BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
(Hình thức tự luận)
Học kỳ: KH01
Năm học: 2021 – 2022
Hệ: Chính quy
Tên học phần: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Mã học phần: 2111POLI2001
Lớp học phần: 2111POLI200141
Số tin chỉ: 3
Họ và tên: Nguyễn Khánh Lệ Huyền
Ngày tháng năm sinh: 08/09/2003
MSSV: 47.01.606.067
Email trường cấp:
Đt: 0708079388
Nhóm 4
Đề tài: Phân tích cơ sở lý luận của quan điểm tồn diện và quan điểm lịch sử cụ
thể và sự vận dụng những quan điểm này trong cuộc sống, học tập của bản thân. (10đ)
Trình bày
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:
Khái niệm
trong khi cùng tồn tại, các đối tượng luôn tương tác với nhau, qua đó thể hiện các thuộc
tính và bộc lộ bản chất bên trong, khẳng định mình là những đối tượng thực tồn. Sự thay
đổi các tương tác tất yếu làm đối tượng các thuộc tính của nó thay đổi, và trong một số
trường hợp có thể cịn làm nó biến mất, chuyển hóa thành đối tượng khác. Sự tồn tại của
đối tượng sự hiện hữu các thuộc tính của nó phụ thuộc vào các cơng tác giữa nó với các
đối tượng khác, chứng tỏ rằng, đối tượng có liên hệ với các đối tượng khác. Nhưng thế
nào là mối liên hệ? – “Mối liên hệ” là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng
buộc tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối
tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau. Liên hệ là quan hệ giữa hai đối tượng nếu sự
thay đổi của một trong số chúng nhất định làm đối tượng khi thay đổi. chẳng hạn, vận
động của vật thể có liên hệ hữu cơ với khối lượng của nó bởi sự thay đổi vận tốc vận
động tất yếu làm khối lượng của nó thay đổi; các sinh vật đều có liên hệ với mơi trường
bên ngồi,…
Tính chất của mối liên hệ:
Tính khách quan: phép biện chứng duy vật khẳng định tính khách quan của các mối liên
hệ, tác động trong thế giới. Có mối liên hệ, tác động giữa các sự vật, hiện tượng vật chất
với nhau. Có mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng vật chất với các hiện tượng tinh thần. Có
các mối liên hệ giữa những hiện tượng tinh thần với nhau (mối liên hệ và tác động giữa
các hình thức của nhận thức )… Các mối liên hệ, tác động đó- suy đến cùng đều là sự quy
định tác động qua lại, chuyển hóa và phụ thuộc lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng.
Tính phổ biến: của các mối liên hệ thể hiện ở chỗ, bất kỳ nơi đâu, trong tự nhiên, trong
xã hội và trong tư duy đều có vơ vàn các mối liên hệ đa dạng, chúng giữ những vai trị, vị
trí khác nhau trong sự vận động, chuyển hóa của các sự vật hiện tượng. Mối liên hệ qua
lại, quy định, chuyển hóa lẫn nhau khơng nhận diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên,
xã hội tư duy, mà còn diễn ra giữa các mặt, các yếu tố các q trình của mỗi sự vật, hiện
tượng.
Tính đa dạng, phong phú: có mối liên hệ về mặt khơng gian và cũng có mối liên hệ về
mặt thời gian giữa các sự vật, hiện tượng. Có mối liên hệ chung tác động lên toàn bộ hay
trong những lĩnh vực rộng lớn của thế giới. Có mối liên hệ riêng chỉ tác động trong tuần
lĩnh vực, cần sự vật và hiện tượng cụ thể. Có mối liên hệ trực tiếp giữa nhiều sự vật, hiện
tượng, nhưng cũng có những mối liên hệ gián tiếp. Có mối liên hệ tất nhiên cũng có mối
liên hệ ngẫu nhiên. Có mối liên hệ bản chất cũng có mối liên hệ khơng bản chất chỉ đóng
vai trị phụ thuộc. Có mối liên hệ chủ yếu và có mối liên hệ thứ yếu… chúng giữ những
vai trò khác nhau quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Ý nghĩa phương pháp luận:
Quan điểm toàn diện là khi xem xét các sự vật hiện tượng, phải xem xét ở tất cả các mặt,
các yếu tố làm nên các sự vật, hiện tượng, kể cả khâu trung gian, gián tiếp. Nghiên cứu
cơ sở triết học của quan điểm tồn diện có một vai trị vơ cùng quan trọng giúp chúng ta
đánh giá đúng vị trí, vai trị của sự vật, hiện tượng.
