HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
MAI TIẾN BỘI
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TIÊN DU - TỈNH BẮC NINH
Ngành:
Mã ngành:
Người hướng dẫn khoa học:
Quản lý kinh tế
8340410
TS. Nguyễn Hữu Khánh
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn
Mai Tiến Bội
i
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS. Nguyễn Hữu Khánh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn: Kinh Tế; Khoa: Kinh tế và phát triển nông thôn - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND huyện Tiên Du
đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn
Mai Tiến Bội
ii
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình, đồ thị...................................................................................................... ix
Danh mục hộp ................................................................................................................... x
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... xi
Thesis abstract................................................................................................................ xiii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 2
1.2.1.
Mục tiêu chung ................................................................................................... 2
1.2.2.
Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2
1.3.
Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3
1.4.
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................... 3
1.4.1.
Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.4.2.
Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.5.
Đóng góp mới của luận văn ................................................................................ 4
1.5.1.
Về lý luận............................................................................................................ 4
1.5.2.
Về thực tiễn......................................................................................................... 4
1.6.
Bố cục của luận văn ............................................................................................ 4
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5
2.1.
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất ở ........................................................................................................... 5
2.1.1.
Một số khái niệm có liên quan............................................................................ 5
2.1.2.
Vai trị và ý nghĩa của quản lý Nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất ở....................................................................................................... 9
2.1.3.
Mục đích, yêu cầu và nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở ...... 10
2.1.4.
Cơ quan, trình tự và nội dung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .......... 14
iii
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
2.1.5.
Nội dung nghiên cứu QLNN về cấp giấy chứng nhận QSD đất ở ................... 19
2.1.6.
Yếu tố ảnh hưởng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ............................. 22
2.2.
Thực tiễn quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ......... 23
2.2.1.
Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về quản lý cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất .................................................................................... 23
2.2.2.
Kinh nghiệm của việt nam về quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ............................................................................................. 28
2.2.3.
Bài học kinh nghiệm rút ra ............................................................................... 32
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 34
3.1.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 34
3.1.1.
Điều kiện tự nhiên của huyện ........................................................................... 34
3.1.2.
Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện ................................................................ 37
3.2.
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 43
3.2.1.
Chọn điểm nghiên cứu ...................................................................................... 43
3.2.2.
Phương pháp thu thập thông tin........................................................................ 43
3.2.3.
Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu............................................................ 44
3.2.4.
Phương pháp phân tích thơng tin ...................................................................... 45
3.2.5.
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 45
Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................... 48
4.1.
Thực trạng quản lý nhà nước về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất ở trên địa bàn huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh................................... 48
4.1.1.
Lập kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Tiên Du ..... 48
4.1.2.
Tổ chức bộ máy quản lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ................... 49
4.1.3.
Thực hiện quản lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất............................. 52
4.1.4.
Kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong cấp giấy chứng nhận QSD đất
ở trên địa bàn huyện Tiên Du ........................................................................... 64
4.2.
Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ở trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh .................... 67
4.2.1.
Hệ thống văn bản pháp luật và các văn bản hướng dẫn ................................... 67
4.2.2.
Năng lực của cán bộ địa chính .......................................................................... 70
4.2.3.
Cơ sở vật chất kĩ thuật ...................................................................................... 72
iv
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
4.2.4.
Sự phối hợp của các cấp, ngành trong quản lý cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ............................................................................................. 74
4.2.5.
Trình độ nhận thức, sự hiểu biết của người dân ............................................... 75
4.2.6.
Nguồn gốc đất ................................................................................................... 77
4.3.
Giải pháp nâng cao quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất ở trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh .................................... 78
4.3.1.
Định hướng công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và cơng tác
quản lý cấp GCNQSDĐ ở nói riêng trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc
Ninh .................................................................................................................. 78
4.3.2.
Giải pháp nâng cao quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất ở trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh .................................... 81
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 92
5.1.
Kết luận............................................................................................................. 92
5.2.
Kiến nghị .......................................................................................................... 93
5.2.1.
Đối với Nhà nước ............................................................................................. 93
5.2.2.
