Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Th.Sĩ QLDA Tài chính dự án là gì Tầm quan trọng của quản lý tài chính dự án. Quản lý tài chính dự án theo từng giai đoạn của quá trình đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.48 KB, 18 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
-----------------------------

BÀI TIỂU LUẬN:

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS PHẠM PHÚ CƯỜNG
Nhóm học viên thực hiện:
ĐẶNG NGỌC THỊNH
- 21803020090
NGUYỄN THÀNH NHÂN
- 21803020057
PHẠM TRẦN QUỐC THÀNH
- 21803020087
Lớp
: QX2101

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2022


Quản lý tài chính trong đầu tư xây dựng

MỤC LỤC
CHƯƠNG I. Câu hỏi nghiên cứu số 01 ........................................................ 2
1) Tài chính dự án là gì? Tầm quan trọng của quản lý tài chính dự án? .......... 2
2) Quản lý tài chính dự án theo từng giai đoạn của q trình đầu tư? ............. 2
3) Các bước lập kế hoạch:................................................................................. 3


CHƯƠNG II. Câu hỏi nghiên cứu số 03 ..................................................... 10
I. Giai đoạn chuẩn bị dự án: ............................................................................ 10
II. Giai đoạn thực hiện dự án: ......................................................................... 13
III. Giai đoạn kết thúc dự án: .......................................................................... 16

1


Quản lý tài chính trong đầu tư xây dựng

CHƯƠNG I
Câu hỏi nghiên cứu số 1: Sự cần thiết của quản lý tài chính dự án đầu
tư? Trình bày nội dung quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng? Trình tự
lập kế hoạch tài chính?
1) Tài chính dự án là gì? Tầm quan trọng của quản lý tài chính dự án?
- Tài chính dự án là khoản chi tiêu sử dụng cần thiết để đảm bảo dự án
được triển khai và đi vào hoạt động bình thường.
- Quản lý tài chính dự án là q trình kết hợp các hoạt động lập kế hoạch
tài chính, kế tốn, kiểm sốt, kiểm toán, chi tiêu, mua sắm…của dự án nhằm
quản lý các nguồn lực của dự án một cách hiệu quả nhất. Qua đó bảo đảm thực
hiện các mục tiêu phát triển của dự án.
- Quản lý đầu tư là tập hợp những biện pháp của chủ đầu tư để quản lý quá
trình đầu tư, kể từ bước xác định dự án đầu tư, đến bước thực hiện dự án và
bước khai thác dự án để được mục tiêu đề ra.
- Tầm quan trọng của quản lý tài chính dự án: là nhân tố quan trọng quyết
định sự thành bại của dự án. Các thơng tin tài chính phù hợp và kịp thời về hoạt
động của dự án là cơ sở cho các quyết định đúng đắn, góp phần đảm bảo tiến độ
thực hiện dự án, đảm bảo nguồn vốn dự án đầy đủ, giảm thiểu các yếu tố cản trở
sự vận hành của dự án.
- Hệ thống quản lý tài chính dự án được tổ chức tốt sẽ góp phần:

+ Tạo sự yên tâm, tin tưởng cần thiết của các bên liên quan như nhà tài trợ,
cơ quan chủ quản, ngân hàng…để cho các nhà tài trợ và chính phủ có thể tin
tưởng là các nguồn vốn dự án đều được sử dụng đúng mục đích đã định.
+ Là cơ sở cung cấp thơng tin tài chính hữu dụng phục vụ cho cơng tác
quản lý và kiểm sốt tiến độ giải ngân của dự án.
+ Là cơ sở phòng tránh, giảm thiểu những hành vi làm trái, những sai sót
trong q trình thực hiện dự án, cả vơ tình lẫn hữu ý. Nhờ hệ thống kiểm sốt có
thể xác định một cách nhanh chóng những hoạt động bất thường trong việc thực
thi dự án.
2) Quản lý tài chính dự án theo từng giai đoạn của quá trình đầu tư?
- Giai đoạn chuẩn bị dự án bao gồm: khảo sát xây dựng; lập, thẩm định,
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư
(nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng phục vụ lập Báo
cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả
2


