1
MỤC LỤC
MỤC LỤC .............................................................................................................. 1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................................... 2
II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH .......................................................................... 3
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ............................................................................. 4
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ................................................................................... 7
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM .............................................................................. 7
2
Kinh nghiệm
GIÚP HỌC SINH LỚP 5 SỬ DỤNG TỐT CÂU RÚT GỌN
TRONG GIAO TIẾP
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục là việc làm khó, sản phẩm làm ra khơng đánh giá bằng cân đong
đếm mà đánh giá bằng tư duy nhận thức.Đối với học sinh tiểu học cần dạy theo
cách nêu gương gần nhất thông qua các thao tác, cử chỉ lời nói của người lớn
trong các lần tiếp xúc trong lớp học và ngoài xã hội. Trong các thao tác trên “Lời
nói” là yếu tố khó rèn nhất, vì lời nói là hình thức biểu lộ tổng hợp của suy nghĩ
hay nói cách khác lời nói là bản chất của tư duy vì thế phải luyện cho các em
thực hiện từ gần đến xa, từ những câu gọn bình thường đến những câu mang ý
sư phạm, giúp cho các em dần dần cảm hóa lý tính và xác định đúng hướng
trong mọi trường hợp giao tiếp.
Trong thực tế có những học sinh tiểu học, thậm chí ngay cả người lớn, khi
nói có thể sai vì q vội. Hiện nay ở nông thôn cách xưng hô của học sinh tiểu
học chưa tế nhị, chưa cụ thể, rõ ràng ảnh hưởng một phần do cá tính của học
sinh cịn rụt rè, nhúc nhác, ý tưởng trong lời nói cịn chung chung trong các
trường hợp còn đơn giản về cách sử dụng câu rút gọn trong giao tiếp như:
-Giao tiếp với người lớn.
-Giao tiếp với bạn bè.
-Giao tiếp với em nhỏ.
Trong thời gian qua, tình hình đạo đức của học sinh lớp tôi tốt, khá rất
nhiều. Tuy nhiên, trong cách xưng hô của các em cịn vụng về, trống rỗng đơi
khi chưa phù hợp.
Làm thế nào để học sinh nông thôn chúng ta theo kịp với học sinh thành thị
trong cách xưng hơ? Đó là nội dung tơi chọn đề tài : “ Giúp học sinh lớp 5 sử
dụng tốt câu rút gọn trong giao tiếp”, nhằm góp phần nhỏ kinh nghiệm của mình
trong cơng tác chủ nhiệm và giảng dạy học lớp 5 của người giáo viên tiểu học.
3
II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH
1)Thực tế giao tiếp của học sinh :
Qua sơ lược tình hình lớp năm học 2020 – 2021 và học kỳ I năm học 2021
– 2022 cho thấy phẩm chất của các em nhìn chung đạt loại tốt, nhưng về cách
xưng hô trong giao tiếp chưa hợp lý.
*Đối với bạn:
Các em trả lời bằng những câu nghe khô khan ý nghĩa không thuyết phục.
Chẳng hạn: “ Không ” hoặc “ Không được ”. Đôi khi các em cịn dùng lời
của người lớn để nói bóng “ Hãy đợi đấy ”. Sử dụng bằng những câu rút gọn
như vậy không hợp với học sinh tiểu học chăng, các em còn nhỏ quá…
*Đối với người lớn:
Các em vẫn cịn tự nhiên, trống rỗng, lời nói chưa thể hiện được ngôn
phong lịch thiệp của một học sinh ngoan.
Chẳng hạn: “ Biết đâu” hoặc “ trên bàn” …Nghe không êm tai, khơng cảm
tình, khơng lễ phép.
Hiện tượng trên bắt nguồn do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là từ nếp sống
gia đình, chúng ta thơng cảm cho hồn cảnh sống hiện tại, nhưng dù sao đi nữa
cũng phải lấy cái chuẩn mực đạo đức làm gốc, chuẩn mực đó của trẻ em thường
biểu hiện qua lời nói và những hành vi tự phát.
Xin mượn câu nói của Khổng Tử đề cao so sánh với câu nói của Bác Hồ:
Nhân chi sơ tính bổn thiện.
(Khổng Tử)
Bác nói:
Hiền dữ đâu phải là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên.
