Tải bản đầy đủ (.docx) (126 trang)

luận văn thạc sĩ kế toán tài sản cố định tại viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.36 KB, 126 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------------

Vũ Thị Chiên

KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI VIỆN
HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Luận văn thạc sĩ kinh tế

1


2

Hà Nội, Năm 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------------

Vũ Thị Chiên

KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI VIỆN
HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.03.01
Luận văn thạc sĩ kinh tế



Người hướng dẫn khoa học:
PGS,TS. Mai Ngọc Anh

2


3

Hà Nội, Năm 2016

3


4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi. Các số liệu, tài liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và
xuất phát từ tình hình thực tế tại đơn vị. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong
luận văn này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Vũ Thị Chiên


5
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn - PGS, TS.
Mai Ngọc Anh, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành
luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa sau đại học, cùng các thầy cô
trường Đại học Thương mại đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu để giúp tôi
hoàn thành khóa học.
Tôi cũng xin cảm ơn tới các cấp Lãnh đạo, cán bộ, nhân viên phòng Tài chính
Kế toán, phòng Cơ sở vật chất cùng các cán bộ phòng, ban khác trong Viện Hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thu thập số liệu
phục vụ cho việc nghiên cứu để viết luận văn này.
Mặc dù đã cố gắng nỗ lực hết mình nhưng do khả năng, kiến thức và thời gian
nghiên cứu có hạn nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất
mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!


6
MỤC LỤC


7
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Số hiệu

Bảng 2.1

Sơ đồ 1.1
Sơ đồ 1.2

Sơ đồ 1.3

Sơ đồ 2.1


Tên bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ
Cơ cấu Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình tại
Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Kế toán tăng Tài sản cố định do mua sắm Tài sản cố định bằng
các nguồn kinh phí hoặc các quỹ
Kế toán thanh lý, nhượng bán Tài sản cố định thuộc ngân sách
nhà nước
Kế toán hao mòn Tài sản cố định đối với TSCĐ do ngân sách
cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách dùng vào hoạt động
HCSN, dự án hoặc để thực hiện theo đơn đặt hàng của Nhà
nước hoặc dùng vào hoạt động phúc lợi
Quy trình xử lý thông tin Tài sản cố định theo phần mềm kế
toán

Trang

58

27
32

34

62

Sơ đồ 2.2 Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán Tài sản cố định

64


Hình 2.1

63

Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4

Màn hình nhập liệu phần mềm kế toán Trí tuệ phiên bản 8.0
Màn hình giao diện phần mềm kế toán khi hạch toán tăng Tài
sản cố định
Màn hình giao diện phần mềm kế toán khi hạch toán giảm Tài
sản cố định
Màn hình phân hệ các sổ chi tiết và báo cáo liên quan đến Tài
sản cố định

69
75
87


8
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TT
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10

Ký hiệu
BCTC
CCDC
GTGT
HCSN
KHXH
SXKD
TSCĐ
TSCĐHH
TSCĐVH
XDCB

Chú thích
Báo cáo tài chính
Công cụ, dụng cụ
Giá trị gia tăng
Hành chính sự nghiệp
Khoa học xã hội
Sản xuất kinh doanh
Tài sản cố định
Tài sản cố định hữu hình
Tài sản cố định vô hình
Xây dựng cơ bản



9
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tổng quan các công trình nghiên cứu.
Tác giả đã tìm hiểu một số luận văn thạc sĩ của một số tác giả về Kế toán Tài
sản cố định, cụ thể như sau:
- Luận văn thạc sĩ “Kế toán TSCĐ tại Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng UDIC” của tác giả Tạ Văn Hưng – Trường Đại học Thương mại – năm 2010. Đề tài
đi sâu nghiên cứu thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại Tổng công ty đầu tư phát
triển hạ tầng – UDIC trên phương diện kế toán tài chính. Dựa trên góc độ lý luận
thực tiễn, đề tài đã đi sâu vào thực trạng về chế độ kế toán TSCĐ như: Theo dõi hao
mòn và phương pháp tính khấu hao TSCĐ, kiểm kê TSCĐ, đánh giá lại TSCĐ, sửa
chữa TSCĐ…Từ thực trạng đó, đề tài đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện kế
toán TSCĐ. Tuy nhiên, trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu, tác giả vẫn chưa đề cập
đến các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong các doanh
nghiệp. Thực tế, việc đánh giá tình hình trang thiết bị và hiệu quả sử dụng TSCĐ
mới chỉ giúp cho các nhà quản lý nắm bắt được tình hình sử dụng TSCĐ hiện tại
của doanh nghiệp, đánh giá tính hợp lý hay bất hợp lý trong việc đầu tư và sử dụng
TSCĐ mà chưa chỉ ra được những ảnh hưởng của nó tới hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.

