Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

Phát triển ngành du lịch trên địa bàn tỉnh quảng ninh giai đoạn hậu covid – 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 86 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI
THƯƠNG
-----------------------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
GIAI ĐOẠN HẬU COVID 19

Ngành: Quản lý kinh tế

Hà Nội, 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI
THƯƠNG
-----------------------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
GIAI ĐOẠN HẬU COVID 19

Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8310110

Họ và tên học viên: Nguyễn Như Quỳnh


Người hướng dẫn: PGS, TS Bùi Thị Lý

Hà Nội, 2022


MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................... iii
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... vi
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG............................................................................................. viii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN............................................ ix
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................ 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.................................................................. 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................. 5
3.1.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................ 5

3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................... 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 5
4.1.

Đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 5

4.2.


Phạm vi nghiên cứu............................................................................. 5

5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 6
6. Kết cấu của luận văn..................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU
LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
...................................................................................................................................
8
1.1.

Các vấn đề chung về phát triển ngành du lịch......................................... 8

1.1.1.

Khái niệm về du lịch............................................................................. 8

1.1.2.

Khái niệm về điểm đến du lịch............................................................. 9

1.1.3.

Nền tảng để phát triển du lịch............................................................ 10

1.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch....................................10

1.2.


Khái niệm, nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển ngành du lịch.....12


1.2.1.

Khái niệm phát triển ngành du lịch................................................... 12

1.2.2.
1.2.3.

Nội dung phát triển ngành du lịch..................................................... 13
Các tiêu chí đánh giá phát triển ngành du lịch................................. 15

1.3.

Kinh nghiệm phát triển ngành du lịch giai đoạn hậu đại dịch Covid –
19
17

1.3.1.

Kinh nghiệm phát triển ngành du lịch giai đoạn hậu đại dịch Covid
– 19 tại một số tỉnh thành
17

1.3.1.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch sau đại dịch Covid – 19 tại thành phố Đà
Nẵng 17
1.3.1.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch sau đại dịch Covid – 19 tại Thành phố Hồ
Chí Minh

19
1.3.2.

Một số bài học rút ra đối với tỉnh Quảng Ninh.................................20

Kết luận chương 1.............................................................................................. 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NINH TRONG GIAI ĐOẠN HẬU COVID – 19......................23
2.1.

Tổng quan về hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
23

2.1.1.

Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và phát triển du lịch của tỉnh
Quảng Ninh
23

2.1.2.

Sơ lược quá trình phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh.......................25

2.2.

2.2.1.

Thực trạng phát triển ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
Covid – 19
28

Tài nguyên du lịch........................................................................................... 28
2.2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên............................................................... 28
2.2.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa................................................................ 29

2.2.2.

Sản phẩm và dịch vụ........................................................................................ 31

2.2.3.

Quản lý điểm đến............................................................................................. 33

2.2.4.

Cơ sở hạ tầng................................................................................................... 34

2.2.5.

Sự tham gia của cộng đồng địa phương......................................................... 35

2.2.6.

Mức độ hài lòng của khách du lịch đối với điểm đến..................................... 36


2.3.

Thực trạng chính sách áp dụng để phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn
Covid – 19
37


2.3.1.

Công tác hoạch định phát triển ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
37

2.3.2.

Chính sách, chương trình thúc đẩy phát triển du lịch hậu Covid – 19 của
nhà nước
38

2.3.3.

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp du lịch của tỉnh Quảng Ninh.....................39

2.4.

Đánh giá thực trạng phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn Covid – 19
41

2.4.1.

Một số kết quả đạt được và nguyên nhân....................................................... 41

2.4.2.

Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân.......................................................... 44

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU

LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2022 – 2025........49
3.1.

3.2.

3.3.

Một số định hướng phát triển ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
giai đoạn 2022 - 2025
49
3.1.1.

Bối cảnh quốc tế và trong nước......................................................... 49

3.1.2.

Định hướng và mục tiêu phát triển du lịch giai đoạn tới..................53

Một số giải pháp phát triển ngành du lịch giai đoạn hậu Covid – 19.............57
3.2.1.

Đảm bảo an toàn tại điểm đến và an toàn cho khách du lịch...........57

3.2.2.

Tăng cường hoạt động truyền thông và xúc tiến, quảng bá du lịch. 58

3.2.3.

Phát triển đa dạng sản phẩm đáp ứng xu hướng mới của thị

trường 59

3.2.4.

Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong ngành du lịch...................60

3.2.5.

Hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh phục hồi hoạt động du lịch...........61

3.2.6.

Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phục hồi hoạt
động du lịch
62

Một số kiến nghị thúc đẩy việc phục hồi và phát triển du lịch Quảng Ninh
giai đoạn hậu Covid – 19
63
3.3.1.

Kiến nghị với cơ quan chức năng...................................................... 63


3.3.2.

Kiến nghị với doanh nghiệp, đơn vị phục vụ du lịch......................... 66

Kết luận chương 3.............................................................................................. 69
KẾT LUẬN............................................................................................................ 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 71


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu này là độc lập của riêng tôi.
Các tài liệu tham khảo đã được trích dẫn nguồn và chú thích đầy đủ. Các số liệu, kết
quả trình bày trong nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng và hồn tồn trung thực. Các
thơng tin phân tích là xuất phát từ tình hình thực tế của hoạt động du lịch trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn hậu Covid – 19. Quan điểm phân tích, đề xuất giải
pháp, kiến nghị là ý kiến chủ quan của người viết, căn cứu theo thực tiễn sự việc.


