Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Luận văn thạc sĩ VNUA nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá còm (chitala ornata gray, 1831) tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.96 MB, 59 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

HỒNG THẾ ANH

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN TẠO
CÁ CÒM (Chitala ornata Gray, 1831) TẠI HÀ NỘI

Ngành:

Nuôi trồng thủy sản

Mã số:

60 62 03 01

Người hướng dẫn khoa học:

1. TS. Nguyễn Ngọc Tuấn
2. TS. Trần Thị Thúy Hà

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu sử dụng trong luận văn là trung
thực và chưa từng được cơng bố trong cơng trình nghiên cứu nào khác
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và
thơng tin trích dẫn tong luận văn đều được nêu rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Hoàng Thế Anh

i

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu Học viện Nông nghiệp Việt Nam,
Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Viện Đào tạo sau đại học - Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành
khóa đào tạo Thạc sỹ Ni trồng thủy sản niên khóa 2015-2017.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới TS. Nguyễn Ngọc Tuấn, TS. Trần Thị Thuý Hà đã
tận tình hướng dẫn tơi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới: ThS. Nguyễn Thị Biên Thùy, TS. Lê Văn Khôi,
ThS. Đỗ Văn Thịnh, ThS. Trần Thị Mai Hương, KS. Cao Phan Thưởng, KS. Đặng Thị
Hợi - cán bộ nghiên cứu tại Trung tâm Công nghệ sinh học thủy sản - Viện Nghiên cứu
Nuôi trồng thủy sản I đã giúp đỡ trong cơng việc chuẩn bị ao thí nghiệm.
Lời cám ơn cũng xin được gửi đến các anh chị cán bộ nghiên cứu tại Trung tâm
Trung tâm Giống thủy sản Hà Nội đã giúp đỡ trong cơng việc chuẩn bị ao thí nghiệm,
thu mẫu và hỗ trợ theo dõi.
Có được thành cơng ngày hơm nay, tơi cũng xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc
tới những người thân đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ để tôi yên tâm học tập,

nghiên cứu.
Nghiên cứu này được thực hiện bằng kinh phí của Đề tài “Nghiên cứu sản xuất
giống nhân tạo giống cá Còm (Chitala ornata Gray, 1831) tại Hà Nội” do Ủy ban
nhân dân thành phố Hà Nội tài trợ.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Hoàng Thế Anh

ii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ....................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Danh mục hình ........................................................................................................... vii
Phần 1. Mở đầu ....................................................................................................... viii
1.1.

Sự cần thiết của nghiên cứu .............................................................................. 1


1.2.

Mục tiêu đề tài .................................................................................................. 2

1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 2
1.3.

Nội dung nghiên cứu......................................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ......................................................................................... 3
2.1.

Đặc điểm phân loại cá còm ............................................................................... 3

2.2.

Đặc điểm hình thái ............................................................................................ 3

2.3.

Đặc điểm phân bố và môi trường sống .............................................................. 4

2.4.

Đặc điểm sinh trưởng ........................................................................................ 5

2.5.


Đặc điểm dinh dưỡng........................................................................................ 6

2.6.

Đặc điểm sinh sản. ............................................................................................ 6

2.7.

Các nghiên cứu về kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá cịm trong nước và
trên thế giới ...................................................................................................... 7

2.8.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ....................................... 10

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 12
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 12

3.2.

Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 12

3.3.

Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 12

3.4.


Bố trí thí nghiệm ............................................................................................. 12

Phần 4. Kết quả và thảo luận ................................................................................... 19
4.1.

Kết quả nuôi vỗ cá bố mẹ ................................................................................ 19

4.2.

Kết quả phương pháp cho đẻ nhân tạo............................................................. 24

iii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4.3.

Kết quả ương từ cá bột lên cá giống cỡ 3cm/con theo các mật độ khác nhau ........ 26

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................. 31
5.1.

Kết luận .......................................................................................................... 31

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 31

Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 31

Phụ lục ....................................................................................................................... 34

iv

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

MD20

Mật độ 20 cá bột/L

MD30

Mật độ 30 cá bột/L

MD40

Mật độ 40 cá bột/L

NT1

Khẩu phần ăn 1% khối lượng thân

NT2


Khẩu phần ăn 3% khối lượng thân

v

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Tăng trưởng và tỷ lệ sống cá bố mẹ nuôi vỗ ........................................... 21

Bảng 4.2.

Hệ số thành thục cá bố mẹ ...................................................................... 22

Bảng 4.3.

Tỷ lệ đẻ, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và tỷ lệ dị hình của trứng cá Còm .......... 24

Bảng 4.4.

Tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng tương đối theo ngày về chiều dài của cá .. 29

vi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1.

Cá Cịm Chitala ornata (Gray, 1831) ....................................................... 3

Hình 2.2.

Bản đồ phân bố cá Cịm ở khu vực châu Á .............................................. 4

Hình 3.1.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm nuôi vỗ cá bố mẹ giai đoạn thành thục ............... 13

Hình 3.2.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm ương cá Cịm ..................................................... 16

Hình 4.1.

Biến động nhiệt độ nước trong thời ni vỗ tích cực............................... 19

Hình 4.2.

Biến động pH nước ao ni vỗ tích cực cá bố mẹ ................................... 20

Hình 4.3.

Hàm lượng ô xy nước ao nuôi vỗ cá bố mẹ............................................. 20

Hình 4.4.


Hệ số thành thục cá Cịm cái .................................................................. 22

Hình 4.5.

Buồng trứng ........................................................................................... 23

Hình 4.6.

Túi tinh .................................................................................................. 23

Hình 4.7.

Tuyến sinh dục đực (tinh sào) cá Còm ở giai đoạn III chụp ở vật kính
10 (trái) và Chụp ở vật kính 40 (phải)..................................................... 23

Hình 4.8.

Tuyến sinh dục cái (buồng trứng) cá Cịm: Trứng giai đoạn IV và
Trứng ở giai đoạn V ............................................................................... 23

Hình 4.9.

Cá Cịm dị hình ...................................................................................... 25

Hình 4.10.

