thắng lợi trong xu hướng tồn cầu hóa hiện nay.
Cuốn “N ữ
H C


M





Đ


ớ ” của tác giả Trần

Minh Trưởng, giới thiệu những quan điểm, nguyên tắc ứng xử trong quan hệ
quốc của Hồ Chí Minh dựa trên nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
và việc Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng quan điểm, nguyên tắc ứng xử, tư
tưởng ngoại giao trong bối cảnh, tình hình mới. Đồng thời, khẳng định những
thành tựu và hạn chế trong quan hệ của Việt Nam từ khi mở cửa đến nay.
12


ởng H Chí Minh về ngoại giao của

Trong cuốn Góp ph n tìm hiể

Học viện Quan hệ quốc tế, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2002. Cuốn sách gồm một
số bài nghiên cứu của nhiều tác giả đã và đang tham gia công tác nghiên cứu,
giảng dạy và hoạt động trên Mặt trận đối ngoại của Bộ Ngoại giao. Các bài
viết được chia thành 4 phần: Phần 1: Khái quát chung về ngoại giao Hồ Chí
Minh; Phần 2: Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao; Phần 3: Một
số vấn đề về tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh; Phần 4: Phương pháp ngoại
giao Hồ Chí Minh. Nội dung cuốn sách là tài liệu quý để tác giả nghiên cứu

và tham khảo cho cơ sở lý luận của đề tài.
Cuốn sách Ngoại giao Vi t Nam 1945-2000, Nguyễn Đình Bin (chủ
biên), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002. Các tác giả đã phác họa những
nét chính của hoạt động ngoại giao Việt Nam trong 55 năm, từ 1945 đến
2000, một thời kỳ đầy những biến động và biết bao thay đổi ở Việt Nam cũng
như trên thế giới. Cuốn sách đã tổng kết quan điểm, tư tưởng, nguyên tắc và
phương châm ngoại giao của Việt Nam trong giai đoạn khá dài, từ năm 1945
đến năm 2000. Nghiên cứu cuốn sách giúp tác giả kế thừa được những nội
dung quan trọng liên quan tới tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, phục vụ thiết
thực cho q trình hồn thiện đề tài luận án của mình.
Trong cuốn Ngoại giao H Chí Minh - Lấ

ờng bạo do

Nguyễn Phúc Luân (chủ biên), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2003. Cuốn
sách được trình bày thành 3 phần chính: 1. Vai trị lịch sử của Hồ Chí Minh
trong quan hệ quốc tế; 2. Ngoại giao trong tâm thức Hồ Chí Minh; 3. Một số
luận lý ngoại giao Hồ Chí Minh cần nghiên cứu và ứng dụng. Đặc biệt, trong
cuốn sách, tác giả đưa ra những khái lược về thời, thời cơ; những dự báo lớn
của Hồ Chí Minh về những bước quanh của quan hệ quốc tế và thời cơ cách
mạng chuyển mình; khả năng cách mạng Việt Nam bùng nổ và giành thắng
lợi trong thế kỷ XX; phương pháp nhận thức các khả năng và tiếp cận với vấn
đề thời cơ trong hoạt động đối ngoại. Tác giả khẳng định việc phát hiện và
nắm vững thời cơ có ý nghĩa quyết định để giành thắng lợi. Đây là một trong
những phương pháp ngoại giao của Hồ Chí Minh.
13


Cuốn sách Mặt tr n ngoại giao với cuộ


p

P

ề Vi t Nam,

Bộ Ngoại giao, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004. Cuốn sách tập hợp
những bài viết, bình luận của một số nhà ngoại giao lão thành đã từng trực
tiếp hoặc gián tiếp tham gia Hội nghị Pari. Cuốn sách đề cập cuộc đàm phán
Paris và Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở Việt Nam là
đỉnh cao của mặt trận ngoại giao Việt Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước và là
thành công lớn nhất trong lịch sử ngoại giao của dân tộc thời đại Hồ Chí
Minh, để lại những bài học thực tiễn vô giá về đấu tranh ngoại giao.
Trong cuốn Hoạ

