Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Luận văn thạc sĩ VNUA kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (901.36 KB, 101 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGHIÊM THỊ HƯƠNG

KIỂM SỐT CHI TRẢ KINH PHÍ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI BÌNH

Chun ngành:

Kế tốn

Mã ngành:

8340301

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Quang Trung

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Kiểm sốt chi trả kinh phí thực hiện chính
sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình” là cơng trình nghiên cứu khoa học
của riêng tơi, có sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Quang Trung.
Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được
cơng bố dưới bất cứ hình thức nào, trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào trước
đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh
giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn số liệu khác nhau và được ghi rõ trong


phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, bài luận văn này có tham khảo một số nhận xét,
đánh giá cũng như số liệu của các cơ quan, tổ chức khác và cũng được ghi chú trong
phần tài liệu tham khảo.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Nghiêm Thị Hương

i

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy,
cô giáo Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, các thầy cô giáo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã trang bị cho tơi kiến thức q báu để tơi hồn
thành khóa học.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Quang Trung - người đã hướng
dẫn chỉ bảo tận tình cho tơi trong suốt q trình nghiên cứu để hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên thuộc Sở Lao
động Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình đã hỗ trợ giúp đỡ tơi trong q trình điều
tra thu thập tài liệu, số liệu và cung cấp cho tôi những thơng tin hữu ích về vấn đề cần
nghiên cứu.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành nội dung nghiên cứu bằng tất cả năng lực và sự
nhiệt tình của bản thân, tuy nhiên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót, tơi

rất mong nhận được ý kiến đóng góp q báu của các thầy cơ giáo, các nhà khoa học và
các cán bộ công nhân viên trong Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình
để luận văn này có giá trị thực tiễn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Nghiêm Thị Hương

ii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục đồ thị, sơ đồ.................................................................................................. viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract ................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện
chính sách bảo trợ xã hội ................................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận về kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ

xã hội .................................................................................................................. 4

2.1.1.

Bảo trợ xã hội ..................................................................................................... 4

2.1.2.

Các vấn đề chung về kiểm sốt chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo
trợ xã hội ............................................................................................................. 7

2.1.3.

Nội dung kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội ........... 12

2.1.4.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm sốt chi trả kinh phí thực
hiện chính sách bảo trợ xã hội .......................................................................... 23

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 26

2.2.1.

Kinh nghiệm về kiểm sốt chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ
xã hội của các địa phương khác trong cả nước ................................................. 26

2.2.2.


Bài học kinh nghiệm về kiểm sốt chi trả kinh phí thực hiện chính sách
bảo trợ xã hội cho tỉnh Thái Bình ..................................................................... 27

iii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ........................................... 28
3.1.

Khái quát chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình .............. 28

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 28

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 29

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 32

3.2.1.

Cách tiếp cận và khung phân tích ..................................................................... 32


3.2.2.

Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................... 33

3.2.3.

Phương pháp xử lý dữ liệu................................................................................ 34

3.2.4.

Phương pháp phân tích ..................................................................................... 34

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 36

Phần 4. Kết quả nghiên cưu và thảo luận .................................................................. 37
4.1.

Tình hình thực hiện chính sách bảo trợ xã hội tại tỉnh Thái Bình .................... 37

4.1.1.

Chính sách bảo trợ xã hội tại tỉnh Thái Bình .................................................... 37

4.1.2.

Đối tượng hưởng chế độ bảo trợ xã hội ............................................................ 39

4.1.3.


Kinh phí thực hiện chi trả trợ cấp xã hội .......................................................... 41

4.2.

Thực trạng kiểm sốt chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội
trên địa bàn tỉnh Thái Bình ............................................................................... 43

4.2.1.

Thực trạng kiểm soát đối tượng hưởng trợ cấp xã hội ..................................... 43

4.2.2.

Thực trạng kiểm soát mức trợ cấp xã hội chi trả .............................................. 49

4.2.3.

Thực trạng kiểm soát việc thực hiện chi trả trợ cấp xã hội............................... 53

4.2.4.

Kiểm sốt cơng tác kiểm tra, thanh tra và giải quyết đơn thư khiếu nại
đối với việc thực hiện chi trả chính sách bảo trợ xã hội ................................... 56

4.2.5.

Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo trợ xã hội ...... 57

4.2.6.


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm sốt chi trả kinh phí
thực hiện chính sách bảo trợ xã hội .................................................................. 59

4.3.

Đánh giá chung về kiểm sốt kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã
hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình ......................................................................... 63

4.3.1.

Ưu điểm ............................................................................................................ 63

4.3.2.

Hạn chế và nguyên nhân ................................................................................... 64

4.4.

Quan điểm và giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm sốt kinh phí thực hiện
chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình ...................................... 67

4.4.1.

Quan điểm, định hướng trong thời gian tới ...................................................... 67

4.4.2.

Một số giải pháp ............................................................................................... 68


iv

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 79
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 77

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 78

5.2.1.

Đối với Nhà nước ............................................................................................. 78

5.2.2.

Đối với UBND tỉnh Thái Bình và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
tỉnh Thái Bình ................................................................................................... 78