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa
Sau đại học, Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, cùng các thày cô giáo của trường
Đại học Ngoại thương đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tơi trong q trình
học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS Bùi Thị Lý - người đã trực
tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tơi hồn
thành luận văn này.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban quản lý các khu, điểm du lịch; các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tạo
điều kiện tiếp xúc thực tế, cung cấp số liệu, đóng góp ý kiến và động viên tôi trong
suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UNWTO
WEF

ETC
PATA
TP
GDP
UBND
HĐND
WB
Bộ VHTTDL
KOL
TVC
GPS
GRDP

Tổ chức Du lịch Thế giới
Diễn đàn Kinh tế thế giới
Ủy ban lữ hàng Châu Âu
Hiệp hội lữ hành khu vực Thái Bình Dương
Thành phố
Tổng sản phẩm nội địa
Ủy ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
Ngân hàng Thế giới
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
Người có sức ảnh hưởng
Phim quảng cáo
Hệ thống định vị toàn cầu
Tổng sản phẩm trên địa bàn

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1: Các tiêu chí đánh giá phát triển ngành du lịch........................................ 15
Bảng 2.1: Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2018 – 2021...................................51


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Đại dịch Covid – 19 đã và đang gây ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình phát
triển kinh tế - xã hội trên tồn Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh cũng khơng ngoại lệ
khi phần lớn GRDP của Quảng Ninh phụ thuộc vào vào hoạt động du lịch. Trong
giai đoạn hậu Covid – 19 hiện nay, Quảng Ninh đã thực hiện các biện pháp thúc đẩy
phục hồi và phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
Mục tiêu của luận văn “Phát triển ngành Du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh giai đoạn hậu Covid – 19” là hệ thống các vấn đề về phát triển ngành du lịch
tỉnh Quảng Ninh cũng như hoạt động phát triển ngành du lịch trên địa bàn trong giai
đoạn hậu đại dịch Covid – 19. Từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hồn
thiện cơng tác phát triển ngành du lịch trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hậu đại
dịch. Cụ thể, luận văn đã chỉ ra:
- Cơ sở lý luận liên quan đến du lịch, phát triển ngành du lịch. bao gồm: khái niệm,
nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển ngành du lịch.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động phát triển ngành du lịch trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh trong giai đoạn Covid – 19 (2019 – 2021), từ đó đánh giá kết quả đạt
được, đưa ra những tồn tại và hạn chế trong công tác phát triển du lịch tại địa
phương.
Thực trạng phát triển du lịch Quảng Ninh được đánh giá dựa trên 06 tiêu chí
bao gồm: (1) Tài nguyên du lịch; (2) Sản phẩm và dịch vụ du lịch; (3) Quản lý điểm
đến;
(4) Cơ sở hạ tầng; (5) Sự tham gia của cộng đồng địa phương và (6) Mức độ hài lòng
của khách du lịch đối với điểm đến. Đồng thời, tác giả cũng đã phân tích, đánh giá
các chính sách tỉnh Quảng Ninh đang áp dụng để thúc đẩy phục hồi ngành du lịch
gồm chính sách thúc đẩy phát triển của nhà nước và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
của riêng Quảng Ninh.

- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hồn thiện cơng tác phát triển
ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Dựa trên bối cảnh ngành du lịch quốc tế và trong nước cùng với những định
hướng, mục tiêu phát triển giai đoạn tới của Quảng Ninh, tác giả đã đua ra một số


giải pháp và kiến nghị với cơ quan chức năng và các doanh nghiệp, đơn vị phục vụ
du lịch nhằm thúc đẩy phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn hậu Covid – 19.
Một giải pháp và kiến nghị đối với cơ quan chức năng bao gồm: (1) Đảm bảo
an toàn tại điểm đến và an toàn cho khách du lịch; (2) Tăng cường hoạt động truyền
thông và xúc tiến, quảng bá du lịch; (3) Phát triển đa dạng sản phẩm đáp ứng xu
hướng mới của thị trường; (4) Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong ngành du
lịch;
(5) Hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh phục hồi hoạt động du lịch; (6) Hỗ trợ phát triển
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phục hồi hoạt động du lịch.


12

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Theo tổ chức Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), do ảnh hưởng của đại dịch

Covid – 19, GDP tồn cầu ước tính thiệt hại khoảng 4,5 nghìn tỉ USD và mất đi hơn
60 triệu việc làm trong năm 2020, trong đó du lịch là một trong những ngành bị ảnh
hưởng nặng nề nhất. Tác động của COVID-19 đối với ngành du lịch Việt Nam cũng
đang là mối quan tâm lớn, vì cuộc khủng hoảng đã kéo theo một loạt suy thoái kinh
tế và ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động thường ngày của người dân. Theo Quang và

