Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.11 KB, 12 trang )

1. Thế nào là quy hoạch môi trường ? Khi tiến hành QHMT căn cứ vào những
cơ sở pháp lý nào ?
Quy hoạch môi trường là việc phân vùng môi trường để bảo tồn, phát triển và thiết lập hệ thống hạ
tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường gắn với hệ thống giải pháp bảo vệ môi trường trong sự liên quan chặt chẽ
với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH nhằm bảo đảm phát triển bền vững (Điều 3 – Luật BVMT
2014).
Khi tiến hành QHMT căn cứ vào những cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội, có hiệu lực ngày
01/01/2022;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều
của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
2. Trình bày các đặc điểm của QHMT ? 3. Tại sao QHMT mang đặc điểm tính
hệ thống ? Mang tính biến động theo thời gian ?
Quy hoạch mơi trường có 06 đặc điểm cơ bản như sau:
- QHMT phải mang tính hệ thống: Quan điểm này thừa nhận các hệ thống môi trường là hệ thống
mở chứ không phải là hệ thống khép kín, bao gồm nhiều hệ thống con, để nhận biết sự liên hệ hay phục
thuộc giữa chúng. Khi xem xét một yếu tố tài nguyên, một thành phần môi trường hay một nhân tố tác
động môi trường phải đặt nó trong cả một hệ thống tương tác. Phải xem xét tổng thể các yếu tố, tổng thể
các thành phần liên quan rồi từ đó mới tập trung vào các thành phần chủ chốt cũng như các mối quan hệ.
- Nghiên cứu QHMT phải xuất phát từ quan điểm hệ sinh thái: Quan điểm nhấn mạnh mối tương
tác giữa con người với các hệ sinh thái tự nhiên và rộng hơn là cả sinh quyển, do con người là một yếu tố
quan trọng trong hệ thống tự nhiên và khơng được tách khỏi nó.
- QHMT phải ln hướng vào tác động: Quan điểm này cho rằng môi trường là kết quả sự tác động
của con người trong quá trình phát triển. Vì vậy phải nghiên cứu, xem xét đầy đủ những ảnh hưởng môi
trường do hoạt động của con người và sự phân bố của chúng. Thông thường các dạng quy hoạch khác
thường có “định hướng đầu vào” tập trung chủ yếu vào dữ liệu, mục tiêu và kế hoạch hơn là vào “tác
động” của các hoạt động phát triển.
- QHMT phải coi trọng tính địa phương: Quan điểm này cho rằng không xem nhẹ hay bỏ qua các
đặc thù bản địa, vì chính những đặc thù bản địa này là minh chứng cho sự bền vững trong quá khứ cần


được cân nhắc để lựa chọn.
- QHMT phải đáp ứng tính biến đổi theo thời gian: Quan điểm này cho rằng phải xem xét sự biến
động môi trường theo các chu kỳ khác nhau trong quá khứ và tương lai. Trên cơ sở đó lựa chọn quỹ thời
gian hợp lý sao cho phù hợp với các giai đoạn quy hoạch, tránh trường hợp chọn quỹ thời gian không phù
hợp, không đạt được mục tiêu QHMT đề ra. Việc lựa chọn quỹ thời gian hợp lý cho QHMT là rất quan
trọng do QHMT có trục thời gian dài hơn so với các dạng quy hoạch khác.
- QHMT phải đáp ứng tính phịng ngừa: Quan điểm này cho rằng khuynh hướng chủ đạo trong chiến
lược QHMT là “nhu cầu bảo tồn”, trong đó nó tập trung vào việc làm giảm nhu cầu đối với một loại hàng
hóa hay dịch vụ có khả năng gây ra “stress” hơn là việc chấp nhận các “nhu cầu” như là đã “đặt ra” từ trước
và cố gắng tập trung vào việc làm giảm thiểu hay loại bỏ các ảnh hưởng môi trường.


4. Nêu các cấp độ QHMT ? Trình bày những nguyên tắc trong QHMT ?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy hoạch môi trường phải đảm bảo các
nguyên tắc sau:
– Một là, quy hoạch bảo vệ môi trường phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội; chiến
lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quốc phịng, an ninh; chiến lược bảo vệ mơi trường
quốc gia bảo đảm phát triển bền vững.
– Hai là, quy hoạch bảo vệ môi trường phải bảo đảm thống nhất với quy hoạch sử dụng đất; thống
nhất giữa các nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ môi trường.
– Ba là, quy hoạch bảo vệ môi trường phải bảo đảm các nguyên tắc bảo vệ môi trường đã được quy
định tại Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy hoạch môi trường gồm hai cấp độ là
quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
5. Tại sao QHMT phải được tiến hành đồng thời với Quy Hoạch Tổng Thể Phát
Triển KT-XH ?
QHMT phải được tiến hành đồng thời với quy hoạch tổng thể KT-XH vì khơng gian môi trường và
không gian cho phát triển KT-XH ở trong một thể thống nhất của lãnh thổ, nên QHMT và quy hoạch KTXH cũng ở trong thể thống nhất đó. QHMT phải được tiến hành đồng thời với quy hoạch KT-XH trong
một thể thống nhất của các mục tiêu phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường bền vững. Trong trường hợp
môi trường được tiến hành riêng cho các mục tiêu mơi trường thì cũng cần phải xem xét, cân nhắc, liên hệ