Quản lý tài chính trong đầu tư xây dựng

thi để phê duyệt/quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết
khác liên quan đến chuẩn bị dự án.
- Giai đoạn thực hiện dự án bao gồm: Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá
bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán
xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với cơng trình theo quy định phải có
giấy phép xây dựng); lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi cơng
xây dựng cơng trình; giám sát thi cơng xây dựng; tạm ứng, thanh tốn khối
lượng hồn thành; vận hành, chạy thử; nghiệm thu hồn thành cơng trình xây
dựng; bàn giao cơng trình đưa vào sử dụng và các công việc cần thiết khác.
- Giai đoạn kết thúc dự án bao gồm: Quyết toán hợp đồng xây dựng, quyết
tốn dự án hồn thành, xác nhận hồn thành cơng trình, bảo hành cơng trình xây

dựng, bàn giao các hồ sơ liên quan và các công việc cần thiết khác.
3) Các bước lập kế hoạch: 04 bước
- Thiết lập mục tiêu:
+ Tiêu chí đánh giá ở khâu chủ trương đầu tư:
Việc xác định đúng chủ trương đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng đối với
hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án đầu tư. Xác định sai chủ trương đầu
tư không những dẫn đến đầu tư khơng có hiệu quả, hoặc hiệu quả đầu tư kém mà
thậm chí cịn dẫn đến hậu quả khó lường, cản trở đến phát triển kinh tế, xã hội
của một vùng, một khu vực (về môi trường sinh thái, công ăn việc làm...). Vì
vậy cần chú trọng ngay từ khâu chủ trương đầu tư, cụ thể:
• Đầu tư phải có qui hoạch, theo qui hoạch, qui hoạch phải phù hợp với đặc
điểm kinh tế, điều kiện tự nhiên, dân số và lao động... phù hợp với qui luật phát
triển kinh tế xã hội của vùng, của ngành và của cả nước.
• Xác định qui mơ dự án, lựa chọn thiết bị, công nghệ...phù hợp với đặc
điểm, điều kiện tự nhiên và đặc biệt là tốc độ phát triển kinh tế xã hội.
• Thực hiện nghiêm ngặt cơng tác thẩm định dự án trước khi quyết định đầu
tư.
+ Tiêu chí đánh giá ở khâu chuẩn bị xây dựng:
⁎ Ở khâu thiết kế.
Mục tiêu của đánh giá là để lựa chọn phương án thiết kế hợp lý nhất hoặc
có hiệu quả kinh tế cao nhất
Hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá các giải pháp thiết kế gồm 2 nhóm:
3


Quản lý tài chính trong đầu tư xây dựng

Nhóm 1: Nhóm các chỉ tiêu chung: dùng để đánh giá tổng hợp đặc tính
kinh tế của cơng trình:
• Các chỉ tiêu giá trị sử dụng của cơng trình bao gồm: cơng suất, tuổi thọ

của cơng trình.
• Các chỉ tiêu về chi phí xây dựng: như tổng vốn đầu tư, suất vốn đầu tư
cho 1 đơn vị cơng suất.
• Các chỉ tiêu về sử dụng, vận hành cơng trình sau này như: giá thành sản
phẩm, tiêu hao nguyên liệu năng lượng chủ yếu cho 1 đơn vị sản phẩm. Chi phí
vận chuyển nội bộ, chi phí bình qn sửa chữa đường đi, hạ tầng.
• Các chỉ tiêu đánh giá các giải pháp thiết kế bộ phận cơng trình như: giải
pháp hình khối – mặt bằng kích thước, diện tích quản lý, văn phịng...
• Các giải pháp về kết cấu xây dựng cơng trình liên quan độ bền vững, độ
ổn định...
• Các chỉ tiêu đánh giá các giải pháp thiết kế dây chuyền cơng nghệ có liên
quan mức độ hiện đại cơng nghệ, chi phí mua sắm thiết bị cơng nghệ...
• Các chỉ tiêu đánh giá về an toàn lao động và bảo vệ môi trường, thẩm mỹ
công nghiệp của các phương án thiết kế.
Nhóm 2: Nhóm chỉ tiêu cá biệt: Dùng để đánh giá từng phần đồ án thiết kế,
gồm:
• Chỉ tiêu kết cấu lắp ghép; Chiều dài cơng trình và hệ số kéo dài tuyến; Độ
dài đường vận chuyển; Chi phí khai phá khu vực xây dựng; Khối lượng từng
loại công tác xây dựng chủ yếu.
⁎ Ở khâu lập và quản lý dự tốn xây dựng cơng trình. Khi đánh giá hiệu
quả vốn đầu tư trong hoạt động đầu tư và xây dựng ở khâu này cần xem xét theo
các tiêu chí sau:
• Khối lượng từng loại cơng việc theo thiết kế kỹ thuật, thiết kế tổ chức thi
công. Đánh giá khối lượng thực tế theo thiết kế; đánh giá tính hợp lý của khối
lượng thiết kế so với yêu cầu kỹ thuật, cơng nghệ... (phương án thiết kế phải phù
hợp).
• Lựa chọn biện pháp thi công phù hợp làm cơ sở cho việc sử dụng đúng
định
mức, đơn giá xây dựng cơ bản do Nhà nước qui định.
4



