Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh ở Công ty cổ phần dược phẩm Văn Lam.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.71 KB, 51 trang )

Trường đại học Lao động - Xã Hội Khoa: Kế toán
LỜI NÓI ĐẦU
Việc chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là
một xu hướng tất yếu, bao gồm việc mở rộng quan hệ hàng hoá tiền tệ và quan hệ thị
trường với những qui luật khắt khe của nền kinh tế thị trường ngày càng chi phối mạnh
mẽ hoạt động của các DN nói chung và các DN thương mại nói riêng.
Trong cơ chế thị trường đầu sôi động ấy các doanh nghiệp đang phải đối mặt với
không ít những khó khăn và nhiệm vụ của nhà kinh doanh là tập trung mọi trí lực vào
những yếu tố quyết định đến sự tồn taị và phát triển của doanh nghiệp. Chính trong điều
kiện mới đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng vươn lên để tự khẳng định ví trí của
mình trên thương trường.
Đối với doanh nghiệp thương mại thì hoạt động kinh doanh chính là hoạt động
bán hàng. Muốn tồn tại và phát triển thì bản thân mỗi doanh nghiệp phải nhận thức được
tầm quan trọng của công tác bán hàng bởi nó quyết định hiệu quả kinh doanh cuả doanh
nghiệp. Vì vậy, hoàn thành công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là
vấn đề thường xuyên đặt ra cho các doanh nghiệp thương mại.
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng giữ một vị trí hết sức quan trọng,
vì nó là phần hành kế toán chủ yếu trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp,
góp phần phục vụ đắc lực và có hiệu quả trong công tác bán hàng. Do đó kế toán bán
hàng và xác định kết quả kinh doanh cần phải được tổ chức một cách khoa học và hợp
lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhận thức được vai trò của kế toán và xác định kết quả bán hàng trong doanh
nghiệp thương mại, trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần dược phẩm Văn Lam,
em đã chọn đề tài : “Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh ở
Công ty cổ phần dược phẩm Văn Lam”.
Chuyên đề được chia làm 3 chương:
- Chương I: Đặc điểm kinh doanh và tổ chức quản lý kinh doanh có ảnh
hưởng đến kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh.
- Chương II: Thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
tại công ty cổ phần Dược phẩn Văn Lam.
- Chương III: Phương hướng hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết


quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Dược phẩm Văn Lam.
1
Trường đại học Lao động - Xã Hội Khoa: Kế toán
Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần Dược phẩm Văn Lam với kiến thức
được học ở trường cùng sự giúp đỡ tận tình của cô Phan Thị Thu Mai đã giúp em hoàn
thành chuyên đề này.
Tuy nhiên, do thời gian thực tập ít, sự hạn chế về kiến thức thực tế và lý luận nên
chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự
chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô giáo, các cán bộ kế toán của công ty để chuyên đề của
em được hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn! SV thực hiện
Đào Thị Liên
2
Trng i hc Lao ng - Xó Hi Khoa: K toỏn
CHNG I. C IM KINH DOANH V T CHC QUN Lí KINH
DOANH Cể NH HNG N K TON TIấU TH V XC NH KT
QU KINH DOANH.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Công ty Cổ phần dợc phẩm Văn Lam đợc thành lập tháng 2/2006 theo giấy
chng nhận kinh doanh số 0103015849 ngày 8/2/2006 do Sở Kế hoạch đầu t thành phố
Hà Nội cấp.
Nghành nghề kinh doanh:
- Kinh doanh dợc phẩm.
- Mua bán mỹ phẩm( trừ loại mỹ phẩm có hại cho sức khoẻ con ngời).
- Mua bán nguyên liệu, phụ liệu sản xuất thuốc.
- Mua bán trang thiết bị y tế.
- Mua bán hoá chất( trừ hoá chất Nhà nớc cấm).
Trụ sở công ty: Số 34, nghách 155/206 Trờng Chinh- Phơng Lịêt- Thanh Xuân Hà
Nội.
Vn điều lệ: 5.000.000.000 đồng( Năm tỷ đồng)

Ngời đại diện hợp pháp công ty: Giám đốc Nguyễn Văn Lam
Ngay từ những nm đầu thành lập, ban Giám đốc công ty đã đề ra chiến lợc và
mục tiêu hoạt động ngắn hạn, dài hạn nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và mang
lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Vào thời điểm hiện tại đã có nhiều doanh
nghiệp ngoài quốc doanh tham gia vào lĩnh vực kinh doanh Dợc phẩm và thiết bị y tế
nên vấn đề sống còn của công ty là phải tìm ra nhà cung ứng cung cấp dợc phẩm ổn
định, đảm bảo những chỉ tiêu về chất lợng và giá cả. Bên cạnh đó công ty cũng phải
nhạy bén trớc sự biến động không ngừng của thị trờng nói chung và thị trờng dợc phẩm
nói riêng để có những thay đổi kịp thời cho phù hợp với điều kiện thực tiễn. Không chỉ
hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dợc phẩm công ty còn thâm nhập vào nhiều lĩnh
vực nhằm đa dạng hoá loại hình kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của thị trờng nh: kinh
doanh mỹ phẩm, trang thiết bị y tế. Với doanh thu liên tục tăng và sự phát triển không
ngừng của công ty đã chứng tỏ đờng lối hoạt động của công ty là đúng đắn.
1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty Cổ phần Dợc phẩm Văn Lam
1.2.1. Chức năng:
- Công ty thực hiện chức năng phân phối các loại dợc phẩm nội ngoại nhập với
nhiều nhóm thuốc đa dạng nh thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc bổ
- Quản lý mọi mặt của công ty: Quản lý kế hoạch lu chuyển hàng hoá, quảng
cáo và giới thiệu sản phẩm, quản lý việc sử dụng vốn, lao động, quản lý về cơ sở vật
chất, kỹ thuật, quản lý công tác kế toán. Tiến hành hoạt động kinh doanh theo đúng
quy định của pháp luật.
1.2.2. Nhim v:
3
Trường đại học Lao động - Xã Hội Khoa: Kế toán
- Công ty có nghĩa vụ quản lý các hoạt động kinh doanh theo phạm vi trách
nhiệm, quyền hạn được ban hành trong luật doanh nghiệp. Công ty có nghĩa vụ thực
hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, kế toán, hạch toán chế độ
kiểm toán và các chế độ khác nhà nước quy định, chịu trách nhiệm về tính xác thực của
các hoạt động tài chính của công ty.
- Thực hiện mục đích kinh doanh theo đúng quyết định thành lập công ty. Kinh

