Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

(TIỂU LUẬN) phân tích cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thế và sự vận dụng những quan điểm này trong cuộc sống, học tập của bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.38 KB, 14 trang )

Đề tài: Phân tích cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện và quan điểm lịch
sử cụ thế và sự vận dụng những quan điểm này trong cuộc sống, học tập
của bản thân.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................2
CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ
thể là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.............................................................. 2
1.1.Quan điểm toàn diện....................................................................................... 3
1.2.Quan điểm lịch sử cụ thể.................................................................................5
1.3.Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.................................................................6
CHƯƠNG II: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀ QUAN ĐIỂM
LỊCH SỬ CỤ THỂ TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP........................................ 9
2.1.Vận dụng quan điểm toàn diện trong cuộc sống học tập của bản thân...........9
2.2.Vận dụng quan điểm lịch sử - cụ thể trong cuộc sống học tập của bản thân 10
PHẦN KẾT LUẬN.............................................................................................12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................13


MỞ ĐẦU
Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàn diện,
quan điểm lịch sử - cụ thể, góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức
và hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực , cải tạo chính bản thân chúng ta. Song
để thực hiện được chúng , mỗi chúng ta cần nắm chắc cơ sở lý luận của chúng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, biết vận dụng chúng một cách sáng tạo trong
hoạt động của mình. Đối với sinh viên, ngay từ khi cịn ngồi trên ghế nhà
trường, vẫn có thể sử dụng các nguyên tắc phương pháp luận đó vào việc thực
hiện nhiệm vụ chính trị của mình góp phần xây dựng đất nước ngày càng phồn
vinh, xã hội ta ngày càng tươi đẹp.
Đó là lí do em chọn đề tài: “Phân tích cơ sở lý luận của quan điểm toàn
diện và quan điểm lịch sử cụ thế và sự vận dụng những quan điểm này trong
cuộc sống, học tập của bản thân.”làm chủ đề cho bài tiểu luận của mình


Trong bài tiểu luận này, với sự hướng dẫn của giáo viên bộ mơn, em tập
trung vào phân tích tìm hiểu nội dung của quan điểm – Toàn diện, Lịch sử cụ thể
từ đó có thể vận dụng một cách hợp lý vào cuộc sống cũng như trong quá trình
học tập của sinh viên nói chung và bản thân nói riêng.

1


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
Phép biện chứng duy vật là phương pháp triết học duy vật biện chứng và
các khoa học nói chung. Theo Ph.Ănghen: “Phép biện chứng là phương pháp mà
điều căn bản là nó xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư
tưởng, trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong ràng buộc, sự vận
động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng”. Là cơ sở của nhận thức lý luận tự
giác, phép biện chứng duy vật là phương pháp dùng để nghiên cứu toàn diện và
sâu sắc những mâu thuẫn trong sự phát triển của hiện thực, đem lại chìa khóa để
nghiên cứu tổng thể những quá trình phức tạp của tự nhiên, xã hội và tư duy. Vì
vậy, phép biện chứng duy vật được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực và có vai trị
quyết định trong sự vật, hiện tượng. Phép biện chứng duy vật không chỉ đưa ra
hướng nghiên cứu chung, đưa ra các nguyên tắc tiếp cận sự vật, hiện tượng
nghiên cứu mà đồng thời còn là điểm xuất phát để đánh giá những kết quả đạt
được. Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nguyên lý về mối liên hệ phổ
biến - một trong hai nguyên lý cơ bản của phép duy vật biện chứng. Đây là một
phạm trù của phép biện chứng duy vật dùng để chỉ sự quy định, tác động qua lại,
sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các mặt của một sự
vật hiện tượng trong thế giới khách quan.. Triết học Mác khẳng định: Cơ sở của
mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng là thuộc tính thống nhất vật chất của thế
giới. Các sự vật, hiện tượng dù đa dạng và khác nhau đến mấy thì chúng chỉ là
những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhất là vật chất mà thôi.