với các mục tiêu KT-XH có liên quan. Việc này địi hỏi phải được nghiên cứu tồn diện và đồng bộ các
vấn đề môi trường và KT-XH, đòi hỏi đồng thời QHMT với quy hoạch KT-XH trong thể thống nhất để
đảm bảo phát triển KT-XH ở đâu thì ở đó mơi trường được bền vững.
6. Nêu các bước thực hiện Phân Tích Hệ Thống ?
Phân tích hệ thống được thực hiện qua sáu (6) bước:
♣ Bước 1. Nhận định vấn đề
♣ Bước 2. Xác định, thiết kế và rà sốt những phương án có thể thực hiện
♣ Bước 3. Dự báo bối cảnh tương lai
♣ Bước 4. Xây dựng và sử dụng các mơ hình để dự báo các kịch bản khác nhau có thể xảy ra (khi
khơng và có áp dụng các phương án khác nhau)
♣ Bước 5. So sánh và xếp hạng các phương án
♣ Bước 6. Phổ biến kết quả


7. Trình bày phương pháp danh mục, phương pháp đánh giá nhanh có sự
tham gia của cộng đồng trong QHMT ?
Phương pháp danh mục: Khi đánh giá môi trường phải chọn ra, liệt kê thành một danh mục tất
cảnhững nhân tố môi trường liên quan đến hoạt động phát triển và được đưa ra đánh giá bởi các chuyên gia
môi trường. Sau đó tổng hợp các ý kiến đánh giá thành kết luận chung để chuyển tới người ra quyết định
xem xét.
Phương pháp đánh giá nhanh mơi trường có sự tham gia của cộng đồng là phương pháp tiếp cận để
thu nhận những thơng tin kịp thời từ phía người dân, từ phía cộng đồng về tác động mơi trường, hiện
trạng chất lượng mơi trường, về cách thức chi phí hiệu quả, đánh giá tình hình KT-XH và mơi trường ở
nông thôn, đô thị và kế hoạch phát triển của chúng, nhằm quyết định những hành động phát triển cho
tương lai. Đây là phương pháp định tính quan trọng, được dùng nhiều và có những kết quả nhất định
trong đánh giá tác động môi trường và chất lượng môi, phục vụ được cho cả vạch định chiến lược, hoạch
định môi trường, quy hoạch mơi trường.
8. Trình bày phương pháp phân tích lợi ích – chi phí mở rộng ?
- Phân tích chi phí - lợi ích là một phương pháp đánh giá dự án rất có hiệu quả về mặt kinh tế.
Phương pháp này được áp dụng trong ĐTM khi tính tới các chi phí, lợi ích do dự án mang lại cho mơi

trường.
Phương pháp phân tích LI - CPMR được thực hiện theo trình tự như sau:
1) Liệt kê tất cả các tài nguyên được chi dùng cho hoạt động, kể cả tài nguyên nhân lực; liệt kê tất
cả các sản phẩm thu được kể cả các phế thải có giá trị hồn ngun.
2) Xác định các hoạt động tiêu thụ hoặc làm suy giảm tài nguyên, kể cả hoạt động sản xuất, ô nhiễm
được xem là hành động làm suy giảm, liệt kê những khía cạnh có lợi cho tài nguyên, nhưng chưa được
xét đến trong đề án hoạt động, các khả năng này nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên.
3) Liệt kê vào dự án hoạt động những việc cần bổ sung để sử dụng hợp lý và phát huy khả năng tối
đa của tài nguyên.
4) Trình bày các kết quả phân tích nêu trên vào báo cáo ĐTM với bảng so sánh lợi ích chi phí.
- Trong phương pháp phân tích chi phí, lợi ích kinh tế các dự án, các chi phí lợi ích được liệt kê
như: Chi phí ban đầu, vốn cố định; Vốn lưu động; Chi phí sản xuất; Doanh thu do bán sản phẩm...
- Giá trị thể hiện: giá trị hiện tại rịng (NPV), hệ số hồn vốn nội tại, tỉ suất lợi ích – chi phí (B/C)


9. Trình bày những yếu tố, tiêu chí cần thu thập điều kiện tự nhiên khi
QHMT ?
1) Khí hậu: Các yếu tố cần thu thập như: Nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, tốc độ gió và hướng gió theo
mùa, sương giá, sương mù, cuồng phong, sóng thần...
2) Địa chất, thổ nhưỡng: Một số yếu tố khi quy hoạch môi trường cần quan tâm: Đất đá, tuổi địa chất,
cấu trúc địa chất, tính chất địa hóa, địa chấn, tai biến địa chất (trượt lở, lún sụt, dịng bùn đá).
Loại đất, tính chất, cấu trúc, độsâu đến mặt nước ngầm, độsâu đến tầng đá mẹ, độ chặt, khả năng
trao đổi cation/anion, độ kiềm, độ axit.
3) Thủy văn nước mặt, nước ngầm:
+ Đại dương, biển hồ, châu thổ, sơng, dịng chảy, đầm phá, đất ngập nước, chất lượng nước, đồng
bằng ngập lụt.
+ Phân tích sự hình thành các tầng nước ngầm, giếng, số lượng và chất lượng nước ngầm, đặc điểm
mặt nước ngầm.
Quy hoạch cần thu thập, phân tích, đánh giá tài nguyên, khả năng các nguồn nước, chất lượng nước
phục vụ phát triển nông nghiệp, công nghiệp, nước cho sinh hoạt...

