Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Luận văn thạc sĩ VNUA nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất giống rươi (tylorrhynchus heterochaetus quatrefages, 1865)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.36 MB, 56 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN CƠNG HỊA

NGHIÊN CỨU
QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG RƯƠI
(Tylorrhynchus heterochaetus Quatrefages, 1865)

Chun ngành:

Ni trồng thủy sản

Mã số:

60 62 03 01

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Ngọc Tuấn
TS. Nguyễn Hữu Ninh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng tất cả các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Đề tài này
đều trung thực và chưa được sử dụng cho bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào.
Tơi cũng xin cam đoan rằng mọi thông tin đưa ra trong Đề tài này đều đựơc chỉ rõ
nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ đều được cám ơn.


Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Cơng Hịa

i

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Nhà trường và đặc biệt là Quý Thầy cô
trong khoa thủy sản đã giúp tôi trang bị tri thức, tạo điều kiện môi trường thuận lợi nhất cho
tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn này.
Với lịng kính trọng và biết ơn, tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới TS. Nguyễn
Ngọc Tuấn, TS. Nguyễn Hữu Ninh và Ths. Cao Văn Hạnh đã chỉ dẫn nhiệt tình cho tơi
trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này.
Xin cảm ơn ban lãnh đạo Trung tâm Quốc gia giống Hải sản Miền bắc và những cán
bộ trong Trung tâm đã hợp tác, chia sẻ thông tin, cung cấp cho tôi nhiều nguồn tư liệu, tài
liệu hữu ích phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Tơi xin gửi lời chi ân sâu sắc nhất tới gia đình và những người bạn, người anh đã
động viên, hỗ trợ tơi rất nhiều trong suốt q trình tơi học tập, làm việc và hoàn thành
luận văn.
Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Cơng Hịa

ii


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii
MỤC LỤC ........................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................ v
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................. vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................... vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ................................................................................................ viii
THESIS ABSTRACT .......................................................................................................... ix
PHẦN 1. MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................... 3
2.1.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................................ 3

2.2.

Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam......................................................................... 6

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 12
3.1.

Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................... 12

3.2.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 12


3.2.1.

Nghiên cứu nuôi vỗ rươi ..................................................................................... 12

3.2.2.

Nghiên cứu cho rươi sinh sản bằng phương pháp nhân tạo. ............................... 12

3.2.3.

Nghiên cứu ảnh hưởng thức ăn lên sinh trưởng của ấu trùng rươi trong
giai đoạn trôi nổi ................................................................................................. 14

3.2.4.

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu
trùng rươi trong giai đoạn trơi nổi. ...................................................................... 15

3.2.5.

Chăm sóc và quản lý sức khỏe ấu trùng và bể nuôi ............................................ 16

3.3.

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 16

3.3.1.

Phương pháp xác định sức sinh sản tuyệt đối và tương đối của rươi .................. 16


3.3.3.

Phương pháp theo dõi tốc độ tăng trưởng của ấu trùng ....................................... 17

3.3.4.

Phương pháp xác định các thông số môi trường ................................................. 19

3.3.5.

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ................................................................ 19

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................... 20
4.1.

Kết quả nghiên cứu nuôi vỗ thành thục của rươi ................................................ 20

iii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4.1.1.

Tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống, tỷ lệ thành thục và sức sinh sản tuyệt đối
của rươi nuôi vỗ.......................... ........................................................................ 20

4.1.2.


Kết quả tuyển chọn rươi tham gia sinh sản ......................................................... 20

4.1.3.

Tỷ lệ thành thục của rươi ................................................................................... 21

4.2.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn tới tỷ lệ thụ tinh của ấu trùng......... 22

4.2.1.

Hình thái của rươi bố mẹ tham gia sinh sản ........................................................ 22

4.2.2.

Xác định tỷ lệ đực cái rươi ................................................................................. 25

4.2.3.

Sức sinh sản tương đối và tuyệt đối của rươi ..................................................... 26

4.2.4.

Kết quả diễn biến các yếu tố môi trường ........................................................... 26

4.2.5.

Kết quả quan sát các giai đoạn biến thái của ấu trùng rươi ................................ 28


4.3.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn lên sinh trưởng của ấu trùng
giai đoạn trôi nổi............................ ..................................................................... 29

4.3.1.

Kết quả các yếu tố môi trường trong bể ương ..................................................... 29

4.4.

Kết quả ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng của ấu trùng rươi. .................... 32

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 35
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 37

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................... 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 36
PHỤ LỤC............................................................................................................................ 38

iv

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Trọng lượng trung bình của rươi tham gia sinh sản (n=100) ............................. 13
Bảng 3.2. Tỷ lệ rươi đực, rươi cái qua các lần sinh sản ..................................................... 14
Bảng 4.3. Kết quả nuôi vỗ Rươi qua các đợt...................................................................... 20
Bảng 4.4. Kết quả tuyển chọn rươi ..................................................................................... 21
Bảng 4.5. Tỷ lệ thành thục của rươi qua các nghiệm thức ................................................. 22
Bảng 4.7. Tỷ lệ đực cái rươi sinh sản qua các đợt thu mẫu................................................ 26
Bảng 4.8. Sức sinh sản tương đối và tuyệt đối của rươi ..................................................... 26
Bảng 4.9. Một số yếu tố mơi trường trong bình ấp ............................................................ 27
Bảng 4.10. Tỷ lệ thụ tinh của trứng qua các nghiệm thức.................................................... 28
Bảng 4.11. Các yếu tố môi trường trong quá trình ương ..................................................... 30
Bảng 4.12. Sinh trưởng về chiều dài của ấu trùng rưoi ........................................................ 31
Bảng 4.13. Chiều dài và tỷ lệ sống của ấu trùng qua các nghiệm thức ................................ 33

v

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Phân bố rươi ở Việt Nam.................................................... ................................. 7
Hình 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm......................................................... ............................. 12
Hình 3.3. Bố trí thí nghiệm.................................................................. .............................. 13
Hình 3.4. Tuyển chọn và ghép đực cái................................................. ............................. 14
Hình 3.5. Thức ăn dùng trong thí nghiệm............................................ .............................. 15
Hình 3.6. Bố trí thí nghiệm mật độ ương............................................. .............................. 15
Hình 4.7. Tỷ lệ thành thục của rươi...................................................... ............................. 21
Hình 4.8. Hình thái rươi bố mẹ............................................................ .............................. 23
Hình 4.9. Rươi cái đang tiêu giảm....................................................... .............................. 24
Hình 4.10. Rươi đực đang tiêu giảm..................................................... ............................... 25

