Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

SKKN Vai trò của Ban nữ công trong công tác quan tâm, giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số ở trường THPT Kỳ Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 66 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài

VAI TRỊ CỦA BAN NỮ CƠNG
TRONG CÔNG TÁC QUAN TÂM, GIÁO DỤC
HỌC SINH NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KỲ SƠN

LĨNH VỰC: QUẢN LÝ


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƢỜNG THPT KỲ SƠN
___________________________________________________

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài

VAI TRỊ CỦA BAN NỮ CƠNG
TRONG CÔNG TÁC QUAN TÂM, GIÁO DỤC
HỌC SINH NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KỲ SƠN
LĨNH VỰC: QUẢN LÝ

Tác giả:

Trƣơng Thị Lan

Số điện thoại:

0943617078



Năm thực hiện:

2021 - 2022

Tháng 4 năm 2022


MỤC LỤC
Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu .......... 3
2.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 3
2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 3
2.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 4
3. Tính mới .......................................................................................................... 4
4. Đóng góp của đề tài ......................................................................................... 4
II. NỘI DUNG ......................................................................................................... 5
1. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 5
1.1. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về giáo dục và đào tạo vùng dân tộc
thiểu số, miền núi................................................................................................. 5
1.2. Vị trí, vai trị, chức năng nhiệm vụ của Ban nữ cơng trong trường THPT ...... 7
1.3. Mối quan hệ giữa các tổ chức trong và ngồi nhà trường ............................ 8
1.4. Cơng tác giáo dục học sinh dân tộc thiểu số ở trường THPT ...................... 9
2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 10
2.1. Thực trạng hoạt động giáo dục học sinh dân tộc thiểu số trong các
trường THPT...................................................................................................... 10
2.1.1. Thực trạng hoạt động giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số trong

các trường THPT ............................................................................................... 11
2.1.2. Thực trạng hoạt động giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số ở trường
THPT Kỳ Sơn .................................................................................................... 13
2.1.3. Tính cấp thiết của việc quan tâm, giáo dục học sinh nữ học sinh dân
tộc thiểu số ở trường THPT Kỳ Sơn.................................................................. 16
2.2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên......................................................... 17
2.2.1. Nguyên nhân khách quan ........................................................................ 17
2.2.2. Nguyên nhân chủ quan ............................................................................ 18
3. Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số
thông qua công tác nữ công trong trường THPT Kỳ Sơn ................................. 18
3.1. Tăng cường vai trò của Ban Chấp hành cơng đồn trong cơng tác giáo
dục học sinh nữ dân tộc thiểu số ....................................................................... 18
3.1.1. Yêu cầu đối với Ban Chấp hành Cơng đồn trong cơng tác giáo dục
học sinh nữ DTTS.............................................................................................. 18
3.1.2. Cách thức thực hiện ................................................................................. 18
3.1.3. Xây dựng kế hoạch chung cho BCH Cơng đồn về giáo dục học
sinh nữ DTTS (Ban Chấp hành cơng đồn xây dựng kế hoạch, giao cho
Ban nữ công chịu trách nhiệm thực hiện) ......................................................... 19
3.2. Tìm hiểu về các phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số ở Kỳ Sơn,
tìm hiểu và nắm rõ hồn cảnh của các em học sinh nữ dân tộc thiểu số .............. 21


3.2.1. Yêu cầu đối với Ban nữ công trong công tác tìm hiểu về các phong
tục tập quán của các dân tộc thiểu số ở Kỳ Sơn, tìm hiểu và nắm rõ hoàn
cảnh của các em học sinh nữ dân tộc thiểu số ................................................... 21
3.2.2. Lựa chọn GV nữ làm công tác tư vấn, tuyên truyền, giáo dục ............... 22
3.2.3. Kiểm tra, đánh giá học sinh nữ DTTS ..................................................... 22
3.2.4. Tạo lập chính sách ưu đãi phù hợp với đối tượng và hồn cảnh
gia đình .............................................................................................................. 22
3.3. Nâng cao vai trị nịng cốt của Ban nữ cơng trong cơng tác quan tâm,

giáo dục học sinh nữ DTTS ............................................................................... 23
3.3.1. Yêu cầu đối với giáo viên nữ trong công tác giáo dục học sinh
DTTS ................................................................................................................. 23
3.3.2. Cách thức thực hiện ................................................................................. 24
3.3.3. Xác định, tìm hiểu đối tượng học sinh nữ DTTS .................................... 24
3.3.4. Lập kế hoạch cụ thể ................................................................................. 25
3.3.5. Chủ động tham mưu với BGH nhà trường về giáo dục học sinh nữ
dân tộc thiểu số .................................................................................................. 27
3.3.6. Xây dựng mơi trường lớp học thân thiện trong q trình thực hiện
giáo dục học sinh nữ DTTS ............................................................................... 27
3.3.7. Phối hợp với Đồn thanh niên để làm tốt cơng tác giáo dục học sinh
nữ DTTS ............................................................................................................ 29
3.3.8. Kết nối hiệu quả với phụ huynh và các tổ chức, đoàn thể khác trong
công tác giáo dục học sinh nữ DTTS .................................................................. 29
4. Kết quả đạt được ............................................................................................ 32
5. Bài học kinh nghiệm ...................................................................................... 34
5.1. Luôn coi trọng công tác quan tâm, giáo dục học sinh nữ DTTS ............... 35
5.2. Nữ CBGV ln là người tiên phong, giữ vai trị nịng cốt trong việc
thực hiện giáo dục học sinh nữ DTTS ............................................................... 35
5.3. Huy động sức mạnh tổng hợp để nâng cao chất lượng giáo dục học
sinh DTTS.......................................................................................................... 35
6. Hướng phát triển của đề tài ........................................................................... 36
III. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 37
1. Kết luận.......................................................................................................... 37
2. Kiến nghị ....................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 39
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT

1. DTTS

: Dân tộc thiểu số

2. GD&ĐT

: Giáo dục và đào tạo

3. ĐH,CĐ

: Đại học, Cao đẳng

4. THCN

: THCN

5. THPT

: Trung học phổ thông

6. GV

: Giáo viên

7. GVCN

: Giáo viên chủ nhiệm

8. PHHS


: Phụ huynh học sinh

9. GVBM

: Giáo viên bộ môn

10. HS

: Học sinh

11. MN

: Miền núi

12. CNVCLĐ

: Công nhân viên chức lao động

13. CĐCS

: Công đoàn cơ sở

14. TLĐ

: Tổng Liên đoàn

15. BCHCĐ

: Ban Chấp hành cơng đồn


16. BGH

: Ban giám hiệu

17. CBGV

: Cán bộ giáo viên


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển giáo dục và đào tạo được Đảng ta xác định là quốc sách hàng đầu,
đồng thời là cơ sở quan trọng để thực hiện chính sách "Bình đẳng, đồn kết, tôn
trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc". Giáo dục học sinh dân tộc
thiểu số(DTTS) là một trong những mục tiêu, là một nhiệm vụ chính trị mà Đảng,
nhà nước quan tâm sâu sắc, đặt ra phải hoàn thành trong thời kỳ đổi mới. Đây là
phương thức giáo dục cho các học sinh DTTS. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng
giáo dục học sinh DTTS là vấn đề rất quan trọng trong các nhà trường ở miền núi,
ở các vùng đồng bào DTTS.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển giáo dục nói chung, Đảng và
Nhà nước ta đặc biệt quan tâm chăm lo, phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo,
trong đó đặc biệt chú trọng đến giáo dục đào tạo vùng DTTS và miền núi; coi đây
là một chính sách quan trọng trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và là
một yêu cầu của phát triển bền vững đất nước. Có thể thấy rằng, trong mỗi thời kỳ
phát triển của đất nước, thế hệ trẻ cả nước nói chung, thế hệ trẻ DTTS nói riêng
ln được tạo những điều kiện thuận lợi nhất để phát triển cả về thể lực, trí lực và
tâm lực. Đây là tiền đề quan trọng để giáo dục vùng DTTS và miền núi tiếp tục đạt
được những thành tựu đột phá trong giai đoạn mới.
Tuy nhiên, thực tế còn những vấn đề cần được quan tâm, đặc biệt là đối với
các em học sinh nữ DTTS.

