Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Lấy lại niềm hứng khởi trong công việc sau kỳ nghỉ Tết ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.57 KB, 3 trang )

Lấy lại niềm hứng khởi trong công việc sau kỳ
nghỉ Tết
Chuẩn bị trước khi nghỉ
Trước khi nghỉ, bạn nên lập ra một bản kế hoạch rõ ràng để có thể kiểm soát
tối đa công việc trước và sau kỳ nghỉ. Hãy hoàn thành những dự án cần thiết,
thông báo với các đồng nghiệp & khách hàng về thời gian bạn vắng mặt qua
điện thoại và email. Hãy chỉ dẫn tận tình người sẽ tiếp quản công việc của
bạn để mọi việc có thể “chạy” tốt. Với những dự án cần đầu tư suy nghĩ, bạn
nên “cất” trong đầu để có thể tư duy ngay cả trong kỳ nghỉ, thi thoảng để
đầu óc hoạt động một chút cũng là điều hay.
Xác định tâm lý
Nhiều người thường tiếc nuối khi kỳ nghỉ kết thúc và thường có xu hướng
chơi nhiều hơn làm trong những ngày đầu năm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến
công việc của bạn. Do đó, hãy xác định tâm lý rằng kỳ nghỉ đã kết thúc và
đã đến lúc bạn phải quay trở lại công việc.
Đến công ty sớm hơn 10 phút

Đi làm sớm hơn mọi khi một chút để tránh tắc đường sẽ đem đến cho bạn
cảm giác thoải mái hơn trong ngày làm việc đầu năm. Ngoài ra, điều đó
cũng giúp bạn chủ động hơn trong việc xem lại giấy tờ, tài liệu của mình sau
một kỳ nghỉ dài.
Sắp xếp bàn làm việc ngăn nắp
Một bàn làm việc lộn xộn cũng khiến bạn nổi điên, giống như đi làm về mệt
lại gặp cảnh nhà bừa bộn. Nếu không có hứng thú làm việc, hãy đứng dậy
thu xếp lại bàn làm việc của mình để chỗ ngồi trở nên gọn gàng, thoáng
đãng. Hoặc đi ra ngoài tấp nước lên mặt hay uống nhâm nhi một ly nước
lạnh. Khi làm việc nên cho đôi mắt có thời gian được nghỉ ngơi. Trung bình
cứ sau 30 phút tập trung vào màn hình máy tính, hãy nhìn ra xa khoảng 20 -
30 giây.
Lấy lại tinh thần
Vấn đề lớn nhất mà chúng ta hay gặp phải sau ngày nghỉ lễ là cảm giác buồn


bã. Dù bạn có là người yêu công việc của mình đến đâu, khả năng bạn yêu
thích những ngày nghỉ lễ của mình vẫn cao hơn. Hãy sắp xếp, tổ chức lại
những điều cần thiết để bắt tay vào công việc và chuẩn bị cho một kỳ nghỉ lễ
tiếp theo để “lên tinh thần” cho tâm trạng.
Những nhân viên "có mới nới cũ" thường rất ít khi trung thành với công ty.
Họ có thể đến làm việc cho bạn khi không thể tìm được chỗ nào tốt hơn.
Nhưng khi tìm được một công việc mới với mức lương hấp dẫn họ sẵn sàng
ra đi mà không hề tiếc nuối. Những nhân viên này cũng hay nói xấu công ty
cũ sau khi ra đi và hết lời khen ngợi công ty mới. Và sự việc sẽ tiếp tục diễn
khi họ tìm được một vị trí hấp dẫn hơn. Tuyển dụng những nhân viên thiếu
sự trung thành sẽ lãng phí chi phí đào tạo và tuyển dụng. Việc những nhân
viên này bỏ việc bất ngờ cũng có thể gây khó khăn cho công ty trong việc
tìm người thay thế. Đặc biệt, danh tiếng của công ty sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng
bởi những lời nói xấu của họ sau khi ra đi.
Nhân viên kiểu này thường là người biết được rất nhiều chuyện của đồng
nghiệp và công ty. Khi được hỏi, họ có thể trả lời bạn từ chuyện xấu đến
chuyện tốt của một người, từ chuyện công việc cho đến chuyện riêng tư, từ
vị đồng nghiệp phòng bên cho đến chị lao cộng dọn phòng. Sở thích của
những người này là bàn tán và nói xấu về những người khác. Họ cũng là
nguồn gốc của những lời đồn thổi trong công ty. Những nhân viên kiểu này
sẽ gây hại cho công ty vì họ gây ra tình trạng nói xấu, nghi kỵ và ghen ghét
giữa các nhân viên với nhau hoặc giữa sếp với nhân viên.

×