- Luận văn Thạc sĩ “Kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên” của
tác giả Phạm Thanh Hà – Trường Đại học Thương mại – năm 2012. Đề tài đưa ra
những vấn đề lý luận cơ bản, thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác kế
toán TSCĐ như: hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán, trình tự hạch toán, việc tính
và trích khấu hao, công tác sửa chữa, việc quản lý tài sản cố định của Công ty … Có
thể thấy các giải pháp luận văn đưa ra đều rất chung chung, chưa thật sự cụ thể để
phù hợp với thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại công ty.

-


Luận văn thạc sĩ “Kế toán TSCĐ tại Công ty Cổ phần Du lịch Đồ Sơn” của tác giả
Dương Thu Hường – Trường Đại học Thương mại – năm 2015. Đề tài đi sâu nghiên
cứu thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại Công ty Cổ phần Du lịch Đồ Sơn trên


10
phương diện kế toán tài chính và kế toán quản trị. Dựa trên góc độ lý luận thực tiễn,
đề tài đã đi sâu phân tích thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác kế toán TSCĐ như: cách xác định nguyên giá, phương pháp tính khấu hao
TSCĐ, việc áp dụng hệ thống tài khoản kế toán, sổ kế toán, báo cáo kế toán… Có
thể thấy tác giả đã rất cố gắng đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ
tuy nhiên các giải pháp đó còn mang tính lý thuyết, chưa giải quyết triệt để, khó áp
dụng trong điều kiện thực tế tại đơn vị.
Nhìn chung, hầu hết các tác giả đều tập trung hệ thống hóa những vấn đề lý luận
cơ bản của kế toán TSCĐ, phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp hoàn thiện tại
những đơn vị, những loại hình doanh nghiệp mà đề tài nghiên cứu dựa trên chế độ kế
toán doanh nghiệp. Còn đối với những đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN) thì kế
toán TSCĐ cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc quản lý và sử dụng ngân
sách Nhà nước (NSNN) một cách hiệu quả. Tuy nhiên hiện nay chưa có đề tài nào
nghiên cứu về vấn đề này dựa trên chế độ kế toán HCSN chính vì vậy mà tác giả đã đi
sâu nghiên cứu về công tác kế toán TSCĐ tại đơn vị HCSN cụ thể ở đây là công tác Kế
toán tài sản cố định tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Đây là một cơ hội
cũng là một thách thức cho tác giả để có thể mở ra hướng nghiên cứu vấn đề này.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Song hành cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì các đơn vị HCSN dưới sự
quản lý nhà nước cũng đã từng bước được kiện toàn, góp phần không nhỏ vào công
cuộc đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả. Để làm được điều đó, trước tiên cần
phải làm tốt vai trò của từng bộ phận trong nền kinh tế nhà nước, trong đó phải kể đến
các đơn vị hành chính sự nghiệp. Vậy đơn vị hành chính sự nghiệp là gì?
Các đơn vị HCSN chính là những đơn vị quản lý như y tế, giáo dục, văn hóa,

thông tin, khoa học công nghệ, kinh tế … hoạt động bằng nguồn kinh phí của nhà nước
cấp hoặc từ các nguồn kinh phí khác như thu sự nghiệp, phí, lệ phí, hoạt động kinh
doanh hay viện trợ không hoàn lại. Do đó, để quản lý và chủ động trong các khoản chi
tiêu của mình, hàng năm các đơn vị HCSN phải lập dự toán cho từng khoản chi tiêu
này. Dựa vào bản dự toán, ngân sách nhà nước cấp kinh phí cho các đơn vị. Chính vì
vậy kế toán không chỉ quan trọng đối với bản thân đơn vị mà còn quan trọng đối với
ngân sách nhà nước.


11
Trong quá trình hoạt động, các đơn vị này phải có trách nhiệm chấp hành quy
định của Luật ngân sách nhà nước, các tiêu chuẩn định mức, các quy định về chế độ kế
toán HCSN do nhà nước ban hành. Cụ thể là đáp ứng yêu cầu về quản lý kinh tế - tài
chính, tăng cường quản lý kiểm soát chi quỹ ngân sách nhà nước, quản lý tài sản
công… Để các hoạt động sự nghiệp thực sự vận hành theo cơ chế thị trường thì phải có
phương hướng và giải pháp phát triển phù hợp. Một trong những biện pháp được quan
tâm đó là hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị mà cụ thể ở đây là công tác
kế toán tài sản cố định.
Trong những năm qua, công tác kế toán Tài sản cố định tại các đơn vị thuộc
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định như
cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ cho lãnh đạo đơn vị trong việc ra
quyết định mua sắm, đổi mới, sửa chữa, nâng cấp TSCĐ, sử dụng đúng mục đích,
tiêu chuẩn, định mức, chế độ, bảo đảm công bằng, hiệu quả, tiết kiệm, từng bước nâng
cao được hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả
đã đạt được, công tác kế toán tài sản cố định tại các đơn vị thuộc Viện Hàn lâm vẫn
còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục để ngày một hoàn thiện hơn.
Từ góc độ tiếp cận đó, để góp phần thực hiện tốt công tác kế toán nói chung, kế
toán tài sản cố định nói riêng thì việc nghiên cứu, hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại
các đơn vị thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có ý nghĩa cả về lý luận và
thực tiễn.

