LỜI GIỚI THIỆU
Sổ tay Thú y là tài liệu lưu hành nội bộ của Công ty Cổ phần Chăn nuôi Mavin.
Tài liệu tổng hợp và tóm tắt kỹ thuật cơ bản trong thú y dành cho đối tượng công
nhân và kỹ sư Trại cùng với các văn bản hướng dẫn quy trình xử lý phịng bệnh cho
đàn heo.Tất cả các cán bộ, nhân viên Công ty đều phải thực hiện công việc trên cơ sở
các chỉ dẫn của tài liệu này. Tài liệu được biên soạn sẽ tái bản với những cập nhật
mới theo thời gian. Trong quá trình thực hiện cơng việc, nếu người lao động thấy có
những điểm khơng phù hợp giữa tài liệu và thực tế thì phải báo cáo với cấp quản lý
trực tiếp để có hướng giải quyết hợp lý.
Sổ tay thú y gồm 3 Phần:
Phần A: Các kỹ thuật thú y cơ bản
Phần B: Một số bệnh thường gặp trên heo
Phần C: Một số hướng dẫn và quy trình hiện hành
Ban biên tập cám ơn các CBCNV Cơng ty đã tích cực đóng góp cho việc hoàn thành
và hoàn thiện tài liệu này. Trong q trình áp dụng, tất cả các ý kiến đóng góp, phản
biện đều được hoan nghênh tiếp nhận.
Trân trọng.
BAN BIÊN TẬP
Sổ tay chăn nuôi heo nái và các hướng dẫn, quy trình 2021
1
MỤC LỤC
PHẦN A: CÁC KỸ THUẬT THÚ Y CƠ BẢN ....................................................... 5
CHƯƠNG I: KỸ THUẬT TIÊM TRUYỀN ......................................................... 5
I. KỸ THUẬT TIÊM .......................................................................................... 5
II. KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH ......................................................................... 5
2.1. Mục đích ....................................................................................................... 5
2.2. Các loại dịch truyền...................................................................................... 5
2.3. Vị trí tiêm .................................................................................................... 6
2.4. Chuẩn bị ........................................................................................................ 6
2.5. Phương pháp tiêm truyền ............................................................................ 7
2.6. Hình ảnh minh họa ....................................................................................... 7
CHƯƠNG II: MỘT SỐ THỦ THUẬT NGOẠI KHOA ...................................... 9
I. KHÁI NIỆM HECNI ....................................................................................... 9
II. NGUYÊN NHÂN............................................................................................... 9
III. PHÂN LOẠI .................................................................................................... 9
3.1. Dựa vào vị trí của hecni trên cơ thể gia súc ................................................ 9
3.2. Dựa vào nguyên nhân gây hecni .................................................................. 9
IV. CÁC LOẠI HECNI ...................................................................................... 9
4.1. Hecni rốn ....................................................................................................... 9
4.2. Hecni âm nang ............................................................................................ 11
III. KỸ THUẬT THIẾN ...................................................................................... 13
3.1. Mục đích ..................................................................................................... 13
3.2. Đối tượng .................................................................................................... 13
3.3. Chuẩn bị dụng cụ ....................................................................................... 13
3.4. Các bước tiến hành ..................................................................................... 13
CHƯƠNG III: KỸ THUẬT MỔ ĐẺ................................................................... 15
I. CỐ ĐỊNH HEO ........................................................................................... 15
II. VỆ SINH, SÁT TRÙNG VÙNG MỔ .......................................................... 15
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ......................................................................... 15
CHƯƠNG IV: KỸ THUẬT KHÂU VẾT MỔ.................................................... 17
I. CHUẨN BỊ ..................................................................................................... 17
II. PHƯƠNG PHÁP MAY VÀ CỘT NÚT ........................................................ 18
2.1 Phương pháp may ....................................................................................... 18
2.2 Cách cột nút ................................................................................................ 18
CHƯƠNG V: THUỐC VÀ SỬ DỤNG THUỐC TRONG PHÒNG, TRỊ BỆNH
............................................................................................................................... 20
I. THUỐC .......................................................................................................... 20
1.1 Dạng bột ....................................................................................................... 20
1.2 Dạng thuốc tiêm .......................................................................................... 20
Sổ tay chăn ni heo nái và các hướng dẫn, quy trình 2021
2
1.3 Thuốc uống.................................................................................................. 23
CHƯƠNG VI. KỸ THUẬT SỬ DỤNG VACCINE ........................................... 24
I. KHÁI NIỆM .................................................................................................. 24
II. NGUYÊN TẮC CHUNG SỬ DỤNG VACCINE ......................................... 24
III. THAO TÁC KHI SỬ DỤNG VACCINE .................................................. 24
IV. BẢO QUẢN VACCINE ............................................................................. 24
4.1. Chuẩn bị dụng cụ trước khi tiêm ............................................................... 25
4.2. Cách pha vaccine ........................................................................................ 25
4.3. Nâng nhiệt vaccine ...................................................................................... 25
4.4. Lập kế hoạch tiêm vaccine ......................................................................... 26
4.5. Xử lý heo sốc sau khi tiêm vaccine ............................................................. 26
4.6. Xử lý vaccine sau khi tiêm.......................................................................... 27
CHƯƠNG VII: KỸ THUẬT MỔ KHÁM HEO ................................................ 31
I. KHÁI NIỆM .................................................................................................. 31
II. DANH MỤC CÁC BỆNH CĨ NGHI NGỜ KHƠNG ĐƯỢC MỔ KHÁM 31
III. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ MỔ KHÁM .......................................................... 31
IV. ĐỊA ĐIỂM MỔ KHÁM ............................................................................. 31
V. ĐỐI TƯỢNG MỔ KHÁM ............................................................................ 31
VI. QUY TRÌNH MỔ KHÁM .......................................................................... 32
CHƯƠNG VII. KỸ THUẬT LẤY MẪU XÉT NGHIỆM ...................................... 35
I. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ .................................................................................. 35
II. ĐỐI TƯỢNG LẤY MẪU............................................................................. 35
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH LẤY MẪU ...................................................... 35
3.1. Đối với mẫu máu......................................................................................... 35
3.2. Đối với mẫu mô ........................................................................................... 35
IV. BẢO QUẢN MẪU....................................................................................... 36
CHƯƠNG VIII. KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG ............................... 37
I. KHÁI NIỆM CHẨN ĐOÁN.......................................................................... 37
II. PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐỐN LÂM SÀNG ............................................. 37
2.1. Quan sát bên ngồi con vật ốm .................................................................. 37
2.2. Phương pháp kiểm tra thân nhiệt.............................................................. 38
PHẦN B: MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HEO ........................................ 40
