Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

(TIỂU LUẬN) QUẢN lý rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của APPLE tại THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC GIAI đoạn 2016 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.04 KB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI:
QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
APPLE
TẠI THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2016-2020

Giáo viên hướng dẫn: ThS Hồng Thị Đoan Trang
Lớp tín chỉ: KDO402(GD1-HK1-2021).2
Nhóm thực hiện: Nhóm 8

Hà Nội, tháng 9 năm 2021


DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11




BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

STT
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11


LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH ...................................................................................................................
1.1.
1.1.1.

Tổng quan về rủi ro trong kinh doanh ........................

Rủi ro ..........................

1.1.2. Rủi ro trong kinh doanh ....................................................................................

1.2.
1.2.1.

Quản lý rủi ro trong kinh doanh .................................

Khái niệm: ..................

1.2.2. Vai trò của quản lý rủi ro trong kinh doanh .....................................................
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 6
2.1.

Khái quát về Apple .....................................................

2.1.1. Giới thiệu về tập đoàn Apple ............................................................................
2.1.2. Lịch sử phát triển của thương hiệu Apple ........................................................
2.1.3. Hoạt động kinh doanh của Apple tại Trung Quốc ...........................................

2.2.
Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doa
Trung Quốc giai đoạn 2016-2020 .....................................................................................
2.2.1. Rủi ro từ môi trường kinh tế - chính trị ............................................................
2.2.2. Rủi ro từ chính sách bảo hộ doanh nghiệp trong nước ...................................
2.2.3. Rủi ro trong chuỗi cung ứng ...........................................................................
2.2.4. Rủi ro từ dịch bệnh Covid-19 đến hoạt động kinh doanh của Apple .............
2.2.5. Rủi ro đến từ khách hàng ................................................................................
2.2.6. Rủi ro đến từ Đối thủ cạnh tranh ....................................................................
2.2.7. Rủi ro từ tranh chấp kiện tụng- pháp lý ..........................................................
2.2.8. Rủi ro từ nhân sự ............................................................................................

2.3.

Đánh giá hoạt động quản lý rủi ro hoạt động kinh d
Trung Quốc giai đoạn 2016-2020 ...................................................................................
2.3.1.

Ưu điểm ......................

2.3.2.

Hạn chế-nguyên nhân .

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
RỦI RO HIỆU QUẢ CỦA APPLE TẠI THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC .................
3.1.

Giải pháp hạn chế rủi ro từ môi trường kinh tế - chín

3.2.

Giải pháp hạn chế rủi ro từ chính sách bảo hộ doanh

3.3.

Giải pháp hạn chế rủi ro từ tranh chấp kiện tụng - ph


3.4. Giải pháp hạn chế rủi ro từ nhân sự..................................................................... 42
3.4.1.

Đào tạo nghiệp vụ......................................................................................... 42


3.4.2.

Đào tạo về Tuân thủ và Văn hóa................................................................... 43

3.4.3.

Trách nhiệm của người quản lý..................................................................... 43

3.5. Giải pháp cho rủi ro trong chuỗi cung ứng.......................................................... 44
3.6. Giải pháp cho rủi ro từ dịch bệnh Covid 19......................................................... 44
3.7. Giải pháp cho rủi ro từ đối thủ cạnh tranh và khách hàng.................................... 45
3.7.1.

Đa dạng hóa sản phẩm.................................................................................. 45

3.7.2.

Đưa ra các chương trình ưu đãi..................................................................... 45

KẾT LUẬN...................................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 48


LỜI MỞ ĐẦU
Apple Incorporated, một công ty của Mỹ, đứng top đầu thế giới với các sản phẩm
công nghệ và các thiết bị điện tử hiện đại khác. Trung Quốc, trong vòng 10 năm, đã
trở thành thị trường tiêu thụ hàng đầu thế giới do quy mô lớn, dân số cao và tốc độ
phát triển kinh tế nhanh, vượt qua Nhật Bản vào năm 2009 để trở thành thị trường
thứ hai sau Mỹ và do đó đã vượt qua Hoa Kỳ để trở thành thị trường lớn nhất. Bằng
các phát minh của mình, Apple Inc. đã được coi là cơng ty sáng tạo nhất cung cấp

công nghệ hàng đầu trên thị trường điện tử Trung Quốc. Năm 2010, Microsoft đã bị
Apple Inc. vượt qua để trở thành công ty lớn nhất trên thế giới. Công ty đã tạo dựng
được danh tiếng tốt trong số các khách hàng ở Trung Quốc vì nó ln thay đổi và có
những ý tưởng điện tử độc đáo.
Là một doanh nghiệp với vị thế khó có thể đánh bại, Apple vẫn gặp phải rất nhiều
rủi ro khi tiến vào một cường quốc tỉ dân như Trung Quốc, đặc biệt là vào giai đoạn
2016-2020. Năm 2018 chứng kiến một loạt các động thái áp thuế của Mỹ lên hàng
hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, mở ra chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế
đứng đầu thế giới. Vào tháng 5, căng thẳng leo thang đến đỉnh điểm khi chính phủ
Mỹ tuyên bố áp thuế nhập khẩu 25% lên khối hàng hóa tiêu dùng 300 tỷ USD nhập
khẩu từ Trung Quốc. Mức thuế này là cơn ác mộng đối với Apple khi phần lớn nhà
máy đặt ở Trung Quốc, cơng ty có tỷ suất lợi nhuận cao nhưng chuỗi cung ứng dễ bị
tổn thương. Chiến tranh lạnh Mỹ - Trung khơng có dấu hiệu “tan băng”. Dịch
Covid-19 đang làm suy yếu thêm thỏa thuận ngừng chiến song phương trên mặt trận
mậu dịch ký kết ngày 15/01/2020. Cả Washignton lẫn Bắc Kinh cùng lớn tiếng đe
dọa đối phương chấm dứt đối thoại.
Hai rủi ro thực tế trên sẽ là ngun nhân chính thúc đẩy Apple khơng ngừng tìm
kiếm giải pháp để giải quyết. Từ đó, nhóm nghiên cứu thấy được tính cấp thiết của
đề tài: “Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Apple tại thị trường Trung
Quốc
giai đoạn 2016-2020.” Tiểu luận gồm ba phần chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
1


Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro hoạt động kinh doanh của Apple tại Trung
Quốc giai đoạn 2016-2020.
Chương 3: Giải pháp cho quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Apple.
Do vẫn còn nhiều hạn chế về kiến thức, bài tiểu luận không tránh khỏi những sai sót.
Nhóm rất mong những ý kiến đóng góp từ phía cơ để bài làm được hồn thiện hơn.

Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn những kiến thức và sự hướng dẫn của cơ
Hồng Thị Đoan Trang đã giúp nhóm hồn thành bài tiểu luận trong q trình học.

2


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.1. Tổng quan về rủi ro trong kinh doanh
1.1.1. Rủi ro
Rủi ro là điều có thể xảy ra ngoài mong đợi của cá nhân hay doanh nghiệp nhưng
phải chấp nhận “sống chung”. Tìm kiếm, nhận diện rủi ro; có giải pháp phịng tránh,
biết hạn chế tổn thất khi có rủi ro là giải pháp tốt nhất và tích cực thay vì lạc quan
tếu, cố chấp kinh doanh liều lĩnh.
Vậy thì rủi ro là gì? Rủi ro là một cụm từ hết sức quen thuộc, đến mức người ta
có thể hiểu ngay mà chẳng cần biết đến định nghĩa của nó. Tuy nhiên, rủi ro lại là
một trong số những thuật ngữ có nhiều cách định nghĩa và các cách này lại khơng
hồn tồn nhất trí với nhau.
 Theo MBN (Market Business News): “Rủi ro đề cập đến xác suất hoặc mối đe

dọa của những tổn thất, trách nhiệm pháp lý, thương tích, thiệt hại hoặc bất
kỳ sự cố tiêu cực nào khác mang lại từ các lỗ hổng bên ngoài hoặc bên trong
một doanh nghiệp và điều đó có thể được ngăn chặn hoặc tránh được thơng
qua hành động phịng ngừa.”
 Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Quy, Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp, NXB

Khoa học xã hội, 2008: “Rủi ro là một tình huống của thế giới khách quan
trong đó tồn tại khả năng xảy ra một sự sai lệch bất lợi so với kết quả dự tính
mong chờ.”
 Theo Frank Knight, một học giả người Mỹ: “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo


lường được.”
 Theo Tổ chức Tiêu chuẩn hóa thể giới (ISO): “Rủi ro là sự kết hợp giữa các

xác suất xảy ra một sự kiện và những hậu quả tiêu cực của sự kiện đó.”
 Theo Bảo hiểm Bảo Việt: “Rủi ro là một điều không may mắn, không lường

trước được về khả năng xảy ra, về thời gian và không gian xảy ra, cũng như
mức độ nghiêm trọng và hậu quả của nó.”

3


Có thể thấy rằng, trong các định nghĩa trên có tồn tại một số mâu thuẫn nhất định
khi có định nghĩa cho rằng rủi ro có thể đo lường trong khi một định nghĩa khác lại
cho rằng rủi ro không lường trước được. Tuy nhiên, mỗi định nghĩa đều có phần
đứng đắn khi đứng trên các phương diện khác nhau. Từ các định nghĩa trên, nhóm
nghiên cứu rút ra được định nghĩa: “Rủi ro là một vấn đề khách quan có thể nhận
diện và đo lường được; thường mang lại thiệt hại, mất mát hoặc một kết quả không
mong đợi so với dự tính.”
1.1.2. Rủi ro trong kinh doanh
Rủi ro trong kinh doanh là một dạng rủi ro và nó cũng mang đầy đủ những đặc
điểm cơ bản như bất cứ một loại rủi ro nào.
Rủi ro trong kinh doanh là một yếu tố lớn dẫn đến sự thất bại của nhiều doanh
nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp đều nên chú trọng vào việc quản lý rủi ro và không
nên coi nhẹ nó. Rủi ro kinh doanh có thể đến từ nhiều tình huống khác nhau: rủi ro
cạnh tranh, rủi ro thay đổi động lực thị trường, rủi ro thay đổi đường cung, hành vi
của người mua, môi trường pháp lý xung quanh doanh nghiệp, … Trong một môi
trường luôn biến động, các mối đe dọa kinh doanh phát sinh có thể khiến một bộ
phận hoặc thamajc hí tồn bộ doanh nghiệp thất bại. Do đó, doanh nghiệp phải thận

trọng theo sát những thay đổi thông qua việc nghiên cứu liên tục. Nghiên cứu này sẽ
đặt môi trường tổng thể của doanh nghiệp vào tầm kiểm soát.
1.2. Quản lý rủi ro trong kinh doanh
1.2.1. Khái niệm:
Khái niệm quản lý rủi ro (Risk Management) chính thức xuất hiện vào những năm
50 thế kỉ XVIII. Sau này, đến năm 1963, Robert Mehr và Bob Hedges bằng việc tổng
hợp từ nhứng khái niệm đi trước đã tổng kết được định nghĩa mới về vấn đề này. Theo
Robert và Bob, quản lý rủi ro trong kinh doanh là một quy trình xem xét đánh giá toàn
diện các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để nhận biết các nguy cơ tiềm ẩn có
thể tác động xấu đến các mặt hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó sẽ đưa ra các
giải pháp ứng phó, phòng ngừa phù hợp tương ứng với từng nguy cơ.

4


1.2.2. Vai trò của quản lý rủi ro trong kinh doanh
Mọi doanh nghiệp và tổ chức đều phải đối mặt với nguy cơ xảy ra những sự kiện bất
ngờ, có hại có thể khiến doanh nghiệp bị tổn thất tiền bạc hoặc khiến doanh nghiệp phải
đóng cửa vĩnh viễn. Bằng cách thực hiện kế hoạch quản lý rủi ro và xem xét các rủi ro
hoặc sự kiện tiềm ẩn khác nhau trước khi chúng xảy ra, một tổ chức có thể tiết kiệm
tiền và bảo vệ tương lai của họ. Điều này là do một kế hoạch quản lý rủi ro mạnh mẽ sẽ
giúp một công ty thiết lập các thủ tục để tránh các mối đe dọa tiềm ẩn, giảm thiểu tác
động của chúng nếu chúng xảy ra và đối phó với kết quả. Khả năng hiểu và kiểm soát
rủi ro này cho phép các tổ chức tự tin hơn trong các quyết định kinh doanh của mình.
Hơn nữa, các nguyên tắc quản trị công ty mạnh mẽ tập trung đặc biệt vào quản lý rủi ro
có thể giúp một cơng ty đạt được mục tiêu của mình.

Các lợi ích quan trọng khác của quản lý rủi ro bao gồm:



Tạo ra một mơi trường làm việc an tồn và bảo mật cho tất cả nhân viên và
khách hàng.



Tăng tính ổn định của hoạt động kinh doanh đồng thời giảm trách nhiệm pháp lý.



Cung cấp sự bảo vệ khỏi các sự kiện có hại cho cả cơng ty và mơi trường.



Bảo vệ tất cả những người có liên quan và tài sản khỏi bị tổn hại.



