Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Biện pháp “Một số giải pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng tuổi trải nghiệm tốt các hoạt động bằng đa giác quan tại Trường mầm non Bé Ngoan”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 18 trang )

A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Ai trong chúng ta cũng từng được biết đến câu truyện ngụ ngôn “Thầy bói
xem voi” để thấy rằng việc gì cũng vậy, cần Nhìn thấy – Nghe tiếng – Ngửi mùi
– Nếm vị – Sờ (cảm nhận) thì mới có thể kết luận tương đối về vật, việc đó. Và
các giác quan của con người vô cùng quan trọng trong việc cảm nhận thế giới
xung quanh (TGXQ).
Sự học của trẻ em cũng theo triết lý ấy. Trẻ em khi sinh ra năng lực não bộ
thì rất lớn nhưng những kiến thức, trải nghiệm với TGXQ thì gần như 1 tờ giấy
trắng. Giai đoạn trẻ mầm non (từ 1 – 6 tuổi) là giai đoạn trẻ học hỏi mọi thứ từ
thế giới bên ngồi bụng mẹ. Trẻ chỉ nhìn thơi thì chưa đủ, vì nếu trẻ nhìn thì rất
nhanh quên (đặc biệt là trẻ lứa tuổi nhà trẻ). Vì giai đoạn này trẻ nhà trẻ học theo
phương pháp: Trực quan – Hành động (Nghe thì quên – Nhìn thì nhớ – Làm mới
hiểu). Hay nói cách khác trẻ cần: Mắt thấy – Tai nghe – Tay sờ – Mũi ngửi –
Miệng ăn (trải nghiệm đa giác quan) để có thể lĩnh hội tốt nhất kiến thức, khám
phá TGXQ.
Việc trẻ học bằng nhiều giác quan cùng một lúc ln có kết quả tốt hơn.
Sự phối hợp các giác quan sẽ khiến các Synapse thần kinh được gia tăng kết nối,
tiếp nhận dẫn truyền thông tin diễn ra nhanh hơn, các vùng chức năng não phải
hoạt động liên tục để xử lý thông tin. Từ đó, tăng cường khả năng nhận biết, tư
duy, ghi nhớ.
Những năm trước đây, việc dạy và học ở bậc mầm non chủ yếu thơng qua
trị chuyện bằng tranh ảnh, slide là chính, ít sử dụng vật thật cho trẻ trải nghiệm.
Nhưng những năm gần đây GDMN cũng đã bắt đầu chú ý và khuyến khích việc
giáo viên đưa vào tiết dạy những vật thật, sinh động để gây hứng thú cho trẻ
trong tiết học và giúp trẻ lĩnh hội kiến thức 1 cách tốt nhất bằng đa giác quan. Vì
theo kết quả thống kê cho thấy khi được học theo phương pháp đó trẻ hứng thú
hơn rất nhiều.
Song trên thực tế, dù phương pháp này đem lại hiệu quả cao nhưng vì
nhiều lý do như: Kinh phí lớn, giáo viên chưa tự tin áp dụng cái mới, chuẩn bị
tiết dạy kỳ công hơn,… nên các tiết sử dụng vật thật, trải nghiệm đa giác quan


còn chưa phổ biến.
Trước thực trạng đó, bản thân tơi là một giáo viên được trực tiếp chăm sóc
ni dưỡng và giáo dục trẻ. Tơi thấy mình phải có trách nhiệm nhận thức đầy đủ
về vị trí và tầm quan trọng của vấn đề này. Tơi ln trăn trở suy nghĩ tìm ra
những giải pháp, biện pháp tối ưu nhất để trẻ được tiếp thu kiến thức một cách
có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của giáo dục hiện nay.
Chính vì vậy, tơi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp giúp trẻ 24
– 36 tháng tuổi trải nghiệm tốt các hoạt động bằng đa giác quan tại Trường
mầm non Bé Ngoan” để nghiên cứu.

1


II. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm ra biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng tuổi trải nghiệm tốt các hoạt
động bằng đa giác quan nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, học tập cho trẻ tại
trường mầm non Bé Ngoan.
III. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu một số giải pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng
tuổi trải nghiệm tốt các hoạt động bằng đa giác quan nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động, học tập cho trẻ tại Trường mầm non Bé Ngoan – Bỉm Sơn – Thanh Hóa.
- Phạm vi nghiên cứu: Trẻ lứa tuổi nhà trẻ 24 – 36 tháng tại lớp Chồi Biếc
4 Trường mầm non Bé Ngoan – Bỉm Sơn – Thanh Hóa.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp đàm thoại, giải thích.
- Phương pháp thực hành.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
B. NỘI DUNG

I. Cơ sở lí luận:
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Viện não bộ thế giới: “Khi
chào đời, não bộ của trẻ có hàng tỷ tế bào não. Cứ mỗi giây có hàng chục ngàn
kết nối mới của tế bào não được hình thành” (Nguồn: Những bí mật về não bộ
trẻ em – Viện não bộ thế giới đăng trên báo khoa học Springer).
Để có thể phát triển tối đa não bộ của trẻ, cha mẹ, thầy cơ cần chủ động
tạo những kích hoạt giữa các tế bào não bộ bằng phương pháp kích thích trẻ qua
5 giác quan nghe, nhìn, nếm, ngửi và sờ. Cha mẹ, thầy cơ, hay những người
chăm sóc trẻ hãy thường xun nói chuyện với trẻ và giải thích cho trẻ hiểu các
sự vật và hiện tượng xung quanh.
Giáo sư, Tiến sỹ Robert Titzer (Mỹ) - cha đẻ của phương pháp giáo dục
đa giác quan khẳng định rằng: “Việc giúp trẻ học bằng nhiều giác quan cùng
một lúc ln có kết quả tốt hơn. Sự phối hợp các giác quan sẽ khiến các Synapse
thần kinh được gia tăng kết nối, tiếp nhận dẫn truyền thông tin diễn ra nhanh
hơn, các vùng chức năng não phải hoạt động liên tục để xử lý thơng tin. Từ đó,
tăng cường khả năng nhận biết, tư duy, ghi nhớ”. (Nguồn: Phương pháp đa giác
quan – TS. Robert Titzer, Báo khoa học Psychological Review).
Mỗi giác quan phát triển một cách riêng biệt và có những đặc tính riêng.
Tuy nhiên đối với trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển, thông
thường mỗi lần tương tác hoặc khám phá TGXQ địi hỏi phải có sự phối hợp
giữa hai hay nhiều hơn nữa các giác quan. Chẳng hạn, khi chơi với một món đồ
chơi, trẻ sẽ cầm lên (sờ - xúc giác), lắc (nghe - thính giác), thậm chí cịn cắn
(nếm - vị giác) hoặc ngửi (khứu giác) nữa. Bằng cách sử dụng hai giác quan

