Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Luận văn thạc sĩ VNUA quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp ở quận long biên, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 125 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN KHÁNH LINH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TỒN THỰC PHẨM
TRONG SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP Ở
QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã ngành:

60 62 01 15

Người hướng dẫn khoa học :

TS. Nguyễn Viết Đăng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà nội, ngày…. tháng…. năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Khánh Linh

i

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Viết Đăng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế nơng nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn - Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện
đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức phòng kinh tế quận
Long Biên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn./.
Hà nội, ngày…. tháng…. năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Khánh Linh


ii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ, hình, sơ đồ ........................................................................................ ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết ...................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................. 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về an toàn thực
phẩm trong sản xuất nông nghiệp ................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất
nông nghiệp ........................................................................................................ 4

2.1.1.

Một số khái niệm về quản lý Nhà nước về an tồn thực phẩm trong sản
xuất nơng nghiệp ................................................................................................ 4


2.1.2.

Đặc điểm của quản lý Nhà nước về an tồn thực phẩm trong sản xuất
nơng nghiệp ........................................................................................................ 7

2.1.3.

Nội dung của quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất
nông nghiệp ........................................................................................................ 8

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trong
sản xuất nông nghiệp ........................................................................................ 12

2.2.

Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản
xuât nông nghiệp .............................................................................................. 14

iii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.2.1.

Kinh nghiệm các nước về quản lý Nhà nước về an tồn thực phẩm trong
sản xuất nơng nghiệp ........................................................................................ 14


2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm của một số địa
phương tại Việt Nam ........................................................................................ 18

2.2.3.

Bài học rút ra cho tăng cường quản lý Nhà nước về an tồn thực phẩm
trong sản xuất nơng nghiệp ở quận Long Biên................................................. 21

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 23
3.1.

Đặc điểm địa bàn .............................................................................................. 23

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 23

3.1.2.

Điều kiện Kinh tế - xã hội quận Long Biên ...................................................... 25

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 29

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................................. 29


3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................ 30

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 32

3.2.4.

Phương pháp phân tích ..................................................................................... 32

3.3.

Hệ thống chỉ tiêu .............................................................................................. 33

3.3.1.

Chỉ tiêu kỹ thuật về đánh giá chất lượng an toàn thực phẩm............................ 33

3.3.2.

Phản ánh tình hình thực hiện an tồn thực phẩm của người dân ..................... 33

3.3.3.

Phản ánh tình hình quản lý ............................................................................... 33

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 35

4.1.

Tình hình an tồn thực phẩm trong sản xuất nơng nghiệp tại quận Long
Biên .................................................................................................................. 35

4.2.

Thực trạng quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm trong sản xuất nơng
nghiệp tại quận Long Biên ............................................................................... 40

4.2.1.

Tình hình xây dựng hệ thống văn bản và thực hiện của người dân .................. 40

4.2.2.

Tình hình tập huấn, đào tạo, tun tryền về an tồn thực phẩm trong sản
xuất nông nghiệp .............................................................................................. 63

4.2.3.

Thực trạng công tác cấp thủ tục hành chính về an tồn thực phẩm trong
sản xuất nông nghiệp ........................................................................................ 68

4.2.4.

Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm .................................... 72

4.3.


Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm trong
sản xuất nơng nghiệp ........................................................................................ 81

iv

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4.3.1.

Chính sách Nhà nước về quản lý ...................................................................... 81

4.3.2.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý .................................... 83

4.3.3.

Năng lực của cán bộ quản lý ............................................................................. 84

4.3.4.

Kinh phí, nguồn lực tài chính ........................................................................... 85

4.3.5.

Nhận thức của các hộ sản xuất nông nghiệp ..................................................... 86

4.4.


Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản
xuất nông nghiệp .............................................................................................. 88

4.4.1.

Định hướng quản lý Nhà nước về an tồn thực phẩm trong sản xuất
nơng nghiệp quận Long Biên thời gian tới ....................................................... 88

4.4.2.

Giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản
xuất nông nghiệp .............................................................................................. 89

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 94
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 94

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 95

5.2.1.

Đối với Nhà nước ............................................................................................. 95

5.2.2.

Đối với thành phố Hà Nội ................................................................................. 95


5.2.3.

Đối với quận Long Biên ................................................................................... 95

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 96
Phụ lục .......................................................................................................................... 99

v

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ATTP

An toàn thực phẩm

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn

BVTV


Bảo vệ thực vật

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CSVC

Cơ sở vật chất

DN

Doanh nghiệp

GCN

Giấy chứng nhận

HACCP

Hazard Analysis and Critical Control Point System
(Phân tích mối nguy và kiểm sốt giới hạn)

HĐND

Hội đồng nhân dân

KT-XH


Kinh tế - Xã hội

QLNN

Quản lý Nhà nước

UBTVQH

Ủy ban Thường vụ Quốc hội

VHTT

Văn hóa thơng tin

VSATTP

Vệ sinh an tồn thực phẩm

VTNN

Vật tư nơng nghiệp

vi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quận Long Biên ........................................ 26
Bảng 3.2. Phân bổ mẫu điều tra, phỏng vấn quận Long Biên ....................................... 31