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 82
Phụ lục ........................................................................................................................... 82

v

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ASXH

An sinh xã hội

BTXH

Bảo trợ xã hội

CBCC

Cán bộ công chức

LĐTBXH

Lao động - Thương binh - Xã hội

NXB

Nhà xuất bản

UBND

Ủy ban nhân dân


XHCN

Xã hội chủ nghĩa

vi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phân biệt đối tượng bảo trợ xã hội thường xuyên và đối tượng bảo trợ
xã hội đột xuất .............................................................................................. 14
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội 2016-2018 của tỉnh Thái Bình ..................... 31
Bảng 4.1. Số lượng đối tượng hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên theo từng
huyện của tỉnh Thái Bình từ năm 2014-2018 .............................................. 40
Bảng 4.2. Nguồn kinh phí do huy động tài trợ trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai
đoạn 2014 -2018 .......................................................................................... 42
Bảng 4.3. Nguồn kinh phí do địa phương tài trợ trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai
đoạn 2014 -2018 .......................................................................................... 42
Bảng 4.4. Nguồn kinh phí do Trung ương tài trợ trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai
đoạn 2014-2018 ........................................................................................... 43
Bảng 4.5. Số lượng đối tượng hưởng trợ cấp xã hội tỉnh Thái Bình năm 2018 ........... 44
Bảng 4.6. Số lượng đối tượng hưởng trợ cấp xã hội là người cao tuổi của tỉnh
Thái Bình từ năm 2014 đến năm 2018 ......................................................... 45
Bảng 4.7. Tổng hợp ý kiến của đối tượng BTXH về mức hỗ trợ BTXH được chi
trả hiện nay ................................................................................................... 52
Bảng 4.8. Tổng hợp ý kiến của đối tượng BTXH khả năng đảm bảo mức sống
tối thiếu của mức bảo trợ xã hội hiện nay .................................................... 53
Bảng 4.9. Kết quả đánh giá việc thực hiện chi trả chế độ BTXH hàng tháng và
đột xuất......................................................................................................... 54

Bảng 4.10. Kết quả đánh giá việc thực hiện thủ tục hồ sơ nhận tiền chi trả chế độ
BTXH ........................................................................................................... 54
Bảng 4.11. Kết quả đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ thực hiện công tác chi trả
BTXH ........................................................................................................... 55
Bảng 4.12. Tổng hợp ý kiến của đối tượng BTXH về sự cần thiết của công tác
kiểm tra thực hiện chế độ BTXH ................................................................. 57
Bảng 4.13. Tổng hợp ý kiến của đối tượng BTXH về thời gian giải quyết hồ sơ,
đơn thư, khiếu nại trong lĩnh vực BTXH ..................................................... 58

vii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1.

Tỷ trọng các ngành trong cơ cấu cấu kinh tế 2016-2018 ........................ 30

Biểu đồ 4.1.

Biến động đối tượng trợ cấp xã hội thường xuyên ở các huyện của
tỉnh Thái Bình từ năm 2014 đến 2018..................................................... 41

Biểu đồ 4.2.

Cơ cấu đối tượng trợ cấp xã hội tỉnh Thái Bình năm 2018 .................... 44

Biểu đồ 4.3.


Tình hình biến động số lượng đối tượng trợ cấp xã hội là người cao
tuổi tại các huyện của tỉnh Thái Bình năm 2014 đến năm 2018 ............. 47

Biểu đồ 4.4.

Tổng hợp ý kiến của đối tượng BTXH về quy trình xét duyệt hồ sơ
chế độ bảo trợ xã hội hiện nay ................................................................ 49

viii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nghiêm Thị Hương
Tên luận văn: Kiểm sốt chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa
bàn tỉnh Thái Bình.
Ngành: Kế toán

Mã số: 8340301

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệpViệt Nam
1. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến kiểm sốt chi kinh phí
thực hiện chính sách bảo trợ xã hội.
- Phân tích thực trạng kiểm sốt chi trả kinh phí chi thực hiện chính sách bảo trợ
xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình và phân tích các yếu tố ảnh hưởng.
- Đề xuất các giải pháp tăng cường kiểm sốt chi trả kinh phí thực hiện chính sách
bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu
- Thu thập dữ liệu thứ cấp: Tài liệu thứ cấp được thu thập dựa vào các tài liệu đã
được công bố trên sách, báo, tạp chí, niêm giám thống kê, các báo cáo tổng kết của địa
phương và trên các trang thơng tin điện tử chính thức của các cơ quan, tổ chức. Các số
liệu cơ bản liên quan đến luận văn được thu thập tại Sở Lao động – Thương binh & xã
hội tỉnh Thái Bình, Sở Tài chính tỉnh Thái Bình.
- Thu thập dữ liệu sơ cấp: Trong quá trình tìm hiểu thực tế tại Sở Lao động
Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình và Phịng Lao động Thương binh và Xã hội các
huyện, tác giả đã trực tiếp quan sát quy trình làm việc, quy trình kiểm sốt chi trả kinh
phí thực hiện chính sách BTXH, cơng tác luân chuyển, xử lý chứng từ, lên báo cáo.
Phương pháp xử lý dữ liệu
Đối với tài liệu thứ cấp sau khi thu thập, tác giả tiến hành tổng hợp và lựa
chọn những tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu,
như tài liệu về lý luận, thực tiễn và các tài liệu, số liệu thu thập được từ các phòng
ban liên quan.
Đối với thông tin sơ cấp: Đối với tài liệu sơ cấp sau khi thu thập và làm sạch,
tác giả tiến hành tổng hợp xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel, tiến hành phân tổ
thống kê để làm cơ sở cho việc so sánh, phân tích và rút ra những kết luận thực tiễn.

ix

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Phương pháp phân tích
Sau khi thu thập số liệu, tiến hành phân tổ thống kê và tổng hợp thống kê, tính
tốn các loại số tuyệt đối, tương đối, số bình quân, các chỉ số. Sử dụng các chỉ tiêu số
tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để so sánh và phân tích làm rõ mối quan hệ của
các hoạt động… Từ đó, đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến cơng tác
kiểm sốt chi trả kinh phí thực hiện chính sách BTXH tại tỉnh Thái Bình.

