Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

ĐỀ TÀI : “Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cà phê Buôn Hồ, thị xã Buôn Hồ tỉnh ĐăkLăk” pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.11 KB, 53 trang )

ĐỀ TÀI
“Kế toán tiêu thụ và xác định kết
quả kinh doanh tại công ty cà phê
Buôn Hồ, thị xã Buôn Hồ tỉnh
ĐăkLăk”
MỤC LỤC
So sánh 33
Phần Thứ Nhất
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh doanh thương mại là nhịp cầu nối liền giữa sản xuất và tiêu thụ. Tiêu thụ
hàng hóa là khâu quan trọng nhất và cũng là khâu cuối cùng của kinh doanh. Thông
qua tiêu thụ hàng hóa, doanh nghiệp thực hiện được giá trị sử dụng của hàng hóa,
góp phần đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn đồng thời thỏa mãn phần nào nhu cầu tiêu
dùng của xã hội. Mặt khác, thông qua tiêu thụ hàng hóa doanh nghiệp xác định
được kết quả kinh doanh lãi lỗ mức độ nào. Điều đó quyết định đến sự sụp đổ hay
đứng vững và phát triển của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, các doanh nghiệp phải tự mình
quyết định ba vấn đề trung tâm là: Sản xuất cái gì? Bằng cách nào? Cho ai? Đây là
ba vấn đề vô cùng quan trọng và nếu doanh nghiệp nào tổ chức tốt nghiệp vụ tiêu
thụ sản phẩm, hàng hóa thì sẽ đảm bảo thu hồi vốn, bù đắp các chi phí đã bỏ ra và
xác định đúng đắn kết quả kinh doanh sẽ có điều kiện tồn tại và phát triển. Ngược
lại, doanh nghiệp nào không tiêu thụ được hàng hóa của mình, không xác định
chính xác kết quả bán hàng thì sẽ dẫn đến tình trạng “lãi giả, lỗ thật”, không sớm thì
muộn cũng sẽ đi đến bờ vực phá sản.
Hơn nữa, nền kinh tế nước ta hiện nay đã hòa nhập với các nước trong khu vực
và trên thế giới, khi thị trường mở rộng thì sự cạnh tranh càng trở nên quyết liệt
hơn. Do đó, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa luôn là sự quan tâm hàng đầu của các
doanh nghiệp. Để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải
tìm ra các biện pháp thích hợp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ và xác
định kết quả kinh doanh, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường,