Quản lý tài chính trong đầu tư xây dựng

• Việc tính tốn khối lượng, sử dụng định mức và đơn giá.
⁎ Ở khâu đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng:
• Xem xét tính pháp lý, hợp lý của phương án đền bù giải phóng mặt bằng,
tái định cư.
• Đánh giá việc vận dụng các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với
cơng tác giải phóng mặt bằng.
• Kiểm tra tính chính xác của số hộ dân, số tài sản của dân trong phương án
đền bù và trong quá trình thực hiện đền bù.
+ Tiêu chí đánh giá hiệu quả trong công tác triển khai và điều hành kế
hoạch đầu tư hằng năm:
Việc triển khai kế hoạch đầu tư hàng năm cũng là khâu quan trọng ảnh
hướng trực tiếp đến hiệu quả của việc bỏ vốn đầu tư xây dựng. Được thể hiện
qua các chỉ tiêu sau:
• Việc bố trí danh mục các dự án đầu tư vào kế hoạch đầu tư hàng năm.
• Thoả mãn các điều kiện để bố trí kế hoạch: khả năng về vốn để thanh
tốn, các khả năng về giải phóng mặt bằng,..
• Sự phù hợp so với mục tiêu đã định.
+ Tiêu chí đánh giá trong khâu lựa chọn nhà thầu.
a. Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu áp dụng đối với gói
thầu khơng tiến hành sơ tuyển, bao gồm:
a1) Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự ở Việt Nam, ở vùng địa lý
và hiện trường tương tự.
a2) Năng lực kỹ thuật: số lượng, trình độ cán bộ cơng nhân kỹ thuật trực
tiếp thực hiện gói thầu và số lượng thiết bị thi cơng sẵn có, khả năng huy động
thiết bị thi cơng để thực hiện gói thầu.
a3) Năng lực tài chính: tổng tài sản, tổng nợ phải trả, vốn lưu động, doanh

thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu khác.
Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại các
điểm a1, điểm a2 và điểm a3 trên phải căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu.

5


Quản lý tài chính trong đầu tư xây dựng

Các tiêu chuẩn đánh giá quy định trên được sử dụng theo tiêu chí “đạt”,
“khơng đạt”. Nhà thầu “đạt” cả 3 nội dung nêu tại điểm a1, điểm a2 và điểm a3
thì được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.
b. Đánh giá về mặt kỹ thuật:
Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật được xây dựng theo quy định bao gồm
các nội dung về mức độ đáp ứng đối với các yêu cầu về hồ sơ thiết kế kỹ thuật
và tiên lượng kèm theo, cụ thể:
b1) Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi
công phù hợp với đề xuất về tiến độ thi công.
Trừ những trường hợp do tính chất của gói thầu mà hồ sơ mời thầu yêu cầu
nhà thầu phải thực hiện theo đúng biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu,
trong hồ sơ mời thầu cần quy định nhà thầu được đề xuất biện pháp thi công
khác với biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu. Trong trường hợp này, hồ
sơ mời thầu cần nêu tiêu chuẩn đánh giá đối với đề xuất về biện pháp thi cơng
khác đó của nhà thầu.
b2) Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện khác như phòng
cháy, chữa cháy, an toàn lao động.
b3) Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành.
b4) Các biện pháp bảo đảm chất lượng.
b5) Tiến độ thi cơng.
b6) Các nội dung khác (nếu có).