2


riêng biệt ở cấp độ cao hơn, thông tin từ các giác quan này kết hợp với nhau
giúp trẻ có một khái niệm tổng thể về đồ vật đang ở trước mặt.
Phương pháp học đa giác quan là phương pháp mà qua đó trẻ học bằng

nhiều giác quan cùng một lúc. Khi trẻ học bằng nhiều giác quan cùng một lúc thì
sẽ học tốt hơn. Phương pháp học này thường gây hứng thú nhiều hơn đối với trẻ,
tạo hiệu quả nhiều hơn vì các kênh thần kinh được hình thành giữa các vùng
khác nhau của não sẽ nhận được những thơng tin đa cảm giác. Do đó, việc tạo ra
1 mơi trường Giáo dục có nhiều các kích thích, phát triển 5 giác quan có một vai
trị vơ cùng quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho trẻ.
GDMN những năm gần đây cũng bắt đầu chú trọng đến việc cho trẻ học bằng
việc trải nghiệm đa giác quan vật thật, đối tượng. Trong cuốn Chương trình Giáo dục
mầm non của Bộ GD&ĐT ghi rõ: Luyện tập và phối hợp các giác quan (Thị giác,
thính giác, khứu giác, xúc giác, vị giác) là 1 trong 2 phần quan trọng của Giáo dục
phát triển nhận thức (Nguồn: Chương trình Giáo dục mầm non trang 15, 16).
Cũng trong quyển sách này phần chỉ số đánh giá sự phát triển của trẻ 24 –
36 tháng tuổi trong lĩnh vực Giáo dục phát triển nhận thức ghi rõ: “Trẻ khám
phá TGXQ bằng các giác quan” là việc trẻ biết “Sờ nắn, nhìn, nghe, ngửi, nếm
để nhận biết đặc điểm nổi bật của đối tượng” (Nguồn: Chương trình Giáo dục
mầm non, chỉ số 1, phần Giáo dục phát triển nhận thức, trang 25).
II. Thực trạng:
Năm học 2017 – 2018 tôi được nhà trường, BGH trường Mầm non Bé
Ngoan phân cơng dạy nhóm trẻ 24 – 36 tháng tuổi. Tơi nhận thấy có một số
thuận lợi và khó khăn sau:
1. Thuận lợi:
- Trường mầm non Bé Ngoan tuy là trường tư, nhưng rất may mắn vì luôn
nhận được sự chỉ đạo, quan tâm sát sao của PGD. Ban giám hiệu nhà trường
luôn chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất, cũng như công tác chuyên mơn. Trong
đó tài liệu, sách tham khảo nhà trường đầu tư rất nhiều để giáo viên nâng cao
chất lượng chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ.
- Bản thân tơi ln nêu cao tinh thần yêu nghề, mến trẻ, luôn nhiệt huyết
với nhiệm vụ chăm sóc, ni dưỡng trẻ, có ý thức trách nhiệm trong công tác.
- Bản thân tôi cũng tham gia đầy đủ các chuyên đề về đổi mới phương
pháp giáo dục của nghành học mầm non tổ chức.

- Trẻ được phân chia theo độ tuổi. Các cháu ăn bán trú tại trường 100%.
- Đồ dùng, vật thật phục vụ cho việc học của trẻ phong phú, đẹp, sinh
động hấp dẫn thu hút trẻ.
- Phụ huynh học sinh quan tâm, ủng hộ và phối hợp tạo điều kiện cho việc
giáo dục trẻ thuận lợi hơn, hiệu quả hơn.
2. Khó khăn:
- Điều kiện gia đình trẻ khơng giống nhau, có nhiều trẻ bố mẹ buôn bán
hoặc đi làm ăn xa, cháu ở nhà với ơng bà. Ơng bà u thương cháu nhưng khó
kết hợp cùng Nhà trường trong việc tham gia các hoạt động CS – GD tại nhà
trường cũng như thống nhất phương pháp giáo dục khi trẻ ở nhà.
3


- Mặc dù ở cùng độ tuổi nhưng khả năng nhận thức và sự tập trung chú ý
của trẻ không đồng đều.
- Là lớp bé nhất trong trường, 100% là trẻ mới nhập học, do đó trẻ đang cịn
khóc nhiều, chưa quen nề nếp, chưa quen mọi hoạt động trong ngày. Tính rụt dè,
nhút nhát chưa mạnh dạn tự tin, chưa tham gia hoạt động còn ở nhiều trẻ.
- Một số phụ huynh coi trọng việc chăm sóc trẻ, coi nhẹ tầm quan trọng của
việc cung cấp các kiến thức, các hoạt động trải nghiệm cho trẻ nhất là trẻ lứa
tuổi nhà trẻ.
- Chưa có nhiều giáo viên nghiên cứu nội dung liên quan đến đề tài.
3. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Từ thuận lợi, khó khăn như trên tơi đã tiến hành khảo sát mức độ tham gia
vào tiết học của trẻ ở đầu năm học đối với phương pháp ít sử dụng vật thật, ít trải
nghiệm đa giác quan:
 Kết quả khảo sát của đầu năm như sau:
Hứng thú, tham
Ít hứng thú,
Tổng số

gia tích cực
tham gia ít
TT
Nợi dung
trẻ
Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ %
1
2
3

Quan tâm đến nội dung
bài học
PP truyền đạt, đồ vật sử
dụng trong tiết học
Sự tham gia của trẻ vào
bài học

15

6

40%

9

60%

15

5


33,3%

10

66,7%

15

7

46,7%

8

53,3%

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
Khi nhận thấy kết quả chất lượng trên của trẻ chưa cao tơi đã tìm cách
khắc phục nhằm tạo cho trẻ sự hứng thú và nhiệt tình tham gia trong các hoạt
động giáo dục. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng trên trẻ, giúp trẻ tích lũy
kiến thức, khám phá TGXQ một cách chủ động, hứng thú hơn bằng nhóm biện
pháp sau:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện có nhiều hoạt động liên quan đến trải
nghiệm vật thật.
- Chuẩn bị đồ dùng, vật thật sinh động, an toàn, phù hợp với nội dung bài dạy.
- Lồng ghép vào các tiết học khác.
- Để trẻ tự do trải nghiệm, khám phá, cho trẻ trải nghiệm mọi lúc mọi nơi.
- Có những bài tập riêng biệt, tổng hợp nhằm phát triển 5 giác quan.
- Kết hợp cùng Phụ huynh.

