Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Thu hoạch lớp CCLLCT môn KTCT, ( xuất khẩu tư bản), nhận thức về những biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản và định hướng vận dụng vào thu hút, sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.16 KB, 14 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
Tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc (CNĐQ), giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa
tư bản” được ra đời trong bối cảnh lịch sử đầy phức tạp như thế, với lực lượng
sản xuất có sự phát triển nhảy vọt do nhiều phát minh khoa học và kỹ thuật được
ứng dụng vào trong sản xuất. Chính sự xuất hiện của các tổ chức độc quyền đã
làm cho nền kinh tế phát triển và trở thành cơ sở kinh tế của chủ nghĩa tư bản.
Chủ nghĩa tự do cạnh tranh lúc này đã chuyển sang CNĐQ. Nhiều ý kiến đặt ra
là CNĐQ có cịn nằm trong phương thức TBCN hay khơng? bản chất của nó có
cịn khơng? có nhiều nhà tư sản đã nghiên cứu nhưng họ đều khơng trình bày
được bản chất của CNĐQ và xu hướng vận động của nó. Bằng thực tiễn lịch sử
và thực tiễn cuộc sống cùng tư tưởng của các nhà tư sản V.I.Lênin đã chỉ ra được
bản chất và xu hướng vận động của CNĐQ và đã phê phán quan điểm của các
nhà tư sản đã bênh vực cho CNĐQ.
Thời đại hiện nay là thời đại của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và
cơng nghệ thơng tin, cơng nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối In
ternet với xu hướng hội nhập, quốc tế hố mạnh mẽ mang tính tồn cầu. Sự vận
động của các dòng vốn đầu tư diễn ra với quy mô và chất lượng ngày càng lớn
và cùng với xu hướng đó sự phân cơng lao động quốc tế cũng ngày càng sâu sắc.
Các quốc gia muốn phát triển kinh tế khơng thể thực hiện chính sách “đóng cửa”
mà phải đề ra chính sách kinh tế hợp lý, kết hợp một cách tối ưu các yếu tố phát
triển bên ngoài và bên trong, đưa nền kinh tế hịa nhập với nền kinh tế thế giới.
Trong đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một nhân tố hết sức quan trọng, là
xu hướng tất yếu khách quan đối với tất cả các nước trong đó có Việt Nam.
Xuất khẩu tư bản ngày càng trở thành chiến lược kinh tế quan trọng và
được mở rộng về quy mô với những tính chất mới so với trước. Việc xem xét
trên bình diện chung nhất quá trình xuất khẩu tư bản, xu thế vận động và phát
triển của nó cùng những biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản trong gia đoạn hiện
nay, thông những nhận xét cần thiết trong việc tiếp nhận đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam mang tính lý luận và thực tiễn vơ cùng sâu sắc. Chính vì lý do đó tơi


chọn chủ đề “ Nhận thức về những biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản và
định hướng vận dụng vào thu hút, sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở


2

Việt Nam” làm bài thu hoạch hết học phần kinh tế chính trị Mác – Lênin.


3

PHẦN NỘI DUNG
1. Lý luận về xuất khẩu tư bản và những biểu hiện mới của xuất khẩu
tư bản và những biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản.
1.1. Tính tất yếu của xuất khẩu tư bản
Ngay khi bắt đầu phân tích V.I.Lênin đã khẳng định: “Điểm điển hình
của chủ nghĩa tư bản cũ, trong đó sự cạnh tranh tự do cịn hồn tồn thống trị,
là việc xuất khẩu hàng hố. Điểm điển hình của chủ nghĩa tư bản mới nhất,
trong đó các tổ chức độc quyền thống trị, là việc xuất khẩu tư bản” 1. Đặc điểm
của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh là xuất khẩu hàng hố cịn đặc điểm của
CNĐQ là xuất khẩu tư bản. Do vậy xuất khẩu tư bản khác về chất so với xuất
khẩu hàng hoá. Xuất khẩu tư bản nhằm làm mục đích bóc lột giá trị thặng dư ở
nước ngồi. Cịn xuất khẩu hàng hố nhằm thực hiện giá trị hàng hoá đã được
sản xuất ra ở trong nước mà thơi. Đồng thời, sự thống trị của độc quyền dưới
hình thái tư bản tài chính là nguyên nhân chủ yếu làm cho xuất khẩu tư bản trở
thành phổ biến, điển hình trong chủ nghĩa tư bản độc quyền và đó là một quá
trình phát triển tất yếu khách quan của nền sản xuất TBCN. Bởi vì:
Thứ nhất, sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển. Đến giai đoạn độc
quyền, có nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật được áp dụng vào quá trình sản xuất
làm cho sản xuất và trao đổi hàng hoá được phát triển và mở rộng phạm vi của