I. DANH MỤC................................................................................................... 40
1. Các bệnh vi khuẩn ...................................................................................... 40
2. Bệnh do Virus ............................................................................................. 40
3. Bệnh do ký sinh trùng ................................................................................ 41
II. CHI TIẾT ............................................................ Error! Bookmark not defined.
1. Bệnh viêm ruột do Clostridium ( Clostridial Infection ) ........................... 41
2. Bệnh tiêu chảy do E.coli ( Colibacillosis ) .................................................. 42
3. Bệnh viêm hồi tràng ( Ileitis ) ..................................................................... 43
4. Bệnh hồng lỵ ( Swine Dysentery ) .............................................................. 43
5. Bệnh phó thương hàn ( Salmonelllosis ) .................................................... 44
6. Bệnh đóng dấu lợn ( Swine Erysipelas ) .................................................... 45
7. Bệnh viêm da tiết dịch ( Greasy Pig Disease ) ........................................... 46
Sổ tay chăn ni heo nái và các hướng dẫn, quy trình 2021
3
8. Bệnh do xoắn khuẩn ( Leptospirosis ) ....................................................... 46
9. Bệnh do Streptococcus ( Streptococcosis ) ................................................. 47
10. Bệnh do Heamophilus parasuis ( Glasser’s Disease ) ................................ 48
11. Bệnh viêm phổi và màng phổi do Actinobacillus Pleuropneumoniae
( Antinobacillosis ) ............................................................................................. 49
12. Bệnh viêm phổi địa phương do Mycoplasma hyopneumoniae
(Mycoplasma pneumonia ) ................................................................................ 50
13. Bệnh tụ huyết trùng ( Pasteurellosis )........................................................ 50
14. Bệnh dịch tả heo ( Classical Swine Fever ) ................................................ 51
15. Bệnh lở mồm long móng ( Foot and mouth disease ) ................................ 52
16. Bệnh giả dại ( Aujeszky’s disease ) ............................................................ 53
17. Bệnh cúm heo .............................................................................................. 54
18. Dịch tiêu chảy trên heo ( PED ) .................................................................. 55
19. Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở heo ( PRRS ) ............................. 57
20. Bệnh liên quan đến Circovirus ................................................................... 58
21. Bệnh do Parvovirus ..................................................................................... 60
22. Bệnh đậu heo ............................................................................................... 61
23. Bệnh do cầu trùng....................................................................................... 62
24. Bệnh tiêu chảy trên heo thịt do Balantidium Coli ..................................... 62
PHẦN C: MỘT SỐ HƯỚNG DẪN VÀ QUY TRÌNH HIỆN HÀNH..................... 64
I. HƯỚNG DẪN SÁT TRÙNG PHƯƠNG TIỆN RA VÀO NHÀ MÁY THỨC
ĂN GIA SÚC ......................................................................................................... 64
II. QUY ĐỊNH CON NGƯỜI RA VÀO TRANG TRẠI .................................... 67
III. QUY ĐỊNH CHUNG KHI RA VÀO TRANG TRẠI................................... 68
IV. QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN RA VÀO TRANG TRẠI ............. 70
V. QUY ĐỊNH HÀNG HÓA, VẬT DỤNG RA VÀO TRANG TRẠI ............... 72
VI. HƯỚNG DẪN VỆ SINH CHUỒNG TRẠI .................................................. 75
VII. HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC SỬ DỤNG CÁC LOẠI THUỐC SÁT TRÙNG
TRONG TRANG TRẠI ....................................................................................... 77
VIII. HƯỚNG DẪN HƯỚNG DẪN XÔNG FORMOL KHỬ TRÙNG
CHUỒNG TRẠI................................................................................................... 79
IX. HƯỚNG DẪN LÀM VACCINE ................................................................... 82
X. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG ASF .... 84
XI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VÀ KIỂM SỐT AN TỒN SINH HỌC
NGĂN NGỪA ASF .............................................................................................. 90
XII. THƠNG BÁO BỔ SUNG BIỆN PHÁP PHỊNG CHỐNG ASF................ 97
XIII. HƯỚNG DẪN LẤY MẪU XÉT NGHIỆM TRONG TRƯỜNG HỢP NGHI
NGỜ ASF ............................................................................................................ 100
XIV. QUY TRÌNH XỬ LÝ CHUỒNG TRẠI SAU DỊCH ASF ......................... 103
XV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN TÁI ĐÀN .................................................... 108
Sổ tay chăn nuôi heo nái và các hướng dẫn, quy trình 2021
4
PHẦN A: CÁC KỸ THUẬT THÚ Y CƠ BẢN
CHƯƠNG I: KỸ THUẬT TIÊM TRUYỀN
Mục đích: Đưa các loại thuốc tiêm vào cơ thể vật ni trong q trình điều trị và
phịng bệnh
I. KỸ THUẬT TIÊM
Đường tiêm: có 3 đường chính
+ Tiêm bắp
+ Tiêm dưới da
+ Tiêm tĩnh mạch
Tùy theo mục đích điều trị và tính chất của thuốc mà người ta sử dụng các đường
tiêm khác nhau
+ Tiêm bắp: Thường dùng đối với loại thuốc có tính chất kích ứng mạnh với tổ chức
và các loại kháng sinh, vaccine (dạng nhũ dầu, keo phèn) và một số loại thuốc trợ sức,
trợ lực
+ Tiêm dưới da: Thường dùng đối với các loại thuốc khơng có tính chất kích ứng
mạnh đối với tổ chức và vaccine.
