Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

(TIỂU LUẬN) TIỂU LUẬN CUỐI kì đ ề tài tác ĐỘNG TIN GIẢ TRÊN MẠNG xã hội VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.66 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

Đ Ề TÀI: TÁC ĐỘNG TIN GIẢ TRÊN MẠNG
XÃ HỘI VIỆT NAM
Học phần

: Nhập môn năng lực thông tin

Mã học phần

: LIB1050 2

Giảng viên

: Nguyễn Thị Trang Nhung

Sinh viên thực : Hoàng Thanh Thảo 21030146 Báo chí QH-2021X
hiện (nhóm 12)

Vũ Huyền Anh 20031183 Nhật Bản học NB-2020X

Hồng Thị Thúy Ngân 21030332 Báo chí QH-2021X
Hoàng Thị Khánh Thương 21031231 QHCC- 2021X
Nguyễn Ngọc Diễm Quỳnh 21030345 Báo chí QH-2021X
Nguyễn Minh Thu 21030349 Báo chí QH-2021X

Hà Nội, tháng 5 năm 2022




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………..1
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TIN GIẢ (FAKE NEWS)…………..2
1.

Tin giả (fake news)…………………………………………………………

2 Mạng xã hội và tin giả trên mạng xã hội…………………………………..
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG TIN GIẢ TRÊN MXH TẠI VIỆT NAM TRONG
THỜI KÌ DỊCH BỆNH COVID-19 VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NĨ ĐẾN CƠNG
CHÚNG………………………………………………………………………..

1.

Tin giả trong thời kì dịch bênh Covid-19………………………………..

2.

Tác động của tin giả đến công chúng…………………………………….

CHƯƠNG III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ HẠN CHẾ TIN GIẢ…………..
1.

Đối với nhà nước, pháp luật………………………………………………..

2.

Đối với cơ quan báo chí, nhà báo………………………………………….


3.

Đối với cơng chúng………………………………………………………..

KẾT LUẬN…………………………………………………………………….16
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………..16

MỞ ĐẦU
Ngày nay, tất cả chúng ta đang sống trong thời đại của công nghệ, thời đại của sự bùng
nổ thơng tin một cách nhanh chóng. Bên cạnh 4 loại hình báo chí cung cấp các thơng tin
trong và ngồi nước, các vấn đề nổi bật trong xã hội là báo in, báo điện tử, báo truyền
hình, báo nói thì mạng xã hội hiện nay cũng là một trong những kênh chia sẻ thông tin
về mọi vấn đề trong đời sống. Chúng ta không thể phủ nhận rằng, mạng xã hội kể từ khi
ra đời đã mang lại cho con người những kênh kết nối mạnh mẽ, đưa chúng ta xích lại
gần nhau, bất chấp khoảng cách khơng gian, địa lý. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích
cực mà nó đem đến thì khơng thể tránh khỏi những tác động tiêu cực mà nó mang lại,
mà điển hình chính là vấn đề tin giả (Fake News) tràn lan trên các kênh mạng xã hội, đặc
biệt trong thời kì dịch bệnh covid 19 vấn đề này càng trở nên nhức nhối. Từ những lý do
trên, nhóm tác giả quyết định lựa chọn “Tin giả trên


mạng xã hội tại Việt Nam trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 và các tác động của
chúng” làm đề tài nghiên cứu.
Tin giả trên MXH thu hút nhiều sự chú ý của cơng chúng, ví dụ như: cách chữa
COVID-19, F0 tăng nhanh, những chỉ thị của Chính phủ…Nhưng nhóm tác giả
lựa chọn đối tượng nghiên cứu của đề tài là tin giả trong dịch bệnh COVID19.Trong giới hạn nghiên cứu đề tài, chúng tôi chủ yếu nghiên cứu, khảo sát các
tin, bài, chuyên mục và những thảo luận của công chúng trên mạng xã hội có nội
dung liên quan đến vấn đề COVID-19. Phạm vi thời gian: từ ngày 14 tháng 07
năm 2021 đến ngày 30 tháng 12 năm 2021


CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIN GIẢ (FAKE NEWS)
1.

Tin giả (fake news)

1. 1 Khái niệm tin giả

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông thì trong vài năm
trở lại đây, đặc biệt từ năm 2016 trở đi, cụm từ fake news đã trở nên phổ biến hơn
bao giờ hết và được sử dụng rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Từ điển
Collins đã chọn đây là từ của năm 2017 bởi sức ảnh hưởng lớn của nó và là từ được
tìm kiếm nhiều nhất trên từ điển Oxford vào năm 2016. Trong suốt 4 năm làm Tổng
thống nước Mỹ, Donald Trump đã thường xuyên sử dụng cụm từ này để chỉ trích giới
truyền thơng đưa tin giả, biến nó trở thành cụm từ của thập niên. Vậy tin giả (fake
news) nghĩa là gì, là như thế nào?
“Fake” có nghĩa là giả mạo, nó thường được gắn với các vật dụng, sản phẩm được
làm giả theo các thương hiệu để chỉ hàng nhái, hàng kém chất lượng. Nhưng, “fake” cịn
được gắn với một nhóm thông tin giữa đại dịch thông tin ngày nay và được gọi bằng
thuật ngữ fake news. Theo từ điển Collins Dictionary định nghĩa thì fake news là thơng
tin giả mạo, thơng tin sai và mang tính giật gân, được phát tán dưới hình thức tin tức.
Theo nhà nghiên cứu Marju Himma-Kadakas [14], tin giả còn được gọi là tin rác, tin giả
mạo, là một loại hình báo chí cố ý phát tán các thông tin sai lệch, lừa bịp thông qua
phương tiện truyền thông tin tức truyền thống hoặc các ứng dụng mạng xã hội. Tại Việt
Nam, các trang báo chính thống như báo Tuổi trẻ, báo Vietnamnet,