cộng sự (2020), Việt Nam nằm trong top 10 ngành du lịch phát triển nhanh nhất trên
toàn cầu, mặc dù lượng khách du lịch giảm mạnh khoảng 22% vào đầu tháng 2 năm
2020. Cụ thể hơn, doanh thu kinh doanh du lịch giảm mạnh chỉ trong 3 tháng đầu
năm 2020, tổng doanh thu giảm 143,6 tỷ đồng, do tất cả các hoạt động du lịch có
mối liên hệ với nhau (Phạm và cộng sự. 2020). Về vấn đề mất việc làm, ước tính có
khoảng 98% công nhân trong các doanh nghiệp liên quan đến du lịch của Việt Nam
bỏ việc vì đại dịch (Quang và cộng sự, 2020; Tô và Bùi, 2020). Các tác giả cũng chỉ
ra rằng tỷ lệ tạm ngừng hoặc ngừng hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng phổ
biến ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt là, Lê Kim Anh (2020a) và Tô và Bùi
(2020) đã tiến hành phân tích thống kê về tác động của COVID-19 đối với ngành du
lịch Việt Nam, bao gồm việc sụt giảm lượng khách quốc tế đến, đóng cửa cơ sở lưu
trú, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và doanh thu du lịch giảm. Tại Philippines, tác động
của COVID- 19 đối với hoạt động kinh doanh du lịch quốc gia ước tính gây thiệt
hại hơn bảy tỷ USD do cuộc khủng hoảng đại dịch kéo dài đến tháng 7 năm 2020
(Centeno và Marquez 2020). Ở góc nhìn nghiêm trọng hơn, nghiên cứu của Bakar
và Rosbi (2020) cịn dự đốn rằng du lịch tồn cầu có thể sụp đổ dưới tác động của
COVID-19 nếu khơng có các biện pháp phù hợp được thực hiện.
Đại dịch Covid – 19 là tác nhân gây ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động kinh tế
- xã hội của các địa phương có nguồn thu đến từ du lịch. Theo Sigala 2020;
UNWTO 2020, tỷ lệ khách du lịch toàn cầu giảm đáng kể 78% và mất khoảng 120
triệu việc làm dẫn đến mất 1,2 nghìn tỷ USD doanh thu xuất khẩu. Điều này cho
thấy thiệt hại


kinh tế toàn cầu do đại dịch là rất lớn, nhưng đặc biệt là ở các điểm đến có hệ thống
kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào các doanh nghiệp du lịch.
Sở hữu nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nền văn hoá ấn tượng, Việt Nam
là một địa điểm du lịch độc đáo và hấp dẫn du khách cả trong nước cũng như quốc
tế. Bên cạnh đó, Quảng Ninh với những chính sách du lịch hợp lý hiện đang là một
trong những tỉnh có tốc độ phát triển du lịch nhanh và mạnh nhất Việt Nam. Người

dân được hưởng nhiều lợi ích từ ngành du lịch. Tuy nhiên, tỉnh này đồng thời gặp
những thử thách bất ngờ và những thay đổi trong hoạt động kinh tế - xã hội do ảnh
hưởng bởi đại dịch Covid – 19.
Nhằm thúc đẩy quá trình hồi phục du lịch sau đại dịch, Nhà nước cùng như
lãnh đạo tỉnh ban hành những chương trình ưu đãi nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tái
phát triển. Theo Cheer và cộng sự (2020), cần có sự chuyển đổi quan trọng trong
phát triển du lịch bền vững toàn cầu để phục hồi tốt hơn sau các thách thức sau
khủng hoảng COVID-19. Higgins-Desbiolles (2020) đề xuất trao quyền cho các
cộng đồng du lịch địa phương, đây có thể được coi là một chuyển đổi quan trọng
hướng tới phát triển bền vững. Với định hướng đó, hiện Quảng Ninh đã, đang thực
hiện tự chủ trong phát triển ngành du lịch, đặc biệt trong giai đoạn hậu Covid – 19
hiện nay, tỉnh càng cần thúc đẩy du lịch nhằm phát triển kinh tế - xã hội.
Nhận thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động phát triển ngành du
lịch trên địa bàn trong giai đoạn hậu Covid – 19 hiện nay, tác giả đã chọn đề tài:
“Phát triển ngành Du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn hậu Covid19” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế.
2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đại dịch Covid – 19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi khía cạnh trong

nền kinh tế, trong đó, du lịch được cho là chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Trong đó, du
lịch được coi là ngành bị ảnh hưởng lớn ở nhiều lĩnh vực nhỏ như: khách sạn lưu
trú, hàng khơng,…. Các doanh nghiệp du lịch đã rơi vào tình trạng kiệt quệ và
khơng cịn đủ nguồn lực để duy trì các điều kiện hoạt động tối thiểu. Thách thức
chồng chất khi hầu hết các cơng ty đều có nợ với ngân hàng và gần như khơng có
khả năng thanh toán trong giai đoạn hiện tại.


Lĩnh vực khách sạn ở khắp các khu vực khác nhau trên thế giới bị ảnh hưởng
nặng nề do đại dịch. Nghiên cứu về ảnh hưởng của Covid – 19 đến lĩnh vực khách