Hình 4.11. Tỷ lệ thụ tinh của rươi qua các nghiệm thức............................ ......................... 27
Hình 4.12. Quá trình phát triển của trướng thụ tinh ở rươi................... ............................... 29
Hình 4.13. Tăng trưởng của ấu trùng qua các ngày ương................. ................................... 30
Hình 4.14. Tăng trưởng của ấu trùng rươi........................................... ................................ 32
Hình 15.

Rươi bố mẹ thu ngồi tự nhiên.............................................. ............................ 44

Hình 16.

Tuyển chọn rươi bố mẹ........................................................... ........................... 44

Hình 17.

Dùng lơng vũ khuấy trứng..................................................... ............................ 45

Hình 18.

Pha lỗng loại bỏ sẹ thừa....................................................... ............................ 45

Hình 19.

Q trình phát triển của phơi................................................. ............................ 46

Hình 20.

Chiều dài và số đốt của ấu trùng.......................................... .............................. 46

vi


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CS

Cộng sự

ĐC

Đối chứng

DO

Hàm lượng oxy hoà tan trong nước

NT

Nghiệm thức

TH

Thức ăn tổng hợp cao đạm (60%Pr)

TB


Trung bình

TLN

Tỷ lệ nở

TLTT

Tỷ lệ thụ tinh

TLS

Tỷ lệ sống của ấu trùng

vii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Cơng Hịa
Tên Luận văn: Nghiên cứu quy trình cơng nghệ sản xuất giống rươi (Tylorrhynchus
heterochaetus Quatrefages, 1865)
Ngành: Nuôi trồng thủy sản

Mã số: 60620301

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu


- Nghiên cứu cơng nghệ sản xuất giống rươi trong điều kiện nhân tạo nhằm chủ
động nguồn giống để phát triển ni và góp phần bảo vệ nguồn lợi rươi.

- Xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo rươi từ giai đoạn tuyển chọn rươi bố
mẹ, ghép sinh sản và ương ấu trùng trôi nổi.
Nội dung và phương pháp nghiên cứu


Nội dung nghiên cứu

-

Nghiên cứu nuôi vỗ thành thục rươi bố mẹ, ghép sinh sản, kích thích sinh sản bằng
độ mặn;

-

Nghiên cứu mật độ và dinh dưỡng cho giai đoạn ương nuôi ấu trùng.



Phương pháp nghiên cứu

-

Các nghiệm thức đều được bố trí theo các phương pháp thống kê;

-

Số liệu được thu thập và phân tích theo phương pháp thường quy.


Kết quả chính và kết luận
 Qua kết quả nghiên cứu của đề tài tại Hải Phòng trong năm 2016, 2017 đã xác định
được thức ăn, chất đáy trong giai đoạn nuôi vỗ rươi thành thục và độ mặn phù hợp
nhất (S= 100/00) cho ấp nở ấu trùng trong giai đoạn trôi nổi.
 Đề tài cũng đã xác định được tỷ lệ đực cái (đực/cái) khi rươi tham gia sinh sản
(1/4,1).
 Quan sát các giai đoạn biến thái của ấu trùng và mật độ ương phù hợp (200con/L)
cũng như dinh dưỡng tốt nhất ( Lansy + Vi tảo) trong giai đoạn đầu của ấu trùng 3
tia cứng (5đốt).

viii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Cong Hoa
Thesis title: Research on reproductive technological process in Palolo (Tylorrhynchus
heterochaetus Quatrefages, 1865)
Major: Aquaculture

Code: 60620301

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Technology research hatchery palolo in artificial conditions to proactively seed for
aquaculture development and resource protection contribute palolo.
Construction process of artificial breeding palolo from stage parents palolo
selection, grafting reproduction, and larval float.

Materials and Methods
• Research content
Research on raising a maturely palolos parents, transplant reproduction, spawning
by salinity.
Research and nutrient density for larval rearing phase.
• Research Methodology
The treatments were arranged according to the statistical method.
Data was collected and analyzed by conventional methods.
Main findings and conclusions
The results of a project in two years (2016 and 2017) in Hai Phong province
determined that food and benthos in fattening maturation period and optimum salinity (S=
100/00) for larva incubation in floating period.
Project also determined male and female ratio (male/female) of palolos when they
participate to breeding (1:1.4).
The metamorphosis periods of larvae, suitable nursing density (200 species/L) and
the best nutrition (Lansy + microalga) in the first period of there hard rays (five chunks)
larvae were observed.