Tỷ lệ đẻ, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và tỷ lệ dị hình của trứng cá Cịm .......... 26

Hình 4.11.


Biến động nhiệt độ nước trong thời gian ương cá Còm ........................... 27

Hình 4.12.

Hàm lượng ơxy nước ao ương ni cá Cịm giai đoạn cá bột lên cỡ 2-3cm...... 27

Hình 4.13.

Biến động pH nước ao ương ni cá Cịm giai đoạn cá bột lên cỡ 2-3cm ...... 28

Hình 4.14.

Tăng trưởng về chiều dài sau 30 ngày ương............................................ 28

Hình 4.15.

Tỷ lệ sống (%) của cá Còm ở các mật độ ương ....................................... 30

vii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Luận văn này cung cấp những thơng tin khoa học về hồn thiện quy trình sản
xuất giống cá Còm ở Hà Nội. Đề tài tập trung nghiên cứu 3 vấn đề: Xác định khẩu phần
ăn trong quá trình ni vỗ thành thục cá bố mẹ; xác định được phương pháp sinh sản
phù hợp; xác định mật độ ương nuôi cá bột lên cá giống cỡ 3 cm phù hợp. Đề tài đã đạt
được những kết quả như sau:
Về khẩu phần ăn trong q trình ni vỗ thành thục cá bố mẹ: Tăng khẩu phần

ăn trong quá trình ni vỗ tích cực cá Cịm bố mẹ sẽ làm tăng tốc độ sinh trưởng và hệ
số thành thục.
Về xác định được phương pháp sinh sản phù hợp: Sinh sản tự nhiên và gieo tinh
nhân tạo cho kết quả về tỷ lệ đẻ tương đương nhau. Cả hai phương pháp có tỷ lệ ra bột
như nhau, nên tùy vào điều kiện cụ thể của tưng trại sản xuất giống khác nhau mà áp
dụng phương pháp thụ tinh cho phù hợp.
Về xác định mật độ ương nuôi cá bột lên cá giống cỡ 3 cm phù hợp: Ương ni
cá Cịm từ giai đoạn bột đến giai đoạn 3cm với các mật độ 30 cá bột/l là phù hợp nhất
về tăng trưởng chiều dài và tỷ lệ sống.

viii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ABSTRACT OF THE THESIS
This dissertation provides scientific information on how to complete the
producing process of COM fish (Chitala ornata ) in Hanoi. The subject will focus on
studying three issues: Determination of the diet in the process of breeding mature of the
broodstock; Identification of suitable reproduction methods; Determination of the
nursing density of baby fish to fingerlings of 3 cm in size. The subject has achieved the
following results:
Regarding the diets during broodstock maturation: Increasing the diet during
aggressive parental feeding of Chitala ornata broodstock will increase growth and
maturation.
Determination of suitable reproductive methods: Natural reproduction and
artificial insemination have resulted in similar birth rates. Both methods have the same
hatching rate, so dependent on the specific conditions of different hatcheries, the
fertilization method is applied accordingly.
Determination of the nursing density of baby fish to fingerlings of 3 cm in size,

it was found that the growth of breeding the Chitala ornata from the period of the baby
fish to 3cm one with densities of 30 baby fish / l was the most suitable for growth of
length and living rate.

ix

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU
Cá Cịm Chitala ornata (Gray, 1831) hay cịn có tên gọi khác là cá Thát Lát
cườm, cá Nàng hai. Cá có phân bố rộng rãi từ Nam Trung Bộ đến Đồng bằng
sơng Cửu Long (Nguyễn Văn Hảo, 2005). Cá Cịm có hình dạng giống như cá
Thát Lát nhưng có kích cỡ cơ thể lớn và tăng trọng nhanh hơn. Cá Còm có giá trị
kinh tế rất cao, thịt thơm ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn như làm chả
cá, kho tộ... được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Ngoài giá trị làm thực phẩm, cá
Cịm cịn được ni làm cá cảnh với giá trị cao do hình dạng thân khá đặc biệt,
cơ thể mềm mại và vây bơi uốn lượn hình gợn sóng. Trước đây, cá Cịm trong tự
nhiên khá phong phú, nhưng do khai thác quá mức nên hiện nay trở nên rất hiếm
và được xếp trong danh mục các loài thủy sinh quý hiếm, trong danh mục sách
đỏ Việt Nam được xếp ở mức đe dọa bậc T (Sách Đỏ Việt Nam, 1992). Việc
khôi phục, phát triển loài cá này trong khu hệ cá nước ngọt nước ta có ý nghĩa rất
quan trọng. Hiện nay sản xuất giống nhân tạo cá Cịm đã có kết quả tốt, có thể
chủ động sản xuất giống để phát triển ni cá Còm với sản lượng lớn nhằm cung
cấp loại thực phẩm có giá trị cao trên thị trường. Tuy nhiên, nghề ni cá Cịm
mới chỉ phát triển ở các tỉnh phía Nam, quy trình kỹ thuật chưa được phổ biến
rộng và cần thay đổi cho phù hợp đối với từng vùng miền bởi sự khác nhau về
điều kiện sinh thái.
Khu vực phía Bắc, cá Cịm bắt đầu mới được người dân đưa vào ni trong

vài năm trở lại đây. Vì vậy các nghiên cứu trên đối tượng này tài khu vực phía
Bắc cịn rất hạn chế. Năm 2013, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 đã thực
hiện đề tài “Nghiên cứu nuôi thương phẩm và thử nghiệm sản xuất giống cá Còm
tại Hà Nội”. Đề tài đã tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến thuần hóa,
thức ăn, lưu giống qua đông, quản lý sức khỏe, dịch bệnh và đã thăm dị thành
cơng sản xuất giống cá Cịm ở quy mơ thí nghiệm tuy nhiên tỷ lệ thụ tinh cịn
thấp. Đã thành cơng ương cá từ 3cm lên 10 cm và nuôi thương phẩm giai đoạn
nuoi thương phẩm. Từ đó mở ra hướng ni thương phẩm giống cá Cịm đồng
thời giải tỏa sức ép đối tượng ni mới ở miền Bắc.
Đề tài “Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo giống cá Còm (Chitala
ornata Gray,1831) tại Hà Nội” được thực hiện nhằm hồn thiện quy trình sản