Bảng 3.3. Khung thu thập số liệu thứ cấp đề tài............................................................ 31
Bảng 4.1. Tổng diện tích trồng rau an tồn và số lượng vật nuôi quận Long Biên
giai đoạn 2014-2016 ..................................................................................... 36
Bảng 4.2. Mục tiêu bảo đảm ATTP trong SXNN trong năm 2017 ............................... 40
Bảng 4.3. Văn bản chỉ đạo ATTP nông nghiệp quận Long Biên .................................. 42
Bảng 4.4. Đánh giá ưu nhược điểm của các văn bản chỉ đạo ........................................ 44
Bảng 4.5. Giá trị giới hạn tối đa một số kim loại nặng trong đất .................................. 46
Bảng 4.6. Đánh giá về địa điểm sản xuất, đất canh tác ................................................. 50
Bảng 4.7. Phân loại nguồn nước trong tưới tiêu............................................................ 51
Bảng 4.8. Bảng đánh giá về nguồn nước tưới tiêu ........................................................ 52
Bảng 4.9. Tình hình sử dụng thuốc BVTV ................................................................... 53
Bảng 4.10. Tình hình chọn giống cây trồng .................................................................... 55
Bảng 4.11. Tình hình thu hoạch, bảo quản ...................................................................... 56
Bảng 4.12. Đặc điểm chuồng nuôi của hộ chăn nuôi ...................................................... 58
Bảng 4.13. Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi ............................................................ 61
Bảng 4.14. Tình hình sử dụng thức ăn trong chăn ni ................................................... 62
Bảng 4.15. Các hình thức tuyên truyền ATTP trong SXNN quận Long Biên ................ 64
Bảng 4.16. Nội dung hội thảo ATTP trong nông nghiệp quận Long Biên ...................... 65
Bảng 4.17. Nội dung hoạt động phát thanh, tuyên truyền ............................................... 66
Bảng 4.18. Đánh giá về công tác tuyên truyền, tập huấn ................................................ 68
Bảng 4.19. Thực trạng công tác cấp TTHC trong SXNN quận Long Biên .................... 70
Bảng 4.20. Đánh giá của cán bộ về cơng tác cấp thủ tục hành chính .............................. 71
Bảng 4.21. Kết quả kiểm tra ATTP trong SXNN quận Long Biên ................................. 75
Bảng 4.22. Nội dung vi phạm ATTP trong SXNN quận Long Biên .............................. 76
Bảng 4.23. Hình thức xử phạt chủ yếu của cán bộ .......................................................... 79
Bảng 4.24. Tình hình thực hiện kết luận thanh tra kiểm tra ............................................ 80
Bảng 4.25. Đánh giá về hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm ............................ 81
Bảng 4.26. Đánh giá chính sách ATTP trong sản xuất nơng nghiệp .............................. 82

vii


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Bảng 4.27. Đánh giá của cán bộ về trang thiết bị quản lý ............................................... 83
Bảng 4.28. Trình độ của cán bộ quản lý.......................................................................... 84
Bảng 4.29. Đánh giá nguồn kinh phí tại địa phương....................................................... 86
Bảng 4.30. Đánh giá lớp tập huấn về an toàn thực phẩm ................................................ 86

viii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 3.1.

Bản đồ quận Long Biên ............................................................................. 23

Sơ đồ 4.1.

Bộ máy quản lý nhà nước về ATTP ở quận Long Biên ............................ 37

Biểu đồ 4.1. Tình hình sử dụng phân bón ...................................................................... 54
Biểu đồ 4.2. Tình hình lựa chọn giống vật ni an tồn ................................................ 59
Biểu đồ 4.3. Tình hình thực hiện của người dân về thủ tục hành chính ........................ 72

ix

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Nguyễn Khánh Linh
2. Tên Luận Văn: Quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp
ở quận Long Biên, TP. Hà Nội.
3. Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60 62 01 15

4. Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
5. Kết quả nghiên cứu chính
Đề tài có 4 mục tiêu chính: Mục tiêu thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực
tiễn về quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất nơng nghiệp, mục tiêu
thứ hai là phân tích thực trạng cơng tác quản lý Nhà nước về an tồn thực phẩm trong
sản xuất nơng nghiệp, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về an tồn
thực phẩm trong sản xuất nơng nghiệp ở quận Long Biên từ đó đề xuất giải pháp nhằm
tăng cường cơng tác quản lý.
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng cơng tác quản lý Nhà nước về an tồn thực
phẩm trong sản xuất nông nghiệp ở quận Long Biên giai đoạn từ năm 2014 đến năm
2016, với số liệu điều tra thu thập trong năm 2017. Đề tài chọn 3 phường để nghiên cứu
với 90 hộ dân: phường Giang Biên, phường Cự Khối, phường Thạch Bàn, là 3 phường
đặc trưng trong sản xuất nông nghiệp quận Long Biên bằng phương pháp thu thập thông
tin sơ cấp: điều tra, phỏng vấn, khảo sát; để thấy được tình hình thực hiện an tồn thực
phẩm trong sản xuất nơng nghiệp quận Long Biên, trong trồng trọt và chăn ni. Ngồi
ra đề tài cũng thu thập thơng tin về tình hình quản lý Nhà nước về an tồn thực phẩm
trong sản xuất nơng nghiệp từ các cán bộ quản lý, cán bộ phụ trách an toàn thực phẩm
cấp quận, phường, từ nguồn số liệu thứ cấp như các báo cáo tháng, báo cáo quý, báo cáo
năm về an toàn thực phẩm tại tất cả các phường của quận; kế hoạch hành động về an
toàn thực phẩm của quận. Đề tài sử dụng còn sử dụng phương pháp điều tra có sự tham