Phương pháp thống kê mơ tả
- Thu thập dữ liệu, tóm tắt, trình bày các đặc trưng khác nhau của nội dung nghiên
cứu về kiểm sốt chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội tại tỉnh Thái Bình.
- Xử lý tổng hợp số liệu, trình bày, tính tốn các số liệu, khái qt được thực trạng
cơng tác kiểm sốt chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội tại tỉnh Thái Bình
giai đoạn 2014 - 2018.
- Tìm ra điểm mạnh, điểm yếu trong cơng tác kiểm sốt chi trả kinh phí thực hiện
chính sách bảo trợ xã hội tại tỉnh Thái Bình, là cơ sở đưa ra các kết luận, kiến nghị để
hoàn thiện.
3. Kết quả nghiên cứu và kết luận
- Về mặt lý luận, luận văn đã hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về khái niệm,
đặc điểm, nội dung, mục đích, ý nghĩa về chính sách trợ cấp xã hội.
- Về thực tiễn, luận văn đã nêu khái quát thực trạng việc kiểm sốt chi trả kinh phí
thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2014-2018,
những tác động tích cực và những tồn tại, vướng mắc.
- Luận văn cũng đã đề xuất một số giải pháp có nhằm Kiểm sốt chi trả kinh phí
thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình và nâng cao, mở rộng sự
tham gia ủng hộ, đóng góp của các cá nhân, tổ chức cho hoạt động trợ cấp xã hội để tỉnh
Thái Bình thực hiện tốt các chính sách xã hội, góp phần vào việc giảm bớt khó khăn và
cải thiện cuộc sống của các đối tượng trợ cấp xã hội, giúp cho các đối tượng xã hội sớm
hòa nhập cộng đồng, tự tin trong cuộc sống.

x

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nghiem Thi Huong
Thesis title: Controlling the payment of funding for social protection policies in Thai

Binh province.
Major: Accounting

Code: 8340301

Education organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
1. Research objectives:
- Systematizing theoretical and practical basis on controlling the payment of
funding for social protection policies.
- Analyzing the status of controlling the payment of funding for social protection
policies in Thai Binh province and analyzing the influencing factors.
- Proposing solutions to enhance the controlling of funding payment for social
protection policies in Thai Binh province.
2. Materials and Methods
Data collection
- Secondary data: The secondary data was collected based on documents
published in books, newspapers, magazines, statistical books, the summary reports of
local and on the official websites of agencies and organizations. The basic data related
to the thesis was collected in the Department of Labors, War Invalids and Social Affairs
of Thai Binh Province, Department of Finance of Thai Binh Province.
- Primary data: The working process, the process of controlling the fungding payment
for social protection policies, the document circulating and processing, and making reports
were directly observed by the author during the fact-finding in the Department of Labors,
War Invalids and Social Affairs of Thai Binh at both provincial and district levels.
Data processing
The collected secondary documents: The author synthesized and selected the
documents and data which related to research, such as theoretical and practical
documents, and the documents as well as data collected from the relevant departments.
The primary data: The author summarized and processed primary data by
Microsoft Excel software after collecting and cleaning. The statistical classification was

conducted to make a basis for comparison, analyze and draw practical conclusions.
Data analysis
After collecting data, the processes of conducting statistical classification and

xi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


summarizing statistics, calculating absolute and relative numbers, average numbers and
indices were conducted. The indicators of absolute and relative numbers, average
numbers were used to compare and analyze in order to clarify the relationship of
activities... These results were used to assess the influence of factors on the controlling
of funding payment for social protection policies in Thai Binh province.
Descriptive statistics method
- Collecting data, summarizing and presenting various characteristics of the
research content on controlling payment of funding for social protection policies in Thai
Binh province.
- Processing and synthesizing data, presenting and calculating data, generalizing
the situation of the controlling of funding payment for social protection policies in Thai
Binh province in the period of 2014 - 2018.
- Finding strengths and weaknesses in controlling the payment of funding for
social protection policies in Thai Binh province, which is the basis for making
conclusions and recommendations for completion.
3. Main Findings and Conclusions
- Theoretically, the thesis systematized some basic issues about the concept,
characteristics, content, purposes, and implications of social welfare policy.
- In practice, the thesis outlined the current situation of controlling the funding
payment for social protection policies in Thai Binh province in the period of 2014-2018,
the positive impacts as well as shortcomings and problems.

- The thesis also proposed solutions to control the payment of funding for social
protection policies in Thai Binh province, improve as well as expand the participation
and support of individuals and organizations for social assistance activities. These
solutions also aim to support Thai Binh province in implementation of social policies,
contribute to reducing difficulties and improve the lives of social welfare beneficiaries.
That help social objects integrate into the community soon and confident in life.

xii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh đất nước cịn nhiều khó khăn, bảo đảm an sinh xã hội được
Đảng xác định là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên cho
đến nay, dù chúng ta đã có nhiều chuyển biến tích cực về đời sống vật chất, nhưng
kết quả đạt được trong đảm bảo an sinh xã hội còn hạn chế và chưa vững chắc: Đời
sống của một bộ phận nhân dân nhìn chung cịn khó khăn, một bộ phận khơng nhỏ
nhân dân ta còn sống dưới nhu cầu tối thiểu, bởi vậy, việc thực hiện chính sách bảo
trợ xã hội cho người nghèo, người tàn tật, người già, người có hồn cảnh đặc biệt
khó khăn có một ý nghĩa vơ cùng quan trọng, tạo ra tiền đề cho sự ổn định kinh tế,
chính trị, xã hội, góp phần củng cố những thành quả trong đổi mới kinh tế, chính trị,
đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, thường xuyên của nhân dân, tạo lòng tin
của nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta khởi xướng, tạo
sự cân đối giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội.
Trong cuộc sống, không phải ai cũng gặp may mắn, thuận lợi cho sự tồn tại
và phát triển, trái lại họ thường xuyên phải đối mặt với những rủi ro, bất hạnh,
biến cố… vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi rơi vào hoàn cảnh như vậy, nhu
cầu khắc phục khó khăn, đảm bảo cuộc sống, vươn lên hòa nhập cộng đồng trở

thành cấp thiết và mang tính nhân đạo sâu sắc. Do đó, có thể nhận thấy, trợ giúp
xã hội là biện pháp tương trợ cộng đồng đầu tiên mà con người tìm đến để giúp
nhau vượt qua những tình huống khó khăn. Cùng với tập trung phát triển kinh tế,
những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Bình ln quan tâm chỉ đạo thực hiện
tốt công tác bảo trợ xã hội (BTXH), trợ giúp các đối tượng yếu thế cải thiện đời
sống vươn lên hịa nhập cộng đồng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Cùng với cả nước, tại tỉnh Thái Bình trong nhiều năm qua việc triển khai,
thực hiện các quy định pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính
phủ, các bộ ngành Trung ương về chính sách bảo trợ xã hội trong bối cảnh có
nhiều thuận lợi: nền kinh tế xã hội trong tỉnh phát triển tương đối ổn định, mức
thu nhập bình quân đầu người tăng hàng năm, hệ thống chính sách an sinh xã hội
được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, triển khai thực hiện đồng bộ trên
tất cả các lĩnh vực. Do đó, thực hiện chính sách như thế nào cho đúng quy định
của Nhà nước, đảm bảo công bằng là một việc làm không đơn giản đặc biệt công