ix

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
Rươi là lồi động vật khơng xương sống thuộc nhóm Giun nhiều tơ, phân bố
ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia. Ở Việt nam gặp ở Hải Dương, Hải
Phịng, Thái Bình, Nam Định, Khánh Hịa, Cơn Đảo. Rươi sống trong hang, dưới
bùn thường gặp ở vùng nước lợ, cửa sông, rạch hay đồng bằng ven biển, những nơi
chịu tác động trực tiếp của chế độ thủy triều. Rươi chỉ xuất hiện vào những thời kỳ
nhất định, những ngày nhất định trong năm vì chúng chịu ảnh hưởng của các yếu tố

như thủy triều, thời tiết, tuần trăng, nhiệt độ, độ mặn và các yếu tố sinh thái khác
(Phạm Đình Trọng, 2000).
Hàng thế kỷ nay lồi rươi được biết đến như là một món ăn đặc sản, bổ dưỡng
của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, tuy nhiên thời gian xuất hiện của rươi trong
năm không nhiều do vậy chỉ có những người sành ăn mới có được món ăn bổ dưỡng
này. Hiện nay giá thành của rươi trên thị trường nước ta rất cao (từ 450 – 500 nghìn
đồng/kg), ngồi thị trường tiêu thụ trong nước, phần lớn rươi cịn được các lái bn
vận chuyển bán sang Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái (Báo Quảng Ninh, 2011).
Ngồi giá trị chính của rươi là làm thực phẩm, rươi cịn được sử dụng làm
thức ăn trong ni trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi vỗ tôm sú bố mẹ và tôm thẻ chân
trắng. Các cơ sở sản xuất giống hiện nay đều sử dụng rươi làm thức ăn chính cho
ni vỗ, vì sau khi sử dụng, tỷ lệ tôm thành thục cao, chất lượng trứng tốt (Palmer,
2014). Ngồi ra rươi cịn có vai trị quan trọng trong việc chuyển hoá các chất mùn
bã hữu cơ và xác động vật chết trong chu trình chu chuyển vật chất của hệ sinh thái
vùng triều, xử lý chất thải hữu cơ, tạo nên độ phì nhiêu, tơi xốp và thơng thoáng cho
các vùng đất ngập nước (Trần Thái Bái, 1970). Chính nhờ khả năng tự làm sạch
thuỷ vực nên rươi còn được một số các nhà khoa học xem như là các sinh vật chỉ thị
mức ô nhiễm môi trường bằng cách xác định mật độ quần thể, sản lượng và tần xuất
xuất hiện (Klawe and Dickie, 1957).
Sản lượng rươi đánh bắt được ở ngoài tự nhiên hiện nay là rất ít (Nguyễn Văn
Khang, 1991).Một số đầm ở các bãi triều cửa sơng đã có những biện pháp thu giống
ngồi tự nhiên theo con nước thuỷ triều, tạo điều kiện thuận lợi cho rươi sinh trưởng
và phát triển trong đầm và thu hoạch với năng suất cao gấp nhiều lần ngoài tự nhiên.

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đây là đối tượng đang được khai thác hoàn toàn từ tự nhiên, phụ thuộc vào

mùa vụ nên năng suất và sản lượng còn hạn chế. Để chủ động nguồn giống phục vụ
nghề ni và bảo vệ nguồn lợi thì việc nghiên cứu sản xuất giống rươi là rất cấp thiết,
giúp người nuôi chủ động con giống hiện đang phụ thuộc vào tự nhiên như hiện nay.
Do vậy đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống rươi (Tylorrhynchus
heterochaetus Quatrefages, 1865) tại Hải Phòng” cần được thực hiện.
1.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống rươi trong điều kiện nhân tạo nhằm chủ
động nguồn giống để phát triển ni và góp phần bảo vệ nguồn lợi rươi.
- Xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo rươi từ giai đoạn tuyển chọn rươi
bố mẹ, ghép sinh sản và ương ấu trùng trôi nổi.
1.2. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
- Kết quả của luận văn là cơ sở khoa học để xây dựng quy trình kỹ thuật sản
xuất giống và ương rươi, bổ sung đối tượng nuôi mới trong nghề nuôi trồng
thủy sản.
- Kết quả của luận văn giúp nâng cao tỉ lệ sống của rươi tạo ra con giống chất
lượng tốt phục vụ cho nghề ni, góp phần giải quyết việc làm, phát triển kinh tế
thuỷ sản và bảo vệ môi trường sinh thái theo hướng hiệu quả, bền vững.

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI
Trên thế giới lớp giun nhiều tơ có phân bố rất rộng và đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu, như tác giả Michael Mazurkiewicz (1975) có cơng trình nghiên cứu về
sự phát triển của ấu trùng và sinh cảnh sống của của loài giun nhiều tơ Laeonereis
culveri (Webster) thuộc họ Nereidae ở vùng cửa sông thuộc bờ biển Atlantic, chúng
có cơ thể dài, mỏng và có nhiều đốt, sống trong hang, dưới bùn, về dinh dưỡng

chúng sử dụng mùn bã hữu cơ làm thức ăn, thời gian sinh sản của chúng chịu ảnh
hưởng bởi chế độ thủy triều, sự biến đổi thời tiết, mùa vụ và chu kỳ trăng, chúng
tham gia sinh sản trong 3 ngày vào cuối tháng của tháng 10 và tháng 11 và chỉ sinh
sản một lần duy nhất trong đời. Thời kỳ sinh sản khi có sự biến đổi về các yếu tố
sinh thái và môi trường như: nhiệt độ, thời tiết và tuần trăng chúng từ dưới đáy bơi
lên trên mặt nước để sinh sản, sau khi sinh sản chúng đều bị chết, xác của chúng làm
mồi cho các lồi tơm cá sinh sống ở gần đó, vào thời kỳ sinh sản chúng tham gia với
số lượng cá thể rất đông, đây cũng là đặc tính sinh sản chung của lớp giun nhiều tơ.
Khi sinh sản quần đàn như vậy sẽ làm tăng khả năng thụ tinh cho trứng giúp cho
chúng nhanh chóng khôi phục và tái tạo lại quần đàn đã bị chết.
Nắm bắt được quy luật sinh sản của rươi, vào thời điểm rươi tham gia sinh
sản, chúng được người dân khai thác về sử dụng làm thực phẩm, đây là món ăn ưa
thích của những người dân địa phương, họ đã sản xuất giống loài này để cung ứng
cho các hộ nuôi làm thực phẩm và sử dụng làm mồi câu cá giải trí. Theo một nghiên
cứu khác của hai tác giả Bartels and Zeeck (1990) về loài Hediste diversicolortại bãi
triều Jadebusen thuộc bờ biển phía Bắc nước Anh, theo tác giả ngoài tự nhiên rươi
sinh sản vào đầu mùa xuân với nhiệt độ trung bình 160C, chúng xuất hiện vào thời
gian từ tháng 2 đến tháng 5 theo chu kỳ tuần trăng của các tháng, vào thời kỳ sinh
sản rất dễ phân biệt đực cái: Con cái có màu xanh nhạt hay màu vàng nâu, con đực
có mầu sẫm, vào thời kỳ sinh sản rươi xuất hiện đồng thời với số lượng cá thể rất
đông vào tháng hai, tháng ba và xuất hiện rải rác vào tháng tư và tháng năm.Qua
nghiên cứu so sánh nhiệt độ trong mùa sinh sản của rươi tác giả đã kết luận rằng