Với ý nghĩa đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Kế toán Tài sản cố định tại Viện Hàn
lâm Khoa học xã hội Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Luận văn nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác Kế toán Tài sản cố định tại
đơn vị thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam để rút ra các giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác Kế toán tài sản cố định tại đơn vị thuộc Viện Hàn lâm Khoa học
xã hội Việt Nam nói riêng và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nói chung.


12
3.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống cơ sở lý thuyết về Kế toán Tài sản cố định tại các đơn vị hành chính
sự nghiệp.
Phân tích đánh giá thực trạng Kế toán tài sản cố định tại đơn vị thuộc Viện
Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Chỉ ra những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của Kế toán tài sản cố định. Đề
xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác Kế toán tài sản cố định tại
đơn vị thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nói riêng, Viện Hàn lâm
KHXH Việt Nam nói chung trong giai đoạn tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu:
Thu thập thông tin có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành luận cứ để
chứng minh luận điểm khoa học. Độ tin cậy của toàn bộ công trình nghiên cứu phụ
thuộc vào thông tin mà người nghiên cứu thu thập được. Có nhiều phương pháp thu
thập thông tin. Trong luận văn của mình, để thu thập được dữ liệu, tôi đã sử dụng
các phương pháp:
+ Phương pháp quan sát:
Đây là phương pháp thu thập thông tin thông qua việc sử dụng các giác quan
và các thiết bị hỗ trợ để ghi nhận các hiện tượng hoặc hành vi của con người phục

vụ cho công tác nghiên cứu một vấn đề khoa học. Phương pháp này thích hợp cho
các tình huống khi các phương pháp khác không thu thập được các thông tin chính
xác hoặc không lấy được đầy đủ thông tin. Mục đích của việc quan sát này là khảo
sát trực tiếp thực trạng kế toán TSCĐ tại đơn vị thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt
Nam và so sánh với các kết quả của các phương pháp khác.
Sử dụng phương pháp quan sát, tác giả đã tiến hành quan sát kế toán TSCĐ tại
đơn vị thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Quan sát trình tự lập, luân
chuyển, biểu mẫu chứng từ kế toán TSCĐ, vận dụng hệ thống tài khoản kế toán, hệ
thống sổ kế toán, hệ thống Báo cáo Tài chính, kiểm tra công tác kế toán TSCĐ và
ứng dụng tin học vào công tác kế toán.


13
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Nghiên cứu tài liệu giúp chúng ta hiểu được nguồn gốc của vấn đề nghiên cứu.
Từ kết quả phân tích tư liệu, ta hệ thống hóa được những vấn đề nghiên cứu cơ bản
của đề tài, xác định được những khái niệm cơ bản, những vấn đề lý luận quan trọng
của đề tài làm cơ sở cho thực tiễn.
- Phương pháp so sánh:
So sánh, đối chiếu các thông tin để đánh giá thực trạng để tìm hiểu nguyên
nhân và đưa ra các quyết định.

- Phương pháp luận:
Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng để xem xét vấn
đề nghiên cứu là kế toán TSCĐ từ lý thuyết đến thực tế tại đơn vị thuộc Viện Hàn
lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu:
Sau khi thu thập dữ liệu bằng các phương pháp nêu trên, tác giả tiến hành hệ
thống hóa, xử lý và cung cấp thông tin bằng phương pháp phân tích dữ liệu. Mục
đích của phương pháp này là phân tích các thông tin đầu vào đã thu thập để đưa ra

các thông tin, các kết luận phù hợp. Từ những tài liệu, thông tin thu thập được tác
giả đã tiến hành hệ thống hóa, tổng hợp và phân tích số liệu, thông tin để rút ra
những kết luận về kế toán TSCĐ tại đơn vị thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội
Việt Nam.
Bằng phương pháp này bài viết phản ánh đầy đủ, đúng đắn tình hình thực hiện kế
toán TSCĐ tại đơn vị thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, rút ra các kết
luận phù hợp để làm cơ sở đưa ra các giải pháp hoàn thiện kế toán TSCĐ tại đơn vị
thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Kế toán tài sản cố định bao gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình tại đơn vị
thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.