đồng thời kết quả tiêu thụ cũng khẳng định trình độ tổ chức, năng lực quản lý cũng
như đưa ra các chiến lược kinh doanh đúng đắn và hợp lý của ban lãnh đạo doanh
nghiệp. Do vậy, việc xác định kết quả tiêu thụ là rất cần thiết.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi quyết định chọn đề tài “Kế toán tiêu thụ và xác
định kết quả kinh doanh tại công ty cà phê Buôn Hồ, thị xã Buôn Hồ tỉnh
ĐăkLăk” làm báo cáo thực tập tổng hợp của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về hạch toán kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh
doanh.
- Tìm hiểu thực trạng về công tác hạch toán kế toán tiêu thụ và xác định kết
quả kinh doanh tại công ty cà phê Buôn Hồ.
- Đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiêu
thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cà phê Buôn Hồ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm: Các loại BCTC, chứng từ, sổ sách, tài liệu liên quan đến kế toán tiêu
thụ và xác định KQKD tại công ty cà phê Buôn Hồ trong 3 năm 2009-2011.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Không gian nghiên cứu
Tại công ty cà phê Buôn Hồ
Trụ sở : Km2 đường Trần Hưng Đạo-TX Buôn Hồ-ĐăkLăk
1.4.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian số liệu nghiên cứu: năm 2009, 2010, 2011, nhưng tập trung nghiên
cứu chủ yếu là số liệu năm 2011
Thời gian thực hiện nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu tại cơ sở là 4 tuần, từ 05
tháng 10 năm 2012 đến 05 tháng 11 năm 2012.
1.4.3. Nội dung nghiên cứu
Công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cà phê
Buôn Hồ, Thị Xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk.
Phần Thứ Hai
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái quát về tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
- Khái niệm tiêu thụ
Tiêu thụ thành phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất, là quá trình
đưa thành phẩm ra thị trường đến với người tiêu dùng (doanh nghiệp, cá nhân, hộ
gia đình) được người tiêu dùng (khách hàng) đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh
toán.
- Khái niệm xác định kết quả kinh doanh
Xác định kết quả kinh doanh là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của
hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và được biểu hiện thông qua chỉ tiêu
lãi hoặc (lỗ).
- Nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả sản xuất kinh doanh
+ Ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình tiêu thụ hàng hóa
của doanh nghiệp trong cả kỳ về số lượng và giá trị hàng hóa bán trên tổng số từng
mặt hàng, từng địa điểm bán hàng, từng phương thức bán hàng.
+ Tính toán và phản ánh chính xác giá mua thực tế của lượng hàng đã tiêu thụ
đồng thời phân bổ chi phí mua cho lượng hàng đã tiêu thụ nhằm xác định kết quả
bán hàng.
+ Kiểm tra, đôn đốc tình hình thu hồi và quản lý tiền hàng, quản lý công nợ,
thời hạn và tình hình trả nợ.
+ Tập hợp đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản bán hàng thực tế phát sinh và
kết chuyển chi phí bán hàng cho hàng tiêu thụ làm căn cứ để xác định kết quả kinh
doanh.
+ Cung cấp thông tin cần thiết về tình hình bán hàng, phục vụ cho việc chỉ đạo
điều hành hoạt động kinh doanh.
+ Tham mưu cho lãnh đạo về các giải pháp để thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng
hóa, kịp thời đưa ra các chính sách điều chỉnh kịp thời đối với thị trường.
- Một số nguyên tắc kế toán áp dụng trong tiêu thụ và XĐKQKD
+ Phải phân định được chi phí, thu nhập và xác định được kết quả của từng
loại hoạt động kinh doanh.

+ Phải xác định chính xác thời điểm ghi nhận doanh thu.
+ Phải nắm vững nội dung và cách xác định các chỉ tiêu có liên quan đến
doanh thu, chi phí và kết quả.
- Các phương thức tiêu thụ
+ Phương thức bán hàng trực tiếp
Theo phương thức này người bán giao hàng hoá trực tiếp cho người mua tại
kho, quầy hay tại bộ phận sản xuất. Hàng hoá khi bàn giao cho người mua, được
người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì xem như đã được tiêu thụ.
+ Phương thức chuyển hàng, chờ chấp nhận
Là phương thức mà bên bán chuyển hàng cho bên mua đến một địa điểm ghi
trong hợp đồng. Số hàng này vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán, chỉ khi nào được
bên mua kiểm nhận, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì số hàng chuyển giao
mới được coi là tiêu thụ.
+ Phương thức bán hàng theo hình thức trả chậm, trả góp
Theo hình thức này, người mua được trả tiền hàng thành nhiều lần. Doanh
nghiệp thương mại, ngoài số tiền thu theo giá bán thông thường còn thu thêm người
mua một khoản lãi do trả chậm.
+ Phương pháp bán hàng thông qua đại lý
Theo hình thức này, doanh nghiệp giao hàng cho cơ sở đại lý, bên nhận đại lý
sẽ trực tiếp bán hàng, thanh toán tiền hàng và được hưởng hoa hồng đại lý. Đối với
doanh nghiệp thì hoa hồng đại lý là chi phí bán hàng, còn đối với đại lý thì đây là
doanh thu bán hàng.
- Chứng từ sử dụng
+ Hoá đơn bán hàng (Hoá đơn GTGT)
+ Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho
+ Chứng từ tính thuế
+ Chứng từ trả tiền, trả hàng
+ Bảng kê bán hàng
2.1.2. Nội dung kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
2.1.2.1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