Đối với tỉnh Bắc Ninh....................................................................................... 93
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 94
Phụ lục .......................................................................................................................... 97
v
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
CHXHCN
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CMND
Chứng minh nhân dân
CNVPĐK
Chi nhánh văn phòng đăng ký
CNVPĐKĐĐ
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
ĐBSH
Đồng bằng Sông Hồng
GCN
Giấy chứng nhận
GCNQSDĐ
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
GTSX
Giá trị sản xuất
KT - XH
Kinh tế xã hội
LĐ
Lao động
NTTS
Nuôi trồng thủy sản
QLNN
Quản lý nhà nước
QSD
Quyền sử dụng
TNMT
Tài nguyên Môi trường
UBND
Ủy ban nhân dân
VP
Văn phòng
vi
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận cho thửa đất khơng có tài sản
gắn liền hoặc có tài sản nhưng khơng có nhu cầu chứng nhận quyền sở
hữu ............................................................................................................... 15
Bảng 3.1. Thực trạng sử dụng đất đai của huyện Tiên Du giai đoạn 2015 – 2017 ...... 38
Bảng 3.2. Dân số và lao động huyện Tiên Du giai đoạn 2015 - 2017.......................... 40
Bảng 3.3. Thực trạng sản xuất nông nghiệp huyện Tiên Du giai đoạn 2015 –
2017.............................................................................................................. 42
Bảng 3.4. Các thông tin thứ cấp cần thu thập và nguồn thu thập thông tin.................. 44
Bảng 4.1. Kết quả đánh giá về công tác lập kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất ở trên địa bàn huyện Tiên Du ................................................... 49
Bảng 4.2. Kết quả đánh giá tổ chức bộ máy quản lý cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất trên địa bàn huyện Tiên Du ...................................................... 51
Bảng 4.3. Kết quả công tác quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Tiên Du ...... 52
Bảng 4.4. Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn
huyện Tiên Du.............................................................................................. 53
Bảng 4.5.
Đánh giá của người dân quản lý Nhà nước về cấp giấy chứng nhận
quyền sửa dụng đất ở trên địa bàn huyện Tiên Du ...................................... 55
Bảng 4.6. Kết quả công tác quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Tiên Du ...... 56
Bảng 4.7. Kết quả công tác quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Tiên Du ...... 58
Bảng 4.8. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ở cho các hộ gia đình
trên địa bàn huyện Tiên Du năm 2017 ......................................................... 58
Bảng 4.9. Các vi phạm trong công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất trên địa
bàn huyện Tiên Du giai đoạn 2015-2017 ..................................................... 66
Bảng 4.10. Đánh giá về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại về quản lý cấp
giấy chứng nhận QSD đất trên địa bàn huyện Tiên Du ............................... 66
Bảng 4.11. Căn cứ pháp lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bạn
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ..................................................................... 67
Bảng 4.12. Đánh giá về, năng lực chuyên mơn của cán bộ, cơng chức địa chính
cấp thị trấn và cấp xã trên địa bàn huyện Tiên Du ....................................... 71
vii
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Bảng 4.13. Tình hình cơ sở vật chất cho quản lý công tác cấp giấy chứng nhận
QSD đất ở trên địa bàn huyện Tiên Du ....................................................... 72
Bảng 4.14. Đánh giá về tình hình cơ sở vật chất cho cơng tác cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Tiên Du ........................................... 73
Bảng 4.15. Đánh giá sự phối hợp giữa các cấp, ngành trong công tác quản lý nhà
nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn huyện
Tiên Du ........................................................................................................ 75
Bảng 4.16. Đánh giá nhận thức và sự hiểu biết của người dân về pháp luật đất đai ..... 76
viii
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
Hình 4.1.
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận QSD đất
ở trên địa bàn huyện Tiên Du .................................................................... 49
Đồ thị 4.1.
Nguyên nhân các hộ không được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất ở trên địa bàn huyện Tiên Du ..................................................... 59
Đồ thị 4.2.
Ảnh hưởng của hệ thống văn bản pháp luật đến quản lý Nhà nước về
cấp GCNQSDĐ ở trên địa bàn huyện Tiên Du ......................................... 69
ix
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.
Nhiều văn bản pháp luật về đất đai còn chồng chéo .................................... 70
Hộp 4.2.
Cơ sở vật chất kỹ thuật trong quản lý cấp giấy CNQSD đất còn hạn chế ....... 73
Hộp 4.3.