Giúp thiết lập các nhu cầu bảo hiểm của tổ chức để tiết kiệm phí bảo hiểm
không cần thiết.

5


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH
2.1. Khái quát về Apple
2.1.1. Giới thiệu về tập đoàn Apple
Apple hay Apple Inc. là một tập đồn cơng nghệ của Mỹ có trụ sở chính đặt tại
Cupertino, California. Doanh nghiệp được thành lập vào ngày 01/04/1976 dưới tên
Apple Computer, Inc., sau đó mới được đổi tên thành Apple Inc. vào đầu năm 2007.

-

Sáng lập: Steve Jobs, Steve Wozniak, và Ronald Wayne

-

Trụ sở: Cupertino, California, Mỹ

-

Lĩnh vực hoạt động: Phần cứng máy tính; phần mềm; thiết bị điện tử tiêu
dùng.

-

Các sản phẩm chủ chốt: Mac (Pro, Mini, iMac, MacBook, Air, Pro - Xserve)
iPhone, iPod (Shuffle, Nano, Classic, Touch) Apple TV, Cinema Display,
AirPort, Time Capsule Mac OS X (Server - iPhone OS), iLife, và iWork.

-

Các dịch vụ: Cửa hàng bán lẻ, trực tuyến, iTunes, App, MobileMe.

-

Website: www.apple.com

Tầm nhìn và sứ mệnh của Apple chính là “Thử thách hiện trạng, thay đổi góc độ
suy nghĩ”. Khác với những đối thủ cạnh tranh trên thị trường, Apple chưa bao giờ
định nghĩa bản thân bằng những gì mà Apple làm, thay vào đó là định nghĩa bản

thân bằng những gì mà người khác làm.
2.1.2. Lịch sử phát triển của thương hiệu Apple
Năm 1976, sản phẩm đầu tiên ra đời sau khi thành lập công ty là chiếc Apple I có
giá 666.66 USD. Đây là một sáng chế của Steve Wozinak mới chỉ bao gồm 1 bo
mạch chủ cùng CPU, RAM và bộ xử lý. Để sử dụng sản phẩm này, người dùng phải
mua kèm vỏ máy cùng bàn phím và màn hình riêng.
Năm 1977, Markkula đưa Michael Scott lên làm Chủ tịch kiêm CEO đầu tiên của
Apple Inc do cả hai cổ đơng cịn lại đang quá trẻ vào thời điểm đó.
Năm 1977, chiếc máy tính Apple thế hệ thứ II đã ra đời và nhanh chóng trở thành
sản phẩm được cả thế giới chào đón.
6


Năm 1978, sau 2 năm thành lập và hoạt động, Apple đã có một văn phịng làm
việc thật sự và có đội ngũ nhân viên cùng dây chuyền sản xuất máy tính Apple thế
hệ thứ II.
Năm 1980, sau máy tính Apple II thì Apple III đã ra đời và được đối tượng khách
hàng là doanh nghiệp chào đón
Năm 1983, máy tính Lisa đã ra đời nhưng khơng may mắn là doanh số mang lại
cực thấp do giá bán ra quá cao và các phần mềm hỗ trợ không được tối ưu.
Năm 1983, John Sculley lên đảm nhiệm CEO mới của Apple (trước đó anh là
CEO của hãng nước ngọt Pepsi)
Năm 1984, Apple trở thành tên gọi gần như ai cũng biết đến nhờ đoạn phim
quảng cáo 1 phút được đầu từ 1,5 triệu USD.
Năm 1985 Steve Jobs bắt đầu kế hoạch lật đổ John Sculley. Tuy nhiên hầu hết các cổ
đơng đều đứng về phía Sculley và vì thế Steve Jobs phải rời khỏi cơng ty. Anh bán lại
tồn bộ cổ phiếu và xây dựng cơng ty mới của mình là cơng ty máy tính NeXT.

Khơng lâu sau đó, Steve Wozniak cũng quyết định rời bỏ Apple với lý do khơng
cịn cảm hứng làm việc và cơng ty đang ngày càng sai hướng đi. Từ đây, John

Sculley phải nắm cả vận mệnh của Apple.
Năm 1991, Apple dưới sự điều hành của John Sculley đã cho ra mắt máy tính
xách tay PowerBook và hệ điều hành System 7.
Năm 1993, máy tính bảng Newton MessagePad ra đời và được tung ra thị trường
nhưng lại trở thành cú Flop tệ hại nhất trong lịch sử của công ty này.
Với những thất bại lên tới đỉnh điểm, John Sculley đã bị hội đồng quản trị sa thải
đầu năm 1993 vì khơng đạt chỉ tiêu lợi nhuận. Ngay sau đó Michael Spindler được
bổ nhiệm thay thế.
Ngày 4/7/1994, Steve Jobs đã thuyết phục ban điều hành và được bổ nhiệm anh
làm CEO
Năm 1997, Apple cho hoạt động chiến dịch quảng cáo “Think Different” với sự
tham gia của hàng loại những nghệ sĩ và nhà khoa học nổi tiếng.
7


Năm 2001, Apple giới thiệu hệ điều hành Mac OS X. Mac OS X đã dần dần lấy
lại vị trí cho Apple, che lấp những con số trong quá khứ đáng thất vọng và trở thành
một trong những hệ điều hành phổ biến nhất thế giới.
Năm 2001 là năm mà Apple mở cửa Apple Store đầu tiên. Apple store trở thành
chuỗi cửa hàng kinh doanh rất thành công.
Năm 2007, Steve Jobs đã tạo nên chiến thắng rực rỡ cho Apple sau hơn 30 năm
hoạt động, đó là sự ra đời của dịng sản phẩm có sức ảnh hưởng cực đại – iPhone.
Cùng với Iphone là sản phẩm máy tính bảng iPad. Sản phẩm này được ra đời năm
2010 và được những người u cơng nghệ điên cuồng vì những tiện lợi, được ví như
chiếc Smartphone cỡ lớn với đầy đủ tính năng như một chiếc máy tính xách tay.

2.1.3. Hoạt động kinh doanh của Apple tại Trung Quốc
Apple mở dây chuyền sản xuất đầu tiên tại Trung quốc năm 2001. Mặc dù doanh
số bán hàng tại Trung Quốc không phải lúc nào cũng ổn định trong những năm gần
đây, nhưng đất nước tỷ dân vẫn là một thị trường quan trọng đối với Apple.

Tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc có sức mua lớn. Các ứng dụng di động dành
cho các dịch vụ như mua sắm và ngân hàng được người tiêu dùng Trung Quốc sử
dụng rộng rãi, đưa đến tiềm năng để Apple tăng lợi nhuận từ kho ứng dụng App
Store và các dịch vụ phần mềm.
Trung Quốc cũng đã vượt Mỹ về số lượt tải về từ cửa hàng ứng dụng trực tuyến
iOS App Store trong năm 2015 và là thị trường mang lại doanh thu lớn nhất cho kho
phần mềm của Apple. Trong lĩnh vực phát triển ứng dụng, Trung Quốc cũng đạt tốc
độ tăng trưởng nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Trong chuyến thăm Trung Quốc để tham dự CDF 2017, ông Tim Cook đã công
khai các kế hoạch của Apple về việc mở thêm 2 trung tâm nghiên cứu và phát triển
(R&D) tại Thượng Hải và Tô Châu, bên cạnh 2 trung tâm hiện hành tại Bắc Kinh và
Thâm Quyến, với số vốn đầu tư lên đến 3,5 tỷ NDT.
Apple hiện sở hữu hệ thống 46 cửa hàng bán lẻ trên toàn Trung Quốc, và phần lớn
trong chuỗi cung cấp toàn cầu khổng lồ của tập đoàn cũng được đặt tại quốc gia đông

8


dân nhất thế giới này. Sự xuất hiện của Apple đã tạo ra 4,8 triệu việc làm cho người
dân Trung Quốc.
Theo công ty nghiên cứu Canalys, doanh số iPhone tại Trung Quốc đã giảm 21%
trong năm 2019, xuống còn 27,5 triệu ngay cả sau khi giảm giá.
Theo báo cáo quý IV/2020 của Apple, doanh số bán hàng tại Trung Quốc đã tăng vọt
57% so với cùng quý năm ngoái, đạt con số 21 tỷ USD, phần lớn nhờ vào iPhone
12. Kết quả này đánh dấu chiến thắng vang dội cho Apple khi doanh thu từ Trung

Quốc chiếm gần 20% doanh thu của cơng ty trong q.
Trong q tài chính đầu tiên năm 2021, doanh thu của Apple tại Trung Quốc là
21,313 tỷ USD, tăng 57% so với cùng kỳ năm ngối
Trong q tài chính thứ hai của 2021, doanh thu của Apple tại Trung Quốc đạt

14,76 tỷ USD, chiếm 18,1% tổng doanh thu toàn cầu của Apple, tăng 58% so với
cùng kỳ năm trước.
2.2. Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Apple tại thị
trường Trung Quốc giai đoạn 2016-2020
2.2.1. Rủi ro từ môi trường kinh tế - chính trị
2.2.1.1. Nhận dạng rủi ro
Hiện nay, nền kinh tế Trung Quốc đang xếp thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Mỹ. Cùng
với mật độ dân số đông đúc, thị trường Trung Quốc thực sự rất tiềm năng và đang được
rất nhiều cơng ty nước ngồi hướng đến. Tuy nhiên mơi trường chính trị phức tạp đang
là rào cản lớn để các cơng ty có thể hoạt động kinh doanh tốt tại quốc gia này. Mặc dù
hoạt động gần 20 năm, Apple cũng đã khơng ít lần gặp phải những rủi ro từ mơi trường
kinh tế- chính trị của Trung Quốc. Có thể kể đến những rủi ro như:
-

Chính phủ Trung Quốc ban hành lệnh cấm mua sắm đối với một số sản phẩm
của Apple

-

Chính phủ Trung Quốc đưa ra những chính sách - luật pháp cản trở hoạt
động kinh doanh của Apple

-

Xung đột chính trị- kinh tế Mỹ- Trung khiến Apple gặp khó khăn trong kinh
doanh
9


2.2.1.2. Phân tích rủi ro:

 Rủi ro do Chính phủ Trung Quốc ban hành lệnh cấm mua sắm đối với một

số sản phẩm của Apple

Apple là công ty công nghệ của Mỹ bị loại khỏi các giao dịch mua của chính phủ
Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa các nước về các tuyên bố
hack và gián điệp mạng. Trung Quốc cho rằng các sản phẩm phần cứng của Apple
như Ipad, Macbook sẽ là công cụ để phương Tây do thám nhằm thu thập dữ liệu đặc
biệt, khai thác thơng tin cấp độ nhà nước thậm chí gồm cả bí mật quốc gia nhờ khả
năng định vị. Chính vì sự lo ngại an ninh này mà Ủy ban cải cách và phát triển
Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm mười thiết bị bao gồm iPad, iPad Mini,
MacBook Air và MacBook Pro. Các sản phẩm này của Apple đã bị loại khỏi danh
sách mua sắm cuối cùng của chính phủ được phân phối vào tháng 7/2014, mặc dù
các sản phẩm của Apple đã từng được đưa vào dự thảo mua sắm cơng trước đó.
 Rủi ro do Chính phủ Trung Quốc đưa ra những chính sách - luật pháp cản

trở hoạt động kinh doanh của Apple

Sau 20 năm mở dây chuyền đầu tiên tại Trung Quốc, Apple đã thu về doanh số
mỗi năm đạt hàng chục tỷ USD đồng thời xây dựng được một chuỗi cung ứng lớn
và phức tạp đến mức rất khó để di chuyển đến một quốc gia nào khác. Có lẽ chính
vì điều này mà Trung Quốc đã đưa ra những chính sách nhằm lấy lại từ những gì
Apple đã và đang khai thác được tại đất nước này. Nhà lãnh đạo Trung Quốc, ông
Tập Cận Bình đang ngày càng đưa ra nhiều yêu cầu đối với Apple.
 Apple đã bị ép phải nhượng bộ về quyền riêng tư và bảo mật để có thể tiếp

tục xây dựng và bán các thiết bị của mình ở Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc đã đề xuất "Quản lý ICloud bằng GCBD" với Apple - hoạt
động được hiểu là Trung Quốc yêu cầu tất cả thông tin cá nhân và dữ liệu thu thập được

ở Trung Quốc phải được lưu giữ ở nước này. Đây được coi là luật an ninh mạng mới.
Apple ban đầu được cho là đã nỗ lực chống lại nhằm giành quyền kiểm soát nhiều hơn
đối với dữ liệu khách hàng với chính quyền Trung Quốc. Tuy nhiên ở một thị trường
mà Chính phủ vẫn thường xuyên can thiệp bằng các mệnh lệnh hành chính như Trung
Quốc, Apple đã khơng cịn sự lựa chọn nào khác ngoài tuân thủ. Trung