- Khái niệm về doanh thu
Theo chuẩn mực số 14 ban hành ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính:
+ “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được
trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của
doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”.
+ Doanh thu = Số sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ trong kỳ x Đơn giá
+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ
thu được từ các giao dịch và các nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán hàng hóa,
sản phẩm, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản thu và phí thu
thêm ngoài giá bán (nếu có).
+ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là số chênh lệch giữa
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với các khoản CKTM, GGHB, doanh thu
của số HBBTL, thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
- Tài khoản sử dụng
+ Tài khoản 511: “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
TK 511
- Thuế TTĐB, thuế GTGT theo PPTT phải
nộp tính trên DT bán hàng và cung cấp
dịch vụ trong kỳ.
- Các khoản GGHB, CKTM, HBBTL
- Kết chuyển DT thuần vào TK XĐ KQKD
- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa bất
động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ
của DN trong kỳ kế toán.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ
- Phương pháp hạch toán
TK 333 TK 511 TK
111,112,131
Thuế XK, thuế TTĐB DT bán hàng đơn vị áp dụng
PP khấu trừ

TK 521, 531, 532 TK 3331
K/C các khoản giảm trừ DT Thuế GTGT đầu ra
TK 911
K/C DT bán hàng DT bán hàng đơn vị
áp dụng PP trực tiếp

Sơ đồ 2.1: Trình tự hạch toán doanh thu bán hàng
- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu
+ Nếu DN tính và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu được ghi
nhận là doanh thu chưa có thuế.
+ Nếu DN tính và nộp thuế theo phương pháp trực tiếp hoặc không chịu thuế
GTGT thì doanh thu được ghi nhận là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT)
+ Nếu hàng hóa chịu thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt thì doanh thu được
ghi nhận là doanh thu bao gồm cả thuế.
+ Trường hợp ở DN có nhận làm đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng thì
doanh thu được ghi nhận là số tiền hoa hồng được hưởng.
+ Trường hợp DN nhận gia công chế biến sản phẩm cho các đơn vị khác thì
doanh thu được ghi nhận là số tiền gia công chế biến DN nhận được.
+ Trường hợp DN bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp thì doanh thu
được ghi nhận là doanh thu theo giá bán trả ngay. Phần chênh lệch giữa giá bán trả
góp so với giá bán trả ngay được phản ánh vào TK 338(7) và sau đó ghi nhận vào
doanh thu hoạt động tài chính cho từng kỳ phù hợp.
+ Trường hợp DN bán hàng có phát sinh liên quan đến chiết khấu thương mại,
giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại do hàng hóa sai quy cách, kém phẩm chất…

người mua được hưởng, kế toán phản ánh các khoản này trên các TK 521 (chiết
khấu thương mại), TK531 (hàng bán bị trả lại), TK 532 (giảm giá hàng bán) và cuối
kỳ kết chuyển vào TK 511 để xác định doanh thu thuần (ghi giảm doanh thu).
- Điều kiện ghi nhận doanh thu
+ DN đã trao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn với quyền sở hữu sản phẩm hoặc

hàng hóa cho người mua.
+ DN không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa
hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
+ DN đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
+ DN xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
2.1.2.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
- Chiết khấu thương mại
+ Chiết khấu thương mại là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã
thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng (sản phẩm,
hàng hóa), dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã
ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua bán hàng.
+ Tài khoản sử dụng: TK 521
- Giảm giá hàng bán
+ Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do hàng mua kém
phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
+ Tài khoản sử dụng: TK 532
- Hàng bán bị trả lại
+ Hàng bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã xác định tiêu
thụ nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng
kinh tế như: kém phẩm chất, sai quy cách chủng loại…
+ Tài khoản sử dụng: TK 531
- Phương pháp hạch toán
TK 111, 112, 131… TK 521 TK 511
Chiết khấu thương mại
TK 531
Hàng bán bị trả lại K/C các khoản
Giảm trừ DT
TK 532
Giảm giá hàng bán


TK 333
Thuế GTGT (nếu có)