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


tác kế tốn sẽ khơng chỉ là việc ghi chép phản ánh đơn thuần mà kế toán phải
thực sự là hệ thống thơng tin kinh tế - tài chính cung cấp chính xác, kịp thời phục
vụ cho việc kiểm sốt kinh phí, ra quyết định quản lý và điều hành hoạt động tài
chính của đơn vị nói chung và hoạt động chi trả kinh phí thực hiện chính sách
bảo trợ xã hội nói riêng. Kết quả kiểm sốt sẽ là cơ sở cho việc lập dự toán thu,
chi, theo dõi tình hình chấp hành dự tốn và là căn cứ đánh giá kết quả thực hiện
dự toán. Trên thực tế việc kiểm sốt kinh phí đã đóng góp vai trị khơng nhỏ đối
với cơng tác quản lý tài chính tại đơn vị, đặc biệt là cơng tác kiểm sốt chi trả
kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc kiểm soát chi trả kinh phí

thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình vẫn cịn một số tồn
tại cần khắc phục như: Công tác triển khai thực hiện rà sốt, lập hồ sơ giải quyết trợ
cấp, thơng tin báo cáo ở một số xã, thị trấn còn chậm làm ảnh hưởng đến kế hoạch
đề ra; Khả năng khai thác nguồn tài trợ cho hoạt động BTXH từ năm 2014 đến năm
2018 có tăng nhưng khơng ổn định, khơng tạo được điểm nhấn trong hành động
chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn kinh phí tài trợ; Năng lực tổ chức thực hiện
cơng tác BTXH cịn hạn chế, chất lượng chưa cao; Việc bố trí cán bộ thực hiện
nhiệm vụ BTXH chưa rõ ràng còn kiêm nhiệm nhiều; Đối tượng BTXH các xã, thị
trấn nhiều nên việc kiểm tra giám sát, thẩm định, xác lập hồ sơ, quản lý, phân loại
đối tượng trình hội đồng xét duyệt, niêm yết cơng khai danh sách, chi trả cho đối
tượng cịn gặp khó khăn; Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về BTXH cịn mỏng,
đơi khi cịn bng lỏng, chồng chéo, chưa có cơ chế phối hợp đồng bộ. Việc kiểm
sốt kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình hiện
chưa đáp ứng được các địi hỏi ngày càng cao xét trên cả hai góc độ hiệu quả công
việc và hiệu quả quản lý tài chính. Do đó cần thiết phải có sự cải tiến, hồn thiện
cơng tác kiểm sốt kinh phí chi thực hiện chính sách bảo trợ xã hội. Nhận thức được
tính cấp thiết này tác giả chọn đề tài “Kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính
sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình” làm đề tài nghiên cứu cho luận
văn thạc sỹ của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng kiểm sốt chi trả kinh phí thực hiện chính
sách bảo trợ xã hội tỉnh Thái Bình nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện kiểm

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


sốt chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội tỉnh Thái Bình trong thời

gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến kiểm sốt chi kinh
phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội.
- Phân tích thực trạng kiểm sốt chi trả kinh phí chi thực hiện chính sách
bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình và phân tích các yếu tố ảnh hưởng.
- Đề xuất các giải pháp tăng cường kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện
chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơng tác kiểm sốt chi trả kinh phí thực
hiện chính sách bảo trợ xã hội do Phịng Lao động Thương binh và Xã hội các
huyện, thành phố thực hiện. Cụ thể: Kiểm soát đối tượng hưởng trợ cấp xã hội,
kiểm soát mức trợ cấp xã hội chi trả, kiểm soát thực hiện chi trả trợ cấp xã hội,
kiểm soát nguồn lực thực hiện trợ cấp xã hội.
Chủ thể kiểm soát: Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình và
Phịng Lao động Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố; xã hội kiểm soát.
Khách thể kiểm sốt: Cán bộ chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ
xã hội.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách
bảo trợ xã hội theo chế độ quy định của Nhà nước.
- Về không gian: Nghiên cứu cơng tác kiểm sốt chi trả kinh phí thực hiện
chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng cơng tác kiểm sốt chi trả kinh
phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội tại tỉnh Thái Bình giai đoạn 2014 - 2018.
Dữ liệu sơ cấp thu thập năm 2018. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 08/2018
đến tháng 10/2019.