Tùy theo tính chất và điều kiện cụ thể của từng gói thầu mà sử dụng
phương pháp chấm điểm hoặc phương pháp đánh giá theo tiêu chí “đạt”, “khơng
đạt” đối với các tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật trên đây. Trường hợp cho phép nhà
thầu chào phương án thay thế hoặc bổ sung để tìm kiếm những đề xuất sáng tạo
của nhà thầu mang lại hiệu quả cao hơn cho gói thầu thì phải được nêu rõ trong
hồ sơ mời thầu và phải nêu rõ tiêu chuẩn, phương pháp đánh giá đề xuất thay
thế, bao gồm cả giá dự thầu.
Trường hợp cần đẩy nhanh tiến độ đánh giá hồ sơ dự thầu đối với các gói
thầu xây lắp có yêu cầu đơn giản về mặt kỹ thuật thì trong hồ sơ mời thầu có thể
quy định việc đánh giá được tiến hành kết hợp đồng thời giữa việc xem xét về
mặt kỹ thuật và giá dự thầu của nhà thầu với tiến độ thực hiện gói thầu do nhà
thầu đề xuất.
6


Quản lý tài chính trong đầu tư xây dựng

c. Tiêu chuẩn đánh giá về giá:
Việc xác định giá đánh giá là xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về
kỹ thuật, tài chính, thương mại và các yếu tố khác nhằm so sánh, xếp hạng hồ sơ
dự thầu. Phương pháp xác định giá đánh giá phải được nêu trong tiêu chuẩn
đánh giá. Việc xác định giá đánh giá thực hiện theo trình tự sau đây:
• Xác định giá dự thầu.
• Sửa lỗi.
• Hiệu chỉnh các sai lệch.
• Chuyển đổi giá dự thầu (sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch) sang một đồng
tiền chung (nếu có) để làm căn cứ xác định giá đánh giá.
• Đưa các chi phí về một mặt bằng để xác định giá đánh giá, bao gồm:
∙ Các điều kiện về mặt kỹ thuật như: tiến độ thực hiện; chí phí quản lý, vận
hành, duy tu, bảo dưỡng, tuổi thọ cơng trình và các yếu tố kỹ thuật khác tùy theo

từng gói thầu cụ thể.
∙ Điều kiện tài chính, thương mại.
∙ Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế (nếu có).
∙ Các yếu tố khác.
Tùy theo tính chất của từng gói thầu mà quy định các yếu tố để xác định
giá đánh giá cho phù hợp. Xếp hạng thứ tự hồ sơ dự thầu theo giá đánh giá, hồ
sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất.
- Xác định các hoạt động trong kỳ:
+ Giai đoạn chuẩn bị dự án.
+ Giai đoạn thực hiện dự án.
+ Giai đoạn kết thúc dự án.
- Dự tốn chi phí cho các hoạt động: Được thực hiện theo các quy định của
pháp luật như:
+ Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây
dựng về việc hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây
dựng.
+ Thơng tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây
dựng về Ban hành định mức xây dựng.
7


Quản lý tài chính trong đầu tư xây dựng

+ Thơng tư số 37/2018/TT-BGTVT ngày 07 tháng 06 năm 2018 của Bộ
Giao thông vận tải Quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cơng trình
đường bộ.
+ Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ
về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
+ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ
Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

+ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ
Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
+ Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ
Quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.
+ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ
Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đầu tư công.
+ Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ
Quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công.
+ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ
Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi cơng xây dựng và
bảo trì cơng trình xây dựng.
+ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014 và Luật Sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020.
+ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019.
+ Luật Đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013
- Dự toán lưu chuyển tiền (Kế hoạch chi tiền và giải ngân) chi tiết theo hoạt
động và theo thời gian:
+ Đối với dự án tùy vào từng bước thực hiện (chuẩn bị dự án, thực hiện đự
án, kết thúc dự án) mà chủ đầu tư đề xuất người Quyết định đầu tư phân bổ kế
hoạch vốn đầu tư công phù hợp với từng giai đoạn thực hiện dựa nhằm đảm bảo
mục tiêu đầu tư và hiệu quả của dự án. Căn cứ vào kế hoạch vốn giao được cấp
thẩm quyền phê duyệt, Chủ đầu tư phải xây dựng tiến độ giải ngân của dự án
đến ngày 31 tháng 12 của năm bố trí vốn nhằm kiểm sốt tình hinh giải ngân
vốn của dự án và giải quyết những khó khan, vướng mắc trong quá trình giải
ngân vốn (nếu có).
8


Quản lý tài chính trong đầu tư xây dựng


• Trường hợp Chủ đầu tư không giải ngân hết vốn được bố trí trong năm
phải có văn bản báo cáo người quyết định đầu tư về việc giải ngân không hết
vốn được cấp, đề xuất trả vốn bằng văn bản và xin điều chỉnh vốn cho năm tiếp
theo để thực hiện tiếp tục thực hiện hoàn thành dự án theo tiến độ đề ra.

