Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Luận văn thạc sĩ HUS nghiên cứu đánh giá tài nguyên địa hình núi lửa phục vụ phát triển du lịch sinh thái khu vực thành phố buôn ma thuột và phụ cận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.53 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Vũ Ngọc Hùng

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐỊA HÌNH NÚI LỬA
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI KHU VỰC
THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT VÀ PHỤ CẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2018

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Vũ Ngọc Hùng

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐỊA HÌNH NÚI LỬA
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI KHU VỰC
THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT VÀ PHỤ CẬN

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
Mã số: 60.85.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

GS.TS. Trƣơng Quang Hải

TS. Ngô Văn Liêm

Hà Nội – Năm 2018

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành tại Khoa Địa Lý, Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên – ĐHQGHN, dưới sự hướng dẫn khoa học nghiêm túc, chu đáo và tận tình
của TS. Ngơ Văn Liêm. Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy –
người đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo và tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp em hoàn thiện
luận văn này.
Em cũng xin bày tỏ lịng biết ơn tới tồn thể q Thầy, Cơ trong khoa Địa lý
đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như giúp đỡ em trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu.
Em xin được cảm ơn đề tài “Nghiên cứu đặc điểm hình thành và phân bố
hang động núi lửa ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ”; Mã số: QG.17.23, do PGS.TS
Đặng Văn Bào làm chủ nhiệm, đã hỗ trợ em trong việc khảo sát thực địa, thu thập
tài liệu và cơ sở dữ liệu.
Cuối cùng, em xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã khơng ngừng động viên, chia sẻ và hỗ trợ rất nhiều trong suốt quá trình

học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội,

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Vũ Ngọc Hùng

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. vi
MỞ ĐẦU

.............................................................................................................1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...6
1.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu tài nguyên địa mạo cho phát triển du lịch ...............6
1.1.1. Khái niệm chung về du lịch và DLST .....................................................6
1.1.2. Tài nguyên địa mạo .................................................................................9
1.1.3. Địa hình núi lửa .....................................................................................11
1.1.4. Tài nguyên địa mạo trong phát triển du lịch .........................................12
1.1.5. Đánh giá tài nguyên địa mạo cho phát triển du lịch ..............................13

1.2. Tổng quan nghiên cứu về địa hình núi lửa cho phát triển DLST ...................18
1.2.1. Trên thế giới ..........................................................................................18
1.2.2. Ở Việt Nam............................................................................................21
1.3. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ........................................................22
1.3.1. Quan điểm tiếp cận ................................................................................22
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................23
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH NÚI LỬA KHU VỰC thành phố BUÔN
MA THUỘT VÀ PHỤ CẬN ...................................................................................27
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ...............................27

i

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.1.1. Vị trí địa lý.............................................................................................27
2.1.2. Đặc điểm địa chất ..................................................................................29
2.1.3. Đặc điểm thổ nhưỡng ............................................................................31
2.1.4. Đặc điểm khí hậu ...................................................................................33
2.1.5. Đặc điểm thủy văn – địa chất thủy văn .................................................34
2.1.6. Các hoạt động nhân sinh........................................................................35
2.2. Đặc điểm địa mạo khu vực thành phố Buôn Ma Thuột và phụ cận ...............38
2.2.1. Khái quát chung về địa hình khu vực nghiên cứu .................................38
2.2.2. Đặc điểm các kiểu nguồn gốc địa hình..................................................44
2.2.3. Lịch sử phát triển địa hình khu vực .......................................................47
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐỊA HÌNH NÚI LỬA CHO PHÁT
TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI KHU VỰC THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT
VÀ PHỤ CẬN ..........................................................................................................51
3.1. Đánh giá các tài nguyên địa hình núi lửa phục vụ phát triển DLST khu vực
thành phố Buôn Ma Thuột và phụ cận ..................................................................51

3.1.1. Thác nước ..............................................................................................51
3.1.2. Địa hình miệng núi lửa ..........................................................................56
3.1.3. Hang động núi lửa .................................................................................59
3.1.4. Bề mặt cao nguyên bazan ......................................................................62
3.1.5. Đánh giá chung tài nguyên địa hình núi lửa cho phát triển DLST khu
vực nghiên cứu ..................................................................................................64
3.1.6. Đánh giá địa hình núi lửa theo phương pháp bán định lượng ...............69
3.2. Hiện trạng phát triển du lịch thành phố Buôn Ma Thuột và phụ cận .............75
3.2.1. Hiện trạng phát triển du lịch ..................................................................75
3.2.2. Công tác quản lý hoạt động du lịch .......................................................76
3.3. Giải pháp phát triển DLST dựa trên nguồn tài nguyên địa hình núi lửa khu
vực thành phố Buôn Ma Thuột và phụ cận ...........................................................78