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


suất giống cá Còm. Đồng thời làm phong phú đối tượng nuôi nước ngọt, giúp
chủ động phát triển giống và phục vụ nghề nuôi thủy sản hiệu quả ở miền Bắc.
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Có được cơng trình cơng nghệ sản sản xuất giống cá Cịm miền Bắc nhằm
chủ động nguồn giống phục vụ sản xuất
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu sản xuất nhân tạo giống cá Còm với mục tiêu cụ thể:
- Xác định khẩu phần ăn trong q trình ni vỗ thành thục cá bố mẹ.
- Xác định được phương pháp sinh sản phù hợp.
- Xác định mật độ ương nuôi cá bột lên cá giống cỡ 3 cm phù hợp.
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu phương pháp nuôi vỗ cá bố mẹ.

- Nghiên cứu phương pháp sinh sản nhân tạo.
- Nghiên cứu phương pháp ương từ cá bột lên cá giống cỡ 3cm/con theo
các mật độ khác nhau.

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI CÁ CỊM
Theo mơ tả của Fishbase (2000). Cá Cịm được phân loại như sau:
- Ngành có dây sống: Chordata
- Ngành phụ có xương sống Vertebrata
- Tổng lớp miệng có hàm Gnathostomata
- Lớp cá có xương Osteichthyes
- Bộ Osteoglossiformes
- Họ Notopteridea
- Giống Chilata
- Loài Chitala ornata (Gray, 1831)
- Tên Việt Nam: Cá Còm, cá Thát Lát cườm hoặc cá Nàng hai
- Tên tiếng Anh: Clown knife fish

Hình 2.1. Cá Cịm Chitala ornata (Gray, 1831)
Trước đây, cá Còm được xếp chung một giống với cá Thát Lát và có tên
khoa học đồng danh là Notopterus chilata hay Mystus chilata. Hiện nay, nhóm cá
này được tách riêng thành hai giống khác nhau là Notopterus và giống Chitala.
Trong đó cá Cịm được xếp vào giống Chitala (Phạm Văn Khánh, 2006).
2.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
Theo Mai Đình n và cs. (1992) cá Cịm có đặc điểm thân dài rất dẹp hai


3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


bên, lưng cong gồ lên và độ cong tăng theo kích thước của cá. Đầu nhỏ, nhọn,
dẹp bên. Miệng trước, rạch xiên, kéo dài quá viền sau mắt. Xương hàm trên phát
triển rộng. Răng nhọn lên và mọc ở hàm dưới, phần giữa xương hàm trước,
xương khẩu cái, xương lá mía và lưỡi. Có một đơi râu mũi ngắn, nhỏ. Mắt nằm
lệch về phía lưng của đầu, gần mút mõm hơn điểm cuối xương nắp mang.
Khoảng cách hai mắt cong và lồi, tương đương đường kính mắt. Lỗ mang rộng.
Màng mang rất phát triển. Lườn bụng bén, có hai hàng gai chạy dọc theo lườn
bụng. Vẩy nhỏ phủ khắp thân và đầu. Vẩy dính rất chắc, khó rụng. Vẩy ở đầu
nhỏ hơn hoặc bằng vẩy trên thân. Đường bên hoàn toàn từ mép trên lỗ mang và
chấm dứt ở giữa gốc vây đi. Vây lưng nhỏ, nằm lệch về phía sau thân, gần gốc
vây đuôi hơn mút mõm. Gốc vây hậu môn rất dài và nối liền với vây đuôi. Vây
ngực phát triển. Vây bụng rất nhỏ. Vây đuôi nhọn, trịn và khơng phân thuỳ.
Lưng và đầu màu xanh lục, hơng và bụng trắng. Cá Cịm nhỏ dưới 10 cm
có 10-15 hàng băng đen chạy ngang thân, các băng này mờ dần khi cá lớn và trở
thành những chấm đen lớn, trịn ở phần đi. Mỗi chấm đều có vành trắng bên
ngoài (5 - 10 trên các cá thể khác nhau). Ngay trên cùng một mẫu số lượng chấm
đen hai bên thân cũng không giống nhau (Trương Thủ Khoa,1993 ; Phạm Văn
Khánh, 2006). Kích thước cơ thể tối đa được ghi nhận vào khoảng 1 m và có
khối lượng thân đến 10 kg (Mai Đình Yên và cs. 1992).
2.3. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ MƠI TRƯỜNG SỐNG

Hình 2.2. Bản đồ phân bố cá Còm ở khu vực châu Á (Fishbase, 2000)