14
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu kế toán tài sản cố định hữu hình
và tài sản cố định vô hình theo quan điểm kế toán tài chính tại đơn vị thuộc Viện
Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
- Về không gian: Theo Nghị định số 109/2012/NĐ-CP ngày 26/12/2012 của
Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thì Viện Hàn lâm có 43 đơn vị thuộc và
trực thuộc; được chia thành 3 nhóm đơn vị (nhóm đơn vị giúp việc Chủ tịch Viện,
nhóm đơn vị nghiên cứu khoa học, nhóm đơn vị sự nghiệp khác). Công tác kế toán
tài sản cố định tại các đơn vị đều được quản lý và thực hiện một cách đồng bộ theo
những quy định chung của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam và của Nhà nước. Trong
đó Văn phòng Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý,
theo dõi và hạch toán tăng, giảm TSCĐ của nhóm đơn vị giúp việc Chủ tịch (gồm 5
đơn vị); là đơn vị có khối lượng tài sản cố định phong phú, đa dạng về chủng loại
và là đơn vị được phân bổ nhiều kinh phí mua sắm tài sản cố định so với các đơn vị

khác (phụ lục số 01 và phụ lục số 02). Vì phạm vi và nội dung nghiên cứu đề tài
tương đối rộng mà thời gian thực hiện có hạn. Do vậy để có thể đi sâu phân tích và
đề xuất giải pháp sát thực về công tác kế toán TSCĐ tại Viện Hàn lâm KHXH Việt
Nam tác giả chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng kế toán TSCĐ hữu hình và TSCĐ
vô hình tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng Kế toán Tài sản cố định tại Văn phòng
Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam trong những năm gần đây, minh họa số liệu của
năm 2014 và năm 2015.
6. Ý nghĩa của nghiên cứu
- Về mặt lý luận
Đề tài góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán TSCĐ
trong các đơn vị hành chính sự nghiệp.
- Về mặt thực tiễn
Qua nghiên cứu thực trạng kế toán TSCĐ tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa


15
học xã hội Việt Nam, đề tài đã chỉ ra những mặt hạn chế, tích cực, từ đó đề xuất các
giải pháp nhằm khắc phục những bất cập, yếu kém trong công tác kế toán TSCĐ tại
Văn phòng Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam nói riêng, Viện Hàn lâm KHXH Việt
Nam nói chung, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác kế toán
TSCĐ từ đó cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ cho nhà quản lý trong
việc ra quyết định mua sắm, đổi mới, sửa chữa, nâng cấp TSCĐ sử dụng tại đơn vị.
- Về bản thân tác giả
Trong quá trình thực hiện, tìm hiểu, nghiên cứu về đề tài “Kế toán TSCĐ tại
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam”, tác giả có điều kiện hệ thống hóa và
hoàn thiện hơn các kiến thức đã tiếp thu được trong suốt quá trình học tập, rèn
luyện tại Nhà trường, kiến thức chuyên môn về kế toán nói chung và kế toán TSCĐ
nói riêng. Bên cạnh đó, tác giả còn có cơ hội tiếp cận với các nhà quản lý, các
chuyên gia kế toán giàu kinh nghiệm, có điều kiện học hỏi chuyên môn của thầy

giáo hướng dẫn khoa học. Từ đó, tích lũy cho bản thân những kinh nghiệm học tập
và nghiên cứu quý báu để có thể hoàn thành tốt công việc được giao, tạo nền tảng
vững chắc cho quá trình nghiên cứu tiếp theo của mình.
7. Kết cấu luận văn
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về kế toán Tài sản cố định tại các đơn
vị hành chính sự nghiệp.
Chương 2: Thực trạng kế toán tài sản cố định tại Văn phòng Viện Hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam.
Chương 3: Các kết luận và giải pháp hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại Văn
phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.


16
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
1.1. Lý luận chung về Tài sản cố định trong các đơn vị hành chính sự nghiệp
1.1.1. Khái niệm cơ bản về Tài sản cố định
Để đảm bảo hoạt động của các đơn vị HCSN bình thường, hoàn thành các
nhiệm vụ do nhà nước giao, các đơn vị HCSN phải có cơ sở vật chất kỹ thuật cần
thiết. Phần lớn các tư liệu lao động tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật trong đơn vị
HCSN là TSCĐ. Như vậy, TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản
khác có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài theo quy định trong chế độ quản lý
TSCĐ hiện hành.
Theo quy định tại Thông tư 162/2014/TT-BTC ngày 06/11/2014 của Bộ Tài
chính có thể đưa ra khái niệm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình như sau:
Tài sản cố định hữu hình trong các đơn vị hành chính sự nghiệp là những tư
liệu lao động đạt mức quy định tối thiểu về giá trị và thời gian sử dụng, nó tham gia
vào nhiều chu kỳ hoạt động, giá trị của nó bị giảm dần, nhưng về mặt hiện vật vẫn
giữ nguyên trạng thái ban đầu.
Tài sản cố định vô hình là các TSCĐ không có hình thái vật chất, thể hiện một

lượng giá trị đã được đầu tư, chi trả hoặc chi phí nhằm có được các lợi ích hoặc các
nguồn có tính kinh tế, mà giá trị của chúng xuất phát từ các bản quyền hoặc đặc
quyền của đơn vị, như giá trị quyền sử dụng đất, giá trị bằng phát minh sáng chế,
bản quyền tác giả, chi phí phần mềm máy vi tính…
1.1.2. Đặc điểm Tài sản cố định
Trong quá trình tham gia hoạt động sự nghiệp cũng như hoạt động SXKD, tài
sản cố định có những đặc điểm sau:
- TSCĐ tham gia vào nhiều năm hoạt động hành chính sự nghiệp, cũng như
vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh mà không thay đổi hình thái vật chất ban đầu.
- Trong quá trình tham gia vào các hoạt động, TSCĐ bị hao mòn dần, giá trị
hao mòn TSCĐ được ghi giảm nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (đối với TSCĐ
dùng vào hoạt động sự nghiệp), hoặc được tính vào chi phí SXKD (đối với chi dùng
vào hoạt động SXKD).