mỗi quốc gia, do đó tạo cơ sở khách quan cho việc xuất khẩu tư bản. Ông viết:
“Sự phát triển của trao đổi ở trong nước, và đặc biệt là trên quốc tế, là một đặc
điểm tiêu biểu của chủ nghĩa tư bản. Sự phát triển không đều và có tính chất
nhảy vọt của các doanh nghiệp khác nhau của các ngành công nghiệp khác nhau
và của những nước khác nhau là điều không tránh khỏi trong chế độ TBCN”2.
Thứ hai, do hiện tượng “thừa tư bản”. Sự thống trị của tư bản độc quyền
và tư bản tài chính dưới tác động chi phối của quy luật giá trị thặng dư đã làm
gia tăng giá trị thặng dư ngày càng lớn, từ đó đưa tới tích luỹ tư bản tăng. Vì vậy,
dẫn đến hiện tượng “thừa tư bản”. Tuy nhiên, số tư bản thừa này không phải
1

1, 2 V.I. Lênin: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t.27, tr.941.

2


4

dùng để nâng cao mức sống của quần chúng trong các nước tư bản, số tư bản này
cần phải đầu tư ra nước ngoài nhằm đem lại lợi nhuận cao hơn. Hiện tượng “thừa
tư bản” ở đây là “thừa tương đối” nghĩa là nếu đem số tư bản này đầu tư trong
nước sẽ đem lại lợi nhuận rất thấp mà do đó cần có nơi đầu tư để đem lại lợi
nhuận cao hơn. Do đó, xuất khẩu tư bản là đem “tư bản thừa” của các tổ chức
độc quyền các tư bản tài chính sang các nước khác nhằm mục đích mở rộng sự
bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Lênin chỉ rõ: “Chừng nào chủ nghĩa tư bản vẫn còn
là chủ nghĩa tư bản, số tư bản thừa vẫn cịn được dùng khơng phải là để nâng cao
mức sống của quần chúng trong nước đó, vì như thế thì sẽ đi đến kết quả là làm
giảm bớt lợi nhuận của bọn tư bản, - mà là để tăng thêm lợi nhuận bằng cách
xuất khẩu tư bản ra nước ngoài, vào những nước lạc hậu”1.
Do một số nước kinh tế kém phát triển đã bị lôi cuốn vào guồng máy của

chủ nghĩa tư bản thế giới. Ở các nước này giá th đất, th cơng nhân rẻ, cịn
giá mua ngun vật liệu cũng rất rẻ so với chính quốc cho nên đây là nơi đầu tư
béo bở nhất. Hơn nữa các nước này muốn phát triển kinh tế để tiến hành cơng
nghiệp hố, hiện đại hố thì u cầu đầu tiên là phải có vốn cho nên đã tạo khả
năng thực hiện cho tư bản tài chính mang “tư bản” sang đầu tư. Ngoài ra, cần
phải lưu ý rằng để “tư bản thừa” và khu vực thiếu tư bản có thể “gặp nhau” thì
cần phải có một điều kiện tiền đề tối thiểu quan trọng là hệ thống kết cấu hạ tầng
kỹ thuật phải hồn thành về cơ bản. Vì thế, Lênin khơng qn nhắc nhở: “Sở dĩ
có thể xuất khẩu được tư bản là vì một số nước lạc hậu đã bị lôi cuốn vào quỹ
đạo của chủ nghĩa tư bản thế giới, những tuyến đường sắt chính đã được xây
dựng xong hoặc đã bắt đầu được xây dựng, đã có những điều kiện tối thiểu để
phát triển cơng nghiệp,…”2.
Thứ ba, “Sở dĩ cần phải xuất khẩu tư bản là vì trong một số ít nước chủ
nghĩa tư bản đã "quá chín", và tư bản thiếu địa bàn đầu tư "có lợi" (trong điều
kiện nơng nghiệp lạc hậu, quần chúng nghèo khổ)”3.