ii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3.3.1. Thực trạng khai thác tài nguyên địa hình phục vụ phát triển DLST khu
vực nghiên cứu ..................................................................................................78
3.3.2. Đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên địa hình núi lửa
phục vụ phát triển DLST thành phố Bn Ma Thuột và phụ cận .....................85
KẾT LUẬN ...........................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................93

iii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mơ hình cấu trúc DLST (Phạm Trung Lương, 2001) [14] .........................7
Hình 1.2: Các yếu tố hình thành một điểm đến du lịch núi lửa ................................20
Hình 2.1: Bản đồ vị trí khu vực nghiên cứu ..............................................................28
Hình 2.2: Bản đồ địa chất khu vực nghiên cứu .........................................................30
Hình 2.3: Bản đồ thổ nhưỡng khu vực nghiên cứu ...................................................32
Hình 2.4: Bản đồ phân cấp độ cao khu vực nghiên cứu ...........................................39
Hình 2.5: Bản đồ độ dốc khu vực nghiên cứu...........................................................41
Hình 2.6: Bản đồ phân cắt sâu khu vực nghiên cứu..................................................42
Hình 2.7: Bản đồ phân cắt ngang khu vực nghiên cứu .............................................43
Hình 2.8: Bản đồ địa mạo khu vực nghiên cứu.........................................................50
Hình 3.1: Thác Gia Long ..........................................................................................52
Hình 3.2: Chân thác Gia Long ..................................................................................52
Hình 3.3: Thác Đray Nur ..........................................................................................54
Hình 3.4: Thác Đray Sáp ...........................................................................................54
Hình 3.5: Bazan dạng cột tại thác Đray Nur .............................................................54
Hình 3.6: Vách dựng đứng phía chân thác Đray Sáp ................................................55
Hình 3.7: Thác Trinh Nữ ...........................................................................................56
Hình 3.8: Núi lửa Cư H’lâm......................................................................................58
Hình 3.9: Trần hang C3 .............................................................................................61
Hình 3.10: Cửa hang C3............................................................................................61
Hình 3.11: Cửa hang C9............................................................................................62
Hình 3.12: Vườn điều dưới chân núi lửa ..................................................................63

iv

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Hình 3.13: Vườn thanh long Cư Êbur .......................................................................64

Hình 3.14: Biểu đồ thể hiện giá trị du lịch của các di chỉ địa mạo thơng qua phương
pháp bán định lượng ..................................................................................................70
Hình 3.15: Cổng chào khu du lịch thác Đray Sáp – Gia Long .................................79
Hình 3.16: Sơ đồ khu du lịch thác Đray Nur ............................................................79
Hình 3.17: Một phần miệng núi lửa Cư M’gar bị khai thác để lấy vật liệu xây dựng
và bị phong hóa .........................................................................................................81
Hình 3.18: Bản đồ định hướng du lịch sinh thái khu vực Buôn Ma Thuột và phụ cận
...................................................................................................................................87

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Bảng đánh giá giá trị du lịch của một di chỉ địa mạo theo Pralong (2005)
...................................................................................................................................15
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của thành phố Buôn Ma Thuột giai
đoạn 2010 - 2014 .......................................................................................................36
Bảng 3.1: Đánh giá giá trị du lịch của các di chỉ địa mạo tại Buôn Ma Thuột và phụ
cận theo phương pháp của Pralong (2005)................................................................72

v

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DLST

Du lịch sinh thái

NQ

Nghị quyết




Quyết định

PTBV

Phát triển bền vững

TT

Thông tư

UBND

Ủy ban nhân dân

vi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Du lịch sinh thái là một hình thức du lịch có nguồn gốc từ du lịch thiên nhiên
và du lịch ngoài trời bắt đầu được bàn đến từ những năm đầu của thập kỷ 80 trên
thế giới. Tại Việt Nam, du lịch sinh thái nổi lên từ khoảng giữa thập kỉ 90 và ngày
càng trở nên phổ biến. Hiện nay, du lịch sinh thái được coi như một loại hình du
lịch có trách nhiệm với mơi trường, có tính giáo dục và diễn giải cao về tự nhiên,
đóng góp cho hoạt động bảo tồn và đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.