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ngưỡng nhiệt độ và thời gian sinh trưởng là yếu tố quyết định đến quá trình sinh sản
quần thể của chúng.

Theo một nghiên cứu khác của Adriaan Dorresteijn and Albrecht Fischer
(2004) đã có cơng trình nghiên cứu về lồi giun nhiều tơ Platynereis dumeriliithuộc
họ Nereidae đã cho chúng sinh sản nhân tạo trong phịng thí nghiệm ở mơi trường
nước biển có độ mặn trên 20‰, ở nhiệt độ 180C kết quả thu được: Trứng thụ tinh
sau 15 phút và quá trình phát triển của phơi từ 2-64 tế bào trong khoảng thời gian
1,5 – 8 giờ, giai đoạn phôi vị từ 8-24 giờ, sau 48 giờ hình thành phơi hình cầu có gai
cứng (Phơi ln cầu Trochophora) chiều dài 0,15mm và sau 96 giờ biến thái thành
ấu trùng 3 tia cứng (Metatrochophora) có chiều dài 0,27mm, giai đoạn này ấu trùng
có thể bơi tự do.
Trong các tài liệu trên thế giới đã biết hiện nay qua tài liệu của Gravier and
Dantan (1932) đã có cơng bố: “Lồi rươi đã được tác giả Quatrefages mô tả lần đầu
tiên vào năm 1865 như một loài giun nhiều tơ sống ở nước lợ với cái tên Nereis
heterochaeta”, tác giả đã dựa trên mẫu vật thu được từ đảo Java của Indonexia, tiếp
sau đó lồi rươi này lại được Grube (1867) mơ tả với tên gọi khác Tylorrhynchus
chinensis với một mẫu vật duy nhất thu được tại Thượng Hải (Trung Quốc). Osawa
(1901) có nói đến một loài giun nhiều tơ thuộc họ Nereidae sống trong nước ngọt và
nước mặn vùng Tokyo (Nhật Bản) mà được tác giả gọi tên là Palolo japonais (loài
Rươi Nhật Bản) và lồi này sau đó được Izuka (1903) nghiên cứu sâu hơn, song tác
giả lại đặt nhầm loài này vào giống Ceratocephale với tên loài là
Ceratocephaleosawai.
Phải tới năm 1914 với cơng trình nghiên cứu của tác giả Ramsay (1914) thì
các tên lồi Ceratocephaleosawai (Izuka), Tylorrhynchus chinensis (Grube) mới
được coi là tên động vật đồng nhất (Synonyme) với loài Rươi Nereis heterochaeta
(Quatrefages) vàvới loài Tylorrhynchus heterochaetus (Quatrefages) đã được tác giả
này mô tả năm 1865.
Về phân bố, trên thế giới cho tới nay các cơng trình nghiên cứu của
Quatrefages(1865), Osawa (1901), Grube (1867), Izuka (1903, 1905), Gravier and
Dantan (1932) cho thấy loài Rươi Tylorrhynchus heterochaetus Quatrefages (1865)

4


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


chỉ phân bố ở vùng nước lợ và nước ngọt các vùng ven biển phía đơng châu Á, từ
nước Nga (Viễn Đông), Nhật Bản (Tokyo), Trung Quốc (Quảng Đông) và Indonexia
(đảo Java).
Theo tác giả Koya Yasunori et al. (2003) đã tiến hành: "Thụ tinh nhân tạovà
theo

dõi

quan

sát

q

trình

phát

triển

của

lồi

rươiTylorrhynchus


heterochaetus”.Ơng đã có cơng bố rằng loài rươi này thường được gọi là Palolo
sống ở trong bùn của bãi triều gần cửa sông Ibi, Mie Prefecture Nhật bản, vào mùa
sinh sản, cơ thể của chúng chứa đầy trứng và tinh dịch, trong thời gian 3 ngày sau kỳ
trăng sớm và trăng tròn của tháng 11 hàng năm, phần sau cơ thể rươi tách ra và bơi
lên trên mặt nước để đẻ trứng vào ban đêm. Ông đã tiến hành phương pháp thụ tinh
nhân tạo và quan sát sự phát triển của phôi và ấu trùng. Ở nhiệt độ từ 22- 30 0C đã
cho tỷ lệ thụ tinh đạt 80,5%. Sự phân chia tế bào lần một trong vòng hai giờ sau khi
trứng được thụ tinh và sự phân chia tế bào này theo dạng xoắn. Túi phôi trở thành ấu
trùng và bắt đầu bơi khi cơ thể xuất hiện lơng mao trong vịng 24 giờ, sau khi thụ
tinh ba ngày trứng nở, phôi phát triển thành ấu trùng trong vịng 5 ngày.
Theo cơng bố của Zazili et al. (2005) đã nghiên cứu ba loài giun nhiều tơ
Tylorrhynchus osawai, Hediste diadroma và loài H.japonica sinh sống vùng cửa sơng
Omuta-gawa Nhật Bản, ba lồi này thường sinh sản vào ban đêm lúc triều cường,
trong suốt mùa xuân từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, vào mùa sinh sản chúng xuất
hiện với bầy đàn lớn và sinh sản quần thể, tác giả cũng có nhận định rằng về tập tính
sống và hoạt động sinh sản của ba loài giun nhiều tơ này là như nhau.
Sato and Tsuchiya (1987), đã nghiên cứu về sự ảnh hưởng của độ mặn đến sự
phát triển của giai đoạn phôi của 2 lồi Hediste japonica and H. Diadroma. Độ mặn
thích hợp dao động từ 22.5 – 30‰ trong khi đó độ mặn thích hợp cho q trình thụ
tinh dao động từ 10 – 34 ‰. Cả 2 loài này ấu trùng bơi lội tự do từ khi nở thành ấu
trùng luân cầu (trochophora). Thức ăn sử dụng cho giai đoạn ấu trùng là vi tảo.
Nghiên cứu của Hardege (1995) cho rằng đối với lồi giun nhiều tơ Perinereis
nuntia var. brevicirrus thì phơi phát triển bên trong viên nang trứng màu xanh lục và
nở ra ở giai đoạn nectochaete sau 7-8 ngày ở nhiệt độ nước (21°C đến 23°C), con
giống đạt 2 – 3cm sau 2 tháng ni. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Hardege