Sơ đồ 2.2: Trình tự hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu
- Các khoản thuế
Thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất
khẩu là khoản thuế gián thu, tính trên doanh thu bán hàng. Các khoản thuế này do
đối tượng tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu. Các cơ sở kinh doanh chỉ là đơn vị thu
nộp thuế hộ cho người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hoặc nhà nhập khẩu. Tùy theo
đối tượng, mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ phải nộp một trong ba loại thuế
trên.
2.1.2.3. Kế toán giá vốn hàng bán
+ Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm (hoặc gồm cả chi
phí mua hàng phân bổ) cho hàng hoá bán ra trong kỳ (đối với doanh nghiệp thương
mại), hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành và đã được xác định là
tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh
trong kỳ
+ Tài khoản sử dụng: TK 632: Giá vốn hàng bán
+ Nội dung và kết cấu
TK 632
- Trị giá vốn của thành phẩm, hàng hóa lao
vụ , dịch vụ đã bán ra trong kỳ
- Phản ánh CP nguyên vật liệu, CP nhân
công vượt trên định mức bình thường và
CP sản xuất chung cố định không phân bổ
được tính vào trị giá HTK mà phải tính vào
GVHB của kỳ kế toán
-Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của
- Phản ánh khoản hoàn nhập dự phòng

giảm giá HTK cuối năm tài chính
- Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho
- Kết chuyển giá vốn của thành phẩm,
hàng hóa, lao vụ dịch vụ vào bên nợ tài
khoản 911
HTK sau khi trừ phần bồi thường
do trách nhiệm cá nhân gây ra
- Phản ánh chi phí tự xây dựng, tự chế
TSCĐ vượt trên mức bình thường không
được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình
tự xây dựng, tự chế hoàn thành
- Số trích lập dự phòng giảm giá HTK
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
+ Phương pháp hạch toán
TK154 TK 632 TK155, 156
TP sản xuất ra tiêu thụ ngay TP, hàng hóa đã bán
không qua nhập kho bị trả lại nhập kho
TK 157
TP SX gửi đi
Bán không qua hàng gửi đi bán TK 911
nhập kho đã XĐ tiêu thụ K/C GVHB thành phẩm
TK 155, 156 hàng hóa tiêu thụ trong kỳ

Thành phẩm, TK 911
hàng hóa xuất
kho gửi bán
Xuất kho TP, hàng hóa để bán hoàn thành dự phòng
TK 154 giảm giá hàng tồn kho
Cuối kỳ K/C giá thành dịch vụ
hoàn thành, tiêu thụ trong kỳ


Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Sơ đồ 2.3: Trình tự hạch toán giá vốn hàng bán
2.1.2.4. Kế toán chi phí bán hàng
- Chi phí bán hàng là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan
đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ trong kỳ như chi phí
nhân viên bán hàng, chi phí dụng cụ bán hàng, chi phí quảng cáo…
- Tài khoản sử dụng: Tài khoản 641: Chi phí bán hàng
TK 641
- CPBH thực tế phát sinh trong kỳ - Các khoản ghi giảm CP trong kỳ
- K/C CPBH để XĐ kết quả
Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ.
- Tài khoản chi phí bán hàng có 7 tài khoản cấp 2:
TK 6411: Chi phí nhân viên
TK 6412: Chi phí vật liệu, bao bì
TK 6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng
TK 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6415: Chi phí bảo hành
TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6418: Chi phí bằng tiền khác
- Phương pháp hạch toán chi phí bán hàng
TK 334, 338 TK 641 TK 111, 112, 138, 338
CP tiền lương và các khoản Các khoản ghi
trích theo lương của NVBH giảm CPBH
TK 152
CP vật liệu xuất dùng cho quá
trình bán hàng trong kỳ
TK 153
CCDC xuất dùng 1 lần
TK 142, 242