doanh những mặt hàng đã đăng ký, phục vụ nhu cầu của khách hàng nhằm kinh doanh
có lãi. Bảo toàn và phát triển được nguồn vốn của doanh nghiệp.
- Tổ chức quản lý tốt lao động trong công ty và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế
với Nhà nước.
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của công ty Dược phẩm Văn
Lam.
1.3.1. Đặc điểm tổ chức quản lý:
Bộ máy quản lý của Công ty được thực hiện theo mô hình quản lý tập trung,
đứng đầu là Giám đốc chỉ đạo trực tiếp các phòng ban chức năng. Dưới Giám đốc là
phó Giám đốc và các phòng ban trực tiếp quản lý điều hành. Giữa các phòng ban có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau, với chức năng và quyền hạn nhất định nhằm thực hiện các
mục tiêu đã đề ra của công ty. Việc tổ chức bộ máy quản lý của công ty theo mô hình
quản lý tập chung tạo điều kiện cho ban giám đốc có thể nắm bắt được tình hình kinh
doanh của công ty một cách kịp thời tạo điều kiện giúp giám đốc thấy được thực trạng
của công ty.
Sơ đồ1.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty
- Giám đốc là người quản lý chung toàn bộ công ty . Chịu trách nhiệm chính và có
quyền cao nhất về các chiến lược và chính sách kinh doanh của công ty, cũng như chịu
trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của công ty.
- Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về các chiến lược kinh doanh, lập kế
hoạch và điều hành kinh doanh.
4
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG MARKETING
PHÒNG KINH DOANH
PHÒNG KẾ TOÁN
Trường đại học Lao động - Xã Hội Khoa: Kế toán
- Phòng Kinh doanh: Quản lý hệ thống đại lý, nhà thuốc, các tỉnh. Đôn đốc việc đặt
hàng và xây dựng các chương trình bán hàng cho các đơn vị. Tiếp nhận đơn đặt hàng và

đánh đơn xuất hàng, hàng tuần có chế độ kiểm kê sổ sách, số liệu.
- Phòng Marketing: Quản lý mạng lưới giới thiệu, cung cấp và phân phối thuốc đến các
đại lý, công ty, nhà thuốc …..
- Phòng Kế toán: Tổ chức theo dõi và hạch toán mọi mặt hoạt động kinh tế tài chính
diễn ra trong công ty theo đúng chế độ nhà nước quy định. Đảm bào việc xuất nhập
hàng hoá và quản lý toàn bộ sổ sách, chứng từ, hoá đơn, đôn đốc việc thu hồi công nợ.
Huy động mọi nguồn vốn và sử dụng vốn vào mục đích kinh doanh thúc đẩy sự phát
triển của công ty và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, cung cấp thông tin tài
chính cho các phòng ban có liên quan.
1.3.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh:
Công ty Cổ phần Dược phẩm Văn Lam là doanh nghiệp chuyên phân phối các
loại dược phẩm nội ngoại nhập với hệ thống phân phối khắp miền bắc với nhiều nhóm
thuốc đa dạng như: Kháng sinh, kháng viêm, thuốc bổ, và nhiều loại thuốc khác…
1. Thuốc kháng viêm, giảm đau: Merkazlin, Parvon-fort, Reducin
2. Kháng sinh: Klion, Cetrax, Gramocef-100/200mg…
3. Thuốc chống dị ứng: Jocet-10mg, Histeese-10mg ..
4. Thuốc dạ dày: Rantac-150/300, Lan-30 …
5. Thuốc tim mạch: Amtas-5, Nicardia*10 ….
6. Thuốc nấm, viêm da: Nazol G, Metrogylgel, …
7. Thuốc bổ: Amaois, RB 25 …
Hiện nay công ty đã tạo dựng được một mạng lưới phân phối tuơng đối hoàn
chỉnh, khách hàng của công ty không chỉ là những nhà thuốc trong thành phố mà còn
nhiều công ty dược phẩm khác là khách hàng thường xuyên và quen thuộc như: Công ty
dược phẩm Hạ Long- Quảng Ninh, Công ty dược phẩm Thái Bình, Công ty TNHH
Hoàng Lê - Hải Phòng…
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh:
ĐVT: Đồng Việt Nam
Chỉ tiêu Năm2007 Năm 2008 Năm 2009
1.Doanh thu thuần 8.365.926.415 35.298.024.546 91.919.096.150
2.Lợi nhuận gộp 1.006.351.914 4.059.272.823 7.635.436.940