4) Sinh địa lý: Sinh địa lý vùng, tiểu vùng, đường đồng mức, độ dốc, ruộng bậc thang...
5) Khoáng sản: tài nguyên khống sản trong tự nhiên có nguồn gốc từ vơ cơ hay hữu cơ và đại đa số
nằm trong lòng đất, sự hình thành nó có liên quan đến các quá trình địa chất trong suốt hàng triệu năm.
Việc khai thác các loại khoáng sản là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp khai thác, công
nghiệp sản xuất các loại vật liệu, như công nghiệp luyện kim, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng...
Nhưng khai thác khoáng sản nó cũng là vấn đề hệ lụy, tác động và ảnh hưởng đến môi trường, mà quy
hoạch môi trường cần quan tâm.
6) Thực vật: Quần xã, quần thể, thành phần loài, phân bố, tuổi loài quý hiếm, lịch sử cháy rừng, diễn
thế.
7) Động vật hoang dã: Sinh cảnh, các quần thể động vật, các số liệu điều tra vềloài q hiếm, có giá
trị khoa học và giáo dục, lồi bị đe dọa tiệt chủng...
Tùy từng dự án, nội dung cụ thể mà thơng tin cần thu thập có thể là 1,2, 5 năm hoặc 10 năm... trở về
trước, để từ đó phân tích, là cơ sở cho việc đánh giá, nhìn nhận QHMT hợp lý.


10. Trình bày những yếu tố, tiêu chí cần thu thập điều kiện KT-XH khi QHMT ?
1) Dân số: Dân số là một trong các dạng thông tin dữliệu rất quan trọng cần chú ý đến trong quy
hoạch KT-XH, cũng như QHMT. Những vấn đề cần thiết, như: Dân số, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ nam nữ,
cấu trúc tuổi, nghề nghiệp, vấn đề phát triển nguồn lực; dân cư và lao động trong KT-XH; xu hướng và
định hướng phát triển dân cư và phân bố lao động...
2) Sử dụng đất: Đất đai không những là nguồn năng lượng mà là môi trường sống, quyết định đến
sự tồn tại của con người và thế giới động vật, thực vật, vi sinh vật. Trong quá trình phát triển, đất đã được
con người tác động vào, trong đó một số khơng ít đã sử dụng sai mục đích, đất bị thối hóa. Song song là
sự bùng nổ dân số đã tác động đến môi trường, sự khai thác đất quá mức đã làm cho đất ngày càng thối
hóa, cạn kiệt, diện tích đất canh tác ngày càng giảm đi trầm trọng.
3) Các hoạt động kinh tế hiện tại: Các hoạt động khai thác hoặc sử dụng trực tiếp tài nguyên thiên
nhiên trong các ngành cơng nghiệp, khai khống, nơng nghiệp, lâm nghiệp, ngưnghiệp, giao thơng vận tải
và dịch vụ, tình hình giáo dục y tế, văn hóa...
4) Quy hoạch và kế hoạch phát triển KT-XH, đặc biệt là các quy hoạch xây dựng và sử dụng đất.
Nội dung đánh giá tiềm năng đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội thể hiện 2 vấn đề sau:

Thứ nhất là khả năng khai thác mở rộng diện tích cho các mục đích sử dụng, đặc biệt là mở rộng
diện tích cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Như vậy, nguồn đất dự trữ có thể khai thác được xem xét
đánh giá và sử dụng các biện pháp hợp lý để đưa vào khai thác sử dụng cụ thể, như: đất bãi ven sông, đất
trống đồi núi trọc, đất đầm lầy... Bên cạnh đó, khả năng mở rộng diện tích các loại đất phi nông nghiệp
cũng cần được xem xét đánh giá thể hiện ở quy mơ, vị trí các cơng trình có thể mở rộng được diện tích.
Thứ hai là xem xét đánh giá tới khả năng thâm canh của đất, đây chính là đánh giá chất lượng của
đất đai. Cần đánh giá mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất có tính ưu việt sẽ được lựa chọn
trong tương lai với các đơn vị đất đai được xây dựng, từ các bản đồ đơn tính, như loại đất theo nguồn gốc
phát sinh, thành phần cơ giới, địa hình, chế độ tưới tiêu... Mức độ chi tiết của việc đánh giá tùy theo yêu
cầu và phạm vi diện tích vùng quy hoạch, như: cấp xã thì phải xây dựng chi tiết, cấp huyện thì có mức cụ
thể, cấp tỉnh mức khái quát, đối với cả nước thì ở mức tổng quát.
5) Cơ sở hạ tầng: Các hệ thống giao thơng, năng lượng, cấp thốt nước, quản lý chất thải rắn, cung cấp
nước sạch và vệ sinh môi trường; các cơng trình văn hóa và khảo cổ.
6) Các vấn đề thể chế và chính sách: Luật pháp và các văn bản hiện hành có liên quan, hệ thống quản
lý nhà nước về bảo vệ mơi trường, các chính sách khuyến khích kinh tế, chính sách thuế, chính sách giá,
chiến lược đầu tư, quản lý đất đai, kế hoạch và tình hình đầu tư cho kiểm sốt ơ nhiễm; y tế cộng đồng....