3


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM SỐT CHI
TRẢ KINH PHÍ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ XÃ HỘI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI TRẢ KINH PHÍ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ XÃ HỘI
2.1.1. Bảo trợ xã hội
2.1.1.1. Khái niệm bảo trợ xã hội
Theo Ngân hàng Thế giới (2011): Bảo trợ xã hội là những biện pháp công
cộng nhằm giúp các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng ứng phó với và kiềm chế
được nguy cơ có tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và
những bấp bênh thu nhập.
Trong khi đó Tổ chức Lao động Quốc tế (2008) lại cho rằng: Bảo trợ xã hội
là việc cung cấp phúc lợi cho các hộ gia đình và cá nhân thông qua cơ chế nhà
nước hoặc tập thể, cộng đồng nhằm ngăn chặn sự suy giảm mức sống hoặc cải
thiện mức sống thấp.
Ngân hàng Phát triển châu Á (2010) cũng đã chỉ rõ: Bảo trợ xã hội đề cập
đến một hệ chính sách cơng nhằm giảm nhẹ tác động bất lợi của những rủi ro đối
với hộ gia đình và cá nhân.
Viện nghiên cứu Phát triển Hải ngoại (2012), bảo trợ xã hội là những hành
động cơng ích nhằm giảm thiểu tính tổn thương, nguy cơ gây sốc và sự bần cùng
hóa, là những điều khơng thể chấp nhận được về mặt xã hội.
Có thể thấy tính phổ qt của thuật ngữ “bảo trợ xã hội” (social protection)
qua những tài liệu nghiên cứu và các thảo luận chính sách trong nhiều hội thảo
quốc tế gần đây. Tuy nhiên ở mức độ nào đó, khái niệm này cịn chưa rõ ràng,
chủ yếu là do có nhiều cách sử dụng khác nhau và cách đặt vấn đề khác nhau ở
mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, bảo trợ xã hội gần với khái niệm trợ giúp xã hội, là
một trong ba trụ cột cơ bản của hệ thống an sinh. Với mục đích khắc phục rủi ro,

trợ giúp xã hội cùng với bảo hiểm xã hội có chức năng giảm thiểu rủi ro, và
chính sách thị trường lao động chủ động nhằm phòng ngừa rủi ro cho người dân
(Vũ Văn Phúc, 2011). Trợ giúp xã hội còn được xem như “phao cứu sinh” nhằm
hỗ trợ cho các thành viên trong xã hội khơng bị rơi vào hồn cảnh bần cùng hóa
(Mai Ngọc Cường, 2013). Như vậy ở Việt Nam bảo trợ xã hội có nội hàm hẹp
hơn so với an sinh xã hội và được triển khai dưới hình thức trợ cấp xã hội trên

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thực tế. Từ điển thuật ngữ an sinh xã hội của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội không có thuật ngữ “bảo trợ xã hội” mà chỉ có khái niệm “trợ giúp xã hội”
(social assistance) là “sự trợ giúp bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật của nhà nước
(lấy từ nguồn thuế, khơng phải đóng góp từ người dân) nhằm bảo đảm mức sống
tối thiểu cho đối tượng được nhận (Viện Khoa học Lao động và Xã hội, 2011).
Mặc dù các tổ chức phát triển quốc tế đều sử dụng định nghĩa riêng về bảo
trợ xã hội song tất cả đều nhấn mạnh bản chất của bảo trợ xã hội thơng qua các
can thiệp chính sách cần thiết của nhà nước và các hoạt động tình nguyện ở cộng
đồng. Lấy ví dụ, Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh vào việc kiềm chế nguy cơ gây
tổn thương, làm mất nguồn sinh kế. Trong khi đó, Tổ chức Lao động quốc tế lại
hướng vào khả năng duy trì mức sống thông qua việc làm như một quyền của
người lao động, đặc biệt trong khu vực phi chính thức. Ngân hàng Phát triển
Châu Á lại chú trọng đến tính dễ tổn thương của người dân khi gặp rủi ro nếu
khơng có sự bảo trợ xã hội. Nhưng cho dù theo định nghĩa nào, các tổ chức quốc
tế đều thống nhất trong cách tiếp cận coi bảo trợ xã hội như một biện pháp kiềm
chế nguy cơ bị tổn thương, duy trì được thu nhập, sinh kế, tránh rơi vào đói
nghèo. Mục đích của bảo trợ xã hội nhằm đảm bảo thu nhập và các điều kiện
sống thiết yếu đối với các trường hợp bất hạnh, rủi ro, nghèo đói, khơng đủ sức

lo liệu được cuộc sống.
Đối với Việt Nam, bảo trợ xã hội như một lưới an toàn (safety-net) nhằm
bảo đảm sự an toàn về đời sống của người dân khi họ bị rơi vào hoàn cảnh rủi
ro và tự bản thân không khắc phục được. Các hoạt động cứu trợ xã hội, giảm
nghèo nhằm hạn chế nguy cơ dễ bị tổn thương ở những đối tượng yếu thế, mất
nguồn thu nhập và sinh kế, và khơng có điều kiện tiếp cận được các dịch vụ xã
hội cơ bản.
Quan điểm hiện đại về bảo trợ xã hội xem xét sự trợ giúp dưới ba hình thức:
hỗ trợ thu nhập, trợ cấp xã hội và dịch vụ xã hội. Trong bài luận văn này, bảo trợ
xã hội là những giải pháp, sáng kiến nhằm đem lại thu nhập và dịch vụ cơ bản
cho các cá nhân và nhóm yếu thế, bảo vệ họ khỏi các nguy cơ đe dọa sinh kế, đói
nghèo, giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương, thúc đẩy cơng bằng xã hội
2.1.1.2. Vai trò của bảo trợ xã hội
Ngay từ khi ra đời cho đến nay, an sinh xã hội nói chung và bảo trợ xã hội
nói riêng đã được đón nhận như một sự đảm bảo cho cuộc sống và đặc biệt có ý
nghĩa đối với một bộ phận thành viên xã hội, bộ phận người yếu thế. Là sự bảo

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


vệ phổ cập và đồng nhất đối với mọi thành viên xã hội trên cơ sở sự tương trợ
cộng đồng, chia sẻ rủi ro, bảo trợ xã hội là hoạt động mang đậm tính nhân đạo và
có vai trị vơ cùng quan trọng trong tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội,
cụ thể:
- Bảo trợ xã hội góp phần đảm bảo cơng bằng xã hội: Bảo trợ xã hội là một
giá trị cơ bản và có tính định hướng trong việc thỏa mãn nhu cầu về đời sống vật
chất, tinh thần của những bộ phận dân cư và mọi thành viên xã hội thông qua mối
quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ phù hợp với khả năng thực hiện của những