Thông tấn xã Việt Nam, báo VTV News,… cũng sử dụng cụm từ fake news để chỉ tin
giả, tin sai sự thật mà trong dân gian hay được gọi là tin vịt.
Từ những định nghĩa trên, có thể hiểu rằng: tin giả (fake news) là thuật ngữ để chỉ

tin sai sự thật, tin giả mạo, những thông tin chưa được kiểm chứng nhưng được cố ý
lan truyền dưới các hình thức khác nhau nhằm các mục đích tiêu cực. Cùng với sự
bùng nổ thông tin hiện nay, tin giả đang là vấn nạn toàn cầu và hiện vẫn chưa thể giải
quyết bởi các hình thức tung tin giả ngày nay đang ngày càng được chuyên nghiệp
hóa, dễ dàng lấy được lịng tin của cơng chúng.
1.2 Phân loại tin giả
Đã có rất nhiều các cuộc thảo luận, các bài nghiên cứu về việc xác định và phân
loại tin giả (fake news) nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một quy luật thống nhất là
có bao nhiêu loại tin giả bởi hình thức tung tin giữa bối cảnh truyền thông hiện nay ở
dưới mọi định dạng (video clip, hình ảnh, các trang tin, thông tin trên mạng xã hội,
…). Việc nhất quán gồm bao nhiêu loại tin giả gặp khó khăn khi càng ngày nó càng
tồn tại dưới nhiều hình thức và dưới các góc độ khác nhau.
Năm 2017, nghiên cứu của ba tác giả Tandoc Jr, Wei Lim, Richard Ling [15] tại
Singapore đã phân loại ra 6 kiểu tin giả phổ biến: tin tức châm biếm, tin tức nhại lại,
tin bịa đặt, tin tức lôi kéo vận động, thao túng, quảng cáo và tuyên truyền. Trong
cuốn số tay đào tạo báo chí “Báo chí, tin giả & tin xuyên tạc” [1] đã chỉ ra 6 dạng tin
giả phổ biến: tin bài giật gân có tiêu đề kích thích, tin tun truyền, tin châm biếm,
những bài viết sản phẩm báo chí cẩu thả, bài viết có chứa tin đồn hoặc tuyên bố chưa
được xác minh chứng thực, tin mang tính thù ghét kích động.
Mặc dù mỗi bài nghiên cứu đều được xem xét kỹ lưỡng, phân biệt rõ ràng nhưng
vì chưa có tính thống nhất, cho đến nay chúng ta vẫn thường phân loại tin giả thành 2
kiểu theo UNESCO là:


Thông tin sai lệch/xuyên tạc (disinformation): là thông tin được cố ý tạo ra và cố
ý lan truyền với mục đích tiêu cực. Loại thông tin được tạo ra nhằm làm người
đọc hiểu sai, xuyên tạc sự thật




Thông tin không thật (misinformation): thông tin sai lệch được lan truyền một
cách vô ý, khơng chủ đích, khơng có mục đích gây hại. Có thể do người nói hiểu


sai vấn đề hoặc nghe từ bạn bè, người thân rồi truyền lại, khơng có mục đích gây
hại.


Theo Himma-Kadakas Marju [14], tin giả được sinh ra dưới nhiều hình

thức và được lan truyền dưới nhiều mục đích khác nhau:
- Tin tức định hướng thương mại:tin giả được tung ra chủ yếu là để tăng lưu lượng
tiếp cận cho một website, từ đó gia tăng doanh thu đến từ quảng cáo.
- Tin tức sai lệch chính trị: mục đích chính là để tăng sự ảnh hưởng. Các tin tức
thường được trộn lẫn một phần sự thật. Tuy nhiên, một nửa sự thật thì khơng phải sự
thật.
- Tin tức giả trên mạng xã hội: những bức ảnh kèm câu chuyện sai sự thật lan truyền
trên các trang mạng xã hội.
- Tin châm biếm, hài hước: mục đích chỉ để cho vui nhưng vì tính chất khơng rõ
ràng nên dễ bị lợi dụng, gây hậu quả nghiêm trọng.
1.3 Nguyên nhân dẫn đến việc hình thành tin giả
Với xu thế ngày nay, cơng chúng đang dần tiếp cận thông tin qua mạng xã hội thay
vì báo chí chính thống. Mạng xã hội phát triển một cách vượt bậc đã làm cho kẻ xấu
ngày càng dễ dàng đưa tin giả được tiếp cận nhanh chóng và rộng rãi. Thơng thường,
tin giả được tạo ra có mục đích trục lợi, thu hút lượt xem, lượt thích của cộng đồng
mạng để tạo ra lợi nhuận tài chính. Tuy nhiên, nhiều tin giả được tạo ra với mục đích
xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an tồn xã hội, quyền và lợi ích của tổ chức, cá
nhân. Nhiều tin giả mang nội dung riêng tư, bịa đặt, xuyên tạc nhằm khủng bố tinh
thần và tạo dư luận xã hội trên cộng đồng mạng phục vụ các ý đồ đen tối, ảnh hưởng
đến trật tự an toàn xã hội. Hàng loạt cuộc biểu tình, bạo loạn nổ ra trên thế giới, gây