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



et al.(1995) về ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian phát triển của ấu trùng, nhiệt
độ càng thấp thời gian phát triển của ấu trùng đến giai đoạn nectochaete càng chậm
(tại 15°C thì khi nở đến giai đoạn nectochaete là 2-3 tuần, tại 18°C thì từ khi nở đến
giai đoạn nectochaete là 9-10 ngày). Ở nhiệt độ càng cao thời gian phát triển của
giun nhiều tơ càng nhanh.
Liu (1980), nghiên cứu về thời gian phát triển của loài giun Perinereis nuntia
var brevicirris từ khi trứng thụ tinh đến khi nở thành ấu trùng là 60 giờ ở nhiệt độ 26
o

C. Thức ăn cho ấu trùng chủ yếu là tảo chlorella và thức ăn công nghiệp. Theo

nghiên cứu của Bass and Brafield (1972) về lồi Nereis virens thì ấu trùng
trochophora sống trôi nổi khoảng 12 - 15 ngày, giai đoạn ấu niên 12 ngày sau khi
thụ tinh sống ở đáy. Sau 16 tuần thấy xuất hiện giun con bò ở khu vực nước thủy
triều lên (Bessie Ong, 1996).
Theo nghiên cứu của Hiroaki Tosuji et al. (2006), độ mặn ảnh hưởng lên quá
trình phát triển của ấu trùng giai đoạn đầu của Hediste japonica và loài H.
diadroma. Tuy nhiên, độ mặn thích hợp nhất cho sự phát triển của ấu trùng là 27.530‰ mặc dù đây là loài rộng muối 10-34‰ (Hiroaki Tosuji et al., 2006).
Nghiên cứu về việc sức chịu đựng của loài Capitella sp khi giảm dần độ mặn
tại nhiệt độ 20oC thì thấy rằng quá trình phát triển phôi không thấp tại độ mặn 1012‰ khi so sánh với kết quả tại độ mặn 25-30‰. Điều này chứng tỏ q trình ni
vỗ thành thục, cho đẻ và ương ni ấu trùng của lồi giun này cần được tiến hành ở
độ mặn 30‰.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM
2.2.1. Đặc điểm hình thái
Đặng Ngọc Thanh và cs. (1980) đã mơ tả chi tiết hình thái lồi này như
sau:rươi trưởng thành giống như con rết, có dạng hình ống, trụ trịn khơng đều
dẹt theo hướng lưng bụng, mặt bụng hơi lồi và ở giữa có rãnh sâu chạy dọc suốt
chiều dài cơ thể, phần sau hẹp dần về phía đi, mặt lưng gồ cao và có màu hồng
thẫm hơn.

Trong mơi trường tự nhiên, ngồi chuyển động trườn nhỏ các chi bên và sự
uốn lượn tạo sóng của tồn cơ thể, rươi cịn có chuyển động nhờ sự hơ hấp trong khi

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nó có thể di chuyển hay khơng. Nhờ đó mà lớp nước xung quanh ln xáo động,
giúp rươi có thể tạo được nguồn nước luôn mới, giàu ôxy hơn và giúp chúng hô hấp
được tốt hơn.Khi thành thục cơ thể rươi cái có màu xanh nhạt hay mầu nâu vàng
(màu của trứng), bên trong cơ thể chứa đầy trứng, trứng hình cầu.
2.2.2. Phân bố
Ở Việt Nam lồi rươi đã được đề cập
đến từ thế kỷ XVIII, sách “Vân đài
loại ngữ” của Lê Q Đơn (1778) đã
nói đến lồi rươi (Hịa trùng) như một
sản vật của nước ta. Loài rươi này
cũng thấy ở vùng Lĩnh Nam và Quảng
Đông, Trung Quốc, ông đã trích dẫn
tư liệu từ sách “Quang Đơng tân ngữ”
về con rươi, mơ tả hình dạng, nơi
Hình 2.1. Phân bố rươi ở Việt Nam
Vị trí rươi phân bố

sống và thời gian xuất hiện của chúng
theo trực quan và kinh nghiệm
(Nguyễn Văn Khang, 1991).