CCDC chờ Chi phí CCDC
phân bổ phân bổ dần
TK 214 trong kỳ TK 911
Chi phí khấu hao TSCĐ K/C CPBH
của bộ phận bán hàng để XĐ kết quả
TK 335 TK 142
Trích trước CP sửa chữa lớn CPBH K/C để
TSCĐ, trích trước CP bảo hành K/C cho XĐ kết quả
TK 111, 112, 331 kỳ sau kỳ sau
CP dịch vụ
mua ngoài TK 133
Thuế GTGT
Sơ đồ 2.4: Trình tự hạch toán chi phí bán hàng
2.1.2.5. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
- Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động quản
lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung toàn doanh nghiệp.
- Tài khoản sử dụng: Tài khoản 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 642
- Chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế
phát sinh trong kỳ
- Các khoản ghi giảm chi phí QLDN
- K/C chi phí QLDN để xác định kết
quả
Tài khoản 642 không có số dư cuối kì.
- Tài khoản này có 8 tài khoản cấp 2:
TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý
TK 6422: Chi phí vật liệu quản lý.
TK 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng.
TK 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6425: Thuế, phí và lệ phí.

TK 6426: Chi phí dự phòng.
TK 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
TK 6428- Chi phí bằng tiền khác.
- Phương pháp hạch toán chi phí QLDN
TK 334,338 TK 642 TK 111,112,138
Chi phí nhân viên quản lý Các khoản ghi giảm
chi phí QLDN
TK 152
CP vật liệu xuất dùng trong kỳ
TK 153
CCDC xuất dùng 1 lần
TK 142, 242
CCDC chờ Chi phí CCDC
phân bổ phân bổ dần TK 911
TK 214 trong kỳ Cuối kỳ K/C CP QLDN
Chi phí khấu hao TSCĐ để XĐ kết quả
TK 142
TK 333 CPQL kết K/ch để xác
Thuế, phí và lệ phí được tính chuyển cho định kquả
vào chi phí kỳ sau kỳ sau
TK 111, 112

CP dịch vụ TK 133
mua ngoài Thuế GTGT
TK 139
Chi phí dự phòng phải thu
khó đòi
TK 335
Trích trước chi phí sửa chữa
lớn TSCĐ

Sơ đồ 2.5: Trình tự hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
2.1.2.6. Doanh thu hoạt động tài chính
- Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm: Tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi
nhuận được chia và doanh thu tài chính khác của doanh nghiệp.
- Tài khoản sử dụng: TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính
- Nội dung và kết cấu:
TK 515
- Số thuế GTGT phải nộp tính theo PPTT
(nếu có)
- K/C doanh thu hoạt động tài chính sang
TK 911
- Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh
trong kỳ
Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ.
- Phương pháp hạch toán
TK 911 TK 515 TK 111,112,131
K/C DT hoạt động tài chính Nhận lãi Cổ Phiếu, Trái Phiếu

TK 331
Chiết khấu thanh toán được hưởng

TK 3387
K/C DT tiền lãi bán hàng
trả chậm, trả góp
Sơ đồ 2.6: Trình tự hạch toán doanh thu hoạt động tài chính
2.1.2.7. Chi phí tài chính
- Chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên
quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp
vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán
chứng khoán…, khoản lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán,

đầu tư khác, khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, bán ngoại tệ.
- Tài khoản sử dụng: TK 635: Chi phí hoạt động tài chính
- Nội dung và kết cấu
TK 635
- Các khoản CP của hoạt động tài chính
- Các khoản lỗ do thanh lý các khoản
đầu tư ngắn hạn
- Các khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá
ngoại tệ phát sinh thực tế trong kỳ và
chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư
cuối kỳ của các khoản phải thu dài hạn
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư
chứng khoán
- Kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính
trong kỳ sang tài khoản 911
và phải trả dài hạn có gốc ngoại tệ
- Các khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ
- Dự phòng giảm giá đầu tư chứng
khoán
- Chiết khấu thanh toán cho người mua
Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ.
- Phương pháp hạch toán
TK 111, 112, 242 TK 635 TK 911
Trả lãi tiền vay, phân bổ lãi
mua hàng trả chậm, trả góp K/C chi phí tài chính
TK 121, 221
Lỗ về các khoản đầu tư
TK 111, 112
Tiền thu về CP hoạt động
bán các khoản liên kết,