4


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Cá Cịm phân bố ở khu vực Nam và Đơng Nam Á, Việt Nam, Lào,
Campuchia, Thái Lan, Myanma, Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan (Steba, 1989;
Khan, 2000). Chúng sống ở những vùng nước sâu của các con sông, kênh rạch,
hồ chứa nước và ao đầm (Islam and Hossain, 1983). Ở nước ta, cá Còm phân bố
tự nhiên ở các tỉnh Nam Trung bộ và Nam Bộ, nơi khí hậu ấm áp quanh năm (Uỷ
hội sông Mêkông). Cá sống trong hầu hết các loại hình thủy vực nước ngọt giống
như cá Thát lát, thường gặp chúng ở các vùng cửa sông, ao hồ, ruộng, kênh rạch,
sơng ngịi, các vùng nước trũng ngập lụt.
Cá Cịm ưa sống ở những nơi nước tĩnh, nhờ có cơ quan hô hấp phụ
nên cá chịu được môi trường chật hẹp, ao nước tĩnh, vùng nhiễm phèn nhẹ và
vùng nước lợ ven biển. Chúng có thể sống ở những thủy vực hàm lượng ơxy hồ
tan ít do có cơ quan hô hấp phụ nên lấy được trực tiếp ôxy trong khơng khí để
duy trì hơ hấp. Mùa nước lớn, cá theo nước vào đồng ruộng để sinh sống; mùa
khô cá ra sơng rạch hoặc khu vực nước sâu. Ngồi ra, cá Cịm là lồi có khả năng
chống chịu tốt với điều kiện bất lợi, ít dịch bệnh thích hợp nuôi thâm canh với
mật độ và năng suất cao trong ao đầm.
2.4. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG
Cá cịm là lồi có kích thước lớn. Ngồi tự nhiên có thể gặp cá thể dài
đến 100 cm và nặng trên 10 kg (Quddus and Shafi, 1983; Rahman, 1989). Cá thể
lớn nhất được ghi nhận có trọng lượng thân đến 19 kg.
Rahman (1989) nghiên cứu về đặc điểm môi trường sống tự nhiên của
cá Cịm thích sống ở mơi trường nước hơi acid, pH 5,5 ÷ 8,5, ngưỡng nhiệt độ
nước từ 20 ÷ 30 0C (Phù hợp với điều kiện khí hậu miền Bắc) và độ mặn tối đa
6‰. Cá Cịm là lồi khác với cá Thát Lát thường ở đặc điểm kích thước cơ thể
lớn và sinh trưởng nhanh hơn. Cá có tốc độ lớn khá nhanh, hơn nhiều lần so với
tăng trưởng của cá Thát Lát. Cá con có tốc độ tăng trưởng nhanh trong 4 tuần

đầu, chiều dài nếu nuôi tốt cá có thể đạt 8 - 9 cm (Lê Quang Nha, 2000). Sau 6
tháng từ cá giống, cá có thể đạt 400-500 g/con và sau 12 tháng ni có thể đạt 1
kg/con. Mỗi năm cá có thể tăng từ 1 - 1,2 kg (Nguyễn Chung, 2006). So với cá
cùng họ thì cá Thát Lát (Chitala sp.) có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn cá Thát Lát
thường (Notopterus notopterus). Cá tăng trọng nhanh, thơng thường cá sau 1
năm tuổi có chiều dài trung bình khoảng 30 - 40 cm và nặng từ 800 - 1.200
g/con. Trong ao nuôi, cá Thát Lát cườm có thể đạt kích cỡ 500 - 600 g/con sau 6
tháng nuôi (Dương Nhựt Long, 2004). Trong điều kiện thức ăn ưa thích đầy đủ,
cá Cịm tăng trưởng nhanh, đạt khối lượng 1,5 - 2,0kg ở 1+ tuổi.

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.5. ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG
Hệ tiêu hố của lồi Chitala gồm miệng, thực quản, dạ dày và ruột. Cá có
miệng trước, rộng, rạch miệng xiên và kéo dài ra khỏi mắt, xương hàm trên phát
triển. Răng nhiều, nhọn mọc ở hàm dưới trên phần giữa xương trước hàm, trên
xương khẩu cái, xương lá mía và lưỡi. Ngồi ra cịn có đám răng nhỏ mịn trên
xương bướm phụ, vì vậy chúng có thể bắt giữ, cắn xé con mồi. Thực quản của cá
ngắn, rộng và có vách hơi dày. Dạ dày hình chữ J có vách hơi dày. Ranh giới
giữa ruột non và ruột già không phân biệt rõ ràng. Tỉ lệ Li/L0 = 0,3 cho nên đây
là loài ăn động vật (Dương Nhựt Long, 2003). Trần Thị Thanh Hiền và cs.(2007)
đã xác định tỉ lệ chiều dài ruột và chiều dài thân (Li/Ls) của cá Còm từ ngày tuổi
thứ 5 đến 30 biến đổi ít, dao động từ 0,31 - 0,5 và cá giai đoạn 30 ngày tuổi đã
thể hiện tính ăn động vật.
Cá Cịm mới nở có chiều dài cơ thể 10 - 12 mm. Nỗn hồng rất lớn, sau
giai đoạn dinh dưỡng nỗn hồng 3 - 5 ngày, cá có thể ăn thức ăn bên ngồi có
kích thước nhỏ như: Thức ăn công nghiệp dạng mịn, bột đậu nành … Nhưng ưa

thích nhất là các lồi sinh vật phù du. Giai đoạn trưởng thành, cá Cịm thích ăn
các lồi giáp xác, cơn trùng, cá tép nhỏ, ngồi ra cịn có khả năng sử dụng tốt
thức ăn chế biến (Phạm Văn Khánh, 2006; Đồn Khắc Độ, 2008). Thơng
thường, cá chiếm tỷ lệ từ 20,05 - 40,65% trong dạ dày cá Còm, còn giáp xác
chiếm 3,5- 38,39% và các tỷ lệ này phụ thuộc vào các vùng sinh sống khác
nhau của cá Thát Lát cườm. Lồi cá Cịm rất dữ, cá tấn công những con cá khác
để làm mồi khi đói. Khi bị sốc mơi trường hoặc thay đổi mồi ăn đột ngột chúng
có thể bỏ ăn cho đến khi kiệt sức và nhiễm bệnh chết. Do đó trong điều kiện
nuôi không nên gây sốc môi trường hay thay đổi mồi đột ngột mà phải tập cho
cá quen dần với thức ăn mới và cho cá ăn đúng giờ (Nguyễn Chung, 2006). Do
cá có đặc tính ăn động vật nên khi sử dụng thức ăn hỗn hợp các hàm lượng
carbohydrate cao để ni cá thì chúng phải được tập cho ăn từ nhỏ (Phạm Minh
Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2004).
2.6. ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN.
Cá đực và cá cái có thể phân biệt theo hình dạng ngồi: Cá đực có vây
bụng kéo dài q gốc vây hậu mơn và có gai sinh dục phát triển; cịn cá cái thì
vây bụng chỉ kéo dài gần tới gốc vây hậu môn gai hậu môn ngắn và tù. Tuyến
sinh dục của cá đực gồm hai thùy, trong đó có một thùy bị thối hố. Tuyến sinh
dục của cá cái chỉ là một thùy lớn, giống như một cái túi. Kích cỡ trứng cá khi