11. Tại sao khi QHMT cần tìm hiểu về bối cảnh phát triển khu vực ?
Bối cảnh môi trường và phát triển khu vực là những yếu tố phản ảnh sự tương tác giữa các hệ thống xã
hội và hệ thống tự nhiên. Các đặc điểm chủ yếu của khu vực, bao gồm:
+ Các quan hệ của khu vực nghiên cứu với vùng khác về vị trí địa lý.
+ Các lĩnh vực phát triển chính ảnh hưởng mạnh đến khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và
chất lượng môi trường xung quanh.
+ Những thuận lợi và hạn chế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính trị và thể chế.
Nghiên cứu chi tiết, đầy đủ các loại hình phát triển kinh tế đã quy hoạch hoặc chưa quy hoạch của khu
vực để có cơ sở cho dự báo về nguồn tài nguyên môi trường trong tương lai. Tính tốn lượng chất thải có
khả năng sinh ra, các mối liên quan đến sự tăng trưởng về kinh tế và lực lượng lao động.
Đối với mỗi lĩnh vực phải xem xét vai trò, chức năng và phương thức hoạt động của các cơquan
liên quan đối với việc quản lý tài nguyên thiên nhiên và trách nhiệm của họ trong các sự cố môi trường.

12. Đánh giá các yếu tố gây hiểm họa môi trường (hiểm họa tự nhiên, hiểm
họa do con người gây ra) khi QHMT ?
Hiểm họa là một sự kiện hoặc hiện tượng khơng bình thường có thể đe dọa đến tính mạng con
người, tài sản, cơ sở vật chất, kinh tế xã hội và môi trường.
Các nội dung cần nghiên cứu liên quan giữa hiểm họa môi trường và phát triển, bao gồm những hệ
thống môi trường có nguy cơ hay đang bị đe dọa, tính chất, độtiềm tàng và mức độ bị đe dọa. Hiểm họa
mơi trường có thể gồm hai loại chính:
- Hiểm họa thiên nhiên: Ngập lụt, trượt lở, động đất, hạn hán, gió, bão, sóng thần...
- Hiểm họa do hoạt động của con người gây ra: Ơ nhiễm khơng khí, nước; dị rỉ khí độc, chiến
tranh, khủng bố... Hiểm họa do tác động hoạt động của con người, như: làm gia tăng tốc độ phát thải khí
nhà kính (một nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu), như chặt phá rừng, đốt rừng, xây dựng các cơ sở
hạ tầng làm thay đổi, ngăn chặn dịng chảy của nước sơng/suối...
13. Xác định các vấn đề môi trường then chốt khi QHMT ?
Một trong những bước quan trọng nhằm nhận thức rõ nhu cầu cấp thiết của khu vực là xác định các
vấn đề mơi trường và tài ngun chính và những vấn đề có "nguy cơ cao", có khả năng gây ra ảnh hưởng
nghiêm trọng đối với sức khỏe, chất lượng môi trường hay chất lượng cuộc sống cư dân trong vùng cả
hiện tại và tương lai (ví dụ ơ nhiễm bụi do hoạt động giao thông, ô nhiễm nước do nước thải, tình trạng
khan hiếm nước ngầm, năng lượng, suy thối đất đai, nguy cơ tuyệt chủng của sinh vật qúy hiếm, v.v.)
của khu vực; những yếu tố hay hoạt động tác động đến nó. Ngồi ra phải lựa chọn các vấn đề ưu tiên trên
cơ sở vẻ mức độ ảnh hưởng đối với sức khỏe cộng đồng; mức độ thiệt hại về năng suất, sàn lượng; tiềm
nâng đối vói việc xây dựng năng lực địa phương; khả nâng huy động vốn; ảnh hưởng đối với lớp người
nghèo; tính chất và mức độ trầm ưọng cùa vấn đề và các trường hợp đặc biệt...


Trong q trình quy hoạch hóa, việc lập ra các mục tiêu môi trường rõ ràng là quan trọng, bởi vì các
mục tiêu giúp việc xác định các hành động và chính sách cụ thể cần được xây dựng như thế nào để đạt được
các mục tiêu đó. Quản lý mơi trường là để đạt được các mục đích mơi trường cụ thể và mục tiêu có thể
được giới hạn rộng hơn trong phương diện bảo vệ hoặc cải thiện chất lượng mơi trường (Compton, 1993).
Mục tiêu mơi trường có thể là tập hợp các mục tiêu về lượng chính xác, hoặc thể hiện như nguồn gây cảm
hứng rộng.