đầu tư liên doanh
Sơ đồ 2.7: Trình tự hạch toán chi phí tài chính
2.1.2.8. Thu nhập khác và chi phí khác
- Khái niệm
+ Các khoản thu nhập và chi phí khác là những khoản thu nhập hay chi phí mà
doanh nghiệp không dự tính trước được hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực
hiện, hoặc đó là những khoản thu, chi không mang tính chất thường xuyên. Các
khoản thu nhập và chi phí khác phát sinh có thể do nguyên nhân chủ quan của
doanh nghiệp hoặc khách quan mang lại.
+ Tài khoản sử dụng: - TK 711: Thu nhập khác
- TK 811: Chi phí khác
- Nội dung của TK 711
+ Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ
+ Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hóa tài sản đưa đi góp vốn liên
doanh, đầu tư vào công ty liên kết.
+ Thu được tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng
+ Thu các khoản nợ khó đòi đã xóa sổ
+ Các khoản thuế được ngân sách nhà nước hoàn lại
+ Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ
+ Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa
+ Thu nhập từ quà biếu, quà tặng của các tổ chức cá nhân biếu tặng doanh
nghiệp
- Kết cấu phản ánh TK 711
TK 711
- Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính
theo PPTT đối với các khoản TN khác
- Cuối kỳ K/C các khoản TN khác trong
kỳ sang TK 911
- Các khoản thu nhập thuộc hoạt động tài
chính phát sinh trong kỳ

Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ
- Phương pháp hạch toán
TK 711
TK111,112,131
Thu nhập thanh lý,nhượng bán TSCĐ
TK 3331
(Nếu có)
TK 911 TK 152, 156,
211
Được tài trợ, biếu, tặng vật tư
K/C thu nhập khác hàng hóa, TSCĐ
TK 331, 338
Các khoản nợ phải trả không XĐ
được chủ nợ
Sơ đồ 2.8:Trình tự hạch toán thu nhập khác
- Nội dung của TK 811: Chi phí khác
+ Phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ khi thanh lý, chi phí thanh lý TSCĐ
+ Chi tiền phạt do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng
+ Các khoản truy thu về thuế, bị phạt về thuế
+ Các khoản chi phí khác được phép ghi nhận
- Kết cấu phản ánh TK 811
TK 811
- Các khoản chi phí phát sinh theo PPTT
(nếu có)
- Cuối kỳ K/C toàn bộ các khoản chi phí
phát sinh trong kỳ vào TK 911
Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ
- Phương pháp hạch toán
TK 211, 213 TK 811
Thanh lý, nhượng bán TSCĐ

TK 214
TK 911
TK 333 Kết chuyển chi phí khác
Các khoản tiền bị phạt thuế
truy nộp thuế
TK 111, 112
Chi phí bằng tiền khác
Sơ đồ 2.9: Trình tự hạch toán chi phí khác
2.1.2.9. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
- Khái niệm:
+ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng chi phí thuế TNDN hiện hành
và chi phí thuế TNDN hoãn lại khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ.
+ Thuế TNDN hiện hành là số thuế TNDN phải nộp trên thu nhập chịu thuế và
tỷ suất thuế TNDN của năm hiện hành.
+ Thuế TNDN hoãn lại phải trả là thuế thu nhập phải nộp trong tương lai tính
trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hành.
- Tài khoản sử dụng: TK 821: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
- Kết cấu của TK 821
TK 821
- Chi phí thuế TNDN hiện hành phát
sinh trong năm
- Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh
trong năm
- K/C sang TK 911 để xác định KQKD
- Chênh lệch thuế TNDN thực tế phải
nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN
đã tạm nộp
- Ghi giảm CP thuế TNDN hoãn lại và
ghi nhận tài sản thuế TNDN hoãn lại
- K/C sang TK 911 để xác định KQKD