Từ thực tế trên, thiết nghĩ, để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh nữ
DTTS rất cần sự quan tâm sâu sát của nhà trường, vai trò của các tổ chức trong nhà
trường cùng với sự hỗ trợ, phối hợp của các tổ chức ngoài nhà trường. Với biện
pháp giáo dục phù hợp sẽ giảm bớt tỉ lệ học sinh bỏ học, tảo hôn, tạo điều kiện để
các em học hết cấp học, tiếp tục học lên ĐH, CĐ, THCN cũng như cơ hội có cơng
ăn việc làm trong tương lai.
Kỳ Sơn là huyện miền núi cao đặc biệt khó khăn, nằm phía Tây của tỉnh
Nghệ An, là huyện miền núi biên giới tiếp giáp với 5 huyện thuộc 3 tỉnh của nước
bạn Lào với 192 km đường biên giới. Nơi đây có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số
như Mông, Khơ Mú, Thái sinh sống tương đối lớn, cộng đồng người dân tộc thiểu
số có vị thế quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh trật tự
trên toàn địa bàn. Là một trường cấp THPT duy nhất trên địa bàn huyện, được
thành lập vào năm 1967, ngay từ những năm đầu khai sinh, mục tiêu và sứ mệnh
cao cả của nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực cho huyện nhà, đặc biệt là tạo
nguồn cán bộ là người dân tộc thiểu số ở Kỳ Sơn. Học sinh của nhà trường chủ yếu
là con em đồng bào dân tộc thiểu số, với đặc trưng về địa lý, điều kiện kinh tế đặc
biệt khó khăn, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, các vấn đề như tảo hôn, di
cư tự do, tập tục lạc hậu... vẫn còn tồn tại. Những tập tục lạc hậu đã ăn sâu vào
trong tiềm thức, hiện hữu trong đời sống của gia đình và cá nhân học sinh, ảnh
1


hưởng đến công tác giáo dục học sinh dân tộc thiểu số nói chung và các em học
sinh nữ dân tộc thiểu số nói riêng. Đây là những trở ngại trong quá trình duy trì sĩ
số, hạn chế học sinh bỏ học và giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Dù là giáo
viên bản xứ hay giáo viên miền xuôi, dù là thâm niên 5,10, 20 năm hay mới đang
tập sự, tất cả CBGVNV nhà trường đều có chung một tâm nguyện là “Tất cả vì học
sinh, vì sự nghiệp giáo dục miền núi”. Khó khăn là vậy nhưng với phương châm
xem “Trường là nhà”, “Học trò như con” và “Mỗi ngày đến trường là một ngày
vui”, cán bộ, giáo viên đã khắc phục những khó khăn thường nhật, lấy tình thương

yêu và trách nhiệm thống nhất trong suy nghĩ và hành động.
Để hoàn thành sứ mệnh cao cả của nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực,
đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số cho huyện nhà, trước hết là giáo dục các
chuẩn mực đạo đức ở học sinh, các ý thức công dân, phát triển kỹ năng sống, giáo
dục con người một cách toàn diện để sau này lớn lên các em tự tin, năng động, bản
lĩnh bước vào đời, trở thành những người công dân có ích cho xã hội, là những cán
bộ nguồn tài đức vẹn tồn... thì trách nhiệm khơng chỉ là của một cá nhân mà là cả
một tập thể đoàn kết, trong đó Ban nữ cơng trong nhà trường cũng đóng vai trị hết
sức quan trọng.
Là một giáo viên nữ người dân tộc thiểu số đã từng công tác nhiều năm tại
trường THPT Kỳ Sơn, tôi đặc biệt quan tâm đến các em học sinh nữ người dân tộc
thiểu số như Thái, H’mơng, Khơ Mú. Bình qn hằng năm Trường THPT Kỳ Sơn
có tỷ lệ học sinh bỏ học gần 9% trong đó nữ học sinh dân tộc thiểu số chiếm gần
5%. Qua tìm hiểu được biết, các em bỏ học chủ yếu là do lấy chồng (do gia đình
bắt buộc hoặc cá nhân tự quyết định) hoặc do hoàn cảnh gia đình khó khăn, có
những em bỏ học lấy chồng khi còn đang học dở lớp 10.
Từ thực tế trên, thiết nghĩ, để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh nữ
DTTS rất cần sự quản lý sâu sát của nhà trường, vai trò nòng cốt của Ban nữ cơng,
sự phối hợp của Đồn thanh niên, sự vào cuộc của các giáo viên chủ nhiệm
(GVCN), giáo viên bộ môn (GVBM) cùng với sự hỗ trợ của các lực lượng khác.
Với biện pháp giáo dục phù hợp sẽ tạo cơ hội cho các em học tập chuyên cần, hạn
chế tình trạng bỏ học, tảo hôn, các em mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động
giáo dục, vui chơi, sẵn sàng hòa nhập cùng bạn bè, tạo điều kiện phát triển hết khả
năng của mình.
Đáp ứng u cầu đó, từ năm học 2020-2021 đến nay, tôi đã nghiêm túc tìm
ra phương cách cho việc giáo dục học sinh nữ DTTS. Tơi đã có sự tiếp cận, học
hỏi, xây dựng, đưa ra các giải pháp tối ưu, phù hợp. Sự đổi mới của đề tài mà tôi
áp dụng về công tác giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số cịn gặp nhiều khó khăn
cần sớm được tháo gỡ, nhưng dần dần cũng đã thu được kết quả khả quan.
Nhận thức được vai trò của việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh nữ

DTTS, các cô giáo thật sự là người đồng hành, dẫn dắt các em cùng với những kết
quả đạt được, tôi nghiên cứu đề tài “Vai trị của Ban nữ cơng trong cơng tác
quan tâm, giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số ở trường THPT Kỳ Sơn”.
2


2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng trong công tác phối
hợp hoạt động giữa Ban nữ công với các tổ chức cũng như cá nhân trong và ngoài
nhà trường, vai trị của Ban nữ cơng trong cơng tác quan tâm, giáo dục học sinh
nói chung, học sinh nữ dân tộc thiểu số nói riêng ở trường THPT Kỳ Sơn trong
những năm gần đây. Bản thân tôi xin đề xuất một số biện pháp phối hợp, quan
tâm, giáo dục, chia sẻ, động viên và trang bị cho các em những kiến thức cơ bản,
kỹ năng sống, đồng thời đảm bảo kế hoạch phát triển giáo dục, đặc biệt là giáo
dục các chuẩn mực đạo đức ở học sinh, các ý thức công dân, phát triển kỹ năng
sống, giáo dục con người một cách tồn diện nhằm hạn chế tình trạng học sinh bỏ
học và tảo hôn.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu tôi phải thực hiện các nhiệm vụ:
- Xác định cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về vai trò của Ban nữ công trong
công tác phối hợp giáo dục học sinh;
- Nghiên cứu thực trạng của học sinh nữ dân tộc thiểu số và vai trò, chức
năng của Ban nữ công trong công tác phối hợp giáo dục học sinh, đặc biệt là học
sinh nữ dân tộc thiểu số;
- Những hoạt động cụ thể làm được của Ban nữ công. Tổng kết những kinh
nghiệm về công tác phối hợp giữa Ban nữ cơng với các tổ chức đồn thể trong và
ngồi nhà trường trong cơng tác giáo dục học sinh nữ DTTS. Trên cơ sở đó rút ra
bài học kinh nghiệm;
2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng:
+ Học sinh nữ dân tộc thiểu số
+ Ban nữ công nhà trường
+ Giáo viên chủ nhiệm
+ Giáo viên bộ môn
+ Phụ huynh học sinh(PHHS)
+ Ban tư vấn học sinh

- Không gian: Thực nghiệm tại trường THPT Kỳ Sơn, THPT Tương Dương
1 và THPT Tương Dương 2.
3