Khó khăn trong xác định nguồn gốc đất...................................................... 78
x
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Mai Tiến Bội
Tên luận văn: “Quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên điạ
bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8340410
Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Huyện Tiên Du là một trong những huyện có nhu cầu sử dụng đất đai ngày lớn
của tỉnh Bắc Ninh làm cho đất đai ở đây ngày càng có giá trị. Trong thời gian qua,
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đã có những thành công trong công tác đăng ký, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng cho người dân. Theo số liệu thống kê, năm 2017, Chi nhánh
Văn phòng Đăng ký đất đai Tiên Du tiếp nhận, thẩm định 738 hồ sơ đề nghị cấp
GCNQSDĐ lần đầu. Kết quả có 615/738 hồ sơ đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ, đã cấp
GCNQSDĐ cho 525 trường hợp, tiến hành hoàn thiện thủ tục cho 486 trường hợp tặng,
cấp đổi, chuyển nhượng; tiếp nhận và thẩm tra cho 1.358 trường hợp, bằng 112% so với
năm 2016. Tuy nhiên, cơng tác này chưa triệt để và cịn nhiều vấn đề bấp cập, do đó
hiện nay vẫn cịn một số hộ gia đình trên địa bàn huyện vẫn chưa được cấp giấy chứng
nhận. Giải quyết việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để người dân sử dụng và
khai thác đất đai có hiệu quả nhất là yêu cầu bức thiết nhất hiện nay.
Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là (1) hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản
lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận QSDĐ; (2) Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước
về cấp giấy chứng nhận QSDĐ trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh; (3) Phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về cấp giấy chứng nhận QSDĐ trên địa
bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh; (4) Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý
Nhà nước về cấp giấy chứng nhận QSDĐ trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Nghiên cứu đã bàn luận những khái niệm về quản lý Nhà nước về đất đai, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ý nghĩa và vai trò của quản lý nhà nước về cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nghiên cứu đã chỉ ra những yêu cầu, quy trình và
đặc điểm cơ bản của quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nội
dung mà đề tài nghiên cứu là: Công tác quy hoạch, lập kế hoạch cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ở; Công tác tổ chức quản lý về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất; công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng
đến quản lý Nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở bao gồm: Hệ thống
văn bản pháp luật và các văn bản hướng dẫn; Năng lực của cán bộ; Cơ sở vật chất kĩ
xi
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
thuật và các yếu tố ảnh hưởng khác như cơ sở dữ liệu về quản lý đất đai, sự hiểu biết
của người dân…
Đề tài sử dụng phương pháp chọn điểm nghiên cứu; phương pháp thu thập số liệu;
phân tích và xử lý số liệu với phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh và
phương pháp chuyên gia. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu gồm: (1) Nhóm chỉ tiêu thể hiện
thực trạng sử dụng đất đai; (2) Nhóm chỉ tiêu thể hiện tình hình đăng ký cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất; (3) Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ ở đã đạt
được những thành tựu cơ bản: Trên 97% số hộ gia đình, cá nhân, tổ chức sử dụng đất đã
kê khai đăng ký quyền sử dụng đất; lập sổ mục kê đất cho 85,9% số xã; lập sổ địa chính
cho 79,3% số xã. Việc thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính với đầy đủ những thơng tin cần
thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý là một tiến bộ quan trọng trong công
tác quản lý đất đai. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được triển khai từ
năm 1996. Tính đến tháng 12 năm 2017, huyện Tiên Du đã cấp được 32.375 giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân và tổ chức với diện tích 971,25
ha. Tuy nhiên vẫn cịn 4.542 hộ với 136,26 ha chưa được cấp giấy chứng nhận QSDĐ ở
trên địa bàn huyện Tiên Du với nhiều lý do khác nhau nhưng chủ yếu là do các hộ
chuyển quyền sai thẩm quyền quy định.
Các yếu tố như hệ thống văn bản pháp luật và các văn bản hướng dẫn; Năng lực
của cán bộ; Cơ sở vật chất kĩ thuật và các yếu tố ảnh hưởng khác như cơ sở dữ liệu về
quản lý đất đai, sự hiểu biết của người dân…là các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu ảnh
hưởng đến quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn.
Nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý nhà
nước về cấp giấy chứng nhận QSDĐ trên địa bàn trong thời gian tới, như : (1) Hồn
thiện cơng tác quy hoạch, kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học và thực tiễn; (2) Cải
cách thủ tục hành chính liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; (3)
Nâng cao năng lực trình độ cán bộ địa chính xã và cán bộ Chi nhánh Văn phịng đăng
ký đất đai; (4) Ứng dụng công nghệ thông tin trong quả n lý đất đai; (5) Tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.
xii
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
THESIS ABSTRACT
Master candidate: Mai Tien Boi
Thesis title: “State management of issuance of residental land use rights certificate in
Tien Du district, Bac Ninh Province”.