9


Quản lý tài chính trong đầu tư xây dựng

CHƯƠNG II
Câu hỏi nghiên cứu số 3: Cho biết các loại giá hình thành trong quá
trình đầu tư xây dựng?
+ Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014 và Luật Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020.
+ Căn cứ Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của
Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
+ Căn cứ Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ
Xây dựng về việc hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư
xây dựng.
Trong quá trình đầu tư xây dựng, ta có các loại giá sau:
I. Giai đoạn chuẩn bị dự án:
I.1. Sơ bộ tổng mức đầu tư – Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi:
- Sơ bộ tổng mức đầu tư: Là ước tính chi phí đầu tư xây dựng của dự án
trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng. Nội dung sơ bộ tổng
mức đầu tư, gồm: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có); chi phí xây
dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi
phí khác; chi phí dự phòng.
+ Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính trên cơ sở quy mơ, cơng
suất hoặc năng lực phục vụ theo phương án thiết kế sơ bộ của dự án và suất vốn

đầu tư xây dựng hoặc dữ liệu chi phí của các dự án tương tự về loại, cấp cơng
trình, quy mơ, cơng suất hoặc năng lực phục vụ, tính chất dự án đã thực hiện, có
sự phân tích, đánh giá để điều chỉnh quy đổi về mặt bằng giá thị trường phù hợp
với địa điểm xây dựng, bổ sung những chi phí cần thiết khác của dự án.
- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi: Theo quy định tại Luật xây dựng năm
2014: Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu hình bày các
nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của việc
đầu tư xây dựng, làm cơ sở quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư xây
dựng.
I.2. Tổng mức đầu tư – Báo cáo nghiên cứu khả thi:
- Tổng mức đầu tư: là tồn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác
định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu
khả thi đầu tư xây dựng. Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng gồm chi phí bồi
10


Quản lý tài chính trong đầu tư xây dựng

thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có); chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí
quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phịng
cho khối lượng phát sinh và trượt giá.
+ Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng, gồm: chi phí bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư (nếu có); chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi
phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác; chi phí dự phịng và được quy định cụ
thể như sau:
a) Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm: chi phí bồi thường về đất,
nhà, cơng trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất, trên mặt nước và chi phí bồi
thường khác theo quy định; các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí
tái định cư; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng
đất, thuê đất tính trong thời gian xây dựng (nếu có); chi phí di dời, hoàn trả cho

phần hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng phục vụ giải phóng mặt bằng
(nếu có) và các chi phí có liên quan khác.
b) Chi phí xây dựng gồm: chi phí xây dựng các cơng trình, hạng mục cơng
trình của dự án; cơng trình, hạng mục cơng trình xây dựng tạm, phụ trợ phục vụ
thi cơng; chi phí phá dỡ các cơng trình xây dựng khơng thuộc phạm vi của cơng
tác phá dỡ giải phóng mặt bằng đã được xác định trong chi phí bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư.
c) Chi phí thiết bị gồm: chi phí mua sắm thiết bị cơng trình và thiết bị cơng
nghệ; chi phí quản lý mua sắm thiết bị (nếu có); chi phí mua bản quyền phần
mềm sử dụng cho thiết bị cơng trình, thiết bị cơng nghệ (nếu có); chi phí đào tạo
và chuyển giao cơng nghệ (nếu có); chi phí gia cơng, chế tạo thiết bị cần gia
cơng, chế tạo (nếu có); chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí chạy thử
thiết bị theo u cầu kỹ thuật (nếu có); chi phí vận chuyển; bảo hiểm; thuế và
các loại phí; chi phí liên quan khác.
d) Chi phí quản lý dự án là chi phí cần thiết để tổ chức quản lý việc thực
hiện và thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực
hiện dự án đến kết thúc xây dựng đưa cơng trình của dự án vào khai thác sử
dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng, được quy định chi tiết tại Điều 30 Nghị
định này.
đ) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng là chi phí cần thiết để thực hiện các cơng
việc tư vấn đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến kết
thúc xây dựng đưa cơng trình của dự án vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn
11