- Thời gian thực hiện: Từ năm học 2020-2021 đến năm học 2021-2022.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sưu tầm, thu thập thông tin, tài
liệu; nghiên cứu các văn bản pháp quy về giáo dục học sinh dân tộc thiểu số, vai
trò của Ban nữ cơng trong cơng tác phối hợp chăm sóc quan tâm, giáo dục nữ học
sinh dân tộc thiểu số.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát, phân tích, thống
kê, xử lí số liệu, phỏng vấn, đánh giá, thực nghiệm để rút kinh nghiệm.
3. Tính mới
Ban nữ cơng đóng vai trị nịng cốt trong cơng tác giáo dục học sinh nữ
DTTS là cần thiết nhưng từ trước đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu và đây là
một đề tài hồn tồn mới. Tơi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đồng
nghiệp để đề tài được hồn thiện hơn.
4. Đóng góp của đề tài
Những giải pháp mà đề tài đề cập đến khẳng định vai trị của Cấp ủy, BCH
cơng đồn, Ban nữ cơng, GVCN, GVBM, Đồn thanh niên trong việc nâng cao
chất lượng giáo dục học sinh nữ DTTS. Tôi hi vọng rằng đề tài này không chỉ áp

dụng cho các trường THPT Kỳ Sơn, Tương Dương, cấp học THPT mà còn có thể
áp dụng rộng rãi trong các trường phổ thơng các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa
trong tỉnh, trên cả nước góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh nữ dân tộc
thiểu số, đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay cũng như niềm mong mỏi của chính
quyền và nhân dân các dân tộc Kỳ Sơn.

4


II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số,
miền núi (DTTS, MN) đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước
thông qua các chủ trương, chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển, thể hiện tính nhân
văn và thực sự có ý nghĩa đối với học sinh dân tộc thiểu số toàn quốc, nhờ đó, sự
nghiệp giáo dục và đào tạo vùng DTTS, MN đã có những chuyển biến đáng kể: hệ
thống trường, lớp học được quan tâm đầu tư xây dựng ngày càng khang trang, đảm
bảo đủ điều kiện để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học. Tỷ lệ học sinh
(HS) đến trường tăng cao. Giáo dục hòa nhập ngày càng được Đảng và nhà nước
quan tâm sâu sắc, coi đây là một nhiệm vụ chính trị phải hồn thành trong thời kỳ
đổi mới, thu hút và khuyến khích các tổ chức đoàn thể cùng tham gia vào các hoạt
động giáo dục của nhà trường. Điều đó thể hiện:
1.1. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về giáo dục và đào tạo vùng dân tộc
thiểu số, miền núi
- Chỉ thị số 03 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc tiếp tục đẩy mạnh phong
trào thi đua “Giỏi việc nước- đảm việc nhà”.
- Chỉ thị 21-CT/TW ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh
công tác phụ nữ trong tình hình mới. Nghị quyết Đại hội XIX Cơng đồn ngành
Giáo dục Nghệ An.
- Chương trình hành động số 190 của tổng LĐLĐ Việt Nam về thực hiện

Nghị quyết 11 của Bộ chính trị.
- Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015,
giai đoạn 2016-2020.
- Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009).
- Luật bình đẳng giới, chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn
2011-2020 của Thủ tướng Chính phủ;
- Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14-11-2006, quy định việc cử tuyển
người DTTS vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên
nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và được hưởng học bổng, tiền hỗ trợ ăn,
ở, đi lại, mua sách vở, đồ dùng học tập.
- Nghị định số 61/2006/NĐ-CP, ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính
sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cơng tác ở trường chun biệt, ở
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Nghị quyết 11/NQ-TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ
nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.
- Nghị quyết số 06b/NĐ - TLĐ, ngày 29 tháng 01 năm 2011 của Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam về công tác vận động nữ CNVCLĐ thời kỳ đẩy mạnh
5


CNH - HĐH đất nước.
- Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về cơng tác dân tộc;
- Nghị định số 19/2013/NĐ-CP, ngày 23/02/2013 của Chính phủ Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của
Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở
trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành
Trung ương (khóa XI) về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

- Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về
chính sách miễn, giảm học phí cho trẻ em học mẫu giáo và học sinh là người
DTTS ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn ;
- Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định
chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn;
- Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 quy định chính sách ưu tiên
tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, HS, SV các DTTS rất ít người;
- Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày 09/5/2018 của chính phủ quy định
chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên
mầm non;
- Nghị quyết Đại hội XII Cơng đồn Việt Nam, Nghị quyết Đại hội XV
CĐGD Việt Nam, Nghị quyết Đại hội XVIII Cơng đồn Nghệ An;
- Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 19/11/2021 của Ban Chấp hành Tỉnh ủy
Nghệ An ban hành về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và giáo dục vùng
đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 20212025, định hướng đến năm 2030.
- Nhà trường xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch quan tâm, giáo dục nữ
học sinh dân tộc thiểu số ngay từ đầu năm học.
- Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 2015.
- Quyết định 2123/2010/QĐ-TTg ngày 22-11-2010 về đảm bảo quyền được
giáo dục cho các DTTS rất ít người.
- Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính
phủ về hỗ trợ chi phí học tập bằng 60% mức lương tối thiểu chung và được hưởng
không quá 10 tháng/năm học/sinh viên đối với sinh viên là người DTTS thuộc hộ
nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Nhà nước, thi đỗ vào học đại học, cao đẳng
hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm: đại học, học viện, trường đại
6


học, trường cao đẳng;

- Quyết định số 5006/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành Kế hoạch Giai đoạn 2 thực hiện Đề án “Tăng cường chuẩn bị
Tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn
2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ;
- Quyết định số 383/QĐ-BGDĐT ngày 26/01/2022 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới giai đoạn
2021 - 2030 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Quyết định số 693/QĐ-BGDĐT ngày 14/3/2022 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành Kế hoạch thực hiện các nội dung do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì
thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào
dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm
2025;
- Văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn của cấp tỉnh, huyện, trường về
giáo dục học sinh dân tộc thiểu số nói chung, nữ học sinh dân tộc thiểu số nói
riêng.
1.2. Vị trí, vai trị, chức năng nhiệm vụ của Ban nữ cơng trong trƣờng
THPT
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một di sản vơ giá, đó là tư
tưởng của Người. Trong di sản vơ giá ấy, có một bộ phận quan trọng là tư tưởng
của Người về phụ nữ đã và đang được Đảng và Nhà nước cũng như tồn thể phụ
nữ Việt Nam lấy đó làm tấm gương để học tập, rèn luyện phấn đấu.
Từ lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới, Bác thấy rõ vai trị của phụ nữ thế giới
nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng, Người nhấn mạnh: “Non sơng gấm vóc
Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức thêu dệt mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”.
Người cũng rút ra kết luận “xem trong lịch sử cách mệnh chẳng có lần nào là
khơng có đàn bà tham gia” và khẳng định: “An Nam cách mệnh cũng phải có nữ
giới tham gia mới thành công”.
Trong công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, cùng với giai
cấp công nhân, đội ngũ nữ CNVCLĐ đã lớn mạnh không ngừng cả về số lượng và
chất lượng, chiếm trên 48% tổng số CNVCLĐ. Ở một số ngành, nghề, nữ chiếm tỉ

lệ khá cao như Ngân hàng, Giáo dục, Y tế, Dệt may, Cao su... Nữ CNVCLĐ đã có
nhiều đóng góp quan trọng vào các thành tựu kinh tế - xã hội của đất nước, góp
phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Tiếp tục quán triệt tuyên truyền, phổ biến sâu rộng ý nghĩa của phong trào
thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong CNVCLĐ, những bài học kinh
nghiệm, những gương điển hình của các tập thể, cá nhân tiêu biểu. Lồng ghép
phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” với phong trào thi đua “Lao
động giỏi, Lao động sáng tạo”, phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng
7


tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đảng, Nhà nước và tổ chức Cơng đồn ln quan
tâm, chăm lo tạo điều kiện cho sự tiến bộ của nữ CNVCLĐ và thúc đẩy thực hiện
mục tiêu bình đẳng giới, vì sự phát triển của phụ nữ. Hoạt động nữ công trong giai
đoạn hiện nay được triển khai theo tinh thần Nghị quyết số: 06b/QĐ - TLĐ, ngày
29 tháng 01 năm 2011 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về công tác vận
động nữ CNVCLĐ thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước.
Ban nữ công nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình cơng
tác nữ công của đơn vị trên cơ sở thực hiện nghị quyết của cơng đồn ngành hướng
dẫn. Thực hiện việc kiểm tra, giám sát chế độ, chính sách đối với cán bộ, giáo viên,
công nhân, viên chức. Trên cơ sở đó kịp thời giải quyết hoặc đề xuất, phản ảnh
những vướng mắc, kiến nghị của quần chúng đối với chính quyền, cơng đồn. Đại
diện cho nữ đồn viên và lao động trong đơn vị, tham gia vào một số hội đồng.
Tìm hiểu, lắng nghe, nắm vững tâm tư nguyện vọng, những ý kiến đề xuất hoặc
kiến nghị của nữ cán bộ giáo viên, công nhân, viên chức và lao động với cơng
đồn, chính quyền, tìm biện pháp giải quyết kịp thời.
.
Tổ chức, hướng dẫn, vận động nữ đoàn viên và lao động học tập, quán triệt hoặc
tham gia các hoạt động mang tính đặc thù về giới theo đúng chức năng, nhiệm vụ

của Ban nữ công CĐCS. Ban nữ công đã phát huy được tài năng, trí tuệ đóng góp
cơng sức của mình trong nhiều lĩnh vực hoạt động, tham gia tuyên truyền, giáo dục
pháp luật, tư vấn, hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống, đặc biệt trong công tác
giáo dục học sinh về bạo lực học đường, giáo dục những hành vi lệch chuẩn khi sử
dụng mạng xã hội; phối hợp trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tư vấn
kiến thức liên quan nữ giới, sức khỏe sinh sản vị thành niên… Những kết quả mà
ngành đã đạt được trong nhiều năm qua đã có những đóng góp to lớn của lực lượng
các bộ, giáo viên, công nhân viên là nữ, khơi dậy những tiềm năng trí tuệ của mỗi
chị em cán bộ, giáo viên và thu hút chị em tích cực tham gia các hoạt động trong
nhà trường, góp phần hồn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học.
1.3. Mối quan hệ giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trƣờng
Nhà trường là một thiết chế xã hội chuyên biệt thực hiện chức năng cơ bản
là tái sản xuất sức lao động, phát triển nhân cách theo hướng duy trì, phát triển xã
hội. Nhà trường có chức năng hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ thông
qua hoạt động dạy học, giáo dục. Tri thức trong nhà trường là những kinh nghiệm
của nhân loại đã được chọn lọc và tích luỹ. Nhà trường là tổ chức chun biệt có
chức năng truyền thụ tồn bộ kinh nghiệm lịch sử của nhân loại cho thế hệ trẻ phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi nhằm hình thành và phát triển mơ hình nhân
cách lí tưởng của xã hội đặt ra. Giáo dục nhà trường có sự thống nhất về mục đích,
mục tiêu cụ thể, được thực hiện bởi đội ngũ các nhà sư phạm được đào tạo và bồi
dưỡng chu đáo, tiến hành giáo dục theo một chương trình, nội dung, phương pháp
sư phạm nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhân cách toàn diện,
hướng tới sự thành đạt của con người.
8


Quan điểm chỉ đạo của Đảng ta về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và
đào tạo trong đó có đề cập đến mối quan hệ và vai trị của các tổ chức trong và
ngồi nhà trường, đó là: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi
mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục

tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi
mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của
các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản
thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học.”
Việc xây dựng các mối quan hệ của trường phổ thơng có ý nghĩa rất lớn đối
với chính nhà trường và cộng đồng. Nó có ý nghĩa cơ bản như sau:
- Huy động được sự tham gia của toàn xã hội vào phát triển sự nghiệp giáo
dục; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, làm cho mọi người, mọi tổ chức
đều được đóng góp để phát triển giáo dục cũng như được hưởng thụ những thành
quả của giáo dục ngày càng cao. Những nguồn lực có thể huy động về tất cả các
lĩnh vực nhân lực, vật lực, tài lực…
- Khi có mối quan hệ với các tổ chức khác, đội ngũ giáo viên có cơ hội bổ
sung các thông tin về thực tiễn và môi trường xã hội, cập nhật thông tin KH-CN,
tăng cường điều kiện để học sinh có mơi trường thực hành, thực tế, điều chỉnh đào
tạo đáp ứng yêu cầu về năng lực của xã hội, Những vấn đề đó sẽ giúp nâng cao
chất lượng giáo dục của nhà trường.
- Đối với xã hội, việc xây dựng các mối quan hệ của trường phổ thông nhằm
thống nhất nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức Đảng, chính quyền, đồn
thể, các tổ chức kinh tế-xã hội, mọi cá nhân, tập thể cộng đồng, về vị trí, vai trị
quan trọng của giáo dục trong sự phát triển đất nước, xác định rõ trách nhiệm trong
việc thực hiện nghĩa vụ học tập và đóng góp sức người, sức của để phát triển sự
nghiệp giáo dục.
1.4. Công tác giáo dục học sinh dân tộc thiểu số ở trƣờng THPT
Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm chăm lo, phát triển sự nghiệp giáo
dục và đào tạo, coi đây là quốc sách hàng đầu, nhằm đạt 3 mục tiêu là nâng cao
dân trí, phát triển nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài trong đó đặc biệt chú
trọng đến giáo dục đào tạo vùng DTTS và miền núi, hải đảo, và vùng có điều
kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.; coi đây là một chính sách quan trọng trong
xây dựng khối đại đồn kết toàn dân tộc và là một yêu cầu của phát triển bền
vững đất nước. Có thể thấy rằng, trong mỗi thời kỳ phát triển của đất nước, thế hệ

trẻ cả nước nói chung, thế hệ trẻ DTTS nói riêng ln được tạo những điều kiện
thuận lợi nhất để phát triển cả về thể lực, trí lực và tâm lực. Đây là tiền đề quan
trọng để giáo dục vùng DTTS và miền núi tiếp tục đạt được những thành tựu đột
phá trong giai đoạn mới.
Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào DTTS không chỉ thể
hiện qua các Nghị định, chương trình, dự án, mà cịn bằng chiến lược cơ bản lâu
9


dài, Nhà nước cũng tiếp tục triển khai chương trình đào tạo mới, đào tạo lại, bồi
dưỡng để củng cố, nâng cao năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ, các kỹ năng
làm việc, trong đó có tiếng DTTS cho cán bộ, công chức, viên chức người DTTS.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thực trạng hoạt động giáo dục học sinh dân tộc thiểu số trong các
trường THPT
Tuy đồng bào dân tộc thiểu số có tỷ lệ thấp nhất trong mặt bằng dân cư cả
nước nói chung nhưng được coi là phên giậu của Tổ quốc, đồng thời giữ vị trí, vai
trị hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển và hội nhập của đất nước. Trong
những năm qua, hệ thống các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước đã hỗ trợ, đầu tư phát triển nhiều lĩnh vực, đặc biệt là sự ra đời của Nghị
quyết số 29-NQ/TW, ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương
(khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế thêm một lần nữa khẳng định và nhấn mạnh tới việc
cần thiết phải quan tâm đầu tư, phát triển hơn nữa chất lượng giáo dục vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi "Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối
với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu,
vùng xa và các đối tượng chính sách..."
Nhờ sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước với hệ thống chính sách đặc
thù, cơ sở vật chất, mạng lưới, quy mô trường lớp phục vụ cho sự nghiệp phát triển

giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã có những bước phát triển đáng kể.
Quy mô mạng lưới và chất lượng giáo dục trong các trường THPT được nâng lên.
Trong khuôn khổ các chính sách cho DTTS và vùng miền núi và đặc biệt khó
khăn, Nhà nước đã tập trung đầu tư vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục tại
các vùng này. Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp chặt chẽ
với các Bộ, Sở, ban, ngành, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể các cấp, triển khai có
hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh
DTTS trên cả nước. Ở Nghệ An, ngành Giáo dục và Đào tạo cũng đã tiếp thu, cụ
thể hóa các văn bản chỉ đạo của các cấp lãnh đạo. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh
tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm các cấp ủy đảng,
các ngành, chính quyền và các lực lượng xã hội trong việc nâng cao chất lượng học
sinh DTTS; tuyên truyền, vận động học sinh đến lớp, duy trì sĩ số, nâng cao tỷ lệ
chuyên cần, hạn chế học sinh nghỉ học, bỏ học; tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo
đức lối sống, kỹ năng sống, giá trị sống, ý thức chấp hành pháp luật, ý thức bảo tồn
và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, trách nhiệm cơng dân cho học sinh, đặc biệt là
học sinh DTTS.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và đảm bảo quyền lợi, tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho người học; huy động các nguồn lực ưu tiên đầu tư cơ
sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học, chăm sóc sức khỏe cho học sinh các cơ
sở giáo dục vùng đồng bào DTTS; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở
10