Một số nghiên cứu độc lập (Nguyễn Công Tiễu, 1927) đã thu mẫu để phân

tích lồi rươi tại vùng cửa sơng thuộc các tỉnh Hải Dương, Hải Phịng, Quảng Ninh
và Thái Bình.
Theo cơng bố trong Bách Khoa thủy sản (2007) thì tất cả các vùng nước lợ
thuộc các cửa sơng ở nước ta đều có rươi phân bố, nhưng nhiều hơn cả là các vùng
bãi triền của sông Văn Úc, sơng Hồng, sơng Thái Bình và một phần vùng sơng
Thanh Hố. Vùng Hải Dương có khu vực Tứ Kỳ là vùng có nhiều rươi nhất. Ở
những vùng này có nghề truyền thống đánh bắt rươi. Dựa vào màu sắc của rươi,
người dân phân biệt rươi thành 5 nhóm: Rươi hoa, rươi xăm, rươi câu, rươi chiêm và
rươi mùa. Nguyễn Quang Chương, (2009) cho rằng rươi xuất hiện nhiều ở vùng
đồng lúa ven các sông lớn như Kinh Thầy (Kinh Môn – Hải Dương) và các sông
Lạch Tray (Kiến An), sông Dế (An Hải), sông Luộc (An Lão), sông Văn Úc (Tiên
Lãng) Hải Phịng. Ngồi ra Rươi cịn xuất hiện ở các vùng cửa biển như Hoàng Tân

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


(Quảng Ninh), Đình Vũ – Cửa Cấm (Hải Phịng) những vùng trên đều nằm ở vùng
nước lợ cửa sông chịu tác động của thủy triều.
2.2.3. Môi trường sống
Năm 2008, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 đã tiến hành điều tra một
số địa điểm thu hoạch rươi tại miền Bắc và đã mô tả môi trường sống của rươi như
sau:Khi còn nhỏ rươi sống trên bề mặt lớp bùn nhão có mực nước nơng khoảng 15 30cm, nơi có những bụi cây cỏ mọc như cói, các, năn và có độ mặn dao động từ 0 5‰, pH từ 7,2 – 7,8. Khi phát triển đầy đủ các bộ phận trên cơ thể rươi sử dụng đôi
hàm kitin chắc khỏe của mình để đào hang và di chuyển dần lên nơi có nền đáy
cứng hơn, chúng sống dưới lớp bùn dày khoảng 10-50 cm có lỗ thơng với bề mặt
đáy. Rươi có đặc tính sống cố định một chỗ và ít di chuyển từ nơi này đến nơi khác
(Nguyễn Quang Chương, 2008), về đêm rươi ló đầu ra khỏi hang để tìm kiếm thức
ăn quanh miệng hang, những người có đầm rươi có thể căn cứ vào kích thước hình
dáng của miệng hang dự đốn được giai đoạn nào rươi dinh dưỡng và rươi xuất hiện

đi sinh sản để chủ động trong việc khai thác rươi trong đầm.
Chất đáy nơi rươi sống thường là bùn cát, thuộc các kênh mương, ruộng lúa,
ruộng cói thuộc khu vực bãi triều cửa sông, nơi chịu tác động trực tiếp của thủy
triều. Hàng tháng khi đến kỳ nước thuỷ triều, nước dâng lên mang theo lượng phù sa
và mùn bã hữu cơ đến làm thức ăn cho rươi. Sinh cảnh sống của rươi phụ thuộc vào
chế độ thủy triều (lúc thì ngập nước lúc thì khơ cạn) Nguyễn Quang Chương (2008).
2.2.4. Mùa vụ sinh sản
Rươi thành thục và xuất hiện vào những thời gian nhất định trong năm,
thường vào những ngày triều cường tháng 5 - 6 và tháng 9 - 10 âm lịch hàng năm và
rươi không xuất hiện vào những ngày trời nắng, có nước đục. Từ tháng 1 đến tháng
6 dương lịch, chế độ thủy triều lên, xuống về đêm nên rươi đi di cư sinh sản ban
đêm, khi xuất hiện chúng khơng nổi lên mặt nước mà đi chìm ở lưng chừng nước,
cách mặt bùn khoảng 20cm, rươi thường xuất hiện vào đầu con nước trước ngày
triều cường từ 2 - 3 ngày, trong thời gian này cơ thể chúng chứa ít sản phẩm sinh
dục hơn là rươi tháng 10 và tháng 12. Vào vụ mùa cơ thể rươi chứa đầy các sản
phẩm sinh dục nên chúng rất dễ bị vỡ, trong thời gian này thủy triều thường lên

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


xuống vào gần sáng do vậy rươi thường xuất hiện vào sáng sớm và bơi trên mặt
nước đi sinh sản, giai đoạn này nếu gặp điều kiện môi trường, thời tiết thích hợp
chúng sẽ xuất hiện với số lượng cá thể dày đặc (Nguyễn Công Tiễu, 1927).
2.2.5. Các yếu tố môi trường, thời tiết ảnh hưởng đến sinh sản rươi
Rươi xuất hiện di cư sinh sản ở độ trong của nước dao động 25 - 32cm, nhiệt
độ nước từ 24,40C - 29,70C nhiệt độ khơng khí từ 210C - 32,50C, độ mặn từ 0 -5‰,
pH từ 7,2 – 7,8, hàm lượng oxy từ 5,2mg/l – 6,45mg/l, tất cả các yếu tố trên đều
nằm trong khoảng phù hợp cho sự phát triển của phần lớn các loài động vật thủy sản

khác. Khi xem xét sự biến động của các yếu tố thủy hóa trong các đợt thu mẫu ta
thấy độ mặn của nước thủy triều cao nhất vào tháng 11 và tháng 12, tương ứng với
thời điểm này rươi đi sinh sản số lượng rất đông (Nguyễn Quang Chương, 2008).
2.2.6. Phân biệt đực cái
Trước đây đã có nhiều tranh cãi về hình thức sinh sản của rươi. Một số tác giả
(Nguyễn Cơng Tiễu, 1927) cho rằng rươi sinh sản vơ tính bằng cách phân chia cơ
thể thành nhiều cá thể nhỏ. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây (Koya et al., 2003;
Nguyễn Quang Chương và cs., 2008) đã khẳng định rằng rươi sinh sản hữu tính với
các sản phẩm sinh dục đực cái phân biệt rõ rệt. Khi thành thục rươi phân tính đực
cái và có màu sắc riêng biệt: Rươi cái có màu xanh nhạt, rươi đực có màu trắng đục,
cơ thể chúng có chiều dài khối lượng và số đốt trung bình là 4,33cm, 0,46gam và 60
đốt. Về hình dạng và cấu tạo cơ thể rươi đực tương tự như rươi cái, khi sinh trưởng
và phát triển trong hang dưới bùn thì quan sát bên ngồi hầu như khơng phân biệt
được đực cái, vào mùa sinh sản thì cơ thể chúng thay đổi màu sắc và rất dễ phân
biệt. Khi thành thục cơ thể rươi đực có màu sắc sặc sỡ, thường là mầu trắng đục pha
chút phớt hồng mặt bụng có mầu đỏ đậm, bên trong cơ thể chứa đầy tinh dịch, có
mầu trắng sữa.
2.2.7. Sinh sản nhân tạo
Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 đã khẳng định hình
thức sinh sản của rươi là hình thức sinh sản hữu tính; thời gian chúng sinh sản đều
ứng với kỳ con nước, tuần trăng, khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột bởi gió mùa và
mưa nhỏ, độ trong trung bình 34 cm, nhiệt độ nước 26,750C nhiệt độ khơng khí