điều kiện kinh tế xã hội nhất định.
- Dưới góc độ chính trị xã hội và nhân văn, BTXH không chỉ là thái độ, là
biện pháp hỗ trợ tích cực của xã hội đối với mỗi thành viên của mình khi gặp rủi
ro, khó khăn mà cịn giảm thiểu những bất ổn trong xã hội, góp phần duy trì ổn
định xã hội trong đó có ổn định về chính trị. Sỡ dĩ, có ý nghĩa xã hội và nhân văn
sâu sắc xuất phát từ chỗ nền tảng của trợ cấp xã hội là sự hợp tác, tương trợ cộng
đồng giữa các thành viên xã hội trước bất hạnh, rủi ro của mỗi cá nhân. Hoạt
động bảo trợ xã hội mang tính nhân đạo, thể hiện truyền thống tương thân tương
ái, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Thực hiện mục đích xã hội vì cồng đồng, khơng vì
lợi nhuận.
Theo đó, những khó khăn bất hạnh này được cả cộng đồng gánh vác, sẻ
chia mà khơng địi hỏi một nghĩa vụ nào về tài chính từ phía đối tượng. Ở đây
khơng có sự phân biệt về đối tượng hưởng cũng như chủ thể thực hiện mà hơn
thế nữa lại là yếu tố tạo nên sự hòa đồng giữa các thành viên xã hội khơng phân
biệt giới tính, tơn giáo, địa vị kinh tế. Có thể nói, bảo trợ xã hội là hình thức
tương trợ cộng đồng phổ biến nhất, thể hiện tính nhân văn sâu sắc của mỗi cá
nhân và có sức hút hấp dẫn trước các giá trị nhân bản của con người.
Ngày nay, bảo trợ xã hội khơng cịn là vấn đề chính trị, xã hội của mỗi quốc
gia mà đã trở thành vấn đề có tính quốc tế. Việc thực hiện bảo trợ xã hội khơng
bị giới hạn bởi bất kỳ rào cản chính trị hay địa lý nào, nó có ý nghĩa tồn cầu vì
một thế giới hịa bình,ổn định và phát triển hơn.
- Dưới góc độ của người thụ hưởng, BTXH được xem như là nguồn tài
chính đảm bảo cho họ có cuộc sống tối thiểu trong xã hội, giúp họ từng bước
khắc phục được những khó khăn, hịa nhập cộng đồng. Đồng thời là nguồn an ủi
rất lớn về mặt tinh thần đối với nhóm đối tượng chịu thiệt thịi trong cuộc sống.

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



- Dưới góc độ kinh tế, BTXH khơng vì mục đích kinh doanh nhưng lại có ý
nghĩa là cơng cụ phân phối lại tiền bạc, của cải và vật chất. Chính sách bảo trợ xã
hội giúp điều hịa lại thu nhập của những tầng lớp khác nhau trong xã hội nhằm
thực hiện sự công bằng trong xã hội, giảm bớt sự chênh lệch giữa người có thu
nhập cao và người có thu nhập dưới mức tối thiểu.
- Dưới góc độ pháp luật, BTXH là một định chế quan trọng trong hệ thống
pháp luật an sinh xã hội, điều chỉnh việc trợ giúp vật chất và tinh thần cho nhóm
đối tượng có vị thế bất lợi, thiệt thịi, ít có cơ may trong cuộc sống như người
bình thường khác và khơng đủ khả năng tự lo liệu. Vai trò pháp luật của bảo trợ
xã hội xuất phát từ quyền cơ bản của con người. Mỗi con người sống trong xã hội
đều có quyền được sống, được bình đẳng, được u thương, đùm bọc, bảo vệ
khỏi những biến cố bất lợi, đặc biệt là khi sự sống bị đe dọa.
Ở nước ta, quyền bảo trợ đã được ghi nhận trong Hiến pháp (2013) (Điều
67) và nhiều văn bản pháp lý khác. Điều đó cho thấy bảo trợ xã hội khơng chỉ
đơn thuần là hoạt động tự phát mang tính nhân đạo của cộng đồng mà dưới góc
độ pháp luật, nó đã được thể chế hóa thành chế định của hệ thống pháp luật an
sinh xã hội quốc gia. Cũng từ đó, giúp chúng ta nhận thức được rằng bảo trợ xã
hội không phải là sự ban ơn, sự chiếu cố của xã hội đối với những thân phận thấp
hèn, những người cùng cực, mà là quyền của mỗi thành viên trong xã hội, là
trách nhiệm, nghĩa vụ của cả cộng đồng.
- Đối với xã hội, BTXH là một biện pháp của chính sách xã hội, một trong
những chỉ báo quan trọng về định hướng XHCN ở nước ta trong điều kiện phát
triển nền kinh tế thị trường mà đối tượng của nó là những người gặp rủi ro, bất
trắc trong cuộc sống.
2.1.2. Các vấn đề chung về kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách
bảo trợ xã hội
2.1.2.1. Các khái niệm
Theo Trường Đại học Ngoại Thương (2016), kiểm soát là chức năng quan
trọng của nhà quản lý nhằm thu thập thơng tin về các q trình, hiện tượng đang

diễn ra trong một tổ chức. Tính chất quan trọng của kiểm soát được thể hiện ở cả
hai mặt. Một mặt, kiểm sốt là cơng cụ quan trọng để nhà quản lý phát hiện ra
những sai sót và có biện pháp điều chỉnh. Mặt khác, thơng qua kiểm sốt, các
hoạt động sẽ được thực hiện tốt hơn và giảm bớt được sai sót có thể nảy sinh.