gia của người dân, đánh giá của người dân về các chính sách an toàn thực phẩm hiện
hành, cũng như hoạt động quản lý nhà nước tại địa bàn. Đề tài sử dụng phương pháp
thống kê so sánh, dùng để so sánh các năm, các nhóm đối tượng khác nhau từ đó phân
tích xu hướng ảnh hưởng của các yếu tố đến vấn đề an toàn thực phẩm, việc thực hiện
của người dân sản xuất. Số liệu đề tài được xử lý bằng phần mềm EXCEL.
Từ đề tài cho thấy, an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp là vô cùng cấp
bách, liên quan đến việc sử dụng đầu vào của người dân, quá trình sản xuất, thu hoạch,
bảo quản, quá trình lựa chọn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, sử dụng các loại thuốc thú
y trong chăn nuôi... đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Thời gian

x

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


gần đây, tình trạng ngộ độc thực phẩm ở quận Long Biên vẫn tiếp diễn, còn nhiều
trường hợp sử dụng thuốc BVTV, các loại thuốc thú y không đúng quy định. Tồn dư
chất BVTV trong rau, củ, quả vẫn ở mức cao. Hiện nay, công tác quản lý Nhà nước về
ATTP trong sản xuất nông nghiệp tại quận Long Biên được chú trọng, tuy nhiên hoạt
động quản lý nhà nước vẫn cịn nhiều khó khăn như: hệ thống văn bản chính sách cịn
chồng chéo, thiếu văn bản hướng dẫn; cơ sở vật chất, trang thiết bị quản lý chưa được
đầu tư hợp lý; nguồn kinh phí phục vụ cho cơng tác quản lý cịn hạn hẹp; cơng tác tun
tryền được đẩy mạnh nhưng hiệu quả không cao do ý thức của một bộ phận người sản
xuất cịn kém, các hình thức tun truyền cịn mang tính phong trào; cơng tác thanh tra
kiểm tra chưa phát hiện kịp thời và xử lý triệt để các vi phạm, mức phạt còn thấp chưa
đủ sức răng đe đến người dân dẫn đến tình trạng các vi phạm an tồn thực phẩm vẫn
cịn tiếp diễn tại địa phương.
Bởi vậy để tăng cường công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản
xuất nông nghiệp, quận Long Biên cần thực hiện các giải pháp sau: Hồn thiện cơ chế
chính sách, xây dựng hệ thống kiểm nghiệm hiện đại, nâng cao hiệu quả nguồn kinh phí

cho quản lý. Tăng cường tập huấn cho người sản xuất về quy định, tiêu chuẩn, hướng
dẫn người dân về quy trình sản xuất an tồn. Tun truyền tác hại của tồn dư thuốc
BVTV, thuốc thú y, kháng sinh trong chăn nuôi đến sức khỏe người tiêu dùng. Tiến
hành khen thưởng đối với các cá nhân phát hiện ra các trường hợp vi phạm an toàn thực
phẩm, các cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý. Thực hiện rà soát thống kê các cơ sở
chưa bảo đảm, tiến hành hoạt động thanh tra kiểm tra thường xuyên và xử lý nghiêm
các trường hợp vi phạm.

xi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


THESIS ABSTRACT
Name of author: Nguyen Khanh Linh
Thesis title: State management of food safety in agricultural production in Long Bien
district, Hanoi.
Major: Agricultural Economics

Code: 60 62 01 15

Name of training institution: Vietnam National University of Agriculture
Main research results
The topic has four main objectives: First, systematize theoretical and practical
basis of state management of food safety in agricultural production. The second
objective is to analyze the state management of food safety in agricultural production,
analyze factors affecting the state management of food safety in agricultural production
in Long Bien district, then propose solutions to strengthen the management.
The research will focus on the state management of food safety in agricultural
production in Long Bien district from 2014 to 2016, with survey data collected in 2017.