17
1.1.3. Phân loại Tài sản cố định
TSCĐ trong đơn vị HCSN bao gồm nhiều loại khác nhau. Phân loại TSCĐ là
việc phân chia tài sản cố định theo các nhóm, các loại khác nhau theo những tiêu
thức nhất định. Tùy mục đích nghiên cứu để quản lý và tính hao mòn tài sản cố định
mà người ta phân loại theo các tiêu thức khác nhau. Thực hiện theo thông tư số
162/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2014 của Bộ Tài chính để thuận lợi cho
quản lý và kế toán, cần phải tiến hành phân loại theo các tiêu thức sau:
1.1.3.1.Phân loại theo tính chất, đặc điểm tài sản, bao gồm:
a, Tài sản cố định hữu hình
- Loại 1: Nhà gồm: Nhà làm việc, nhà kho, nhà hội trường, nhà câu lạc bộ nhà
văn hóa, nhà tập luyện và thi đấu thể thao, nhà bảo tồn bảo tàng, nhà trẻ, nhà mẫu
giáo, nhà xưởng, phòng học, nhà giảng đường, nhà ký túc xá, nhà khám bệnh, nhà
an dưỡng, nhà khách, nhà ở, nhà công vụ, nhà công thự, nhà khác.
- Loại 2: Vật kiến trúc, gồm: Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi,

sân chơi thể thao, sân vận động, bể bơi, trường bắn, kè, đập, đê, cống, kênh, mương
máng, bến cảng, ụ tàu, giếng khoan, giếng đào, tường rào, vật kiến trúc khác.
- Loại 3: Phương tiện vận tải, gồm:
+ Phương tiện vận tải đường bộ (xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện
vận tải đường bộ khác);
+ Phương tiện vận tải đường thủy, gồm: Tàu biển chở hàng hóa; tàu biển chở
khách; tàu tuần tra, cứu hộ, cứu nạn đường thủy; tàu chở hàng đường thủy nội địa;
tàu chở khách đường thủy nội địa; phà đường thủy các loại; ca nô, xuồng máy các
loại; ghe, thuyền các loại; phương tiện vận tải đường thủy khác.
+ Phương tiện vận tải đường không (máy bay);
+ Phương tiện vận tải đường sắt;
+ Phương tiện vận tải khác.
- Loại 4: Máy móc, thiết bị văn phòng, gồm: Máy vi tính để bàn; máy vi tính
xách tay; máy in các loại; máy chiếu các loại; máy fax; máy hủy tài liệu; máy
Photocopy; thiết bị lọc nước các loại; máy hút ẩm, hút bụi các loại; ti vi, đầu Video,


18
các loại đầu thu phát tín hiệu kỹ thuật số khác; máy ghi âm; máy ảnh; thiết bị âm
thanh các loại; tổng đài điện thoại, điện thoại cố định, máy bộ đàm, điện thoại di
động; thiết bị thông tin liên lạc khác; tủ lạnh, máy làm mát; máy giặt; máy điều hòa
không khí; máy bơm nước; két sắt các loại; bộ bàn ghế ngồi làm việc; bộ bàn ghế
tiếp khách; bàn ghế phòng họp, hội trường, lớp học; tủ, giá kệ đựng tài liệu hoặc
trưng bày hiện vật; thiết bị mạng, truyền thông; thiết bị điện văn phòng các loại;
thiết bị điện tử phục vụ quản lý, lưu trữ dữ liệu; các loại thiết bị văn phòng khác.
- Loại 5: Thiết bị truyền dẫn, gồm: phương tiện truyền dẫn khí đốt, phương tiện
truyền dẫn điện, phương tiện truyền dẫn nước, phương tiện truyền dẫn các loại khác.
- Loại 6: Máy móc, thiết bị động lực.
- Loại 7: Máy móc, thiết bị chuyên dùng.
- Loại 8: Thiết bị đo lường, thí nghiệm.

