Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.29 KB, 3 trang )
Sự khác biệt giữa không gian màu Adobe
RGB và sRGB
Adobe RGB 1998 và sRGB IEC61966-2.1 (gọi tắt là sRGB), là hai không gian
màu thông dụng dùng trong nhiếp ảnh số. Nó có những đặc điểm và công dụng
không giống nhau, tùy nhu cầu công việc mà chọn không gian màu làm việc nào,
để có được hiệu suất cao nhất.
- sRGB là không gian màu RGB được hai hãng HP và Microsoft đưa ra nhằm tạo
ngưỡng giới hạn màu dùng cho các thiết bị hiển thị hình ảnh. Và bởi vì nó được
giới thiệu như một kiểu "ước lượng tốt nhất" đáp ứng được hầu hết các màn hình
hiển thị, nên được xem như không gian màu tiêu chuẩn dùng hiển thị hình ảnh trên
internet. Giới hạn sắc độ của sRGB chỉ đạt được khoảng 35% không gian màu
"thấy được" theo tiêu chuẩn CIE. Dù khá hẹp, nhưng cho đến giờ, nó vẫn được
xem là không gian màu "hữu hiệu" đáp ứng khá tốt nhu cầu phổ dụng trong hầu
hết các ứng dụng liên quan đến màu.
- Adobe RGB 1998 được thiết kế bởi Adobe System, Inc., nó phủ trùm hầu hết
các màu vật chất trên không gian màu CMYK của các thiết bị in ấn, mặc dù nó
vẫn là không gian màu RGB trên màn hình hiển thị của máy tính. Nó mở rộng ra
đến khoảng 50% phổ màu thấy được, và mở rộng về phía sắc lục và lục-lam
(cyan), so với không gian màu sRGB.
So sánh phổ màu:
Dãy sắc độ của Adobe RGB mở rộng hơn sRGB về vùng tối khoảng 25%, vùng
giữa 50%, và vùng sáng đến 75%.
Sắc độ lục và lục-lam của không gian màu Adobe RGB dồi dào hơn của sRGB,
trên tất cả các vùng sắc độ. Ngưỡng 50% được dùng để so sánh hai không gian
màu này.
Ở bản in:
Tất cả dãy sắc độ của Adobe RGB đều có thể được thấy trên màn hình máy tính,
nhưng khả năng tái tạo trên bản in thì sao? Dù sao thì người ta vẫn có thể bổ sung
thêm màu vào trong các trình xử lý, cũng như "nhấn màu" tại máy in. Sau đây là
bản so sánh hai không gian màu này trên máy in Fuji Frontier 390, và Canon
iP9900 (máy in phun cao cấp với 8 bình mực, và in trên giấy hình chuyên nghiệp).