Những vấn đề tài nguyên thiên nhiên là vấn đề liên quan đến tác động mạnh mẽ do phát triển và các
mối quan tâm có tính cạnh tranh. Có thể đánh giá chung trên cơ sở xem xét các thông tin trữ lượng, chất
lượng, phân bố theo không gian, năng suất bền vững, nhu cầu, cách thức sử dụng và mức độ khai thác đối
với các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu. Một số dạng tài nguyên cần xem xét bao gồm nước mặt, các
tầng nước ngầm, khơng khí, tài ngun rừng, tài nguyên đất nông nghiệp, đất cho xây dựng và phát triển,
tài nguyên thủy văn, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên vật liệu xây dựng, tài nguyên năng lượng, các hệ
sinh thái nhạy cảm, di tích lịch sử, di tích văn hóa và khu vực nghỉ ngơi du lịch...
Những vấn đề tài ngun của mỗi khu vực có tính đặc thù riêng, đó là những dạng tài nguyên nằm
trong mỗi quan tâm. Vấn đề chính là những yếu tố hạn chế hay cản trở. Chẳng hạn, tài nguyên rừng của khu
vực đang bị suy thối, đất bị xói mịn mạnh, nước ngầm bị cạn kiệt hay sự khan hiếm của tài ngun năng
lượng.
* Ơ nhiễm và hiểm họa mơi trường
Những khía cạnh cần tập trung nghiên cứu là sự liên quan giữa các nguy cơ môi trường và phát
triển, chúng có thể bao gồm các nội dung về hệ thống mơi trường có nguy cơ hay đang bị đe dọa hay mức
độ tiềm ẩn. Các hiểm họa môi trường có thể là: - Hiểm họa liên quan tới sức khỏe.
- Các khu vực nhạy cảm môi trường (dễ bị ngập lụt, đất dốc khơng ổn định, xói mịn và sụt lún,
động đất, chịu tác động của gió và bão...).
- Khu vực tập trung dân cư quá cao.
- Các nguy cơ tiềm ẩn do hoạt động cơng nghiệp, khai khống, giao thông vận tải.
- Các khu vực bị ô nhiễm, suy thối (nước mặt, nước ngầm, khơng khí, đất...).
- Sử dụng hóa chất cơng nghiệp q mức.
Trong danh mục các vấn đề mơi trường khơng chỉ có vấn đề mơi trường hiện tại mà còn bao gồm cả
những vấn đề mơi trường có thể xảy ra trong tương lai. Ví dụ: Nguồn nước ngầm hiện tại không bị ô
nhiễm nhưng đang có nguy cơ ơ nhiễm do các tác nhân từ các trạm xăng dầu hay bãi rác trong khu vực.
* Các vấn đề mơi trường có nguy cơ cao
Sau khi thiết lập được danh mục các vấn đề tài ngun mơi trường khu vực, cần xác định nhóm các
yếu tố hay vấn đề có nguy cơ cao, có khả năng gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe, chất
lượng môi trường hay chất lượng cuộc sống người dân. Cần phải nhận biết đầy đủ những vùng hay khu
vực cụ thể tiềm ẩn các nguy cơ cao. Điều này giúp cho ta trong quá trình thiết lập quy hoạch. Để có thể
hình dung và xác định được những vấn đề then chốt nhất, có thể tham khảo ý kiến tư vấn của các nhà



khoa học và truy cập các nguồn tài liệu liên quan. Tuy nhiên, các dạng vấn đề có nguy cơ cao khơng có
nghĩa là bỏ qua những vấn đề khác có nguy cơ thấp hơn.
* Lựa chọn ưu tiên
Có thể tồn tại nhiều vấn đề môi trường trong khu vực quy hoạch như đã xác định. Do sự hạn hẹp về
nguồn lực của khu vực nên không thể một lúc giải quyết thành công mọi vấn đề môi trường đặt ra. Do đó
cần phải chọn lựa và xếp hạng ưu tiên để có thể tập trung sự chú ý và hoạt động vào một số vấn đề cụ thể
nào đó. Trong khi xây dựng, điều rất quan trọng là phải xem xét song song sự ưu tiên đối với đồng thời
hai lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ chất lượng mơi trường.
Tiêu chí xếp hạng ưu tiên trong đầu tư được thiết lập một cách khoa học, trên cơ sở xác định điểm
số đối với các thành phần môi trường, tài nguyên bị tác động và cần phải chú ý đến các khía cạnh sau:
+ Mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng;
+ Mức độ thiệt hại về năng suất, sản lượng, quy mô sản suất;
+ Tiềm năng đối với việc xây dựng năng lực địa phương;
+ Khả năng huy động vốn;
+ Ảnh hưởng đối với lớp người nghèo;
+ Tích chất và mức độ trầm trọng (cường độ, ngắn hạn, dài hạn, hồi phục hay không);
+ Trường hợp đặc biệt...
* Làm sáng tỏ các vấn đề ưu tiên được chọn lọc
Các vấn đề môi trường và mối liên quan của chúng thường phức tạp hơn nhiều so với những suy
nghĩ ban đầu, đặc biệt phải chú ý đến các mâu thuẫn trong lợi ích của các nhóm hưởng thụ khác nhau. Sẽ
rất hữu ích nếu xem xét chúng một cách cẩn thận để tạo ra một sự hiểu biết rộng rãi trong công chúng về
mọi vấn đề liên quan đến mơi trường. Bằng cách làm việc tích cực, có sự tham gia rộng rãi thì có thể làm
sáng tỏ một cách hệ thống mối quan hệ giữa môi trường và phát triển, mối liên kết nhân quả, yêu cầu phát
triển và tác động, năng suất và sự nhạy cảm của hệ sinh thái, các rủi ro liên quan đến hiểm họa môi
trường...