Tây Nguyên là một vùng đất giàu tiềm năng về du lịch. Đây là vùng đất đã
từng có chế độ kiến tạo tích cực. Những đợt nâng trồi xen kẽ với những đợt ngừng
nghỉ của vùng đất Tây Nguyên dẫn đến việc hình thành các cao nguyên phân bậc.
Đặc biệt, hoạt động nâng cao của khu vực liên quan đến nhiều đợt phun trào của núi
lửa trong suốt Neogen – Đệ Tứ đã tạo nên những dạng địa hình núi lửa độc đáo.
Khu vực Bn Ma Thuột và phụ cận, nơi có nhiều thành tạo địa hình núi lửa rất độc
đáo như các thác nước Trinh Nữ, Đray Nur, Đray Sáp,... hay những miệng núi lửa
cổ như Chư B’luk, Cư H’lâm,... Ngoài ra, khu vực cịn có hệ thống hang động núi
lửa với quy mô thuộc dạng lớn nhất trên thế giới,... Tài nguyên nhân văn cũng là thế
mạnh nổi trội của Đăk Lăk với nhiều di tích lịch sử, các lễ hội gắn liền với đời sống
sinh hoạt của đồng bào các dân tộc anh em trên bề mặt cao nguyên bazan rộng lớn.
Với những đặc điểm trên, có thể thấy Bn Ma Thuột và vùng phụ cận có đầy đủ
những tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái.
Những năm gần đây, khu vực thành phố Bn Ma Thuột đã có những nỗ lực,
chủ động khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, thu hút đầu tư đã tạo nên diện mạo
mới cho du lịch địa phương, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế. Tuy
nhiên, sự phát triển của du lịch vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa phát huy hết
tiềm năng của các dạng tài nguyên của khu vực, đặc biệt là tài nguyên địa hình núi
lửa. Du lịch cịn phát triển thiếu tính bền vững, thiếu sự liên kết với các khu vực,
tỉnh thành khác trong vùng. Việc giải quyết mâu thuẫn giữa bảo về môi trường sinh

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thái với đẩy mạnh phát triển du lịch để mang lại nguồn lợi cho địa phương chỉ có
con đường phát triển du lịch sinh thái một cách khoa học và bền vững dựa trên
không gian các vùng địa lý đặc thù, đặc biệt là khơng gian các vùng địa hình núi lửa
ở khu vực.

Các vấn đề nêu trên là lý do để học viên lựa chọn đề tài cho luận văn tốt
nghiệp của mình là: “Nghiên cứu đánh giá tài nguyên địa hình núi lửa phục vụ
phát triển du lịch sinh thái khu vực thành phố Buôn Ma Thuột và phụ cận”.
2. Mục tiêu
Đánh giá tiềm năng và giá trị của tài nguyên địa hình núi lửa nhằm nâng cao
hiệu quả phát triển du lịch sinh thái khu vực thành phố Buôn Ma Thuột và phụ cận.
3. Nội dung, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về tài nguyên địa mạo cho
phát triển du lịch;
- Nghiên cứu đánh giá nguồn gốc, đặc điểm địa mạo và tiềm năng của tài
nguyên địa hình núi lửa phục vụ phát triển du lịch sinh thái của khu vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và định hướng phát triển các dạng tài
nguyên địa hình núi lửa cho phát triển du lịch sinh thái khu vực thành phố Buôn Ma
Thuột và phụ cận;
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để giải quyết được các nội dung trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thu thập, phân tích, đánh giá và tổng quan các tài liệu đã được công bố liên
quan đến nội dung của đề tài;
- Khảo sát thực địa;
- Xây dựng các bản đồ, sơ đồ: bản đồ phân cấp độ cao, độ dốc, phân cắt
ngang, phân cắt sâu, bản đồ địa mạo, sơ đồ định hướng phát triển du lịch;

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Hoàn thiện báo cáo.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:Là các dạng tài nguyên địa hình có nguồn gốc núi
lửa và định hướng ứng dụng các dạng tài ngun đócho mục đích phát triển du lịch
sinh thái khu vực nghiên cứu, từ đó đưa ra giải pháp sử dụng bền vững dạng tài
nguyên này.
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu bao gồm khu vực thành phố
Buôn Ma Thuột và các khu vực phụ cận.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học:Làm rõ được cơ sở khoa học, cơ sở lý luận về nghiên
cứu, đánh giá tài nguyên địa hình núi lửa cho phát triển du lịch sinh thái.
- Ý nghĩa thực tiễn:Nghiên cứu sẽ góp phần phát huy hết tiềm năng cũng
như giá trị của các dạng tài nguyên địa hình núi lửa cho phát triển du lịch một cách
bền vững khu vực Buôn Ma Thuột và vùng phụ cận
6. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu địa mạo
+ Phương pháp trắc lượng hình thái
+ Phương pháp kiến trúc – hình thái
+ Phương pháp nguồn gốc hình thái
+ Phương pháp địa mạo động lực
- Phương pháp phân tích bán định lượng đánh giá tài nguyên địa mạo phục
vụ phát triển du lịch
- Các phương pháp khác
+ Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu
+ Phương pháp khảo sát thực địa, điều tra