sạn, Nguyễn (2020) cho rằng các doanh nghiệp khách sạn lớn có khả năng chống
chịu tốt hơn với các tác động của đại dịch do khả năng về tài chính ổn định hơn.
Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp nhỏ gặp bất lợi, đứng trước nguy cơ
ngừng hoạt động, thậm chí phá sản. Hơn nữa, lĩnh vực lưu trú cũng bị ảnh hưởng
bởi đại dịch do áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, theo đó các biện pháp “bình
thường mới” đã hỗ trợ, giúp các khách sạn thích nghi để duy trì hoạt động kinh
doanh của họ (Krouk và Almeida 2021).
Ngoài ra, lĩnh vực hàng không cũng dễ bị tổn thương bởi đại dịch, với việc
liên tục ngừng hoạt động và hạn chế chuyến bay dẫn đến các hãng hàng không phá
sản trên quy mơ tồn cầu (Dube và cộng sự, 2021). Các hãng hàng không lớn trên
thế giới đang phải đối mặt với tình trạng phá sản và những bất ổn do hậu quả của
đại dịch (Gole và cộng sự, 2021).
Bên cạnh đó, các điểm tham quan du lịch đã phải đối mặt với những thách
thức với kịch bản có thể đóng cửa sau các đợt lặp đi lặp lại của đại dịch COVID-19
(Prihadi và cộng sự, 2021). Ảnh hưởng của dịch bệnh khiến các chính sách thường
xuyên thay đổi, dẫn đến sự bất ổn định trong hoạt động của các điểm tham quan.
Đồng thời, các điềm tham quan này cũng khó khăn trong quá trình duy trì hoạt động
do ảnh hưởng về khả năng kinh tế.
Nghiên cứu về phát triển ngành du lịch hậu Covid – 19, đã có nhiều tác giả
đưa ra những nghiên cứu về hoạt động du lịch từ xu hướng du lịch trong giai đoạn
mới, phương hướng xây dựng và phát triển ngành du lịch trong giai đoạn này.
Để thích ứng với đại dịch, du lịch thế giới cũng đã thay đổi để thích ứng, đặc
biệt là thay đổi trong xu hướng du lịch, du khách chuyển dần sang du lịch an toàn,
nghỉ dưỡng, du lịch nội địa... là chủ yếu (Kiều Giang, 2021). Trong tình hình ngành
du lịch Việt Nam bị khủng hoảng nghiêm trọng. Hoàng Mẫn (2022) đã có nghiên
cứu về xây dựng và triển khai kế hoạch đẩy nhanh tốc độ hồi phục ngành du lịch tại
các tỉnh Nam bộ bằng cách chú trọng phát triển vào các sản phẩm du lịch cũng như
linh hoạt trong các hoạt động đảm bảo an toàn trong điều kiện dịch bệnh. Trần
Hoàng Tiến và cộng sự (2021) đã nghiên cứu về phát triển ngành du lịch tại Việt
Nam giai



đoạn hậu Covid – 19 dưới cách tiếp cận marketing. Theo đó, tác giả đã phân tích về
phát triển du lịch bền vững và những lợi thế, tiềm năng của Việt Nam, đặc biệt
trong giai đoạn hậu Covid – 19, khi Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh.
Trước đại dịch Covid – 19, du lịch Quảng Ninh phát triển mạnh với nhiều
hoạt động đặc sắc, ngành du lịch của tỉnh giáp biển này được biết đến với thiên
nhiên đa dạng và hấp dẫn du khách. Nghiên cứu về phát triển ngành du lịch tại
Quảng Ninh, các học giả chủ yếu tập chung nghiên cứu về phát triển du lịch bền
vững.
Vương Minh Hoài và cộng sự (2011) đã nghiên cứu về việc phát triển ngành
du lịch một cách bền vững trên địa bàn tỉnh theo góc độ khoa học kinh tế chính trị,
từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực, giúp hỗ trợ các sở, ban, ngành trong công
việc xây dựng các kế hoạch để phát triển ngành du lịch của tỉnh Quảng Ninh. Tương
tự, cũng có nhiều nghiên cứu làm về đề tài này như: phát triển du lịch sinh thái bền
vững tại Cô Tô (Trần Vinh Tiến, 2018), phát triển du lịch bền vững tại Quảng Ninh
trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Ngơ Hải Ninh, 2017)…. Bên cạnh đó, Đồng Thị
Huệ (2015) đã nghiên cứu về phát triển du lịch văn hoá ở Quảng Ninh đã đưa ra
những giải pháp thiết thực nhằm phát triển du lịch văn hoá cho tỉnh.
Nhu cầu du lịch giảm mạnh vì ảnh hưởng của COVID-19, đồng thời các
quốc gia đang áp dụng các biện pháp đối phó chặt chẽ để kiểm soát sự lây lan của
dịch bệnh bằng cách hạn chế đi lại và đóng cửa biên giới quốc gia (VillacéMolinero và cộng sự, 2021) khiến du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Quảng
Ninh nói riêng sụt giảm nhanh chóng về lượng khách, hoạt động kinh doanh, doanh
thu và tỷ lệ việc làm đã gây ra những tổn thất không nhỏ cho ngành du lịch và nền
kinh tế.
Trong và sau đại dịch, Quảng Ninh tập trung nắm bắt thời cơ để phát triển
dựa trên nguyên tắc an toàn, đồng thời tham mưu để đưa ra những chính sách giúp
kích cầu, phát triển ngành du lịch. Các nghiên cứu về phát triển ngành du lịch giai
đoạn hậu Covid – 19 đã được thực hiện, tuy nhiên cịn ít nghiên cứu tập chung vào
việc phân tích đưa ra những giải pháp phát triển ngành du lịch Quảng Ninh trong

giai đoạn hậu Covid – 19 này. Bất chấp mối quan tâm ngày càng tăng của các học
giả du lịch ở Việt Nam, vẫn cịn thiếu các phân tích có hệ thống và chuyên sâu để
khám phá tác động tổng thể của đại dịch đối với ngành du lịch trên các lĩnh vực du
lịch khác nhau của một điểm đến du lịch. Do đó, nghiên cứu này nhằm mục đích
cung cấp cái nhìn


sâu sắc về phát triển ngành du lịch trong giai đoạn hậu Covid – 19 trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh.
3.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là hệ thống các vấn đề về phát triển ngành du lịch tỉnh