4
Thật vậy, nếu con người mà không giáo dục đúng chuẩn mực thì khó mà
nhận định đúng được nhân cách, nhân cách của một con người từ lúc biết nói
cho đến lúc trưởng thành chịu tác động rất nhiều yếu tố: truyền thống cộng
đồng, truyền thống gia đình và sự giáo dục của nhà trường. Tất cả đều xoay
chung một chuẩn mực là đạo đức. Đạo đức thì bao gồm: Sự hiếu đạo, lịng thủy
chung, tính trung thành, sự lịch thiệp…
Ở đây không bàn sâu về đạo đức mà chỉ nói nhẹ vào một mảng nhỏ trong
hành vi đạo đức mà thơi. Đó là lời nói lịch thiệp trong giao tiếp và giao tiếp ở
đây không phải quỳ mộp, khúm núm, nói khẽ mà giao tiếp phải thể hiện được
lời nói hợp lý, rõ ràng, lễ phép, tế nhị và tình cảm. Do đó chúng ta cần nghiên
cứu tìm ra biện pháp tốt nhất để giáo dục các em ngay từ lúc còn học ở bậc tiểu
học.
“Dạy con từ thuở còn thơ”.
Tuổi thơ của các em cần được giáo dục đúng để các em học, thấy là làm,
nói là nghe. Do đó người lớn phải nói đúng và làm đúng, lời nói và việc làm của
các em đơi lúc chưa chính xác vì đang cịn: Tập ăn, tập nói, tập gói, tập mở.
Là giáo viên dạy lớp 5, tơi muốn cách giao tiếp của học sinh cứ diễn ra như
thế. Năm học 2020 – 2021 tôi tiến hành biện pháp theo kế hoạch định sẳn của
mình, nhằm giúp học sinh biết cách sử dụng câu rút gọn.
Biện pháp thực hiện theo các bước sau:
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1) Qua tiếp xúc với phụ huynh.
Quan hệ gia đình học sinh là một trong những hoạt động chủ yếu trong
công tác chủ nhiệm, quan hệ tốt, có hiệu quả sẽ đem lại chất lượng giáo dục
càng cao. Ở đây xin bàn riêng một chất lượng phẩm chất đạo đức mảng đạo đức.
Là giáo viên tiểu học khâu rèn đạo đức cho học sinh rất quan trọng, làm sao để
lại dấu ấn tốt về chuẩn mực đạo đức ban đầu giúp các em có điều kiện hình
5
thành nhân cách ở mức cao hơn, chắc chắn người thầy đầu tiên các em sẽ không
quên nhất là giáo viên dạy lớp 5.
Trong tiếp xúc hàng ngày lời nói của thầy cơ có tác dụng lớn, các em đang
lắng nghe và học hỏi, cảm xúc mạnh nhất là ở tại gia đình của các em, được thầy
cơ tiếp xúc với cha mẹ, ông bà là điểm tự hào của mỗi học sinh. Vì thế, ngay
trong lúc này lời nói của người thầy phải chuẩn đủ các bộ môn, trong câu phải
sử dụng tế nhị, gợi cảm.
2) Qua tiếp xúc đồng nghiệp.
Ở nhà trường chúng ta hết sức chú ý những lúc trò chuyện với đồng nghiệp,
bạn bè, lời xưng hơ có tác động mạnh đối với học sinh, chúng ta đừng quá tự
nhiên, tuyệt đối không sử dụng “Mầy”, “tao”. Khi chia tay khơng dùng câu có
nghĩa bóng – học sinh nghe, các em cho là hay và rất dễ nhập tâm.
3) Qua tiếp xúc với học sinh.
Ngoài giờ dạy, đôi khi giáo viên cũng phải trao đổi tâm sự với một vài học
sinh hoặc nhóm học sinh, mục đích là tìm hiểu vui vẻ, qua đó giáo dục hướng
dẫn các em. Trong lúc này giáo viên phải chuẩn bị lời lẻ và cách ứng xử tình
huống vì khơng khí giữa thầy và trị trở nên gần gũi, thân mật, một số em có thể
sử dụng những câu rút gọn:
“Khơng biết.”
“Khơng dám đâu!”
Nếu có như thế thì giáo viên sẽ ứng xử bằng câu hỏi ngụ ý là sửa cách nói
cho các em, chẳng hạn:
“tại sao em khơng biết?” hoặc “ Em khơng dám điều gì?”