bất ổn chính trị, xã hội trong thời gian dài ở các quốc gia đều có sự tham gia của tin
giả và mạng xã hội.
Một số nhà báo, biên tập viên, phóng viên hiện nay chỉ vì mải chạy theo nhuận bút
mà đã quên mất việc kiểm chứng thông tin. Trong cuộc chạy đua thông tin, ai cũng
muốn mình đưa tin độc quyền, tin nhanh nhất, sớm nhất nên nhiều lúc đã vơ tình phát
tán tin giả lên mặt báo. Sự vơ tình ấy đã tiếp tay cho kẻ xấu, giúp họ đạt được mục


đích và từ đó các thủ đoạn tung tin ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn. Sự dễ dãi, cẩu
thả trong việc kiểm chứng thông tin của các nhà báo và sự hiếu kỳ ngây thơ của một
bộ phận công chúng là nguyên nhân khiến cho tin giả ngày một gia tăng.
2.

Mạng xã hội và tin giả trên mạng xã hội

2. 1. Khái niệm mạng xã hội

2.1.1. Khái niệm mạng xã hội
Mạng xã hội là một nền tảng trực tuyến giúp người dùng có thể sử dụng mọi
lúc, mọi nơi với nhiều hình thức, nhiều tính năng tiện ích khác nhau giúp ích rất
nhiều cho cuộc sống tinh thần và vật chất và giúp mọi người kết nối với nhau.
2.1.2. Ví dụ điển hình về mạng xã hội
Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 ngày nay, các trang mạng xã hội được
xuất hiện rất nhiều. Phổ biến nhất có thể kể đến các trang MXH như Facebook là một
trang mạng thịnh hành nhất hiện nay với hơn 2,45 tỷ người dùng hàng tháng tính
theo Facebook năm 2019, Youtube với (hơn 2,29 tỷ người dùng tính đến cuối quý 2
năm 2021), Whatsapp (hơn 2 tỷ người dùng tính đến cuối q 2 năm 2021). Ngồi ra
cịn một số ứng dụng cũng rất phổ biến khác như Instagram, Facebook messenger,
Twitter, Tiktok, weibo, douyin,... [2]
2.1.3. Đặc điểm của mạng xã hội

Hiện nay, trên nền tảng trực tuyến xuất hiện rất nhiều trang mạng xã hội. Tuy
nhiên chúng đều có các điểm chung: Các trang mạng xã hội đều được dùng trên nền
tảng internet, mỗi người dùng phải tạo một hồ sơ tài khoản cá nhân riêng và có thể
tự do, chia sẻ những gì mình muốn và thậm chí có thể sử dụng các trang MXH đó để
kinh doanh, trang MXH nào cũng giống như một xã hội thu nhỏ mà ở đó người dùng
có thể kết nối, tương tác, làm quen lẫn nhau thông qua các tài khoản ảo được tạo ra.
2.2 Sự lan truyền của tin giả trên mạng xã hội
Từ xưa đến nay, khái niệm tin giả khơng cịn là một gì đó xa lạ với chúng ta. Từ
xưa khi chưa có sự hỗ trợ hiện đại của kỹ thuật in ấn hay internet, tin giả đã tồn tại
dưới dạng tin đồn thất thiệt và được lan truyền dưới hình thức truyền miệng.
Cho đến tận khi kỹ thuật in ấn bắt đầu xuất hiện tại Châu Âu, báo in xuất hiện thì tin giả
được phát tán với nhiều cách hơn. [3] Cho đến thời kỳ cách mạng công nghiệp kỹ thuật
số hiện nay, dưới sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông cũng như sự hỗ


trợ của internet, mỗi người dùng trên các phương tiện MXH đều có quyền được thỏa
thích đăng tải, lan truyền thơng tin trên MXH mà khơng có sự kiểm duyệt quá khắt
khe. Do vậy mà tin giả vốn đã nhiều nay lại được lan truyền rộng rãi hơn.
2.3. Thói quen chia sẻ tin tức của người dùng trên MXH
Trong cuộc sống, nhiều người dành hàng giờ đồng hồ để lướt web, cập nhật và
chia sẻ thông tin trên các trang mạng xã hội. Ở Việt Nam, theo thống kê của YougoV
cho thấy trung bình người Việt Nam dành đến tận 4 tiếng 20 phút để truy cập các
trang mạng xã hội mỗit ngày. Chính vì vậy mà tin giả trên mạng xã hội được lan
truyền rất nhiều và khó kiểm soát. Chỉ cần bấm một nút like hay một comment hay
thậm chí người đăng tải có thể dễ dàng mua số like và comment đó mà bài viết sẽ dễ
dàng được đẩy lên đầu và khiến người dùng tin rằng đó là một bài viết đáng tin vì có
số lượt share và comment cao. Người dùng cũng có thể dễ dàng chia sẻ một bài viết
nào đó dù khơng chính thống trên trang cá nhân của mình với bạn bè và mọi người
để lan truyền thơng tin. Họ có thể sẽ bị cuốn hút và chia sẻ bởi các thông tin liên
quan đến showbiz hay mang tính giật gân, drama,... mà khơng cần quan tâm thơng tin