Major: Economics Management
Code: 8340410
Educational institution: Vietnam National University of Agriculture
Tien Du district is one of the districts with huge land use demand in Bac Ninh
province which made the land more valuable. In the past, Tien Du district, Bac Ninh
province succeed in registration and issuing certificates of land use rights to citizens.
According to statistics, in 2017, the branch of Tien Du Land Registration Office
received and appraised 738 applications for issuing land use rights certificate for the
first time. Following the results, there were 615/738 documents which enough condition
for issuance of land use rights certificate, 515 cases were issued for land use rights
certificate, 486 cases which donated, changed, transferred were completed. 1,358 cases
were received and verified, equal to 112% compared with 2016. However, this work
had not been thoroughly and has many issues, still there are some households were not
granted the certificates. Today, resolving the granting of land use right certificates for
citizens to use and exploit effectively is the most urgent request.
Research had some specific objectives: (1) Contribute to systemize theoretical
and practical basis for state management of issuing land use rights certificate; (2)
Evaluate the situation about state management of issuing land use rights certificate in
Tien Du district, Bac Ninh province; (3) Analyze the influencing factors to state
management of issuing land use rights certificate in Tien Du district, Bac Ninh
province; (4) Propose the main solutions to improve the state management activities of
issuing land use rights certificate in Tien Du district, Bac Ninh province.
The research discussed the concepts of state management of land, issuance land
use right certificates. Significance and role of state management of issuing land use
right certificates. The research identified the requirements, procedures and basic
characteristics of state management of issuing land use right certificates. The research
contents were: schedule and plan of issuing land use right certificates; organize the
management of the issuing land use right certificates; inspect, supervise and handle of
violations. The main factors affecting the state management of issuing land use right
certificates include: The legal documents system and guiding documents; Capacity of
xiii
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
staffs; Technical facilities and other influencing factors such as database on land
management, understanding of citizens…
The research employed the site selection method; data collection method; data
analysis and processing with descriptive statistics method, comparison method, and
expert method. The research indicators system includes (1) indicators of the land usage;
(2) Registration of land use right certificates indicators; (3) Results of granting of land
use right certificate indicators.
The research showed the following results: The issuance of land use right
certificates has achieved the following basic achievements with more than 97% of
households and organizations registered to land use rights; set up the short list of land for
85.9% of communes; made the cadastral book for 79.3% of communes. The cadastral
record systems were established with sufficient necessary information about the natural,
economic, social and legal which is an important advance in land administration. The
issuance of land use right certificates has been operated since 1996. By December 2017,
Tien Du District issued 32,375 certificates of land use rights to households, individuals and
organizations with 971.25 ha. However, there are 4,542 households with 136.26 ha did not
receive that certificates in Tien Du district with many reasons, but mainly due to households
transferred the rights which wrongly authorization.
After studying on the situation, the study analyzed some influencing factors to state
management of issuing land use rights certificate in Tien Du district, Bac Ninh province,
such as the legal documents system and guiding documents; Capacity of staffs; Technical
facilities and database on land management, understanding of citizens...
The research has proposed some solutions to improve the state management of
issuing land use rights certificate on that place in the coming time such as: (1) to
complete the planning which must be scientific and practical; (2) to reform of
administrative procedures related to issuing land use right certificates; (3) to enhance
the capacity of cadastral officers; (4) to apply the information technology to land
management; (5) to strengthen the inspection, examination and handle of violations.