Ngay bản thân ý thức vốn không phải là vật chất nhưng cũng chỉ là sự phát triển
đến đỉnh cao của một thuộc tỉnh, của một dạng vật chất có tổ chức cao nhất là bộ
óc con người, nội dung của ý thức có mối liên hệ chặt chẽ với thế giới bên
ngồi.
Quan điểm toàn diện, phát triển và lịch sử cụ thể là những quan điểm cơ
bản thuộc về phương pháp luận của phép biện chứng duy vật. Chúng được xây
dựng trên cơ sở lý giải theo quan điểm duy vật biện chứng về tính khách quan,
tính phổ biến và tính đa dạng phong phú của các mối liên hệ và sự phát triển của
tất thảy các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

2


1.1.Quan điểm toàn diện
Quan điểm toàn diện được hiểu là quan điểm khi nghiên cứu và xem xét sự
vật phải quan tâm đến tất cả các yếu tố, các mặt kể cả khâu gián tiếp hay trung
gian có liên quan đến sự vật. Điều này xuất phát từ mối liên hệ nằm trong
nguyên lý phổ biến của các hiện tượng và sự vật trên thế giới. Phải có quan điểm
tồn diện vì bất cứ mối quan hệ nào cũng tồn tại sự vật. Và khơng có bất cứ sự
vật nào tồn tại riêng biệt, cô lập, độc lập với các sự vật khác.
Theo quan điểm phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện
chứng thì mối liên hệ giữa sự phát triển và sự phổ biến dùng để cải tạo hiện thực
và nhận thức. Đây cũng chính là cơ sở lý luận và phương pháp luận của quan
điểm toàn diện. Mọi sự vật, sự việc trên đời đều tồn tại song song các mối quan
hệ phong phú và đa dạng. Khi nhận thức về hiện tượng, sự vật, sự việc trong
cuộc sống chúng ta cần xem xét đến quan điểm toàn diện. Xem xét đến mối liên
hệ của sự vật này với sự vật khác nhằm tránh quan điểm phiến diện. Từ đó tránh
được việc phán xét con người hay sự việc một cách chủ quan. Không suy xét kỹ
lưỡng mà đã vội kết luận về tính quy luật hay bản chất của chúng.
Theo quan điểm toàn diện, con người cần nhận thức sự vật qua mối quan

hệ qua lại. Mối quan hệ này có thể là giữa các yếu tố, các bộ phận, giữa sự vật
này với sự vật khác, giữa mối liên hệ trực tiếp với gián tiếp. Chỉ khi chúng ta
nhìn nhận qua quan điểm tồn diện thì mới có thể đưa ra các nhận thức đúng
đắn. Khơng những thế quan điểm tồn diện cịn đòi hỏi con người phải chú ý và
biết phân biệt từng mối liên hệ. Cụ thể hơn đó là các mối quan hệ chủ yếu với
tất yếu, mối liên hệ bên trong và bên ngoài, mối liên hệ về bản chất. Chỉ có như
vậy chúng ta mới có thể hiểu rõ được bản chất của sự việc. Bên cạnh đó quan
điểm tồn diện cịn địi hỏi con người nắm bắt được khuynh hướng phát triển
của sự vật trong tương lai. Cũng như hiểu rõ về hiện tại đang tồn tại của sự vật.
Con người cần nhận biết được sự biến đổi kể cả biến đổi đi lên hay các biến đổi
đi xuống.
Từ việc nghiên cứu quan điểm biện chứng về mối liên hệ phổ biến của sự
vật hiện tượng, triết học Mác – Lênin rút ra quan điểm toàn diện trong nhận
thức. Vì bất cứ sự vật, hiện tượng nào trên thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ
với các sự vật, hiện tượng khác và mối liên hệ rất đa dạng, phong phú, do đó khi
nhận thức về sự vật, hiện tượng, chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh
3


quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng
kết luận về bản chất hay về tính quy luật của nó. Quan điểm tồn diện địi hỏi để
có được nhận thức đúng đắn về sự vật, hiện tượng, một mặt chúng ta phải xem
xét nó trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính
khác nhau của chính sự vật, hiện tượng đó. Mặt khác, chúng ta phải xem xét nó
trong mối liên hệ với các sự vật khác (kể cả trực tiếp và gián tiếp). Đề cập đến 2
nội dung này, Lênin viết “muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát
và nghiên cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp của sự vật
đó”. Đồng thời quan điểm tồn diện địi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng
mối liên hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối
liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên…để hiểu rõ bản chất của sự vật và có

phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động
của bản thân. Đương nhiên, trong nhận thức và hành động, chúng ta cũng cần
lưu ý tới sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mối liên hệ ở những điều kiện nhất
định. Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự
vật, chúng ta vừa phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó, vừa phải chú ý
tới những mối liên hệ giữa sự vật ấy với các sự vật khác. Từ đó ta phải biết sử
dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động vào sự vật
nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
Hơn thế nữa, quan điểm tồn diện địi hỏi, để nhận thức được sự vật cần phải
xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người. Ứng với mỗi con
người, mỗi thời đại và trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, con người bao giờ
cũng chỉ phản ánh được một số lượng hữu hạn những mối liên hệ. Bởi vậy, tri thức
đạt được về sự vật cũng chỉ là tương đối, không đầy đủ trọn vẹn. Ý thức được điều
này, chúng ta mới tránh được việc tuyệt đối hóa những tri thức đã có về sự vật và
tránh xem nó là những chân lí bất biến, tuyệt đối không thể bổ sung, không thể phát
triển. Để nhận thức được sự vật, cần phải nghiên cứu tất cả các mối liên hệ, cần
thiết phải xem xét tất cả mọi mặt để đề phòng cho chúng ta khỏi phạm sai lầm và
sự cứng nhắc. Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện không chỉ ở
chỗ nó chú ý tới nhiều mặt, nhiều mối liên hệ. Việc chú
ý

tới nhiều mặt, nhiều mối liên hệ vẫn có thể là phiến diện nếu chúng ta đánh giá

ngang nhau những thuộc tính, những quy định khác nhau của sự vật được thể
hiện trong những mối liên hệ khác nhau đó. Quan điểm tồn diện chân thực địi
4


hỏi chúng ta phải đi từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đến
chỗ khái quát để rút ra cái bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật

hay hiện tượng đó.
1.2.Quan điểm lịch sử cụ thể
Quan điểm lịch sử cụ thể là quan điểm mà khi nghiên cứu và xem xét hiện
tượng, sự vật hay sự việc chúng ta phải quan tâm đến tất cả các yếu tố từ khách
quan đến chủ quan có liên quan đến sự vật.
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là cơ sở
hình thành quan điểm lịch sử cụ thể. Mọi sự vật hiện tượng của thế giới đều tồn
tại, vận động và phát triển trong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể
khác nhau. Điều kiện không gian và thời gian này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
tính chất, đặc điểm của sự vật đó.
Cùng một sự vật nhưng nếu xem xét về tồn tại trong những điều kiện khác
nhau thì sẽ đem lại tính chất, đặc điểm khác nhau, thậm trí có thể làm thay đổi
hoàn toàn bản chất ban đầu của sự vật. Theo triết học Mác Lênin, lịch sử phản
ánh tính biến đổi về mặt lịch sử của thế giới khách quan trong quá trình lịch sử
cụ thể của sự phát sinh, phát triển, chuyển hóa của sự vật, hiện tượng; biểu hiện
tính lịch sử cụ thể của sự phát sinh và các giai đoạn phát triển của sự vật, hiện
tượng.
Mỗi sự vật, hiện tượng đều bắt đầu từ quá trình hình thành, phát triển và
suy vong của mình và quá trình đó thể hiện trong tính cụ thể, bao gồm mọi sự
thay đổi và sự phát triển diễn ra trong những điều kiện, hồn cảnh khác nhau
trong khơng gian và thời gian khác nhau.
1.2.1.Cơ sở khách quan của quan điểm lịch sử
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là cơ sở
hình thành quan điểm lịch sử cụ thể. Mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới đều tồn
tại, vận động và phát triển trong những điều kiện không gian và thời gian nhất
định. Điều kiện khơng gian và thời gian có ảnh hưởng trực tiếp tới tính chất, đặc
điểm của sự vật. Cùng một sự vật nhưng nếu tồn tại trong những điều kiện về
khơng gian và thời gian khác nhau thì sẽ khiến tính chất, đặc điểm của nó khác
nhau, thậm chí có thể làm thay đổi hồn tồn tính chất của sự vật đó.
1.2.2.Yêu cầu của quan điểm lịch sử