đào tạo trên địa bàn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập, đào tạo của con
em các dân tộc trên địa bàn, đặc biệt con em đồng bào DTTS.
Chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất,
năng lực chuyên môn cho đội ngũ nhà giáo; ưu tiên bố trí, sắp xếp cán bộ quản lý
giáo dục, giáo viên cho các cơ sở giáo dục vùng đồng bào DTTS để nâng cao chất
lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo.
Triển khai có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án…phát triển giáo

dục vùng đồng bào DTTS, miền núi; thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy
học, kiểm tra đánh giá phát huy năng lực, sáng tạo, tự học, vận dụng vào thực tiễn
của người học, phù hợp đối tượng học sinh.
Tổ chức tốt các phong trào thi đua trong toàn ngành; chú trọng tơn vinh
những tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực cho phát triển giáo dục vùng DTTS và
học sinh DTTS có thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện.
Triển khai đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng các chế độ, chính sách của Nhà
nước đối với nhà giáo và trẻ em, học sinh các cấp; tăng cường cơng tác quản lý, sử
dụng có hiệu quả các chính chế độ, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với học
sinh.
Vì thế, chất lượng giáo dục học sinh DTTS cấp THPT được nâng lên, trong
đó tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm, học lực khá giỏi, trung bình trở lên tăng đáng
kể. Tỷ lệ học sinh DTTS tốt nghiệp trung học phổ thơng duy trì ổn định. Tuy
nhiên, việc phát triển giáo dục vùng đồng bào DTTS, nâng cao chất lượng giáo dục
đối với học sinh DTTS cịn gặp nhiều khó khăn, hạn chế do nhiều ngun nhân,
trong đó rào cản về nhận thức, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế của đại bộ
phận đồng bào DTTS đã gây nhiểu ảnh hưởng và hạn chế trong việc nâng cao chất
lượng giáo dục, nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như
trong công tác phối hợp.
2.1.1. Thực trạng hoạt động giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số trong các
trường THPT
Ngày nay, với quan điểm dạy học hướng vào người học, thì việc phải hiểu
đối tượng mà người thầy đang tác động vào học sinh, là điều vô cùng cần thiết,
không chỉ cho công việc dạy học, mà cho cả công tác giáo dục đạo đức của các em,
định hướng cho các em phát triển theo con đường đúng đắn.
Gần đây, trên các phương tiện thơng tin báo chí, truyền hình đã lên tiếng khá
nhiều về hiện tượng học sinh nói chung, học sinh nữ nói riêng vi phạm, bỏ học…,
hiện tượng này đã trở thành một mối quan ngại của dư luận, nhất là đối với gia
đình và nhà trường.
Hiện nay, một số học sinh có dấu hiệu sa sút về đạo đức, nhu cầu cá nhân

phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc
sống, ý chí kém phát triển, khơng có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu.
11


Trong nhà trường THPT, số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia
tăng, tình trạng học sinh kết bè phái gây mất đoàn kết. Một số giáo viên chưa thật
sự là tấm gương sáng cho học sinh, chỉ lo chú trọng đến việc dạy trí thức khoa học,
thiếu sự quan tâm, chú ý đến việc giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh.
Đối với học sinh THPT nói chung, học sinh nữ dân tộc thiểu số nói riêng, ở
độ tuổi mà tâm sinh lý lứa tuổi phát triển mạnh, các em có nhiều nhu cầu hiểu biết,
tìm tịi, bắt chước, thích giao lưu tìm hiểu, thích đua địi ăn chơi, thích khẳng định
mình là người lớn..., trong khi đó các kiến thức về hiểu biết xã hội, hiểu biết về gia
đình, hiểu biết về pháp luật cịn rất hạn chế, thậm chí có em cịn mơ hồ; do đó các
em chưa có trách nhiệm với hành vi của mình, nên dễ dẫn đến suy nghĩ lệch lạc,
quyết định thiếu sáng suốt, vi phạm nội quy nhà trường.
Các em học sinh người dân tộc thiểu số sống ở vùng núi cao có độ nhạy
cảm thính giác, thị giác, đây là điều kiện thuận lợi cho các em tri giác đối tượng.
Tuy nhiên trong học tập sự định hướng tri giác theo các nhiệm vụ đặt ra ở các em
lại chưa cao. Trong học tập, các em tiếp thu, lĩnh hội kiến thức chậm, hạn chế
trong tư duy. Rào cản ngôn ngữ và các kỹ năng khác của các em học sinh dân tộc
thiểu số, đặc biệt là đối với các em học sinh nữ thể hiện rất rõ. Trong giao tiếp, các
em gặp nhiều khó khăn, muốn thể hiện nhưng khó diễn đạt, hay xấu hổ, khơng
mạnh dạn trao đổi với các thầy cô giáo và bạn bè. Điều đó gây ảnh hưởng khơng ít
tới việc tiếp thu kiến thức ở lớp cũng như việc tự học ở nhà. Từ suy nghĩ đến hành
động đều mang tính đặc thù, Các em cũng có kiểu kết bạn khá đặc biệt, chơi thành
từng nhóm, u sớm và thậm chí cũng kết hôn sớm. Từ các bản làng xa xôi đến trọ
học, các em có ảnh hưởng nhiều thói quen trong sinh hoạt còn chưa phù hợp, thiếu
kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đối phó
với những khó khăn trong cuộc sống và đặc biệt là ý thức tự giác của bản

thân…Hơn thế nữa trong nền kinh tế tri thức, cuộc sống hiện đại vận động hết sức
khẩn trương và chứa đựng nhiều yếu tố khơn lường địi hỏi thế hệ trẻ là người dân
tộc thiểu số không chỉ làm chủ tri thức, rút ngắn khoảng cách về chênh lệch tri thức
giữa các vùng miền mà còn phải thực sự tự tin, phải nắm bắt kịp thời các cơ hội
cũng như phải có sự phát triển tồn diện để hội nhập với thế giới, góp phần tích
cực cho cuộc sống cá nhân và cộng đồng tốt đẹp hơn, nhằm thích ứng với mọi biến
động của hồn cảnh.
Khơng để các em học sinh dân tộc thiểu số phải thiệt thòi, để rút ngắn
khoảng cách giữa các vùng miền, Đảng và Nhà nước đã luôn quan tâm, chỉ đạo,
tạo mọi nguồn lực, điều kiện cần thiết để chăm lo, trang bị cho các em những kiến
thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp. Trên cơ sở đó, nhà trường có kế hoạch cụ
thể, giáo dục và hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích
cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình
huống và hoạt động hàng ngày. Giáo dục các em để đáp ứng mục tiêu giáo dục
toàn diện theo chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đó là giúp các em
học để biết, học để làm, học để tồn tại và học để chung sống.
12