Quảng Ninh cũng như hoạt động phát triển ngành du lịch trên địa bàn trong giai
đoạn hậu đại dịch Covid – 19. Từ đó đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm hồn
thiện cơng tác phát triển ngành du lịch trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hậu đại
dịch.
3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn thực hiện các

nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận liên quan đến du lịch, phát triển ngành du lịch, bao gồm:
khái niệm, nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển ngành du lịch.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động phát triển ngành du lịch trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh trong giai đoạn Covid – 19 (2019 – 2021), từ đó đánh giá kết quả đạt
được, đưa ra những tồn tại và hạn chế trong công tác phát triển du lịch tại địa

phương.
- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hồn thiện cơng tác phát triển ngành du
lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1.

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phát triển ngành du lịch trong giai đoạn

hậu Covid – 19 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn cụ thể như sau:


- Phạm vi không gian và nội dung: Luận văn phân tích thuận lơi và khó khăn của
du lịch Quảng Ninh từ đó nghiên cứu về các hoạt động phát triển ngành du lịch trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Phạm vi thời gian: Luận văn tập trung phân tích thực trạng hoạt động ngành du
lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2019 – 2021, đồng đề xuất các
giải pháp hồn thiện chính sách phát triển du lịch trong giai đoạn tiếp theo 2022 –
2025.
5.

Phương pháp nghiên cứu

Trong bài luận văn này, tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp

nghiên cứu nhằm xây dựng góc nhìn tổng quan và sâu sắc hơn về tác động của đại
dịch Covid
– 19 đối với ngành du lịch Quảng Ninh, từ đó có thêm cơ sở để đề xuất các hoạt động
giúp phát triển du lịch trong giai đoạn hậu Covid – 19.
Phương pháp tổng hợp thông tin được tác giả sử dụng ở chương 1 để hệ
thống hoá cơ sở lý luận liên quan đến phát triển du lịch giai đoạn hậu Covid – 19.
Chương 2 tác giả sử dụng đồng thời các phương pháp phân tích, đánh giá, so
sánh,… để nghiên cứu về thực trạng du lịch tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn Covid
– 19 và định hướng phát triển. Bên cạnh đó, bài luận văn cũng dùng phương pháp thu
thập dữ liệu để thu thập dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ Bộ
Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Du lịch, Bộ Y tế,…
Từ những dữ liệu đó, tác giả phân tích sự khác biệt giữa các thời kỳ (trước đại –
trong – sau đại dịch),… từ đó nêu lên mối tương quan giữa dịch bệnh và kết quả
hoạt động ngành du lịch.
Cuối cùng trong chương 3, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích và tổng
hợp kết hợp với phương pháp quy nạp và diễn giải, phương pháp phân tích logic để
tổng quát hoá vấn đề của ngành du lịch Quảng Ninh trong giai đoạn hậu Covid – 19.
Qua đó, đưa ra các đề xuất, giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác phát triển du lịch
Quảng Ninh trong giai đoạn này.


6.

Kết cấu của luận văn
Bài luận văn có kết cấu gồm 03 chương, ngoài các phần Lời mở đầu, Kết luận,

Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia thành 03 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phát triển ngành du lịch trên địa bàn tỉnh

Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong
giai đoạn hậu Covid – 19
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh giai đoạn 2022 – 2025


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN
NGÀNH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1.1.

Các vấn đề chung về phát triển ngành du lịch

1.1.1.

Khái niệm về du lịch
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng bao hàm cả kinh tế, xã hội, văn

hóa… Phát triển du lịch đáp ứng đồng thời nhu cầu tham quan, học hỏi, giải trí,
nghỉ dưỡng của du khách cũng như giúp doanh nghiệp lưu trú, lữ hành, dịch vụ tại
địa phương tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho lao động, giúp phát triển kinh
tế. Đồng thời cũng giúp bảo vệ văn hóa, truyền thống tại địa phương. Xa hơn là góp
phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thuật ngữ du lịch hiện nay đã trở thành một thuật ngữ thơng dụng trong
nhóm ngành kinh tế du lịch nói chung từ những năm cuối thế kỷ XVIII. Ngành du
lịch cũng đi liền với các hoạt động di chuyển từ điểm đi đến điểm đến, sử dụng các
dịch vụ tại điểm đến và có mục đích cụ thể ngoại trừ mục đích định cư hoặc kiếm
tiền. Tuy nhiên, dưới mỗi góc nhìn nghiên cứu khác nhau, định nghĩa của thuật ngữ
du lịch cũng sẽ khác nhau.
Theo Jafari (1977), “du lịch là hoạt động con người rời khỏi nơi cư trú
thường xuyên, hoạt động này chịu sự tác động của văn hóa-xã hội, kinh tế và mơi

trường”. Đồng tình với quan điểm khi cho rằng du lịch là hoạt động của con người
rời khỏi nơi cư trú thường xuyên, (Leiper, 1997) đã bổ sung thêm thời gian trong
hoạt động du lịch có thể là một hoặc nhiều đêm và hoạt động du lịch này nhất thiết
phải không nhằm mục đích kiếm tiền
Theo Liên hiệp các Tổ chức Lữ hành quốc tế chính thức (International Union
of Official Travel Organisation – IUOTO), du lịch được hiểu là hoạt động di chuyển
đến địa điểm khác với địa điểm sinh sống vốn có của mình, hoạt động này khơng
nhằm mục đích làm ăn, có nghĩa là người thực hiện hoạt động du lịch không phải để
làm ăn hay coi việc du lịch là một việc kiếm tiền sinh sống.


Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization), du lịch bao
gồm tất cả các hoạt động của những người di chuyển và tạm trú ở một địa điểm
khác với môi trường sống định cư của họ với mục đích tham quan, khám phá, trải
nghiệm hoặc với các mục đích tìm hiểu, nghỉ ngơi, giải trí thư giãn. Bên cạnh đó,
những người đi tới một địa điểm khác các với mục đích hành nghề hoặc những mục
đích khác trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm đều được coi là đi du
lịch, ngoại trừ những người có mục đích chính kiếm tiền.
Tại Việt Nam, theo Luật Du lịch Việt Nam 2005, du lịch được hiểu là “các
hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định”
Tuy nhiên đến năm 2017, Luật Du lịch Việt Nam (Luật số 09/2017/QH14) đã
định nghĩ lại khái niệm này: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi
của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên
tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài
ngun du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.”
Mặc dù du lịch ngày càng được chú ý như một lĩnh vực nghiên cứu riêng,
nhưng hiện nay trên thế giới vẫn chưa thể đưa ra một định nghĩa chung được công
nhận một cách rộng rãi về việc xác định khái niệm cơ bản. Do đó, để thuận tiện

trong q trình nghiên cứu, khái niệm du lịch trong luận văn này được hiểu theo
Luật Du lịch 2017 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
1.1.2.

Khái niệm về điểm đến du lịch
Hiện nay, nhiều nhà khoa học cũng như nhiều nhà quản lý đã đưa ra các định

nghĩa khác nhau về du lịch dựa theo góc độ nghiên cứu cũng như quản lý của từng
người. Các chuyên gia nghiên cứu quản lý điểm đến của Tổ chức Du lịch thế giới
định nghĩa điểm đến du lịch là một nơi mà du khách sẽ lưu trú ở đó trong thời gian
ít nhất là một đêm. Điểm đến du lịch bao gồm các sản phẩm du lịch ví dụ như các
dịch vụ hỗ trợ, cơ sở cư trú, các điểm đến tham quan các tuyến điểm du lịch trong
thời gian ít nhất một ngày. Nó cũng có một vài giới hạn vật chất và quản lý giới hạn
hình


ảnh, sự quản lý này sẽ xác định tính cạnh tranh trong thị trường của điểm đến du
lịch đó.
Điểm đến du lịch có thể hiểu một cách đơn giản là các điểm du lịch, những
đô thị, những vùng quê hay miền núi,... nơi du khách được cung cấp các sản phẩm
du lịch có thể kể đến như các địa điểm du lịch, dịch vụ hỗ trợ,... Những điểm đến du
lịch này có thể là những điểm đến trong ngày nhưng cũng có thể là những điểm đến
phục vụ cho một kỳ nghỉ ngắn hoặc kỳ nghỉ dài ngày. Ngoài những địa điểm du lịch
cụ thể ví dụ một khu du lịch hay một tỉnh nào đó thì nhìn rộng hơn, các quốc gia,
nhóm các quốc gia (ASEAN, EU,...) hay thậm chí các lục địa trên thế giới cũng
được xem như các điểm đến du lịch để thu hút du khách toàn cầu, các tổ chức lớn
như Ủy ban lữ hành Châu Âu (ETC) hay Hiệp hội lữ hành khu vực Thái Bình
Dương (PATA) sẽ là những tổ chức có trách nhiệm quảng bá, tiếp thị du lịch cho lục
địa cũng như khu vực của mình.
1.1.3.


Nền tảng để phát triển du lịch
Để phát triển du lịch bền vững và lâu dài địa phương du lịch cần phải có sự

khác biệt để thu hút du khách. Sự khác biệt độc đáo của các loại hình du lịch này
phụ thuộc vào các yếu tố liên quan đến thiên nhiên, văn hóa, con người… cũng như
các yếu tố mang tính tâm linh hay các truyền thống văn hóa, lịch sử. Mỗi yếu tố sẽ
là một nền tảng vững chắc để làm tiền đề cho việc phát triển du lịch.
Mỗi địa phương cần có chủ trương phát triển hợp lý để xây dựng các sản
phẩm du lịch phù hợp với nền tảng địa phương đang có. Trên cơ sở đó sáng tạo
thêm nhiều dịch vụ tạo sức hấp dẫn với du khách, hướng tới mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội.
Ngoài ra, việc phát triển du lịch luôn phải gắn liền với phát triển bền vững,
do đó, khi khai thác du lịch, các đơn vị khai thác cần chú trọng đến các nền tảng
phát triển du lịch, từ đó xây dựng những phương án đầu tư hợp lý để đảm bảo về
nền tảng để phát triển du lịch, cụ thể ở đây là các nền tảng về thiên nhiên và văn hóa
– con người.
1.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch


Du lịch là ngành kinh tế đa ngành, bao gồm nhiều lĩnh vực: kinh tế, xã hội
đến văn hóa…do đó ngành này cũng chịu tác động từ nhiều yếu tố khác nhau. Các
yếu tố này có thể xảy ra đồng thời tạo lên sự linh hoạt trong ngành du lịch. Vì vậy,
để xây dựng những chính sách phát triển du lịch cần phải đánh giá đúng về hiện
trạng các yếu tố ảnh hưởng. Việc phát triển du lịch ở Quảng Ninh có thể ảnh hưởng
bởi một số yếu tố như sau:
Chính sách phát triển du lịch của nhà nước và địa phương, các chính sách
của chính quyền được đưa ra ln có tác động lớn đến hoạt động trên địa bàn.