5


Thứ nhất: Nguyên tắc lịch sử cụ thể yêu cầu phải nghiên cứu sự vật, hiện
tượng trong sự vận động và phát triển trong từng giai đoạn cụ thể của nó; biết
phân tích mỗi tình hình cụ thể trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố của nội dung nguyên tắc lịch sử cụ
thể. Bản chất của nguyên tắc này nằm ở chỗ, trong quá trình nhận thức sự vật,
hiện tượng, sẽ diễn ra sự chuyển hóa qua lại của nó, phải tái tạo lại được sự phát
triển của sự vật, hiện tượng ấy, sự vận động của chính nó, đời sống của chính
nó. Nhiệm vụ của ngun tắc lịch sử cụ thể là tái tạo sự vật, hiện tượng thơng
qua lăng kính của những ngẫu nhiên lịch sử, những gián đoạn theo trình tự
khơng gian và thời gian. Nét quan trọng nhất của nguyên tắc lịch sử cụ thể là mơ
tả sự kiện cụ thể theo trình tự nghiêm ngặt của sự hình thành sự vật, hiện tượng.
Giá trị của nguyên tắc này là ở chỗ, nhờ đó mà có thể phản ánh được sự vận
động lịch sử phong phú và đa dạng của các hình thức biểu hiện cụ thể của sự
vật, hiện tượng để qua đó, nhận thức được bản chất của nó.
Thứ hai: Nguyên tắc lịch sử cụ thể yêu cầu phải nhận thức được vận động
có tính phổ biến, là phương thức tồn tại của vật chất.
Thứ ba: Nguyên tắc lịch sử cụ thể không chỉ yêu cầu nhận thức những thay
đổi diễn ra trong sự vật, hiện tượng, nhận thức những trạng thái chất lượng thay
thế nhau, mà còn yêu cầu chỉ ra được các quy luật khách quan quy định sự vận
động, phát triển của sự vật, hiện tượng, quy định sự tồn tại hiện thời và khả năng
chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng mới thông qua sự phủ định. Như vậy, chỉ
khi tìm ra được mối liên hệ giữa các trạng thái chất lượng, tạo nên lịch sử hình
thành và phát triển của sự vật, hiện tượng thì mới có thể giải thích được các đặc
trưng về chất lượng và số lượng đặc thù của nó, bản chất thật sự của sự vật đó.
Thứ tư: Nguyên tắc lịch sử cụ thể còn đòi hỏi phải xem xét các sự vật, hiện
tượng trong các mối liên hệ cụ thể của chúng.

Thứ năm: Nhận thức sự vật, hiện tượng theo nguyên tắc lịch sử cụ thể về
bản chất chính là nhận thấy các mối liên hệ, sự biến đổi của chúng theo thời
gian, không gian tồn tại khác nhau của mỗi mặt, mỗi thuộc tính, đặc trưng của
sự vật, hiện tượng. Đồng thời tránh khuynh hướng giáo điều, trừu tượng, không
cụ thể. Mặt khác, cũng cần đề phòng khuynh hướng tuyệt đối hóa tính cụ thể,
khơng thấy sự vật, hiện tượng trong cả quá trình vận động, biến đổi.

6


1.3.Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
1.3.1.Khái niệm
Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự
tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt,
các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới; còn khái niệm mối liên hệ
phổ biến dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế
giới, trong đó, những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở
mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép
biện chứng, đó là các mối liên hệ giữa: các mặt đối lập, lượng và chất, khẳng
định và phủ định, cái chung và cái riêng…Như vậy, giữa các sự vật, hiện tượng
của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù vừa tồn tại những mối liên hệ
phổ biến ở những phạm vi nhất định, nhưng đồng thời cũng tồn tại những mối
liên hệ phổ biến nhất, trong đó, những mối liên hệ đặc thù là sự thể hiện những
mối liên hệ phổ biến trong những điều kiện nhất định. Toàn bộ những mối liên
hệ đặc thù và phổ biến đó tạo nên tính thống nhất trong tính đa dạng và ngược
lại, tính đa dạng trong tính thống nhất của các mối liên hệ trong giới tự nhiên, xã
hội và tư duy.
1.3.2.Tính chất của mối liên hệ
Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú là những tính
chất cơ bản của các mối liên hệ.

- Tính khách quan của các mối liên hệ.
Theo quan điểm biện chứng duy vật: các mối liên hệ của các sự vật, hiện
tượng của thế giới là có tính khách quan. Theo quan điểm đó, sự quy định lẫn
nhau, tác động lẫn nhau và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng
(hoặc trong chính bản thân chúng) là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập khơng
phụ thuộc vào ý chí của con người; con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng
các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình.
- Tính phổ biến của các mối liên hệ.
Theo quan điểm biện chứng thì khơng có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá
trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay q trình khác;
đồng thời cũng khơng có bất cứ sự vật, hiện tượng nào không phải là một cấu
trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong
của nó, tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống, hơn nữa là hệ thống
7


mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn
nhau.
- Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ.
Quan điểm biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin khơng chỉ khẳng định tính
khách quan, tính phổ biến của các mối liên hệ mà cịn nhấn mạnh tính phong
phú, đa dạng của các mối liên hệ. Tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ
được thể hiện ở chỗ: các sự vật, hiện tượng hay q trình khác nhau đều có
những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vai trị, vị trí khác nhau đối với sự tồn
tại và phát triển của nó; mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật
nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau
trong quá trình vận động, phát triển của sự vật thì cũng có những tính chất và vai
trị khác nhau. Như vậy, khơng thể đồng nhất tính chất và vị trí, vai trị cụ thể
của các mối liên hệ khác nhau đối với những sự vật nhất định, trong những điều
kiện xác định. Đó là mối liên hệ bên trong và bên ngoài, mối liên hệ bản chất và

hiện tượng, liên hệ chủ yếu và thứ yếu…
Quan điểm về tính phong phú đa dạng của các mối liên hệ còn bao hàm
quan niệm về sự thể hiện phong phú, đa dạng của các mối liên hệ phổ biến ở các
mối liên hệ đặc thù trong mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi quá trình cụ thể, trong
những điều kiện không gian và thời gian cụ thể.
1.3.3.Ý nghĩa phương pháp luận của mối liên hệ phổ biến
Từ tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt
động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm tồn diện:
Quan điểm tồn diện địi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực
tiễn cần xem xét sự vật trong mối liên hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận,
giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa
sự vật đó với các sự vật khác. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự
vật và xử lý có hiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn. như vậy, quan điểm
toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, siêu hình trong nhận thức và thực
tiễn. Lênin cho rằng: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và
nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ “và quan hệ giao tiếp” của sự
vật đó”

8


Từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt
động nhận thức và thực tiễn khi đã thực hiện quan điểm toàn diện thì đồng thời
cũng cần phải kết hợp với quan điểm lịch sử - cụ thể:
Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình
huống trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của
đối tượng nhận thức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn;
phải xác định rõ vị trí, vai trị khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong những
điều kiện cụ thể để từ đó có được những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả
trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn. Như vậy, trong nhận thức và thực tiễn

không những cần phải tránh và khắc phục quan điểm phiến diện siêu hình mà
cịn phải tránh và khắc phục quan điểm chiết trung, ngụy biện.
CHƯƠNG II: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀ QUAN ĐIỂM
LỊCH SỬ CỤ THỂ TRONG Q TRÌNH HỌC TẬP
2.1.Vận dụng quan điểm tồn diện trong cuộc sống học tập của bản thân
Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ của các sự vật, hiện
tượng chúng ta rút ra quan điểm toàn diện trong việc nhận thức, xem xét các sự
vật hiện tượng cũng như trong hoạt động thực tiễn.
Về mặt nhận thức, khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng phải đặt nó
trong mối liên hệ tác động qua lại với những sự vật, hiện tượng khác và cần phát
hiện ra những mối liên hệ giữa các bộ phận, yếu tố, các thuộc tính, các giai đoạn
khác nhau của bản thân sự vật. Lênin đã khẳng định: “Muốn thực sự hiểu được
sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt của mối liên hệ và
quan hệ của sự vật đó”. Để nhận thức đúng được sự vật, hiện tượng cần phải
xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn, ứng với mỗi thời kỳ, giai
đoạn, thế hệ thì con người bao giờ cũng chỉ phản ánh được số lượng hữu hạn các
mối liên hệ. Vì vậy tri thức về các sự vật, hiện tượng chỉ là tương đối, khơng đầy
đủ và cần phải địi hỏi chúng ta phát hiện ra không chỉ là mối liên hệ của nó mà
cịn phải biết xác định phân loại tính chất, vai trị, vị trí của mỗi loại liên hệ đối
với sự phát triển của sự vật. Cần chống cả lại khuynh hướng sai lầm phiến diện
một chiều, cũng như đánh giá ngang bằng vị trí của các loại quan hệ.
Về mặt thực tiễn, quan điểm tồn diện địi hỏi để cải tạo sự vật, hiện tượng
cần làm thay đổi mối liên hệ bên trong của sự vật, hiện tượng khác. Muốn vậy,
cần phải xác định, sử dụng đồng bộ các phương pháp, các biện pháp, phương
9