đó đã được xác minh hay chưa. Đa phần người dùng đều đã có ý thức nhận biết được
tin giả hay tin thật. Tuy nhiên vẫn có một số người, đặc biệt là ở những người dùng
trẻ tuổi hay người dùng trung niên chưa có ý thức xác mình thơng tin, họ dễ dàng tin
những thông tin trên mạng là đúng nên họ vô tình chia sẻ những thơng tin sai lệch
cho người thân, bạn bè và những người khác. Có thể kể đến gần đây tình hình dịch
bệnh covid diễn biến phức tạp dẫn đến nhiều thông tin sai lệch. Những người vô tình
hay cố ý chia sẻ những thơng tin khơng được xác minh dễ dàng tạo ra sự hoang mang
cho người khác.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG TIN GIẢ TRÊN MXH TẠI VIỆT NAM
TRONG THỜI KÌ DỊCH BỆNH COVID-19 VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NĨ ĐẾN
CƠNG CHÚNG
1. Tin giả trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19
Hiện nay, 73% dân số Việt Nam sử dụng MXH, tương đương với khoảng 72 triệu
người [4]. Với các tính năng của mạng xã hội như bình luận, chia sẻ, phát trực tiếp
những tin giả, tin sai sự thật phát tán tràn lan trên không gian mạng gắn chỉ trong


thời gian rất ngắn, những thông tin này đã trực tiếp tác động đến nhận thức, suy nghĩ,
tình cảm và hành vi của người dùng mạng xã hội.
Rất nhiều kiểu tin giả, sai sự thật về dịch bệnh COVID-19 được lan truyền rộng
rãi một cách cố ý, nhất là trên các trang MXH. Vào thời điểm dịch COVID-19 liên
tục có những diễn biến phức tạp, khó lường, thì trên khơng gian mạng, tình trạng
phát tán tin giả, sai sự thật về tình hình dịch bệnh và cơng tác phịng, chống dịch
COVID-19 lại có dấu hiệu gia tăng.
Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp trong năm 2020-2021, sự hoảng hốt, lo sợ thái
quá dễ gây phản ứng tiêu cực mang tính dây chuyền, khơng đáng có; dẫn đến nguy
cơ gây khó kiểm sốt tình hình và những hậu quả khó lường. Nếu khơng xử lý tốt, rất
có thể tin giả hồn toàn sai sự thật sẽ là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến niềm tin
của người dân đối với công tác phòng, chống dịch bệnh; gây hoang mang, bức xúc
trong dư luận xã hội; làm phát sinh điểm nóng, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội

tại địa phương.
1.1. Dựng ra tin giả ra với thơng tin hồn tồn khơng chính xác
Nội dung tin tức tức bịa đặt là kiểu nội dung hoàn toàn sai sự thật và được lập ra
để đánh lừa và gây hại cho một người, nhóm người hay tổ chức, là kiểu tin giả dễ
nhận biết cũng như gần nhất tới khái niệm tin giả. Toàn bộ những nguồn, trích dẫn,
tiêu đề của bài viết đó đều khơng chính xác, bịa đặt.
Vào thời điểm cuối tháng 7/2021, khi đại dịch COVID-19 bùng phát ở nhiều tỉnh,
thành phố phía Nam, các đối tượng tung tin giả đã xoáy sâu vào nỗi lo lắng, sợ hãi,
bất an của người dân bằng thủ đoạn cắt, ghép hình ảnh kèm theo những thông tin
sai sự thật như “xác người chết vì COVID-19 chất đầy trong phịng” hay “người
dân tự thiêu để phản đối cơng tác phịng, chống dịch COVID-19 ở Thủ Đức”...[3]
Một chủ đề luôn nhận được sự quan tâm chú ý hàng đầu của cơng chúng đó là cách
điều trị COVID-19. Nắm được tâm lý chung của người dân nhiều đối tượng muốn
tạo thông tin lạ, tin hot nhằm câu like, câu view, gây sự chú ý trên mạng hoặc phục
vụ việc bán hàng online…


Một vài đối tượng tung tin giả với mục đích trục lợi nhưng cịn tệ hơn khi cịn có
các thế lực thù địch, phản động, các đối tượng bất mãn chính trị trong và ngồi nước
đã lợi dụng phát tán trên không gian mạng nhiều thông tin sai sự thật, xun tạc tình
hình dịch bệnh và cơng tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ,
ngành, địa phương trong nỗ lực phòng, chống dịch bệnh; kích động người dân đình
cơng, ngừng bn bán, tích trữ lương thực, thực phẩm... Mục đích của các đối tượng
này là nhằm tạo ra tình trạng bất ổn, chia rẽ trong nội bộ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm
mất ổn định chính trị, trật tự, an tồn xã hội [6].