Chính sách, định hướng cũng là kim chỉ nam để các đơn vị thực thi chính sách, các
doanh nghiệp trên địa bàn lấy làm cơ sở để thực hiện và lên kế hoạch thực hiện
công việc.
Tài nguyên du lịch, được hiểu là tài nguyên thiên thiên và tài nguyên văn hóa
– con người, đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất để phát triển du lịch. Tài
nguyên phong phú sẽ tạo điều kiện tốt cho du lịch phát triển.
Sản phẩm và dịch vụ du lịch, đây là các yếu tố thể hiện chất lượng của điểm
đến trong du lịch bao gồm các sản phẩm thuộc tất cả các lĩnh vực bao gồm: lưu trú,
lữ hành, ăn uống, giải trí và các lĩnh vực khác, sản phẩm tại điểm du lịch cần đa
dạng nhưng vẫn phải giữ được nét riêng. Tương tự với dịch vụ cũng yêu cầu sự chu
đáo và đồng đều trong chất lượng.
Công tác quản lý điểm du lịch, là việc quản lý các hoạt động trong khu, điểm
du lịch, đây sẽ là điểm chạm trực tiếp với du khách, là yếu tố quan trọng quyết định
trải nghiệm khách hàng.
Cơ sở hạ tầng du lịch, ở đây cơ sở hạ tầng du lịch được hiểu là các tiêu chí
liên quan đến đường giao thơng, sân bay, hệ thống điện, nước… là các cơ sở hạ tầng
tối thiểu để phục vụ du khách.
Sự tham gia của cộng đồng địa phương, được đo lường bằng tỷ lệ người lao
động địa phương tham gia và hoạt động du lịch. Đây là chỉ tiêu đánh giá sự đóng
góp của ngành du lịch trong việc cung cấp việc làm. Mặt khác, tỷ lệ này cũng cho
thấy khả năng duy trì hoạt động du lịch văn hóa đó.


Sự hài lòng của khách du lịch, là một trong những yếu tố quan trong nhất
ảnh hưởng đến danh tiếng du lịch của địa phương. Trong ngành dịch vụ nói chung,
ngành dịch vụ du lịch nói riêng, sự hài lịng của khách hàng luôn được đặt lên hàng
đầu. Các khách hàng cần được đảm bảo về trải nghiệm trong cả trước, trong và sau
quá trình du lịch. Đây cũng là yếu tố doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý, đặc biệt là
trong giai đoạn xã hội phát triển, con người đặc biệt quan tâm đến trải nghiệm như
hiện nay.

1.2.

Khái niệm, nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển ngành du lịch

1.2.1.

Khái niệm phát triển ngành du
lịch Khái niệm phát triển
Khi được tiếp cận từ những góc độ khác nhau, từ những nền văn hóa khác

nhau, quan điểm về thuật ngữ phát triển sẽ có những sự khác biệt nhất định, hoặc
thậm chí, mỗi người đều sẽ có những định nghĩa riêng về thuật ngữ phát triển.
Todaro và Smith (2011) nhấn mạnh rằng phát triển có thể được coi như là một q
trình đa chiều, q trình này có liên quan đến những thay đổi lớn trong kinh tế và
thể chế của các quốc gia trên thế giới, điều này đồng thời cũng tạo cơ hội cho người
dân, giúp xóa đói giảm nghèo ở cả cấp khu vực và cấp quốc gia. Trong khi đó, báo
cáo của The United Nations Development Program (2013) cho rằng sự phát triển sẽ
thể hiện thông qua việc cung cấp nhiều sự lựa chọn hơn, người dân sẽ có thêm hội
tham gia vào hoạt động có ý nghĩa. Khi áp dụng quan điểm này về thuật ngữ phát
triển vào trong lĩnh vực du lịch, phát triển ngành du lịch cũng sẽ cung cấp cho du
khách những sự lựa chọn phong phú với nhiều loại hình du lịch cũng như nhiều gói
dịch vụ hỗ trợ, nhiều sản phẩm du lịch, đồng thời, khách du lịch cũng có thể tham
gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch mà mình đã chọn.
Khái niệm về phát triển du lịch
Ngồi vai trị vơ cùng quan trọng trong việc góp phần đạt được các mục tiêu
phát triển về kinh tế, du lịch cũng có vai trị rất quan trọng trong việc hiện thực hóa
những mục tiêu xã hội đã đề ra, môi trường và cả con người (Harrison, 2015). Việc
phát triển du lịch trong một điểm đến du lịch phụ thuộc và nhiều yếu tố bao gồm tài
nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa lịch sử và các loại tài nguyên hữu hình hay



vơ hình khác mà điểm đến đã có. Việc các vai trò trong phát triển kinh tế cũng như
xã hội không cân đối, môi trường và con người ở các điểm đến du lịch sẽ có thể dẫn
đến việc cạn kiệt các loại tài nguyên, lâu dần sẽ khiến số lượng du khách sụt giảm,
từ đó cũng dẫn đến việc chất lượng cuộc sống của người dân trong điểm đến du lịch
giảm. Chính vì vậy, đối với ngành du lịch, xu hướng chính hiện nay là hướng tới
việc phát triển du lịch một cách bền vũng, bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ các
đặc điểm văn hóa, xã hội của điểm đến du lịch, hay rộng hơn nữa là của cả một
quốc gia. Ngoài việc nâng cao khả năng đáp ứng các nhu cầu sử dụng các sản phẩm
du lịch cũng như các dịch vụ chất lượng từ các nguồn lực bên ngoài đưa vào điểm
đến của du khách, ngành du lịch cũng cần bảo vệ giá trị văn hóa riêng cũng như bảo
vệ hệ thống giá trị truyền thống quý giá của người bản địa cũng như của cả quốc
gia.
1.2.2.