tiện để giải quyết sự vật. Mặt khác, quan điểm tồn diện địi hỏi trong hoạt động
thực tiễn cần phải kết hợp chính sách dàn đều và chính sách có trọng tâm, trọng
điểm. Vừa chú ý giải quyết về mặt tổng thể vừa biết lựa chọn những vấn đề

trọng tâm để tập trung giải quyết dứt điểm tạo đà cho việc giải quyết những vấn
đề khác.
Là một sinh viên thì việc vận dụng quan điểm tồn diện có ý nghĩa rất quan
trọng đối với quá trình học tập và phát triển của mỗi chúng ta. Nó góp phần định
hướng, chỉ đạo các hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn và cải tạo bản thân
chúng ta. Nhưng ta phải biết cách vận dụng nó như thế nào là tốt nhất đối với
chúng ta trong từng không gian thời gian cụ thể. Học là việc vô cùng quan trọng
đối với sinh viên để có phát triển và hồn thiện bản thân. Cụ thể khi áp dụng
quan điểm tồn diện thì ta sẽ đặt việc học tập vào các mối liên hệ khác nhau: cần
học cái gì, khi nào thì học, học như thế nào, áp dụng ở đâu, áp dụng như thế nào,
Từ đó ta có thể rút ra mối quan hệ giữa những điều ta học được để tạo nên
một hệ thống kiến thức cần thiết cho quá trình học tập. Ví dụ như khi học mơn
lý thì có những kiến thức của môn lý không làm rõ mà chỉ khái qt vấn đề,
trong khi có những bộ mơn khác lại tập trung làm rõ vấn đề đó thì ta phải tìm
hiểu để có thể hiểu sâu sắc hơn vấn đề và phải tiếp thu những ý kiến khác nhau
để so sánh. Nhưng người ta vẫn thường nói: “học đi đôi với hành”, và chỉ khi
nào áp dụng những thứ học được vào thực tế thì mới có thể đối chiếu để so sánh
xem những điều mình học đã đúng hay chưa, có phát sinh ra những vấn đề khác
hay khơng. Qua quan điểm tồn diện ta có thể thấy mối quan hệ của việc học
tập, và việc vận dụng quan điểm tồn diện khơng chỉ có áp dụng trong học tập
mà cịn áp dụng trong q trình học, tu dưỡng các phẩm chất đạo đức để hoàn
thiện bản thân. Một con người “có tài mà khơng có đức là người vơ dụng, có
đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó” đầy là hai mặt khác nhau về nội
dung nhưng thống nhất với nhau để góp phần hồn thiện bản thân. Khi đã có tài
qua việc học tập thì đức sẽ làm cho cái tài của ta được bộc lộ một cách tồn
diện. Đức khơng chỉ là do một phẩm chất tạo thành mà cần rất nhiều phẩm chất
góp lại để tạo nên.


10



2.2.Vận dụng quan điểm lịch sử - cụ thể trong cuộc sống học tập của bản
thân
Học tập là một quá trình hoạt động căng thẳng của tư duy. Muốn đạt tới
mục đích học tập, cho dù là rất nhỏ (giải một bài tập, học thuộc một công
thức….). Người học tập phải tập dượt cách suy nghĩ thông qua các thao tác trí
tuệ, từ nhận biết, so sánh, phân tích, tổng hợp đến cụ thể hóa đến khả năng dự
đốn, bảo vệ chân lý do mình đề xuất….Tất thảy những gì có được về phương
pháp nhận thức, về tư duy là kết quả tất yếu của một quá trình học tập lâu dài,
bền bỉ. Quá trình học tập của sinh viên: một khi người học đã tích lũy được một
khối lượng tri thức cần thiết có được một trình độ nhận thức xác định, họ có thể
nhận thức thế giới khách quan một cách sâu sắc hơn. Tính quy luật của những gì
đang tồn tại và vận động quanh họ được dần sáng tỏ vì chúng ln có các mối
quan hệ và liên hệ lẫn nhau, sự thích ứng của họ với tự nhiên, với xã hội vừa
được định hướng theo những quan điểm chính thống của thời đại, vừa mang
màu sắc cá nhân. Vận dụng các quan điểm lịch sử cụ thể, có thể vận dụng vào
trong q trình học đại học của sinh viên: Là sinh viên học ở trường đại học,
bước vào một mơi trường mới có sự thay đổi về các yếu tố không gian và thời
gian. Một môi trường học tập mới khác nhiều với cách dạy truyền thống ở phổ
thơng, chính vì thế khơng thể áp dụng các quá trình học tập cũ như: thầy đọc trị
chép, vì vậy, sinh viên cần tìm tịi áp dụng các phương pháp học tập mới khi
bước vào giảng đường đại học. Cụ thể có thể áp dụng một số phương pháp học
tập sau: Tự học: là quá trình lao động trí óc để chiếm lĩnh kiến thức, q trình tự
học giúp sinh viên tìm kiếm và giải quyết một vấn đề được đặt ra. Sau khi giải
quyết được vấn đề đó sẽ giúp cho q trình nhận thức của sinh viên ngày càng
phát triển. Trong quá trình học tập trên giảng đường sinh viên cần tập trung nghe
giảng. Vì mỗi sự vật hiện tượng ln có sự liên hệ nên tập trung nghe giảng sẽ
giúp sinh viên năm được quy luật vận động và phát triển của một sự vật, hiện
tượng vấn đề để có cái nhìn sâu sắc và tồn diện. Ln tìm tịi những kiến thức