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thành thục và sinh sản có kích thước khá lớn, tương tự kích cỡ trứng của cá Thát
Lát (2-2,2 mm), trứng cũng có dạng hình trịn, màu vàng, có tính dính. Cá Cịm
cũng có tập tính làm tổ trước khi sinh sản và đẻ trứng dính vào tổ hoặc giá thể
như khúc gỗ, đoạn cây tre, cây thủy sinh.
Mùa vụ sinh sản của cá Còm ở miền Nam thường tập trung từ tháng 5 8. Cá Cịm có buồng trứng phát triển không đều. Trong tự nhiên, cá thường đẻ

trên các vùng nước cạn nơi có những thân cây, rễ cây ngập trong nước. Tới
thời kỳ sinh sản, ống sinh sản lồi ra từ vùng huyệt của con cái, ống này dài
khoảng 1,25cm và đường kính 0,6 cm (Smith ,1945). Con cái dùng ống này
lướt qua lại trên giá thể để dọn sạch ổ đẻ. Tập tính chuẩn bị ổ đẻ của cá cái
tiếp tục khoảng vài giờ cho đến khi con đực đến cặp đơi. Sau đó cả bố mẹ đều
dọn tổ và bắt đầu cuộn tròn vào nhau và đẻ trứng. Cá đẻ nhiều đợt, mỗi đợt
khoảng 10-15 trứng (Chu Lân, 1969). Sau khi con cái đẻ trứng trên ổ đã dọn
sẵn, con đực bơi theo và thụ tinh cho trứng. Sau khi thụ tinh, cá đực canh gác
tổ, dùng vây quạt nước để cung cấp ô xy cho phôi phát triển, cá cái không
tham gia vào việc này (Phạm Văn Khánh, 2006). Trứng sẽ nở trong vòng 6
ngày ở nhiệt độ 30oC. Mỗi lứa, cá đẻ từ vài trăm trứng đến khoảng 1.000
trứng/kg cá cái. Sức sinh sản tuyệt đối thấp.
Trong điều kiện nuôi, cá thành thục sớm hơn trong tự nhiên, sau một năm
tuổi cá đã phát dục thành thục và tham gia sinh sản. Cá sinh sản tốt từ mùa sinh
sản thứ hai trở đi. Sức sinh sản tuyệt đối 1.415 - 3.676 trứng/cá cái (1-1,8kg), sức
sinh sản tương đối 1.381 - 1.858 trứng/kg cá cái. Sức sinh sản thực tế đạt 580 923 trứng/kg cá cái. Trứng giai đoạn IV có màu vàng nhạt, đường kính trứng dao
động 2,3 - 3 mm. Ở nhiệt độ 28,3oC, thời gian phát triển phôi kéo dài 7 ngày.
Trứng cá Cịm thường nở khơng đồng loạt, ở nhiệt độ 25 - 31oC thời gian nở kéo
dài 122 - 165 giờ.
2.7. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN TẠO
CÁ CÒM TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI
* Ở Việt Nam:
Ở nước ta, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành cơng sản xuất giống
nhân tạo cá Cịm ở miền Nam xong chưa có nghiên cứu nào về sản xuất giống
cá Cịm ở các tỉnh phía Bắc, nơi có điều kiện thời tiết khí hậu khác với đồng
bằng Nam Bộ. Kỹ thuật sản xuất giống cá Còm ở miền Nam theo Phạm Văn
Khánh và cộng sự:

7


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Nuôi vỗ cá bố mẹ: Ao nuôi là ao đất hoặc xây xung quanh bằng gạch
hoặc bê tơng, có diện tích 200 m2 trở lên, độ sâu 0,8-1,0 m nước. Ao có thể cắm
trà hoặc thả một ít bèo lục bình làm nơi trú ẩn cho cá. Ao được tẩy dọn trước khi
thả cá. Cá đưa vào nuôi vỗ có kích cỡ từ 300 g trở lên. Mật độ nuôi vỗ 1,5 - 2,0
kg/10m2. Tỷ lệ cá đực/cái là 1/1 hoặc 2/1. Cho ăn thức ăn là cá tạp với khẩu phần
5 - 8% khối lượng thân. Thay nước hàng tuần từ 40-50% lượng nước trong ao
nuôi vỗ.
- Kỹ thuật sinh sản: Có thể cho đẻ từng cặp trong bể hoặc cho cá đẻ trong
ao đất xong phổ biến nhất là cho cá đẻ trong ao đất.
+ Ao sinh sản được dọn sạch, vét sạch bùn trước khi lấy nước thả cá bố mẹ
cho đẻ. Thả thêm giá thể để làm giá thể cho cá đẻ.
+ Chọn cá bố mẹ cho sinh sản: Chọn cá cái bụng to, mềm, kiểm tra thấy
các hạt trứng căng trịn, đường kính trứng từ 2 - 2,2 mm, bề mặt trứng còn rất ít
mạch máu hoặc mạch máu đứt đoạn. Màu sắc thân cá đực lúc này sáng vàng hơn
trước và có những đơng tác bắt cặp với cá cái.
+ Tiêm kích dục tố và cho sinh sản: Sau khi tuyển chọn cá đực và cá cái thì
tiêm kích dục tố hoặc chất kích thích sinh sản cho cá. Kích dục tố là HCG và
chất kích thích sinh sản là LH - RHa kết hợp với DOM. Liều lượng cụ thể như
sau: Dùng HCG: Cá cái tiêm 4.000 - 4.500 IU/kg, cá đực tiêm 1.000 - 1.500
IU/kg. Dùng LH - RHa: Cá cái tiêm 120 - 150 µg/kg. Cá đực tiêm 40 - 50 µg/kg.
Sau khi tiêm, thả cá bố mẹ vào trong ao sinh sản, kích thích cá rụng trứng bằng
cách tạo dòng nước chảy nhẹ. Thời gian hiệu ứng của thuốc là 48 - 72 giờ trong
điều kiện nhiệt độ từ 24 - 250C. Sau khi cá đẻ cần vớt trứng để ấp riêng.
+ Ấp trứng trong các bể composite có nước chảy nhẹ kết hợp sục khí.
+ Có thể cho đẻ bằng cách vuốt trứng và thụ tinh khô. Tuy nhiên biện pháp
thụ tinh khô cần phải mổ cá đực để lấy tinh sào, nghiền nát để thụ tinh cho trứng.
Cách này tuy chủ động hơn nhưng làm hao hụt cá đực nên ít được áp dụng hơn.