2.1.2. Thực trạng hoạt động giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số ở trường
THPT Kỳ Sơn
Trường THPT Kỳ Sơn với đặc thù là trường miền núi, biên giới nên tỉ lệ học
sinh người dân tộc thiểu số theo đó chiếm tỉ lệ lớn, chủ yếu là học sinh người dân
tộc Khơ mú, Mơng và Thái, một số ít là người Hoa và Kinh. Các em học sinh dân
tộc thiểu số tại trường THPT Kỳ Sơn nói chung, học sinh nữ nói riêng chủ yếu
xuất thân từ những gia đình thuần nơng, nghề nghiệp chính là trồng trọt, chăn nuôi,
thu nhập thấp, không ổn định dẫn đến điều kiện kinh tế, điều kiện sống cịn nhiều
khó khăn vất vả. Các em học sinh dân tộc chỉ quen với những ngôi nhà sàn, nhà lá
đơn sơ, quen với cảnh bản làng heo hút, tĩnh mịch nằm rải rác trên những sườn đồi,
men suối, quen với cảnh một buổi đi học, một buổi vào rừng chăn trâu, hái củi, lên

nương cùng bố mẹ… Tất cả những điều đó đã tạo nên đặc tính riêng cho các học
sinh dân tộc thiểu số nơi đây, những con người mộc mạc, chất phác, giản dị, yêu
thiên nhiên, yêu tự do… (những phẩm chất rất đáng quý). Tuy nhiên, nó lại là
những trở ngại lớn để các em hịa nhập với thầy cơ, bạn bè, nơi các em phải chịu
sự quản lí, giám sát chặt chẽ của thầy cô giáo với rất nhiều những nội quy nề nếp
trường lớp và cả những cám dỗ của tuổi mới lớn... Các em học sinh nữ dân tộc
thiểu số trong giờ học còn thụ động, chưa chủ động tích cực trong việc tìm tịi và
vận dụng kiến thức mới, còn e ngại, rụt rè khi đưa ra ý kiến của mình, nhiều em ý
thức chưa cao trong học tập và rèn luyện, chưa xây dựng được cho mình động cơ,
thái độ học tập đúng đắn. Đa số các em chỉ xác định đến trường như một nghĩa vụ
bắt buộc, do cha mẹ quy định, xã hội quy định, chưa có mục tiêu rõ ràng, việc học
chỉ mang tính chất đối phó, miễn cưỡng. Một số em do học yếu, mất căn bản, xấu
hổ, mặc cảm, khơng có ý chí phấn đấu. Từ nhận thức chưa cao nên đa số các em có
tư tưởng lập gia đình từ rất sớm, có những em do gia đình bắt buộc, chính quyền
địa phương cũng nắm được tình hình, nhắc nhở nhưng rồi cũng đâu vào đấy bởi tư
tưởng “không cho ta cũng lấy” đã ăn sâu vào suy nghĩ của những đứa trẻ và phần
nào đó cịn có sự đồng tình của cộng đồng, gia đình nơi các em sinh sống. Việc kết
hôn sớm dẫn đến việc mang thai và sinh con ở tuổi vị thành niên. Tảo hơn cũng
chính là một trong những tác nhân dẫn đến tình trạng bỏ học ở trẻ em gái dân tộc
thiểu số, tước đi hy vọng và ước mơ của các em.
Từ những vấn đề trên, Cấp ủy, Ban giám hiệu nhà trường đã ln quan tâm,
có nhiều giải pháp chỉ đạo, chú trọng công tác tuyên truyền để học sinh và phụ
huynh học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc học, hệ lụy tảo hôn không
chỉ gây hại đến sức khỏe, sự trưởng thành của các em mà còn tạo áp lực cho gia
đình, xã hội, việc các em làm cha làm mẹ quá tre, kinh nghiệm sống, kỹ năng chăm
sóc con cái, nền tảng kinh tế khơng có dẫn tới cuộc sống khó khăn, hay xảy ra mâu
thuẫn.; cải tạo cảnh quan môi trường, bổ sung trang thiết bị, cơ sở vật chất; tạo môi
trường giáo dục lành mạnh, thân thiện; tổ chức các hoạt động trải nghiệm, các hoạt
động tập thể nhằm giáo dục các chuẩn mực đạo đức ở các em, các ý thức công dân,
phát triển kỹ năng sống, giáo dục con người một cách toàn diện. Đặc biệt nhà

trường chú trọng việc duy trì sĩ số ở các lớp, hạn chế học sinh bỏ học vì nhiều lí do
13


trong đó nhiều nhất là nghỉ học do theo chồng hoặc bị bắt làm vợ.
Danh sách học sinh nữ DTTS cần được quan tâm đặc biệt năm học 2021-2022
TT

Họ và tên

Lớp

Dân tộc

Quê quán

Thuộc đối tƣợng

1

Lầu Y Dở

10C1

H’mông

Huồi Pốc-Nậm
Cắn

Hộ nghèo,

mất sớm

2

Cử Y Pà

10C2

H’mơng

Huồi
GiảngTây Sơn

Hộ nghèo, cha
mẹ già yếu

3

Chích Thị
Thân

10C10

Khơ mú

Phà
Mạy

Hộ nghèo, bố
mất mẹ đi bước

nữa

4

Vi Thị Lan

10C9

Thái

Hoa Lý-Mỹ Lý

Cả bố và mẹ đi
cải tạo

5

Cụt Thị
Thương

11A4

Khơ mú

Xốp
LauMường Ải

Hộ nghèo, gia
đình rất khó khăn


6

Cụt Thị Thân

11C3

Khơ mú

La Ngan- Chiêu
lưu

Hộ nghèo, mẹ
mất sớm

7

Lo Thị Là

11C1

Thái

Xằng trên- Mỹ


Hộ nghèo, bố mẹ
li hôn

8


Xồng Y Dài

11C3

H’mông

Nọng Hán-Đọc
Mạy

Hộ nghèo, bố mẹ
già yếu, bệnh tật

9

Ven Thị Anh

12A1

Khơ mú

Xốp
XăngMường Ải

Hộ nghèo, bố bị
bệnh hiểm nghèo

10

Pịt Thị Xoi


12C5

Khơ mú

Khối 4- TT
Mường Xén

Gia đình bố mẹ
đi làm ăn xa

Nọi-Đọc

Già Y Nu

12C5

H’mơng

Bản Sơn Hà-Tà
Cạ

Bố mẹ li hôn, mẹ
đi bước nữa, ở
với ông bà nội già
yếu

Cụt Thị Sâm

12C6


Khơ mú

Bản Lưu TiếnChiêu Lưu

Gia
đình
nghèo

Thái

Bản Huồi Cáng
2-Bắc Lý

Gia
đình
hộ
nghèo, bố mẹ đi
Nam làm ăn

11

12

bố

13

Hạ Y Dồng

12C6


hộ

14


TT

Họ và tên

Lớp

Dân tộc

Q qn

Thuộc đối tƣợng

14

Lầu Y Cị

12C7

H’mơng

Bản Huồi ỨcHuồi Tụ

Mẹ mất sớm, gia
đình hộ nghèo


15

Chích Thị Xét

12C7

Khơ mú

Bản Nam Tiến
2-Bảo Nam

Hồn cảnh gia
đình rất khó khăn

16

Vừ Y Vân

12C8

H’mơng

Bản Nhọt khoBắc Lý

Bố bị bắt do buôn
bán hàng cấm

17


Pịt Thị Xoi

12C5

Khơ mú

Khối 4- TT
Mường Xén

Gia đình bố mẹ
đi làm ăn xa

Già Y Nu

12C5

H’mông

Bản Sơn Hà-Tà
Cạ

Bố mẹ li hôn, mẹ
đi bước nữa, ở
với ông bà nội già
yếu

19

Cụt Thị Sâm


12C6

Khơ mú

Bản Lưu TiếnChiêu Lưu

Gia
đình
nghèo

20

Lỳ Y Mái

12C1

H’mơng

Bản Thăm HốcMường Lống

Gia
đình
hộ
nghèo, tảo hơn

18

hộ

Đồng thời, thơng qua khảo sát tình hình quản lý giáo dục học sinh các khối

lớp (báo cáo - trường THPT Kỳ Sơn) cho thấy: Cịn có nhiều bất cập trong cơng
tác quản lý sĩ số học sinh, điều đó ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giáo dục toàn
diện. Ở một số lớp giáo viên chưa bám lớp, chưa động viên được học sinh, chưa
nắm bắt kỹ văn bản nhà trường, đội ngũ GV chưa thật sự có phương pháp dạy học
thích hợp cho đối tượng học sinh miền núi, vùng đặc biệt khó khăn…Trong bảng
này tơi lấy số liệu năm 2021 để làm minh chứng
Khối lớp
Khối 10