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Thường người ta chỉ nhấn mạnh đến ý nghĩa thứ nhất (phát hiện sai sót) của kiểm
sốt vì cho rằng mọi hoạt động đều khơng tránh khỏi sai sót và kiểm sốt là bước
cuối cùng để hạn chế tình trạng này. Điều đó đúng, nhưng chưa đủ, vì trong thực
tế, kiểm sốt có tác động rất mạnh đến các hoạt động. Một cơng việc, nếu khơng
có kiểm sốt sẽ chắc chắc nảy ra nhiều sai sót hơn nếu được theo dõi, giám sát
thường xuyên. Điều đó khẳng định rằng kiểm sốt khơng chỉ là giai đoạn cuối
cùng trong q trình hoạt động của hệ thống hoặc là khâu sau cùng của chu trình
quản lý (từ lập kế hoạch đến tổ chức lãnh đạo). Kiểm tra cũng không phải là hoạt
động đan xen mà là một quá trình liên tục về thời gian và bao qt về khơng gian.
Nó là yếu tố thường trực của nhà quản lý ở mọi lúc, mọi nơi.
Như vậy, chức năng quản lý của hoạt động kiểm soát là giám sát, đo lường
và chấn chỉnh việc thực hiện nhằm để đảm bảo rằng các mục tiêu của tổ chức và
các kế hoạch vạch ra để đạt tới các mục tiêu này đã và đang được hoàn thành.
Nhiều nhà quản lý, đặc biệt là ở cấp thấp thường cho rằng trách nhiệm đầu tiên
đối với thực hiện kiểm soát thuộc về các nhà quản lý cấp cao, còn họ thường
quan tâm nhiều đến việc thực thi kế hoạch. Đôi khi, do quyền lực của nhà quản
lý cấp cao và trách nhiệm tổng hợp của họ, việc kiểm sốt cấp cao nhất và các
cấp phía trên được nhấn mạnh tới mức mà mọi người cho rằng ở các cấp dưới chỉ
cần cơng việc kiểm sốt ít mà thơi. Mặc dầu quy mơ của việc kiểm sốt thay đổi
theo cấp bậc của các nhà quản lý, nhưng tại mọi cấp, các nhà quản lý đều phải có

trách nhiệm đối với việc thực thi các kế hoạch, và do đó kiểm soát là một chức
năng quản lý cơ bản ở mọi cấp.
Từ nhận định trên, có thể khái quát rằng: Kiểm sốt là q trình giám sát, đo
lường, đánh giá và điều chỉnh hoạt động nhằm đảm bảo sự thực hiện theo kế hoạch.
Như vậy, kiểm soát gắn liền với quá trình giám sát nhưng đồng thời cũng
sẽ chỉ ra những biện pháp cần thiết để khắc phục những sai lệch của kế hoạch.
Kiểm sốt chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội là việc kiểm
sốt q trình thực hiện chi tiền thanh tốn các khoản trợ cấp xã hội.
2.1.2.2. Cơ sở kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo
Trong q trình đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã từng bước nhận
thức và quan trọng hơn đã tìm được những biện pháp, bước đi để xử lý biện
chứng mối quan hệ phát triển kinh tế với việc thực hiện chính sách xã hội (bảo
đảm công bằng xã hội, ASXH, tiến bộ xã hội): Tại Đại hội VI (1986) đến Đại hội

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


VIII (1996) Đảng đã chính thức khẳng định một số quan điểm chỉ đạo “Tăng
trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng
bước và trong suốt quá trình phát triển” (Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, 1996). Đến Đại hội IX của Đảng chủ trương này trở thành một định
hướng chiến lược để phát triển bền vững đất nước: “Tăng trưởng kinh tế đi liền
với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi
trường… Khẩn trương mở rộng hệ thống BHXH và ASXH...” (Văn kiện Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, 2001). Đến Đại hội X, Đảng ta tiếp tục khẳng
định: “Kết hợp giữa các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi
cả nước và từng địa phương; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong

từng bước và từng chính sách phát triển kinh tế...” (Văn kiện Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ X, 2006). Lần đầu tiên trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng
Cộng sản Việt Nam, “Bảo đảm ASXH” được khẳng định với tư cách là nội dung
cấu thành của một trong 11 chủ đề chính của Báo cáo chính trị, và “Phát triển hệ
thống ASXH đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả” (Văn kiện Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ XI, 2011) cũng được xem là một trong những nội dung
hợp thành của sự định hướng về “Phát triển tồn diện các lĩnh vực văn hóa, xã
hội hài hòa với phát triển kinh tế” trong Chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội
2011 - 2020. Đặc biệt, tại Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Khóa
XI, Đảng ta đã ban hành nghị quyết “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai
đoạn 2012 - 2020”. Nghị quyết nhấn mạnh: “Không ngừng cải thiện, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của người có cơng và bảo đảm ASXH là nhiệm vụ
thường xuyên, quan trọng của Ðảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và
tồn xã hội…” (Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, 2011).
Ðại hội XII của Ðảng đã nêu rõ phương hướng và nhiệm vụ an sinh xã hội
là: Tiếp tục hồn thiện chính sách, nâng cao mức sống người có cơng. Rà sốt,
hồn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an sinh xã hội. Ðẩy
mạnh giảm nghèo bền vững, nhất là các vùng đặc biệt khó khăn và có chính sách
đặc thù để giảm nghèo nhanh hơn trong đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng các
giải pháp tạo điều kiện và khuyến khích hộ nghèo, cận nghèo phấn đầu tự vươn
lên thốt nghèo bền vững. Khuyến khích nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh
xã hội của người dân. Thực hiện tốt chính sách việc làm cơng, chính sách bảo
hiểm thất nghiệp, hỗ trợ có thời hạn cho người lao động mất việc khu vực công.