10


tâm bí mật của Apple được xây dựng ở khu vực ngoại ơ thành phố Q Dương đã gần
như hồn thiện. Đây là nơi mà Apple sẽ dùng để lưu trữ toàn bộ dữ liệu người dùng
ICloud tại Trung Quốc, nhằm tuân thủ quy định an ninh mạng mới của nước này. Đồng
thời, nơi này sẽ do một công ty nhà nước Trung Quốc điều hành. Theo Apple, dữ liệu
người dùng iCloud khi chuyển sang máy chủ địa phương sẽ được đảm bảo an tồn,
kiểm sốt theo quy trình bảo mật nghiêm ngặt. Tuy nhiên, tờ báo của Mỹ
- New York Times khẳng định hãng đã "nhường phần lớn quyền kiểm sốt cho chính

phủ Trung Quốc". Mặc dù giám đốc điều hành của Apple từng tuyên bố rằng bảo
mật dữ liệu người dùng là nhiệm vụ hàng đầu của công ty song Apple gần như
khơng thể ngăn chính phủ Trung Quốc truy cập vào email, ảnh, dữ liệu, vị trí của
hàng triệu người dùng tại Trung Quốc. Điều này đã khiến khách hàng lo ngại về
quyền riêng tư và bảo mật dẫn đến việc từ chối dùng các sản phẩm của Apple khiến
danh tiếng và doanh thu cũng bị sụt giảm.
 Apple buộc phải cấp phép cho chính quyền Trung Quốc được kiểm duyệt

trên nền tảng App Store.

Không chỉ trung tâm dữ liệu, Apple cũng phải tuân thủ các yêu cầu kiểm duyệt với
Trung Quốc. Các nhân viên kiểm duyệt của Apple được giao nhiệm vụ gắn cờ các ứng
dụng mà ban lãnh đạo công ty cho rằng sẽ khiến chính phủ Trung Quốc tức giận. Apple

đã chấp thuận 91% yêu cầu gỡ ứng dụng trên App Store, tương đương 1217 ứng dụng.
Nội dung các App chủ yếu liên quan đến tôn giáo và chủ quyền lãnh thổ. Một số ứng
dụng liên quan đến dịch vụ hẹn hị đồng tính, các tổ chức tin tức nước ngoài, nền tảng
như VPN cho phép người dùng vượt qua các hạn chế về Internet, các thông tin về độc
lập Tây Tạng, Đài Loan, Quảng trường Thiên An Môn, phong trào tinh thần Pháp Luân
Công, Đức Đạt Lai Lạt Ma…. cũng bị loại bỏ. Thậm chí sau khi

bị các nhân viên chính phủ phàn nàn, hãng đã bỏ dòng chữ "Designed by Apple in
California" khỏi mặt sau iPhone. Apple còn phải chú ý đến thứ hạng trong danh
sách cơng ty có trách nhiệm xã hội được Trung Quốc công bố thường niên. Điểm số
trách nhiệm xã hội của Apple tại Trung Quốc tăng đều đặn. Từ năm 2016-2020, thứ
hạng của Apple nhảy từ 141 lên 30 trên tổng số các doanh nghiệp hoạt động tại đất
nước này.
11


 Rủi ro đến từ sự xung đột chính trị- kinh tế Mỹ- Trung

Cựu tổng thống Donald Trump đã tố cáo Bắc Kinh hành xử thương mại không
công bằng, đánh cắp tài sản trí tuệ và ép cơng ty Mỹ chuyển giao công nghệ nếu
muốn tiếp cận thị trường Trung Quốc. Chính quyền Mỹ đưa ra những cáo buộc đối
với tập đoàn Huawei và ban hành lệnh cấm với Wechat, Tik Tok. Apple- công ty
công nghệ của Mỹ ngay lập tức thành mục tiêu của Trung Quốc. Người dân Trung
Quốc đã đòi tẩy chay Apple khiến doanh thu của hãng giảm sút nghiêm trọng.
 Mỹ chặn đứng Huawei - Trung Quốc tẩy chay Apple

Viện lý do tập đồn cơng nghệ Trung Quốc Huawei có thể lợi dụng các sản phẩm
cơng nghệ để do thám cho chính quyền Trung Quốc, ơng Trump đã ra lệnh cấm tập
đoàn Huawei- một trong những công ty lớn nhất và thành công nhất của Trung
Quốc. Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố đưa Huawei cùng hàng chục chi nhánh vào

danh sách đối tượng bị Washington nhận định có khả năng tham gia hoạt động đi
ngược lại lợi ích hoặc an ninh quốc gia Mỹ. Các chính sách mới của Mỹ đã chặn
đứng Huawei với quyền tiếp cận nguồn cung công nghệ hàng đầu từ Mỹ. Cụ thể,
Huawei không thể sử dụng phần mềm của Google trên điện thoại thông minh, khiến
sức hút đối với người tiêu dùng sụt giảm. Với quyết định này, các công ty Mỹ khi
muốn cung cấp linh kiện cho Huawei phải xin giấy phép căn cứ theo hàng loạt quy
định kiểm soát xuất khẩu. Trên thực tế, chứng minh được việc bán sản phẩm không
gây tổn hại đến an ninh quốc gia là chuyện rất khó khăn.
Đáp lại hành động này giúp cho Huawei, cộng đồng mạng Trung Quốc hô hào tẩy
chay Apple. Người dân cho rằng Huawei có các tính năng như Apple, thậm chí cịn tốt
hơn. Khơng chỉ dừng lại ở Apple, người dân Trung Quốc còn kêu gọi tẩy chay các hàng
cơng nghệ, thậm chí hình ảnh một người tiểu thương Trung Quốc để băng rôn cửa hàng
với nội dung rằng họ sẽ tính tiền tăng 25% đối với người mua là người Mỹ được lan
truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Việc người dân Trung Quốc đòi tẩy chay Apple khiến
hãng có nguy cơ giảm sút doanh số lợi nhuận nghiêm trọng.


Mỹ ban hành lệnh cấm Wechat- Tik Tok - Trung Quốc tẩy chay Apple.