Thực trạng
-Về việc duy trì sĩ số đầu năm gặp khó khăn, do các em
chưa quen mơi trường, chưa quen với việc xa gia đình về ở trọ.
- Về ý thức học sinh: Các em cịn ảnh hưởng thói quen của
mơi trường học gần nhà, cứ thấy nhớ nhà là bỏ về hoặc bố mẹ
thường đón các em về làm các thủ tục như làm vía, ma chay,
cúng bái…, - Về hiểu biết pháp luật: Các em hầu như tuân thủ
phong tục tập quán hơn là ý thức kỷ luật tập thể, chấp hành
pháp luật.
- Ở khối lớp 10, các em nữ đã có dấu hiệu yêu đương, tuy
nhiên tình trạng học sinh bỏ học luôn là con số cao nhất trong
15


Khối lớp
Khối 11

Thực trạng
cả 3 khối, nhất là sau dịp nghỉ tết Ngun đán.
- Vẫn cịn xảy ra tình trạng học sinh không chấp hành nội
quy trường lớp, giáo viên thiếu quan tâm, gần gũi các em.

- Hầu hết các em được bố mẹ trang bị cho điện thoại thông
minh, nên ngoài thời gian học trên lớp các em đều dành thời
gian tham gia vào các trang mạng xã hội như zalo, facebook…
- Ở khối 11, các em nữ đã nhận thức hơn các em lớp 10,
tình trạng học sinh nữ bỏ học ít hơn..

Khối 12

- Các em học sinh khối 12 có ý thức hơn trong học tập và
rèn luyện. Hiện tượng học sinh nữ bỏ học ở năm học cuối cấp
rất ít. Tuy nhiên, vẫn có tình trạng nghỉ học để về quê làm các
thủ tục theo phong tục của dân tộc mình..

2.1.3. Tính cấp thiết của việc quan tâm, giáo dục học sinh nữ học sinh dân
tộc thiểu số ở trường THPT Kỳ Sơn
Nằm trong sự phát triển chung của đất nước, huyện miền núi Kỳ Sơn có một
vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, an ninh quốc phịng, giao lưu quốc tế và
mơi trường sinh thái. Nhận thức rõ vị thế đó, các cấp, các ngành rất quan tâm đến
việc thực hiện chính sách đối với các em học sinh dân tộc thiểu số. Nhờ chính sách
ấy trong thời gian qua cơng tác giáo dục - đào tạo ở huyện miền núi Kỳ Sơn nói
chung, trường THPT Kỳ Sơn nói riêng đã có được nhiều thành tích đáng trân
trọng; nhận thức của người dân về vai trị của việc học có chuyển biến, cơ sở vật
chất, trang thiết bị học tập được quan tâm, học sinh có ý thức hơn trong việc thực
hiện vai trị của người học. Tuy nhiên vẫn cịn những khó khăn, bất cập, vì vậy
chưa đáp ứng được yêu cầu về đào tạo nguồn cán bộ cho huyện nhà, đáp ứng mục
tiêu giáo dục toàn ngành cũng như từng bước hoàn thiện các nội dung tiến tới xây
dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 1 vào năm 2025.
Để khách quan tôi đã tiến hành khảo sát thông qua phiếu (Phụ lục 3) để nắm bắt
được thực tế giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số ở trường THPT Kỳ Sơn cho thấy:
Kết quả khảo sát đối với 10 cô giáo trong nữ CBGV nhà trường:

- Trong công tác quản lý lớp học trong giờ dạy, cả 10 cô giáo trong đều
quan tâm nhiều đến các em học sinh nữ dân tộc thiểu số trong lớp, xem đây là
nhiệm vụ chính trị của nhà trường, chiếm tỷ lệ 100%. Tuy nhiên mức độ quan
tâm khác nhau: đặc biệt quan tâm: 5 người - chiếm 50 %, có 3 người rất quan tâm
- chiếm tỷ lệ 30 %, còn lại 20 % xem học sinh nữ các dân tộc thiểu số cũng giống
như các em khác.
- Về khó khăn trong quá trình triển khai quan tâm, giáo dục các em học sinh
nữ tại trường, thu được kết quả: do khơng có nhiều thời gian chiếm tỷ lệ 30 %, do
16


nhận thức của học sinh 60 %, do thiếu sự phối hợp của gia đình chiếm tỷ lệ 10 %.
- Về các giải pháp đem lại hiệu quả trong giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu
số mà các cô tâm đắc: hầu hết đồng ý việc phối hợp giáo dục các em cùng các tổ
chức đoàn thể, xã hội là rất quan trọng chiếm tỷ lệ 100 %; chỉ có 45 % làm tốt việc
phát hiện, động viên, chia sẻ; việc lựa chọn GVCN có trách nhiệm chiếm tỷ lệ 80
%; 80 % quan tâm đến việc đội ngũ GV bộ mơn có trách nhiệm trong giảng dạy;
90 % đồng ý với giải pháp nghiên cứu và thực hiện các văn bản về giáo dục học
sinh nữ dân tộc phát triển tồn diện; cịn lại là các giải pháp khác.
Cũng theo kết quả trên cho thấy một số vấn đề khác như Ban Chấp hành
cơng đồn(BCHCĐ)chưa thường xun phối hợp với Đoàn thanh niên, xây dựng
kế hoạch, phối hợp tổ chức các sân chơi, các hoạt động tập thể, các hoạt động trải
nghiệm để các em quên đi nỗi nhớ nhà, thấy được giá trị của việc học và tránh
được việc sử dụng toàn bộ thời gian rảnh rỗi vào các trang mạng xã hội. Ví dụ như
tổ chức các câu lạc bộ Toán học, câu lạc bộ tiếng Anh…hoặc giáo viên bộ môn
đưa ra các phong trào như “ đơi bạn cùng tiến”, “ nhóm bạn cùng tiến”.
- Về giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh nữ dân tộc
thiểu số: 100 % GV đều rất tâm huyết, yêu thương các em, mong muốn các em học
tập và rèn luyện tốt.
Từ thông số trên tơi nhận thấy đa số giáo viên cịn chưa thật sự dành thời gian

cho các em là học sinh nữ dân tộc thiểu số trong lớp. Để quan tâm, giáo dục các em
phải là những GV thật sự tâm huyết, có trách nhiệm. Trong khi đó hầu hết GV nữ
ở trường đều đã có gia đình con cái, ngồi giờ dạy trên lớp các cơ khơng có nhiều
thời gian quan tâm, hướng dẫn để giáo dục các em thật hiệu quả. Nếu trong giờ dạy
quá quan tâm đến các em thì sẽ mất quyền lợi cho số đơng cịn lại, hơn nữa làm
chậm tiến trình bài dạy.
Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số là
nhiệm vụ chung của tất cả các giáo viên, là nhiệm vụ chính trị của nhà trường. họ
sẵn sàng nhận nhiệm vụ giúp đỡ nhưng chưa quan tâm, chưa có kinh nghiệm trong
cơng tác tư vấn, động viên các em.
2.2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên
Thông qua thực trạng trên cho thấy để giáo dục các em học sinh nữ dân tộc
thiểu số đem lại hiệu quả cao, hạn chế tỉ lệ bỏ học, tảo hôn là cả một vấn đề. Thực
tế hiện nay các cấp các ngành đã quan tâm. Tuy nhiên, chưa thật sự quyết liệt.bởi
nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
2.2.1. Nguyên nhân khách quan
Giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số không chỉ là mục tiêu riêng của các
trường miền núi, vùng sâu vùng xa mà còn là mong ước của tất cả đồng bào dân
tộc ở vùng cao. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu này còn rất nhiều rào cản
như từ phía chính quyền địa phương, từ các hủ tục lạc hậu, phong tục tập quán, từ
17


chính bản thân HS, PHHS ….
2.2.2. Ngun nhân chủ quan
Tìm hiểu nguyên nhân chủ quan, tôi đã sử dụng hệ thống câu hỏi trong phiếu
khảo sát từ phía gia đình có HS và bản thân học sinh nữ dân tộc thiểu số, cho thấy:
nguyên nhân chính là sự ràng buộc bởi chính gia đình, phong tục tập qn. Đối với
các em thì có các lý do khác nhau như: hạn chế về khả năng, hổng kiến thức, chưa
xác định được động cơ, mục đích học tập; thiếu sự quan tâm, chăm sóc của gia