1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện có nhiều hoạt đợng liên quan
đến trải nghiệm vật thật.
4


Làm việc gì muốn đạt hiệu quả cũng cần có kế hoạch cụ thể, rõ ràng. Vì
khi có kế hoạch khoa học, rõ ràng ta sẽ tiến hành từng bước thuận lợi hơn,
khơng cập rập, nhìn vào đó có thể bổ sung, điều chỉnh phù hợp từng bước, từng
giai đoạn. Không những thế mỗi khi đánh giá kết quả làm được ta cũng phải dựa
vào kế hoạch đã đề ra trước khi làm như thế nào. Vì vậy, lập kế hoạch vơ cùng
quan trọng trong cuộc sống nói chung và trong việc xây dựng kế hoạch cho trẻ
trải nghiệm vật thật nói riêng.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn của vấn đề ngay từ đầu năm học tôi đã lên
kế hoạch thực hiện cụ thể đầy đủ rõ ràng trong cả năm học:
- Lên kế hoạch đề nghị nhà trường mua sắm tài liệu, đồ dùng, đồ chơi cần thiết.
- Lập kế hoạch hoạt động theo từng chủ đề xem có thể đưa những tiết trải
nghiệm vật thật nào vào? Và ở tiết đó cần chuẩn bị những gì?
Bám sát vào nội dung chương trình GDMN và đặc điểm phát triển của trẻ
24 – 36 tháng tuổi tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động có những nội dung trải
nghiệm theo từng chủ đề cụ thể. Ví dụ:
+ Chủ đề “Bé và các bạn” có các hoạt động như: Bạn nam – bạn nữ, Tay –
chân của bé, Mắt – mũi – miệng (PTNT); Trò chơi “Mũi – cằm – tai”, “Cao –
thấp”, “Trước – sau”; Rèn kỹ năng Đi dép, uống nước; Làm tranh sáng tạo: In
bày tay – bàn chân (PTTM); Thí nghiệm: Cây xấu hổ,…
+ Chủ đề “Đồ dùng, đồ chơi” có các hoạt động như: Bị nhanh thẳng đến
đồ chơi (PTTC); Chổi ngoan (PTNN); Nghe âm thanh từ các loại bát chứa nước
(PTTM); Quan sát: Xích đu, Cầu trượt, Đu quay, Xe đạp đồ chơi, Ơtơ đồ chơi,
Nhà bóng, Thú nhún, Thuyền rồng, Đồ dùng; Rèn kỹ năng Đi dép, đi vệ sinh;
Thí nghiệm Lăn – không lăn, Nước chảy chỗ trũng,…
+ Chủ đề “Các cô bác trong nhóm lớp/trường của bé” có các hoạt động như:

Lao động nhẹ: Nhặt lá bỏ thùng rác, Tưới cây, Rửa nồi chảo; Quan sát: Bác bảo vệ,
Cô lao công, Cô cấp dưỡng, Cô giáo dạy học, Lớp học của bé; Trị chơi “Trong –
ngồi”; Thí nghiệm: Chong chóng quay, Diều túi bóng, Đuổi theo ánh sáng,…
+ Chủ đề “Gia đình của bé” có các hoạt động như: Món trứng rán, Bánh
rán của mẹ, Pha nước chanh, Cắm hoa, Dọn dẹp nhà cửa, Lau bàn ghế, Bới cát
tìm khoai (Rèn kỹ năng); Cả nhà ăn dưa hấu (PTNN); Trò chơi “Sáng – tối”,
“Trong – ngoài”,…
+ Chủ đề “Những con vật đáng yêu” có các hoạt động như: Đa giác quan
Con gà, Con mèo, Con chim, Con chó, Con tơm cua cá ốc (PTNT); Quả trứng,
Gà gáy, Rong và cá (PTNN); Thí nghiệm Chìm – nổi, Vì sao nến tắt?; Rèn kỹ
năng Rửa tay, Lẩy ốc luộc, Bắt lươn chạch,…
+ Chủ đề “Tết và mùa xuân” có các hoạt động như: Quan sát: Cành đào,
Hoa mai, Hoa cúc, Cây quất, Bánh trưng, Mâm ngũ quả (PTNT); Nhổ cỏ cho
hoa, Trang trí cành đào, Bày mâm ngũ quả, Viết thư pháp, Gói bánh trưng, Làm
mứt tết (Rèn KN, PTTM); Thí nghiệm: Tan – không tan; Các TCDG ngày Tết:
Đập niêu, Đi cà kheo, Kéo co,…
+ Chủ đề “Rau hoa quả” có các hoạt động như: NB, PB Hoa cúc – hoa
hồng, Cà tím – cà chua, Bắp cải, Cà rốt – củ cải, các loại gia vị và rau thơm
(PTNT); Bắp cải xanh, Rau ngót – rau đay, Hoa kết trái (PTNN); Cắm hoa, Rửa
5


hoa quả trước khi ăn, Món sinh tố hoa quả, Salat rau củ (GDDD); Làm hoa,
động vật từ rau củ (PTTM); Thí nghiệm: Đổi màu nước bắp cải tím, Đổi màu
hoa hồng trắng; Rèn kỹ năng: Rửa mặt, nhặt lá chết, tưới rau, nhổ cỏ,…
=> Khi có kế hoạch cụ thể, rõ ràng từng chủ đề, từng tuần, từng tiết tôi
triển khai thực hiện kế hoạch dễ dàng hơn. Mọi thứ cần chuẩn bị cho tiết học
cũng được dự đoán, lên kế hoạch từ trước nên không bị cập rập, tiết học có vật
thật sinh động, phù hợp với chủ đề được trẻ đón nhận nồng nhiệt, thích thú, tích
cực tham gia vào bài học, tiếp thu kiến thức 1 cách chủ động hơn, hiệu quả hơn.

2. Biện pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng, vật thật sinh đợng, an tồn, phù hợp với nội
dung bài dạy.
Sau khi Kế hoạch chủ đề được duyệt ở trước mỗi buổi dạy tôi thường ngồi lên
danh sách đồ cần chuẩn bị cho bài học ngày mai. Đồ dùng vật thật chuẩn bị cần phù
hợp với nội dung bài dạy, an toàn với trẻ và đặc biệt phải đẹp, sinh động để thu hút
trẻ. Như chúng ta đã biết trẻ mầm non chưa có nguyên tắc như học sinh cấp 1. Trẻ
còn học theo cảm hứng, thích thì làm. Vì vậy, việc tạo hứng thú, tò mò, thu hút sự
chú ý ở trẻ cực kỳ quan trọng. Vì nếu trẻ khơng chú ý, khơng thích thì khơng ai ép
được trẻ, kiến thức bị ép buộc khó được ghi nhớ và có ghi nhớ thì cũng không được
bền vững. Nên nếu ngay từ đầu trẻ đã chú ý, bị thu hút bởi những vật thật chuẩn bị
thì coi như tiết dạy đã thành cơng đến 50%.
Vật thật đẹp, sinh động rồi nhưng cũng cần được vệ sinh sạch sẽ, an toàn sức
khỏe, bày biện đẹp mắt, khoa học để tăng thêm hứng thú cho trẻ.