Không dừng lại ở Huawei, giai đoạn năm 2020, Mỹ liên tục gây sức ép với các hãng
cơng nghệ Trung Quốc vì những quan ngại về an ninh quốc gia. Ngày 6/8/2020, 12


Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban hành các sắc lệnh cấm mọi giao dịch với hai
công ty của Trung Quốc gồm ByteDance- chủ sở hữu TikTok, và Công ty Tencentchủ sở hữu ứng dụng nhắn tin WeChat. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực sau khi sắc lệnh
được kí trong vịng 45 ngày. Ơng Trump cho rằng TikTok là một mối đe dọa đối với
an ninh quốc gia Mỹ trong khi ByteDance cũng như chính quyền Trung Quốc ln
bác bỏ cáo buộc trên, còn Wechat là ứng dụng tự động thu thập lượng lớn thông tin
của người dùng. Việc thu thập dữ liệu này giúp Trung Quốc truy cập thông tin độc
quyền và dữ liệu cá nhân của người dân Mỹ. Ngày 15/8/2020, ơng Trump cũng đã

u cầu trong vịng 90 ngày, cơng ty ByteDance phải chuyển nhượng lợi ích trong
các hoạt động của TikTok tại Mỹ.
Ngay trước động thái này của Mỹ, ngày 28/ 8/2020, người phát ngôn bộ Ngoại
giao Trung Quốc cảnh báo, người tiêu dùng Trung Quốc sẽ tẩy chay Apple nếu Mỹ
cấm Wechat, đồng thời nhấn mạnh cáo buộc của Mỹ là “ức hiếp kinh tế một cách có
hệ thống đối với các cơng ty khơng phải của Mỹ" bằng cách nhắm vào các ứng dụng
của Trung Quốc. "Nếu WeChat bị cấm thì sẽ khơng có lý do gì để người Trung
Quốc giữ lại iPhone và các sản phẩm khác của Apple"- Người dân Trung Quốc sẵn
sàng không dùng Iphone nếu như Wechat bị cấm tại Mỹ.
Những chuyên gia trong ngành đã dự đoán rằng trong thời gian tới Trung Quốc
sẽ có những hành động nhằm vào các doanh nghiệp Mỹ. Nếu vậy, Apple sẽ là một
trong những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì Trung Quốc là một trong
những thị trường quan trọng của Apple.
 Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung khiến giá Apple tăng cao, dẫn đến

doanh thu giảm

Cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung ngày càng gay gắt ảnh hưởng trực tiếp đến
thương hiệu Apple. Mức thuế 25% là cơn ác mộng đối với Apple, theo ước tính của
Hiệp hội Cơng nghệ Tiêu dùng Mỹ, mức thuế mới khiến cho mỗi chiếc điện thoại tăng
giá khoảng 70 USD, còn người mua máy tính xách tay sẽ phải tiêu tốn thêm 120 USD.
Các sản phẩm cơng nghệ nhạy cảm về giá có thể khiến khách hàng quay lưng lại lựa
chọn một thương hiệu khác phù hợp với túi tiền hơn. Số lượng iPhone được bán tại
Trung Quốc giảm mạnh, điều này có nghĩa là Apple không chỉ mất doanh số

13


mà còn làm mất doanh thu trong tương lai. Các dịch vụ đi kèm như mua hàng tại cửa
hàng ứng dụng và Apple Music, hay các thiết bị đeo như AirPods và đồng hồ được thiết

kế để tích hợp với thiết bị cũng chịu ảnh hưởng chung với doanh số iPhone.

2.2.1.3. Quản lý rủi ro:
 Chính phủ Trung Quốc đưa ra những chính sách - luật pháp cản trở hoạt

động kinh doanh của Apple

Vấn đề Apple đã bị ép phải nhượng bộ về quyền riêng tư và bảo mật để có thể
tiếp tục xây dựng và bán các thiết bị của mình ở Trung Quốc, hãng khẳng định
"chưa bao giờ xâm phạm đến bảo mật của người dùng hoặc dữ liệu của họ ở Trung
Quốc hoặc bất cứ nơi nào đang hoạt động". Luật pháp Mỹ cấm Apple chuyển giao
dữ liệu cho chính quyền Trung Quốc, vì vậy cơng ty đã xây dựng nhà máy để chính
quyền Trung Quốc có thể yêu cầu dữ liệu khách hàng qua nhà máy mà không cần
qua Apple trực tiếp. Bằng cách làm như vậy, Apple có thể lách luật của Mỹ mà vẫn
có thể tuân theo luật pháp Trung Quốc. Tuy nhiên, phía công ty thông báo rằng
trung tâm dữ liệu mới được trang bị các công nghệ bảo mật mới nhất, tinh vi nhất,
khóa giải mã tại Trung Quốc cũng sử dụng công nghệ bảo mật tốt nhất, tiên tiến hơn
các quốc gia khác nên với sẽ đảm bảo quyền riêng tư đối với người dùng.
Về việc Apple phải xóa hàng loạt ứng dụng khỏi App Store theo yêu cầu của
chính phủ Trung Quốc, hãng đã thông báo rằng đây chỉ là hành động để tuân thủ
Luật pháp nước này.


Quản lý rủi ro đến từ sự xung đột chính trị- kinh tế Mỹ- Trung

Để tránh những rủi ro từ cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung khiến giá sản phẩm
của Apple tăng cao, Apple đã nhanh chóng chính thức giảm giá hàng loạt mẫu
iPhone "hàng hiệu" như iPhone 11, iPhone 11 Pro, iPhone 11 Pro Max và iPhone
SE. Cụ thể theo số liệu được cập nhật tháng 6/2020 như sau:
Mẫu iPhone 11 được rao bán với giá 4.779 tệ (15.6 triệu đồng), giảm 720 tệ (2.4

triệu đồng), tức 13% so với trước đây. Các mẫu iPhone 11 Pro, iPhone 11 Pro Max
cũng giảm mạnh với lần lượt 1.120 tệ (3.6 triệu đồng) và 1.240 tệ (4 triệu đồng).

14


Mẫu iPhone SE 2020 mới được ra mắt trong năm 2020 cũng được điều chỉnh giá
khoảng 6%, xuống chỉ còn xấp xỉ 10 triệu Việt Nam đồng.
Trang thương mại điện tử khác là JD.com cũng đã đưa ra điều chỉnh giá tương tự
với các dòng iPhone 11, iPhone 11 Pro, 11 Pro Max, SE.
2.2.2. Rủi ro từ chính sách bảo hộ doanh nghiệp trong nước
2.2.2.1. Nhận dạng rủi ro
Rủi ro từ chính sách bảo hộ doanh nghiệp trong nước là những sự thay đổi, bất
định của chính sách kinh tế của chính phủ gây ra nhằm tăng lợi thế cho các doanh
nghiệp trong nước và gây khó khăn cho các doanh nghiệp nước ngồi.
Trước sức mạnh của Apple, Chính phủ Trung Quốc đã thường xuyên can thiệp
vào thị trường nhằm cản bước nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới, qua đó
tạo lợi thế cạnh tranh cho các nhà sản xuất nội địa.
Nhận được sự hỗ trợ “hết mình” của Chính phủ Trung Quốc, các nhà sản xuất
Trung Quốc đang vươn lên, chiếm lĩnh 40% thị phần smartphone tại sân nhà. Riêng
Xiaomi có đến 4/10 smartphone Android lọt top sản phẩm bán chạy nhất tại Trung
Quốc. Trong khi tại thị trường thế giới, Samsung và Apple chiếm thế áp đảo với
8/10 sản phẩm lọt top smartphone bán chạy nhất.
Do đó, yêu cầu được đặt ra là Apple phải tìm cách thích ứng trước những chính
sách hà khắc của chính quyền Bắc Kinh nếu như không muốn đánh mất thị phần
của mình vào tay các đối thủ khác.
2.2.2.2. Phân tích rủi ro
Theo báo cáo nghiên cứu thị trường của IDC, Apple là một trong 5 nhà sản xuất
smartphone lớn nhất Trung Quốc. Với hy vọng thị trường Trung Quốc sẽ giúp hãng
này tăng trưởng, Apple tích cực mở cửa thêm các cửa hàng Apple store trước và