Một nghiên cứu khác của Phạm Minh Thành và cộng sự (2008) về sự
thành thục trong ao và kích thích cho sinh sản cá Cịm chỉ ra rằng. Cá Cịm được
ni vỗ bằng thức ăn là cá tươi 50% kết hợp với 50% thức ăn cơng nghiệp hiệu
Cargill có hàm lượng đạm 32% đều bắt đầu thành thục vào tháng 2. Tỷ lệ cá
thành thục và hệ số thành thục của cá gia tăng theo các tháng nuôi, đạt cao nhất
vào tháng 5. Từ sau tháng 5 các chỉ số này giảm dần đến tháng 8. Trong nghiên

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


cứu này nhóm tác giả cũng chỉ ra rằng cá Cịm có cho sinh sản nhân tạo bằng loại
kích thích tố là LH - RHa và cho kết quả tốt. Tỷ lệ cá tham gia sinh sản gia tăng
theo thời gian, sau 24 giờ đạt 60%; sau 36 giờ đạt 85%; sau 48 giờ đạt 95%.
Nghiên cứu xác định hàm lượng dinh dưỡng phù hợp cho cá Còm giai đoạn
ương từ cá hương lên cá giống đã được đề tài “Nghiên cứu nuôi thương phẩm và
thử nghiệm sản xuất giống cá Còm tại Hà Nội” (Nguyễn Văn Tiến, 2013) tiến
hành và đề tài đã đạt được một số kết quả như sau:
- Đã xây dựng được quy trình kỹ thuật ni thương phẩm cá Cịm trong ao
năng suất trung bình 11,5 tấn/ha, kích cỡ cá thương phẩm trên 500g/con.
- Xác định được thức ăn hỗn hợp 35% protein là phù hợp để ương ni cá
Cịm giai đoạn cá giống từ 2-3 cm/con lên 10 cm/con.
- Xác định được thức ăn cơng nghiệp có hàm lượng đạm 30% là thức ăn
phù hợp nhất cho giai đoạn ni thương phẩm cá Cịm.
- Xác định được mật độ lưu giữ cá Còm giống qua đông phù hợp là 10
con/m2, cá hậu bị là 2 - 5 con/m2. Thức ăn phù hợp cho cá Cịm lưu qua đơng là
thức ăn viên nổi có hàm lượng protein 30%.
- Cá Cịm có khả năng kích thích sinh sản nhân tạo bằng các loại kích dục
tố như: LH - RHa + DOM, HCG và Não thuỳ thể. Loại kích dục tố LH - RHa +

DOM cho kết quả tốt nhất đạt 83,33%.
- Sức sinh sản sinh sản của cá Cịm trong thí nghiệm trung bình đạt 0,8 - 1
trứng/g cá thể cái, tỷ lệ cá đẻ đạt 83,33%, tỷ lệ thụ tinh đạt từ 88,64% tới 91,
32%, tỷ lệ nở đạt từ 81,17% đến 86,67%.
Mặc dù đề tài đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng các kết quả mới
chỉ ở quy mơ thí nghiệm. Để nâng cao hiệu quả ứng dụng cần thiết phải hồn
thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống, mật độ ương trong giai bột lên cỡ 3cm
đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào được cơng bố.
* Trên thế giới:
Trên thế giới việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Còm vẫn còn nhiều
hạn chế, các nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc mô tả hoạt động sinh sản của cá
trong tự nhiên, tạo điều kiện cho cá đẻ tự nhiên. Ở Châu Á, Thái Lan và Việt
Nam là hai nước đi đầu trong công tác nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo cá
Còm. Cá Còm đã được sản xuất giống nhân tạo từ thập niên 90 ở Thái Lan (Ủy
hội sông Mêkông, 1999).

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Để nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của cá Còm, (Hossain et al.,
2006) đã thu thập 4 cặp cá Còm bố mẹ (cá cái 4,2 - 5,0 kg ; cá đực 2,8 - 3,6 kg)
từ sông Modhumoti (Bangladesh) vào tuần đầu tiên của tháng 7 và nuôi trong 4
ao diện tích từ 900 - 1300 m2, độ sâu 1,5 - 1,7 m. Cá đã thành thục sinh sản tự
nhiên trong ao. Thế hệ F1 của đàn cá gốc này được sử dụng để nghiên cứu đặc
điểm sinh học sinh sản và sản xuất giống. Theo nghiên cứu này, cá Còm thành
thục và tham gia sinh sản lần đầu ở tuổi thứ 3. Tinh sào của con đực có màu kem
sáng, nỗn sào của cá cái có màu nâu nhạt. Sức sinh sản tuyệt đối 5.761 trứng
trên cá thể cái có khối lượng thân 4.200g. Nhìn chung, cá cái có sức sinh sản