Quản lý tài chính trong đầu tư xây dựng

đầu tư xây dựng, được quy định chi tiết tại Điều 31, Nghị định số 10/2021/NĐCP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây
dựng.
e) Chi phí khác gồm các chi phí cần thiết để thực hiện dự án đầu tư xây

dựng, gồm: chi phí rà phá bom mìn, vật nổ; chi phí di chuyển máy, thiết bị thi
công đặc chủng đến và ra khỏi cơng trường; chi phí đảm bảo an tồn giao thơng
phục vụ thi cơng; chi phí hồn trả hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công
xây dựng; chi phí kho bãi chứa vật liệu; chi phí xây dựng nhà bao che cho máy,
nền móng máy, hệ thống cấp điện, khí nén, hệ thống cấp nước tại hiện trường,
lắp đặt, tháo dỡ một số loại máy; chi phí bảo hiểm cơng trình trong thời gian xây
dựng; đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng cơng trình; kiểm toán,
thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; kiểm tra cơng tác nghiệm thu trong
q trình thi cơng xây dựng và khi nghiệm thu hoàn thành hạng mục cơng trình,
cơng trình của cơ quan chun mơn về xây dựng hoặc hội đồng do Thủ tướng
Chính phủ thành lập; nghiên cứu khoa học công nghệ, áp dụng, sử dụng vật liệu
mới liên quan đến dự án; vốn lưu động ban đầu đối với dự án đầu tư xây dựng
nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho q
trình chạy thử khơng tải và có tải dây chuyền cơng nghệ, sản xuất theo quy trình
trước khi bàn giao (trừ giá trị sản phẩm thu hồi được); chi phí thẩm định Báo
cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây
dựng; các khoản thuế tài nguyên, phí và lệ phí theo quy định và các chi phí cần
thiết khác để thực hiện dự án đầu tư xây dựng không thuộc quy định tại các
điểm a, b, c, d, đ Điều này.
g) Chi phí dự phịng gồm chi phí dự phịng cho khối lượng, cơng việc phát
sinh và chi phí dự phịng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.
+ Phương pháp xác định tổng mức đầu tư xây dựng được xác định theo các
phương pháp sau:
a) Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở và
các yêu cầu cần thiết khác của dự án.
b) Phương pháp xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng.
c) Phương pháp xác định từ dữ liệu về chi phí của các dự án, cơng trình
tương tự đã thực hiện.
d) Kết hợp các phương pháp quy định tại điểm a, b, c khoản này.


12


Quản lý tài chính trong đầu tư xây dựng

- Báo cáo nghiên cứu khả thi: Theo quy định tại Luật xây dựng năm 2014:
Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung
nghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng
theo phương án thiết kế cơ sở được lựa chọn, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu
tư xây dựng.
II. Giai đoạn thực hiện dự án:
II.1. Dự tốn xây dựng cơng trình:
- Dự tốn xây dựng cơng trình là tồn bộ chi phí cần thiết dự tính để xây
dựng cơng trình được xác định theo thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ
sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo
kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
- Nội dung dự tốn xây dựng cơng trình gồm: chi phí xây dựng, chi phí
thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và
chi phí dự phịng, theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 10/2021/NĐCP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây
dựng.
- Dự tốn xây dựng cơng trình được xác định theo khối lượng tính tốn từ
thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong
trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, các
chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu công việc phải thực hiện, kế hoạch thực hiện của cơng
trình, điều kiện thi cơng, biện pháp thi cơng của cơng trình và định mức xây
dựng, giá xây dựng cơng trình, chỉ số giá xây dựng, các quy định khác có liên
quan được áp dụng phù hợp với điều kiện thực hiện cụ thể của cơng trình. Các
khoản mục chi phí trong dự tốn xây dựng cơng trình được xác định theo quy
định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 12 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09
tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

II.2. Dự tốn chi phí xây dựng:
- Dự tốn chi phí xây dựng gồm: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu
nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng, được xác định như sau:
a) Chi phí trực tiếp (gồm: chi phí vật liệu, chi phí nhân cơng, chi phí máy
và thiết bị thi công) được xác định theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết
hoặc theo khối lượng và giá xây dựng tổng hợp của nhóm, loại cơng tác xây
dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận cơng trình.