trong giai đoạn 2016 – 2020.
Tuy nhiên, với sức mạnh công nghệ vượt trội của Apple, sẽ rất khó để các doanh
nghiệp nội địa Trung Quốc cạnh tranh sịng phẳng được với ơng lớn này. Vì thế, các
nhà sản xuất nội địa rất khó để có thể cạnh tranh trong nước chứ đừng nói đến việc
chiếm lĩnh thị trường thế giới. Để tránh rơi vào nguy cơ này, trong thời gian qua, 15


Chính phủ Trung Quốc đã thường xuyên can thiệp vào thị trường nhằm hỗ trợ cho
các nhà sản xuất điện thoại điện thoại nội địa.
Chính sách của Trung Quốc áp dụng với các doanh nghiệp nước ngoài muốn hoạt
động tại thị trường này: Bắt buộc hình thức liên doanh.
Trung Quốc cho rằng những lợi ích chính của việc đầu tư nước ngồi đối với
nước mình chính là tiếp xúc với các quy trình, thực hành quản lý và thiết kế tiên
tiến của nước ngồi. Chính sự tiếp xúc với các quy trình này mà các doanh nghiệp
sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh, được hưởng lợi từ chuyển giao công nghệ, từ đó
nâng cao năng suất và năng lực đổi mới được mở rộng. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ có
được lợi ích từ mơ hình liên doanh với các đối tác trong nước vì mơ hình này sẽ
giúp nhà đầu tư tiết kiệm chi phí cũng như hiểu rõ hơn về văn hóa trong thị trường
hồn tồn mới. Tuy nhiên, mơ hình này cũng có rủi ro lớn khi có thể bị đối tác liên
doanh Trung Quốc chiếm đoạt tài sản trí tuệ.
Ngồi ra, sự “hậu thuẫn” lớn nhất mà Chính phủ Trung Quốc dành cho các doanh
nghiệp nội địa đến từ cơng tác truyền thơng. Đài Truyền hình Quốc gia Trung Quốc
(CCTV) liên tục cáo buộc các thiết bị của Apple liên quan đến chất lượng sản phẩm,
dịch vụ chăm sóc khách hàng và theo dõi người dùng. Những cáo buộc đầy hiềm
khích này đã khiến khơng ít người dùng Trung Quốc ái ngại khi mua sản phẩm của
Apple.
Thậm chí, iPhone cịn bị cáo buộc kỳ thị khách hàng Trung Quốc và gây nguy
hại cho an ninh quốc gia.
Chính phủ Trung Quốc cịn u cầu ba nhà mạng lớn nước này phải giảm chi phí
trợ giá và quảng cáo cho các mẫu điện thoại như iPhone nhằm hạn chế Apple thu lợi

tại thị trường Trung Quốc. Theo đó, ba nhà mạng này phải giảm chi phí quảng cáo
với số tiền 6,4 tỷ USD cho đến hết năm 2016. Động thái này sẽ gián tiếp mang lại
lợi thế, giúp Xiaomi, Lenovo, Coolpad và Huawei tăng khả năng cạnh tranh trước
Apple, cho dù chất lượng sản phẩm của các nhà sản xuất này vẫn chưa được người
dùng thế giới thừa nhận.
Tháng 4/2016, Apple đã bị buộc đóng cửa dịch vụ iTunes Movies và iBooks, 6
tháng sau khi được cấp phép hoạt động. Công ty này cũng đã thua một vụ kiện về
16


bằng sáng chế liên quan quan đến iPhone 6 và 6 Plus trước một cơng ty Trung Quốc
ít tên tuổi. Chưa hết, Apple còn để mất thương hiệu "IPHONE" vào một hãng sản
xuất đồ da của nước này.
2.2.2.3. Quản lý rủi ro
 Xây dựng lại hình ảnh:
Giống như nhiều thương hiệu khác, Apple “bị cho rằng” chỉ thâm nhập vào thị
trường Trung Quốc với mục tiêu kiếm tiền và rút lui. Hình ảnh này đã tác động
khơng tốt tới thương hiệu của công ty đối với người tiêu dùng Trung Quốc, bởi hiện
tại, Trung Quốc đã có thể tự mình sản xuất smartphone và không cần phụ thuộc vào
các nhãn hiệu nước ngoài.
Apple đã gây dựng lại niềm tin khách hàng thơng qua các chính sách khắc phục
lỗi bảo hành sản phẩm, Trung Quốc luôn là một trong những thị trường đầu tiên
được sử dụng các mẫu IPHONE mới nhất.


Nhượng bộ chính phủ Trung Quốc:

Với Luật An Ninh mạng năm 2016 của Trung Quốc, Apple phải đứng trước lựa
chọn giữa lưu dữ liệu iCloud theo quy định mới của Trung Quốc hoặc ngừng cung
cấp dịch vụ. Do đó, Apple đã bắt đầu xây dựng một trung tâm dữ liệu mới theo luật,

đặt tại tỉnh Quý Châu, để lưu dữ liệu iCloud của người dùng. Tuy nhiên, Apple cũng
không được độc quyền quản lý trung tâm này mà phải liên kết với Guizhou-Cloud
Big Data – một cơng ty do chính quyền tỉnh Quý Châu thành lập.
2.2.3. Rủi ro trong chuỗi cung ứng
2.2.3.1. Nhận dạng rủi ro
Rủi ro trong chuỗi cung ứng là bất kỳ những rủi ro nào về các dòng thông tin,
nguyên vật liệu, các sản phẩm từ nhà cung cấp ban đầu đến việc phân phối sản
phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng.
Các nhà cung cấp tại Trung Quốc đại lục và Hong Kong đã trở thành nguồn cung
cấp linh kiện lớn thứ hai của nhà sản xuất iPhone, chỉ đứng sau các cơng ty linh
kiện có trụ sở tại Đài Loan, theo phân tích về danh sách 200 nhà cung cấp hàng đầu
mới nhất của Apple do Nikkei thực hiện.
17