tuyệt đối thấp do trứng có kích thước lớn (khối lượng 1 trứng là 54mg và đường
kính 4,58mm). Tập tính sinh sản của cá Cịm là đẻ trong tổ đẻ và canh gác trứng
(Azadi et al., 1995). Trứng cá Cịm dạng bám dính, sau khi đẻ trứng bám vào các
giá thể và tỷ lệ nở của cá bột đạt trên 90% (Hossain et al., 2006). Cá thường đẻ
vào tuần trăng khi trăng tròn hoặc trăng non, sau khi đẻ trứng bám vào các giá
thể của tổ đẻ. Tỷ lệ cá cái/cá đực trong tự nhiên là: 0,7 :1,0. tỷ lệ này cũng tương
tự trong điều kiện nuôi trong ao (0,69 :1,0) (Hossain et al., 2006).
2.8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Trước đây đã có nhiều nghiên cứu về cá Cịm được thực hiện, từ đặc điểm
phân loại học (Mai Đình Yên và cs., 1992) đến sinh sản nhân tạo và nuôi thương
phẩm (Phạm Văn Khánh, 2006; Đồn Khắc Độ, 2008). Quy trình kỹ thuật sản
xuất giống và ni thương phẩm cá Cịm cũng đã được đưa ra, tuy nhiên các quy
trình này chủ yếu để áp dụng đối với ni cá Cịm ở các tỉnh phía Nam. Do cá
Cịm có khả năng chịu lạnh kém nên khi áp dụng vào nuôi ở các tỉnh phía Bắc đã
cho năng suất khơng cao như ở các tỉnh phía Nam.
Năm 2011- 2013, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 đã thực hiện đề
tài “Nghiên cứu nuôi thương phẩm và thử nghiệm sản xuất giống cá Còm tại Hà
Nội”. Đề tài mới chỉ bước đầu cho sinh sản nhân tạo, trong quá trình thực hiện
chưa ổn định và chỉ có ba đợt cho sinh sản nhân tạo thành công. Nuôi vỗ thành
thục cá bố mẹ đã chỉ ra được mùa vụ nuôi vỗ bắt đầu từ tháng 5 - 6, nhưng lượng
thức ăn cho từng giai đoạn nuôi vỗ chưa phù hợp. Về phương pháp kích thích
sinh sản đã xác định được loại kích dục tố LH - Rha + DOM cho kết quả tốt
nhưng chưa xác định phương pháp thụ tinh thích hợp. Về kỹ thuật ương từ cá bột
lên cá giống mới chỉ dừng lại ở quy trình ương từ cá bột lên cá hương cỡ 3
cm/con và chưa nghiên cứu xác định mật độ ni phù hợp. Chính vì vậy nghiên

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



cứu được thực hiện sẽ bổ sung, hoàn thiện quy trình cơng nghệ sản xuất giống cá
Cịm, từ đó có thể áp dụng trong thực tiễn sản xuất, tiến tới chủ động được con
giống, giảm sự lệ thuộc vào nguồn giống khai thác ngoài tự nhiên được vận
chuyển từ miền Nam ra, giảm chi phí sản xuất. Sản xuất thành cơng cá Cịm
giống ở Hà Nội nhằm thúc đẩy nghề ni cá Cịm ở Hà Nội và các địa phương
phía Bắc có điều kiện tương tự Hà Nội.

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
- Địa điểm nghiên cứu:
+ Trung tâm giống Thủy sản nước ngọt Hà Nội. Địa chỉ: Xã Thanh Thùy huyện Thanh Oai - Thành phố Hà Nội.
+ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1. Địa chỉ: Xã Đình Bảng - Thị xã
Từ Sơn - Tỉnh Bắc Ninh.
+ Trại cá Kim Sơn - Gia Lâm - Hà Nội, thuộc công ty cổ phần quốc tế
Minh Phú
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/ 2016 đến 5/ 2017
3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.3.1. Cá thí nghiệm
- Đối tượng nghiên cứu: Lồi cá Cịm Chitala ornata (Gray, 1831) bao gồm
200 cặp từ đề tài nuôi thương phẩm cá Còm và 50 cặp được tuyển thêm được
nhập từ miền Nam.
- Nghiên cứu được thực hiện trên 250 cặp cá bố mẹ khỏe mạnh, khơng dị
hình, có khối lượng trung bình trên 500 g/con và chiều dài tối thiểu 18 cm. Mật

độ nuôi vỗ là 4 con/m2.
3.3.2. Dụng cụ thí nghiệm
+ Nhiệt độ: đo bằng nhiệt kế thuỷ ngân, đo nhiệt độ 2 lần/ ngày (6h và 14h).
+ Hàm lượng ơxy hồ tan: dùng máy đo ơxy, đo 2 lần/ ngày (6h và 14h).
+ pH: dùng máy đo pH meter, 2 ngày/ lần.
+ NH3: đo bằng test kit của Sera (Đức).
3.4. BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
3.4.1. Thí nghiệm 1:Ni vỗ cá bố mẹ từ giai đoạn ni vỗ tích cực đến nuôi
vỗ thành thục
* Thời gian và địa điểm nuôi vỗ
- Thời gian nuôi vỗ 6 tháng bắt đầu từ tháng 10/2016 đến tháng 4/2017 tại
trại cá Kim Sơn - Gia Lâm - Hà Nội, thuộc công ty cổ phần quốc tế Minh Phú. Các

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thông số môi trường ổn định: pH: 7,0 - 8,0, nhiệt độ 28 - 30oC. Nước cấp được lọc
qua túi vải mắt lưới a = 200µm để loại bỏ tạp chất trước khi đưa vào sử dụng.
Số lượng giai nuôi: 6 giai, 3 giai/1 nghiệm thức. Các giai thí nghiệm được
bố trí chung trong một ao, mật độ ni 4 con/m2.
- Giai đoạn ni vỗ tích cực trong 4 tháng:
Cá được cho ăn 2 lần/ngày vào 8h và 14h, khẩu phần ăn 5% trọng lượng
thân trong 2 tháng đầu, 2 tháng cuối trong q trình ni vỗ tích cực cho ăn 3%
trọng lượng thân. Thức ăn sử dụng trong quá trình ni vỗ là thức ăn cơng
nghiệp chứa Minh Hiếu 40% Protein.
- Quản lý ao nuôi: không thay nước trong q trình ni vỗ. Định kỳ bón
BKC hàng tháng để xử lý môi trường ao nuôi. Định kỳ thu thức ăn thừa, chất bẩn
trong ao nuôi.