14. Thiêt lập mục tiêu khi QHMT (mục tiêu lâu dài, mục tiêu cụ thể)?

Mục tiêu có thể phân chia thành các mục tiêu như sau:
- Mục tiêu đã xác lập và những mục tiêu đã được ghi nhận trong các văn bản pháp lý.
- Mục tiêu đang phát triển là những mục tiêu tuy chưa được quy định trong các văn bản pháp lý,
song đã được đềxướng và thảo luận một vài lần trong các tổ chức chính trị.
- Mục tiêu dự định là những mục tiêu mà một sốngười cho rằng nó phải thành mục tiêu chung, tuy
nhiên hiện tại vẫn chưa được chấp nhận.
Ngoài ra mục tiêu còn được chia ra mục tiêu lâu dài (chiến lược) và mục tiêu trước mắt (mục tiêu cụ
thể).
* Mục tiêu lâu dài (mục tiêu chiến lược): Trong QHMT, cần thiết phải xác định mục tiêu chiến lược
có tính tiên quyết là tìm ra sự cân bằng giữa mơi trường và phát triển trong việc sử dụng đất, sử dụng tài
nguyên thiên nhiên, đảm bảo cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua việc cung cấp đầy đủ
các nhu cầu thiết yếu cho cư dân mà không gây ra suy thối mơi trường.
Các mục tiêu dài hạn được xác lập dựa trên chiến lược BVMT ở cấp quốc gia, vùng hay địa phương
và những vấn đềtài nguyên môi trường cụ thểcủa mỗi vùng. Chúng ta có thể tìm thấy các thông tin cần
thiết trong các tài liệu liên quan.
* Mục tiêu cụ thể (trước mắt): Các mục tiêu cụ thể thường là những mục tiêu mang tính định lượng,
là những mục tiêu phải đạt được trong khoảng thời gian ngắn trước mắt.
Các vấn đềmôi trường cụ thể thường xuất phát từ nhu cầu BVMT thiên nhiên, sử dụng hợp lý đất,
hạ tầng cơ sở, sức khỏe cộng đồng, vệ sinh mơi trường, cấp nước sạch, phịng ngừa ơ nhiễm, xử lý chất
thải... Vì vậy mục tiêu cụ thể về môi trường cũng phải hướng vào các vấn đề cụ thể đối với thành phần
mơi trường khác nhau; ví dụ:
+ Tiêu chuẩn chất lượng mơi trường khơng khí của các khu đơ thị, tỷ lệ xử lý khí thải cơng nghiệp,
lượng phát thải khí thải, bụi, vật chất gây ơ nhiễm chính của cơng nghiệp, tỷ lệ khí hóa nhiên liệu dân
dụng ở thành phố.
+ Tiêu chuẩn chất lượng nước của các loại khu chức năng môi trường nước, tỷ lệ xử lý nước thải
công nghiệp, tỷ lệ đạt tiêu chuẩn thải của nước thải công nghiệp, tỷ lệ xử lý nước thải sinh hoạt.
+ Tiêu chuẩn tiếng ồn, môi trường của các khu chức năng đô thị, giá trị trung bình tiếng ồn của 2
bên đường trục giao thông đô thị...
+ Tỷ lệ che phủ rừng (% diện tích cây xanh trên diện tích tự nhiên của thành phố), diện tích m 2 cây
xanh trên đầu người dân, số lượng các khu được bảo vệ thiên nhiên.