The project selected three wards to study with 90 households: Giang Bien ward, Cu
Khoi ward, Thach Ban ward, 3 typical wards in agricultural production in Long Bien
district by the method of collecting primary information: interview, survey; to see the
implementation of food safety in agricultural production of Long Bien district, in
cultivation and livestock. The project also collected information on the state
management of food safety in agricultural production from managers and officers in
charge of food safety at district and ward levels, from data sources such as monthly
reports, quarterly reports, annual reports on food safety in all wards in the district;
county food safety action plan. The use of participatory participatory survey
methodology, people's assessment of current food safety policies, as well as state
management in the area. The subjects used the comparative statistical method, which
was used to compare different age groups and groups, from which to analyze the
tendency of factors affecting food safety, the implementation of the population.
produce. Subject data are processed by EXCEL software.
From the topic, food safety in agricultural production is extremely urgent, with
regard to the use of inputs by people, the production, harvesting, preservation and
selection process of animal feeds, use of veterinary drugs in livestock... all directly
affect the health of consumers. Recently, the status of food poisoning in Long Bien
district continues, many cases of use of pesticides, veterinary drugs in contravention of
regulations. Surplus of plant protection substances in vegetables, roots and fruits is still

xii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


high. At present, the state management of food safety in agricultural production in Long
Bien district is focused, but the state management activities are still difficult, such
as: system of policy documents is overlapping, lacking guiding documents;
facilities, equipment and management have not been invested properly; funding for

the management is limited; propaganda is promoted but the effect is not high due to
poor awareness of a part of producers, the inspection and examination work has not
detected in time and thoroughly handling the violations, the penalty is still low
enough to threaten people, leading to the situation of food safety violations are still
ongoing in the locality.
Therefore, in order to enhance the state management of food safety in agricultural
production, Long Bien district should implement the following solutions: to perfect the
mechanism and policies, build up a modern testing system and raise the efficiency of
funding sources for management. Strengthening the training of producers on
regulations, standards and guiding farmers on safe production processes. Propaganda of
the harmful effects of pesticide residues, veterinary drugs, antibiotics in animal
husbandry to the health of consumers. Commend the reward for individuals who find
out cases of food safety violations, the officers have fulfilled the management task.
Carry out statistical reviews of establishments which have not yet secured, conduct
regular inspections and strictly handle cases of violation.

xiii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể,
bảo đảm sức khỏe con người nhưng song cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu
khơng bảo đảm vệ sinh an tồn thực phẩm. Khơng có thực phẩm nào được coi là
q báu dinh dưỡng nếu nó khơng an toàn cho cơ thể. Bởi vậy, bảo đảm chất
lượng vệ sinh an tồn thực phẩm giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức
khỏe nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống,
tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội

và thể hiện nếp sống văn minh.
Mặc dù cho đến nay đã có khá nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong
cơng tác bảo vệ và an tồn vệ sinh thực phẩm, cũng như biện pháp về quản lý
giáo dục như ban hành luật, điều lệ và thanh tra giám sát vệ sinh an toàn thực
phẩm, nhưng các bệnh do kém chất lượng về vệ sinh thực phẩm và thức ăn ở
Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Theo Báo cáo giám sát việc thực hiện chính
sách pháp luật về quản lý chất lượng VSATTP của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
(UBTVQH), hiện nay mỗi năm nước ta sản xuất 11,5 triệu tấn rau các loại,
nhưng diện tích đủ điều kiện để trồng rau an toàn mới chỉ đạt 8,5% diện tích rau
cả nước, diện tích trồng cây ăn quả an toàn đạt khoảng 20%. Theo Tổ chức Y tế
thế giới (WHO), mỗi năm Việt Nam có khoảng 8 triệu người ngộ độc thực phẩm.
Tuy nhiên chỉ có 8.000 người được thống kê, phát hiện, bằng 1% số người ngộ
độc thực phẩm trên thực tế. Còn Bộ Y tế cho biết, các “điểm nóng” vệ sinh thực
phẩm là ngộ độc tập thể tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, ngộ độc nấm, cá
nóc, tồn dư hố chất bảo quản, thuốc tăng trọng cá, thịt, rau, quả...
An toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp liên quan trực tiếp đến sức
khỏe của người tiêu dùng, từ đó có ảnh hưởng đến sự phát triển của nền sản xuất
nông nghiệp. Ở Long Biên, hiện công tác quản lý Nhà nước về ATTP nói chung
và ATTP trong sản xuất nơng nghiệp nói riêng đang dần đi vào nền nếp. Đặc
biệt, khi vấn đề ATTP đang được dư luận xã hội quan tâm, các cán bộ quận cũng
đã tập trung tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành,
thực hiện tốt công tác giám sát mối nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm. Tuy nhiên
vấn đề an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nơng nghiệp tại quận Long Biên cịn