Qua cách tiếp xúc trên, học sinh sẽ dần dần tự khẳng định lời nói của mình
trong giao tiếp cho phù hợp với từng đối tượng. Các trường hợp tiếp xúc trên,
chúng ta sẽ cụ thể hóa được kiến thức bài học cho học sinh về câu rút gọn, các
em sẽ biết ứng xử và câu lời nói được tế nhị hơn. Tuy nhiên trong một nội dung
bài về câu rút gọn đã nêu như : Rút gọn chủ ngữ, rút gọn vị ngữ hoặc cả chủ lẫn
vị trong câu, nhưng đó chỉ là kiến thức cơ bản, ví dụ chỉ là hướng dẫn chưa thể
6
hiện được hết các tình huống tiếp xúc trong thực tế. Do đó giáo viên chúng ta
phải xem trọng vấn đề rèn luyện giúp các em sử dụng đúng câu rút gọn, lấy từ
kiến thức cơ bản bài học đến giáo dục nêu gương qua tiếp xúc thực tế với gia
đình học sinh với đồng nghiệp, với học sinh.
Ngay trong giờ học, việc gọi học sinh trả lời cũng là cách rèn luyện hàng
ngày.
Chẳng hạn: Cô mời em A.
Tôi không nói: mời em – rồi dùng tay chỉ.
Việc trả lời của học sinh cũng phải chú ý hướng dẫn các em nói trọn ý –
hợp lý.
Chẳng hạn: Cơ hỏi:
- Hơm nay các em học bài gì?
Học sinh trả lời:
- Câu rút gọn.
Câu trả lời có thể lượt đi trạng ngữ “ Hôm nay” , không thể lượt đi chủ ngữ
được “ Các em ” vì trả lời như thế sẽ không phù hợp. Khi trường hợp này xảy ra,
tôi chịu khó hướng dẫn học sinh trả lời lại tốt hơn và cho một số học sinh khác
lặp lại câu đúng “…em học bài câu rút gọn”.
Ý tưởng cuộc sống hàng ngày vô cùng phong phú, đối với học sinh tiểu học
khơng địi hỏi ở mức cao, chỉ cần các em biết cách nói theo từng đối tượng, ứng
phó đúng với từng trường hợp khi nói là lịch thiệp rồi. Nói thì dẽ nhưng làm
khơng dễ, địi hỏi giáo viên chúng ta phải biết lắng nghe và biết linh hoạt xử lý,
phải thật sự coi học sinh là con em, ruột thịt của mình như thế mới hết lịng
với cơng việc giáo dục học sinh.
Cứ thế, qua nhiều trường hợp các em sẽ quen dần, tuyệt đối khơng bỏ qua
câu nói nào trống, không đủ ý, chưa hợp lý. Tôi điều chỉnh, sửa ngay với
phương châm: (nhẹ nhàng, gợi cảm, đủ ý, thuyết phục và sửa đổi). Em nào được
7
sửa đổi là tôi đưa vào sổ riêng để theo dõi số lần nhằm đánh giá sự tiến bộ của
em đó.Cuối tuần, tơi đưa ra một đề tài và buộc học sinh về nhà, ngoài việc chuẩn
bị bài, các em còn phải trao đổi, bàn bạc và viết lại những câu hội thoại đó lại để
thứ hai vào lớp trình bày.
Đề tài tôi thường đặt ra là:
- Trao đổi – nhận xét của em về các môn học.
- Trao đổi – nhận xét sự chuyên cần của các bạn trong lớp.
- Trao đổi – nhận xét phong cách lời nói của các bạn trong lớp.
- Trao đổi – nhận xét về thời gian học tập, vui chơi.
- Trao đổi – nhận xét về phương pháp học tập.
- Trao đổi về tinh thần đoàn kết giúp nhau trong học tập.
Hai tháng đầu cho các em đọc lời ghi trên giấy, thời gian còn lại đến hết
năm. Cứ cuối tuần nhận đề tài ở lớp, thứ hai đến lớp trình bày bằng lời theo
nhóm – thời gian tùy linh hoạt mà tận dụng, thường là trong giờ giải lao.