- Loại 9: Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm.
- Loại 10: Tài sản cố định hữu hình khác.
b, Tài sản cố định vô hình
- Loại 1: Quyền sử dụng đất.
- Loại 2: Quyền tác giả.
- Loại 3: Quyền sở hữu công nghiệp.
- Loại 4: Quyền đối với giống cây trồng.
- Loại 5: Phần mềm ứng dụng.
- Loại 6: Tài sản cố định vô hình khác.
1.1.3.2. Phân loại theo nguồn gốc hình thành tài sản, bao gồm:
a, Tài sản cố định hình thành do mua sắm;
b, Tài sản cố định hình thành do đầu tư xây dựng;
c, Tài sản cố định được điều chuyển đến;
d, Tài sản cố định được tặng cho;
e, Tài sản cố định được hình thành từ nguồn khác.


19
1.1.3.3. Phân loại TSCĐ theo mục đích và tình hình sử dụng.
Theo cách phân loại này tài sản cố định của đơn vị được chia thành:
a, Tài sản cố định dùng cho hoạt động HCSN.
b, Tài sản cố định chuyên dùng cho hoạt động SXKD, dịch vụ.
c, Tài sản cố định dùng vào mục đích phúc lợi.
d, Tài sản cố định chờ xử lý (không còn sử dụng được, hoặc không cần dùng)
Cách phân loại này nhằm xác định tình trạng thực tế Tài sản cố định sử dụng
vào các mục đích hoạt động của đơn vị.
1.1.4. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán Tài sản cố định
1.1.4.1. Yêu cầu quản lý
- Mọi tài sản cố định hiện có tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được quản lý chặt
chẽ về hiện vật và giá trị theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài

sản nhà nước.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm lập thẻ tài sản cố định, hạch toán kế
toán đối với toàn bộ tài sản cố định hiện có của đơn vị theo đúng quy định của chế
độ kế toán hiện hành; thực hiện kiểm kê định kỳ hàng năm về tài sản cố định hiện
có thực tế; báo cáo cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp để thống nhất hạch toán điều
chỉnh số liệu giữa kết quả kiểm kê và sổ kế toán (nếu có); thực hiện báo cáo tình
hình quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản
nhà nước.
- Tài sản cố định đã tính hao mòn đủ nhưng vẫn còn sử dụng được thì cơ quan,
tổ chức, đơn vị vẫn phải tiếp tục quản lý theo quy định của pháp luật.
1.1.4.2. Nhiệm vụ của kế toán
- Tổ chức ghi chép phản ánh đầy đủ chính xác, kịp thời số lượng, giá trị, hiện
trạng TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm trong kỳ, việc sử dụng TSCĐ trong đơn vị.
Thông qua đã giám đốc chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư, sử dụng TSCĐ ở đơn vị.
- Tham gia nghiệm thu và xác định nguyên giá TSCĐ trong các trường hợp:
hoàn thành việc mua sắm, xây dựng, bàn giao, đưa vào sử dụng, tài sản được cơ
quan quản lý cấp phát trừ vào kinh phí, tài sản tiếp nhận của các đơn vị khác bàn
giao hoặc biếu tặng, viện trợ.


20
- Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường TSCĐ trong đơn vị, lập
kế hoạch và theo dõi việc sửa chữa, thanh lý, khôi phục, đổi mới TSCĐ.
- Phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ, phân tích tình hình sử dụng TSCĐ tại đơn vị.
1.2. Kế toán Tài sản cố định trong các đơn vị hành chính sự nghiệp
1.2.1. Quy định Kế toán Tài sản cố định
Theo Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2014 của Bộ Tài
chính về việc Quy định chế độ quản lý, tính hao mòn TSCĐ trong các cơ quan Nhà
nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng Ngân sách Nhà nước.
1.2.1.1. Tiêu chuẩn nhận biết Tài sản cố định

a, Tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ hữu hình: TSCĐ hữu hình là tài sản mang hình
thái vật chất, có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống bao gồm nhiều tài sản riêng
lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định (nếu
thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được)
thỏa mãn đồng thời cả 2 tiêu chuẩn dưới đây:
- Có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên;
- Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng trở lên
Riêng đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, cũng giống như các đơn
vị sản xuất kinh doanh, TSCĐ là những tư liệu lao động phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn
ghi nhận TSCĐ theo chuẩn mực kế toán Việt Nam đã ban hành:
- Chắc chắn thu lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
- Thời gian sử dụng ước tính trên 01 năm
- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
b, Tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ vô hình:
Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà cơ
quan, tổ chức, đơn vị đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản như: Quyền sử dụng đất, phần
mềm ứng dụng, quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ, thỏa mãn
đồng thời cả 2 tiêu chuẩn đó là có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên và có nguyên
giá từ 10.000.000 đồng trở lên.


21
1.2.1.2. Tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ đặc thù và đặc biệt
- Những tài sản (trừ tài sản là nhà, vật kiến trúc) có nguyên giá từ 5 triệu đồng
đến dưới 10 triệu đồng và có thời gian sử dụng trên 1 năm được quy định là tài sản
đặc thù.
- Tài sản là trang thiết bị dễ hỏng dễ vỡ (như thủy tinh, gốm, sành, sứ …) phục
vụ nghiên cứu khoa học, thí nghiệm có nguyên giá từ 10 triệu đồng trở lên được
quy định là tài sản cố định đặc thù.