Từ nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, phép biện chứng khái quát thành
nguyên tắc toàn diện với những yêu cầu đối với chủ thể hoạt động nhận thức và thực tiễn
như sau. Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh hệ
thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên hệ của
chính thể đó; “cần phải nhìn bao qt và nghiên cứu tất cả các mặt tất cả các mối liên hệ
“và quan hệ gián tiếp” của sự vật đó” tức trong chỉnh thể thống nhất của “tổng hòa những
quan hệ mn vẻ của sự vật ấy có những sự vật khác”. Thứ hai, chủ thể phải rút ra được
các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất
hữu cơ nội tại, bởi chỉ có như vậy, nhận thức mới có thể phản ánh được đầy đủ sự tồn tại
khách quan với nhiều thuộc tính nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác động qua lại của đối
tượng. Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với
môi trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp; trong
không gian, thời gian nhất định, tức cần nghiên cứu cả những mối liên hệ của đối tượng
trong quá khứ, hiện tại và phán đoán cả tương lai của nó. Thứ tư, quan điểm tồn diện đối
lập với quan điểm phiến diện, một chiều, sẽ thấy mặt này mà không thấy mặt khác hoặc
chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét dàn trải, không thấy mặt bản chất của đối tượng
nên dễ rơi vào thuật ngụy biện (đánh tráo các mối liên hệ cơ bản thành phong cơ bản
hoặc ngược lại ) và chủ nghĩa chiết trung (lắp ghép vô nguyên tắc các mối liên hệ cái mặt
nhau vào một mối liên hệ phổ biến).
Quan điểm lịch sử - cụ thể cho rằng mọi sự vật, hiện tượng của thế giới đều tồn tại, vận
động và phát triển trong những điều kiện thời gian và không gian cụ thể, xác định, những
điều kiện này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới tính chất, đặc điểm của sự vật. Cùng một sự
vật nhưng nếu tồn tại trong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể khác nhau thì
tính chất, đặc điểm của nó sẽ khác nhau, thậm chí có thể làm thay đổi hồn tồn bản chất
của sự vật.
Quan điểm lịch sử - cụ thể có ý nghĩa rất to lớn trong quá trình nghiên cứu và cải tạo tự
nhiên, xã hội.Khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hồn
cảnh lịch sử - cụ thể, mơi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển.Khi
nghiên cứu một lý luận khoa học nào đó cần phải phân tích hồn cảnh ra đời và phát triển
của lý luận đó. Khi vận dụng một lý luận nào đó vào thực tiễn cũng cần phải tính đến
những điều kiện, hồn cảnh cụ thể của nơi đó. Đồng thời cần phải có những bổ sung, điều
chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Vận dụng quan điểm trong cuộc sống, học tập của bản thân:
Quan điểm toàn diện trong cuộc sống, học tập của bản thân
Ví dụ 1. “khi xem xét các sự vật hiện tượng,chúng ta phải xem xét ở tất cả các mặt, các
yếu tố làm nên các sự vật, hiện tượng...” Trong cuộc sống, khi giải quyết một vấn đề
nào đó như đưa ra quyết định, tranh luận,lựa chọn.. chúng ta phải có cái nhìn đa chiều và
khách quan như nguyên nhân, hậu quả, lập trường của những người khác, giá cả, v..vv để
có thể đưa ra cho mình một quyết định sáng suốt, hợp lí nhất.
Ví dụ 2. Trong cuộc sống, xung quanh chúng ta sẽ có rất nhiều mối quan hệ, chính vì vậy
khi đánh giá một ai đó, chúng ta phải đánh giá một cách tồn diện về con người của họ,
từ tính cách cho đến dáng vẻ, hành động, hồn cảnh để có cái nhìn đa chiều, sâu sắc,
tránh đi cái nhìn phiến diện để từ đó có thể lựa chọn kết giao với những mối quan hệ tốt
đẹp, tích cực hơn.
Ví dụ 3. trong vấn đề học tập thì ở mỗi mơn học mình phải xem xét tất cả các yếu tố có
trong mơn học đó vì nó liên quan đến nhau, ví dụ như ở mơn hán nơm thì để học tốt môn
này,ta phải học cả cách viết nét bút, ngữ pháp và cả lịch sử nữa vì nó liên quan đến
ngun quá trình học. mình phải học tốt các mặt thì mới có thể điểm tốt mơn đó.
Ví dụ 4. trong học tập, chúng ta nên hạn chế tránh tình trạng học lệch, học tủ hay đợi đến
gần thi hay gần kiểm tra mới học vì việc học là việc tích luỹ và những kiến thức cũ và
mới, giữa môn này và mơn kia có mối quan hệ khắng khít với nhau. Chính vì lẽ đó chúng
ta phải có những phương pháp học toàn diện, từ cơ bản đến nâng cao để tích lũy được
vốn kiến thức nhất định, phục vụ cho cả thi cử và phát triển bản thân.