1

1, 2, 3 Xem V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t.27, tr.942.

2
3


5

Chính vì vậy, “xuất khẩu tư bản chỉ đạt tới mức phát triển rất lớn vào hồi
đầu thế kỷ XX, khi mà tư bản tài chính đã trở thành thế lực thống trị tại các nước
tư bản phát triển. Lợi nhuận từ xuất khẩu tư bản đã trở thành cơ sở chắc chắn để
cho bọn đế quốc áp bức và bóc lột phần lớn các dân tộc và các nước trên thế

giới, và là cơ sở cho sự ăn bám có tính chất TBCN của một nhúm quốc gia hết
sức giàu có”1.
1.2. Các hình thức của xuất khẩu tư bản
Xuất khẩu tư bản tồn tại dưới hai hình thức: Hình thức đầu tư kinh doanh
hay còn gọi là đầu tư trực tiếp và hình thức đầu tư cho vay hay cịn gọi là hình
thức đầu tư gián tiếp.
1.2.1. Hình thức đầu tư kinh doanh (đầu tư trực tiếp)
Đầu tư trực tiếp là hình thức đưa tư bản vào để xây dựng các xí nghiệp,
cơng ty mới hoặc mua lại những xí nghiệp cơng ty làm ăn thua lỗ ở các nước
khác để đầu tư kỹ thuật mới hoặc hùn vốn liên kết, liên doanh cùng sản xuất kinh
doanh. Người đầu tư trực tiếp quản lý vốn và tổ chức kinh doanh nên việc lỗ hay
lãi phải chịu và phải nộp một phần lợi nhuận cho nước nơi mình đầu tư. Các lĩnh
vực đầu tư thường là kết cấu hạ tầng kinh tế như đường xá cầu cống và các nhà
máy thuỷ điện... Ngồi ra cịn đầu tư vào một số cơ sở nơng nghiệp và khách
sạn...
Ví dụ, các hình thức và khu vực xuất khẩu ở nước Anh. Nước Anh là nước
có nhiều thuộc địa nhất bao gồm châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Tư bản mà đế
quốc Anh xuất khẩu rãi rác đều các châu. Hình thức xuất khẩu tư bản là để kinh
doanh. Hình thức đầu tư trực tiếp là hình thức chủ yếu của nước Anh đối với các
nước khác. Lênin viết: “Đối với nước Anh, những thuộc địa của nó chiếm vị trí
hàng đầu, những thuộc địa này ở Châu Mỹ cũng rất lớn (như Canada chẳng hạn),
đó là chưa nói đến châu Á...ở Anh, số tư bản xuất khẩu rất lớn có quan hệ mật
thiết nhất với các thuộc địa rất rộng lớn”2.

1

PGS.TS. Nguyễn Khắc Thanh (Chủ biên): Những vấn đề kinh tế chính trị của chủ nghĩa tư bản đương đại, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014, tr. 37-38.
2
V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t.27, tr.944.