3.Lợi nhuận thuần 161.047.461 399.827.948 654.401.255
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy những năm gần đây công ty
đã đạt được những thành tựu đáng kể.
- Doanh thu thuần năm 2008 tăng 26.932.098.131đ so với năm 2007. Năm 2009 tăng
56.621.071.604đ so với năm 2008
- Lãi gộp năm 2008 tăng so với năm 2007 3.052.920.909 Năm 2009 tăng
3.567.164.117đ so với năm 2008.
5
Trường đại học Lao động - Xã Hội Khoa: Kế toán
- Lợi nhuận thuần năm 2008 tăng 238.780.487đ so với năm 2007. Năm 2009 tăng
254.573.307đ so với năm 2008.
Từ đó ta có thể thấy ngay từ khi mới thành lập công ty đã có những bước đi đúng đắn,
doanh thu liên tục tăng và sự phát triển không ngừng của công ty đã chứng tỏ được điều
đó.
1.5. Hình thức kế toán và tổ chức bộ máy kế toán trong công ty cổ phần Dược
phẩm Văn Lam.
1.5.1. Hình thức kế toán:
Do đặc điểm về hoạt động kinh doanh, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều. Vì
thế hình thức kế toán Công ty áp dụng hiện nay là hình thức “ Nhật ký chung”. Theo
hình thức này các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh vào sổ nhật ký chung, nhật
ký đặc biệt theo thời gian phát sinh và định khoản nghiệp vụ. Số liệu trên sổ nhật ký
được dùng để ghi vào sổ cái các tài khoản theo từng nghiệp vụ có liên quan.
Sơ đồ2.1: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung
Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ phát sinh, kế toán ghi các số liệu vào sổ Nhật
ký chung. Sau đó, căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào các Tài khoản
phù hợp trên sổ cái. Đồng thời các nghiệp vụ phát sinh được kế toán ghi vào các sổ, thẻ
chi tiết liên quan.
6
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng

Đối chiếu, kiểm tra
Sổ nhật ký đặc
biệt
Sổ thẻ kế toán chi
tiết
Sổ Cái
Bảng cân đối số
phát sinh
BCTC
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ Nhật ký chung
Chứng từ gốc
Trường đại học Lao động - Xã Hội Khoa: Kế toán
Ngoài nhật ký chung, kế toán mở các nhật ký đặc biệt như: Nhật ký mua hàng,
nhật ký bán hàng, nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền …Căn cứ để ghi vào các sổ đặc
biệt là các chứng từ gốc có liên quan. Định kỳ 5-10 ngày hoặc cuối tháng số liệu
tổng hợp từ các sổ nhật ký đặc biệt được ghi vào Tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau
khi đã loại trừ sự trùng lắp do một nghiệp vụ được đồng thời ghi vào nhiều sổ nhật
ký đặc biệt khác.Cuối tháng, quý, năm cộng số liệu trên sổ cái, tính số dư để lập
bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên
sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng
để lập báo cáo tài chính.
1.5.2. Tổ chức bộ máy kế toán:
Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tổ chức công tác kế toán tập
trung. Toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được tập trung xử lý ở phòng Kế
toán và phòng Kế toán chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc công ty.
Sơ đồ3.1: Bộ máy kế toán của công ty
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức khá gọn nhẹ và khoa học. Phòng kế
toán gồm 1 Kế toán trưởng và 5 nhân viên kế toán khác. Mỗi thành viên trong phòng

đảm nhiệm những nhiệm vụ khác nhau nhưng đều nhằm mục đích chung là theo dõi
kiểm tra, ghi chép, tính toán một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời tình hình hoạt động
kinh doanh của công ty.
- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác kế toán của công ty, là
người phụ trách chung, tổng hợp số liệu, lập báo cáo kế toán định kỳ.
- Kế toán thanh toán: Theo dõi tình hình thanh toán công nợ của khách hàng đối với
công ty và công nợ của công ty đối đơn vị cung cấp hàng.
- Kế toán tiền kiêm thủ quỹ: Quản lý việc thu chi tiền, kho tích liệu của phòng kế toán
trong công ty.
- Kế toán chi phí: Theo dõi, tổng hợp các khoản chi phí của doanh nghiệp như: chi phí
bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tiền lương…Đồng thời tính lương cho
nhân viên trong công ty.
- Kế toán TSCĐ: Theo dõi TSCĐ của công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh.
7
Kế toán tiền
kiêm thủ quỹ
Kế toán thanh
toán
KT TSCĐ
Kế toán chi
phí
Thủ kho kiêm
KT hàng hóa
Kế toán trưởng
Trường đại học Lao động - Xã Hội Khoa: Kế toán
- Thủ kho kiêm kế toán hàng hóa: Có trách nhiệm theo dõi, quản lý chi tiết về mặt số
lượng nhập - xuất - tồn hàng hóa. Đồng thời tập hợp các chứng từ ban đầu về nhập -
xuất hàng để ghi sổ kế toán.
1.5.3. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty Cổ phần Dược phẩm Văn Lam:
- Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo quyết định số