Đồ dùng chuẩn bị cho tiết học: Con đường bé đi và Salat rau củ quả

6


Vật thật sinh động không chỉ dừng lại ở những đồ vật, rau quả mà cịn
chính là những bộ trang phục, cách hóa thân của cơ vào các nhân vật trong thơ
truyện giúp trẻ hình dung nội dung bài thơ, câu truyện dễ dàng hơn, trẻ thích thú
với tiết học hơn.

Trang phục cô Tấm và quả thị sinh động, lôi cuốn trẻ
=> Trẻ mầm non học theo hứng thú, không hứng thú thì dù cơ có chuẩn bị
nhiều vật thật, hiều hoạt động cũng không hiệu quả. Nắm bắt được vấn đề đó ở
đầu giờ mỗi tiết tơi cố gắng tạo hứng thú cho trẻ càng nhiều càng tốt: Từ cách
đặt câu đố, trò chơi, gây tò mò, bất ngờ cho trẻ, đến cách bài trí, sắp xếp vật thật
sinh động, đẹp mắt,… Sau mỗi tiết dạy, tôi rút ra được cho mình được nhiều

những bài học kinh nghiệm nhằm thu hút, tăng hứng thú, tò mò cho trẻ với mục
đích cuối cùng trẻ hứng thú thì sẽ tiếp thu bài học hiệu quả hơn.
3. Biện pháp 3: Lồng ghép vào các tiết học.
Khơng có hoạt động nào có thể cung cấp kiến thức cho trẻ nhiều bằng
hoạt động Chơi – Tập có chủ định. Đây cũng là hoạt động cùng một lúc cung
cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho đa số trẻ.
Thơng thường chỉ có trong tiết Nhận biết tập nói là trẻ được làm quen với
đồ vật, vật thật. Còn những tiết học khác gần như khơng có gì. Vì vậy, với
phương châm tăng cường cho trẻ được trải nghiệm đa giác quan mọi lúc mọi
nơi, mọi hoạt động. Tôi đã lồng ghép vào các tiết học khác những nội dung phù
hợp với chủ đề, chương trình GDMN để trẻ có thể tăng cường các hoạt động trải
nghiệm đa giác quan. Ví dụ:
- Lĩnh vực PTTC có tiết: VĐCB “Bị nhanh thẳng đến đồ chơi” trong chủ
đề “Đồ dùng, đồ chơi”. Hay một số tiết GDDD như: Món Salat rau củ quả; Hoa
quả dầm sữa chua; Phở cuốn; Các món chay; Làm quen với nhóm chất Bột
đường, chất Béo, chất Đạm, Vitamin và muối khoáng; Rửa rau; Sơ chế thực
phẩm trước khi chế biến,…
VD: Trong tiết GDDD: Món salat rau củ quả, chủ đề “Rau, hoa, quả”

7


Với mục đích giới thiệu cho trẻ một món ăn khác từ rau củ quả mà trẻ ít
biết, ít ăn. Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau củ quả. Và qua bài học trẻ biết thêm
nhiều loại rau củ quả khác nhau. Tôi chuẩn bị một số các loại rau củ quả quen
thuộc với trẻ: Cà rốt, đậu đũa, táo, cà chua, dưa chuột, rau xà lách, sữa, dấm,
mayonnaise,… Trẻ sẽ được trải nghiệm đa giác quan từng loại nguyên liệu, được
cắt thái, gọt vỏ, và thực hành làm Salat trộn. Không những tất cả các giác quan
được tham gia vào quá trình tri giác, tiếp nhận kiến thức (Mũi ngửi – Mắt nhìn –
Tay sờ – Miệng nếm). Mà bản thân trẻ được tham gia vào quá trình tạo ra sản

phẩm. Sau đó được thưởng thức thành quả của mình, trẻ khơng những vui, cịn
ăn rất ngon miệng.

Trẻ cắt thái cà chua, thưởng thức Salat
- Lĩnh vực PTNT có tiết: Nhận biết Con gà, Con mèo, Con chim, Con
chó, Con tôm cua cá ốc; Cành đào, Hoa mai, Hoa cúc, Cây quất, Bánh trưng,
Mâm ngũ quả; Các loại gia vị và rau thơm. Một số Thí nghiệm như: Cây xấu hổ,
Lăn – khơng lăn, Nước chảy chỗ trũng, Chong chóng quay, Diều túi bóng, Đuổi
theo ánh sáng, Chìm – nổi, Vì sao nến tắt?, Tan – khơng tan, Đổi màu nước bắp
cải tím, Đổi màu hoa hồng trắng,…
VD: Trong tiết Nhận biết, tập nói: Bánh chưng, chủ đề “Tết và mùa xuân”
Với mục đích giới thiệu cho trẻ biết về bánh chưng (hình dáng, màu sắc,
nguyên liệu) và phát âm từ “Bánh chưng”. Cô chuẩn bị các hộp vuông nhỏ làm
thành bánh chưng giả, tranh bánh chưng cho trẻ tô màu. Và đặc biệt có cả bánh
chưng thật. Cơ tặng lớp bánh chưng, cho trẻ phát âm và đố trẻ suy nghĩ làm cách
nào để ăn. Có trẻ lấy kéo cắt dây, bóc lá, trẻ làm đến đâu cơ sẽ trị chuyện hỏi
đến đó. Trẻ vừa được nhìn, vừa được bóc, cịn được ăn nữa. Kiến thức sẽ được
trẻ tiếp thu 1 cách nhẹ nhàng, sinh động: Bánh chưng hình vng, lá xanh, có
gạo, thịt, đậu, ăn ngon,…