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


+ Phương pháp bản đồ, viễn thám và GIS

+ Phương pháp chuyên gia
7. Cơ sở tài liệu
Trong quá trình thực hiện, luận vănđược sự hỗ trợ từ đề tài “Nghiên cứu đặc
điểm hình thành và phân bố hang động núi lửa ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ”;
Mã số: QG.17.23, do PGS.TS Đặng Văn Bào làm chủ nhiệm, trong đó học viên
được tham gia quá trình thực địa tại Đắk Lắk và Đắk Nơng.
Ngồi ra, trong nội dung luận văn cũng sử dụng các các bản đồ chuyên đề
như bản đồ địa chất (biên tập lại theo bản đồ địa chất 1:200.000 của Tổng cục Địa
chất), bản đồ địa mạo, thổ nhưỡng (biên tập theo đề tài TN03/T01) và các bản đồ
phân cấp độ cao, độ dốc, phân cắt ngang, phân cắt sâu,… được xây dựng dựa trên
mơ hình số độ cao (DEM) có độ phân giải12,5m được cung cấp bởi Cơ quan vệ tinh
Alaska (Alaska Satellite Facility-ASF) thuộc Viện Địa Vật lý của Trường Đại học
Alaska ( />Luận văn cũng được hoàn thành trên cơ sở các tài liệu, số liệu của học viên
thu thập và nghiên cứu về khu vực thành phố Buôn Ma Thuột và phụ cận thông qua
các đề tài:
- “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho các giải pháp tăng cường liên kết vùng
của Tây Nguyên với Duyên hải Nam Trung Bộ trong sử dụng tài ngun thiên
nhiên, bảo vệ mơi trường và phịng tránh thiên tai”; Mã số TN3/T19, do PGS.TS
Đặng Văn Bào làm chủ nhiệm, hoàn thành năm 2015.
- “Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch, hoạch định không gian
và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch ở Tây Nguyên”; Mã số TN3/TN18, do
GS.TS Trương Quang Hải làm chủ nhiệm, hồn thành năm 2016.
Ngồi ra, luận văn cịn tham khảo các tài liệu đã công bố, lưu trữ trong và
ngồi nước có liên quan. (như niên giám thống kê Đắk Lắk 2015, các bài báo đã
công bố trong Tạp chí Địa chất, Tạp chí Các Khoa học Trái Đất,…)

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



8.Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì nội dung luận bao gồm
3 chương:
Chương 1. Tổng quan vấn đề và phương pháp nghiên cứu
Chương 2. Đặc điểm địa hình núi lửa khu vực thành phố Buôn Ma Thuột và
phụ cận
Chương 3. Đánh giá tài nguyên địa hình núi lửa cho phát triển du lịch sinh
thái khu vực thành phố Buôn Ma Thuột và phụ cận

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu tài nguyên địa mạo cho phát triển du lịch
1.1.1. Khái niệm chung về du lịch và DLST
1.1.1.1. Khái niệm về du lịch
Trong xã hội hiện đại ngày nay, du lịch càng ngày càng trở thành một nhu
cầu không thể thiếu và hoạt động du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ, đóng góp
to lớn cho nền kinh tế quốc dân.Theo Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch (Otawa –
1991): “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngồi mơi trường thường
xun (nơi ở của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn đã được có tổ chức du
lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi khơng phải để tiến hành các hoạt động
kiếm tiền trong phạm vi vùng đến thăm” [6]
Dưới góc độ địa lý du lịch, Pirogionic (1985) cho rằng “Du lịch là một dạng
hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu trú tạm
thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể
chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể theo kèm theo

việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”.
Theo Luật Du lịch (2017), “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến
đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm
liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá
tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” [43]
Như vậy, có thể thấy du lịch là một hoạt động có mục đích của con người,
liên quan tới sự di chuyển và lưu trú tạm thời ngoài nơi cư trú trong một khoảng
thời gian xác định nhằm tham quan, nghỉ dưỡng, khám phá các giá trị về tự nhiên,
kinh tế và văn hóa tại địa điểm du lịch.
1.1.1.2. Khái niệm về du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái(DLST – Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và
rộng, được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau. Đây là một loại hình bắt nguồn từ du

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


lịch thiên nhiên và du lịch ngoài trời.Định nghĩa đầu tiên về DLST được đưa ra năm
1987 bởi Hector Ceballos – Lascurain: “DLST là du lịch vào những khu vực tự
nhiên hầu như khơng bị ơ nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với mục tiêu đặc biệt: nghiên
cứu, thưởng ngoạn, trân trọng phong cảnh, mng thú hỗng dã và các biểu thị văn
hóa được khám phá trong các khu vực này”.
Ở Việt Nam, đây là một lĩnh vực mới du nhập và nghiên cứu từ giữa thập kỷ
90 của thế kỷ XX. Hiện nay, DLST được nghiên cứu dưới 2 quan niệm khác nhau:
loại hình du lịch và quan điểm phát triển du lịch. Theo hội thảo Xây dựng chiến
lược quốc gia về phát triển DLST ở Việt Nam (1999), “DLST là một loại hình du
lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa có tính giáo dục mơi trường và đóng
góp cho các nỗ lực bảo tồn và PTBV với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa
phương”. Nếu hiểu theo nghĩa còn lại, “DLST là một quan điểm phát triển du lịch

nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên”. Theo
đó, nếu cứ đề cao tầm quan trọng về kinh tế mà du lịch đem lại mà không chú ý tới
bảo tồn tài nguyên sẽ dẫn tới một sự phát triển kém bền vững của ngành du lịch.
Qua đó, DLST là một quan điểm phát triển du lịch theo hướng bền vững, kết hợp và
dung hòa các thành phần du lịch thiên nhiên và văn hóa bản địa, du lịch bảo tồn, du
lịch giáo dục môi trường và du lịch hỗ trợ cộng đồng.

Hình 1.1: Mơ hình cấu trúc DLST (Phạm Trung Lương, 2001) [14]

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo
tồn và được phát triển, quản lý theo hướng bền vững về mặt sinh thái. Du khách
đượccung cấp những diễn giải cần thiết về môi trườngđể nâng cao hiểu biết, cảm
nhận được giá trị thiên nhiên và văn hóa mà khơng gây ra những tác động tiêu cực
đối với các hệ sinh thái và văn hóa bản địa. DLST nói theo một định nghĩa nào
chăng nữa thì nó phải hội đủ các yếu tố cần: (1) sự quan tâm tới thiên nhiên và môi
trường; (2) trách nhiệm với xã hội và cộng đồng
1.1.1.3. Các đặc trưng của DLST
DLST gồm 5 đặc trưng chủ yếu sau đây:
- DLST phát triển trên địa bàn phong phú về tự nhiên và các yếu tố văn hóa
bản địa đặc sắc.
- Trong hoạt động DLST, hình thức, địa điểm và mức độ sử dụng cho các
hoạt động du lịch phải được duy trì và quản lý phù hợp cho sự bền vững của hệ sinh
thái, đồng thời hoạt động DLST cũng phải góp phần bảo tồn những giá trị về tự
nhiên và các yếu tố văn hóa bản địa.
- DLST phải gắn liền với giáo dục môi trường bằng các nguồn thông tin,

truyền tải tới du khách thông qua tài liệu, hướng dẫn viên,… qua đó làm thay đổi
thái độ, hành vi của du khách, cộng đồng và toàn ngành du lịch theo hướng có trách
nhiệm hơn với hệ sinh thái, mơi trường.
- DLST phải khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia và hưởng lợi từ
hoạt động du lịch. Qua đó, tăng thêm thu thập, cải thiện đời sống của cộng đồng địa
phương bằng cách cung cấp các phương thức, cơng cụ hay kiến thức để người dân
có thể tham gia vào việc vận hành hoạt động DLST tại địa phương.
- DLST cũng cung cấp các trải nghiệm du lịch với chất lượng cao, thỏa mãn
mong muốn của du khách thông qua sự nâng cao hiểu biết và những kinh nghiệm du
lịch độc đáo mà các loại hình du lịch khác khơng có được [14]

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.1.1.4. Phát triển DLST bền vững
DLST bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các
nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm
đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương
lai (Lê Huy Bá, 2006).
Phát triển DLST bền vững khơng những đóng góp tích cực cho sự PTBV mà
còn làm giảm tối thiểu các tác động của khách du lịch đến văn hóa và mơi trường,
đảm bảo cho các địa phương được hưởng nguồn lợi tài nguyên do du lịch mang lại
và cần chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo vệ tài nguyên và môi
trường.
Ba yếu tố cần thiết cho sự PTBV của hoạt động DLST bao gồm:
- Thị trường thế giới về những điểm du lịch mới và các sản phẩm DLST
ngày càng gia tăng và phát triển.
- Phát triển du lịch phải coi trọng việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, các hệ

sinh thái và bảo vệ môi trường.
- Du lịch phải trực tiếp hoặc gián tiếp mang lại nhiều lợi ích về vật chất, kinh
tế và cải thiện phúc lợi xã hội cho các cộng đồng.
Qua đó, phát triển DLST bền vững phải đảm bảo phát triển cân bằng 3 mục
tiêu sau: nâng cao sức khỏe, trình độ văn hóa cộng đồng; tăng trưởng GDP và bảo
vệ tài ngun, mơi trường.
1.1.2. Tài ngun địa mạo
Theo Đào Đình Bắc (2008), Địa mạo học là một bộ khoa học nghiên cứu địa
hình bề mặt Trái Đất về các mặt hình thái, nguồn gốc phát sinh và lịch sử phát triển.
Nó không những nghiên cứu những quy luật biến đổi hiện tại mà cả quá khứ cũng
như hướng phát triển tương lai của địa hình mặt đất [4].
Các yếu tố hợp thành địa mạo có thể phân chia một cách đơn giản bao gồm
(theo Panizza, 1996): tài nguyên địa mạo và tai biến địa mạo.Trong đó, tài nguyên