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nhiều tồn tại, đó là việc giám sát, thanh tra, kiểm tra vẫn chưa bài bản, chưa gắn

kết giám sát cảnh báo với kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm. Tình hình triển khai
tại các địa phương cịn dàn trải, mang tính hình thức; chưa giám sát, đánh giá,
xác định kịp thời sản phẩm, công đoạn, địa bàn nguy cơ cao để tập trung xử lý
hiệu quả; việc buôn bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi chưa được ngăn chặn;
tồn dư thuốc BVTV trong rau, quả; dư lượng kháng sinh, chất bảo quản trong thịt
gia súc, gia cầm, thủy sản ni cịn ở mức cao, gây bất an cho người tiêu dùng;
uy tín của doanh nghiệp, của hàng nơng sản, thủy sản bị ảnh hưởng.
Có nhiều đề tài về ATTP như đề tài “Quản lý Nhà nước về ATTP trên địa
bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình” (Ngơ Thị Xuân, 2014); Đề tài “Tăng
cường công quản lý Nhà nước về VSATTP tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội”
(Trần Thị Thúy, 2009). Các đề tài trên thường nói chung về ATTP ở các lĩnh vực
y tế, nơng nghiệp, công thương, các hoạt động quản lý Nhà nước, quy định thanh
tra kiểm tra, tình hình vi phạm từ đó đưa ra giải pháp tăng cương cơng tác quản
lý. Tuy nhiên chưa có đề tài nào cụ thể về các thực trạng, cũng như điều kiện bảo
đảm ATTP trong sản xuất nông nghiệp. Xuất phát từ thực trạng trên và hiểu được
tầm quan trọng của vấn đề quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong
sản xuất nông nghiệp nhằm bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng, thúc đẩy kinh tế
phát triển trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Quản lý Nhà nước về An toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp ở quận
Long Biên, TP. Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng từ đó đề xuất giải pháp tăng cường công
tác quản lý Nhà nước về ATTP trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn quận
Long Biên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể


Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý Nhà nước về


ATTP trong sản xuất nơng nghiệp.


Phân tích thực trạng cơng tác quản lý Nhà nước về ATTP trong sản xuất

nông nghiệp trên địa bàn quận Long Biên.


Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về ATTP

trong sản xuất nông nghiệp tại quận Long Biên.

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU


Tại sao phải nghiên cứu quản lý Nhà nước về ATTP trong sản xuất nông

nghiệp?


Công tác quản lý về ATTP trong sản xuất nông nghiệp ở quận Long Biên

diễn ra như thế nào?



Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về ATTP

trong sản xuất nông nghiệp tại quận Long Biên?


Những giải pháp nào nhằm tăng cường quản lý Nhà nước về ATTP trong

sản xuất nông nghiệp?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
 Các vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý Nhà nước về an tồn thực
phẩm trong sản xuất nơng nghiệp tại quận Long Biên.
 Giải pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm
trong sản xuất nông nghiệp tại quận Long Biên.
 Đối tượng khảo sát: các hộ sản xuất, cán bộ quản lý.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tình hình quản lý Nhà nước về ATTP trong
sản xuất nông nghiệp tại quận Long Biên giai đoạn 2014-2016.
 Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại địa bàn quận Long Biên, TP Hà Nội.
 Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý Nhà
nước về ATTP trong sản xuất nông nghiệp.

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TỒN THỰC
PHẨM TRONG SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP
2.1.1. Một số khái niệm về quản lý Nhà nước về an tồn thực phẩm trong
sản xuất nơng nghiệp
 Khái niệm an tồn thực phẩm trong sản xuất nơng nghiệp
Thực phẩm: là những thức ăn, đồ uống của con người dưới dạng tươi sống
hoặc đã qua sơ chế, chế biến và các chất đã được sử dụng trong sản xuất, chế
biến thực phẩm. Thực phẩm không bao gồm thuốc lá và các chất sử dụng như
dược phẩm (Trần Đáng, 2007).
Vệ sinh thực phẩm: là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để bảo đảm sự
an toàn và phù hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm (Trần
Đáng, 2007).
An toàn thực phẩm: là sự bảo đảm thực phẩm khơng gây hại cho người
tiêu dùng khi nó được chuẩn bị và/hoặc ăn theo mục đích sử dụng. (Trần
Đáng, 2007).
An toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất,
chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho
thực phẩm sạch sẽ, an tồn, khơng gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu
dùng. Vì vậy, an tồn thực phẩm là cơng việc địi hỏi sự tham gia của nhiều
ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế
biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng.
Từ những định nghĩa trên có thể hiểu An tồn thực phẩm trong sản xuất
nơng nghiệp là tất cả các điều kiện, biện pháp cần thiết trong khâu sản xuất nơng
nghiệp nhằm phịng ngừa, phịng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra, bảo đảm
sức khỏe cho con người.
 Tầm quan trọng của an toàn thực phẩm
- Tầm quan trọng của an toàn thực phẩm đối với sức khỏe, bệnh tật