Tài khoản 821 không có số dư cuối kỳ
- Phương pháp hạch toán
TK 3334 TK 821 TK 911
Số thuế TNDN hiện Kết chuyển chi phí thuế
hành phải nộp trong kỳ TNDN hiện hành
Số chênh lệch giữa số thuế TNDN
hơn số thuế phải nộp
Sơ đồ 2.10: Trình tự hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
2.2.10. Kế toán xác định kết quả kinh doanh
- Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh
và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm. Kết quả hoạt
động kinh doanh bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; kết quả HĐTC
và kết quả hoạt động khác.
- Cách tính
KQKD = (DT thuần – GVHB) – CP bán hàng – CP QLDN + (DT HĐTC – CP
HĐTC) + (TN Khác – CP Khác)
Tài khoản sử dụng: TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
TK 911
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa và
dịch vụ đã tiêu thụ
- CP tài chính, CP thuế TNDN và CP khác
- CPBH và chi phí QLDN
- Kết chuyển lãi
- DT thuần về số sản phẩm hàng hóa bất
động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ
- DT hoạt động tài chính, các khoản TN
khác và khoản ghi giảm CP thuế TNDN
- Kết chuyển lỗ
Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ.
- Nguyên tắc hạch toán

+ Tài khoản này cần phải phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản kết quả hoạt
động kinh doanh của kỳ hạch toán theo đúng quy định của chế độ quản lý tài chính.
+ Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại
hoạt động như hoạt động sản xuất, chế biến; hoạt động kinh doanh thương mại;
hoạt động dịch vụ; hoạt động tài chính; hoạt động khác,…Các khoản doanh thu và
thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanh thu thuần và thu nhập
thuần.
- Phương pháp hạch toán
TK 911
TK 632 TK 521, 531,532 TK 511,512
K/C GVHB K/C CKTM,
TK 641, 642 GGHB, HBBTL
K/C CPBH, CP QLDN K/C doanh thu thuần
TK 142 TK 515, 711
K/C CPBH, CP QLDN K/C DT HĐTC, TN khác
còn lại kỳ trước
TK 635, 811, 821
K/C CP tài chính
và CP khác,
TK 421 TK 421
K/C lãi K/C lỗ

Sơ đồ 2.11: Trình tự hạch toán xác định kết quả kinh doanh
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Chủ yếu là số liệu thứ cấp, thu thập từ các tài liệu trong công ty và tìm hiểu
các số liệu thông qua trao đổi với các cô chú trong công ty.
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng một số phần mềm: Microsoft word, Microsoft excell,
máy tính.

2.2.3. Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả: Mô tả tình hình thực tế việc hạch toán công tác
kể toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh dựa trên sổ sách, báo cáo tài chính
- Phương pháp so sánh: So sánh số liệu giữa các năm, so sánh thực tế công tác
kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty với phần lý thuyết đã
được học.
Phần Thứ Ba
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm của công ty cà phê Buôn Hồ
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
3.1.1.1. Giới thiệu về công ty
Tên doanh nghiệp: Công ty cà phê Buôn Hồ
Tên giao dịch đối ngoại: Buon Ho Company
Mã số thuế: 6000173652
Trụ sở: Km2 đường Trần Hưng Đạo, TX Buôn Hồ, Huyện Krông Buk,
TP Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đăk Lăk
Điện thoại: 05003.872178 Fax:05003.872941
Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất, thu mua cà phê, ca cao
Ngành nghề kinh doanh: Trồng cây cà phê, ca cao, sầu riêng. Chế biến cà phê,
ca cao. Mua bán phân bón, máy móc thiết bị cà phê.
3.1.1.2. Quá trình hình thành
Là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty cà phê Việt Nam
(VINACAFE), được thành lập trên cơ sở nông trường Đoàn Kết cũ, theo quyết định
số 258TCT-TCCB/QĐ ngày 01 tháng 08 năm 1998 của Tổng Công ty Cà phê Việt
Nam.
3.1.1.3. Quá trình phát triển
- Có thể chia làm 2 giai đoạn chính
+ Giai đoạn 1: Từ khi thành lập năm 1998 đến năm 2002: Trong những năm
đầu xây dựng, công ty gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu thốn,
chủ yếu là dùng vốn của Nhà nước để xây dựng thêm các cơ sở vật chất khác như