- Giai đoạn nuôi vỗ thành thục trong 2 tháng:
Thí nghiệm ni vỗ thành thục cá Cịm được bố trí trong các giai(Các giai
được chia làm 2 nghiệm thức để theo dõi) có kích thước 10 x 5 x 1,5m ở trong ao
nuôi 1500m2, độ sâu nước từ 1,5-1,8 m. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Sơ
đồ bố trí thí nghiệm được trình bày trong hình 3.1.

NT1

NT2

NT2

(Giai 1)

(Giai 3)

(Giai 5)

NT2

NT1

NT1

(Giai 2)

(Giai 4)

(Giai 6)


Hình 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ni vỗ cá bố mẹ giai đoạn thành thục
- Cá được cho ăn 2 lần/ngày vào 8h và 14h. Thức ăn sử dụng trong q trình
ni vỗ là thức ăn cơng nghiệp Minh Hiếu chứa 40% Protein.
Nghiệm thức 1: Khẩu phần ăn 1% khối lượng thân
Nghiệm thức 2: Khẩu phần ăn 3% khối lượng thân
- Quản lý ao nuôi: Thay nước mới 1 lần/tuần, mỗi lần thay 1/3 lượng nước
trong ao. Định kỳ bón BKC hàng tháng để xử lý mơi trường ao nuôi. Định kỳ thu
thức ăn thừa, chất bẩn trong ao nuôi.

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


* Thu mẫu
- Hàng tuần kiểm tra nhiệt độ, hàm lượng ơxy hịa tan bằng bộ kit Sera
của Đức.
- Sau 2 tháng nuôi vỗ, định kỳ 30 ngày kiểm tra ngẫu nhiên 50 cá thể ở mỗi
nghiệm thức thí nghiệm để xác định tăng trưởng. Kiểm tra ngẫu nhiên 5 cá thể để
xác định hệ số thành thục của cá cái.
3.4.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu phương pháp sinh sản nhân tạo thích hợp
với cá Cịm
Sinh sản nhân tạo:
- Chọn cá bố mẹ cho sinh sản: Chọn những cá thể khơng bị sây sát, khơng
dị hình, khoẻ mạnh. Cá cái chọn con có bụng to, mềm, gai sinh dục sưng và đầu
mút hơi ửng hồng. Cá đực chọn cá có gai sinh dục dài và nhọn.
- Kích dục tố và liều sử dụng:
+ Kích dục tố được sử dụng trong thí nghiệm: LRHa + DOM.
+ Liều lượng: 150µg LRHa + 10mg DOM/kg cá cái. Kích dục tố được chia
làm 2 liều tiêm (Lần 1: 50μg; lần 2: 150μg cho 1kg các cái), liều sơ bộ tiêm cách

liều quyết định 24 giờ. Đối với cá đực chỉ tiêm 1 liều bằng 1/2 liều tiêm cho cá
cái vào cùng thời gian tiêm liều thứ hai cho cá cái.
Hai hình thức thụ tinh được nghiên cứu và bố trí thử nghiệm như sau:
- Thí nghiệm 1 (Sinh sản tự nhiên): Sau khi tiêm kích dục tố, thả cá vào
bể xi măng (150x100x70cm) chứa 500 lít nước sạch có đặt sẵn giá thể và phủ
bèo lục bình trên mặt. Tạo dịng nước chảy nhẹ và liên tục đến khi kết thúc quá
trình sinh sản để tạo thêm sự hưng phấn đối với cá. Tỷ lệ cá đực cái bố trí cho
đẻ là 1/1.
- Thí nghiệm 2 (Gieo tinh nhân tạo): cũng giống như hình thức trên, cá sau
khi được tiêm kích dục tố, cá được cho vào bể kích thước nước liên tục nhưng
khơng đặt giá thể và bèo. Theo dõi và kiểm tra phát hiện trứng rụng đồng loạt,
tiến hành giải phẫu lấy buồng tinh cá đực, vuốt trứng vào thau nhỏ và áp dụng
gieo tinh bán khô. Tỷ lệ cá đực cái tham gia sinh sản: 1/2 - 1/3. Khi trứng đã
được cho thụ tinh xong, khử tính dính của chúng bằng dung dịch tananh (0,15%).
Sau đó cho lên bình vây ấp trứng.

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chuẩn bị bể ấp
Bể ấp xi măng được vệ sinh sạch sẽ và khử trùng bằng nước javen, sau đó
rửa sạch và tiến hành cấp nước ½ thể tích bể, sục khí cung cấp ơxy cho nước bể
ấp. Giá thể cố định trứng được vệ sinh sạch sẽ và khử trùng sau đó tiến hành để
trong bể ấp
Thí nghiệm được tiến hành trong ba đợt sinh sản. Trứng được ấp trong bể
bình vây.
Chăm sóc quản lý
- Sau khi thu trứng và tiến hành thụ tinh nhân tạo. Trứng được cho ấp

trong bình vây.
- Sục khí nhẹ đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy hòa tan cho trứng phát
triển.
- Thường xuyên kiểm tra và loại bỏ những quả trứng hỏng.
- Nhiệt độ khơng khí và nhiệt độ nước được đo ngày 2 lần vào 7h sáng và
15h chiều bằng nhiệt kế bách phân.
- Ơxy hịa tan, pH được xác định 1 lần/ngày vào lúc 7h sáng bằng bộ kít
Sera của Đức.
3.4.3. Thí nghiệm 3. Ương ni cá Cịm từ cá bột lên cá giống cỡ 3cm/con ở
các mật độ khác nhau
- Thí nghiệm với 3 mật độ: 20 cá bột/L, 30 cá bột/L, 40 cá bột/L nhằm xác
định mật độ ương cá bột phù hợp nhất.
- Thí nghiệm 3 được triển khai ở 9 bể kính có kích thước (100x50x70cm).
Mỗi nghiệm thức mật độ được lặp lại 3 lần. Cá Còm bột (chiều dài thân trung
bình 1cm) được mua và vận chuyển bằng đường hàng không từ trại giống trong
Đồng bằng sông Cửu Long ra Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1. Sơ đồ bố
trí thí nghiệm được trình bày trong hình 3.2.

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×