*Chú ý: Vị trí tiêm đối với heo (tiêm bắp, tiêm dưới da) sau gốc tai
II.
KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH (TIÊM TRUYỀN VÀO TĨNH MẠCH)
2.1. Mục đích
- Bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể, khi lợn mắc một số bệnh làm cho cơ thể
bị mất nước và mất chất điện giải như: Hội chứng tiêu chảy, cảm nắng, cảm nóng,
những bệnh làm cho heo nơn mửa nhiều (dịch tiêu chảy cấp - PED, TGE,…)
- Tăng cường giải độc cho cơ thể (khi bị ngộ độc một số loại thức ăn, hóa chất, độc tố
nấm mốc hoặc độc tố vi khuẩn hoặc một số loại thuốc điều trị).
- Cung cấp dưỡng chất cho cơ thể (khi heo bị bệnh kéo dài, cơ thể suy nhược)
- Ngoài ra kỹ thuật truyền dịch (tiêm tĩnh mạch) còn dùng để đưa vào cơ thể một số
chất khoáng, hoặc một số thuốc cần phải tiêm vào tĩnh mạch.
2.2. Các loại dịch truyền
Sổ tay chăn nuôi heo nái và các hướng dẫn, quy trình 2021
5
- Dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0,9%): đây là dung dịch đẳng trương, khi vào
cơ thể dung dịch này cung cấp cho cơ thể nước và các chất điện giải (Na+ và Cl-)
- Dung dịch đường Glucose (5%): đây là dung dịch đường glucose đẳng trương, khi
vào cơ thể dung dịch này cung cấp cho cơ thể nước và năng lượng (đường glucose)
- Dung dịch Ringer lac tat: đây là dung dịch đẳng trương, khi vào cơ thể, dung dịch
này cung cấp cho cơ thể nước và các chất điện giải (Na+, Cl-, K+, HCO3- và lactat)
- Dung dịch đường glucose (10-40%): đây là dung dịch ưu trương, khi vào cơ thể
dung dịch này cung cấp nước và năng lượng (đường glucose)
- Dung dịch Natri bicarbonate (1%- 2%): đây là dung dịch nhược trương, khi vào cơ
thể dung dịch này cung cấp nước và chất kiềm. Do vậy dung dịch này dùng khi cơ thể
bị mắc một số bệnh làm cho cơ thể nhiễm toan.
Chú ý:
* Đối với các dung dịch đẳng trương thường dùng trong các trường hợp bệnh lý
làm cho cơ thể bị mất nước và chất điện giải, như: Hội chứng tiêu chảy, các
trường hợp làm cho lợn nôn nhiều,…
* Đối với các dung dịch ưu trương thường dùng trong các trường hợp cơ thể bị suy
nhược, trúng độc (khi bị ngộ độc một số loại thức ăn, hóa chất, độc tố nấm mốc
hoặc độc tố vi khuẩn hoặc một số loại thuốc điều trị).
2.3. Vị trí tiêm: tĩnh mạch tai, hoặc tĩnh mạch gốc đuôi. Nhưng thường tiêm tĩnh
mạch tai
*Chú ý:
- Tiêm truyền chậm vào tĩnh mạch tai
- Đối với các dung dịch đẳng trương có thể tiêm dưới da, tiêm bắp thịt hoặc
tiêm xoang phúc mạc.
- Dung dịch ưu trương không được tiêm bắp hoặc tiêm dưới da vì gây ra hoại tử
tổ chức.
2.4. Chuẩn bị
-
Chuẩn bị dịch truyền (dịch truyền tùy theo tính chất bệnh và tùy theo mục đích
điều trị)
Sổ tay chăn ni heo nái và các hướng dẫn, quy trình 2021
6
-
Chuẩn bị bộ dây truyền (đã được hấp tiệt trùng)
-
Thuốc sát trùng
-
Pank, kẹp, bông, cồn,..
2.5. Phương pháp tiêm truyền
- Truyền tĩnh mạch tai:
+ Cố định lợn đứng ở cũi
+ Chuẩn bị dịch truyền và dây truyền (cắm bộ dây truyền vào chai dịch truyền)
+ Sát trùng vùng tĩnh mạch tai, (lấy ở tĩnh mạch rìa tai trước), luồn kim vào tĩnh mạch,
khi có máu chảy ra thì đưa dây truyền vào đốc kim.
*Chú ý:
+ Tốc độ truyền khoảng 70-80 giọt/phút.
+ Khi truyền nếu tắc TM gây sung, phù nề thì phải dừng lại.
+ Dung dịch truyền phải được lọc kỹ và khử trùng tuyệt đối.
+ Tránh bọt khí ở dây truyền.
+ Nhiệt độ dịch truyền bằng nhiệt độ cơ thể.
+ Tốc độ truyền phụ thuộc vào trạng thái cơ thể (con vật yếu truyền chậm 30
giọt/phút).
