Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

nội dung và tầm quan trọng của nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.79 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I. Cơ sở, nội dung và tầm quan trọng của nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa
dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế:
1. Cơ sở của nguyên tắc:
2. Nội dung của nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan
hệ quốc tế
3. Các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực
trong quan hệ quốc tế
II. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực
trong quan hệ quốc tế:
1. Thực tiễn việc sử dụng vũ lực
2. Vai trò của Liên hợp quốc đối với việc thực hiện nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe
dọa sử dụng vũ lức trong quan hệ quốc tế
KẾT LUẬN
1
MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh sự phát triển của khoa học kĩ thuật thế giới hiện nay, việc các quốc
gia phát triển khoa học kĩ thuật của mình vào cấc lĩnh vực nhằm phục vụ cho mục đích an
ninh quốc gia là điều tất yếu. Tuy nhiên, nếu quốc gia lại dùng những nghiên cứu của
mình để phát động chiến tranh xâm lược quốc gia khác hay bằng các biện pháp phi quân
sự khác nhằm mục đích sử dụng sức mạnh của mình nhằm đạt được một số lợi ích nhất
định thì đây lại là những hành động vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc của luật quốc tế
hiện đại. Cụ thể đó là nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan
hệ quốc tế
2
NỘI DUNG
I. Cơ sở, nội dung và tầm quan trọng của nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe
dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế:
1. Cơ sở của nguyên tắc:
a) Cơ sở thực tiễn:


Trước Chiến tranh thế giới thứ I, việc các quốc gia sử dụng vũ lực trong quan hệ
quốc tế không hề bị giới hạn bởi một quy phạm pháp luật quốc tế nào. Nó tùy thuộc vào ý
muốn chủ quan của từng quốc gia và quan hệ quốc tế cụ thể.
Sau Chiến tranh thế giới thứ I, Hiệp ước Paris ngày 27/8/1928 về việc không dùng
chiến tranh như một công cụ quốc sách, tuy còn có nhiều điểm hạn chế, nhưng trong hiệp
ước đã có qui định một cách dứt khoát và cụ thể nguyên tắc cấm xâm lược. Tại điều 1 của
nguyên tắc qui định: “ Các bên tham gia hiệp ước trịnh trọng tuyên bố lên án việc dùng
chiến tranh để giải quyết các tranh chấp quốc tế và tuyên bố không dùng chiến tranh như
một công cụ quốc sách trong quan hệ với nhau”.
Nguyên tắc cấm chiến tranh xâm lược được khẳng định lại và phát triển thêm trong
quy chế của Tào án quốc tế Niu-răm-be và Tokyo xét xử bọn tội phạm Đức – Nhật đã gây
ra cuộc Chiến tranh thế giới lần II chống loài người. Theo hai bản quy chế này, Luật quốc
tế cấm chiến tranh xâm lược cũng như cấm chuẩn bị cho cuộc chiến tranh đó.
Với những hậu quả khủng khiếp mà hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX
và sự đấu tranh của nhân dân tiến bộ trên thế giới đã thức tỉnh nhân loại về hiểm họa của
vấn đề sử dụng vũ lực tiến hành chiến tranh do đó lựa chọn biện pháp hòa bình trong quá
trình giải quyết các tranh chấp và bất đồng quốc tế. Điều này là một bước tiến cụ thể
nhằm thực hiện nguyện vọng của nhân loại được sống trong an ninh, hòa bình và “phòng
ngừa cho thế giới tương lai khỏi thảm họa chiến tranh”.
Nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực đã được hình thành qua cuộc
đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ II và được các quốc gia
tham gia thành lập tổ chức Liên hợp quốc khẳng định mạnh mẽ trong Hiến chương của tổ
chức này. Trong chương I, điều 2, khoản 4 của Hiến chương ghi rõ: “Trong quan hệ quốc
tế, các hội viên Liên hợp quốc không được có hành động đe dọa bằng vũ lực hay dùng vũ
lực để chống lại quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ hoặc nền độc lập chính trị của bất
cứ một quốc gia nào,...”.
Việc tuyên bố rõ nguyên tắc này trong Hiến chương Liên hợp quốc, một điều ước
quốc tế cơ bản có giá trị làm nền tảng cho luật pháp quốc tế hiện đại (ngày 11/12/1946
Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết khẳng định những nguyên tắc qui
định trong qui chế và bản án của Tòa án quốc tế của Niu-răm-be là những nguyên tắc của