13


Quản lý tài chính trong đầu tư xây dựng

Trường hợp chi phí trực tiếp được xác định theo khối lượng và đơn giá xây
dựng chi tiết: khối lượng được xác định theo công việc, công tác xây dựng; đơn
giá xây dựng chi tiết được xác định như quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định
số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng.
Trường hợp chi phí trực tiếp xác định theo khối lượng và giá xây dựng tổng
hợp của nhóm, loại cơng tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận cơng trình:
khối lượng được xác định phù hợp với nhóm loại cơng tác xây dựng, đơn vị kết
cấu hoặc bộ phận cơng trình; giá cơng tác, nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị
kết cấu, bộ phận cơng trình xác định như quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị
định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý
chi phí đầu tư xây dựng.
b) Chi phí gián tiếp gồm chi phí chung, chi phí nhà tạm để ở và điều hành
thi cơng và chi phí cho một số cơng việc khơng xác định được khối lượng từ
thiết kế. Chi phí gián tiếp được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo
quy định;
c) Thu nhập chịu thuế tính trước được xác định bằng định mức tỷ lệ phần

trăm (%);
d) Thuế giá trị gia tăng theo quy định.
II.3. Giá gói thầu:
- Giá gói thầu theo Luật Đấu thầu năm 2013 qui định: là giá trị của gói
thầu (bằng tiền) được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu, là mức ngân sách tối
đa mà Chủ đầu tư xác định cho gói thầu đó và cũng là cơ sở để xem xét phê
duyệt trúng thầu, giá ký hợp đồng thì khơng được vượt giá trúng thầu.
- Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư của dự án. Trường
hợp dự toán đã được phê duyệt trước khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì căn
cứ dự tốn để lập giá gói thầu. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ tồn bộ chi
phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phịng (chi phí dự phịng trượt giá, chi
phí dự phịng phát sinh khối lượng và chi phí dự phịng cho các khoản tạm tính
(nếu có), phí, lệ phí và thuế. Đối với các gói thầu có thời gian thực hiện hợp
đồng ngắn, khơng phát sinh rủi ro, trượt giá thì chi phí dự phịng được tính bằng
khơng. Chi phí dự phịng do chủ đầu tư xác định theo tính chất từng gói thầu
nhưng khơng được vượt mức tối đa do pháp luật chuyên ngành quy định. Giá
gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết.
14


Quản lý tài chính trong đầu tư xây dựng

- Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả
thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thơng
tin về giá trung bình theo thống kê của các dự án đã thực hiện trong khoảng thời
gian xác định; ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư; sơ bộ tổng
mức đầu tư.
- Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì nêu rõ giá trị ước tính
của từng phần.
II.4. Giá dự thầu:

- Giá dự thầu theo Luật Đấu thầu năm 2013 qui định: là giá do nhà thầu ghi
trong đơn dự thầu, báo giá, bao gồm tồn bộ các chi phí để thực hiện gói thầu
theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
II.5. Giá trúng thầu:
- Giá trúng thầu theo Luật Đấu thầu năm 2013 qui định: là giá được ghi
trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
II.6. Giá hợp đồng, giá thanh toán, giá quyết toán:
- Giá hợp đồng theo Luật Đấu thầu năm 2013 qui định: là giá trị ghi trong
văn bản hợp đồng làm căn cứ để tạm ứng, thanh toán, thanh lý và quyết toán hợp
đồng.
+ Các loại hợp đồng trong đầu tư xây dựng cơng trình: Hợp đồng trọn gói,
hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, hợp đồng
theo thời gian.
a) Hợp đồng trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực
hiện đối với tồn bộ nội dung cơng việc trong hợp đồng. Việc thanh toán đối với
hợp đồng trọn gói được thực hiện nhiều lần trong q trình thực hiện hoặc thanh
tốn một lần khi hồn thành hợp đồng. Tổng số tiền mà nhà thầu được thanh
toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi
trong hợp đồng.
b) Hợp đồng theo đơn giá cố định là hợp đồng có đơn giá khơng thay đổi
trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp
đồng. Nhà thầu được thanh tốn theo số lượng, khối lượng cơng việc thực tế
được nghiệm thu theo quy định trên cơ sở đơn giá cố định trong hợp đồng.
c) Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh là hợp đồng có đơn giá có thể được
điều chỉnh căn cứ vào các thỏa thuận trong hợp đồng đối với toàn bộ nội dung
15