8


Trẻ trải nghiệm đa giác quan bánh trưng: Nhìn, ngửi, bóc, nềm
- Lĩnh vực PTNN có tiết thơ, truyện: Cả nhà ăn dưa hấu; Quả trứng; Gà
gáy; Rong và cá; Bắp cải xanh; Rau ngót – rau đay; Hoa kết trái,…
VD: Trong tiết truyện: “Cả nhà ăn dưa hấu” chủ đề “Rau, hoa, quả”
Với mục đích giúp trẻ bước đầu nhớ nội dung câu chuyện, biết lễ phép
mời người lớn trước khi ăn uống. Và biết thêm những đặc điểm của quả dưa
hấu. Cô chuẩn bị các dưa hấu thật. Sau tiết kể truyện cô cho trẻ quan sát quả dưa

hấu, và thưởng thức. Trước khi trẻ ăn cô cho trẻ ôn lại nội dung câu chuyện vừa
học. Cho trẻ thực hành mời người lớn trước khi ăn. Trẻ vừa biết thêm kiến thức
về qảu dưa hấu, lại được ôn luyện nội dung, thực hành kỹ năng lễ phép mời
người lớn trước khi ăn. Tất cả những mục đích cơ đưa ra trước tiết học diễn ra
nhẹ nhàng, thu hút và ăn sâu vào trí nhớ của trẻ.
- Lĩnh vực PTTM có tiết: Làm tranh In bày tay – bàn chân; Nghe âm
thanh từ các loại bát chứa nước; Trang trí cành đào; Bày mâm ngũ quả; Viết thư
pháp; Làm hoa, động vật từ rau củ,…
VD: Trong tiết làm tranh In bàn tay – bàn chân chủ đề “Bé và các bạn”
Tôi cho trẻ trực tiếp dùng tay nhúng vào màu nước và in vào giấy để tạo thành
các bức tranh: Bàn tay, bông hoa, cánh bướm,… việc trẻ dùng tay tạo hình rất
mới lạ và gây hứng thú mạnh với trẻ. Không những trẻ thêm hiểu về đôi bàn tay
của mình, mà khi nhúng tay vào màu nước trẻ cịn tăng khả năng tiếp xúc của
đơi bàn tay. Và học được nhiều cách tạo hình từ đơi bàn tay của mình.

Trẻ in hình bàn tay làm bơng hoa
9


=> Chỉ trong tiết Nhận biết tập nói trẻ mới có cơ hội được trải nghiệm vật
thật là chưa đủ. Với phương châm tăng cường cho trẻ được trải nghiệm đa giác
quan. Tôi đã cố gắng lồng ghép vào các tiết học khác những nội dung phù hợp
để trẻ có thể tăng cường các hoạt động trải nghiệm đa giác quan. Bản thân tôi
nhận thấy sau khi sử dụng vật thật vào tiết học trẻ thích thú hơn, chờ đón các tiết
học hơn. Ln tị mị, hỏi xem hơm nay cơ có gì mới muốn giới thiệu. Qua đó,
kiến thức trẻ thu nhận được cũng đa dạng, ghi nhớ có chủ định bền vững hơn.
4. Biện pháp 4: Để trẻ tự do trải nghiệm, khám phá, cho trẻ trải nghiệm
mọi lúc mọi nơi.
Những năm học gần đây bậc học mầm non chú trọng việc “Xây dựng
trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” đó là việc tạo ra cho trẻ một mơi trường

để trẻ có thể tự do tìm hiểu, khám phá, lĩnh hội kiến thức một cách chủ động. Từ
việc quan sát, đặt câu hỏi với cô, thao tác với vật, tổng hợp kiến thức.
Để giúp trẻ trải nghiệm tốt các hoạt động bằng đa giác quan. Ở mỗi hoạt
động tôi tổ chức, sau khi hướng dẫn trẻ tôi để trẻ tự do khám phá, tương tác với
đồ vật, với bạn chơi. Trẻ được tự do tìm hiểu, thử - sai, sáng tạo, tôi chỉ quan sát
trẻ và hỗ trợ trẻ khi cần. Hoặc xử lý các vấn đề phát sinh, nguy hiểm (nếu có).
Ngồi việc tổ chức cho trẻ trong giờ Chơi – Tập có chủ đích đạt hiệu quả cao,
tơi cịn dạy trẻ mọi lúc mọi nơi qua các hoạt động CS – GD trẻ nhằm ôn luyện,
củng cố kiến thức cho trẻ.
- Trong giờ đón trả trẻ và hoạt động vui chơi, tôi cho trẻ xem tranh ảnh, lôtô
các nội dung chủ đề khác nhau và đặt những câu hỏi mở nhằm kích thích, khơi
gợi ở trẻ kiến thức về vấn đề đó. Não bộ sẽ lục lại trí nhớ, tổng hợp những kinh
nghiệm mà trẻ đã trải nghiệm bằng đa giác quan vật thật sẽ được trẻ nhớ và diễn
tả lại là một cách ôn luyện rất hiệu quả. Mà ở đó bản thân trẻ được tự tin là
người truyền đạt kiến thức.
VD: Khi cô đưa hình ảnh con gà trống cơ hỏi: “Các con biết gì về con gà?”
Trẻ trả lời: “Con gà gáy ị ó o” (cục ta cục tác, chiếp chiếp), “Lơng gà mềm
mượt”, “Trứng gà rán rất ngon”, “Gà có 2 chân, bộ lông sặc sỡ”,… là những
kiến thức được trẻ nói lên nhờ việc tổng hợp tri giác vật thật bằng các giác quan
trong quá khứ.
- Trong những giờ hoạt động ngồi trời, bình thường tiết quan sát trẻ chỉ
dùng duy nhất 1 giác quan là Mắt (Thị giác) để học thơng qua việc nhìn. Nếu chỉ
dùng mình mắt kiến thức thu nhận được về vật sẽ không đầy đủ. Tơi khuyến
khích các con khơng chỉ dùng mắt, mà sử dụng tất cả các giác quan để cảm nhận
vật. Để có cái nhìn tổng qt, đầy đủ nhất về chủ đề quan sát.
VD: Quan sát “Hoa thanh long” không chỉ đơn thuần là hoa thanh long
nhiều cánh, cách nhỏ và dài (Nhìn),… mà sau khi trẻ được sử dụng đa giác quan
để cảm nhận vật. Trẻ sẽ biết thêm: Cánh hoa thanh long mềm (Sờ), Hoa thanh
long có mùi thơm (Ngửi), và thậm chí khi nếm nhụy hoa có vị ngọt (Vị giác).
Kiến thức thu nhận được của trẻ về Hoa thanh long sẽ toàn diện và đầy đủ hơn.


