Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nhận biết kim loại và hợp chất của kim loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.84 KB, 4 trang )

Trắc nghiệm: Nhận biết kim loại và hợp chất của kim loại
Chun đề mơn Hóa học lớp 9
Chun đề Hóa học lớp 9: Trắc nghiệm: Nhận biết kim loại và hợp chất của kim loại được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới
các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt mơn Hóa học lớp 9 hiệu quả
hơn. Mời các bạn tham khảo.

Bài tập Nhận biết kim loại và hợp chất của kim loại
Bài 1: Hãy dùng một hóa chất để nhận biết 6 lọ hóa chất bị mất nhãn đựng các dung dịch sau:K2CO3, (NH4)2SO4, MgSO4,
Al2(SO4)2, FeCl3.

A. AgNO3 B. BaCl2 C. HCl D. NaOH
Bài 2: Chỉ dùng một thuốc thử hãy nhận biết ba chất đựng trong ba bình mất nhãn Al, Al2O3, Mg.
A. HCl B. NaCl C. NaOH D. AgNO3
Bài 3: Thuốc thử để nhận biết 3 lọ đựng hỗn hợp dạng bột bị mất nhãn như sau: (Al + Al2O3), (Fe + Fe2O3) và (FeO + Fe2O3).
A. HCl, NaOH B. NaOH C. KOH D. H2SO4
Bài 4: Có 5 gói bột màu tương tự nhau: CuO; FeO; MnO2; Ag2O; (Fe+FeO) có thể dùng dd nào để phân biệt các chất trên?
A. HCl B. NaOH C. KOH D. H2SO4
Bài 5: Có 8 dung dịch chứa: NaNO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, Na2SO4, MgSO4, FeSO4, CuSO4. Hãy nêu 2 thuốc
thử cần để nhận biết 8 dung dịch trên

A. NaOH, NaCl B. HCl, NaCl C. NaOH, BaCl2 D. HCl, NaOH
Bài 6: Phân biệt 9 chất rắn sau bằng 2 hóa chất tự chọn: Ag2O, BaO, MgO, MnO2, Al2O3, FeO, Fe2O3, CaCO3, CuO? Hỏi 2
hóa chất đó là gì?

A. H2O, HCl đặc nóng B. H2O, NaOH
C. H2O, quỳ tím D. H2O, phenolphtalein
Bài 7: Chỉ sử dụng 1 hóa chất hãy nhận biết các dung dịch sau: MgCl2, FeCl2, FeCl3 , AlCl3
A. HCl B. H2O C. AgNO3 D. NaOH
Bài 8: Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất. hãy nhận biết các gọi bột màu đen không nhãn: Ag2O, MnO2, FeO, CuO?
A. NaOH B. HCl C. H2SO4 D. Ba(OH)2
Bài 9: Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất, hãy nhận biết các dung dịch mất nhãn: NH4Cl, MgCl2, FeCl2, AlCl3, CuCl2.


A. NaOH B. HCl C. H2SO4 D. Ba(OH)2
Bài 10: Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt cặp chất sau đây, chỉ được dung một thuốc thử thích hợp: Dung dịch
MgCl2 và FeCl2.

A. Mg B. NaOH C. HCl D. A hoặc B
Đáp án và hướng dẫn giải
1. D

2. C

3. A

4. A

5. C

6. A

7. D

8. B

9. A

10. D

Bài 1: Trích mẫu thử, đánh số thứ tự từ 1 đến 5, sau đó nhỏ dd NaOH vào 5 mẫu thử.
- Trường hợp xuất hiện khí mùi khai bay ra thì chất ban đầu là (NH4)2SO4:



2NaOH + (NH4)2SO4 → Na2SO4 + 2NH3↑ + 2H2O
- Trường hợp xuất hiện kết tủa trắng, chất ban đầu là MgSO4:
MgSO4 + NaOH → Na2SO4 + Mg(OH)2↓
- Trường hợp xuất hiện kết tủa keo trắng, tan dần trong dung dịch kiềm dư thì chất ban đầu là Al2(SO4)3:
MgCl2 + NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl
6NaOH + Al2(SO4)3 → 2Al(OH)3↓ + 3Na2SO4
NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 +2H2O
- Trường hợp xuất hiện kết tủa nâu đỏ, chất ban đầu là FeCl3:
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl
- Trường hợp khơng có hiện tượng gì xảy ra là K2CO3.
⇒ Chọn D.

Bài 2: Trích mẫu thử, đánh số từ 1 đến 3, sau đó nhỏ vài giọt NaOH vào 3 mẫu thử.
- Trường hợp có sủi bọt khí, chất rắn tan thì chất ban đầu là Al:
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
- Trường hợp chất rắn tan thì chất ban đầu là Al2O3:
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
- Trường hợp không có hiện tượng gì xảy ra thì chất ban đầu là Mg.
⇒ Chọn C.

Bài 3:
- Trích mẫu thử, đánh số thứ tự từ 1 đến 3, sau đó cho dd HCl dư vào các mẫu thử, thấy có 2 mẫu tan hồn tồn và có khí thốt
ra là (Fe + Fe2O3), (Al + Al2O3), có 1 mẫu tan hồn tồn và khơng có khí thốt ra là (FeO + Fe2O3) → Nhận biết được (FeO +
Fe2O3).
- Trích mẫu thử 2 mẫu chưa nhận biết, đánh số 1, 2, sau đó cho dd NaOH dư vào các mẫu thử, thấy một mẫu tan hồn tồn và
có khí thốt ra đó là (Al + Al2O3), mẫu cịn lại khơng có hiện tượng gì là (Fe + Fe2O3).
PTHH chứng minh:
Fe + HCl → FeCl2 + H2
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
⇒ Chọn A.