48/2006/QĐ-BTC ngày 14 –09-2006.
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/1 đến 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng việt nam(VND).
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê
khai thường xuyên.
- Phương pháp tính khấu hao: Khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
- Phương pháp hạch toán hàng hóa xuất kho: Hạch toán hàng xuất kho theo phương
pháp nhập trước - xuất trước.
8
Trường đại học Lao động - Xã Hội Khoa: Kế toán
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VĂN LAM
2.1: Những vấn đề chung về tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty
cổ phần Dược phẩm Văn Lam.
2.1.1: Đặc điểm sảm phẩm tiêu thụ.
Công ty là doanh nghiệp chuyên phân phối các loại dược phẩm nội ngoại nhập
với nhiều nhóm thuốc đa dạng như: kháng sinh, kháng viêm, thuốc bổ và nhiều loại
thuốc khác…
Thuốc kháng viêm, giảm đau: Merkazlin, Parvon-fort, Reducin
Kháng sinh: Klion, Cetrax, Gramocef-100/200mg…
Thuốc chống dị ứng: Jocet-10mg, Histeese-10mg ..
Thuốc dạ dày: Rantac-150/300, Lan-30 …
Thuốc tim mạch: Amtas-5, Nicardia*10 ….
Thuốc nấm, viêm da: Nazol G, Metrogylgel, …
Thuốc bổ: Amaois, RB 25
Kinh doanh dược phẩm là một thứ hàng hóa đặc biết do vậy công ty rất chú trọng
và quan tâm từ khâu nhập cho đên bảo quản hàng trước khi phân phối.
2.1.2: Các phương thức bán hàng tại công ty.
Kết quả tiêu thụ trong công ty thương mại phụ thuộc vào việc sử dụng hình thức,
phương pháp và thủ thuật bán hàng, thiết lập và sử dụng hợp lý các kênh tiêu thụ và có

chính sách đúng đắn thực hiện tốt kế hoạch tiêu thụ hàng hóa của công ty.
Công ty Cổ phần dược phẩm Văn Lam tiêu thụ hàng hoá theo phương thức bán buôn.
Khách hàng chủ yếu của công ty là các công ty dược nhà nước, tư nhân, các nhà thuốc
lớn trong và ngoài tỉnh.
Căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng công ty sẽ chuyển hàng đến kho của khách
hàng, chi phí vận chuyển do công ty chịu. Theo phương thức này công ty có điều kiện
theo dõi, quản lý trực tiếp tình hình nhập, xuất tồn cũng như tình trạng bảo quản sản
phẩm, tránh được hiện tượng thất thoát .
2.1.3: Các phương thức thanh toán của công ty.
Phương thức bán hàng trả tiền ngay: Công ty giao hàng cho khách hàng đồng
thời khách hàng thanh toán ngay cho công ty tương ứng với số hàng đã mua bằng tiền
mặt hoặc bằng séc.
- Phương thức bán hàng trả chậm: Sau khi nhận hàng khách hàng chấp nhận
thanh toán trong một thời gian nhất định theo thời gian thỏa thuận (khoảng từ 10 ngày
đến 15 ngày).
2.1.4. Phương pháp xác định giá vốn hàng bán.
Hiện tại Công ty đang áp dụng phương pháp tính trị giá vốn hàng bán theo
phương nhập trước xuất trước. Theo phương pháp này số hàng nào nhập trước thì xuất
trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng lô hàng
9
Trường đại học Lao động - Xã Hội Khoa: Kế toán
xuất. Nói cách khác cơ sở của phương pháp này là giá gốc của hàng mua trước sẽ được
dùng làm giá để tính giá thực tế hàng xuất trước và do vậy giá trị hàng tồn kho cuối kỳ
sẽ là giá thực tế của hàng mua vào sau cùng.
2.1.5: Nội dung chi phí.
- Chi phí quản lý kinh doanh:
Bao gồm: + Chi phí bán hàng là khoản chi phí tạo nên mức độ hấp dẫn cho
hàng hóa trong khâu tiêu thụ. Bởi vậy chi phí này không thể thiếu được trong khâu lưu
thông hàng hóa ở mỗi công ty. Có thể nói chi phí bán hàng là những khoản chi phí mà
công ty bỏ ra liên quan đến hoạt động tiêu thụ hàng hóa trong kỳ như chi phí lương cho

bộ phận bán hàng ( chi lương nhân viên; trích BHXH, BHYT, KPCĐ), chi phí quảng
cáo, chi phí bốc xếp hàng hóa…và các khoản chi phí khác phát sinh khác trong quá trình
tiêu thụ.
+ Chi phí quản lý là những khoản chi phí phát sinh liên quan chung đến toàn bộ
hoạt động của cả công ty mà không tách riêng ra được cho bất kỳ một hoạt động nào..
Chi phí quản lý ở Công ty bao gồm các khoản: Chi phí nhân viên cho bộ phận
quản lý; BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí
dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác
- Chi phí tài chính của công ty bao gồm các khoản chi phí quan đến hoạt động tài
chính nhưng chủ yếu là chi phí lãi vay
2.1.6: Phương pháp xác định doanh thu.
- Doanh thu bán hàng của công ty được xác định như sau: là doanh thu chưa bao
thuế GTGT
Doanh thu bán hàng = Giá bán * số lượng
- Doanh thu hoạt động tài chính của công ty bao gồm các khoản doanh thu: Lãi tiền
gửi ngân hàng, chiết khấu thanh toán được hưởng khi mua hàng hóa
2.1.7: Phương pháp xác định kết quả tiêu thụ
Kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các
hoạt động khác trong một kỳ kế toán năm. Là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất
kinh doanh, biểu hiện của kết quả kinh doanh là số lãi hay lỗ. Bao gồm:
+ Kết quả hoạt động kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị
giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động
tài chính và chi phí hoạt động tài chính.
+ Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và
các khoản chi phí khác
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty được xác định như sau:
Tổng lợi nhuận
trước thuê
=

Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
+
Lợi nhuận
khác
10
Trường đại học Lao động - Xã Hội Khoa: Kế toán
+ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh được tính như sau:
LN thuần
từ HĐKD
=
LN gộp từ BH và
cung cấp DV
+
Doanh thu
HĐTC
-
CP tài
chính
-
CP quản
lý KD
+ Lợi nhuận gộp từ bán hàng được xác định như sau:
Lợi nhuận gộp
từ bán hàng
=
Doanh thu thuần
từ bán hàng
-
Giá vốn

hàng bán
+ Doanh thu thuần từ bán hàng được xác định như sau:
Doanh thu thuần
từ bán hàng
=
Doanh thu bán
hàng thực tế
-
Các khoản
giảm doanh thu
2.2: Thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ
phần dược phẩm Văn Lam.
2.2.1:Chứng từ kế toán sử dụng.
• Kế toán tiêu thụ tại công ty sử dụng một số chứng từ sau:
- Hóa đơn GTGT
- Phiếu xuất kho
- Hóa đơn bán hàng thông thường
2.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng.
Trong kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh, công ty đã sử dụng một
số tài khoản kế toán sau:
• Tài khoản 156 – Hàng hóa
Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại hàng hóa trong doanh
nghiệp.
Bên nợ:
- Trị giá hàng hóa nhập kho
- Chi phí thu mua hàng hóa
- Trị giá hàng hóa đã bán bị người mua trả lại
- Trị giá hàng hóa thừa khi kiểm kê
Bên có:
- Trị giá hàng hóa xuất kho để bán

- Chiết khấu thương mại hàng mua được hưởng
- Các khoản giảm giá hàng mua được hưởng
- Trị giá hàng hóa trả lại cho người bán
- Trị giá hàng hóa thiếu khi kiểm kê
Dư nợ:
11
Trường đại học Lao động - Xã Hội Khoa: Kế toán
- Trị giá mua vào của hàng hóa tồn kho
- Chi phí thu mua của hàng hóa tồn kho
• Tài khoản 511 – doanh thu bán hàng
Bên nợ:
- Số thuế GTGT phải nộp
- Các khoản giảm trừ doanh thu như chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng
bán, hàng bán bị trả lại
- Kết chuyển doanh thu cuối kỳ để xác định kết quả
Bên có:
- Doanh thu hàng hóa thực hiện trong kỳ
Tài khoản này không có số dư.
Các tài khoản cấp 2:
+ TK 5111: doanh thu bán hàng hóa
+ TK 5113: doanh thu cung cấp dịch vụ
+ TK 5118: doanh thu khác
• Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán
Phản ánh trị giá vốn hàng hóa bán trong kỳ.
Bên nợ:
- Trị giá vốn của hàng hóa bán ra trong kỳ
Bên có:
- Kết chuyển giá vốn của hàng hóa đã bán trong kỳ để xác định kết quả
- Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho
Tài khoản này không có số dư

• TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh
Bên nợ: - Tập hợp chi phí quản lý kinh doanh thực tế phát sinh trong
kỳ
- Dự phòng trợ cấp mất việc
Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí quản lý kinh doanh
- Kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh vào TK911 – xác
định kết quả kinh doanh.
TK 642 không có số dư.
TK 642 có 2 TK cấp 2: TK 6421 - Chi phí bán hàng
TK 6422 – Chi phí quản lý
• TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
12
Trường đại học Lao động - Xã Hội Khoa: Kế toán
Bên nợ: - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ.
- Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp và chi phí khác
- Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
- Kết chuyển số lãi trong kỳ
Bên có: - Doanh thu thuần của sản phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ trong
kỳ
- Doanh thu hoạt động TC và các khoản thu nhập khác.
- Các khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
- Kết chuyển lỗ trong kỳ.
TK 911 không có số dư
• TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
Bên nợ: - Số lỗ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trích lập các quỹ của doanh nghiệp
- Bổ sung nguồn vốn kinh doanh
- Chia cổ tức, lợi nhuận cho các cổ đông, nhà đầu tư
Bên có: - Số lợi nhuận thực tế của hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp trong kỳ
- Xử lý các khoản lỗ về hoạt động kinh doanh
Số dư bên Nợ: - Số lỗ về hoạt động kinh doanh chưa qua xử lý
Số dư bên Có: - Số lợi nhuận chưa qua phân phối hoặc chưa qua sử dụng.
2.2.3: Sổ sách kế toán sử dụng và trình tự ghi chép.
2.2.3.1.Sổ sách kế toán sử dụng.
- Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả ở Công ty sử dụng một số loại sổ sách sau:
- Sổ chi tiết bán hàng,
- Bảng tổng hợp chi tiết bán hàng
- Sổ chi tiết doanh thu, giá vốn, chi phí quản lý kinh doanh…
- Các bảng tổng hợp chi tiết doanh thu, giá vốn
- Sổ nhật ký chung
- Sổ cái TK 511, TK 632, TK642, TK515, TK 635, TK 711, TK 911.
- Căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán thực hiện quá trình luân chuyển chứng từ vào các
sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết như sau:
Sơ đồ1.2: Kế toán tiêu thụ hàng hóa
13
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Sổ chi tiết
bán hàng
Sổ chi tiết vật
liệu, HH
Sổ Cái các TK
Bảng TH chi tiết
vật liệu, hàng hóa
Phiếu xuất
kho
Thẻ kho

