Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án thực hành đo gia tốc rơi tự do docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.17 KB, 4 trang )

Giáo án thực hành
Bài 12. THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH GIA TỐC RƠI TỰ DO
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về chuyển động dưới tác dụng của trọng trường
- Xác định giá trị của gia tốc rơi tự do bằng thực nghiệm
- Biết nguyên lý hoạt động của dụng cụ đo thời gian.
2. Kỹ năng
- Biết cách dùng bộ cần rung và đồng hồ đo thời gian để đo khoảng thời gian
nhỏ
- Biết cách sử dụng các dụng cụ đo và bố trí được thí nghiệm, lắp ráp được các
thiết bị thí nghiệm theo sơ đồ.
- Nâng cao kỹ năng làm thí nghiệm, phân tích số liệu, vẽ đồ thị và lập báo cáo
thí nghiệm đúng thời hạn.
- Rèn luyện năng lực tư duy thực nghiệm; biết phân tích ưu nhược điểm của các
phương án lựa chọn; khả năng làm việc theo nhóm.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Dụng cụ thí nghiệm theo SGK, phòng thí nghiệm, bàn ghế và các phụ kiện
- Tiến hành làm hai phương án trước khi lên lớp, dự định một số số liệu cần
thiết.
- Chuẩn bị một số đoạn video về việc hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm, hoặc
làm thí nghiệm mẫu.
- Chuẩn bị một số thí nghiệm ảo về đo gia tốc rơi tự do.
- Chuẩn bị một số câu hỏi trắc nghiệm có liên quan đến bài học.
2. Học sinh
- Đọc trước SGK, tìm hiểu cơ sở lý thuyết của hai phương án thí nghiệm
- Chuẩn bị, tìm kiếm một số dụng cụ đơn giản theo yêu cầu của GV.
- Chuẩn bị giấy để viết báo cáo theo mẫu.
- Xem lại bài “sai số trong thí nghiệm thực hành”.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


Hoạt động 1 : Cơ sở lý thuyết và xây dựng phương án tiến hành thí nghiệm.
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh
- Quy luật rơi tự do không có vận tốc
ban đầu với các công thức :
2
gt
s
2
=
,
2s
v
t
=
- Nghe giáo viên giới thiệu về các
dụng cụ đo, ghi chép những điều cần
thiết.
- Nhớ lại hoạt động của đồng hồ cần
Ôn Văn Nghĩa Trang 1
Giáo án thực hành
- Giới thiệu tất cả các dụng cụ đã có
theo yêu cầu và đã được chuẩn bị
trước, giới thiệu sơ lược về hoạt động
và cách sử dụng các dụng cụ đó.
- Nêu yêu cầu của bài thực hành.
- Nêu câu hỏi: Bằng một số dụng cụ đã
cho và các kiến thức đã học hãy đưa ra
các phương án tiến hành thí nghiệm
đáp ứng yêu cầu của bài thực hành.
- Gợi ý, dẫn dắt HS dùng các phương

án khả thi.
- Nêu kết luận về các phương án khả
thi.
rung và đồng hồ hiện số.
- Ghi nhớ yêu cầu của bài thực hành.
- Trình bày các ý tưởng cá nhân.
- Thảo luận.
+ Phương án 1: Đo gia tốc rơi tự do
bằng đồng hồ cần rung.
+ Phương án 2: Đo gia tốc rơi tự do
bằng đồng hồ hiển thị số.
- Thống nhất các phương án khả thi.
Hoạt động 2 : Tiến hành làm bài thực hành.
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh
- Tổ chức hoạt động nhóm.
- Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng
nhóm.
- Quan sát học sinh tiến hành làm thí
nghiệm.
- Giải đáp các thắc mắc khi cần thiết.
- Bao quát toàn bộ lớp học, theo dõi
học sinh làm thí nghiệm.
- Hỗ trợ những nhóm học sinh kỹ
năng, thao tác yếu.
- Kiểm tra toàn bộ dụng cụ thí nghiệm.
- Giải đáp các thắc mắc khi cần thiết.
- Hoạt động nhóm.
- Nhận nhiệm vụ.
- Làm thí nghiệm theo nhóm:
* Phương án 1

+ Lắp ráp bộ cần rung đo thời gian,
treo quả nặng vào dây treo nối với
băng giấy, luồn băng giấy qua đồng hồ
cần rung, kẹp băng giấy lại. Đặt bộ cần
rung ra mép bàn, tẩm mực cho đầu cần
rung. Nối bộ cần rung với nguồn điện
xoay chiều 220V – 50Hz. Kiểm tra các
hoạt động của bộ cần rung.
+ Tiến hành đo: Thả cho quả nặng rơi
tự do, băng giấy chuyển động. Trên
băng giấy thu được quãng đường đi
trong những khoảng thời gian 0,02s.
Lặp lại thí nghiệm vài lần với các vật
Ôn Văn Nghĩa Trang 2
Giáo án thực hành
- Bao quát toàn bộ lớp học, theo dõi
HS làm thí nghiệm.
- Hỗ trợ những nhóm học sinh kỷ năng
thao tác yếu.
- Kiểm tra toàn bộ dụng cụ thí nghiệm.
nặng khác nhau, lấy một số kết quả ghi
rõ nét.
+ Ghi kết quả thí nghiệm: Thu thập các
băng giấy, dùng thước đo các khoảng
cách giữa các chấm trên băng giấy.
- Xử lư ý kết quả tạm thời: Tính gia
tốc rời tự do theo công thức SGK.
- Làm thí nghiệm xong, thu dọn dụng
cụ thí nghiệm.
* Phương án 2

+ Lắp nam châm điện N trên đỉnh giá
đỡ, cổng quang điện Q ở dưới và cách
N 0,8m.
+ Điều chỉnh chân giá đỡ, quan sát dây
rọi
+ Đặt vật nặng bằng kim loại vào nam
châm điện N.
+ Nhấn nút rơle cho cần rơi. Đọc kết
quả trên đồng hồ hiển thị số, ghi số
liệu.
+ Lặp lại thí nghiệm vài lần với các
khoảng cách NQ khác nhau.
+ Xử lư ý số liệu và tính gia tốc rơi tự
do.
- Làm thí nghiệm xong, thu dọn dụng
cụ thí nghiệm.
Hoạt động 3 : Vận dụng, củng cố.
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi a,b
phần 5 trong SGK.
- Nhận xét câu trả lời của học sinh.
- Đánh giá, nhận xét kết quả giờ làm
thực hành.
- Suy nghĩ và trình bày câu trả lời.
- Trả lời câu hỏi a,b phần 5 SGK.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
Ôn Văn Nghĩa Trang 3
Giáo án thực hành
Hoạt động 4 : Hướng dẫn về nhà.
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh

- Yêu cầu HS về nhà viết báo cáo thí
nghiệm, thông báo thời hạn nộp báo
cáo
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau
- Ghi kết quả thí nghiệm, ghi nhớ yêu
cầu của giáo viên.
- Những sự chuẩn bị cho bài sau.
Ôn Văn Nghĩa Trang 4

×