Qua cách làm trên, tùy theo ý tưởng trao đổi của các em mà tôi sửa dần –
sửa dần cách sử dụng câu rút gọn. Cuối năm thấy chuyển biến đáng kể, hầu hết
các em biết sử dụng tốt theo chuẩn mực – lịch thiệp hợp lý.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Trước năm học 2020 – 2021, bản thân dự kiến thực hiện biện pháp trên
nhưng chưa mạnh dạn. Tôi thiết nghĩ lâu dần các em sẽ sử dụng tốt; ý tưởng đó
tính ra rất chủ quan, vì một số em ở THCS cịn sử dụng câu trong giao tiếp chưa
tốt, thiếu tế nhị, hụt hẳn ý tưởng, điều đó giáo viên tiểu học cũng có một phần
trách nhiệm.
Chẳng hạn: “Khơng có” hoặc “Khơng biết” nghe rất vô tư không ý tưởng.
Câu tục ngữ khuyên chúng ta: “Dạy con từ thuở còn thơ” là rất xác đáng.
Năm học 2020 – 2021, tôi đưa kế hoạch nêu trên và kiên trì thực hiện ở lớp
5/7, kết quả các em đã sử dụng tốt câu rút gọn trong giao tiếp:
8
- Đối với người lớn: 100% học sinh nói câu đúng, đủ các thành phần,
ứng xử hợp lý.
- Đối với bạn: 96 % các em ứng dụng tốt, hòa nhã, vui tươi.
4% còn lại, còn trống, chưa gợi cảm còn thiếu vị ngữ.
- Đối với em nhỏ: 99% sử dụng đúng, phù hợp – câu đủ bộ phận
chính.
Chẳng hạn: Anh (chị) cho em….
Nghe rất cảm tình trìu
mến!
Hoặc: để anh (chị) làm …
22/26 phụ huynh mời đến nhà hoặc trực tiếp đến trường tâm sự tỏ ý bằng
lòng về cách làm của tôi.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Dạy tiểu học là dạy học sinh cách học, biết được cách học các em sẽ nắm
được kiến thức thông qua các hoạt động sư phạm mà giáo viên đã khéo vận
dụng để dần dần hình thành kiến thức và nhân cách cho các em, cái khó là học
sinh tiểu học nhận thức của các em chưa bền vững, ý thức tự giác chưa cao. Vì
thế địi hỏi giáo viên phải kiên trì, chịu khó hướng dẫn các em đi vào trọng tâm
giáo dục của mình.
Với kinh nghiệm ban đầu của tơi trong năm học qua thấy có hiệu quả tốt đó
là: thơng qua bài học, tôi lien hệ nhiều sự việc thực tế để giáo dục các em như:
*Thường xuyên tiếp xúc với gia đình để trị chuyện trong ứng xử, tơi lien
hệ 3 đối tượng: lớn hơn – bằng – nhỏ hơn, dung những câu rút gọn tế nhị - gợi
cảm đúng với trường hợp, đúng với đối tượng.
Đối với gia đình có ông, bà thì tôi không rút gọn, khi cần thì tôi lượt trạng
ngữ hoặc vị ngữ, giữ nguyên chủ ngữ rồi kèm hô ngữ vào. Chẳng hạn: Dạ, lớp
57 ạ!
9
*Thường xun trị chuyện với đồng nghiệp lúc có học sinh vui chơi, ngụ ý
là để các em nghe thầy cơ trị chuyện để tập cho các em biết cách giao tiếp bằng
câu rút gọn.
*Lúc rãnh, tơi thường trị chuyện với học sinh trong lớp, các em cũng
quen dần nề nếp, lúc ra chơi đa số các em ngồi lại 10 phút để trị chuyện với cơ,
học sinh rất thích khơng khí vui tươi, gần gũi ấy – lúc này giáo dục có hiệu quả
cao nhất, cũng chính lúc này, tôi biến thành 10 phút sinh hoạt những đề tài mà
tôi đặt ra – các em rất phấn khởi học hỏi.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã áp dụng để hướng dẫn học
sinh biết cách sử dụng câu rút gọn trong giao tiếp. Do điều kiện khách quan của
đề tài và chủ quan của bản than, nên bài viết khơng tránh khỏi phần thiếu sót và
hạn chế, rất mong sự đóng góp xây dựng của quý đồng nghiệp để đề tài thêm
phong phú và mang tính thực tiễn cao hầu góp phần tích cực trong cơng tác rèn
luyện, giáo dục học sinh.
Chân thành cảm ơn!