Hóa đơn
GTGT
Nhật ký
chung
Bảng tổng hợp
chi tiết BH
Trường đại học Lao động - Xã Hội Khoa: Kế toán
Hằng ngày, khi nhận được đơn đặt hàng do phòng kinh doanh chuyển xuống
kế toán lập hóa đơn GTGT. Căn cứ vào HĐ GTGT kế toán lập phiếu xuất kho
Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: 1 liên lưu gốc, 1 liên chuyển cho thủ
kho làm căn cứ xuất kho và thủ kho tiến hành ghi vào thẻ kho, 1 liên chuyển cho kế toán
hàng hóa làm căn cứ ghi sổ kế toán
Hàng ngày căn cứ vào hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho kế toán vào sổ chi tiết
vật liệu, hàng hóa; sổ chi tiết bán hàng và sổ nhật ký chung.
Cuối tháng từ sổ chi tiết vật liệu hàng hóa, sổ chi tiết bán hàng kế toán lên các
sổ tổng hợp chi tiết. Từ nhật ký chung kế toán vào các sổ cái Tk: SC TK 511, SC Tk
632, SC TK 911…
Số liệu của bảng tổng hợp chi tiết sau khi kiểm tra được dùng để đối chiếu với
số kiệu trên các sổ cái tài khoản.
2.2.3.2.Trình tự hạch toán kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh.
• Hạch toán kế toán tiêu thụ
Khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng phòng kế toán lập HĐGTGT. Hóa
đơn GTGT là căn cứ để kế toán lập phiếu xuất kho. Đồng thời cũng là căn cứ ghi vào
các sổ kế toán chi tiết bán hàng, sổ nhật ký chung.
14
Trường đại học Lao động - Xã Hội Khoa: Kế toán
MẪU SỐ: 01 GTKT-3L
HÓA ĐƠN LY/2009B
GIÁ TRỊ GIA TĂNG 23355
Liên 3: Nội bộ

Ngày 02 tháng 10 năm 2009
Đơn vị bán hàng : Công ty Cổ phần dược phẩm Văn Lam
Địa chỉ : Số 24, nghách 155/176 Trường Chinh, Thanh Xuân
Số tài khoản :................................
Điện thoại số : (04)7721315. MST : 0101575847.
Họ tên người mua : Công ty TNHH Hoàng Lê
Địa chỉ : 63 Điện Biên Phủ – Hải Phòng
Số tài khoản : ............…...............
Hình thức thanh toán :.......................................
MST : 0200441107
STT Tên hàng hoá dịch vụ
Đơn vị
tính
Số
lượng
Đơn giá Thành tiền (đồng)
1 2 3 4 5 6 = 4*5
KLION Lọ 1000 14.000 14.000.000
Cộng tiền hàng : 14.000.000
Thuế GTGT :5% Tiền thuế GTGT: 700.000
Tổng cộng tiền thanh toán : 14.700.000
Số tiền viết bằng chữ : (Mười bốn triệu bảy trăm ngàn đồng chẵn)

Ngày 02 tháng 10 năm 2009
Người lập phiếu
( Ký, họ tên )
Ngườ nhận hàng
( Ký, họ tên )
Thủ kho
( Ký, họ tên )

Kế toán trưởng
( Ký, họ tên )
Giám đốc
( Ký, đóng dấu )

Biểu 1.2
15
Trường đại học Lao động - Xã Hội Khoa: Kế toán
Công ty Cổ phần dược phẩm Văn Lam Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC
Ngày 14 tháng 09 năm 2006
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 02 tháng 10 năm 2009
Số 01/10
Nợ TK 632
Có TK 156
- Họ tên người nhận hàng: Công ty TNHH Hoàng Lê
- Lý do xuất kho: xuất bán
- Xuất tại kho:
STT Tên hàng hóa

số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá Thành tiền
Yêu
cầu
Thực
xuất
A B C D 1 2 3 4
01

KLION
Lọ 1.000 1.000
11.120 11.120.000
Cộng
1.000 1.000
11.120.000
- Tổng số tiền ( viết bằng chữ ): mười một triệu một trăm hai mươi ngàn đồng
chẵn)
- Số chứng từ gốc kèm theo:……..
Ngày 02 tháng 10 năm 2009
Người lập phiếu
( Ký, họ tên )
Người nhận hàng
( Ký, họ tên )
Thủ kho
( Ký, họ tên )
Kế toán trưởng
( Ký, họ tên )
Giám đốc
( Ký, họ tên, đóng dấu )

Sau khi lập phiếu xong, người lập phiếu và kế toán trưởng ký xong chuyển cho giám
đốc hoặc người được uỷ quyền duyệt giao cho người nhận cầm phiếu xuống nhận hàng.
16
Trường đại học Lao động - Xã Hội Khoa: Kế toán
Sau khi xuất kho, thủ kho ghi vào cột 2 số lượng thực xuất, ghi ngày, tháng, năm xuất
kho và cùng người nhận hàng ký và ghi rõ họ tên vào phiếu xuất kho
Nhân viên giao hàng của công ty mang phiếu xuất kho xuống kho nhận hàng, căn
cứ vào cột số lượng ghi trên phiếu xuất kho xuất hàng thủ kho xuất hàng cho nhân viên
đi giao hàng.