10


Trẻ thích thú bắt lươn chạch (HĐ ngồi trời), say mê nghiên cứu bông
hoa (khi đi thăm quan, dã ngoại).
- Qua những lần Nhà trường, lớp tổ chức cho trẻ đi thăm quan, dã ngoại
ngồi khn viên nhà trường tơi cũng khuyến khích trẻ sử dụng các giác quan để
cảm nhận vật, thế giới bên ngồi. Cơ ln bao qt, gần trẻ để đảm bảo những
vật trẻ trải nghiệm là an toàn và kịp thời trả lời những vấn đề thắc mắc ở trẻ,
cũng như đặt câu hỏi mở khuyến khích trẻ suy nghĩ, trả lời.
VD: Khi dạo chơi thăm quan cánh đồng lúa, tôi hỏi trẻ: “Cánh đồng lúa có
màu gì? (Vàng, xanh lá cây – Nhìn); Bơng lúa có mùi gì? (Thơm – Ngửi); Hạt
lúa ăn có vị như thế nào? (Ngọt, bùi – Nếm); Lá lúa sờ vào có cảm giác như thế
nào (Thơ ráp – Sờ); Đứng giữa cánh đồng lúa có gió ta nghe tiếng động gì? (Lạo
xạo – Nghe).
- Thậm chí cả trong những giờ ăn tôi cũng lồng ghép cho trẻ trải nghiệm đa
giác quan. Có hơm tơi giới thiệu cho trẻ biết thực đơn hơm nay có những món
gì. Hỏi trẻ màu sắc của món đó, mùi, vị sau khi trẻ đã được ăn. Có hơm tơi lại
khơng giới thiệu mà để trả ăn xong (đã được nhìn, ngửi, nếm) mới hỏi trẻ đốn
xem đó là món gì? Nấu từ ngun liệu nào?
=> Qua việc tổ chức cho trẻ ôn luyện kiến thức, trải nghiệm đa giác quan ở
mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động, trẻ rất hứng thú, tiếp thu kiến thức một
cách nhẹ nhàng, thoải mái.
5. Biện pháp 5: Có những bài tập riêng biệt, tổng hợp nhằm phát triển 5
giác quan.
Năm giác quan của con người chính là con đường chủ yếu tiếp nhận thông
tin vào não bộ. Các tín hiệu được thu nhận tạo nên các kết nối thần kinh trong
các vùng khác nhau của não bộ – Là cơ sở hình thành nên trí nhớ, tư duy, trí tuệ
con người. Trẻ sơ sinh liên tục địi hỏi tiếp nhận các thông tin, do vậy tập cho bé

các bài tập phát triển giác quan, rèn luyện các giác quan trở nên sắc bén là rất
cần thiết trong những năm đầu đời.
Mỗi giác quan phát triển một cách riêng biệt và có những đặc tính riêng.
Vì vậy, để mỗi giác quan phát triển tốt nhất cần có những bài tập riêng biệt cho
từng giác quan. Các bài tập này thường được tôi lồng ghép vào các hoạt động
trong ngày hoặc thời gian cuối buổi chiều.

11


VD:
- Để phát triển Vị giác (Nếm) của trẻ tôi cho trẻ nếm vị các quả, món ăn
(Phở cuốn, trứng rán, bánh rán, bánh chưng, ốc luộc, rau luộc, rau xào, Salat,
hoa quả dầm, nước cam, nước chanh leo, đậu phụ, trứng luộc, nước đá, nước
ấm,…) và nếm các loại gia vị (chanh, tỏi, quế, đường, muối, xả, lá chanh,…).
Để tăng cường khả năng vị giác của trẻ. Các gai vị giác trên lưỡi của trẻ sẽ làm
nhiệm vụ ghi nhớ, và phân loại các cảm giác về vị của thức ăn, gia vị trẻ được
trải nghiệm.

Tăng cường khả năng vị giác: Nếm vị chanh chua, mặn, món ốc luộc
- Để phát triển Thính giác (Nghe) của trẻ tơi cho trẻ luyện tai nghe qua
các hoạt động đa dạng, phong phú như: Nghe cô hát, đọc thơ truyện diễn cảm;
Học tiếng anh, giao tiếp với người nước ngoài; Cảm thụ âm nhạc, nghe nhạc,
dụng cụ âm nhạc (Nhạc thiền, tiếng chim hót, suối chảy, tiếng đàn piano, sáo
trúc, xắc xơ, song loan, phách tre,…). Thậm chí cả những âm thanh tự tạo như
hộp chứa hạt nhiều - hạt ít, gõ bát chứa nước, nghe tiếng các con vật kêu,…

Phát triển thính giác: Học tiến g anh với người nước ngồi, nghe tiếng
gõ bát chứa nước
- Để phát triển Xúc giác (Sờ, cảm nhận bằng da) của trẻ tôi cho trẻ tăng

cường các hoạt động học bằng tri giác vật thật (sờ rau củ quả, con vật, bột, hình
khối, đồ vật,…).
12


Trong các hoạt động của trẻ, hoạt động tạo hình là hoạt động sử dụng đôi
tay trực tiếp với chất liệu để làm ra sản phẩm nhiều nhất. Vì vậy, tôi cho trẻ làm
tranh từ các chất liệu khác nhau: Dcan, keo sữa, kim tuyến, lá khô, rơm khô,
lông chim, màu nước, gạo, bột nặn an tồn playdough,…
Ngồi ra, cịn có các hoạt động phát triển xúc giác (tay, chân, da) khác
như: Chiếc hộp bí mật, sờ nước nóng – lạnh, con đường cảm giác (cho trẻ đi trên
nước đá lạnh, vải mềm, lá khô, sỏi đá,…), sờ xương rồng, lá khoai, vỏ thân cây,
xà phịng, bóp đậu phụ, bắt lươn chạch,…
Tất cả các hoạt động trên nhằm tăng cường cảm giác của cơ quan xúc giác
(da, tay, chân) về độ thơ ráp, nhẵn, mềm, cứng, dính, mịn, trơn, nóng, lạnh,…
của các chất liệu trong cuộc sống.

Tăng cường cảm giác da tay – chân: Đi trên các chất liệu khác nhau (Củi
khơ, trấu, vải mềm, bóng, cầu gai), bóp đậu phụ.
- Để phát triển Khứu giác (Ngửi) của trẻ tôi cho trẻ ngửi tất cả các vật trẻ
có thể cầm, thấy để nhận biết mùi của vật: Các loại hoa, quả, các loại gia vị,
món ăn, thậm chí cả mùi dầu gió, nước hoa,… Ban đầu sẽ là giới thiệu tên vật và
cho ngửi mùi. Về sau khi trẻ quen rồi sẽ bịt mắt cho trẻ ngửi mùi đoán tên vật.