xiv
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, không chỉ là
cơ sở và nền tảng để các doanh nghiệp, tổ chức mà còn cả cá nhân để tiến hành
các hoạt động của con người. Đồng thời, đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số
lượng, có vị trí cố định trong khơng gian. Luật đất đai năm 2013 đã quy định 15
nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, trong đó có cơng tác đăng ký đất đai, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây thực chất là thủ tục hành chính nhằm
thiết lập một hệ thống hồ sơ địa chính đầy đủ, chặt chẽ giữa Nhà nước và đối
tượng sử dụng đất, là cơ sở để Nhà nước quản lý, nắm chặt tồn bộ diện tích đất
đai và người sử dụng, quản lý đất đai theo pháp luật. Thông qua việc đăng ký,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người sử dụng đất cũng là cơ sở đảm bảo chế độ quản lý Nhà nước về đất đai,
đảm bảo sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và khoa học. Cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất là hoạt động quan trọng trong quản lý nhà nước về đất
đai và có liên quan trực tiếp đến lợi ích của người sử dụng đất. Trên thực tế, thủ
tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rất phức tạp, tốn nhiều thời gian vì
vậy địi hỏi cần có nhiều giải pháp nhằm giảm chi phí về thời gian cũng như về
kinh tế và đảm bảo trao quyền sử dụng đất đai cho đúng đối tượng trong hoạt
động cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh là một trong những huyện phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh. Với lợi thế nằm gần trung tâm hành chính tỉnh và có vị trí thuận
lợi trong giao lưu phát triển kinh tế xã hội với các huyện trong tỉnh và các tỉnh
khác tạo nên tiềm năng lớn để phát triển trong tương lai. Do vậy, nhu cầu sử
dụng đất đai ngày càng lớn làm cho đất đai ở đây có giá trị lớn. Chính vì vậy, địi
hỏi huyện Tiên Du cần phải quan tâm hơn nữa đến việc quản lý quỹ đất, đặc biệt
là công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong thời
gian qua, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đã có những thành công trong công tác
đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho người dân. Cụ thể: Theo số
liệu thống kê, năm 2017, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Tiên Du tiếp
nhận, thẩm định 738 hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ lần đầu. Kết quả có 615/738
hồ sơ đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ, đã cấp GCNQSDĐ cho 525 trường hợp.
1
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Ngồi ra, Chi nhánh Văn phịng cịn tiến hành hồn thiện thủ tục cho 486 trường
hợp tặng, cấp đổi, chuyển quyền và chỉnh lý 198 trường hợp; tiếp nhận, thẩm tra
và xác nhận đăng ký giao dich vụ seo bảo đảm đúng thời gian quy định cho 1.358
trường hợp, bằng 112% so với năm 2016. Qua đó, bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ
của người dân trong các giao dịch kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó cơng tác quản lý
cấp giấy chứng nhận QSD đất ở tại huyện Tiên Du cịn gặp nhiều khó khăn. Việc
kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận cịn chậm, hồ sơ địa chính lập cịn nhiều vấn
đề bấp cập, do đó hiện nay vẫn cịn một số hộ gia đình trên địa bàn huyện vẫn chưa
được cấp giấy chứng nhận.Bài toán đặt ra cần làm gì để tháo gỡ những vấn đề khó
khăn hiện nay để giải quyết hiệu quả vấn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
để người dân yên tâm sử dụng và khai thác đất đai có hiệu quả nhất.
Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về cấp giấy chứng nhận QSD đất, tuy
nhiên chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về quản lý cấp giấy chứng nhận QSD
đất ở trên địa bàn huyện Tiên Du. Đứng trước vấn đề đó tơi lựa chọn đề tài:
“Quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa
bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài luận văn của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu, phân tích thực trạng quản lý Nhà nước về cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ở trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh từ đó đưa ra các giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trong những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần tìm hiểu, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà
nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở.
Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ở trên địa huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
trong những năm tới.
2
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Đề tài nhằm luận giải một số câu hỏi nghiên cứu sau đây:
+ Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ở là gì?
+ Quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa
bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh diễn ra như thế nào? Có những ưu điểm và
hạn chế gì?
+ Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất ở trên địa huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, các yếu tố ấy
ảnh hưởng như thế nào?
+ Giải pháp nâng cao quản lý Nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất ở trên đị bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới là gì
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
+ Những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý Nhà nước về cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ở trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
+ Các giải pháp nâng cao quản lý Nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đát ở trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung phân tích thực trạng cơng tác quản lý Nhà nước về cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
trong những năm gần đây. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý
Nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở từ đó đề xuất giải pháp
nâng cao quản lý Nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa
bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
1.4.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Trong đó tập
trung vào 3 xã gồm thị Trấn Lim, xã Tri Phương, xã Hoàn Sơn.
3
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
1.4.2.3. Phạm vi về thời gian
+ Số liệu sơ cấp được thu nhập theo 2 thời điểm: năm 2016 và năm 2017,
tùy theo từng tiêu chí cụ thế thời gian thu thập thơng tin sẽ có điều chỉnh phù hợp
+ Số liệu thứ cấp được được thu thập theo các năm từ năm 2014 đến nay,
những chương trình, chính sách sẽ thu thập linh động hơn về thời gian, dựa trên
thời hiệu thực hiện của các văn bản chính sách.