- Tài sản không thể đánh giá được giá trị thực nhưng đòi hỏi phải quản lý chặt
chẽ về hiện vật như: các cổ vật, hiện vật trưng bày trong bảo tàng, lăng tẩm, di tích
lịch sử được xếp hạng… được quy định là TSCĐ đặc biệt.
1.2.1.3. Đánh giá tài sản cố định
a, Tài sản cố định hữu hình
- Nguyên giá tài sản cố định hình thành từ mua sắm được xác định bằng công thức:
Chi phí vận
Nguyên

Giá trị

Các khoản

chuyển, bốc

giá

ghi

chiết khấu

dỡ, chi phí sửa

TSCĐ = trên

- thương mại + chữa, cải tạo, -

do mua

hóa


hoặc giảm

nâng cấp, chi

sắm

đơn

giá (nếu có)

phí lắp đặt,
chạy thử

Các khoản

Các khoản
thu hồi về
sản phẩm,
phế liệu
do chạy
thử

+

thuế, phí, lệ

Chi

phí (không


phí

bao gồm

+ khác

các khoản

(nếu

thuế được

có)

hoàn lại

- Nguyên giá của tài sản cố định hình thành từ đầu tư xây dựng là giá trị quyết
toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư
xây dựng hiện hành.
Trường hợp tài sản đã đưa vào sử dụng (do đã hoàn thành việc đầu tư xây
dựng) nhưng chưa có quyết toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
thì cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện ghi sổ và hạch toán kế toán tài sản cố định kể
từ ngày có Biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng. Nguyên giá ghi sổ hạch toán là
nguyên giá tạm tính. Nguyên giá tạm tính trong trường hợp này được lựa chọn theo
thứ tự ưu tiên sau:
+ Giá trị đề nghị quyết toán;


22

+ Giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu A-B;
+ Giá trị dự toán Dự án đã được phê duyệt.
Khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán, đơn vị thực hiện điều
chỉnh lại nguyên giá tạm tính trên sổ kế toán theo giá trị quyết toán được duyệt.
- Nguyên giá tài sản cố định được điều chuyển đến được xác định như sau:
Nguyên

Chi phí vận

Giá trị ghi

giá

trên Biên

TSCĐ
được

=

điều
chuyển
đến

bản bàn
giao tài

+

sản điều

chuyển

Các khoản

chuyển, bốc dỡ,

Các khoản

thuế, phí, lệ

chi phí sửa

thu hồi về

phí (không

chữa, cải tạo,

-

Chi phí

sản phẩm + bao gồm các +

nâng cấp, chi

phế liệu do

khoản thuế


phí lắp đặt,

chạy thử

được hoàn

chạy thử

khác
(nếu có)

lại)

- Nguyên giá tài sản cố định được tặng cho được xác định như sau:
Chi phí vận
Nguyên
giá TSCĐ
được tặng
cho

Giá trị của

chuyển, bốc dỡ,

Các khoản

tài sản do

chi phí sửa


thu hồi về

= cơ quan

+

chữa, cải tạo,

-

sản phẩm +

tài chính

nâng cấp, chi

phế liệu do

xác định

phí lắp đặt,

chạy thử

chạy thử

Các khoản
thuế, phí, lệ
phí (không
bao gồm các

khoản thuế

Chi phí
+

khác
(nếu có)

được hoàn lại)

b, Tài sản cố định vô hình
- Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất
Đối với đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất; đất nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp; đất thuê đã trả tiền thuê đất một lần cho cả
thời gian thuê đất thì nguyên giá được xác định là tiền sử dụng đất đã nộp để được
nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, hoặc số tiền đã trả khi nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp, hoặc số tiền thuê đất đã trả cho cả thời gian
thuê đất cộng (+) với các khoản thuế, phí, lệ phí (không bao gồm các khoản thuế
được hoàn lại).


23
Đối với đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất thì nguyên giá được
xác định theo quy định của Chính phủ về xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính
vào giá trị tài sản của tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cộng
(+) các khoản thuế, phí, lệ phí (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại).
- Nguyên giá của tài sản cố định vô hình (quyền tác giả, quyền sở hữu công
nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ) là toàn
bộ các chi phí mà cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chi ra để có được quyền tác giả,
quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của Luật sở