6

Vì vậy, hình thức đầu tư trực tiếp này đã mang lại cho những nước xuất
khẩu một số lợi nhuận cao. Đúng như câu nói: “Mặt trời khơng bao giờ lặn ở
nước Anh”. “Do đó ta thấy rằng việc xuất khẩu tư bản chỉ đạt tới mức phát triển
rất lớn vào hồi đầu thế kỷ XX. Trước chiến tranh số tư bản do ba nước chính đầu
tư ở nước ngồi là từ 175 – 200 tỷ Frăng. cứ tính lợi suất thấp là 5% thì số tư bản
đó cũng phải mang lại một khoản thu nhập từ 8 đến 10 tỷ Frăng mỗi năm. Đó là
cơ sở chắc chắn để cho bọn đế quốc áp bức và bóc lột phần lớn các nước và các
dân tộc trên thế giới”1.
1.2.2. Hình thức đầu tư cho vay (đầu tư gián tiếp)
Đây là hình thức xuất khẩu tư bản dưới dạng cho vay lấy lãi. Thông qua
các ngân hàng tư nhân hoặc trung tâm tín dụng quốc gia và quốc tế do các nước
khác vay to kỳ hạn như: 1 năm, 3 năm, 10 năm,...và với các nước lãi xuất khác
nhau. Theo V. I. Lênin điển hình cho đầu tư gián tiếp này là ở nước Pháp. Nước
Pháp khác nước Anh chủ yếu xuất khẩu tư bản bằng hình thức cho vay lấy lãi.
Cịn ở nước Anh thì hình thức đầu tư là kinh doanh. Ơng chứng minh rằng: “Về
nước Pháp thì lại khác. Số tư bản xuất khẩu của nước này đầu tư chủ yếu ở Châu
Âu và trước hết ở Nga (ít ra là 10 tỷ frăng) hơn nữa chủ yếu là tư bản cho vay,
dưới dạng là công trái quốc gia, chứ không phải là tư bản đầu tư vào các xí
nghiệp, cơng nghiệp”2.
Cũng như vậy Đức lại là một loại thứ ba “thuộc địa của nó khơng nhiều
lắm và số tư bản của nó đầu tư ở nước ngồi được phân bố một cách đều nhau
nhất giữa Châu Âu và Châu Mỹ” 3. Vậy số tư bản đầu tư ra nước ngoài ấy được
phân phối giữa các nước như thế nào? đầu tư ở đâu? Xét về chủ sở hữu tư bản có
thể phân chia thành xuất khẩu tư bản nhà nước và xuất khẩu tư bản tư nhân.
Xuất khẩu tư bản nhà nước là do nhà nước thực hiện, lấy nguồn quỹ ra để
kinh doanh xuất khẩu ra nước ngồi để nhằm mục đích kinh tế – chính trị vì khi

xuất khẩu ra nước ngồi thì nước đó phải phụ thuộc một số điều kiện ở nước
xuất khẩu. Thông thường xuất khẩu tư bản nhà nước nhằm đầu tư vào các lĩnh
1

V.I. Lênin: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t.27, tr.943-944.
V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t.27, tr.946.
3
V.I. Lênin: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t.27, tr.945.
2


7

vực kết cấu hạ tầng kinh tế nhằm để tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho tư
bản tư nhân đầu tư. Việc xuất khẩu này không chỉ nhằm ở các nước đang phát
triển mà còn xuất khẩu tư bản nhà nước ở các nước tư bản.
Xuất khẩu tư bản tư nhân là do độc quyền tư nhân thực hiện và đây là hình
thức xuất khẩu chủ yếu dưới hình thức đầu tư các nhánh dưới hình thức các cơng
ty xun quốc gia. Mục đích của nó chủ yếu là vì lợi nhuận nên thường đầu tư
vào những ngành chu chuyển vốn nhanh và lãi xuất cao như khách sạn, công
nghiệp nhẹ...
1.3. Hậu quả của xuất khẩu tư bản
Đối với các nước nhập khẩu và các nước xuất khẩu họ đều có cùng mục
đích là phát triển. Nếu như các nước xuất khẩu tư bản với mục đích là thu được
lợi nhuận cao hơn bằng cách đưa “tư bản thừa” ra nước ngồi cịn các nước kém
phát triển thì nhập khẩu tư bản để có được vốn, máy móc cơng nghệ phục vụ cho
q trình phát triển kinh tế- xã hội. Việt Nam để thực hiện cơng nghiệp hố, hiện
đại hố đất nước thì cần phải có nhiều vốn cũng như máy móc kỹ thuật giúp cho
q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa được nhanh hơn. Dù vậy, xuất khẩu tư
bản cũng mang lại một số mặt hạn chế ở cả nước nhập khẩu và các nước xuất