sân, máy sấy cà phê, … đồng thời mở rộng thêm các nông trường khác cho phong
phú hơn và hoạt động kinh doanh của công ty cũng có bước phát triển thuận lợi.
+ Giai đoạn 2: từ năm 2002 đến nay: Cùng với sự cố gắng của mọi CBCNV
trong toàn công ty, sự khuyến khích của nhà nước và sự tin yêu của khách hàng,
công ty đã không ngừng hoàn thiện về chất lượng cũng như sản lượng cà phê để đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Có thể đánh giá sự phát triển công ty giai đoạn 2009-2011 qua một số chỉ tiêu
như sau:
Bảng 3. 1: Bảng đánh giá sự phát triển của công ty
ĐVT: Triệu đồng

Nhận xét: Từ bảng 3.1 ta thấy:
+ Tài sản của công ty tăng dần qua các năm từ năm 2009 đến năm 2011.
+ Doanh thu năm 2010 giảm nhẹ so với năm 2009 là 158 triệu đồng nhưng
đến năm 2011 doanh thu đã tăng mạnh trở lại, tăng 3.237 triệu đồng so với năm
2010. Đây là một biểu hiện tốt.
+ Lợi nhuận của công ty tăng mạnh qua các năm, lợi nhuận năm 2010 tăng
gấp 1,4 lần năm 2009. Lợi nhuận năm 2011 tăng gấp 1,5 lần năm 2010 và tăng gấp
2,2 lần năm 2009. Đó là dấu hiệu tích cực chứng tỏ công ty kinh doanh ngày càng
có hiệu quả.
3.1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
a) Chức năng của công ty
Chỉ tiêu Tài sản Doanh thu Lợi nhuận
2009 43.357 56.685 954
2010 44187 56.527 1.383
2011 46.446 59.764 2.115
+ Sản xuất, phát triển cà phê, nông sản
+ Thu mua, chế biến, kinh doanh xuất khẩu cà phê nông sản
+ Kinh doanh vật tư, máy móc thiết bị, phân bón, thuốc trừ sâu, trừ cỏ, hàng
hoá tiêu dùng khác phục vụ sản xuất và đời sống.

b) Nhiệm vụ của công ty
+ Tuân thủ các chính sách chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất nhập khẩu và
giao dịch đối ngoại
+ Nghiên cứu để thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng để phát triển
xuất nhập khẩu thu hút thêm nhiều ngoại tệ
+ Thực hiện tốt chế độ chính sách tài chính lao động tiền lương, đào tạo bồi
dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, nghiệp vụ tay nghề cho cán bọ
công nhân viên trong công ty.
+ Làm tốt công tác bảo hộ và an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môi
trường, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh, làm tốt nghĩa vụ quốc
phòng.
+ Tuân thủ các quy định về hạch toán kế toán và làm tròn nghĩa vụ thuế đối
với Nhà nước.
+ Chấp hành pháp lệnh kế toán thống kê, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ đối với
ngân sách Nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn hiện có tại công ty.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức
- Bộ máy quản lý của doanh nghiệp đóng một vai trò hết sức quan trọng trong
kinh doanh. Vì vậy yêu cầu tổ chức bộ máy phải gọn nhẹ, mang tính khoa học cao
đảm bảo tính thích ứng nhanh chóng trước những biến động của thị trường. Bộ máy
quản lý có vai trò quyết định trong quá trình kinh doanh. Nếu bộ máy cồng kềnh sẽ
khó quản lý, tốn nhiều chi phí mà lại không hiểu quả, kìm hãm quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.
- Bộ máy quản lý của công ty cà phê Buôn Hồ được tổ chức theo mô hình trực
tuyến chức năng nên gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả phù hợp với trình độ và
năng lực của mỗi cá nhân.
- Công ty hiện có 457 cán bộ công nhân viên chức, cơ cấu tổ chức hiện nay
như sau:

×