+ Thời gian nghiên cứu đề tài từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
1.5.1. Về lý luận
Luận văn đã tập hợp, hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản
lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận QSD đất ở về khái niệm, vai trò, đặc điểm
và yêu cầu của quản lý cấp giấy chứng nhận QSD đất ở và vận dụng vào công tác
quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận QSD đất trên địa bàn huyện Tiên Du,
tỉnh Bắc Ninh.
1.5.2. Về thực tiễn
Luận văn đã trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng về các nội dung
quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận QSD đất địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh
Bắc Ninh. Từ những nội dung đó luận văn nghiên cứu và phân tích các yếu tố
ảnh hưởng. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước
về cấp giấy chứng nhận QSD đất ở trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
trong thời gian tới.
1.6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Báo cáo đề tài được trình bày theo 5 phần:
+ Phần I: Mở đầu.
+ Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
+ Phần III: Phương pháp nghiên cứu.
+ Phần IV: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
+ Phần V: Kết luận và khuyến nghị.
4
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CẤP GIẤY CHỨNG
NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở
2.1.1. Một số khái niệm có liên quan
2.1.1.1 Khái niệm về đất đai
- Đất trên bề mặt lục địa là một vật thể thiên nhiên được hình thành do sự
tác động tổng hợp cực kỳ phức tạp của 5 yếu tố: Sinh vật, đá mẹ, địa hình, khí
hậu và tuổi thọ địa phương (Vũ Văn Tuyền, 2012).
- Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các yếu
tố cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu
bề mặt, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt, cùng với
khoáng sản và nước ngầm trong lịng đất, tập đồn động thực vật, trạng thái định
cư của con người và các kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại
(Đoàn Văn Tuấn, 1999).
- Theo Luật đất đai năm 1993. Đất là tài sản quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ
yếu, là đối tượng lao động đồng thời cũng là sản phẩm lao động. Đất còn là vật
mang của các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái canh tác, đất là mặt bằng để
phát triển nền kinh tế quốc dân (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 1993).
2.1.1.2. Phân loại đất đai
Theo Luật đất đai năm 2013, đai đai được phân loại theo mục đích sử dụng
đất được chia là 3 nhóm bao gồm:
Nhóm 1. Nhóm đất nơng nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: Đất trồng
cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác: Đất trồng cây
lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phịng hộ; Đất rừng đặc dụng; Đất ni
trồng thủy sản; Đất làm muối; Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây
dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình
thức trồng trọt khơng trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc,
gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn
ni, ni trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm
tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh (Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam, 2013).
5
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Nhóm 2. Nhóm đất phi nơng nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: Đất ở
gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; Đất xây dựng trụ sở cơ quan; Đất sử
dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh; Đất xây dựng cơng trình sự nghiệp gồm
đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y
tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và cơng nghệ, ngoại giao và
cơng trình sự nghiệp khác; Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất
khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ
sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất
vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; Đất sử dụng vào mục đích cơng cộng gồm đất
giao thơng (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng
hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và cơng trình giao thơng khác);
thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt
cộng đồng, khu vui chơi, giải trí cơng cộng; đất cơng trình năng lượng; đất
cơng trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất
cơng trình cơng cộng khác; Đất cơ sở tơn giáo, tín ngưỡng; Đất làm nghĩa
trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; Đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối và
mặt nước chuyên dùng; Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán,
trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa
nơng sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, cơng cụ phục vụ cho sản
xuất nơng nghiệp và đất xây dựng cơng trình khác của người sử dụng đất
khơng nhằm mục đích kinh doanh mà cơng trình đó khơng gắn liền với đất ở
(Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013).
Nhóm 3. Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích
sử dụng. Theo đối tượng sử dụng đất đai gồm 5 loại gồm (Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam, 2013):
- Đất do hộ gia đình, cá nhân trong nước sử dụng - Đất do tổ chức trong
nước (tổ chức kinh tế, cơ quan đơn vị của Nhà nước, tổ chức sự nghiệp công lập,
tổ chức khác) sử dụng.
- Đất do tổ chức nước ngoài (Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, tổ
chức ngoại giao) sử dụng.