Phát triển khứu giác: Trẻ ngửi mùi trứng rán, quả na

13


- Gần 80% kiến thức về thế giới xung quanh được con người tiếp nhận

thông qua đôi mắt. Do vậy việc phát triển khả năng nhìn sẽ giúp trẻ thu nhận
được nhiều kiến thức xung quanh hơn.
Để phát triển Thị giác (Nhìn) của trẻ tơi tập cho trẻ nhìn xa vào khơng
gian thống đãng, xanh – mát mắt trong 1 thời gian nhất định trong ngày
(thường là sau khi tập TDS); Nhìn hình đen trắng; Trị chơi “Cái gì biến mất?”;
Tìm cái sai, Tìm đơi bóng – hình, Di chuyển mắt, Phân biệt màu sắc, kích cỡ,…
Khuyến khích trẻ khi quan sát gì đó thì tập trung, chú ý. Và để trẻ chú ý
vào vật, vào bài học thì đặc biệt đồ vật chuẩn bị cần đẹp, sinh động, hấp dẫn sự
chú ý của trẻ.
Đặc biệt chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, bảo vệ mắt rất quan trọng. Nên tôi
trao đổi cùng với BGH, bộ phận cấp dưỡng, cha mẹ trẻ để tất cả cùng có những
chế độ chăm sóc cho đôi mắt của trẻ khỏe mạnh nhất.
=> Mỗi giác quan phát triển một cách riêng biệt và có những đặc tính
riêng, tuy nhiên đối với trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển, thông
thường mỗi lần tương tác hoặc khám phá TGXQ địi hỏi phải có sự phối hợp
giữa hai hay nhiều hơn nữa các giác quan. Chẳng hạn, khi chơi với một món đồ
chơi, trẻ sẽ cầm lên (sờ - xúc giác), lắc (nghe - thính giác), thậm chí cịn cắn
(nếm - vị giác) hoặc ngửi (khứu giác) nữa. Bằng cách sử dụng hai giác quan
riêng biệt ở cấp độ cao hơn, thông tin từ các giác quan này kết hợp với nhau
giúp trẻ có một khái niệm tổng thể về đồ vật đang ở trước mặt. Vì vậy, bên cạnh
những bài tập riêng lẻ, tơi cịn có những bài tập tổng hợp để trẻ sử dụng nhiều
giác quan cùng lúc để trải nghiệm vật. Để có cái nhìn tổng quan, kiến thức đầy
đủ về vật đó.
Ví dụ: Cho trẻ trải nghiệm đa giác quan Quả Mít: Trẻ dùng mũi để ngửi
thấy mít có mùi thơm; Dùng tay để sờ thấy mít có gai nhọn, mủ dính; Dùng
miệng để thử thấy có vị ngọt; Dùng tay vỗ tai nghe bộp bộp; Dùng mắt nhìn để
thấy hình dáng, màu sắc,…
6. Biện pháp 6: Kết hợp cùng Phụ huynh.
Giáo dục để có kết quả cao, bền vững thì phải ở thế kiềng ba chân: Gia đình –
Nhà trường – Xã hội. Dù có thực hiện phương pháp CS – GD trẻ theo hướng nào

nhưng nếu như chỉ có nhà trường và giáo viên nỗ lực cố gắng mà khơng có sự phối
kết hợp từ phía gia đình (các bậc phụ huynh) về cách CS – GD trẻ thì hiệu quả giáo
dục sẽ khơng cao. Vì vậy, việc tun truyền với phụ huynh và tạo ra một môi
trường GD lành mạnh, phù hợp là vô cùng quan trọng.
Vào đầu chủ điểm tôi lên kế hoạch các nội dung chương trình học của bé.
Ở trước cửa lớp tơi có bảng: “Góc trao đổi phụ huynh”, trên đó có ghi nội dung
bài học của từng tuần, những thứ cần chuẩn bị cho tiết học, phụ huynh có thể
ủng hộ, đóng góp vật thật (nếu có sẵn),… hoặc những thứ mới lạ mà trẻ hứng
thú phụ huynh có thể cho các cơ mượn để dạy cháu. Trên thực tế các phụ huynh
của lớp rất nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ giáo viên trên lớp, cho mượn (tặng) những
vật thật độc – lạ để các con được trải nghiệm một cách thích thú.

14


Phụ huynh ủng hộ vật thật cho các con trải nghiệm đa giác quan trên lớp
Trong những giờ đón trả trẻ tôi tranh thủ thời gian gặp gỡ trao đổi, bàn
bạc với phụ huynh để phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc cho trẻ học
hỏi TGXQ thông qua việc trải nghiệm đa giác quan. Khi phụ huynh hiểu được
tầm quan trọng của vấn đề tôi và phụ huynh lên kế hoạch, tổ chức cho trẻ trải
nghiệm đa giác quan ở nhà. Những thứ cần chuẩn bị, đồ tận dụng sẵn có, những
vấn đề phụ huynh cần lưu ý,…
=> Trong và sau khi phụ huynh áp dụng, tôi thường xun trị chuyện,
trao đổi, hỏi han tình hình của trẻ khi phụ huynh tổ chức các hoạt động cho con
ở nhà để nắm bắt tình hình phát triển của trẻ, những điều cần lưu ý, và gỡ rối kịp
thời cho các phụ huynh gặp vấn đề trong quá trình áp dụng. Đồng thời, rút kinh
nghiệm để các hoạt động tổ chức ở lớp diễn ra suôn sẻ và đạt kết quả cao hơn.
Nhiều phụ huynh lớp phản hồi tích cực về những kết quả của việc phụ
huynh tổ chức cho trẻ trải nghiệm tại nhà: Con học được nhiều điều bổ ích, chịu
tự chơi khơng quấy rầy bố mẹ, bố mẹ và con gắn kết hơn, con thích đặt câu hỏi

tại sao? Và có nhiều ý tưởng sáng tạo, mới lạ,... Nhờ đó tình cảm, sự gắn bó của
giáo viên và phụ huynh cũng được gắn bó, thân thiết hơn.