15. Trình bày các bước trong quy trình chung quy hoạch môi trường ?
Bước 1 - Xác định rõ các mục tiêu và các đối tượng cho quy hoạch môi trường, đồng thời xác định
rõ phạm vi không gian và thời gian cho quy hoạch.
Đây là bước đầu tiên, dựa vào chiến lược và kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về môi trường mà
xác định cụ thể các mục tiêu và đối tượng theo phạm vi không gian và thời gian cho QHMT.
Bước 2 - Chuẩn bị các thông tin, các cơ sở dữ liệu về môi trường và KT-XH của vùng QHMT. Các
cơ sở thông tin và dữ liệu thường được lưu trữ ở các cơ quan quản lý của địa phương và trung ương, trong
đó có tài liệu viết, in, bản đồvềmọi thành phần môi trường và KT-XH. Tùy theo yêu cầu của quy hoạch
mà thu thập đầy đủcác dữ liệu đó cho cơng tác quy hoạch.
Bước 3 - Chuẩn bị và tiến hành công tác điều tra, khảo sát các mặt về các thành phần môi trường tự
nhiên và KT-XH. Mục tiêu của công tác điều tra khảo sát ngoài thực địa là để đánh giá lại các tài liệu, dữ
liệu đã được thu thập trong các lưu trữ, đồng thời bổ sung thêm tài liệu mà ở trong lưu trữ chưa có theo
yêu cầu về thông tin và dữ liệu cho công tác quy hoạch.
Bước 4 -Tiến hành cơng tác văn phịng cho cơng tác quy hoạch. Ởbước này, hiệu chỉnh tất cả các tài
liệu đã thu thập và đã khảo sát bổ sung được, bao gồm các tài liệu viết và các bản đồ dữ liệu cho quy hoạch.
Nếu quy hoạch tổng thể thì xây dựng đầy đủ các tài liệu và bản đồ môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên, như: môi trường địa chất, tài nguyên khoáng sản, nước dưới đất, địa hình, đất, sinh vật, khí hậu, thủy
văn, cảnh quan sinh thái tổng hợp và các dạng tài nguyên của chúng; các tài liệu về KT-XH, trong đó có các
lĩnh vực: dân số, sự phân bố dân cư, nguồn nhân lực và lực lượng lao động, các vấn đề về giáo dục, y tế, kết
cấu hạ tầng (giao thông vận tải, bưu chính - viễn thơng, mạng lưới cung cấp nước...), các tài liệu của các
ngành kinh tế, nông, lâm ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, thương mại, du lịch, đầu tư trong
nước và đầu tư nước ngoài...
Bước 5- Tiến hành đánh giá tác động môi trường của các hành động phát triển theo các mục tiêu của
quy hoạch đồng thời đánh giá chất lượng môi trường và đánh giá tổng hợp môi trường theo các mục tiêu đó,
xây dựng các bản đồ đánh giá mơi trường. Đánh giá các mặt kinh tế- xã hội. Dự báo biến đổi của môi
trường.
Bước 6 - Dựa theo các mục tiêu quy hoạch, dựa theo các kết quả đánh giá và dựbáo của môi trường
tự nhiên và KT-XH, đồng thời dựa vào các tài liệu kinh tế và thị trường quốc tế cũng như sự đầu tư mà

lập các luận cứ khoa học một cách đầy đủ, tồn diện có cơ sở đáng tin cậy cho công tác quy hoạch. Xây
dựng các kịch bản cho công tác quy hoạch. Lựa chọn kịch bản tối ưu cho quyết định của công tác quy
hoạch.
Bước 7 - Tiến hành quy hoạch. Đối với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH và BVMT bền vững
(Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững) phải đưa ra được bản đồquy hoạch tổng thểcùng với các bản đồ
phụ trợ và một báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể với đầy đủ các nội dung của các mục tiêu quy hoạch
tổng thể. Đối với quy hoạch cho sự phát triển bền vững các ngành kinh tế cũng đòi hỏi phải đưa ra được
bản đồ quy hoạch ngành cùng các bản đồphụtrợvà bản báo cáo quy hoạch phát triển bền vững của ngành.
Trong quy hoạch tổng thể, ngoài bản đồ quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường cùng
với bản báo cáo quy hoạch tổng thể, địi hỏi phải có bản đồ phụ trợ đi kèm gồm:
- Bản đồ nền hành chính.
- Bản đồ cảnh quan sinh thái hoặc các bản đồ thảm thực vật và hiện trạng sử dụng đất, bản đồ thổ
nhưỡng, bản đồ khoáng sản, bản đồ tài nguyên khoáng sản, bản đồ khí hậu, bản đồ thủy văn và bản đồ địa
mạo; các bản đồ đánh giá.
- Các bản đồ hiện trạng các ngành kinh tế, các lĩnh vực xã hội và bản đồ hiện trạng KT-XH chung.
- Các bản đồ kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng kết cấu hạ tầng xã hội.
- Bản đồ hiện trạng dân cư và lao động.
Bước 8 - Trình duyệt và nghiệm thu báo cáo quy hoạch tổng thể hoặc quy hoạch ngành phát triển
KT-XH và BVMT bền vững (Quy hoạch phát triển bền vững tổng thể hoặc ngành).
Cơ quan phê duyệt quy hoạch tổng thể về môi trường và KT-XH là UBND các cấp hoặc chính phủ.
Cơ quan thực thi quy hoạch là các cơ quan sản xuất hoặc thực thi quy hoạch trong các ngành KT-XH. Cơ
quan quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch là kế hoạch và đầu tư và cơ quan môi trường; giám sát cao
nhất là UBND các cấp hoặc Chính phủ.