- Đất do người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng
- Đất do cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo sử dụng
Theo đối tượng quản lý đất đai gồm 3 loại:
6
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
- Đất do UBND cấp xã quản lý
- Đất do tổ chức phát triển quỹ đất quản lý
- Đất do cộng đồng dân cư và tổ chức khác quản lý
2.1.1.3. Quản lý nhà nước về đất đai
• Quản lý
Quản lý là sự tác động lên một hệ thống nào đó với mục tiêu đưa hệ thống
đó đến trạng thái cần đạt được (Uông Chung Lưu, 2015).
+ Quản lý là thực hiện những cơng việc có tác dụng định hướng, điều tiết,
phối hợp các hoạt động của cấp dưới, của những người dưới quyền. Biểu hiện cụ
thể qua việc, lập kế hoạch hoạt động, đảm bảo tổ chức, điều phối, kiểm tra, kiểm
soát. Hướng được sự chú ý của con người vào một hoạt đơng nào đó; điêu tiết
được nguồn nhân lực, phối hợp được các hoạt đông bộ phận.
+ Quản lý là thiết lập, khai thông các quan hệ cụ thể để hoạt động đơng
người được hình thành, tiến hanh trôi chảy, đạt hiệu quả cao bền lâu và không
ngừng phát triển.
+ Quản lý là tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý một cách
gián tiếp và trực tiếp nhằm thu được nhưng diễn biến, thay đổi tích cực theo mục
tiêu nhất định.
• Quản lý Nhà nước
Quản lý nhà nước, hiểu theo nghĩa rộng, được thực hiện bởi tất cả các cơ
quan nhà nước. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước là hoạt động chấp hành và
điều hành được đặc trưng bởi các yếu tố có tính tổ chức; được thực hiện trên
cơ sở pháp luật; được bảo đảm thực hiện chủ yếu bởi hệ thống các cơ quan
hành chính nhà nước (hoặc một số tổ chức xã hội trong trường hợp được giao
nhiệm vụ quản lý nhà nước). Quản lý nhà nước cũng là sản phẩm của việc
phân công lao động nhằm liên kết và phối hợp các đối tượng bị quản lý (Uông
Chung Lưu, 2015).
• Quản lý Nhà nước về đất đai
Quản lý Nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền để bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước về đất đai, cũng như bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất thông qua 15 nội dung quy
định tại điều 22 Luật đất đai 2013. Nhà nước đã nghiên cứu toàn bộ quỹ đất của
7
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
từng vùng từng địa phương dựa trên cơ sở các đơn vị hành chính để nắm chắc
hơn về cả số lượng và chất lượng. Đưa ra các phương án về quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất để phân bổ hợp lý nguồn tài nguyên đất đai. Đảm bảo đất được giao
đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, sử
dụng có hiệu quả ở hiện tại và bền vững trong tương lai, tránh hiện tượng phân
tán đất và đất bị bỏ hoang hóa (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013).
2.1.1.4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Theo Khoản 16, Điều 3 của Luật đất đại năm 2013, giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất hợp
pháp của người có quyền sử dụng đất. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định cụ thể về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013).
Theo quy định, GCNQSDĐ là một (01) tờ gồm bốn (04) trang, mỗi trang
có kích thước 190mm x 265mm, bao gồm các đặc điểm và nội dung được quy
định thống nhất, ban hành sử dụng cho phạm vi cả nước.
a. Trang một là trang bìa
Màu hồng gồm dịng chữ "Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Độc lập
tự do - Hạnh phúc", Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất " màu hồng đậm, chủ sử
dụng đất và địa chỉ chủ sử dụng đất, số phát hành của giấy chứng nhận màu đen
và hình trống đồng.
b. Trang 2 và trang 3 có đặc điểm và nội dung sau
+ Nền được in hoa văn trống đồng, tên Ủy ban nhân dân cấp GCNQSDĐ.
+ Thửa đất được quyền sử dụng gồm: Thửa đất, tờ bản đồ số địa chỉ, diện
tích, hình thức sử dụng, mục đích sử dụng, thời hạn dụng và nguồn gốc sử dụng,
số vào sổ cấp GCNQSDĐ và sơ đồ thửa đất.
+ Tài sản gắn liền với đất.
+ Ghi chú.
c. Trang 4 màu hồng in bảng, in chữ màu đen để ghi những thay đổi về sử dụng
đất sau khi cấp GCNQSDĐ
Theo Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/09/2009 của Chính phủ và
Thơng tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
8
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
trường Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hửu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất: Giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường
phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối
với mọi loại đất, Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận là một
tờ có bốn trang, mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm, có nền hoa văn trống
đồng màu hồng.