ộng ngoại giao c a Ch t ch H Chí Minh từ 1954-

1969 do tác giả Trần Minh Trưởng, Nxb. Công an nhân dân, 2005. Cuốn sách
trên cơ sở phân tích bối cảnh trong nước và quá trình vận động trong quan hệ
quốc tế từ sau Hiệp định Giơnevơ đã hệ thống lại những hoạt động ngoại giao
của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến năm
1969; làm nổi bật vai trò và những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
ngoại giao trong cơng cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước, củng cố tình đồn kết trong phong trào Cộng sản và
công nhân quốc tế. Bằng nguồn tư liệu phong phú, tin cậy, cuốn sách đã cho
thấy tư duy lãnh đạo sáng suốt, nhạy bén của Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch
Hồ Chí Minh trong việc phân tích, nhận định, đánh giá, xử lý các tình huống,
sự kiện trong quan hệ quốc tế phức tạp, đa chiều của thời kỳ đầy biến cố và
sôi động.
Trong cuốn H C


M

ý

bạ bè

của tác giả Đỗ

Hoàng Linh - Phạm Hoàng Điệp, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009. Ghi
lại những phát biểu, suy nghĩ và cảm tưởng của các nhà lãnh đạo, bạn bè trên
thế giới về Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà lãnh đạo kiệt xuất của Việt Nam,
người bạn lớn của nhân dân thế giới.
Trong cuốn Suy ng m về

ờng phái ngoại giao H Chí Minh của tác

giả Võ Văn Sung, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010. Cuốn sách ghi lại
một số dấu ấn sâu đậm trong lĩnh vực đối ngoại và phương pháp ngoại giao
14


của Hồ Chí Minh, phân tích những nét độc đáo của ngoại giao Việt Nam thời
đại Hồ Chí Minh,… Tác giả cuốn sách đặt ra vấn đề nếu có thể cần phải từng
bước làm sáng tỏ sự độc đáo nổi bật của nền ngoại giao Việt Nam trên nền
tảng tư tưởng Hồ Chí Minh. Đặc biệt, trong chương II của cuốn sách nêu:
Cách mạng Việt Nam đã khẳng định rằng, phương pháp cách mạng là một vế
có ý nghĩa hết sức quyết định trong ba vế đảm bảo thắng lợi của cách mạng,
đó là: Đường lối cách mạng, quyết tâm cách mạng và phương pháp cách
mạng. Đương nhiên đường lối đúng đắn và quyết tâm cao là rất cơ bản nhưng

diễn biến cách mạng Việt Nam cho thấy phương pháp cách mạng lại có ý
nghĩa quyết định nhất. Nhờ phương pháp cách mạng của nước ta theo tư
tưởng Hồ Chí Minh và phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh chính là cách
đảm bảo cho chính nghĩa được tất thắng qua hai cuộc kháng chiến. Tuy đề
cập đến phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh, nhưng cuốn sách mới chỉ nói
về phương pháp “Dĩ bất bi n
phương pháp “Vừ



ng vạn bi n”, tạo sức mạnh tổng hợp và
”. Trong phần kết luận, tác giả khái quát

trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh có nhiều nội dung nhưng yếu tố cốt lõi,
vấn đề xuyên suốt qua mọi vấn đề là “ngoại giao ph i t tấm lịng”. Vì nói
cho cùng, quan hệ quốc tế đúng nghĩa của nó phù hợp với nguyện vọng sâu xa
của mọi người mà thể hiện quan trọng nhất là hịa bình, hữu nghị và hợp tác.
Trong cuốn H ạ
ớ C





C

H C

M




Á (1954-1969), Khu Di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nxb.

Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010. Cuốn sách tập hợp các sự kiện hoạt động
đối ngoại và ngoại giao của Hồ Chí Minh đối với các nước khu vực châu Á.
Qua đó khẳng định những cống hiến to lớn của Người trong việc thiết lập cây
cầu hữu nghị, đoàn kết giữa Việt Nam với các dân tộc châu Á vì hịa bình và
tiến bộ xã hội, cùng phát triển.
Cuốn sách Ngoại giao và công tác ngoại giao của tác giả Vũ Dương
Huân, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010. Cuốn sách có 15 chương giới
thiệu một cách có hệ thống các nội dung của ngoại giao như: Nhận thức
15


chung về ngoại giao và công tác ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao, tiếp
xúc ngoại giao, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, lễ tân ngoại giao,
ngoại giao đa phương,... Chương I, cuốn sách đề cập đến nhận thức chung về
ngoại giao và công tác ngoại giao, trong đó nêu khái niệm ngoại giao, phân
loại ngoại giao, vài nét về sự phát triển của ngoại giao,… Cuốn sách là tài liệu
tham khảo giúp tác giả đi vào làm rõ các khái niệm về ngoại giao và một số
khái niệm liên quan.
Trong cuốn “Dĩ bấ b

ạ b

”, của tác giả Nguyễn Hùng Hậu,

Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011. Tác giả nghiên cứu phương
pháp này dưới góc độ triết học và khẳng định: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” là

nội dung cơ bản của phương pháp biện chứng cách mạng được Hồ Chí Minh
quán triệt trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Cái bất biến lớn
trong tư tưởng của Người là “Khơng có gì q hơn độc lập tự do”, “Độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”. Cuốn sách là tài liệu bổ ích để tác giả
tham khảo khi đi vào phân tích phương pháp “Dĩ bấ b

ạ b



trong ngoại giao Hồ Chí Minh.
Cuốn Ngoại giao Vi t Nam góc nhìn và suy ng m, của Nguyễn Khắc
Huỳnh, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011. Cuốn sách gồm một số bài
viết, bài nghiên cứu đã được chọn lọc của tác giả trong thời gian gần đây và
một số bài tham luận tại các cuộc Hội thảo trong nước và ngoài nước nhân dịp
các sự kiện ngoại giao lớn như 55 năm ký Hiệp định Giơnevơ, 35 năm ký
Hiệp định Pari về Việt Nam,... Tác giả tập trung trình bày và làm rõ thêm một
số vấn đề, sự kiện lớn trong quan hệ quốc tế, đường lối, chính sách đối ngoại
của Đảng và Nhà nước ta. Trong bài

ởng ngh thu t ngoại giao H Chí

Minh, tác giả trình bày đặc điểm hình thành tư tưởng - nghệ thuật ngoại giao
Hồ Chí Minh; mấy vấn đề tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh; mấy vấn đề về
nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh.
Trong cuốn sách Nhữ

ểm nguyên tắc ng xử trong quan h

qu c t c a H Chí Minh và s v n dụng c

16

Đ ng trong tình hình mới của


tác giả Trần Minh Trưởng, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2014.
Cuốn sách nêu bật những quan điểm và nguyên tắc ứng xử trong quan hệ
quốc tế nhằm khẳng định chủ quyền quốc gia, quyền bình đẳng giữa các dân
tộc, theo nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi trong quan hệ giữa các
quốc gia trên thế giới. Những quan điểm, nguyên tắc ứng xử trong quan hệ
quốc tế của Hồ Chí Minh được vận dụng trong thực tiễn cách mạng Việt Nam
và đưa đến thắng lợi trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng đất nước; đồng thời trở
thành cơ sở nền tảng trong quan hệ đối ngoại, góp phần cùng với nhiều quốc
gia yêu chuộng hịa bình, tiến bộ xây dựng nên “Năm ngun tắc chung sống
hịa bình” trên thế giới. Đây là tài liệu có ảnh hưởng lớn đến những quan điểm
của tác giả trong luận án.
Cuốn sách

ởng ngoại giao H Chí Minh, của TS. Trần Thị Minh

Tuyết, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2016. Tác giả mở đầu cuốn sách:
“Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, nhà chính trị lỗi lạc,
danh nhân văn hóa kiệt xuất đồng thời cũng là nhà ngoại giao thiên tài của
dân tộc Việt Nam. Do ngoại giao luôn là một hoạt động trọng yếu của đất
nước nên để lãnh đạo hoạt động văn hóa chính trị ở tầm cao này, Hồ Chí
Minh đã xây dựng hệ thống tư tưởng ngoại giao toàn diện và sâu sắc”2. Đề
cập đến tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, tác giả đi vào phân tích khái niệm
ngoại giao, tư tưởng ngoại giao, tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh. Từ đó phân
tích cơ sở, q trình hình thành tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh. Tác giả đã
tiếp cận trực tiếp đến phương pháp, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh như:

“thêm bạn, bớt thù” và “ ĩ bất bi n ng vạn bi n”, “ngoại giao tâm công”.
Bám sát vào các sự kiện lịch sử diễn ra trong thực tiễn cách mạng Việt Nam,
Bên cạnh đó, tác giả đi vào vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong
giai đoạn hiện nay với hai nội dung: Tổng kết đường lối đối ngoại của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, từ đó xác định nhiệm vụ và thách
2

Trần Thị Minh Tuyết:
Nội, 2016.

ởng ngoại giao H Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà

17


thức đặt ra cho ngoại giao Việt Nam, vạch ra phương hướng vận dụng tư
tưởng ngoại giao Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Những nội dung trong
cuốn sách là nguồn tài liệu cơ bản để tác giả tham khảo, nghiên cứu.
Ngồi ra cịn có nhiều cuốn sách khác nghiên cứu các vấn đề liên quan
đến ngoại giao, phương pháp ngoại giao:
- Các luận án, luận văn viết về đối ngoại Hồ Chí Minh
Phạm Hồng Chương (1993) Đ


Mỹ

ã










ớ (1965-1973), Luận án Phó Tiến sĩ Lịch sử, Hà Nội.

Luận án phân tích và luận giải về chủ trương, đường lối, chiến lược, sách lược
của Đảng ta trên mặt trận đấu tranh ngoại giao chống chiến tranh xâm lược
của đế quốc Mỹ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc
đấu tranh trên mặt trận ngoại giao: “ ừ



” đã đạt tới đỉnh cao

nghệ thuật, thông qua ngoại giao, kết thúc chiến tranh bằng đàm phán hịa
bình. Ngoại giao trở thành phương tiện, vũ khí sắc bén tấn công kẻ thù; phát
huy được sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, góp phần làm nên chiến
thắng vĩ đại của dân tộc ta.
Nguyễn Thị Kim Dung (2000), Đ

ã












ỳ 1945-1946, Luận án Tiến sĩ Lịch sử. Luận án phân tích, luận giải về đường
lối đối ngoại của Đảng; tư tưởng, nghệ thuật chỉ đạo, chiến lược, sách lược
ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, “
bạ bớ hù”; “Dĩ bấ b

ạ b





ù”; “thêm

”,... góp phần giữ vững chính quyền

cách mạng, xây dựng lực lượng, trong những năm đầu mới thành lập của Nhà
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Mặc dù luận án không trực tiếp đề cập tới
tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh một cách có hệ thống, song những luận điểm
đề cập tới tư tưởng ngoại giao của Người trong giai đoạn 1945-1946 với
những tư tưởng nổi bật trong quan điểm ngoại giao là những tư liệu quan
trọng để tác giả nghiên cứu, kế thừa có chọn lọc phục vụ cho việc hoàn thiện
đề tài luận án.

18



Luận án tiến sĩ, “Đ

ã



ấu tranh ngoại giao tại Hội ngh Pari

về Vi t Nam (1968-1973)” của Lương Viết Sang, Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh. Luận án đã đề cập tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của
Đảng chỉ đạo cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam ở Hội nghị Pari đã
giành thắng lợi, góp phần vào chiến thắng của nhân dân ta trong kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước.
Luận án Tiến sĩ lịch sử của Trần Minh Trưởng “H ạ
C

H C

M





ạ 1954 - 1969”, là cơng trình nghiên cứu

cơ bản những hoạt động ngoại giao của Hồ Chí Minh trên cương vị Chủ tịch
nước, kiêm Bộ trưởng ngoại giao của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa.
Dưới góc độ lịch sử, tác giả đã cung cấp nhiều sự kiện quan trọng và thể hiện