Ví dụ 5. Trong học tập, khi phát hiện hướng học tập bị lệch hoặc tình trạng học tập bị sa
sút, cần phải xem xét và đưa ra những vấn đề, nguyên nhân gây ra việc đó một cách khái
qt tồn diện, sau đó cải thiện sửa đổi dần để nhận được kết quả tốt hơn và đi đúng
hướng, đạt hiểu quả tốt.
Ví dụ 6. Trong học tập, chúng ta cần phải vận dụng nhiều yếu tố khác nhau để đạt được
kết quả học tập tốt. Khơng chỉ cần nỗ lực, trí tuệ của bản thân mà còn cần học hỏi thêm
nhiều điều từ sách vở, từ cuộc sống. Kiến thức phải được xây dựng từ lý thuyết và thực
hành để trở nên hồn thiện.
Ví dụ 7. Trong đời sống hiện nay, Mạng xã hội cũng như các phương tiện truyền thơng
đang có q nhiều các thơng tin tràn lan mỗi ngày nhưng đa số chúng chỉ mang cái nhìn
chủ quan, phiến diện và đơi khi sai lệch nhằm mục đích câu dẫn lượt xem, khuấy đảo thị
phi, đả kích, tuyên truyền phản động hay lừa đảo người dùng. Vậy nên bản thân chúng ta
phải có một cái nhìn tồn diện ở mọi mặt khi sử dụng mạng xã hội như là xác định nguồn
thơng tin phải chính thống, uy tín và đảm bảo nội dung tích cực.
Quan điểm lịch sử cụ thể trong cuộc sống, học tập của bản thân:
Ví dụ 1. trong cuộc sống có rất nhiều quan điểm, giá trị mà trước khi trong các khoảng
thời gian quá khứ thì nó rất đúng, được mọi người lấy đó làm tơn chỉ sống nhưng ở thời
hiện đại thì đã trở nên sai lệch. ví dụ như những câu ca dao tục ngữ: cha mẹ đặt đâu con
ngồi đó, tốt gỗ hơn tốt nước sơn, bồng bồng cõng chồng đi chơi/ đi đến chỗ lội đánh rơi
mất chồng. Chính vì vậy mà khi suy xét một vấn đề gì, chúng ta phải dựa trên những yếu
tố thời gian, không gian cụ thể để có thể có những suy nghĩ đúng đắn, phù hợp với cuộc
sống ngày nay.
Ví dụ 2. Khi chúng ta làm biên soạn sách hay lựa sách để đọc, học và giáo dục cho thế hệ
con trẻ thì chúng ta phải chắt lọc nội dung, chỉnh sửa một số chi tiết để phù hợp với đạo
đức, luân thường đạo lý và tư duy ngày nay bởi vì có vài tác phẩm dân gian ở trong
những thời điểm quá khứ cụ thể như xã hội nguyên thủy, xã hội phong kiến vẫn cịn có
những chi tiết, giá trị lệch lạc hay kinh dị, không phù hợp cho việc giáo dục con trẻ ngày
nay. Từ đó có thể bổ sung những chi tiết hợp lý, phù hợp với thời gian ngày nay để giáo
dục thế hệ sau một cách hiệu quả.
Ví dụ 3. Trong học tập: khi học mơn ngữ văn, để phân tích bất kì một tác phẩm nào đó,
chúng ta phải chú ý vào điều kiện, hồn cảnh lịch sử cụ thể, mơi trường cụ thể mà trong
đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển. ví dụ khi phân tích tác phẩm Truyện Kiều của
Nguyễn Du, chúng ta phải xem xét về hoàn cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm để từ đó
hiểu được hành trình 15 năm lưu lạc của nhân vật Thúy Kiều, hiểu sâu sắc các giá trị tư
tưởng mà đại thi hào mang đến. từ đó có những suy nghĩ, nhận xét và điều chỉnh bài học
để phù hợp với thực tiễn cuộc sống hơn.
Ví dụ 4. Vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể trong học tập, ta có thể hiểu rõ và sâu sắc
hơn vì sao “Cùng một sự vật nhưng nếu tồn tại trong những điều kiện không gian và thời
gian cụ thể khác nhau thì tính chất, đặc điểm của nó sẽ khác nhau” ví dụ điển hình là
muối ăn, ngày nay muối ăn có giá thành rất rẻ, hầu như ai cũng mua được nhưng vào cuối
thế kỷ 6 sau CN, thương nhân ở hạ Sahara (châu Phi) thường đổi muối lấy vàng. Muối
cũng được sử dụng như một thứ tiền tệ ở một số nơi trên thế giới, bao gồm cả Ethiopia,
phiến muối được gọi là amole dùng làm tiền tệ đến đầu thế kỷ 20.