Phụ huynh tổ chức cho con trải nghiệm đa giác quan ở nhà
15


IV. Hiệu quả của SKKN:
Với những giải pháp trên khi thực hiện tại lớp tôi đã đạt được một số kết
quả như sau:
1. Đối với trẻ:
- Qua các giờ học, hoạt động dù các lĩnh vực khác nhau song tôi thấy trẻ rất
hứng thú, nhiệt tình tham gia tìm hiểu, khám phá.
- Trẻ đặt nhiều câu hỏi sáng tạo, gợi mở, tăng vốn hiểu biết về TGXQ.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia học tập và hoạt động.
- Trẻ u thích các tiết học, tị mị mỗi ngày xem hơm nay cơ có gì mới lạ.
Kết quả là sau một thời gian áp dụng các biện pháp trên, trong các hoạt
động sự tham gia, hứng thú của trẻ đã được nâng lên rõ rệt, cụ thể như sau:
Hứng thú, tham
Ít hứng thú,
Tổng
gia tích cực
tham gia ít
TT
Nợi dung
số trẻ
Số trẻ
Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ %
1


Quan tâm đến nội
dung bài học

15

14

93,3%

1

6,7%

PP truyền đạt, đồ
2

vật sử dụng trong

15

15

100%

0

0

15


14

93,3%

1

6,7%

tiết học
3

Sự tham gia của trẻ
vào bài học

Đây là một sự tiến bộ rất lớn:
- Từ chỉ có 6 trẻ quan tâm đến nội dung của bài học (chiếm 40%) khi khảo
sát lúc đầu đã tăng lên 14 trẻ (chiếm 93,3%).
- Từ chỉ có 5 trẻ hứng thú với pp truyền đạt, đồ vật sử dụng trong tiết học
(chiếm 33,3%) đã tăng lên 15 trẻ (chiếm 100%).
- Từ chỉ có 7 trẻ nhiệt tình tham gia vào bài học (chiếm 46,7%) đã tăng lên
14 trẻ (chiếm 93,3%).
2. Đối với bản thân:
- Khiến bản thân GV ln có ý thức trong việc nâng cao trình độ, chun
mơn nghiệp vụ.
- Được phụ huynh tín nhiệm, tin tưởng, quan tâm hơn và hỗ trợ nhiệt tình
các loại đồ dùng, vật thật theo chủ đề cho Giáo viên ở lớp khi có yêu cầu giúp
đỡ (thậm chí PH cứ có cái gì thấy hay – lạ là mang cho cô dạy cháu).
- Được trẻ yêu quý hơn, chờ đón hơn mỗi khi lên tiết. Được nhìn thấy trẻ
vui vẻ, khám phá, học tập.
- Bản thân rút ra được rất nhiều bài học kinh nghiệm: Từ việc lên kế

hoạch, chuẩn bị đồ dùng – vật thật, gây hứng thú, đến công tác phối hợp với PH,
nâng cao trình độ chun mơn,…

16


3. Đối với nhà trường và đồng nghiệp:
- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ từ 24 – 36 tháng tuổi. Tạo
lập được sự tin tưởng của phụ huynh, thu hút ngày càng nhiều phụ huynh đưa
con tới trường.
- Giáo viên các lớp khác học hỏi một số kinh nghiệm, biện pháp giúp trẻ
trải nghiệm tốt các hoạt động bằng đa giác quan trong nghiên cứu mà hiệu quả,
phù hợp để áp dụng cho trẻ lớp mình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ
trong toàn trường.
4. Đối với phụ huynh:
- Phụ huynh đã quan tâm hơn đến các hoạt động của con trên lớp và hỗ
trợ nhiệt tình khi có u cầu từ Giáo viên.
- Tìm ra được phương pháp “Chơi mà học – Học mà chơi” vui vẻ với con
có thể áp dụng ở nhà.
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Việc tổ chức một mơi trường giáo dục mà ở đó các hoạt động được trải
nghiệm bằng đa giác quan là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Vì đặc
điểm học tập của lứa tuổi này là trực quan – hành động. Trẻ học thơng qua nghe
– nhìn – sờ – ngửi – nếm (đa giác quan). Nó giúp cho trẻ khám phá, tìm hiểu
TGXQ, tích lũy kiến thức một cách tổng hợp, và đầy đủ. Từ đó, tăng cường khả
năng nhận biết, tư duy, ghi nhớ. Đề tài nghiên cứu này sẽ làm cơ sở vững chắc cho
việc học tập của trẻ những năm tiếp theo.
Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài trong q trình giảng dạy tơi đã
rút ra một số kết luận sau:

- Trẻ độ tuổi 24 -36 tháng khi nghe cơ nói thì dễ nhớ nhưng cũng rất mau
quên, không ghi nhớ lâu, chỉ nghe thơi thì khơng đủ nên tơi phải tìm hiểu và đưa
ra một số biện pháp làm cho tiết học sinh động và tất cả các giác quan tham gia
vào quá trình học tập, hoạt động sẽ giúp kiến thức được ghi nhớ lâu hơn, bền
vững hơn trong não bộ của trẻ.
- Cần có kế hoạch cụ thể, chi tiết trong việc lên tiết dạy, chuẩn bị đồ dùng
vật thật đẹp, sinh động, an toàn, phù hợp với lứa tuổi nhà trẻ.
- Bản thân GV cần có kế hoạch bồi dưỡng, học tập, nâng cao trình độ
chun mơn, học hỏi thêm kinh nghiệm hay từ đồng nghiệp.
- Phối kết hợp với phụ huynh trong việc thống nhất phương pháp giáo dục ở
nhà của phụ huynh với trẻ.
2. Kiến nghị:
- Về phía nhà trường:
+ Nhà trường tạo điều kiện cơ sở vật chất phòng học rộng hơn.
+ Nhà trường bổ sung thêm kinh phí cho việc chuẩn bị nhiều đồ dùng trực
quan, vật thật để trẻ tri giác hằng ngày. Có các hoạt động riêng nhằm phát triển 5
giác quan cho trẻ.
17


+ Nhà trường cần tổ chức những tiết mẫu nhiều hơn, phát thêm tài liệu về
phương pháp trải nghiệm vật thật, phát triển đa giác quan để giáo viên lĩnh hội
thêm kiến thức nâng cao khả năng CS – GD trẻ.
- Về phía phịng giáo dục:
+ Đề nghị Phịng giáo dục thị xã thường xuyên tổ chức các buổi học
chuyên đề để cho các đồng chí giáo viên học hỏi.
+ Kính mong các cấp lãnh đạo giúp đỡ bổ sung thêm các trang thiết bị đồ
dùng, đồ chơi để hoạt động CS – GD trẻ đạt kết quả tốt nhất.
Trên đây là một số kinh nghiệm để trẻ 24 – 36 tháng tuổi trải nghiệm tốt
các hoạt động bằng đa giác quan mà tôi đã áp dụng trong năm học 2017 - 2018.

Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến Ban giám hiệu nhà trường cũng như
các giáo viên để tơi có thêm nhiều kinh nghiệm hơn nữa trong cơng tác chăm
sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ.
Xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hiệu trưởng:

Bỉm Sơn, ngày 30 tháng 03 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, khơng sao chép nội
dung của người khác.
Người viết:

Vũ Thị Mai Anh
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRÊN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….

18



×