+ Theo dõi con vật trong quá trình truyền dịch và sau khi truyền dịch ít nhất 30 phút,
nếu sốc chống thì ngừng dịch truyền và tiêm thuốc cấp cứu (Dùng cafein natri
benzoate 20%, Adrenaline 0,1%; hoặc CaCl2 10%).
- Truyền xoang bụng
Cách cố định:
+ Đối với heo nhỏ: Có thể nắm 2 chân sau xách ngược lên, lưng về phía người ơm
heo, bụng về phía người tiêm. Vị trí tiêm truyền ở giữa hàng vú thứ nhất và vú thứ hai
kể từ đuôi lên, trên đường trắng kẻ vng góc với thành bụng và cách thành bụng 4
cm.
+ Đối với heo lớn: để heo nằm nghiêng 45 0, Vị trí giống heo nhỏ.
2.6. Hình ảnh minh họa
Sổ tay chăn nuôi heo nái và các hướng dẫn, quy trình 2021
7
Hình 1: Nước muối sinh lý 0.9%
Hình 2: Ringer lactat
Hình 3: Truyền tĩnh mạch tai
Sổ tay chăn nuôi heo nái và các hướng dẫn, quy trình 2021
8
CHƯƠNG II: MỘT SỐ THỦ THUẬT NGOẠI KHOA
Mục đích: Cung cấp những kiến thức cơ bản về thủ thuật trong ngoại khoa (như mổ
áp xe, mổ hecni, mổ đẻ,…)
I. KHÁI NIỆM HECNI
-
Hecni là trường hợp bệnh lý khi một phần nội tạng lọt ra nằm ở vị trí khác
thường ln được phúc mạc che phủ, da bao bọc phía ngồi vẫn ở trạng thái hoàn
chỉnh nhưng tổ chức dưới da (cơ, màng cơ, cân mạc, mạch máu,...) bị tổn thương.
II. NGUYÊN NHÂN
- Do tổn thương ngoại khoa gây nên như: thiến hoạn gia súc không đúng kỹ thuật
hoặc do tác động cơ học vào cơ thể gia súc gây nên như: Gia súc đá nhau, húc nhau,
cắn nhau, con người đánh gia súc,...
- Do bẩm sinh: do quá trình phát dục của bào thai khơng bình thường gây nên
(hecni rốn, hecni âm nang)
III. PHÂN LOẠI
3.1. Dựa vào vị trí của héc ni trên cơ thể gia súc: có 2 loại
-
Hecni trong: Hecni hình thành do cơ hồnh bị rách, nội tạng từ trong xoang bụng
chui vào nằm trên xoang ngực, bên ngồi khơng thể thấy được bọc hecni.
-
Hecni ngồi: Là hecni hình thành do nội tạng trong xoang bụng thốt ra nằm ở
dưới da, ta có thể nhìn thấy tồn bộ bọc hecni (hecni thành bụng, hecni dịch hoàn,
hecni rốn).
3.2. Dựa vào nguyên nhân gây hecni: có 2 loại
- Hecni bẩm sinh: là hecni được hình thành trong quá trình phát triển của bào thai,
gia súc đẻ ra hecni đã xuất hiện ví dụ hecni dịch hồn.
- Hecni do bị tổn thương: là hecni được hình thành do tác động cơ giới vào tổ chức
gia súc hoặc hoạn heo không đúng phương pháp
IV. CÁC LOẠI HECNI THƯỜNG GẶP
4.1. Hecni rốn
a. Chuẩn bị:
Sổ tay chăn nuôi heo nái và các hướng dẫn, quy trình 2021
9
- Dụng cụ: Kim tiêm, kim cong, chỉ tiêu và không tiêu, kéo, pank, kẹp, bông cồn,
kháng sinh, cồn iodin 10%, dung dịch thuốc KMnO4 1 ‰, băng gạc, thuốc gây tê.
- Đối tượng: heo bị hecni
- Địa điểm phẫu thuật: ô chuồng riêng, yêu cầu đảm bảo vệ sinh và đủ ánh sáng.
Trước khi phẫu thuật cần sát trùng nền chuồng bằng crezin 3% phun nhẹ trên mặt đất
hoặc dùng nước vôi quét nhẹ trên mặt đất.
b. Các bước thực hiện
- Cố định heo: Tùy theo loại hecni mà dùng phương pháp cố định cho phù hợp (treo,
kẹp chân cố định vào thang). Hecni rốn cố định heo nằm ngửa ở giữa thang.
- Vệ sinh sát trùng: dùng xà phòng rửa sạch vùng hecni và phần bụng của heo.
Thấm khô bằng vải gạc vô trùng và sát trùng bằng cồn iốt 5% (hoặc Iodine 10%)
- Gây tê : Gây tê thấm vùng mổ bằng novocain 3 %
- Thao tác tiến hành:
+ Mổ một đường thẳng qua vị trí thấp nhất của bọc hecni, mổ đứt da, tổ chức dưới
da đến phúc mạc thì dừng lại
+ Bóc tách phúc mạc ở bọc hecni đến lỗ hecni (chú ý không làm rách phúc mạc ruột
sẽ ra ngoài vết mổ)
+ Xoắn phúc mạc ở bọc hecni để đẩy ruột vào xoang bụng
+ Khâu phúc mạc bằng phương pháp rút miệng túi
+ Rửa vết mổ bằng dung dịch thuốc tím 0,1%, dùng vải gạc vô trùng thấm khô.
+ Đưa bột kháng sinh vào vết mổ
- Tiến hành khâu: Khâu cơ theo phương pháp giảm căng, da khâu theo phương pháp
từng mũi thông thường.