Quản lý tài chính trong đầu tư xây dựng


cơng việc trong hợp đồng. Nhà thầu được thanh toán theo số lượng, khối lượng
công việc thực tế được nghiệm thu theo quy định trên cơ sở đơn giá ghi trong
hợp đồng hoặc đơn giá đã được điều chỉnh.
d) Hợp đồng theo thời gian là hợp đồng áp dụng cho gói thầu cung cấp dịch
vụ tư vấn. Giá hợp đồng được tính trên cơ sở thời gian làm việc theo tháng, tuần,
ngày, giờ và các khoản chi phí ngồi thù lao. Nhà thầu được thanh toán theo thời
gian làm việc thực tế trên cơ sở mức thù lao tương ứng với các chức danh và
công việc ghi trong hợp đồng.
- Giá thanh tốn là mức giá trung bình mà một hợp đồng được giao dịch,
được tính trên giá mở cửa và giá đóng cửa của mỗi ngày giao dịch. Nó đóng vai
trị quan trọng để quyết định một người giao dịch có cần phải nạp thêm kí qũy
hay khơng.
- Giá quyết tốn: là quá trình trong hợp đồng xây dựng được xác định tổng
giá trị do bên chủ đầu tư dự án của cơng trình có trách nhiệm thanh tốn cho đơn
vị trực tiếp thi công xây dựng.
III. Giai đoạn kết thúc dự án:
III.1. Giá quyết toán dự án:
- Giai đoạn kết thúc dự án xây dựng gồm các công việc: Quyết tốn hợp
đồng xây dựng, quyết tốn dự án hồn thành, xác nhận hồn thành cơng trình,
bảo hành cơng trình xây dựng, bàn giao các hồ sơ liên quan và các cơng việc cần
thiết khác.
+ Quyết tốn hợp đồng xây dựng là việc xác định tổng giá trị cuối cùng của
hợp đồng xây dựng mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh tốn cho bên nhận
thầu khi bên nhận thầu hồn thành tất cả các công việc theo thỏa thuận trong
hợp đồng. Quyết toán hợp đồng xây dựng giữa hai bên chủ thể đó là chủ đầu tư
và đơn vị thực hiện hợp đồng xây dựng (thường được gọi là Quyết tốn A-B).
+ Quyết tốn dự án hồn thành: được thực hiện giữa cơ quan quản lý nhà
nước về vốn (sở tài chính, bộ tài chính) với chủ đầu tư nhằm kiểm sốt lại tồn
bộ q trình thanh tốn giữ chủ đầu tư và đơn vị thực hiện hợp đồng xây dựng.
Quyết tốn dự án hồn thành nhằm xác định lại giá trị thực của dự án.

+ Bảo hành cơng trình theo Khoản 17 Điều 2 Nghị định 06/2021/NĐ-CP
ngày 26 tháng 01 năm 2021 quy định bảo hành là sự cam kết của nhà thầu về
trách nhiệm khắc phục, sửa chữa trong một thời gian nhất định các hư hỏng,
16


Quản lý tài chính trong đầu tư xây dựng

khiểm khuyết có thể xảy ra trong q trình khai thác, sử dụng cơng trình xây
dựng.
+ Xác định hồn thành cơng trình: Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu xác nhận
hoàn thành cơng trình với các đơn vị liên quan nhà thầu thi cơng xây dựng cơng
trình, Tư vấn thiết kế (giám sát tác giả), Tư vấn giám sát và Tư vấn quản lý dự
án (nếu có) phục vụ báo cáo cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành (Sở
Chuyên ngành đối với cơng trình nhóm C) và Uỷ ban nhân dân quận, huyện (đối
với các cơng trình lập báo cáo kinh tế kỹ thuật) để tổ chức kiểm tra và thống báo
kết quả kiểm tra đến chủ đầu tư và các đơn vị tham gia dự án.
+ Bàn giao hồ sơ cơng trình theo phụ lục VIb, ban hành kèm theo Nghị
định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ Quy định
chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì cơng
trình xây dựng.

17



×