4


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trước mắt, thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển
của cơ thể, bảo đảm sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể
gây bệnh nếu khơng bảo đảm vệ sinh. Khơng có thực phẩm nào được coi là có
giá trị dinh dưỡng nếu nó khơng bảo đảm vệ sinh.
Về lâu dài thực phẩm khơng những có tác động thường xun đối với sức
khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc. Sử
dụng các thực phẩm khơng bảo đảm vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp
tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa
là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời
gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau (Võ
Đức Minh, 2017).
- An toàn thực phẩm tác động đến kinh tế và xã hội
Đối với nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển, lương thực thực phẩm
là một loại sản phẩm chiến lược, ngồi ý nghĩa kinh tế cịn có ý nghĩa chính trị,
xã hội rất quan trọng.
An toàn thực phẩm nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để
cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực phẩm không những cần được sản xuất,
chế biến, bảo quản phịng tránh ơ nhiễm các loại vi sinh vật mà cịn khơng được
chứa các chất hóa học tổng hợp hay tự nhiên vượt quá mức quy định cho phép
của tiêu chuẩn quốc tế hoặc quốc gia, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu
dùng (Võ Đức Minh, 2017).
Do vậy, vấn đề bảo đảm an tồn thực phẩm để phịng các bệnh gây ra từ
thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội,
bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta.
Mục tiêu đầu tiên của an toàn thực phẩm là bảo đảm cho người ăn tránh bị ngộ
độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, thực phẩm phải bảo đảm
lành và sạch.



Khái niệm quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất

nông nghiệp
- Quản lý Nhà nước
Để nghiên cứu khái niệm quản lý Nhà nước, trước hết cần làm rõ khái niệm
“quản lý”. Thuật ngữ “quản lý” thường được hiểu theo những cách khác nhau tuỳ
theo góc độ khoa học khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu.

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Theo quan niệm của C. Mác: “Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao động
chung nào đó mà được tiến hành tuân theo một quy mô tương đối lớn đều cần có
sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân và thực
hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất,
sự vận động này khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của cơ thể đó. Một
nhạc cơng tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc phải có nhạc trưởng”.
Tức theo Mác quản lý là nhằm phối hợp các lao động đơn lẻ để đạt được cái
thống nhất của tồn bộ q trình sản xuất. Ở đây Mác đã tiếp cận khái niệm quản
lý từ góc độ mục đích của quản lý.
Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay:
Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt
động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã
đề ra và đúng với ý trí của người quản lý.
Theo Giáo trình quản lý hành chính Nhà nước: “Quản lý Nhà nước là sự tác
động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã

hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ
xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà
nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN” (Nguyễn Hữu
Tri và Nguyễn Lan Phương, 2006).
- Quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất nơng nghiệp
Chưa có khái niệm cụ thể hoặc định nghĩa chính xác về quản lý Nhà nước
về vệ sinh an toàn thực phẩm song từ việc làm rõ các khái niệm ở phần trên cùng
với một số văn bản có đề cập đến quản lý Nhà nước về ATTP ta có thể đưa ra
những đặc trưng cơ bản về quản lý Nhà nước về ATTP trong sản xuất nông
nghiệp như sau:
Quản lý Nhà nước về ATTP là quá trình Nhà nước sử dụng trong phạm vi
quyền lực của mình tác động có tổ chức và điều chỉnh vào các quan hệ nảy sinh
trong hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, thực phẩm… nhằm bảo
đảm cho các hoạt động này diễn ra theo đúng quy định của pháp luật, và thực
hiện đúng chức năng nhiệm vụ của luật An toàn thực phẩm.
Quản lý Nhà nước về ATTP là một quá trình từ việc xây dựng, ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật về BHXH; Tuyên truyền, phổ biến, chế độ, chính
sách pháp luật về vệ sinh ATTP; Tổ chức thực hiện chiến lược, chế độ, chính

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


sách về ATTP đến việc tổ chức bộ máy thực hiện cũng như thanh tra, kiểm tra
việc chấp hành pháp luật về ATTP.
Quản lý Nhà nước về ATTP trong sản xuất nơng nghiệp:
Từ những khái niệm trên, có thể hiểu Quản lý Nhà nước về ATTP trong sản
xuất nông nghiệp là quá trình Nhà nước sử dụng các biện pháp, công cụ tác động
vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhằm bảo đảm hoạt động này diễn ra

theo đúng quy định của luật An toàn thực phẩm.
2.1.2. Đặc điểm của quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất
nơng nghiệp
Quản lý Nhà nước mang tính tổ chức và điều chỉnh. Tổ chức ở đây được
hiểu như một khoa học về việc thiết lập những mối quan hệ giữa con người với
con người nhằm thực hiện quá trình quản lý xã hội. Tính điều chỉnh được hiểu là
Nhà nước dựa vào các công cụ pháp luật để buộc đối tượng bị quản lý phải thực
hiện theo quy luật xã hội khách quan nhằm đạt được sự cân bằng trong xã hội.
Quản lý Nhà nước về ATTP trong SXNN là hoạt động Nhà nước sử dụng các
công cụ pháp luật để quản lý nhằm điều chỉnh hành vi của người dân, hướng
người thực hiện theo một quy định chung, ở đây là hành vi của người sản xuất,
kinh doanh nông nghiệp (Nguyễn Danh Long, 2013).
Pháp luật là cơ sở và là công cụ quản lý hàng đầu, công cụ không thể thay
thế do xuất phát từ nhu cầu khách quan trong nền kinh tế thị trường để Nhà nước
tổ chức và quản lý các hoạt động an toàn thực phẩm trong sản xuất nơng nghiệp
nói riêng và hoạt động kinh tế - xã hội nói chung. Sự quản lý của Nhà nước về
ATTP trong sản xuất nông nghiệp địi hỏi có một bộ máy quản lý mạnh, có hiệu
lực và hiệu quả và một hệ thống pháp luật về ATTP đồng bộ hoàn chỉnh.
Trong nền kinh tế thị trường các quan hệ kinh tế nói chung, tình hình an
tồn thực phẩm trong sản xuất nơng nghiệp nói riêng diễn ra phức tạp và đa dạng
đòi hỏi sự quản lý của Nhà nước. Để quản lý được Nhà nước phải sửa dụng đến
hệ thống các công cụ như: Luật, các văn bản luật, các công cụ cưỡng chế...
(Nguyễn Danh Long, 2013). Luật và các văn bản luật Nhà nước ban hành mang
tính chuẩn mực. Những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung được Nhà nước sử
dụng như một công cụ hữu hiệu nhất và không thể thiếu trong việc quản lý các
hoạt động kinh tế - xã hội.
Ở hoạt động quản lý Nhà nước về An toàn thực phẩm trong sản xuất nông
nghiệp, Nhà nước ta ban hành nhiều quy định, văn bản, công cụ cưỡng chế để