- Băng vết mổ theo phương pháp băng khâu.
c. Hộ lý chăm sóc sau khi mổ
- Cho heo về ơ chuồng sạch sẽ, ơ chuồng đầu hướng gió.
- Từ ngày 1- 3 cần cho heo uống đường Gluco-KC + Vitamin tổng hợp. Trộn với
thức ăn cho ăn từ 0,5-1kg thức ăn hỗn hợp; sau đó tăng dần ở ngày thứ 4 lên từ 11,2kg thức ăn , hoặc hòa với nước sạch cho uống.
Sổ tay chăn nuôi heo nái và các hướng dẫn, quy trình 2021
10
- Hàng ngày kiểm tra thân nhiệt 1-2 lần, tiêm kháng sinh chậm.
- Thường xuyên kiểm tra vết mổ, thay băng gạc, xịt cồn vào vị trí mổ (2 lần/ngày).
- Trường hợp vết mổ có chảy máu phải kịp thời cầm máu. Trong phẫu thuật nếu con
vật bị chảy máu nhiều, nên tiếp truyền dung dịch mặn ngọt đẳng trương cho heo.
d. Hình ảnh hecni
Hình 4: Hecni rốn trên heo nái
4.2.
Hecni âm nang
a. Cố định heo
- Heo nhỏ: treo heo lên thang, đầu phía dưới, đi phía trên, lưng lợn tựa vào thang,
bụng đối diện với người phẫu thuật
- Heo lớn: cố định nằm, trói hai chân trước vào vật cố định, dùng hai dây thừng
buộc chặt hai chân sau và buộc vào vật cố định, sao cho hai chân sau cách xa nhau,
con vật nằm ở tư thế ngửa.
b. Vệ sinh sát trùng vùng mổ
- Dùng xà phòng và nước sạch, bàn chải rửa vùng dịch hồn và phía sau cơ thể gia
súc. Thấm khô bằng vải gạc vô trùng và sát trùng bằng cồn iốt 5% hoặc Iodine 10%
c. Gây tê
- Gây tê thấm vùng mổ bằng novocain 3%
d. Phương pháp tiến hành
- Phẫu thuật hecni âm nang cùng với thiến gia súc
Sổ tay chăn nuôi heo nái và các hướng dẫn, quy trình 2021
11
+ Cách mổ: dùng bàn tay trái cầm thật chắc phía trên bao dịch hồn sao cho cả hai
dịch hồn dồn căng về phía sau. Tay phải cầm dao rạch một đường thẳng dứt khoát
vào đường ngăn cách giữa hai dịch hồn, chiều dài vết mổ lớn hơn đường kính của
dịch hồn. Mổ đứt da, tổ chức dưới da thì mổ sang hai bên bao dịch hoàn, trước khi
mổ tay trái cầm chắc một trong hai dịch hoàn theo vết mổ của da, cắt đứt lớp cơ
nâng dịch hoàn đến màng bao chung thì dừng lại (chú ý khơng được cắt đứt màng
bao chung ruột sẽ ra ngoài vết mổ) sau đó dùng tay bóp mạnh bao dịch hồn, màng
bao chung, dịch hoàn, dịch hoàn phụ sẽ ra ngoài miệng vết mổ. Xoắn màng bao
chung dịch hoàn và phụ dịch hoàn để đẩy ruột vào xoang bụng. Khâu thừng dịch
hoàn tại vị trí tiếp giáp với xoang bụng bằng phương pháp khâu rút túi, sau đó cắt
bỏ dịch hồn phụ, dịch hoàn, màng bao chung cách nút chỉ 1 cm, sát trùng mặt cắt
bằng cồn iốt 5%.
Bên dịch hồn cịn lại nếu hecni cũng làm tương tự. Sau khi phẫu thuật xong cả
hai bên dịch hoàn, dùng tay vuốt nhẹ dịch hoàn để đẩy, máu và dịch huyết tương ra
ngoài, bơi bột kháng sinh vào hai bên bao dịch hồn, không khâu miệng vết mổ
- Phẫu thuật hecni bao dịch hoàn sau thiến gia súc
+ Mổ một đường thẳng dọc theo ống bẹn, dài 4 - 6 cm. Mổ đứt da tổ chức dưới da
đến màng ống bẹn thì dừng lại.
+ Bóc tách ống bẹn xuống bao dịch hồn, kiểm tra xem có viêm dính ruột khơng,
nếu dính phải bóc tách ruột, xoắn màng ống bẹn để đưa ruột vào xoang bụng.
+ Khâu ống bẹn tại vị trí giáp xoang bụng bằng phương pháp khâu rút túi
+ Tạo vết thương đối với cơ bụng tại lỗ hecni và khâu theo phương pháp giảm căng
kiểu đóng sách (U).
+ Loại bỏ vật lạ, cục máu đông trong vết mổ và rửa sạch bằng dung dịch thuốc tím
0,1%. Thấm khơ bằng vải gạc vô trùng.
+ Khâu da theo phương pháp từng mũi thông thường. Trước khi khâu cho bột kháng
sinh vào vết mổ để phịng nhiễm trùng.
e. Hộ lý chăm sóc
Sổ tay chăn ni heo nái và các hướng dẫn, quy trình 2021
12
- Hàng ngày phải kiểm tra thân nhiệt 1-2 lần, tiêm kháng sinh và thuốc trợ sức trợ
lực cho con vật trong tuần đàu sau khi mổ.
- Thường xuyên kiểm tra vết mổ, thay băng gạc, rửa vết mổ
- Vệ sinh chuồng trại, chăm sóc ni dưỡng gia súc tốt, cho con vật nghỉ, ăn thức ăn
dễ tiêu, giầu chất dinh dưỡng.