hữu trí tuệ.
- Nguyên giá tài sản cố định vô hình (phần mềm ứng dụng) là toàn bộ các chi
phí mà cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chi ra để có được phần mềm ứng dụng.
- Nguyên giá tài sản cố định vô hình khác là toàn bộ các chi phí mà cơ quan,
tổ chức, đơn vị đã chi ra để có được tài sản cố định vô hình đó.
c, Thay đổi nguyên giá tài sản cố định
Nguyên giá tài sản cố định được thay đổi trong các trường hợp sau:
- Đánh giá lại giá trị tài sản cố định theo quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền;
- Thực hiện nâng cấp tài sản cố định theo dự án đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt;
- Tháo dỡ một hay một số bộ phận tài sản cố định.
Khi phát sinh việc thay đổi nguyên giá tài sản cố định, cơ quan, tổ chức, đơn
vị thực hiện lập Biên bản ghi rõ căn cứ thay đổi nguyên giá; đồng thời xác định lại
các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định để điều
chỉnh sổ kế toán và thực hiện hạch toán kế toán theo quy định hiện hành.
1.2.1.4. Hao mòn và khấu hao tài sản cố định
a, Hao mòn Tài sản cố định
Theo quy định hiện hành tất cả các loại tài sản cố định khi đưa vào sử dụng
đều phải tính hao mòn, trừ các loại tài sản sau đây không phải tính hao mòn:


24
- Tài sản cố định là quyền sử dụng đất;
- Tài sản cố định đặc biệt;
- Tài sản cố định đơn vị đang thuê sử dụng;
- Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất trữ hộ Nhà nước;
- Các tài sản cố định đã tính hao mòn đủ nhưng vẫn còn sử dụng được;
- Các tài sản cố định chưa tính hết hao mòn nhưng đã hỏng không tiếp tục sử
dụng được.

Trong quá trình sử dụng tài sản cố định đều bị hao mòn. Hao mòn tài sản cố
định do nhiều nguyên nhân khác nhau như thay đổi thuộc tính cơ lý hóa, do điều
kiện tự nhiên hoặc sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Vì vậy mà làm cho giá trị sử
dụng và giá trị bị giảm dần.
Như vậy, hao mòn tài sản cố định là sự giảm dần về giá trị và giá trị sử dụng
của các tài sản cố định trong quá trình hoạt động.
Hao mòn tài sản cố định được phân thành hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
Hao mòn hữu hình là hao mòn về mặt vật chất do thay đổi thuộc tính cơ lý hóa
làm giảm giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định.
Nguyên nhân và mức độ hao mòn hữu hình phụ thuộc vào quá trình sử dụng
tài sản như về thời gian, cường độ sử dụng, việc chấp hành các quy trình quy phạm
kỹ thuật trong sử dụng bảo dưỡng và bảo quản, các yếu tố về tự nhiên và môi
trường ngoài ra còn phụ thuộc vào chất lượng tài sản.
Hao mòn vô hình là hao mòn giả thuần túy về mặt giá trị của tài sản, do sự tiến
bộ của khoa học kỹ thuật. Những loại tài sản cố định cùng loại được sản xuất trong
những thời kỳ sau thường có giá rẻ hơn nhưng công suất năng lực phục vụ cao hơn
bởi sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật làm cho năng suất lao động ngày càng cao hơn
và hao phí nguyên vật liệu ngày càng ít hơn làm cho giá rẻ hơn.
Hao mòn tài sản cố định mỗi năm được tính một lần vào tháng mười hai trước
khi khóa sổ kế toán.
Thời gian sử dụng và tỷ lệ tính hao mòn được thực hiện theo Điều 12 của
Thông tư 162/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2014.


25
Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản cố định được tính theo công thức sau:
Mức hao mòn hàng năm của

=


từng tài sản cố định

Nguyên giá của tài sản cố
định

Tỷ lệ tính hao mòn

x

(% năm)

Hàng năm, trên cơ sở xác định số hao mòn tăng và số hao mòn giảm phát sinh
trong năm, cơ quan, tổ chức, đơn vị tính tổng số hao mòn của tất cả tài sản cố định
tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cho năm đó theo công thức:
Số hao mòn tài sản
cố định tính đến

Số hao mòn tài sản
=

cố định đã tính đến

năm (n)

năm (n-1)

Số hao mòn tài sản

Số hao mòn tài sản


+ cố định tăng trong - cố định giảm trong
năm (n)

năm (n)

Trong một số trường hợp khi tính tài sản cố định tăng, giảm hoặc thời gian sử
dụng và nguyên giá tài sản cố định thay đổi cần chú ý một số quy định sau:
- TSCĐ tăng, giảm tháng này thì tháng tiếp theo mới tính tăng, giảm hao mòn
tài sản cố định.
- Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá tài sản cố định thay đổi phải
xác định lại mức hao mòn trung bình năm của tài sản cố định theo công thức:
Mức hao mòn trung bình
hàng năm

Thời gian sử dụng còn lại

Giá trị còn lại trên sổ kế toán
=

Thời gian sử dụng xác định lại tài sản cố định
(hoặc thời gian sử dụng còn lại)

=

Thời gian sử dụng đã quy
định của tài sản cố định

-

Thời gian đã sử dụng

của tài sản cố định

- Mức hao mòn tài sản cho năm cuối cùng là hiệu số giữa nguyên giá tài sản
cố định và số hao mòn lũy kế đã thực hiện của tài sản cố định đó.
b, Khấu hao Tài sản cố định


×