7


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


người dân thực hiện như luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 do Quốc hội
ban hành là văn bản xuyên suốt, đưa ra quy định về bảo đảm ATTP, trách nhiệm
quản lý, quy định xử phạt nói chung, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối
với cơ sở sản xuất kinh doanh. Đối với nông nghiệp, cụ thể ở thông tư
45/2014/TT-BNN&PTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quy định
về việc kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh nơng nghiệp. Bên cạnh đó Nhà
nước cũng ban hành nghị định về xử phạt hành chính, nghị định số:
178/2013/NĐ-CP của chính phủ ban hành, quy định hành vi vi phạm, hình thức
xử phạt, biện pháp khắc phục và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về An
toàn thực phẩm, Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà
Nội về việc ban hành Quy định phân công trách nhiệm quản lý về An toàn thực
phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội, ở quận huyện ban hành các kế hoạch hành
động, Quyết định về ban hành các thủ tục hành chính về An tồn thực phẩm.
2.1.3. Nội dung của quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất
nông nghiệp
2.1.3.1. Xây dựng, ban hành các văn bản chính sách
 Tình hình xây dựng, ban hành các văn bản chính sách
- Ban hành các văn bản chỉ đạo
Xây dựng và ban hành chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch về an
toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp;
Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn
thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp, các quy định và tiêu chuẩn về an tồn
thực phẩm trong sản xuất nơng nghiệp;
Ban hành các quy định về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về
an tồn thực phẩm trong sản xuất nơng nghiệp.
- Điều kiện bảo đảm an tồn thực phẩm trong SXNN

+ Đối tượng áp dụng: cơ sở sản xuất hộ, trang trại, hợp tác xã nông nghiệp,
doanh nghiệp nông nghiệp.
+ Điều kiện bảo đảm ATTP trong SXNN bao gồm hoạt động trồng trọt,
chăn ni, NTTS.
 Tình hình thực hiện của người dân
- Tình hình thực hiện của người dân về trồng trọt

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đánh giá thực hiện của người dân về quy trình sản xuất: chọn địa điểm sản
xuất, chuẩn bị đầu vào, sử dụng đầu vào, quy trình bảo quản, thu hoạch bảo đảm
vệ sinh an tồn thực phẩm.
- Tình hình thực hiện của người dân về chăn nuôi
Đánh giá hoạt động chăn nuôi của người dân về lựa chọn địa điểm sản xuất,
chọn chuồng ni, quy trình chăn ni: chọn giống vật nuôi, nguồn gốc giống vật
nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y trong chăn nuôi.
2.1.3.2. Tập huấn, đào tạo, tuyên tryền về an toàn thực phẩm trong sản xuất
nơng nghiệp
 Đào tạo, nâng cao trình độ của cán bộ quản lý
Cán bộ làm công tác Quản lý Nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm là
toàn bộ những người được phân công làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà
nước về an toàn vệ sinh thực phẩm và trực tiếp theo dõi, chịu trách nhiệm đối với
các hoạt động liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công tác đào tạo, bồi dưỡng
kiến thức và kỹ năng quản lý, truyền thông cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản
lý, thanh tra, kiểm nghiệm về ATTP trong sản xuất nơng nghiệp.
Cơng tác ATTP có tầm quan trọng đặc biệt, liên quan trực tiếp đến sức khỏe