khẩu.
1.3.1. Đối với những nước xuất khẩu tư bản
Việc xuất khẩu tư bản ra nước ngoài, để tăng thêm lợi nhuận cao hơn “sở
dĩ cần phải xuất khẩu tư bản là vì trong một số ít nước chủ nghĩa tư bản đã “quá
chín”, và tư bản thiếu địa bàn đầu tư “có lợi”. Đã làm cho các tổ chức độc quyền
cả tư nhân và nhà nước ngày càng trở nên giàu có. Mở rộng thị trường cho các
nước TBCN trên phạm vi thế giới đã làm cho nền kinh tế của các nước TBCN có
điều kiện phát triển nhanh, từ đó tập trung sản xuất ngày càng được đẩy mạnh và
trên qui mô lớn làm cho chủ nghĩa tư bản mở rộng quan hệ bóc lột ra phạm vi
quốc tế. Vì ở các nước này giá th cơng nhân rẻ có thể tận dụng bóc lột được rất
nhiều cơng nhân. Bóc lột sức lao động của họ mà tiền lương thì rất rẻ mạt.


8

Chính vì thế, xuất khẩu tư bản đã đem lại cho tư bản tài chính một món lợi
nhuận kếch xù trong việc vơ vét tài nguyên thiên nhiên và bóc lột sức lao động ở
các nước khác. Đây là công cụ chủ yếu để bành trướng, thống trị của bọn tư bản
tài chính ra tồn thế giới. Hệ thống kinh tế TBCN thế giới hình thành trước hết
dưới tác động của xuất khẩu tư bản, đã trở thành hệ thống nơ dịch của bọn tư bản
tài chính trên phạm vi toàn thế giới V.I Lênin đã coi xuất khẩu tư bản là sự “ăn
bám bình phương”.
Mặt khác, xuất khẩu tư bản cũng tạo ra sự ngưng trệ tương đối về sản xuất
ở trong nước vì một lượng lớn tư bản được sản xuất ở nước ngoài. Việc này đã
làm cho sản xuất trong nước bị ngưng trệ, công nhân bị thất nghiệp dẫn đến sự
phân hóa giàu nghèo, cùng cực đói khổ ngay cả ở những nước xuất khẩu phát
triển. Làm nảy sinh các tệ nạn xã hội, mâu thuẫn giai cấp trong xã hội tư bản
ngày càng phát triển và ngày càng trở nên gay gắt kịch liệt.
Lênin khẳng định: “Việc xuất khẩu tư bản ảnh hưởng đến sự phát triển của
chủ nghĩa tư bản và thúc đâỷ hết sức nhanh sự phát triển đó trong những nước đã

được đầu tư”. Chính vì ở các nước nhận đầu tư có sự phát triển nhanh nên ở các
nước chính quốc đã tạo ra sự “ngưng trệ nào đó trong sự phát triển của các nước
xuất khẩu tư bản”1. Các nước xuất khẩu tư bản bao giờ cũng thu được một khoản
lợi nhuận nào đó “ngày nay, tình hình thị trường tiền tệ khơng được sáng sủa lắm
và triển vọng chính trị cũng khơng phải là lạc quan gì. Tuy thế, không một thị
trường tiền tệ nào lại dám từ chối khơng nhận cho nước ngồi vay… trong việc
ký kết quốc tế như thế, người cho vay hầu như bao giờ cũng kiếm chác được một
cái gì: một khoản nhượng bộ trong hiệp ước thương mại…” 2. Điển hình như
nước Pháp trong những năm gần đây (1890 - 1910) “việc xuất khẩu tư bản ra
nước ngoài trở thành một thủ đoạn kích thích việc xuất khẩu hàng hóa… nước
Pháp, khi cho nước Nga vay… đã “bắt ép” nước Nga phải thỏa thuận chịu cho
Pháp một số nhượng bộ nhất định cho đến năm 1917”3.
1.3.2. Đối với các nước nhập khẩu tư bản
1

1, 2 V.I. Lênin: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t.27, tr.945.