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


26,680C, độ mặn 0,5‰, pH 7,65 và hàm lượng oxy hòa tan là 6,06mg/l Nguyễn
Quang Chương (2008).

Rươi cái
Qua quan sát mẫu cắt mơ trên kính hiển vi có thể phân sự phát triển của tuyến
sinh dục Rươi làm 4 giai đoạn (A, B, C, D).
Giai đoạn 1 (A)
Cho thấy tuyến sinh dục ở chân bên chưa phát triển, cơ bụng và cơ lưng rất
phát triển, ống tiêu hóa lớn, chân bên chưa phát triển, giai đoạn này Rươi đang tích
lũy vật chất dinh dưỡng cho cơ thể và phát triển tuyến sinh dục.
Giai đoạn 2 (B)
Tuyến sinh dục nằm ở phần gốc các chân bên, trứng được hình thành từ
những túi màng nhầy, giai đoạn này trứng có kích thước nhỏ và có nhiều hình dạng
khác nhau, chưa có nhân.
Giai đoạn 3 (C)
Trứng có nhiều dạng và nhiều kích cỡ khác nhau, dạng hình cầu, hay hình
elip và đã xuất hiện nhân rõ rệt, lúc này ống tiêu hóa được thu hẹp dần lại.
Giai đoạn 4 (D)
Trứng thành thục có hình cầu, xếp xít vào nhau, nhân nằm ở giữa, xung
quanh có các hạt mỡ, buồng trứng đã chiếm gần hết khoang cơ thể và chân bên của
Rươi, lúc này các cơ dọc ở lưng và cơ vòng ở bụng tiêu giảm đến mức nhỏ nhất.
Rươi đực
Xác định được 2 giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của Rươi đực
Giai đoạn 1 (A1)
Tuyến sinh dục chưa xuất hiện, gốc chân bên nhỏ, dài, ống tiêu hóa lớn có
chứa nhiều thức ăn thành cơ bụng và 2 bó cơ lưng lớn.
Giai đoạn 4 (D1)
Cơ thể Rươi thành thục, tuyến sinh dục phát triển chiếm gần hết khoang cơ
thể, các hệ cơ tiêu giảm, ống tiêu hóa thu hẹp và chứa đầy tinh dịch.

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối trung bình của rươi là 96.000 trứng/cá
thể hoặc 218.000 trứng/gam. Khi đến thời kỳ sinh sản rươi chui ra khỏi hang, phần
sau của rươi tiêu giảm (bắt đầu từ đốt thứ 50-60). Rươi ngừng dinh dưỡng, phần
trước phát triển, các cơ quan nội tạng tiêu giảm nhường chỗ cho sản phẩm sinh
dục, lúc này lớp da bên ngoài rất mỏng và rất dễ bị vỡ khi gặp tác động nhẹ. Vào
kỳ con nước thủy triều, khi gặp sự thay đổi thời tiết như mưa nhỏ, gió mùa, rươi
đồng loạt nổi lên mặt nước bơi chủ động theo nước thủy triều ra sông, biển để sinh
sản và chết. Trứng thụ tinh và phát triển thành ấu trùng rồi lại theo con nước thủy
triều trở về đầm, bãi triều để thực hiện một vòng đời mới (Nguyễn Quang Chương
và cs., 2008).
2.2.8. Tình hình ni và khai thác
Hiện nay, rươi được nuôi quảng canh chủ yếu tại các hộ dân thuộc các xã,
huyện gần cửa sông. Người dân đắp bờ làm đầm vài ha, sau đó cải tạo phần cịn lại
và lấy giống rươi ngồi tự nhiên, tạo điều kiện cho chúng sinh trưởng và phát triển
trong đầm. Đến mùa thu hoạch, người dân lấy nước vào đầm, xả nước qua cống
chứa đăng lưới, thu rươi và cung cấp ra thị trường (Nguyễn Quang Chương, 2008).
Phạm Đình Trọng (2006) đã theo dõi và đánh giá sản lượng của rươi qua
khảo sát và kết hợp sưu tầm tài liệu, bài viết trên các Báo của các tác giả khác
như Nguyễn Trọng Thạch (1980); Nguyễn Văn Khang (1991) đã có nhận định
rằng từ năm 1991 về trước, sản lượng rươi của tỉnh Hải Dương khai thác được
hàng năm dao động từ 10 - 20 tấn nhưng hiện nay con số này hầu như khơng cịn
nữa. Những năm 1991 về trước rươi xuất hiện từ 40 – 50 xã ven sông, từ năm
1991 trở lại đây rươi chỉ còn xuất hiện ở hơn 10 xã, song ở các xã này rươi xuất
hiện cũng không đều.