1.2. Phóng đại sai sự thật một phần của thơng tin
Tin, bài giật gân (clickbait) gồm những bài viết có tiêu đề kích thích, khơi gợi sự
tị mị của người đọc nhưng nội dung bài báo không thật sự cung cấp thơng tin gì.

Đây là những bài viết phóng đại sai sự thật một phần của thông tin nhử mồi, người
viết cố tình đặt những tiêu đề gây sốc mà khơng ăn khớp gì với nội dung bài viết
hoặc nội dung là bịa đặt nhằm mục đích tăng lượng truy cập cho các trang tin, tăng
doanh thu quảng cáo cho các trang web [14].
Khơng chỉ vậy những nội dung có sử dụng ngôn ngữ giật gân như “toang rồi”,
“căng quá” hay những tin tức chưa được kiểm chứng được đăng tải trên các tài khoản
MXH phổ biến như Facebook, Zalo, … cũng có thể gây hoang mang dư luận, ảnh
hưởng đến cơng tác phịng, chống dịch bệnh.


2.Tin giả tác động đến công chúng
2.1 Tin giả tác động đến tâm lí người tiếp cận
Theo Maggie Farley, giáo sư truyền thông người Mỹ, những người phát tán tin giả
Là những người rất thơng minh vì họ biết cách gây sự chú ý và khiến người khác làm
theo ý mình. Họ biết cơng chúng muốn tiếp nhận thơng tin như thế nào Theo Farley,
chúng ta thường tin những gì chúng ta muốn tin chứ không thể nào ép buộc được. Bộ
não con người có cơ chế củng cố những gì chúng ta nghĩ từ trước đến nay. Điều này
khiến công chúng chia sẻ tin tức giả trước khi biết đó là tin giả [15 ]. Mục đích của
những đối tượng lan truyền tin giả chính là kích động, kiểm sốt cảm xúc trạng thái
của cơng chúng- đó cũng chính là một trong những tác động của tin giả đối với người
đọc. Bởi vì tin giả được lan truyền nhiều nhất ngày nay là trên các trang mạng xã hội


tuy nhiên hành vi sử dụng các mạng xã hội của công chúng thường là lướt qua, xem
nhanh. Người dùng sẽ dừng lại ở những tin gây sự chú ý đặc biệt đối với họ. Đọc, bỏ
qua, hoặc thích, chia sẻ, rồi tiếp tục đọc những tin tức khác mà “qn” phân tích nội
dung hay kiểm chứng thơng tin. Đó là thói quen của đại bộ phận người dùng mạng xã
hội. Người dùng sẽ dễ bị “dụ dỗ” đọc những tin tức tạo cho họ cảm xúc mạnh và dễ
tin vào nó. Khi con người ta tiếp thu một vấn đề nào đó mà họ quan tâm thì thường
sẽ có nhưng cảm xúc mạnh hơn bình thường như là hạnh phúc, vui vẻ , tức giận buồn

bã.
Vào ngày 4/5/2021, Duy nến chủ một kênh youtbe về ẩm thực có số lượng người
đăng kí là hàng trăm nghìn người đã sử dụng trang Facebook cá nhân để đăng tải
thông tin "Hà Nội Phố Thơng Thống Trong Ngày Đầu Phong Tỏa #hnp". Thông tin
này đi kèm theo 1 video về trải nghiệm đường phố Hà Nội, đã làm xôn xao cộng
đồng mạng bới khoảng thời gian đó là giai đoạn nước ta đang bị đại dịch covid 19
hồnh hành chính thơng tin này đã làm cho rất nhiều người đọc cảm thấy hoang
mang lo sợ, bất an tuy nhiên sự thì khơng hề như vậy, đó chỉ là một hình thức câu
view của Duy nhằm kéo tương tác cho các video của mình. Trong thời kì đại dịch
covid 19 diễn ra nghiêm trọng rất nhiều những tin tức giả đã được lan truyền trên các
mạng xã hội và chính nó đã tác động trực tiếp tới tâm lí đọc giả, gây những cảm xúc
tiêu cực.

Thông tin giả mà Duy Nến đăng tải trên trang Facebook cá nhân

2.2 Tác động đến hành động người tiếp cận


Ngày nay vì quá dễ dàng tiếp cận và đăng tải các thông tin, tin tức lên các trang
mạng xã hội,… vì vậy nhiều cá nhân cũng coi mình là “một nguồn thơng tin” [14],
gặp bất kì chuyện gì cũng đăng tải lên mặc dù chưa có xác định được độ tin cậy, xác
thức của các nguồn thông tin đăng tải, thậm chí hơn thế nữa cịn có nhiều cá nhân chỉ
vì hám lợi “những cái tương tác ảo” mà sẵn sàng đăng những thông tin giả, là
nguyên nhân giá tiếp của một loại các hành động như là “bão phẫn nộ”, bình luận ác
ý…Đối tượng tản phát tin giả rất khéo léo trong việc chọn lọc chủ để để khiển người
dùng bị tác động, dẫn dụ công chúng đến với cảm xúc khác thường như thích thú, hy
vọng, hay phẫn nộ... và thơi thúc họ hành động (like, bình luận, chia sẽ...) mà bỏ qua
việc xác định nguồn tin. Việc chia sẽ, binh luận, bày tỏ cảm xúc trên mạng xã hội quả
dễ dàng và khơng có sự kiểm duyệt đã tạo môi trường thuận lợi cho đối tượng xấu
lan truyền tin giả [15]. Trước đó vào ngày 14/8/2021,thời điểm dịch covid đang làm