2
3

V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t.27, tr.946 -947.


9

Các nước nhập khẩu tư bản thường là các nước chậm phát triển và đang
phát triển vì vậy cần vốn, thiết bị máy móc để phục vụ cho sự nghiệp kinh tế –
xã hội nước mình. Họ nhập khẩu từ các nước xuất khẩu và đã tạo được những
điều kiện thuận lợi như có điều kiện tham gia vào thị trường thế giới.
Góp phần thúc đẩy các nước nhập khẩu phát triển sản xuất, đẩy mạnh q

trình tập trung, kích thích tiêu dùng, mở rộng thị trường tăng cường đầu tư phát
triển khoa học kỹ thuật. Đẩy mạnh cạnh tranh phát triển kinh tế, đẩy mạnh phát
triển đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, Các chuyên gia tổ chức kinh doanh
để góp phần phát triển kinh tế đất nước. Tất nhiên bên cạnh những mặt tích cực
của xuất khẩu mang lại thì những nước nhập khẩu cũng chịu một số khó khăn và
hạn chế như sau:
Sự lệ thuộc về kinh tế, vốn, kỹ thuật công nghệ ở các nước xuất khẩu “bản
báo cáo của viên lãnh sự áo – Hung ở Sanpaulo (Brazin) nói rằng: “việc xây
dựng đường sắt ở Brazin được thực hiện chủ yếu là nhờ có vốn của Pháp, Bỉ,
Anh và Đức, trong các hoạt động tài chính có liên quan tới việc xây dựng đường
sắt các nước này đều giành được quyền bán những vật liệu xây dựng đường
sắt”1.
Chính vì có sự đầu tư như ví dụ trên đây để thấy rằng các nước nhập khâủ
luôn bị phụ thuộc về cơ cấu kinh tế, vốn, kỹ thuật…thậm chí phải nhập ở những
nước xuất khẩu những máy móc cơng nghệ cũ, kỹ thuật thấp, sản phẩm chất
lượng thấp…nên gây ra nạn ô nhiễm môi trường, tài nguyên thiên nhiên bị vơ
vét cạn kiệt dần…an ninh trật tự tệ nạn xã hội cũng tăng lên và mang tính quốc
tế. Các ngun tắc, bản sắc văn hố dân tộc bị xói mịn lung lạc do sự xâm nhập
ồ ạt của văn hố nước ngồi tràn vào nhất là đối với giới trẻ hiện nay.
Tóm lại, thơng qua xuất khẩu tư bản đã làm cho các nước chậm phát triển
biến thành con nợ, trở thành đối tượng bị bóc lột về kinh tế và nơ dịch về chính
trị dưới những hình thức và mức độ khác nhau. Việc xuất khẩu tư bản về khách
quan cũng có những tác động tích cực đến nền kinh tế các nước nhập khẩu, biến
các nước này thành những nước có nền kinh tế hàng hố, kinh tế thị trường, gia
1

V.I. Lênin: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t.27, tr.946 -947 (phần chú thích).