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, học nghề và đưa lao động đi làm việc ở

nước ngoài. Mở rộng đối tượng tham gia, nâng cao hiệu quả của hệ thống, đổi
mới cơ chế tài chính, bảo đảm phát triển bền vững quỹ bảo hiểm xã hội. Tiếp tục
hồn thiện chính sách, khuyến khích tham gia của cộng đồng, nâng cao hiệu quả
công tác trợ giúp xã hội. Thực hiện chuẩn nghèo theo phương pháp tiếp cận đa
chiều, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập và các dịch vụ xã hội cõ bản cho người
dân như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin (Đảng Cộng sản Việt Nam
(2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ XII. NXB Chính trị quốc gia
- Sự thật, Hà Nội, tr.137).
Trên quan điểm của Đảng, hệ thống chính sách An sinh xã hội ở nước ta
trong thời kỳ đổi mới được Nhà nước thể chế hóa bằng những văn bản có giá trị
pháp lý qua từng chặng đường phát triển trong quá trình đổi mới:
- Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa XI; Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 01/11/2012 của Chính phủ ban
hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 15NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI một số
vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012- 2020, trong đó đã xác định rõ quan
điểm “Hệ thống ASXH phải đa dạng, tồn diện, có tính chia sẻ giữa Nhà nước,
xã hội với người dân”; và nhiệm vụ “Xây dựng mã số ASXH để phát triển Hệ
thống thơng tin chính sách ASXH; Xây dựng bộ chỉ số về ASXH quốc gia và bộ
cơ sở dữ liệu hộ gia đình để phát triển hệ thống giám sát, đánh giá thực hiện
chính sách ASXH hàng năm”.
- Ngồi ra cịn có các văn bản liên quan như Luật Bảo hiểm xã hội; Luật
Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật Người cao tuổi; Luật Người khuyết
tật; Luật Nuôi con nuôi; Luật Chăm sóc sức khỏe nhân dân, Luật Khám chữa
bệnh; Luật Bảo hiểm y tế; Luật Giáo dục...
- Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy
định về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
- Thông tư liên tịch số 09/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 13/7/2007
của Bộ Thương binh và xã hội về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị
định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định
chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.


10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ
về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ
về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
- Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010
của Bộ Thương binh và xã hội – Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành một số
điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ
quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định
số 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách
trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
- Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ
quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
- Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014
của Bộ Thương binh và xã hội – Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện một
số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của
Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
- Thông tư liên tịch số 06/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC sửa đổi, bổ sung
khoản 2 và khoản 4, điều 11 Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXHBTC ngày 24/10/2014 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về quy định chính sách trợ
giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã hoạch định và
triển khai nhiều chính sách ASXH, chính sách BTXH quan trọng, huy động được
nhiều nguồn lực của toàn xã hội để trợ giúp cho các đối tượng (người dân tộc
thiểu số, người nghèo, người già cô đơn, trẻ em và các đối tượng dễ bị tổn

thương) vươn lên trong cuộc sống. Các chính sách và giải pháp bảo đảm ASXH,
chính sách BTXH được triển khai đồng bộ trên cả 3 phương diện: Giúp các đối
tượng thụ hưởng tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ công cộng, nhất là về y tế,
giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở,...; Hỗ trợ phát triển sản xuất thơng
qua các chính sách về bảo đảm thị trường, tín dụng, việc làm; Phát triển kết cấu
hạ tầng thiết yếu cho các địa phương phục vụ người dân tốt hơn. Hệ thống pháp
luật về ASXH, chính sách BTXH ngày càng hoàn thiện hơn, đã trở thành căn cứ
pháp lý quan trọng trong điều chỉnh các quan hệ xã hội.

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.1.3. Nội dung kiểm sốt chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội
2.1.3.1. Kiểm sốt đối tượng hưởng trợ cấp xã hội
Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội là mọi người dân trong xã hội không phân
biệt vị thế và thành phần xã hội khi gặp phải khó khăn, thiếu thốn, lâm nạn, cơ
nhỡ,… hoặc vì nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến cuộc sống thường ngày
hoặc lâu dài của họ bị đe dọa. Dưới góc độ kinh tế thì đó là những thành viên
có mức sống thấp hơn mức sống tối thiểu của xã hội hoặc gặp khó khăn, rủi ro
cần có sự nâng đỡ về vật chất. Dưới góc độ xã hội thì họ thuộc nhóm người
“yếu thế” trong xã hội, với những nguyên nhân khác nhau mà bị rơi vào vị thế
bất lợi, thiệt thịi, có ít cơ may trong cuộc sống như người bình thường và
khơng đủ khả năng tự lo liệu, đảm bảo cho cuộc sống của gia đình và bản thân.
Ngồi ra dưới góc độ nhân đạo, đó có thể là những đối tượng nghiện hút, mại
dâm, lang thang, xin ăn,…(Viện Khoa học Lao động và Xã hội, 2010)
Tiêu chí xác định đối tượng trợ cấp xã hội:
Hiện tại ở nước ta có nhiều văn bản quy định về các đối tượng trợ giúp xã
hội, đối tượng trợ cấp xã hội. Tuy vậy, trong q trình thực hiện chính sách có sự

nhầm lẫn về tiêu chí xác định đối tượng, đã dẫn đến thực tế ở nhiều tỉnh là đối
tượng thuộc diện trợ cấp xã hội không được trợ cấp mà đối tượng không thuộc
diện trợ cấp lại được trợ cấp. Để khắc phục hạn chế này cần phải làm rõ khái
niệm đối tượng trợ cấp xã hội thường xuyên và đối tượng trợ cấp xã hội đột xuất,
tiêu chí xác định và phân biệt giữa hai nhóm đối tượng này.
- Đối tượng trợ cấp xã hội đột xuất:
Đối tượng xã hội hay đối tượng trợ cấp xã hội đột xuất là một bộ phận hay
nhóm dân cư do các nguyên nhân chủ quan, khách quan gặp tác động phải chịu
những hồn cảnh khó khăn trong sinh hoạt, lao động và cuộc sống mà cần đến có
sự trợ giúp của cộng đồng, Nhà nước thì mới có thể đảm bảo cuộc sống như
những người bình thường khác.
Theo quy định hiện hành đối tượng trợ cấp xã hội đột xuất bao gồm có:
ngườicao tuổi, người khuyết tật, người lang thang, xin ăn; trẻ em đặc biệt khó
khăn (trẻ em mồ cơi, trẻ em khuyết tật, trẻ em lang thang ), người bị nhiễm
HIV/AIDS.
- Đối tượng trợ cấp xã hội thường xuyên:

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×