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


địa mạo bao gồm các nguyên liệu thô (liên quan tới quá trình địa mạo) và địa hình –
bao gồm loại có lợi ích cho con người cũng như loại có thể trở nên có lợi ích tùy
thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội và khoa học công nghệ. Tai biến địa mạo có thể
định nghĩa như là khả năng xảy ra các hiện tượng liên quan tới tính khơng ổn định
của địa mạo và cường độ có thể xảy ra trong một phạm vi lãnh thổ trong một
khoảng thời gian xác định [49]
Cũng theo Panizza, quá trình địa mạo nếu có giá trị thì đều có thể coi là tài
sản, đồng thời nếu các giá trị này được sử dụng thì chúng sẽ trở thành tài nguyên
thiên nhiên:
Nguyên liệu thơ địa mạo (có giá trị)→ Tài sản địa mạo (được sử dụng) → Tài nguyên địa mạo
Địa hình là một yếu tố rất quan trọng trong đánh giá địa mạo. Nếu địa hình có

giá trị nó có thể trở thành tài sản địa mạo và theo đó, có thể trở thành tài nguyên địa
mạo nếu được sử dụng bởi con người, tùy thuộc và điều kiện kinh tế, xã hội và công
nghệ. Theo Panizza, các giá trị sau có thể giúp địa hình trở thành tài ngun địa mạo là:
- Giá trị khoa học
- Giá trị văn hóa
- Giá trị kinh tế xã hội
- Giá trị cảnh quan
Xét theo quan điểm khoa học và trong lĩnh vực địa mạo, điểm quan trọng của
giá trị tài nguyên có thể đánh giá theo 4 yếu tố:
a) Là một mơ hình phát triển địa mạo: ví dụ như karst hay trụ đất.
b)Được sử dụng cho mục đích giáo dục: ví dụ như một khu vực cằn cỗi hay hiện tượng
uốn khúc của sơng.
c)Là một minh họa cổ địa mạo, ví dụ như đồi băng tích Pleistocen hay thềm sơng.
d) Địa hình có thể được xem xét là có giá trị địa mạo bởi các khía cạnh khoa học khi
địa hình trở thành sự hỗ trợ sinh thái, bởi địa hình góp phần là môi trường sống chọn

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


lọc của dành riêng cho các loài động, thực vật và là yếu tố không thể thiếu trong một hệ
sinh thái.
Mối yếu tố trên có thể mang giá trị cao hơn hay thấp hơn tùy thuộc vào sự hiếm
có của nó, nghĩa là tầm quan trọng trong khơng gian, theo đó, các mức độ quan trọng
khác nhau có thể quy cho một trong 4 loại đặc trưng đã xác định ở trên: địa phương,
khu vực, siêu khu vực và toàn cầu.
Xét theo quan điểm văn hóa, một tài sản địa mạo có thể thuộc về nghệ thuật hay
truyền thống văn hóa, ví dụ như tranh vẽ về các cảnh quan đẹp, hay những ngôi đền,
chùa được xây dựng trên những ngọn núi,… Ngoài ra, khi con người được tiếp cận với

những giá trị này có thể làm tăng nhận thức, hiểu biết của mình.
Xét theo quan điểm kinh tế - xã hội, một tài sản địa mạo có thể có giá trị nếu
được sử dụng cho mục đích du lịch, thể thao,…
Cuối cùng, theo quan điểm cảnh quan, tài sản địa mạo có giá trị tùy thuộc vào
sự cảm nhận của con người, sự hấp dẫn, thu hút của tài sản địa mạo đó đối với con
người. Do đó, xét về mặt cảnh quan, giá trị của tài sản địa mạo thường được đánh giá
mang tính chủ quan của mỗi cá nhân.
1.1.3. Địa hình núi lửa
Hoạt động núi lửa là một trong những yếu tố đóng góp trong q trình địa
mạo. Các hoạt động của núi lửa chủ yếu liên quan tới việc giải phóng magma nóng
chảy từ sâu trong lòng đất. Khi chúng được phun lên trên bề mặt trái đất sẽ được gọi
là dung nham. Dung nham sau khi bị làm nguội trên bề mặt, chúng sẽ đông lại và có
thể hình thành nhiều dạng địa hình ngoạn mục.
Các dạng địa hình hình thành từ hoạt động của núi lửa phụ thuộc chủ yếu vào
loại hình núi lửa và loại vật liệu mà núi lửa đó tạo ra. Ngồi ra, các núi lửa có thể
khơng chỉ phun trào một lần duy nhất mà có thể trải qua nhiều chu kì hoạt động, qua
đó, mỗi chu kì hoạt động sẽ đều tác động lên bề mặt địa hình xung quanh, tạo nên
nhiều dạng địa hình núi lửa. Trong đó, có những dạng địa hình ngun thủy, hình