Theo đó, tổng số địa điểm sản xuất của Apple tại Trung Quốc đại lục đã tăng 26
địa điểm lên 380, chiếm gần 50% tổng số địa điểm tham gia vào chuỗi cung ứng của
Apple. Một số nhà cung cấp khơng có trụ sở tại Trung Quốc vẫn vận hành nhà máy
của họ tại đây.
Chuỗi cung ứng của Apple phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc, vì thế, dễ thấy
rằng một sự bất định trong chuỗi cung ứng này sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến
hoạt động sản xuất, kinh doanh của ơng lớn cơng nghệ này
2.2.3.2. Phân tích rủi ro
 Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
Căng thẳng giữa hai cường quốc kinh tế này leo thang đến đỉnh điểm khi chính
phủ Mỹ tuyên bố áp thuế nhập khẩu 25% lên khối hàng hóa tiêu dùng 300 tỷ USD
nhập khẩu từ Trung Quốc, điều này khiến nhà máy sản xuất tại Trung Quốc vào tình
trạng khủng hoảng. Trong thời gian bùng nổ của Apple tại Trung Quốc, nhà sản xuất
Đài Loan đã thúc đẩy việc xây dựng một khu công nghiệp mới gần Trịnh Châu ở
tỉnh Hà Nam chỉ để hỗ trợ sản xuất iPhone. Chính quyền địa phương cũng đã bỏ ra

1,5 tỷ USD để giúp xây dựng nhà máy và nhà ở cho 400.000 công nhân và 10 tỷ
USD cho một sân bay mới. Chính vì sự phụ thuộc này mà khi xảy ra xung đột MỹTrung xảy ra, dây chuyền sản xuất của Apple đã bị ảnh hưởng. Quy mô và sự phức
tạp của việc lắp ráp Iphone sẽ là một thách thức lớn của Apple, chuỗi cung ứng đang
có nguy cơ rơi vào hỗn loạn trong khi đó để xây dựng một chuỗi cung ứng mới thực
sự khó khăn tại thời điểm đó.

18


 Bối cảnh dịch bệnh Covid-19

Trung Quốc là động cơ tăng trưởng quan trọng của Apple trong suốt nửa thập
niên vừa qua, khi doanh thu tại thị trường này tăng mạnh từ 2,8 tỷ USD vào năm
2010 lên đến 59 tỷ USD năm 2015. Dù thị trường Trung Quốc vẫn chiếm tới 18%
tổng doanh thu của Apple trong 10 năm qua, chỉ đứng thứ 2 sau Mỹ, tuy nhiên,
doanh số bán đã có sự sụt giảm đáng kể trong giai đoạn 2016-2020. Đỉnh điểm là
vào năm 2019, khi nền kinh tế bị suy thoái dưới tác động của dịch bệnh Covid-19.

Các nhà máy lắp ráp sản phẩm của Apple tại Trung Quốc, được điều hành chủ
yếu bởi Hon Hai Precision Industry hay còn gọi là Foxconn, đã hoạt động với công
suất thấp trong giai đoạn dịch bệnh do virus corona được phát hiện và bắt đầu bùng
nổ tại Trung Quốc. Foxconn hy vọng hoạt động sản xuất sẽ quay về trạng thái bình
thường khi đại dịch vượt qua mức đỉnh điểm. Sự quy giảm sản xuất trong những
tháng đầu năm 2020 đã khiến nguồn cung của iPhone và AirPods bị hạn chế. Đầu
tháng 3/2020, các nhân viên bán lẻ của Apple đã được thơng báo về tình trạng thiếu
iPhone thay thế. Bên cạnh đó, một sản phẩm mới là phụ kiện bàn phím cho iPad Pro
được cơng bố ngày 18/3 nhưng đến tháng 5/2020 mới mở bán. Sự chậm trễ bất
thường này tiết lộ dấu hiệu căng thẳng trong chuỗi cung ứng của Apple, nhưng cũng
cho thấy công ty vẫn có khả năng sản xuất hàng loạt thiết bị khi có đủ thời gian.
19



Lắp ráp hàng loạt chỉ là một phần trong chuỗi cung ứng của Apple. Công ty và
nhiều đối tác đã dành nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm tìm nguồn cung ứng các
bộ phận riêng lẻ để lắp ráp cho sản phẩm cuối. Và bất kỳ sự gián đoạn nào trong
mạng lưới phức tạp này đều có thể làm chậm việc giới thiệu các thiết bị mới trong
tương lai. Thực tế cho thấy, không phải tất cả các hoạt động trong chuỗi cung ứng
của Apple đều bình thường vì tốc độ của các bộ phận lắp ráp vẫn chậm. Cần có
thêm thời gian để hoạch định lại các kế hoạch trong chuỗi cung ứng để các bộ phận
trong hệ thống chuyển động đều đặn trở lại.
2.2.3.3. Quản lý rủi ro
-

Tiếp tục đẩy mạnh kế hoạch sản xuất iPhone và iPad tại Mỹ và Brazil trước
những rủi ro mà thị trường Trung Quốc có thể đem đến cũng như giảm phụ
thuộc vào quốc gia tỷ dân này.

-

Apple đã giới hạn số lượng mua iPhone ở một số nước, theo đó mỗi khách
hàng chỉ được phép mua hai iPhone trên cửa hàng trực tuyến

-

Ngoài ra, Apple đang chuyển dịch nguồn thu từ sản xuất phần cứng sang
cung cấp dịch vụ.

2.2.4. Rủi ro từ dịch bệnh Covid-19 đến hoạt động kinh doanh của Apple
2.2.4.1. Nhận dạng rủi ro
Đại dịch Covid-19 kéo dài trong gần hai năm qua đã gây nhiều ảnh hưởng

nghiêm trọng đến tình hình kinh tế tồn thế giới nói chung, nó khiến nhiều doanh
nghiệp phải thay đổi cách vận hành để thích ứng cũng như tồn tại với thời cuộc.
Sự lây lan rộng rãi của COVID-19 và những bất ổn về kinh tế đã mang đến nhiều
thách thức cho xã hội. Bên cạnh những tác động tới con người, COVID-19 đã và
đang nhanh chóng gây ra những gián đoạn trong kinh doanh và tiêu dùng không chỉ
ở riêng các khu vực bị ảnh hưởng. Với ngành cơng nghệ nói riêng, ngày càng có
nhiều hãng cơng nghệ buộc phải hủy bỏ các sự kiện ra mắt sản phẩm mới do ảnh
hưởng của dịch bệnh làm cho chuỗi sản xuất và cung ứng không thể đáp ứng kịp
thời tiến độ và kế hoạch dự kiến. Thêm vào đó, tình hình kinh tế ảm đạm chắc chắn
cũng tác động không nhỏ đến nhu cầu của thị trường và doanh số sản phẩm.

20


×