III. KỸ THUẬT THIẾN
3.1. Mục đích
- Heo đực thường hay đánh nhau nên khi khơng có ý định giữ làm giống, nếu thiến
đi chúng sẽ trở nên hiền lành, dễ nuôi hơn.
- Sau khi thiến, heo sẽ nhanh béo, chóng được xuất chuồng.
- Khi heo đực giống hết giai đoạn sử dụng, thiến đi để thịt không bị hôi.
- Tránh để heo tự đi phối giống tự nhiên sẽ khơng có lợi ích về kinh tế.
3.2. Đối tượng
Tuổi heo đực khi thiến:
- Heo đực con từ 3-5 ngày tuổi thiến là tốt nhất.
* Nếu để heo lớn hơn mới thiến thì sẽ gây chảy máu nhiều và ảnh hưởng đến sức
khỏe cũng như tăng trọng của heo
3.3. Chuẩn bị dụng cụ
- Dao mổ.
- Kim chỉ khâu.
- Panh, kéo.
- Bông, cồn 70 hoặc 90 độ, cồn Iod 5% hoặc Iodin 10%
- Kháng sinh
Ghi chú: Để tránh nhiễm trùng, tất cả dụng cụ (dao mổ, panh, kéo) phải luộc sôi trong
30 phút, sau đó để trong khay vơ trùng.
3.4. Các bước tiến hành
Bước 1: Rửa tay và sát trùng bằng cồn 90 độ.
Bước 2: Sát trùng dịch hoàn bằng cồn Iod 5% hoặc cồn Iod + Oxy già.
Bước 3: Dồn dịch hồn về đáy bìu rồi cầm chắc dịch hồn trong tay.
Sổ tay chăn nuôi heo nái và các hướng dẫn, quy trình 2021
13
Bước 4: Dùng dao rạch riêng từng dịch hoàn. Rạch da rồi đến phần bao dịch hoàn.
Rạch dọc từ trên xuống phía đấy bìu, dịch hồn sẽ bật ra.
Bược 5: Dùng panh kẹp chặt phía trên thừng dịch hồn rồi giật đứt dịch hoàn.
Bước 6: Tiêm kháng sinh Amoxoilin với liều lượng 0.5ml
Bước 7: Làm tương tự để lấy nốt dịch hoàn kia.
Bước 8: Khâu lại: Khâu 1-2 mũi. Mỗi mũi khâu thắt 3 lần (lần đầu phải quấn 2 vòng
rồi mới thắt, 2 lần sau chỉ quấn 1 vòng rồi thắt).
Sổ tay chăn nuôi heo nái và các hướng dẫn, quy trình 2021
14
CHƯƠNG III: KỸ THUẬT MỔ ĐẺ
I. MỤC ĐÍCH
II. CỐ ĐỊNH HEO
- Cố định heo ở tư thế nằm ngửa (cố định vào giữa chiếc thang để nằm). Dùng
miếng lót bằng bao sạch, đặt heo ở tư thế nằm ngửa, dùng dây để buộc hai chân
trước và hai chân sau
- Hoặc có thể giữ heo nằm về phía bên trái, tay người giữ heo cầm chặt chân trái của
heo, tay phải cầm chân trái sau. Đầu gối tì mạnh lên sau tai heo (sau tai heo có 1
huyệt).
III. VỆ SINH, SÁT TRÙNG VÙNG MỔ
- Vệ sinh sạch sẽ vùng mổ, sát trùng bằng iốt 5% hoặc Iodin 10% sát trùng
- Vị trí mổ::
+ Đường thẳng 1: Kẻ từ mỏm hơng kéo thẳng xuống bụng
+ Đường thẳng 2: Một đường nằm ngang song song với xương sống giữa mỏm hông
và khớp đùi.
- Vết mổ cách giao điểm giữa 2 đường thẳng từ 2-3 cm về phía trước
VI. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Gây tê: Dùng Novocin 3% tiêm vào dưới da và vùng cơ vách bụng liều lượng 10 –
20 ml.
- Tại ví trí đã được sát trùng ta mổ một đường thẳng dài 14-20 cm từ trên xuống dưới,
từ trước ra sau.
- Sau đó tách các lớp cơ thành bụng, cắt đứt phúc mạc, cho tay vào lôi sừng tử cung
ra gần miệng vết mổ. Chọn nơi có ít nhau và ít mạch máu nhất trên sừng tử cung, mổ
một đường dài 10-15 cm dọc theo sừng tử cung
- Từ vết mổ cho tay vào xé nhau thai để lấy con ra (có thể lấy ln nhau thai ra)
- Sau khi lấy thai ra khỏi tử cung, bóc hết nhau, rửa sạch tử cung bằng dung dịch
thuốc tím 0,1%, hoặc dung dịch Rivanol 0,1%
- Rắc thuốc kháng sinh, dùng chỉ tơ chắc để khâu tử cung
+ Niêm mạc tử cung và cơ tử cung khâu vắt liên tục.
Sổ tay chăn nuôi heo nái và các hướng dẫn, quy trình 2021
15
+ Khâu liên tục gấp mép cơ tử cung.
- Khâu phúc mạc, cho kháng sinh vào vết mổ xong khâu da lại
* Chú ý:
- Trước khi mổ sừng tử cung cần dùng vải vơ trùng lót vào giữa tử cung và vách
bụng để nước từ tử cung không rơi vào xoang bụng
- Nếu khi lấy thai mà nước tử cung rơi vào xoang bụng ta phải dùng thuốc sát trùng
rửa sạch xoang bụng rùi dùng vải gạc và bơm tiêm hút sạch, cho kháng sinh vào
xoang bụng sau mới tiến hành khâu.