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thành trực tiếp từ hoạt động của núi lửa như những miệng núi lửa, cao nguyên
bazan, hang động núi lửa; cịn có những dạng địa hình thứ sinh như những thác
nước có nguồn gốc núi lửa (hình thành do nguồn gốc dòng chảy kết hợp với hoạt
động của núi lửa),…
Giống như các nguyên liệu thô địa mạo khác, các dạng địa hình núi lửa trên
đều có giá trị, và khi những giá trị của chúng được sử dụng cho những mục đích

khác nhau thì chúng trở thành tài ngun địa hình núi lửa.
1.1.4. Tài nguyên địa mạo trong phát triển du lịch
Có thể nói, du lịch là một ngành kinh tế phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tài
nguyên của mỗi khu vực. Sự phát triển của du lịch cũng như loại hình du lịch được
lựa chọn thường định hướng bởi những tài nguyên có sẵn tại khu vực đó. Tài
nguyên được sử dụng trong phục vụ phát triển du lịch thường bao gồm 2 loại là tài
nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Tài nguyên nhân văn bao gồm các giá
trị về di tích lịch sử, phong tục tập quán, văn hóa bản địa, các lễ hội hay làng nghề
truyền thống,… Tài nguyên thiên nhiên trong du lịch là tổng thể các thành phần tự
nhiên góp phần khơi phục và phát triển thể lực, trí lực, khả nănglao động cà sức
khỏe được sử dụng cho phục vụ nhu cầu cũng như sản xuất dịch vụ du lịch.
Tài nguyên địa hình – địa mạo có vai trị cực kì quan trọng trong phát triển
du lịch, đặc biệt đối với DLST.
- Các quá trình địa mạo tạo ra các dạng, kiểu địa hình đặc trưng cho mỗi khu
vực, góp phần tạo nên cảnh quan có giá trị thu hút khách du lịch tham quan. Đối với
địa hình đồng bằng dù tương đối đơn điệu về ngoại cảnh nhưng là nơi dân cư tập
trung cao, là nơi hội tụ các nền văn minh với nhiều tài nguyên du lịch nhân văn, đặc
biệt là các di tích lịch sử, văn hóa. Địa hình đồi, trung du thường tạo ra khơng gian
thống đãng, là nơi dân cư tập trung tương đối đông đúc, lại thường tập trung nhiều
di tích khảo cổ, tài nguyên văn hóa, lịch sử độc đáo, đồng thời độ cao địa hình
khơng lớn dễ thuận tiện cho giao thơng, tạo khả năng phát triển các loại hình du lịch
tham quan theo chun đề. Địa hình núi có ý nghĩa rất lớn với phát triển du lịch, với

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nhiều cảnh quan rộng lớn, hùng vĩ, thuận lợi cho DLST hay các loại hình du lịch thể
thao, leo núi,… Địa hình bờ biển là nơi chuyển giao giữa đất liền với biển, có thể

tạo ra nhiều bãi tắm đẹp, thích hợp với du lịch nghỉ dưỡng gắn liền với biển.
- Địa hình cũng cung cấp các cơ sở cho hoạt động du lịch, trên bề mặt địa
hình là các cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ cho du lịch. Hầu như tất cả các hoạt
động du lịch đều diễn ra trên bề mặt địa hình và phụ thuộc vào địa hình. Mặt khác,
địa hình cũng có thể trở thành một nhân tố giới hạn, hạn chế sự phát triển của du
lịch (các bề mặt dễ xảy ra xói mịn, trượt lở,…)
Tài ngun địa hình, địa mạo và du lịch có mối quan hệ tương tác lẫn nhau,
có thể hỗ trợ, thúc đẩy phát triển nhưng cũng có thể kìm hãm nhau. Địa hình tạo nên
loại hình du lịch phù hợp, chi phối tới sự phát triển du lịch của khu vực, là một phần
cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch nhưng cũng chính nó có thể hạn chế du lịch thơng qua
các loại hình tai biến thiên nhiên liên quan tới địa hình. Ngược lại, du lịch thông qua
giá trị kinh tế đem lại cũng tạo cơ sở cho việc bảo vệ, tơn tạo địa hình, phịng chống
các tai biến liên quan tới địa hình nhưng cũng chính sự phát triển của du lịch có thể
làm thay đổi hình thái địa hình (như làm đường giao thơng phục vụ du lịch,…)
1.1.5. Đánh giá tài nguyên địa mạo cho phát triển du lịch
Để nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử phát triển của một lãnh thổ trong một khoảng
thời gian và quy mô không gian xác định, trước tiên cần tìm hiểu, đánh giá di chỉ
địa mạo (geomorphosites) tại khu vực nghiên cứu. Di chỉ địa mạo nằm trong hệ
thống các di chỉ địa học (geosites) – theo Bách khoa toàn thư về địa mạo học [46],
di chỉ địa học là những phần địa quyển có ý nghĩa quan trọng đặc biệt để nhận thức
về lịch sử trái đất. Di chỉ địa học không bị giới hạn về không gian, về mặt khoa học
có thể phân biệt được với môi trường xung quanh một cách rõ ràng. Di chỉ địa học
là các điểm địa chất hoặc địa mạo có giá trị khoa học (ví dụ: kiểu địa tầng trầm tích,
thềm biển liên quan đến thời kỳ biển tiến), giá trị văn hóa/lịch sử (ví dụ: giá trị tơn
giáo hoặc huyền bí), giá trị thẩm mỹ (ví dụ: một số cảnh quan núi hoặc bờ biển) và
/hoặc giá trị xã hội/kinh tế (ví dụ: các cảnh quan thẩm mỹ như là điểm đến của du