của nhân dân cũng như phát triển kinh tế, thương mại, quan hệ quốc tế và an sinh
xã hội. Mặc dù hiện nay đã có nhiều tiến bộ KHKT trong công tác bảo đảm
VSATTP, nhiều biện pháp quản lý như ban hành luật, tăng cường công tác thanh
tra, giám sát VSATTP nhưng vấn đề VSATTP vẫn diễn ra hết sức phức tạp.
 Tổ chức tập huấn tuyên truyền về ATTP trong SXNN cho người dân
Tập huấn, tuyên truyền cho hộ sản xuất các hoạt động ATTP trong sản xuất
nông nghiệp đi vào nề nếp theo đúng quy định, lớp tập huấn đã tập trung vào một
số nội dung như: các điều luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá
nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp; Điều kiện
bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh; Các quy định trong quảng cáo, ghi
nhãn thực phẩm; Thanh tra, kiểm tra ATTP, các vấn đề liên quan đến ngộ độc
thực phẩm…
Tập huấn cho các hộ sản xuất, kinh doanh những kiến thức pháp luật cơ
bản và các quy định của Nhà nước về những kiến thức cơ bản về Luật An toàn
thực phẩm và các văn bản hướng dẫn thực hành về ATTP. Từ đó, góp phần tạo

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cơ sở sản xuất, kinh
doanh nông nghiệp trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về an tồn
thực phẩm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, giữ vững uy tín về chất lượng sản
phẩm của địa phương trên thị trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đáp
ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
2.1.3.3. Cơng tác cấp thủ tục hành chính
Để cấp các thủ tục hành chính phải hành phân loại cơ sở sản xuất kinh
doanh, cơ sở trồng trọt chăn nuôi nhỏ lẻ, phân cấp trách nhiệm trong quản lý từ
cấp (tỉnh) thành phố, cấp quận (huyện) đến cấp phường (xã).

 Các loại thủ tục hành chính:
+ Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
+ Giấy xác nhận kiến thức về ATTP.
+ Giấy cam kết bảo đảm ATTP.
 Quy trình thực hiện:
+ Phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực nơng nghiệp, cơng
thương, cơ sở có đăng ký kinh doanh và khơng có đăng ký kinh doanh để phân
công trách nhiệm quản lý.
+ Xác định các loại thủ tục hành chính đối với từng cơ sở.
+ Tổ chức tập huấn hướng dẫn người dân hoàn thiện các thủ tục hành chính
theo quy định.
+ Tiến hành cấp các loại thủ tục hành chính theo quy định.
Đối với hộ trồng trọt chăn ni nhỏ lẻ, sử dụng ít lao động, thu nhập thấp
khơng có giấy phép đăng ký kinh doanh sẽ do UBND cấp xã phường quản lý, và
phải ký giấy cam kết bảo đảm ATTP đối với hộ kinh doanh nông sản trong chợ.
Hộ trồng trọt, chăn nuôi lớn sử dụng trên 10 lao động thường xuyên phải
thành lập doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh, hộ này do quận quản lý, phải
làm giấy chứng nhận đủ điều kiện an tồn thực phẩm.
Cơ quan được phân cơng quản lý sẽ tiến hành phổ biến, hướng dẫn về thực
hành sản xuất thực phẩm an toàn và tổ chức cho các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ
lẻ thuộc địa bàn quản lý ký bản cam kết sản xuất thực phẩm an toàn.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện nội dung đã cam kết của các cơ
sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ trình Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt và cấp kinh

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


phí thực hiện. Kiểm tra việc thực hiện nội dung đã cam kết của các cơ sở sản

xuất ban đầu nhỏ lẻ theo kế hoạch được phê duyệt.
Thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng địa phương danh
sách các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ không chấp hành nội dung cam kết sản
xuất thực phẩm an tồn.
2.1.3.4. Cơng tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
 Công tác thanh tra, kiểm tra
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về ATTP trong sản xuất nông
nghiệp, thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử
lý các trường hợp vi phạm về ATTP.
Đánh giá thực trạng việc bảo đảm ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển các loại hóa chất, chất BVTV, thuốc thú
y… sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, kịp thời ngăn chặn, phát hiện, chấn
chỉnh, xử lý các trường hợp vi phạm, từng bước đưa các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển thực phẩm thực hiện theo đúng quy
định của pháp luật.
Đánh giá thực trạng về ATTP một số nhóm thuốc BVTV, chất cấm… trong
trồng trọt, chăn nuôi lưu thông trên thị trường nhằm phát hiện và cảnh báo các
mối nguy mất vệ sinh ATTP.
Thông qua việc thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở thực phẩm, đánh giá công
tác quản lý của các cơ quan Nhà nước được giao chức năng quản lý về ATTP,
đặc biệt là việc cấp các loại giấy phép về ATTP (Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện ATTP; Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy/Giấy xác nhận công bố phù
hợp quy định ATTP; Giấy cam kết đủ điều kiện ATTP).
Nội dung của công tác thanh tra kiểm tra:
- Xây dựng các đoàn thanh tra, kiểm tra.
- Thanh tra kiểm tra tại các cơ sở sản xuất phân bón, thuốc BVTV, thuốc
kháng sinh trong chăn nuôi, chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, các loại thuốc bảo
quản nông sản.
- Kiểm tra tình hình thực hiện các cơ sở sản xuất nông nghiệp, thông qua
lấy mẫu xét nghiệm.

- Kết quả hoạt động thanh tra kiểm tra thông qua việc cấp giấy chứng nhận

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×