2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của quản lý Nhà nước về cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ở
2.1.2.1. Vai trò của cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những công cụ quan trọng
để quản lý đất đai chặt chẽ đến từng thửa đất, chủ sử dụng đất. Là cơ sở để Nhà
nước bảo hộ tài sản hợp pháp của chủ sử dụng đất, cũng như là cơ sở để chủ sử
dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Cấp giấy chứng nhận
chính là nắm chắc quỹ đất quốc gia, bảo vệ đất đai, chủ quyền sử dụng đất được
giao đất phải chiu trách nhiệm bảo vệ vốn đất được giao. Giấy chứng nhận quyền
sử dựng đất là mối quan hệ hợp pháp về đất đai giữa chủ sử dụng đất và Nhà
nước (Uông Chung Lưu, 2015).
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính là cơng cụ đảm bảo đất đai được
sử dụng đúng mục đích, đúng quy hoạch, đúng pháp luật.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn là cơ sở để quản lý biến động về
đất đai hữu hiệu nhất.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy tờ hợp pháp để người sử dụng
đất thực hiện các quyền mà Nhà nước giao cho, đó là quyền cho tặng, chuyển
nhượng, chuyển đổi, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn
bằng quyền sử dụng đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là điều kiện tiên
quyết để người sử dụng đất được bồi thường thiệt hại về đất đai, tài sản có trên
đất khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích khác.
Giấy chứng nhận quyến sử dụng đất là căn cứ để xác định thẩm quyền giải
quyết tranh chấp đất đai giữa hệ thống tòa án nhân dân.
2.1.2.2. Ý nghĩa của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Việc cấp GCNQSDĐ với mục đích để Nhà nước tiến hành các biện pháp
quản lý Nhà nước đối với đất đai, để người sử dụng đất yên tâm khai thác tốt mọi
9
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
tiềm năng của đất, đồng thời phải có nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo nguồn tài nguyên
đất cho các thế hệ sau. Thông qua việc cấp GCNQSDĐ để Nhà nước nắm chắc
và quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất của quốc gia (Nguyễn Văn Chiến, 2006).
Giấy chứng nhận QSDĐ là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân với đất
đai. Bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai thực chất là bảo vệ lợi ích hợp
pháp của người sử dụng đất, đống thời nhằm giám sát họ thực hiện các nghĩa vụ
khi sử dụng đất đúng theo pháp luật nhằm đảm bảo sự cơng bằng giữa các lợi ích
của các hộ trong việc sử dụng đất. Bên cạnh đó thơng qua việc đăng ký và cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho phép một sự rằng buộc về trách nhiệm
pháp lý giữa cơ quan nhà nước và người sử dụng đất trong việc chấp hành luật
đất đai.
Giấy chứng nhận QSDĐ là điều kiện để đảm bảo nhà nước quản lý chặt
chẽ toàn bộ quỹ đất trong phạm vi lãnh thổ đảm bảo đảm bảo đất đai được sử
dụng đúng mục đích và hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhất
2.1.3. Mục đích, yêu cầu và nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất ở
2.1.3.1. Mục đích của cấp giấy chứng nhận
Theo nội dung Luật đất đai năm 2013 (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam,
2013), có thể thấy việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là dấu hiệu kết
thúc của quá trình đăng ký quyền sử dụng đất hợp pháp nhằm đồng thời đạt hai
mục tiêu cơ bản:
+ Xây dựng hệ thống hồ sơ đầy đủ về các mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội...
của đất đai làm cơ sở để Nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ, hiệu
quả, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sử dụng đất và nắm chắc nguồn tài
nguyên đất đai và bảo tồn phát triển một cách có hiệu quả, bền vững.
+ Đảm bảo quyền lợi cho chủ sử dụng đất được hợp pháp, đồng thời người
sử dụng phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với việc sử dụng đất theo quy định
của pháp luật.
+ Là để thiết lập hoàn chỉnh hệ thống hồ sơ địa chính phục vụ lâu dài cho
cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai. Đồng thời giúp cho người sử dụng đất
có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phản ánh đúng hiện trạng quản lý sử
dụng đất, trên cơ sở đó người sử dụng đất thực hiện các quyền theo quy định
của pháp luật.
10
LUAN VAN CHAT LUONG download : add