Bài 4:
Trích mẫu thử, đánh số thứ tự từ 1 đến 5, sau đó nhỏ dd HCl vào các mẫu thử:
- Trường hợp tạo dd màu xanh lam là muối của Cu2+, vậy chất đầu là CuO:
CuO +2HCl → CuCl2 + H2O
- Trường hợp tạo dd có màu xanh rất nhạt (có thể khơng màu) là muối của Fe2+, vậy chất đầu là FeO:
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O


- Trường hợp chất rắn bị hịa tan có khí thoát ra, chất ban đầu là (Fe + FeO):
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
- Trường hợp dung dịch tạo ra có kết tủa màu trắng, thì chất ban đầu là Ag2O
Ag2O + 2HCl → 2AgCl + H2O
- Trường hợp không xảy ra hiện tượng gì là MnO2.
⇒ Chọn A.

Bài 5: Trích mẫu thử đánh thứ tự từ 1 đến 8, cho dd BaCl2 vào các mẫu thử.
- Nhóm 1: Tạo kết tủa trắng thì chất ban đầu là MgSO4, FeSO4, Na2SO4, CuSO4.
- Nhóm 2: Khơng có kết tủa thì chất ban đầu là NaNO3, Mg(NO3), Fe(NO3), Cu(NO3)
Cho NaOH vào nhóm 1.
+ Trường hợp tạo kết tủa trắng thì chất ban đầu là Mg(OH)2:
MgSO4 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + Na2SO4
+ Trường hợp tạo kết tủa trắng xanh hóa nâu đỏ trong khơng khí thì chất ban đầu là FeSO4:
FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + Na2SO4

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
+ Trường hợp tạo kết tủa màu xanh lam là CuSO4:
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
+ Trường hợp khơng có hiện tượng nào xảy ra là Na2SO4.
Cho NaOH vào nhóm 2, hiện tượng tương tự như nhóm 1, giúp ta nhận biết 4 chất nhóm 2.
⇒ Chọn C.

Bài 6:
Hai thuốc thử là H2O và HCl đặc, nóng.
Trích mẫu thử, đánh số từ 1 đến 9, cho nước vào các mẫu thử.
- BaO tan trong nước, các chất khác không tan
BaO + H2O → Ba(OH)2
- Dùng Ba(OH)2 nhận biết Al2O3, vì Al2O3 ta trong Ba(OH)2.
Al2O3 + Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2 + H2O
- Dùng HCl nhận biết các mẫu thử còn lại.
+ Trường hợp tạo dd màu xanh lam là muối của Cu2+, vậy chất đầu là CuO:
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
+ Trường hợp tạo dd có màu xanh rất nhạt (có thể khơng màu) là muối của Fe2+, vậy chất đầu là FeO:
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
+ Trường hợp dung dịch tạo ra có kết tủa màu trắng, thì chất ban đầu là Ag2O
Ag2O + 2HCl → 2AgCl +H2O
+ Trường hợp có khí màu vàng lục nhạt thốt ra, mẫu thử là MnO2.
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O


+ Trường hợp sủi bọt khí là CaCO3.
CaCO3 + HCl → CaCl2 + H2O + CO2
+ Trường hợp tạo dung dịch màu nâu vàng là muối của Fe3+, vậy mẫu thử là Fe2O3.
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
+ Trường hợp dung dịch không màu là muối của Mg2+, vậy mẫu thử là MgO

MgO + HCl → MgCl2 + H2O
⇒ Chọn A.

Bài 7:
Trích mẫu thử, đánh số từ 1 đến 4, cho dd NaOH vào 4 mẫu thử.
- Trường hợp có kết tủa màu trắng xanh, sau đó hóa nâu trong khơng khí thì chất ban đầu là FeCl2:
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ +2NaCl
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
- Trường hợp có kết tủa màu xanh thì chất ban đầu là CuCl2:
CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaCl
- Trường hợp có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan, chất ban đầu là AlCl3:
3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3↓ + 3NaCl
NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O
- Trường hợp có kết tủa trắng thì chất ban đầu là MgCl2:
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl
⇒ Chọn D.

Bài 8: Tương tự bài 4.
⇒ Chọn B.

Bài 9: Tương tự bài 7.
Riêng trường hợp NH4Cl tác dụng với NaOH sẽ có khí mùi khai thốt ra là khí NH3.
⇒ Chọn A.

Bài 10: Tương tự bài 7.
- Cách 1: Sử dụng NaOH.
- Cách 2: Nhúng thanh kim loại Mg vào dd muối FeCl2, kim loại mạnh sẽ đẩy kim loại yếu ra khỏi muối → Xảy ra phản ứng, kim
loại bị đẩy ra sẽ bám vào thanh kim loại. Ta cân khối lượng thanh kim loại trước vào sau khi nhúng vào dd sẽ thấy sự thay đổi
khối lượng của nó → Có xảy ra phản ứng → Nhận biết 2 muối.
⇒ Chọn D.


Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Hóa học 9: Trắc nghiệm: Nhận biết kim loại và hợp chất của kim loại. Để có
kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Hóa học 9, Giải bài tập Hóa học lớp
9, Giải bài tập Vật Lí 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.



×