“náo loạn” cả đất nước Việt Nam thì một sao nữ có độ ảnh hưởng lớn với tài khoản
Facebook hàng trăm nghìn theo dõi đã đăng tải thông tin về việc giun đất chữa được
covid 19, ngay lập tức sau đó một bộ phận khơng nhỏ đã chia sẻ bài viết, một số khác
thì vào bình luận cảm ơn, tuy nhiên đó lại là thơng tin hoàn toàn giả mạo, một số
người đã nhận ra bài viết đó là một tin tức giả mạo tuy nhiên họ lại có hành động thờ
ơ, khơng quan tâm vì đối với họ đó khơng phải việc của mình.
Em đã làm một bài khảo sát về phản ứng của người dùng sau khi biết mình chia
sẻ tin giả với số lượng là 50 người độ tuổi từ 18 đến 45, sống ở mọi vùng miền trong
đất nước Việt Nam. Phản ứng sau khi biết đa phần đều là xóa tin tức đó trên trang cá
nhân của minh và thơng báo cho những người xung quanh. Việc làm này cũng giúp
giảm lượng tương tác tin gia nhưng có độ trẻ về thời gian, bởi khi đó các trang báo
chính thống đã chỉ rõ đó là tin giả. Tỷ lệ người đăng thơng tin đỉnh chính trên trang
cá nhân khơng nhiều. Một số người khác chọn cách “khơng làm gì cả" khi biết tin
tức minh đăng tải là già. Sự xấu hỗ, e ngại bị chế bại có thế là một trong nhiều lý do
khiển người dùng đã chia sẻ tin gia không gỡ bài.


Nếu anh,chị đã chia sẻ thông tin( chưa biết tin giả) thì sau khi biết tin đó là giả mạo,anh/chị
sẽ làm gì ?( được chọn nhiều đáp án)
45%
Xóa tin giả
Đăng thơng tin đính chính

50%

Thơng báo cho người xung quanh
Khơng làm gì cả

Bảng 2.2.1: Khảo sát phản ứng người đọc sau khi biết tin mình chia sẻ là giả


CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ HẠN CHẾ TIN GIẢ
1, Đối với nhà nước, pháp luật.
Có biện pháp ngăn chặn tin giả về dịch bệnh nói riêng và các tin giả gây ảnh
hưởng xấu đến xã hội nói chung bằng cách răn đe, xử lý các bộ phận phát tán tin giả,
ra các luật phòng chống tin giả nhằm giải quyết triệt để vấn đề tin giả này.
Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, cụ thể, nhà nước đã ra các quy định về xử phạt
các hành vi phát tán tin giả, thơng tin sai sự thật, cố tình đưa thơng tin không đúng sự
thật nhằm trục lợi, lừa đảo gây ảnh hưởng xấu đến xã hội:
Nghị định số 15/2020/NĐ-CP là quy định rõ mức xử phạt vi phạm hành chính đối
với các hành vi tung thông tin giả mạo, gây hoang mang dư luận trên mạng xã hội.
Cụ thể, Điều 101 của Nghị định quy định phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành
vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật,
xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của
cá nhân; cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, kích
động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc.
Các hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục,
mê tín, dị đoan, dâm ơ, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng
rợn cũng bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.
Mức phạt này cũng áp dụng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia
sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ
quyền quốc gia; quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thơng tin về hàng hóa, dịch vụ bị


cấm; cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm; cung
cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không
được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành
hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu.
Cùng với đó, mức phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi tiết
lộ thơng tin thuộc danh mục bí mật Nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật

khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nghị định này quy định rõ tại Điều 99, trong đó, phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối
với một trong các hành vi như: Đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc
phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân; Giả mạo trang thông
tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác; Đăng, phát các tác phẩm báo chí, văn học,
nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí
tuệ hoặc khơng được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch
thu…[9]
2.Đối với cơ quan báo chí , nhà báo
Hiện nay các nền tảng truyền thông xã hội phát triển mạnh mẽ cho nên rất khó
kiểm sốt vấn đề tràn lan các thông tin tin giả . Việc sản xuất ra những “fake new” đã
trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết trong thời đại cơng nghệ số tồn cầu hóa này , người
dùng mạng xã hội sẽ khó để phát hiện ra thông tin nào là đúng , thông tin nào sai sự
thật , cho nên trách nhiệm của các cơ quan báo chí và nhà báo chính là ngăn chặn
điều đó xảy ra .
“Báo chí chính thống là nhân tố có thể đóng vai trị chủ động trong cuộc chiến
chống tin giả” , vạch trần những thông tin sai lệch , bịa đặt , kiểm chứng lại nguồn
thông tin .
Muốn vạch trần được tin giả cần có sự đoàn kết, hợp tác tập thể của các cơ quan
nhà báo , đối phó nghiêm túc , mạnh mẽ và quyết liệt trước những thơng tin giả để
người dùng có thể nắm bắt được thơng tin chính xác nhất , điều này đồng thời cũng
góp phần khiến cho uy tín của cơ quan nhà báo đó được nâng lên . Các nhà báo cũng
cần viết những tiêu đề có trách nhiệm , viết bài một cách trung thực , đúng sự thật ,
luôn kiểm tra nguồn tin , độ phủ sóng và kiểm tra chéo các thơng tin để tránh trường
hợp tin giả .


Các trường báo chí nên đầu tư cơng tác hướng dẫn cho các sinh viên báo chí tương
lai về cách làm chậm q trình phát tán tin giả thơng thơng qua q trình tác nghiệp.
Chọn những hình ảnh , thơng tin phù hợp , chính xác một cách có trách nhiệm cho

đúng với những người làm công tác tuyên giáo .
3.

Cơng chúng

Thời gian chưa có dịch bệnh, tin giả tràn lan trên mạng xã hội như một bài giải trí
vơ thưởng vô phạt, mọi người chỉ lướt qua và không hề quan tâm tới đó là thơng tin
đã được kiểm nghiệm hay chữa, có phải tin giả hay khơng. Chưa hề nhận thức được
sự có hại của tin giả với tốc độ truyền tin với tốc độ nhanh chóng và trình độ phủ
sóng của mạng xã hội lớn như hiện nay khơng khó để bắt gặp tin giả được tràn lan
khắp mọi nơi. Vậy nên tầm quan trọng của việc hạn chế tin giả là vô cùng lớn. Tỷ lệ
thuận với sự phổ rộng của mạng xã hội, sự lan truyền về tác hại của tin giả cũng ngày
càng lớn. Hậu quả từ những tin giả, nhất là từ khi có dịch bệnh Covid-19 đã được
nhiều người cảm thấy lo lắng và nghi ngờ những thơng tin mà mình tiếp nhận hàng
ngày trên mạng xã hội. Vậy nên, qua truyền thông truyền tải tới công chúng về tác
hại nguy hiểm của tin giả là một phương án cần thiết. Tận dụng mạng xã hội, dùng
chính nơi tin giả phát triển nhất để cảnh báo tới công chúng, tạo dựng nhiều bài
đăng, bắt theo xu hướng, dễ tiếp cận nhưng cũng đồng thời có sự nghiêm túc đặt vấn
đề giảm triệt để tin giả tới cơng chúng làm tiêu chí hàng đầu.
Để khơng bị lừa bởi những nguồn tin giả đó, cơng chúng cần có sự tỉnh táo , cảnh
giác khi tiếp nhận những nguồn thông tin không đáng tin cậy . Đặt ra câu hỏi,phân
tích nội dung và nên kiểm chứng thơng tin trên các trang chính thống khi cảm thấy
nghi ngờ nguồn thơng tin đó có khả năng là tin giả , tin bịa đặt . Theo đó cũng cần
phân tích những yếu tố khác như tính logic của thơng tin, sự tường minh của hình
ảnh, clip được đăng tải, đối chứng thông tin từ mạng xã hội với các báo chính thống .
Tuy nhiên , vẫn cịn tồn tại một bộ phận người dùng mạng xã hội tỏ ra thờ ơ với tin
tức, kể cả biết nó là giả. Theo một tiến hành phỏng vấn nhóm, với các thành viên là
sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Kết quả cho thấy, đa số người tham
gia phỏng vấn (15/18 người của 3 nhóm) tỏ ra khơng quan tâm đến tin tức trên mạng
xã hội vì đã từng tiếp xúc với một số tin giả. Nếu vơ tình đọc được thơng tin mà họ

quan tâm trên mạng xã hội, họ chỉ đọc và không để tâm hoặc sẽ vào google để


“search” tin đó và tìm đọc ở những trang báo chính thống. Một số trường hợp cơng
chúng có thái độ né tránh bởi lẽ học chưa ý thức đầy đủ tác hại của tin giả đó đối
với những người khác , tránh việc phải giải thích , tranh luận với những người bạn
trên mạng xã hội , bạn xã giao trên facebook , ít người có hành động phản hồi hay
phê phán chủ tài khoản chia sẻ , lan truyền tin giả .
Cơng chúng hiện nay đã có thể coi là tỉnh táo hơn đôi chút bởi họ đã biết cách để
kiểm chứng thông tin . Công chúng đọc và tiếp nhận thơng tin ở những trang chính
thống , tránh những trang báo lá cải hay những bài đăng giật tít sai sự thật gây hiểu
lầm . Lựa chọn nguồn cung cấp thơng tin uy tín chính là một trong biện pháp để
người đọc có thể hạn chế tiếp nhận nguồn tin giả.
Bên cạnh đó , cơng chúng có thể tự tìm hiểu , nhận định xem như thế nào là tin giả
để khi gặp những “fake new” đó họ có thể nhận diện và báo cáo cho những cơ quan
có thẩm quyền để xử lý những thơng tin sai lệch đó , tránh trường hợp xấu có thể xảy
ra.