Sổ tay chăn nuôi heo nái và các hướng dẫn, quy trình 2021
16
CHƯƠNG IV: KỸ THUẬT KHÂU VẾT MỔ
I.
CHUẨN BỊ
Kim khâu, chỉ tiêu và chỉ không tiêu (chú ý: Kim làm bằng thép tốt, khơng được
cong, khơng bị xoay,...) đi kim có thể có lỗ hoặc khơng. Đi kim khơng lỗ ít gây
tổn thương mơ cơ hơn; đầu kim có thể cong hoặc thẳng (kim cong may (khâu) ở
khoảng hẹp, kim thẳng may (khâu) ở khoảng rộng trên bề mặt da); kìm bấm da
Hình 1 Kim khâu
Chỉ tiêu: là loại chỉ mất sức bền và khơng cịn khả năng kìm giữ vết thương dưới
60 ngày
Chỉ khơng tiêu có sức bền và giữ kìm giữ vết thương >60 ngày
Hình 2. Chỉ tiêu
Hình 3. Chỉ không tiêu
Sổ tay chăn nuôi heo nái và các hướng dẫn, quy trình 2021
17
II.
PHƯƠNG PHÁP MAY (KHÂU) VÀ CỘT NÚT
2.1 Phương pháp may (khâu)
- May (khâu) gián đoạn:đường may (khâu) được thực hiện bằng cách đam kim xuyên
một bên mép vết thương sau đó tiếp tục đâm kim qua mép vết thương phía bên kia và
kết thức bằng nút cột.
- May (khâu) liên tục: Là một đường may (khâu) được thực hiện để đóng kín 2 mép
vết thương khởi đầu và kết thúc bằng một nút cột.
2.2. Cách cột nút
- Cột nút bằng bằng dụng cụ
- Cách cột nút bằng 2 tay
Sổ tay chăn ni heo nái và các hướng dẫn, quy trình 2021
18
Sổ tay chăn nuôi heo nái và các hướng dẫn, quy trình 2021
19
CHƯƠNG V: THUỐC VÀ SỬ DỤNG THUỐC TRONG
PHÒNG, TRỊ BỆNH
I. THUỐC
1.1 Dạng bột
a. Chuẩn bị
- Bao tải hoặc bạt nilong (sạch).
- Thuốc (kĩ sư tính tốn lượng thuốc cần sử dụng)
- Cân (để định lượng thuốc)
- Nước sạch.
- Cám.
- Găng tay.
b. Cách trộn
- Bước 1: Lấy 1 lượng cám vừa đủ (1/3 lượng cám hàng ngày) với số lượng heo, đổ ra
bạt nilong, dàn đều cám ra bạt nilong.
- Bước 2: Rắc nước lên cám cho đến khi cám hơi ẩm (dùng tay bóp khơng được vón
cục).
- Bước 3: Rắc thuốc lên mặt cám, trộn đều.
*Lưu ý:
o
Nếu máng còn cám cũ thì phải vét sạch cám trong máng trước khi đổ cám đã
trộn thuốc
o
Nên cho ăn vào đầu giờ sáng, chiều và để máng trống 1 – 2 tiếng trước khi cho
heo ăn cám đã trộn thuốc
1.2 Dạng thuốc tiêm
- Chuẩn bị: Bơm tiêm đã được hấp tiệt trùng; Kim tiêm dưới da, tiêm bắp đã được
hấp tiệt trùng, Thuốc, Găng tay
- Cách tiêm: Tùy theo loại thuốc và tính chất mà tiêm dưới da, hoặc tiêm bắp hoặc
truyền tĩnh mạch
Sổ tay chăn nuôi heo nái và các hướng dẫn, quy trình 2021
20
a.
Cách tiêm
Đường tiêm
Tiêm bắp
Tuần tuổi
Loại kim
Các loại thuốc
1 – 3 tuần tuổi 7D hoặc 9N Fer – B12,
Amoxgen
3 – 7 tuần tuổi 9D hoặc 12N Vaccine và điều
trị
7 – 11 tuần tuổi 12D
Vaccine và điều
trị
Hậu bị và nái 18G
Vaccine và điều
trị
Ghi chú
Với dòng nhũ
dầu:
1. Kéo da heo
trước khi tiêm
để tránh tràn
thuốc sau tiêm.
2. Khơng tiêm
q 10ml/ 1vị
trí tiêm
Tiêm dưới da
Hậu bị và nái
18G
Đực
18G
Heo nái
18G, 20G
hoặc kim
bướm
KST
Cắt vỏ bọc kim
(Antiparavet),
sao cho chiều
oxytocin, vinarost
KST
dài kim hở 1.5
(Antiparavet)
cm
Glucose (G5),
Ringer lactate
(RL), Mekosal,
Mekoprofen
Tiêm/ truyền
Đực
18G, 20G
Glucose (G5),
tĩnh mạch
hoặc kim
Ringer lactate
bướm
(RL), Mekosal,
Mekoprofen
Canxi clorua 10%
b. Một số hình ảnh minh hoạ vị trí tiêm trên heo
Sổ tay chăn ni heo nái và các hướng dẫn, quy trình 2021
21
Hình 1. Tiêm bắp và cách xác định vị trí
Hình 2. Tiêm khấu đi và cách xác định vị trí giữa đuôi và hậu môn
Sổ tay chăn nuôi heo nái và các hướng dẫn, quy trình 2021
22
Hình 3. Vị trí tiêm/truyền tĩnh mạch
1.3 Thuốc uống
a.
Chuẩn bị
- Đối tượng: Heo con.
- Ca, nước sạch (Đối với thuốc pha uống).
- Chai, bơm tiêm để cho heo uống.
- Thuốc (tính tốn liều và lượng thuốc cần pha đối với thuốc bột pha)
- Găng tay.
b.