Phiếu xuất kho làm căn cứ để thủ kho vào thẻ kho. Đồng thời kế toán căn cứ vào
phiếu xuất kho ghi sổ kế toán chi tiết hàng hóa và lên sổ nhật ký chung.
Tại kho: Thủ kho tiến hành mở thẻ kho, thẻ kho dùng để phản ánh tình hình nhập xuất -
tồn hàng hoá về mặt số lượng. Mỗi chứng từ ghi 1 dòng vào thẻ kho. Thẻ được mở cho
từng loại thuốc. Cuối tháng thủ kho phải tiến hành cộng số nhập - xuất và tính ra số tồn
kho về mặt số lượng theo từng loại thuốc.
Số liệu trên thẻ kho dùng để đối chiếu với sổ chi tiết vật liệu hàng hóa.
Biểu 2.2
THẺ KHO
Tháng 10/2009
Tên hàng hóa: Thuốc Klion
Chứng từ
Diễn giải
Số lượng
Ghi
chú
Ngày
ghi sổ
Nhập Xuất Nhập Xuất Tồn
Tồn đầu kỳ 2.100
02/10 0028255 Xuất bán cho Cty Hoàng
Lê-HP
1000 1.100
09/10 0010460 Nhập Cty Tiến Phúc 500 1.600
… … … … ... … … …
Tồn cuối kỳ 3.450
Ngày 05 tháng 10 năm 2009
Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Tại phòng kế toán: Hằng ngày căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán hàng hóa mở

sổ kế toán chi tiết hàng hóa cho từng loại thuốc tương ứng với thẻ kho mở ở kho.Sổ này
có nội dung tương tự như thẻ kho nhưng theo dõi cả về mặt giá trị. Cuối tháng số liệu
tổng cộng dùng để lên bảng tổng hợp chi tiết hàng hóa.

17
Trường đại học Lao động - Xã Hội Khoa: Kế toán
Biểu 3.2:
Công ty cổ phần dược phẩm Văn Lam Ban hành theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC
Ngày 14 tháng 09 năm 2006
SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ, SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
Tháng 10 năm 2009
Tên, quy cách vật tư, hàng hóa: Thuốc Klion Đơn vị tính: đồng
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Đơn giá
Nhập Xuất Tồn
Ghi
chú
Số hiệu
Ngày,
tháng
Số lượng Thành tiền
Số
lượng
Thành tiền
Số
lượng
Thành tiền

A B C D 1 2 3 4 5 6 7 E
Số dư đầu kỳ 11.120 2.100 23.352.000
0028255 02/10 Xuất hàng cho cty
Hoàng Lê
632 11.120 1.000 11.120.000 1.100 12.232.000
0010460 09/10 Nhập hàng của cty
Tiến Phúc
111 11.120 500 5.560.000 1.600 17.792.000
… .. … … … … … … … …
11.120 3.350 37.252.000 2.000 22.240.000 3.450 38.364.000
Cộng tháng
- Sổ này có … trang, đánh số từ trang 01 đến trang …
- Ngày mở sổ: Ngày 31 tháng 10 năm 2009
Người ghi sổ
( Ký, họ tên )
Kế toán trưởng
( Ký, họ tên )
Giám đốc
( Ký, họ tên, đóng đấu )
18
Trường đại học Lao động - Xã Hội Khoa: Kế toán
Biểu 4.2
Công ty cổ phần dược phẩm Văn Lam Ban hành theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC
Ngày 14 tháng 09 năm 2006
BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH NHẬP - XUẤT - TỒN
Tháng 10/ 2009
Tên hàng hóa
Đơn vị
tính
Số dư đầu kỳ Số phát sinh Số dư cuối kỳ

Nhập Xuất
Số
lượng
Số tiền Số
lượng
Số tiền Số
lượng
Số tiền Số
lượng
Số tiền
Thuốc Klion Hộp 2.100 23.352.000 3.350 37.252.000 2.000 22.240.000 3.450 38.364.000
Thuốc Amaois Hộp 90 18.288.000 350 71.120.000 30 6.096.000
Thuốc Merkazlin Lọ 120 8.136.000 230 15.594.000 100 6.780.000
… … … … … … … … … …
Cộng 4.888.120.755 5.238.731.885 4.908.261.000 4.218.591.640
- Sổ này có … trang, đánh số từ trang 01 đến trang …
- Ngày mở sổ: Ngày 31 tháng 10 năm 2009
Người ghi sổ
( Ký, họ tên )
Kế toán trưởng
( Ký, họ tên )
Giám đốc
( Ký, họ tên, đóng đấu )
- Hằng ngày căn cứ vào hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho kế toán tiến hành ghi vào sổ chi tiết bán hàng. Mỗi sổ chi tiết được mở cho một loại
hàng hóa. Cuối tháng số liệu tổng hợp từ sổ chi tiết bán hàng được ghi vào sổ tổng hợp doanh thu.
Biểu 5.2 Ban hành theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC
Ngày 14 tháng 09 năm 2006
Công ty cổ phần Dược phẩm Văn Lam
19
Trường đại học Lao động - Xã Hội Khoa: Kế toán