mới vì sự vật hiện tượng ln phong phú, phổ biến Khi vận dụng vào quá trình
học tập, cần xem xét các yếu tố như: khả năng, mục đích, từ đó mỗi cá nhân sẽ
sử dụng những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu. Phân chia quá trình
học tập thành các giai đoạn nhỏ khác nhau, từ đó nhận thức và tìm ra được
phương pháp học hiệu quả nhất, hiệu suất cao nhất, từ đó nhằm thúc đẩy quá
11


trình tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả. Quan điểm phát triển góp phần khắc
phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến trong hoạt động nhận thức và hoạt động
thực tiễn của sinh viên. Nếu chúng ta tuyệt đối hóa nhận thức, nhất là nhận thức
khoa học về sự vật hay hiện tượng nào đó thì các khoa học tự nhiên, khoa học xã
hội và nhân văn sẽ không thể phát huy nỗ lực của bản thân trong việc thực hiện
hóa quan điểm phát triển vào nhận thức và cải tạo sự vật nhằm phục vụ nhu cầu,
lợi ích của chúng ta và toàn xã hội. Chẳng hạn, muốn nhận thức đúng và đầy đủ
tri thức của khoa học triết học, chúng ta cịn phải tìm ra mối liên hệ của tri thức
triết học với tri thức khoa học khác, với tri thức cuộc sống và ngược lại, vì tri
thức triết học được khái quát từ tri thức của các khoa học khác và hoạt động của
con người, nhất là tri thức chuyên môn được chúng ta lĩnh hội. Sinh viên, những
người đang trong quá trình phát triển mọi mặt về thể chất lẫn trí lực, tri thức và
trí tuệ nhân cách, cho nên thời kỳ này phải hoàn thiện bản thân làm nền tảng cho
sự phát triển tiếp tục trong tương lai.
PHẦN KẾT LUẬN
Phép biện chứng duy vật nói chung và hai ngun lí quan điểm tồn diện và
quan điểm lịch sử của phép biện chứng duy vật nói riêng có vai trị to lớn đối với
nhận thức và hoạt động thực tiễn của sinh viên. Việc nâng cao năng lực nhận
thực cho sinh viên là vấn đề quan trọng trong tình hình hiện nay, giúp sinh viên
có tư duy khoa học trong cuộc sống q trình học tập và làm việc sau này.
Hiện nay, xu thế tồn cầu hố và hội nhập quốc tế, sự ra đời và phát triển
của kinh tế tri thức, cùng với sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao

cấp sang cơ chế thị trường. Trước thay đổi đó, địi hỏi bản thân mỗi người nói
chung, bản thân mỗi sinh viên nói riêng, phải khơng ngừng học hỏi, nhìn nhận
mọi vấn đề dưới góc độ lí luận khoa học để nâng cao trình độ bản thân những
giỏi về chuyên mơn mà cịn địi hỏi khả năng vận dụng tri thức khoa học vào
giải quyết những vấn đề thực tiễn một cách hiệu quả nhất.

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (Nhà xuất bản
chính trị quốc gia – năm 2012)
2.Bách khoa tồn thư triết học (1989) NXB: Từ điển Xô viết
3. Hỏi – đáp môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (PGS.TS
Trần Văn Thông – PGS.TS An Như Hải – PGS.TS Đỗ Thị Thạch). Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội, năm 2011.

13



×