10


nhập thị trường thế giới…tuy nhiên những sự phụ thuộc về kinh tế về vốn, thị
trường hay những máy móc cũng như những hậu quả của ô nhiễm môi trường,
tài nguyên, tha hoá về con người, tệ nạn xâm nhập là những điều không thể tránh
khỏi. Làm thế nào để các nước này vừa phát triển kinh tế vừa hạn chế được
những mặt tiêu cực do xuất khẩu tư bản mang lại là một điều thật khó. Điều đó
phụ thuộc ở mỗi quốc gia, ở mỗi nước.
2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đối với Việt Nam
2.1. Ý nghĩa phương pháp luận.
Sự vận động của xuất khẩu tư bản không những thể hiện mối quan hệ giữa
các tổ chức độc quyền của từng quốc gia với nhau, mà còn thể hiện quan hệ giữa
các tổ chức độc quyền thuộc các quốc gia khác nhau. Trong cuộc tranh giành lợi
ích của mình, các tổ chức độc quyền buộc phải thỏa hiệp với nhau trong chừng
mực nhất định việc phân chia lãnh thổ, lĩnh vực đầu tư, nguồn nguyên, nhiên liệu
và thị trường tiêu thụ sản phẩm trên phạm vi toàn thế giới. Do vậy, trong chiến
lược thu hút đầu tư của nước ngoài bao gồm cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp
thơng qua hai hình thức xuất khẩu tư bản chủ yếu đã phân tích ở trên, cần nắm
bắt cơ hội sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức độc quyền nhằm đem lại lợi ích
cao nhất cho đất nước. Đồng thời, cũng hết sức cảnh giác, đề phòng và kiên
quyết không chấp nhận việc để cho các nước tư bản, các tổ chức độc quyền, bọn
đầu sỏ tư bản tài chính lợi dụng để “mặc cả trên lưng” chúng ta, biến lợi ích dân
tộc thành vật trao đổi hay tranh giành.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn.
Từ sự nhận thức vai trò quan trọng của kinh tế thị trường, Đảng và Nhà
nước ta đã sớm có những chuyển biến về cơ chế quản lý kinh tế, nhất quán
chuyển sang kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của nhà nước. Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã phát
triển khơng ngừng cùng với những chiến lược kinh tế, chính sách kinh tế ngoại
giao Việt Nam đã hồ mình cùng với sự phát triển của thế giới.



11

Sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN đã mang lại cho Việt Nam những
thuận lợi to lớn. Hiện nay ASEAN đang tiêu thụ khoảng 30% hàng xuất khẩu của
Việt Nam và đang có số vốn đầu tư trực tiếp chiếm hơn 15% tổng số vốn đầu tư
trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam. Việt Nam gia nhập ASEAN là phù hợp
với xu thế liên kết trong khu vực, tạo môi trường rộng lớn sự hợp tác, phục vụ
cho công cuộc xây dựng đất nước củng cố hơn nữa vị trí của Việt Nam trong khu
vực và trên thế giới. Mặt khác gia nhập ASEAN sẽ có ý nghĩa quan trọng trong
vấn đề hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật và có các cơ hội cụ thể gia
nhập hợp tác kinh tế, thương mại mà Việt Nam có thể thu hút được trong khu
vực.
Mặt khác, có điều kiện thu hút được nhiều vốn đầu tư từ những nước dư
thừa vốn và đang có sự chuyển dịch cơ cấu mạnh sang các ngành có hàm lượng
kỹ thuật cao, sử dụng ít cơng nhân; tiếp thu cơng nghệ và đào tạo kỹ thuật cao ở
các ngành cần nhiều lao động mà các nước đó đang cần chuyển giao. Bên cạnh
đó, tận dụng ưu thế về lao động rẻ và có hàm lượng chất xám cao để đẩy mạnh
xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang các nước trong khu vực. Sử dụng vốn và
kỹ thuật cao của các nước trong khu vực để khai thác khoán sản và xây dựng cơ
sở hạ tầng.
Vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là vấn đề phổ biến
của mọi quốc gia trên thế giới và đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam - một
nước nghèo mới bước vào thời kỳ cơng nghiệp hố- hiện đại hố. Đây là một
hoạt động rất mới ở nước ta, đang diễn ra sơi động, có tác động tốt đến phát triển
kinh tế, song cũng có nhiều khó khăn, phức tạp cả trong nhận thức lý luận và
thực tiễn quản lý, đang cần được tiếp tục nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp. Đầu
tư trực tiếp nước ngồi là mắt xích quan trọng nhất của vòng tròn tác động lẫn
nhau giữa vốn, kỹ thuật và tăng trưởng. Trong đời sống kinh tế quốc tế, FDI có
vai trị rất quan trọng, đặc biệt là đối với những nuớc có nền kinh tế kém phát

triển.
Tuy nhiên, việc thu hút FDI là vấn đề còn mới mẻ và phức tạp, mặt khác
nhiều vấn đề đã và đang nảy sinh ở thực tế Việt Nam. Những vấn đề lý luận cần