SỔ CHI TIẾT BÁN HÀNG
Tên hàng hóa: Thuốc Klion
Tháng 10 năm 2009
Ngày
tháng
ghi
sổ
Chứng từ
Diễn giải TKĐƯ
Doanh thu Các khoản giảm trừ
Số
hiệu
Ngày
tháng
Số lượng Đơn giá Thành tiền Thuế Khác (521)
A B C D E 1 2 3 4 5
02/10 02/10 Bán hàng cho cty
Hoàng Lê
131 1000 14.000 14.000.000 700.000
… … … …… … … … … … …
Cộng phát sinh 2.000 26.920.000 1.346.000
Doanh thu thuần 25.574.000
Giá vốn hàng bán 22.240.000
Lãi gộp 3.334.000
- Sổ này có: … trang, đánh số từ trang 01 đến trang …
- Ngày mở sổ: Ngày 31 tháng 10 năm 2009
Người ghi sổ
( Ký, họ tên )
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên )

20
Trường đại học Lao động - Xã Hội Khoa: Kế toán
Biểu 6.2
Công ty cổ phần Dược phẩm Văn Lam Ban hành theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC
Ngày 14 tháng 09 năm 2006
SỔ TỔNG HỢP DOANH THU BÁN HÀNG
Tháng 10/2009
NT
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ Số tiền
SH NT
Nợ Có
31/10 DT thuốc Klion 131 26.920.000
31/10 DT thuốc Amaois 111 18.756.000
… … … … … … …
Cộng 5.356.529.693
- Sổ này có …trang, đánh số từ trang 01 đến trang …
- Ngày mở sổ: Ngày 31 tháng 10 năm 2009
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
21
Trường đại học Lao động - Xã Hội Khoa: Kế toán
- Căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán ghi vào sổ chi tiết giá vốn. Cuối tháng, từ sổ chi tiết
giá vốn kế toán lên sổ tổng hợp chi tiết giá vốn. Số liệu tổng cộng của sổ tổng hợp chi
tiết giá vốn được dùng để đối chiếu với sổ cái TK632.
Biểu 7.2
Công ty cổ phần Dược phẩm Văn Lam Ban hành theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC
Ngày 14 tháng 09 năm 2006
SỔ CHI TIẾT GIÁ VỐN HÀNG BÁN

Tên TK: 632
Tên hàng hóa: Thuốc Klion
Tháng 10/2009
NT
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số tiền
SH NT
Nợ Có
02/10 23355 02/10 Xuất kho bán cho cty Hoàng Lê 156 11.120.000
… … … … … … …
Cộng 22.240.000
- Sổ này có …trang, đánh số từ trang 01 đến trang …
- Ngày mở sổ: Ngày 31 tháng 10 năm 2009
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
22
Trường đại học Lao động - Xã Hội Khoa: Kế toán
Biểu 8.2
Công ty cổ phần Dược phẩm Văn Lam Ban hành theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC
Ngày 14 tháng 09 năm 2006
BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT GIÁ VỐN
Tháng 10/2009
NT
Chứng từ
Diễn giải
Số tiền
SH NT

Nợ Có
31/10 31/10 Giá vốn thuốc Klion 22.240.000
31/10 31/10 Giá vốn thuốc Amaois 6.096.000
… … … … … …
Cộng 4.908.261.000
- Sổ này có …trang, đánh số từ trang 01 đến trang …
- Ngày mở sổ: Ngày 31 tháng 10 năm 2009
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
- Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc ( HĐ GTGT, phiếu xuất kho, phiếu thu, phiếu
chi….) kế toán ghi vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian.
23
Trường đại học Lao động - Xã Hội Khoa: Kế toán
Biểu 9.2
Công ty CP Dược phẩm Văn Lam

NHẬT KÝ CHUNG
Năm:2009 ĐVT: VNĐ
NT
ghi sổ
Chứng từ Diễn giải ĐG STT SHTK Số tiền
SH NT SC dòng Nợ Có Nợ Có
Số trang trước chuyển sang
4494

01/10 BPB 01/10 Chi phí khấu hao TSCĐ x
4495
642 408.092
4496
241 408.092

02/10 HD23355 02/10 Bán hàng cho cty Hoàng Lê x
4497
131 14.700.000
4498
511 14.000.000
4499
333 700.000
GVBH
4500
632 11.120.000
4501
156 11.120.000
03/10 PC01/10 03/10 Chi phí bốc xếp hàng x
4502
642 750.000
4503 1331 37.500
4504 111 787.500
03/10 PC02/10 03/10 Trả lãi NH x 4505 635 11.450.000
4506 112 11.450.000
Cộng chuyển trang sau 4507
24
Trường đại học Lao động - Xã Hội Khoa: Kế toán
NT
GS
Chứng từ Diễn giải
DG
SC
STT
dòng
SHTK Số Tiền

SH NT Nợ Có Nợ Có
… … … … … .. … … … …
31/10 PBL 31/10 Chi phí lương t10/2009 x 5150 642 41.950.000
25

×