Nội dung phát triển ngành du lịch
Sự phát triển một cách nhanh chóng của ngành du lịch Việt Nam đã giúp ích

cho việc phát triển ở cả lĩnh vực kinh tế và xã hội của nước ta, đồng thời sự phát
triển này cũng đưa Việt Nam trở thành một trong những điểm đến du lịch quan
trọng, nổi bật và có tầm ảnh hưởng, thu hút nhiều du khách quốc tế đến với Việt
Nam. Đà tăng trưởng nhanh và những kết quả đã đạt được trước mắt đã nói lên tầm
quan trọng của việc phát triển du lịch một cách bền vững, du lịch bền vững cũng
được coi là một yếu tố cần thiết để mang lại sự thành công cũng như các lợi ích
khác trong tương lai.
Khai thác sử dụng nguồn lực một cách hợp lý
Nguồn lực có thể được hiểu là tất cả các yếu tố như vị trí địa lý, tài ngun
thiên nhiên, nguồn nhân lực,... có thể được khai thác ở cả trong nước và ngoài nước
nhằm mục đích đẩy nhanh sự phát triển của ngành. Để đảm bảo ngành du lịch có thể
phát triển một cách lâu dài và bền vững thì việc sử dụng, khai thác các hoạt động du

lịch cần phải được lên kế hoạch rõ ràng, bên cạnh đó bảo tồn tài nguyên thiên nhiên
cũng như các tài nguyên văn hóa xã hội cũng là điều hết sức cần thiết. Ngành du
lịch cần ngăn chặn những hoạt động du lịch có nguy cơ phá hoại các nguồn tài
nguyên thiên nhiên hoặc các nguồn tài nguyên văn hóa lịch sử,... đồng thời phải lên
kế hoạch phát triển và thực thi các chính sách bảo vệ môi trường một cách hợp lý
trên tất cả


các lĩnh vực trong ngành du lịch, tiến hành lắp đặt các thiết bị công nghệ giúp giảm
thiểu ô nhiễm môi trường, cụ thể là giảm thiểu ô nhiễm không khí, ơ nhiễm nguồn
nước,... Mặt khác, ngành du lịch cũng cần thực thi nguyên tắc tôn trọng nhu cầu của
người dân địa phương bên cạnh việc bảo vệ và ủng hộ việc thực hiện triển khai các
hoạt động du lịch một cách có trách nhiệm, có đạo đức, bài trừ các hoạt động du
lịch trái với thuần phong mỹ tục.
Phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế cho địa phương
Phát triển ngành du lịch một cách bền vững không chỉ mang lại lợi ích cho
ngành du lịch nói riêng mà cịn mang lại lợi ích cho nhiều ngành nghề khác hay nói
rộng hơn là cả nền kinh tế, riêng trong lĩnh vực du lịch, phát triển du lịch sẽ hỗ trợ
cho nhiều ngành nghề khác phát triển, không chỉ riêng các doanh nghiệp lớn mà các
doanh nghiệp nhỏ hay các tiểu thương cũng nhận được nhiều lợi ích, từ đó cũng
giúp kinh tế địa phương phát triển hơn. Nói cách khác, ngành du lịch là ngành ngề
làm nền cho sự đa dạng hóa nền kinh tế của một đất nước nói chung hay một khu
vực, một địa phương nói riêng bằng việc hỗ trợ cho nhiều ngành nghề khác hoạt
động và phát triển. Việc đầu tư vào ngành du lịch không chỉ là đầu tư cho các sản
phẩm du lịch, các hoạt động du lịch, các khu dự án du lịch mà còn là sự đầu tư cho
cơ sở hạ tầng của các địa điểm du lịch, cơ sở hạn tầng cho địa phương nhằm mục
đích mang lại lợi ích cho nhiều thành phần kinh tế khác.
Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong
việc phát triển ngành du lịch. Lực lượng lao động đã qua đào tạo kỹ năng một cách

bài bản và thành thạo sẽ giúp ngành du lịch địa phương có được nguồn lợi lớn về
kinh tế đồng thời góp phần nâng cao chất lượng của các sản phẩm cũng như hoạt
động du lịch. Tuy nhiên, để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong ngành du
lịch cho một địa phương thì phải đặc biệt chú ý nguồn nhân lực vốn có trong khâu
tuyển dụng, bên cạnh đó cũng phải chú trọng việc đào tạo chuyên môn, lồng ghép
các vấn đề liên quan tới bảo về môi trường, bảo vệ tài ngun văn hóa xã hội trong
q trình đào tạo và nâng cao nhận thức của các cán bộ, sinh viên, học sinh và cả
người dân tham gia vào


×