12

phải đánh giá đúng vai trò của FDI trong mối quan hệ giữa kinh tế, chính trị và
xã hội và đề ra hệ thống các giải pháp khắc phục những tồn tại trên nhằm thu hút
và sử dụng có hiệu quả FDI cho phát triển nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hố đất nước.
Ngồi ra, cần lưu ý các khuyến khích ưu đãi chưa phải là những nhân tố
chính quyết định thu hút FDI mà chất lượng kết cấu hạ tầng mới có vai trị quyết
định chính. Trong khi đó, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ở nước ta lại
chưa cao và chậm. sửa đổi. Vì vậy trong bối cảnh hiện nay để đạt được mục tiêu
thu hút vốn FDI cũng như sử dụng có hiệu quả nguồn lực to lớn này phục vụ
mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế - Việt Nam có cần sự tổng kết đánh giá lại
hiệu quả các chính sách thu hút FDI xem xét để rút ra các bài học kinh nghiệm
của các nước bạn.
Như vậy, chúng ta cần phải biết phát huy sức mạnh tổng hợp của nhà nước
và các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội ngân hàng, các doanh nghiệp…tạo
môi trường thuận lợi để phát triển quan hệ đối tác, đơi bên cùng có lợi để phát
triển xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước.


13

PHẦN KẾT LUẬN
Xuất khẩu tư bản từ chỗ nô dịch về kinh tế dẫn đến nơ dịch về chính trị
dưới các hình thức là xuất khẩu đầu tư kinh doanh hay đầu tư cho vay. Tất cả đều

nhằm mục đích chung là thu về lợi nhuận cao. Ngồi ra cịn có xuất khẩu tư bản
nhà nước và xuất khẩu tư bản tư nhân. Xuất khẩu tư bản nhà nước tạo điều kiện
và môi trường thuận lợi cho tư bản tư nhân đầu tư. Việc xuất khẩu này không
chỉ nhằm ở các nước đang phát triển mà còn xuất khẩu tư bản nhà nước ở các
nước tư bản. Hậu qủa của xuất khẩu tư bản không chỉ để lại ở các nước kém phát
triển như sự lệ thuộc về vốn công nghệ, kỹ thuật máy móc đã lạc hậu mà cịn làm
tăng nạn ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, tệ nạn xã hội gia tăng…mà
còn gây ra sự ngưng trệ sản xuất, thất nghiệp ở đội ngũ công nhân ở các nước
chính quốc.
Hiện nay xu thế tồn cầu hố ngày càng được mở rộng sự liên hệ phụ
thuộc ràng buộc lẫn nhau trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn
hố - xã hội ngày càng tăng. Q trình tồn cầu hố sẽ mang lại nhiều cơ hội và
những thách thức lớn. Làm sao để tận dụng được cơ hội tốt này và vượt qua
được những thử thách trước mắt một cách nhanh chóng thật không dễ nhất là đối
với những nước đang phát triển như nước ta. Ngoài việc thu hút vốn từ các nước
phát triển thì các nước đang phát triển – cụ thể là Việt Nam chúng ta cần phải
chủ động, tích cực đề ra và thực hiện chiến lược, những hướng đi hợp lý phù
hợp với điều kiện lịch sử, điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế đất nước. Phải
tranh thủ tận dụng những điều kiện thuận lợi từ bên ngoài giúp cho việc vay vốn,
thu hút vốn ngày càng nhiều hơn. Giúp q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá
nhanh hơn mạnh hơn, đưa nền kinh tế đất nước hoà cùng vào nền kinh tế thế
giới nhưng vẫn giữ được con người Việt Nam cũng như bản sắc dân tộc Việt
Nam. Tránh bị xố mịn lung lạc bởi những tệ nạn xã hội đưa lại, cần nghiên cứu
trau dồi thêm tri thức để góp phần đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.


14

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ PGS.TS Nguyễn Khắc Thanh (Chủ biên): Những vấn đề kinh tế chính trị

của chủ nghĩa tư bản đương đại, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014.
2/ V.I. Lênin: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tập 27.
3/ V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tập 30.



×