Luật quốc tế hiện đại), đã chứng tỏ mong muốn của cộng đồng quốc tế: việc sử dụng vũ
lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực cần phải bị nghiêm cấm và loại bỏ trong quan hệ quốc tế.
3
Nhưng Hiến chương Liên hợp quốc không dừng lại ở mức độ cấm chiến tranh xâm
lược như trong giai đoạn từ 1917 đến 1945. nó phát triển thành nguyên tắc cấm dùng vũ
lực trong quan hệ quốc tế.
Hiến chương đã đạt được những bước tiến quan trọng hơn Hiệp ước Paris năm
1928 ở chỗ nếu như Hiệp ước Paris 1928 chỉ cấm dùng chiến tranh như một công cụ quốc
sách thì tại Hiến chương qui định rõ ràng và dứt khoát: cấm các quốc gia dùng vũ lực và
đe dọa dùng vũ lực vào những mục đích trái với mục đích hòa bình và hợp tác hữu nghị
của Liên hợp quốc. Như vậy nếu so sánh với nguyên tắc cấm chiến tranh xâm lược,
nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực có nội dung rộng hơn nhiều bao
gồm ngoài việc cấm xâm lược vũ trang còn cấm cả các hình thức xâm lược khác như xâm
lược về kinh tế, tư tưởng và những sự xâm lược gián tiếp... đồng thời với cả những hành
động đe dọa sử dụng vũ lực. Việc mở rộng nội dung của nguyên tắc cấm chiến tranh xâm
lược là thắng lợi của các lực lượng tiến bộ và yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Nó hoàn
toàn phù hợp với tình hình thế giới sau thế chiến II.
b) Cơ sở pháp lí:
Như trên đã phân tích, nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong
quan hệ quốc tế được qui định cụ thể trong Hiến chương Liên hợp quốc tại chương I, Điều
2, khoản 4.
Trong khuôn khổ những nỗ lực của Liên hợp quốc, nguyên tắc cấm dùng vũ lực và
đe dọa sử dụng vũ lực đã từng bước được cụ thể hóa qua các văn kiện quốc tế quan trọng,
đáng chú ý là Tuyên bố về những nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ hữu
nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc được Đai hội
đồng Liên hợp quốc thông qua theo Nghị quyết số 2625, ngày 14/1/1970. Tuyên bố đã đặt
lên hàng đầu nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực. Phát triển nguyên tắc đã
được Hiến chương xác lập trước đó, Tuyên bố chỉ rõ: “Mọi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ
việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự toàn vện lãnh
thổ hoặc nền độc lập chính trị của bất kì quốc gia nòa... Việc đe dọa dùng vũ lực như trên

sẽ cấu thành sự vi phạm luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc và không bao
giờ được sử dụng như là một biện pháp để giải quyết các vấn đề quốc tế”.
Tuyên bố này là một văn kiện có giá trị pháp lí quốc tế vì nó là bằng chứng thể hiện
sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế trong việc nhận thức, cụ thể hóa và cam kết thực
hiện các nguyên tắc cơ bản được nêu lên trong Hiến chương lIên hợp quốc, trong đó bao
gồm nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực.
Sau đó Liên hợp quốc đã tiếp tục thông qua một số văn kiện khác liên quan đế
nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe sọa sử dụng vũ lực. Đáng chú ý là Nghị quyết về
định nghĩa tội xâm lược (1974), Tuyên bố về nâng cao hiệu quả của nguyên tắc bỏ sử
dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế (1987). Ngoài ra nguyên tắc này
4
còn được công nhận và phát triển trong một số văn bản quốc tế khác như: Định ước của
Hội nghị Henxinki năm 1975 về An ninh và hợp tác của các nước châu Âu, Tuyên bố năm
1987 về việc Nâng cao hiệu quả của nguyên tắc khước từ đe dọa dùng sức mạnh hoặc đe
dọa dùng sức mạnh trong quan hệ quốc tế và một số văn kiện của phong trào không liên
kết, tổ chức ASEAN...
Như vậy, việc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực đã được pháp điển hóa
trong luật quốc tế hiện đại, mà cụ thể nhất là đã được xác lập trong Hiến chương Liên hợp
quốc. Nguyên tắc này không ngừng được cụ thể hóa và củng cố trong quá trình phát triển
của luật quốc tế hiện đại từ sau Chiến tranh thế giới thứ II cho đến nay. Có thể nói rằng
“nguyên tắc của luật pháp quốc tế về cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong
quan hệ quốc tế là một bước đột phá lớn trong thế kỉ XX”. Cấm sử dụng vũ lực và đe dọa
sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế là một nguyên tắc đặc biệt cơ bản của luật pháp
quốc tế hiện đại và có vai trò quan trọng đối với việc duy trì hòa bình và an ning quốc tế;
đồng thời, chi phối các nguyên tắc khác của luật pháp quốc tế như nguyên tắc bình đẳng
về chủ quyền giữa các quốc gia, nguyên tắc quyền tự quyết dân tộc, nguyên tắc không can
thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác, nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh
chấp quốc tế...
2. Nội dung của nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực
trong quan hệ quốc tế:

a) Cấm xâm lược vũ trang:
Nội dung chính của nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực là
cấm chiến tranh xâm lược hay xâm lược vũ trang nói chung. Bởi vì xâm lược vũ trang là
hành động nguy hiểm nhất trực tiếp đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế. Cho nên luật
quốc tế hiện đại mới qui định rằng: “xâm lược vũ trang là tội ác quốc tế nghiêm trọng nhất
chống lại nhân loại và do vậy những kẻ gây ra nó cũng phải chịu trách nhiệm nặng nề nhất
trước nhân loại”.
Nhiều văn bản pháp lí qui định về nguyên tác này:
- Hiệp ước Paris ngày 27/8/1928 cấm chiến tranh xâm lược và cấm dùng chiến
tranh làm công cụ quốc sách để giải quyết các tranh chấp quốc tế.
- Bản án tòa án quốc tế Niu-răm-be qui định “chiến tranh xâm lược không những là
hành động không hợp pháp, mà còn là hành động tội ác”, “gây chiến tranh xâm lược
không đơn giản là tội ác mang tính chất quốc tế, mà còn tội ác quốc tế nghiêm trọng
nhất”.
- Hiến chương Liên hợp quốc, Tuyên bố năm 1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc
cấm các quốc gia dùng vũ lực để thực hiện những mục đích trái với mục đích của Hiến
chương Liên hợp quốc. Trong các hình thức “vũ lực” thì trước hết cấm sử dụng vũ lực
quân sự, tức là xâm lược vũ trang.
5
b) Cấm xâm lược gián tiếp, xâm lược về kinh tế và xâm lược về tư tưởng:
Như đã trình bày, theo Luật quốc tế hiện đại các quốc gia có nghĩa vụ không được
tiến hành những hành động xâm lược vũ trang và cả các hình thức xâm lược khác, cụ thể
là xâm lược về kinh tế và xâm lược về tư tưởng..
- Xâm lược gián tiếp: là phương pháp hoạt động phá hoại phổ biến của chủ nghĩa
đế quốc và bọn phản động quốc tế chống lại các quốc gia khác. Xâm lược gián tiếp khác
với xâm lược vũ trang ở chỗ quốc gia xâm lược hoạt động giấu mặt thông qua người khác.
Những hành động sau đây có thể gọi là xâm lược gián tiếp:
+ Xúi giục, giúp đỡ các quốc gia khác đi xâm lược để thực hiện mưu đồ chính trị
của mình.
+ Khuyến khích các hành động phá hoại như khủng bố, tàn sát chống nước khác.

+ Khích động gây nội chiến ở nước khác.
+ Hoạt động lật đổ chính quyền ở các nước khác một cách có lợi cho mình.
- Xâm lược kinh tế: là phương pháp hoạt động phá hoại phổ biến của các nước đế
quốc và bọn phản động quốc tế nhằm gây sức ép đối với các nước yếu thế hơn bắt các
nước này phải phụ thuộc vào chúng về kinh tế và chính trị.
Những hình thức xâm lược kinh tế có thể là:
+ Áp đặt những điều ước kinh tế thương mại không bình dẳng, mang tính nô dịch.
+ Trao đổi kinh tế không ngang giá.
+ Cản trở quốc gia khác thực hiện quốc hữu hóa tài nguyên thiên nhiên của mình.
+ Phong tỏa kinh tê và nhiều hình thức cản trở hoạt động kinh tế của quốc gia
khác...
Luật quốc tê hiện đại thừa nhaanjcacs quốc gia, bất kể lớn hay nhỏ, mạnh hay yêu,
giàu hay nghèo đều có chủ quyền tuyệt đối đối với tài nguyên thiên nhiêm của họ. Xuất
phát từ nguyên tắc chủ quyền và bình đẳng giữa các quốc gia, luật quốc tế hiện đại cấm sử
dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, trong đó có áp lực về kinh tế, chống lại sự toàn vẹn
lãnh thổ và nền độc lập chính trị của quốc gia khác hoặc nhằm những mục đích trái với
Hiến chương Liên hợp quốc.
- Xâm lược về tư tưởng: là phương pháp hoạt động phổ biến của bọn chủ nghĩa đế
quốc và phản động nhằm gây hoang mang, lo sợ, thù hằn trong quần chúng nhân dân.
Những hình thức cấm xâm lược tư tưởng phổ biến hiện nay là:
+ Tuyên truyền chiến tranh.
+ Kích động tư tưởng thù hằng dân tộc.
+ Tuyên truyền, ca tụng vũ khí giết người hàng loạt.
Thông thường, trước khi tiến hành chiến tranh xâm lược, kẻ xâm lược mở ra những
chiến dịch lớn nhằm tuyên truyền cho chiến tranh, kích động lòng thù hằn dân tộc.
6

×