Các loại thuốc uống
- Mekococ: Lọ xịt.
- Oresol, Cevimix, Amox, Men tiêu hoá, BMD 10%.
c.
Cách cho uống
- Dùng tay bóp miệng heo, cho uống từng ít một đợi heo nuốt hết rồi mới cho
uống tiếp (không đổ quá nhiều vào miệng khiến heo sặc thuốc).
Sổ tay chăn ni heo nái và các hướng dẫn, quy trình 2021
23
CHƯƠNG VI. KỸ THUẬT SỬ DỤNG VACCINE
Mục đích: Sử dụng vaccine để tạo miễn dịch chủ động cho vật nuôi phòng bệnh. Đây
là một trong những biện pháp hiệu quả và ít tốn kém hơn cho người chăn ni.
I.
KHÁI NIỆM
Vaccine là chế phẩm sinh học chứa các mầm bệnh đã bị làm yếu hay làm chết đi
(khơng cịn khả năng gây bệnh). Sau khi tiêm vào cơ thể chế phẩm này mới kích thích
cơ thể sản sinh kháng thể đặc hiệu chống lại mầm bệnh (còn gọi là miễm dịch).
II.
NGUYÊN TẮC CHUNG SỬ DỤNG VACCINE
+ Vaccine phịng bệnh nào thì chỉ phịng được loại bệnh đó, khơng phịng được bệnh
khác.
+ Liều sử dụng: Cần sử dụng liều lượng vaccine đúng theo chỉ định của nhà sản xuất.
-
Số lần dùng: Tùy loại vaccine, động vật cảm nhiễm và tình hình dịch tễ mà số
lần sử dụng khác nhau, có loại chỉ dùng 1 lần đã đủ miễn dịch cho con vật, một số
vaccine cần dùng nhắc lại hai hoặc nhiều lần (theo hướng dẫn sử dụng).
- Kiểm tra lọ vaccine trước khi sử dụng: thông tin trên nhãn: tên vaccine, số lô, số liều
sử dụng, ngày sản xuất, số kiểm nghiệm xuất xưởng, thời hạn sử dụng, quy cách bảo
quản.
+ Những hư hỏng trong lọ vaccine: nút chặn hay lỏng, nguyên vẹn hay bị rách, tình
trạng sáp phủ bên ngồi, lọ thủy tinh có bị rạn nứt khơng.
+ Tình trạng vaccine trong lọ: màu sắc, kết cấu, có bị vón khơng, có vật lạ khơng, độ
đồng nhất (nếu khi lắc lọ vaccine vẫn chia thành 2 lớp là đã bị hư hỏng).
III.
THAO TÁC KHI SỬ DỤNG VACCINE
+ Khử trùng các dụng cụ dùng để đựng, pha chế vaccine bằng cách hấp hoặc luộc, sau
đó rửa bằng nước sạch (nước sơi để nguội). Không được rửa bằng thuốc sát trùng.
+ Sát trùng bằng cồn 700: tay người thực hiện, vùng da được tiêm, nút cao su của lọ
chứa vaccine.
+ Trong lúc tiêm phòng cần tránh ánh nắng mặt trời.
IV.
BẢO QUẢN VACCINE
Sổ tay chăn ni heo nái và các hướng dẫn, quy trình 2021
24
Vaccine phải được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp: từ 2 – 8 độ C (ngoại trừ trường hợp
đặc biệt); sử dụng riêng tủ bảo quản vaccine, vệ sinh sát trùng định kỳ tủ nhằm đảm
bảo vô trùng. (Chú ý khơng xếp vaccine q sát nhau cần có khoảng trống để lưu
thơng nhiệt, mặt nhãn vaccine hướng ra ngồi, date (thời hạn sử dụng gần sếp ra
ngoài để tiêm trước).
- Khi vận chuyển, cần giữ vaccine trong điều kiện râm mát, tránh ánh nắng mắt
trời chiếu trực tiếp. Vận chuyển xa phải có hộp xốp, phích đá để bảo quản.
IV.QUY TRÌNH THỰC HIỆN TIÊM VACCINE
4.1. Chuẩn bị dụng cụ trước khi tiêm
- Kim tiêm phù hợp với từng đối tượng heo; bơm tiêm đã được hấp tiệt trùng
- Sơn xịt đánh dấu
- Găng tay
- Thùng bảo quản vaccine
- Đá tươi
-Vaccine
- Quây ép vaccine ( đối với heo cai, thịt)
4.2. Cách pha vaccine
- Nước pha vaccine và vaccine cần cùng nhiệt độ
- Tuyệt đối khơng để vaccine ra ngồi thùng đá trước khi pha vaccine
- Hút nước pha vaccine bơm vào lọ vaccine, lắc nhẹ cho tan hoàn toàn rồi hút hết trở
lại vào chai nước pha đó, lặp lại bước này 3 lần và hút hết dung dịch trong lọ vaccine
để đảm bảo khơng cịn vaccine trong lọ sau khi pha.
- Vaccine pha xong phải để trong thùng đá bảo quản cho đến khi chích xong và sử
dụng hết sau 2 giờ.
4.3. Nâng nhiệt vaccine
- Bước 1: Chuẩn bị vaccine, sát trùng, sơn đánh dấu, nhiệt kế đo nhiệt độ
- Bước 2: Làm ấm vaccine: Chuẩn bị xô nước ấm (30oC), đưa chai vaccine ngập nước
trong xô (10 – 15 phút)
- Bước 3: Kiểm tra lại nhiệt độ chai vaccine sau khi đã làm ấm (khoảng 25oC)
Sổ tay chăn ni heo nái và các hướng dẫn, quy trình 2021
25