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



khách) do nhận thức hoặc khai thác của con người.
Di chỉ địa mạo – theo Panizza (2001) định nghĩa gồm các thành tạo địa hình
và quá trình phát triển dạng địa hình nào đó có những đặc điểm thu hút du lịch. Di
chỉ địa mạo mang giá trị khoa học, văn hóa, lịch sử, thẩm mĩ và kinh tế - xã hội.
Năm 2005, Pralong đã đưa ra bảng đánh giá bán định lượng giá trị du lịch
của di chỉ địa mạo như sau [48]:

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Bảng 1.1: Bảng đánh giá giá trị du lịch của một di chỉ địa mạo theo Pralong (2005)
Điểm

Đặc

Tiêu chí

trƣng
Khoa học

Tầm quan trọng cổ địa lý (các yếu tố để tái thiết)
Đại diện (tầm quan trọng trong phân biệt với các
kiểu phát triển địa hình)
Bề mặt (phần trăm trong khu vực)
Tính duy nhất (sự khan hiếm trong vùng – số lượng
di chỉ xuất hiện)

Tính tồn vẹn (phần trăm cịn lại sau q trình tự

(0,25)

(0,5)

(0,75)

(1)

Khơng có

Thấp

Trung bình

Cao

Rất cao

Khơng có

Thấp

Trung bình

Cao

Rất cao


-

<25

25-50

50-90

>90

>7

5-7

3-4

1-2

Duy nhất

Hư hịng

Hư hỏng

nhiều

trung bình

Bị phá hủy


nhiên hay can thiệp của con người)

Thẩm mỹ

(0)

Hư hỏng ít

Ngun
vẹn

Tầm quan trọng sinh thái

-

Giảm

Trung bình

Cao

Rất cao

Số lượng điểm có thể thấy được

-

1

2-3


4-6

>6

Khoảng cách trung bình tới khu dân cư

-

< 50m

50-200m

200-500m

>500m

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Điểm

Đặc

Tiêu chí

trƣng


Lịch sử
Văn hóa

(0)

(0,25)

(0,5)

(0,75)

(1)

Diện tích di chỉ trong quan hệ với các di chỉ tương tự

-

Nhỏ

Trung bình

Lớn

Rất lớn

Độ cao so với mặt biển (từ hùng vĩ cho tới đơn điệu)

0

Thấp


Trung bình

Cao

Rất cao

Màu sắc tương phản (sự tương phản của cảnh quan)

Đồng nhất

nhau

Khác nhau

Khác nhau Màu tương
trung bình

phản

Liên kết

Liên kết

Liên kết

trung bình

mạnh


phức tạp

Văn hóa và lịch sử liên quan đến di chỉ

-

Liên kết ít

Thể hiện trong tín ngưỡng (tranh vẽ, điêu khắc,…)

-

1-5

6-20

20-50

>50

Sự xuất hiện trong lịch sử, khảo cổ học, kiến trúc

-

Giảm

Trung bình

Nhiều


Rất nhiều

Sự liên quan đến tín ngưỡng, truyền thống, đức tin

-

Giảm

Trung bình

Nhiều

Rất nhiều

-

Hiếm

Dày đặc

Hàng năm

Đường

Đường

Các sự kiện văn hóa – lịch sử (ngày kỉ niệm, ngày lễ
liên quan tới tầm quan trọng của di chỉ)
Kinh tế


Ít khác

Khả năng tiếp cận

mòn > 1km mòn > 1km

Thỉnh
thoảng
Đường địa

Đường

phương

khu vực

16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add

Quốc lộ


×