16. Trình bày 10 nguyên tác cơ bản tiến tới một đô thị sinh thái ?
1) Chú ý xem xét đến quyền sử dụng đất tại các nút giao thông nhằm có được thỏa thuận với lợi ích
chung cho cộng đồng.
2) Phân cấp mức ưu tiên giao thông đối với người đi bộ, xe đạp hay ô tô đồng thời quy định rõ khu
vực hoạt động nhất định với mỗi loại hình giao thơng.

3) Khơi phục lại hiện trạng mơi trường đô thị đặc biệt tại các con kênh, rạch chảy qua thành phố và
nhất là các vùng đất ngập nước.
4) Thiết kế và áp dụng mơ hình nhà sao cho vừa tao nhã, tiện lợi, kinh tế, nhưng vẫn mang đậm đà
bản sắc dân tộc.
5) Đảm bảo công bằng xã hội, tạo cơ hội phát triển hơn cho người phụ nữ, người da màu và những
người khuyết tật.
6) Hỗ trợ phát triển nông nghiệp bản địa, xúc tiến các dự án xanh hóa đơ thị, phát triển các hội làm
vườn.
7) Thúc đẩy tái sử dụng, khuyến khích áp dụng công nghệ mới đồng thời bảo tồn thiên nhiên, giảm
thiểu các ô nhiễm và tái chế rác thải.
8) Kêu gọi đầu tư vào các hoạt động xanh, hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm và tạo ra các chất
thải nguy hại.
9) Thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, tránh lãng phí.
10) Tăng cường hiểu biết của mọi người vềmôi trường khu vực họ đang sống thông qua các hoạt
động xã hội, các dự án nâng cao nhận thức về phát triển bền vững.
17. Những khó khăn khi quy hoạch mơi trường đơ thị ?
- Khơng có sự nhận thức đầy đủ về vai trò QHMT trong các cấp lãnh đạo.
- Nhiều người khơng chấp nhận vì QHMT có thể sẽ chỉ ra các sai lầm khủng khiếp về mặt BVMT
và tài nguyên thiên nhiên từ các dự án quy hoạch chuyên ngành đã và đang được xây dựng. (Lãng phí tài
nguyên đất do thiếu vốn, đất bỏ hoang lãng phí -> “dự án treo”; Chưa kiểm sốt được các nguồn gây ơ
nhiễm: chất thải, nước thải, khí thải, tiếng ồn)
- QHMT được coi là cản trở đến công việc của nhiều người bởi lẽ họ không phải là những nhà
môi trường học. Họ sợ rằng sự tham gia của họ là thứ yếu hoặc không tồn tại. Ở đây vấn đề
cộng tác liên ngành cần được nhắc đến và là một yếu điểm của chúng ta.
- Nhìn lợi ích trước mắt khơng có cái nhìn lâu dài, bền vững.
- Hạn chế về nguồn lực.


18. Nêu quy trình quy hoạch khu vực nhạy cảm môi trường ?
1) Nhận dạng: Thiết lập các chuẩn cứ thích hợp để xác định các vùng nhạy cảm mơi trường; cái gì

thuộc và cái gì khơng thuộc phạm trù này. Các chuẩn cứ phải đặc trưng đủ để phân biệt ngồi thực địa nơi
cần có sự xác định ranh giới cho điều tra và bảo vệ trước pháp luật, hành chính trong giới hạn có hạn về
số liệu, kiến thức và thời gian.
2) Sự chấp thuận: Được phép sử dụng một hay toàn phần khu vực, đảm bảo sử dụng đúng là “tương
thích” với chức năng hiện tại và lâu dài. Điều này phải được thực hiện bằng cách nào đó để có thể bảo vệ
trước pháp luật, trong bối cảnh chính trị và khn khổ thời gian.
3) Quản lý: Đảm bảo cho hoạt động lâu dài tiếp theo của các hệ thống thiên nhiên có giá trị; do đó
cần thiết phải có khảnăng giám sát sự thay đổi và điều chỉnh thích hợp.
19. Một số nội dung trong QH thu gom và quản lý CTR ?
Phạm vi của quản lý CTR bao gồm hệ thống quy hoạch và quản lý, tiến trình sản sinh ra rác, tổ
chức, quy trình, thiết bị để quản lý CTR.
- Quy hoạch và quản lý:
+ Quy hoạch chiến lược.
+ Khung quy định, luật lệ.
+ Sự tham gia của cộng đồng.
+ Quản lý tài chính (thu cấp vốn, cấp ngân sách, kiểm tốn...).
+ Sắp sếp, tổ chức các đơn vị tham gia (kể cả các tổ chức tư nhân).
+ Địa điểm xử lý và thải bỏrác.
- Việc sản sinh ra rác:
+ Đặc điểm của rác (nguồn, tỷ lệ, thành phần...).
+ Giảm thiểu và phân loại rác tại nguồn.
- Quản lý rác:
+ Thu gom rác.
+ Vận chuyển và trung chuyển rác, xử lý và thải bỏ rác.
+ Quản lý các loại rác đặc biệt (rác bệnh viện, rác của các làng nghề...).



×