Kết Luận
Trong thời kỳ dịch bệnh diễn ra căng thẳng, ít hoặc khó khăn khi tiếp xúc với
thơng tin trực tiếp được thì nguồn tin chính xác và đáng tin cậy là một điều không thể
thiếu. Nguồn thông tin sai lệch, tin giả gây ra nhiều hậu quả về mặt kinh tế, chính trị,
văn hóa - xã hội, giáo dục, tinh thần của người dân hoặc thậm chí là ngoại giao với
các nước bạn. Tin giả khơng cịn chỉ là những gì được đưa lên báo, lên truyền thơng,
trong thời kì phát triển cách mạng công nghiệp mạng xã hội là nguồn thơng tin hầu
như ai cũng có thể tiếp xúc thì các bài đăng trên mạng xã hội cũng có thể là một loại
tin giả nguy hiểm và nên có các biện pháp giải quyết triệt để, có hướng đi về lâu dài
cho nguồn tin đáng tin được lan truyền mạnh mẽ và rộng rãi hơn. Như có câu nói : “
Tin giả xuất phát từ những kẻ ác mồm ghét người khác , lan truyền bởi những kẻ khờ
lắm điều và được tin bởi những kẻ ngu ngốc” , chính vì vậy mỗi người hãy tự trang

bị cho mình những kiến thức để có thể nhận dạng những tin giả và né tránh chúng .
Hãy cùng nhau chung tay góp sức để trở thành người tỉnh táo trước những nguồn tin .


Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1.

UNESCO (2018), Báo chí tin giả & tin xuyên tạc, Truy cập từ

/>%20-%20Final.pdf
2.

Marketing AI (19/01/2022), TOP 11 các mạng xã hội phổ biến ở Việt

Nam & Thế giới 2021, Truy cập từ: />3.

Trần Vũ Thị Giang Lam (12/01/2021), Hiện tượng tin tức giả, một số

phương thức để nhận biết và ngăn chặn, Truy cập từ
/>en_san_Khoa_hoc_Xa_hoi_va_Nhan_van_HIEN_TUONG_TIN_TUC_GIA_M
OT_SO_PHUONG_THUC_NHAN_BIET_VA_NGAN_CHAN_FAKE_NEWS _HOW_TO_IDENTIFY_AND_PREVENT_IT/links/
6093f226299bf1ad8d7ef2b9/Chuyen-san-Khoa-hoc-Xa-hoi-va-Nhan-van-HIENTUONG-TIN-TUC-GIA-MOT-SO-PHUONG-THUC-NHAN-BIET-VA-NGANCHAN-FAKE-NEWS-HOW-TO-IDENTIFY-AND-PREVENT-IT.pdf
4.

dangcongsan.vn (03/09/2021), Bài 2: Tin giả nhưng... hậu quả thật, Truy

cập từ />5.

dangcongsan.vn (01/09/2021), Bài 1: Muôn kiểu tin giả, tin sai sự thật


về dịch COVID-19, Truy cập từ />6.

sttt.sonla.gov.vnvn (30/07/2021), Cảnh giác trước “đại dịch” tin giả, truy

cập

từ

/>
truyen/canh-giac-truoc-dai-dich-tin-gia
7.

vietcetera.com (07/10/2021), Clickbait là gì mà sao ghét vẫn khơng cưỡng

lại được?, truy cập từ />8.

Hoàng Hà My (2018), Tác động của tin giả (Fake News) trên mạng xã hội

đối với công chúng Việt Nam hiện nay , Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
9.

Chính Phủ ( 02/03/2020), Nghi đinh so 15, Truy cập từ trang

/>

Tài liệu tham khảo tiếng Anh
10.

Himma-Kadakas, Marju, (2017), Alternative facts and fake news entering


journalistic content production cycle, Truy cập từ
/>e_news_entering_journalistic_content_production_cycle

11.

Tandoc, E. C., Lim, Z. W., & Ling, R. (2017), Defining “fake news”: A
typology
of

scholarly

defi

nitions,

Truy

cập

từ

/>ypology_of_scholarly_definitions
12.

Allcott, H. & Gentzkow, M. (2017), Social media and fake news in the

2016 election (NBER Working Paper 23089), Cambridge, MA: National Bureau
of Economic Research
13.


Nielsen, R. K. & Graves, L. (2017, October), "News you don't believe":

Audience perspec tives on fake news, Truy cập từ
news-you-dont-believeaudience-perspectives-fake-news
14.

Allcott, H. & Gentzkow, M. (2017), Social media and fake news in the

2016 election (NBER Working Paper 23089), Cambridge, MA: National Bureau
of Economic Research
15.

Nielsen, R. K. & Graves, L. (2017, October), "News you don't believe":

Audience perspec tives on fake news, Truy cập từ
news-you-dont-believeaudience-perspectives-fake-news



×