đầy đủ bản lĩnh, quan điểm của Hồ Chí Minh trong việc thực hiện chính sách
đối ngoại. Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo xử lý mối quan hệ Việt Trung - Xô những năm 1960, trong bối cảnh Liên Xơ và Trung Quốc có
những bất đồng gay gắt. Một mặt, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sức bảo vệ phe
XHCN, một mặt hàn gắn những rạn nứt giữa Xô - Trung, đồng thời tranh thủ
sự ủng hộ của họ đối với cuộc cách mạng của nhân dân. Ngoài những đánh
giá sâu sắc về chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh,
tác giả cịn tổng kết, rút ra những bài học quan trọng đối với việc hoạch định
chính sách đối ngoại sau này.
Luận án Tiến sĩ Triết học “H ạ
M







C

H C

ỳ 1945 - 1954” của Đặng Văn Thái. Tác giả tiếp cận tư tưởng và

hoạt động đối ngoại của Hồ Chí Minh dưới góc nhìn triết học và tập trung vào
giai đoạn 1945 - 1954, chủ yếu là quan hệ Việt - Pháp. Đây là thời kỳ rất quan
trọng trong hoạt động đối ngoại của Hồ Chí Minh và thể hiện đầy đủ bản lĩnh
chính trị, khả năng dự báo tình hình, chuẩn bị phương án giải quyết chính xác.
Những luận án, luận văn đó đã đóng góp một phần quan trọng để làm rõ
những quan điểm của Hồ Chí Minh về đối ngoại, hoạt động ngoại giao và sự


19


vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Đây đồng thời
cũng là nguồn tài liệu để tác giả tham khảo trong quá trình thực hiện luận án.
- Một số bài báo, tạp chí liên quan đến đối ngoại:
- Phùng Đức Thắng - Phạm Hồng Chương, H Chí Minh vớ "Dĩ bất
bi n, ng vạn bi n", Tạp chí Lịch sử quân sự, số 3 - 2000. Hai tác giả viết:
“Dĩ bất biến, ứng vạn biến” câu nói ấy là tổng quan phương pháp cách mạng
Hồ Chí Minh mà người đã thực hiện trong suốt cuộc đời cách mạng của mình
và cũng là một bài học kinh nghiệm quý giá của cách mạng Việt Nam. Trong
bối cảnh lúc đó điều bất biến ở đây chính là vấn đề dân tộc,… Còn vạn biến là
hàng loạt chủ trương sách lược đấu tranh trong những tình huống cụ thể. Và
qua thực tế hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các luận điểm của Người
cho thấy, muốn đạt tới cái bất biến trong mục tiêu cần phải ứng vạn biến trong
những điều kiện lịch sử cụ thể.
- Trần Thị Minh Tuyết, "Thêm bạn, bớt thù" - nguyên tắc chi

c

ởng ngoại giao H Chí Minh, Tạp chí Lý luận chính trị, số 4-2013.
Tác giả viết: Thực tiễn chứng minh, sự đúng - sai trong việc tập hợp lực
lượng luôn là một nhân tố quyết định sự thành - bại của cuộc đấu tranh. Với
mục đích tập hợp lực lượng rộng rãi, cô lập kẻ thù, tạo nên tương quan lực
lượng có lợi cho cách mạng, Hồ Chí Minh đã tìm ra phương pháp xác định
bạn - thù chính xác và sử dụng linh hoạt các phương cách đạt trình độ nghệ
thuật. Theo tác giả, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng linh hoạt, hiệu quả các
phương pháp, chủ trương khác nhau, trong đó chủ trương “

bạ


bớ

ù”

trong đấu tranh cách mạng vẫn là một viên ngọc lấp lánh trong di sản tư tưởng
của Người. Là một dân tộc nhỏ, trong cuộc đấu tranh bảo vệ các quyền lợi
chân chính của dân tộc, Việt Nam nhất thiết phải thực hiện tư tưởng “thêm
bạn, bớt thù”, phải coi đó là một



chứ khơng phải là

sách lược hay thủ đoạn chính trị. Bài báo là tài liệu tham khảo hữu ích cho tác
giả khi đi vào nghiên cứu phương pháp “
ngoại giao Hồ Chí Minh.
20

bạ

bớ

ù” trong tư tưởng


×