đình, kinh tế gia đình khó khăn, các em không lĩnh hội kịp kiến thức nên ảnh
hưởng chất lượng giáo dục.
Trên đây là những lý do dẫn đến tình trạng chưa tìm được giải pháp phù hợp
để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số. Từ những thực tế
trên cùng với việc giáo dục các em ở trường tôi và với tâm huyết của người giáo
viên vừa là người dân tộc thiểu số, vừa là người làm cơng tác cơng đồn, đã trải
nghiệm trong những năm qua tại trường THPT Kỳ Sơn, tơi đưa ra một số giải pháp
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số.
3. Giải pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số
thông qua công tác nữ cơng trong trƣờng THPT Kỳ Sơn
3.1. Tăng cường vai trị của Ban Chấp hành cơng đồn trong cơng tác
giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số
3.1.1. Yêu cầu đối với Ban Chấp hành Cơng đồn trong cơng tác giáo dục
học sinh nữ DTTS
Để làm tốt công tác quản lý giáo dục học sinh DTTS nói chung và cơng tác
giáo dục học sinh nữ DTTS nói riêng địi hỏi:
- Cán bộ cơng đồn phải có kinh nghiệm, nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm
cao trong giáo dục học sinh nữ DTTS. Ln tìm hiểu, vận dụng điều kiện thực tế,
đưa ra giải pháp phù hợp giúp Ban nữ công làm tốt, hiệu quả hơn trong công tác
giáo dục nữ học sinh DTTS. Tích cực tham mưu với các cấp có thẩm quyền của
địa phương để hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ với PH, bản lĩnh chính trị trong lãnh đạo,
quản lý.
- Đặc biệt những cán bộ cơng đồn trong cơng tác giáo dục của nhà trường
phải thật sự am hiểu, nắm chắc các quy định văn bản pháp luật về giáo dục học
sinh DTTS để hướng dẫn GVCN, GV bộ môn và các lực lượng làm tốt công tác
giáo dục học sinh nữ DTTS.
3.1.2. Cách thức thực hiện
Để giáo dục học sinh nữ DTTS thành công cần làm tốt các nhiệm vụ như:
Triển khai xây dựng kế hoạch chung cho nhà trường, phân công nhiệm vụ, tổ chức
thực hiện… Trong thực tế quản lý tại cơ sở, ngoài việc làm tốt những nội dung

trên, tôi nhận thấy tập trung nội dung sau đã đem lại kết quả khả quan:
18


- Nghiên cứu kỹ và triển khai các văn bản hướng dẫn về giáo dục học sinh
dân tộc thiểu số;
Đây là khâu quan trọng hàng đầu trong công tác giáo dục học sinh DTTS
nói chung, bởi cơng tác quản lý, chỉ đạo phải có và dựa vào cơ sở pháp lý thì
khi đó mới đem lại hiệu quả cao. Chính vì vậy, khi có các văn bản về cơng tác
giáo dục học sinh DTTS, tôi nghiên cứu, nắm kỹ các nội dung sau đó tham mưu
cho lãnh đạo nhà trường để tiến hành triển khai kịp thời, hướng dẫn chỉ đạo thực
hiện thông qua:
+ Tổ chức các cuộc họp;
+ Chuyển các văn bản, tài liệu đến các thành phần liên quan;
+ Tham gia các buổi tập huấn, chuyên đề, tổ chức tập huấn lại cho các giáo
viên.
Ví dụ: Khi có Công văn gửi về, BGH tiếp nhận, hội ý và gửi trực tiếp đến
những người liên quan triển khai thực hiện.
Với cách làm này, GV nắm được đồng thời lưu giữ các văn bản, theo đó để
thực hiện tốt cơng tác giáo dục học sinh DTTS.
3.1.3. Xây dựng kế hoạch chung cho BCH Cơng đồn về giáo dục học sinh
nữ DTTS (Ban Chấp hành cơng đồn xây dựng kế hoạch, giao cho Ban nữ công
chịu trách nhiệm thực hiện)
Kế hoạch giáo dục học sinh nữ DTTS là văn bản xác định nội dung, phương
pháp, hình thức và các điều kiện thực hiện theo thời gian hạn định trong môi trường
giáo dục để đạt được mục tiêu quan tâm, giáo dục các học sinh nữ DTTS; là cơ sở để
thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh DTTS, gia đình thuộc diện hộ nghèo; là cơ sở để
Ban nữ công hợp tác thực hiện các hoạt động quan tâm, giáo dục học sinh nữ DTTS
trong các môi trường khác nhau như GĐ, nhà trường và xã hội; là cơ sở quan trọng
cho việc kiểm tra đánh giá hiệu quả của quá trình giáo dục; là cơ sở để huy động các

lực lượng xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Kế hoạch giáo dục phải đảm bảo các yếu tố sau: thông tin chung về học sinh
DTTS; mục tiêu giáo dục: năm học, học kỳ, nửa học kỳ, tháng; kế hoạch cụ thể
(nội dung hoạt động, cách tiến hành, phương tiện liên quan, thời gian thực hiện,
người thực hiện, kết quả mong đợi); điều chỉnh thực hiện…
Ở đây, tơi trích một phần của kế hoạch giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số
năm học 2020 - 2021 của Ban Chấp hành cơng đồn trường THPT Kỳ Sơn làm
minh chứng.
19


Kế hoạch thực hiện cụ thể
Thời
gian

TT/ cá nhân thực
hiện

Nội dung

Tồn
tại/điều
chỉnh

- Điều tra nắm số liệu nữ học sinh - BGH
DTTS.
- BCHCĐ
Tháng
- Động viên, khuyến khích HS đến - GV

8/2020
trường.
- GVCN
- Biên chế HS vào lớp học.
- ĐTN
- Xây dựng kế hoạch GD.

- BCHCĐ

Tháng
- Xây dựng quy chế phối hợp.
9/2020
- Tìm hiểu và phân loại đối tượng HS.

- ĐTN
- GVCN
- BGH

- Kiểm tra công tác giáo dục HS.
- BCHCĐ
Tháng
Hướng
dẫn
giáo
viên
nữ
làm
kế
hoạch
10/2020

- ĐTN
GD.
- GV
- Theo dõi sự chuyên cần, ý thức rèn - BGH
luyện, đánh giá kết quả học tập và sự - BCHCĐ
Từ
11/2020 tiến bộ của học sinh nữ DTTS theo từng
- GVCN
đến tháng.
4/2021 - Theo dõi tình hình diễn biến tâm lý, tư - GVBM
tưởng HS theo từng tháng.
- ĐTN
Tháng - Tổng kết đánh giá công tác quan tâm, - BCHCĐ
5/2021 giáo dục HS nữ DTTS.
- HĐSP
Nơi nhận:
- CU (b/c);
- Tổ CĐ (t/h);
- ĐTN;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH CƠNG ĐỒN
( Đã kí)

Với việc đề ra kế hoạch cụ thể, trên cơ sở đó chúng tơi tiến hành thực hiện,
trong q trình thực hiện thường xuyên hướng tới việc thực hiện mục tiêu, điều
chỉnh kế hoạch và có thể đề xuất điều chỉnh mục tiêu phù hợp với sự phát triển của
trẻ và thu được kết quả như mong muốn.
20



×