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Loài rươi Tylorrhynchus heterochaetus(Quatrefages,
1865);
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2 /2016 đến tháng2 /2017;
- Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm quốc gia giống hải sản miền Bắc-Viện nghiên
cứu nuôi trồng thủy sản I.
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Rươi bố mẹ tham gia
sinh sản

Phương pháp ấp trứng

Thu vớt ấu trùng

Tuyển chọn cho đẻ

Ấp trứng

Ương nuôi ấu trùng
giai đoạn trôi nổi

Kích thích sinh sản

Thu vớt trứng

Kết luận, nhận xét


Hình 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
3.2.1. Nghiên cứu ni vỗ rươi
Thí nghiệm 1: Ni vỗ rươi trong bể nhựa (5m3) với các loại thức ăn khác nhau
Thời gian thực hiện 3 đợt từ tháng 2 đến tháng 10 năm 2016. Thí nghiệm được
bố trí trong ba nghiệm thức (NT) mật độ thả như nhau (700con/L) ở các nghiệm
thức. NT1: Mùn bã hữu cơ; NT2: Thức ăn tổng hợp (60%Pr); NT3: Mùn bã hữu cơ
và thức ăn tổng hợp. Thức ăn sử dụng trong các nghiệm thức là Lansy (60%Pr) và
mùn bã hữu cơ theo. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Theo dõi các chỉ số về
tăng trưởng, thành thục, tỷ lệ sống, sức sinh sản.
3.2.2. Nghiên cứu cho rươi sinh sản bằng phương pháp nhân tạo
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của độ mặn tới tỷ lệ nở của ấu trùng rươi.

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Thời gian thực hiện: 2 đợt (tháng 10 và tháng 11/2016)
Nước đầm tại khu vực rươi sinh sản và nước biển có độ mặn 20‰, lấy về lọc kỹ qua
bể lọc cát, chứa trong xơ 80 lít.

Hình 3.2. Bố trí thí nghiệm
Cách bố trí: Gồm 12 xơ nhựa (V = 80 lít) được chia làm 4 mơi trường (mỗi
mơi trường 3 xơ), ba mơi trường nước có độ mặn lần lượt là 5‰; 10‰ và 15‰, môi
trường thứ tư làm đối chứng (nước đầm). Lượng nước chứa trong mỗi xô thí nghiệm
là 15lit, kiểm tra các yếu tố thủy hóa, kiểm tra tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và các giai
đoạn biến thái của ấu trùng.
Bảng 3.1. Trọng lượng trung bình của rươi tham gia sinh sản(n=100)
STT
Đợt 1

Đợt 2
TB/con

Trọng lượng (g)
Rươi cái
50,2
50,1
0,50± ,

Rươi đực
39,8
40,1
0,40± ,

Rươi bố mẹ thu được trong đầm tại An Lão (Hải Phòng), khi rươi nổi lên mặt
nước tiến hành thu rươi, sau khi thu gom chúng được rửa sạch bằng nước ngọt đã
được khử trùng. Rươi bố mẹ có trọng lượng trung bình 0,50g đối với rươi cái và
0,40g đối với dươi đực, mỗi đợt cho sinh sản từ 300g – 500g (500con – 1.000con)
rươi bố mẹ. Tinh trùng được thu bằng cách làm vỡ cơ thể đực, việc này được tiến
hành trong một chiếc đĩa khơ sau đó pha lỗng tinh trùng này vào nước, quá trình

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thu tinh được thực hiện trước khi thu trứng. Phương pháp thu trứng được thực hiện
tương tự: làm vỡ cá thể cái vào một chiếc đĩa khơ khác.

Hình 3.3. Tuyển chọn và ghép đực cái

Tiến hành thụ tinh nhân tạo với tỷ lệ đực cái là 1:4 (Bảng 2.2)
Bảng 3.2. Tỷ lệ rươi đực, rươi cái qua các lần sinh sản
STT
1
2

Đợt thu mẫu
Tháng 10
Tháng 11
Trung bình

Rươi đực
20
19
19.5

Rươi cái
80
81
80.5

Tỷ Lệ
1/4.0
1/4.2
1/4.1

Trứng rươi sau khi thụ tinh được lọc sạch qua lưới lọc và được chia đều vào
các xơ nhựa có độ mặn như đã bố trí ở trên, tiến hành sục khí 24/24. Thu mẫu và
quan sát trứng trên kính hiển vi 2h/lần, xác định tỷ lệ thụ tinh và quá trình phát triển
của phôi trong 3 ngày từ khi tiến hành thí nghiệm.

3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng thức ăn lên sinh trưởng của ấu trùng rươi trong
giai đoạn trơi nổi
Thí nghiệm 3:Ảnh hưởng của thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống ấu trùng
trôi nổi.
Ấu trùng sau 3 ngày tuổi bắt đầu cho ăn thức ăn ngoài. Sử dụng 3 nghiệm
thức thức ăn khác nhau: Tảo tươi (Nanochlropsis ocullata, Isochrysis galbana), thức
ăn tổng hợp (Lansy, 60% Pr), kết hợp tảo tươi và tổng hợp (Tỷ lệ trộn 50/50). Thí
nghiệm được thực hiện trong bể composite thể tích 0,5m3 với mật độ 500 con/ lít, mỗi
nghiệm thức được lặp lại 3 lần.

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Hình 3.4. Thức ăn dùng trong thí nghiệm
Hàng ngày cho ấu trùng ăn 4 lần, liều lượng 15 – 20% theo thể tích (cho ăn
có thể điều chỉnh theo điều kiện cụ thể).
Thí nghiệm được kéo dài cho đến khi ấu trùng bắt đầu xuống đáy (3 – 5 tia
cứng), xác định tỷ lệ sống của ấu trùng ở tất cả nghiệm thức.
3.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu
trùng rươi trong giai đoạn trơi nổi
Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng và tỷ lệ sống ấu trùng rươi
Ấu trùng được ương ở 4 mật độ khác nhau: 200 con/l; 300 con/l; 500 con/l;
700 con/l. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.

Hình 3.5. Bố trí thí nghiệm mật độ ương

15


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×