Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Luận văn thạc sĩ VNUA quản lý thuế, phí tài nguyên và môi trường trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 127 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGÔ MINH KHÔI

QUẢN LÝ THUẾ, PHÍ TÀI NGUN VÀ
MƠI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Trần Đình Thao

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà nội, ngày…. tháng…. năm 2017
Tác giả luận văn

Ngô Minh Khôi

i

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Trần Đình Thao đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Quản lý đào tạo Sau đại học, Bộ môn
Kinh tế đầu tư, Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thơn - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Phịng Tài Ngun
và Mơi trường, UBND huyện Gia Lâm, Chi cục Thuế huyện Gia Lâm và các phòng ban
khác đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn./.
Hà nội, ngày…. tháng…. năm 2017
Tác giả luận văn

Ngô Minh Khôi


ii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... ii
Danh mục bảng .............................................................................................................v
Danh mục hình ............................................................................................................ vi
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis abstract ............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ..........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết ..................................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................3

1.2.1.

Mục tiêu chung ...............................................................................................3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................3


1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .........................................................................................3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................4

1.5.

Đóng góp mới của luận văn.............................................................................4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế, phí tài ngun và mơi
trường ............................................................................................................5
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý thuế, phí tài ngun và mơi trường ...........................5

2.1.1.

Tổng quan về thuế, phí tài ngun và mơi trường ............................................5


2.1.2.

Đặc điểm, vai trị của thuế, phí tài ngun và môi trường .............................. 16

2.1.3.

Nội dung cơ bản về quản lý thuế, phí tài ngun và mơi trường ....................19

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế, phí tài nguyên và môi trường ..........31

2.2.

Cơ sở thực tiễn về quản lý thuế tài ngun và phí mơi trường ....................... 32

2.2.1.

Thực tiễn về quản thuế, phí tài ngun và mơi trường trên thế giới ............... 32

2.2.2.

Thực tiễn quản lý thuế, phí tài nguyên và môi trường ở Việt Nam .................38

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra về quản lý thuế, phí tài nguyên và môi trường
cho huyện Gia Lâm .......................................................................................41


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 43
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 43

iii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3.1.1.

Điều kiện tự nhiên.........................................................................................43

3.1.2.

Điều kiện kinh tế, xã hội ............................................................................... 48

3.2.

Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 55

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu..............................................................55

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................55


3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................57

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu....................................................................... 57

3.2.5.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................. 57

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................59
4.1.

Thực trạng quản lý thuế, phí tài nguyên và môi trường tại huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội ................................................................................. 59

4.1.1.

Xây dựng kế hoạch thu thuế, phí tài ngun và mơi trường ...........................59

4.1.2.

Thực hiện thu thuế, phí tài nguyên và bảo vệ môi trường tại địa bàn
huyện Gia Lâm ............................................................................................. 65

4.1.3.

Thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong quản lý thuế, phí tài ngun và

mơi trường tại huyện Gia Lâm ......................................................................69

4.1.4.

Quản lý nợ, miễn giảm hoàn thuế, phí tài ngun và mơi trường ................... 72

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế, phí tài nguyên và môi trường
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội ................................................................75

4.2.1.

Cơ chế về quản lý thuế, phí tài ngun và mơi trường ................................... 75

4.2.2.

Ý thức chấp hành luật thuế của tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên ...........79

4.2.3.

Tổ chức bộ máy quản lý thuế, phí tài ngun và mơi trường.......................... 80

4.2.4.

Năng lực của cán bộ thuế, và cán bộ quản lý phí bảo vệ mơi trường ..............83

4.2.5.

Sự tham gia của người dân và các tổ chức chính trị, xã hội............................87


4.3.

Giải pháp tăng cường quản lý thuế, phí tài nguyên và môi trường huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội .......................................................................... 89

4.3.1.

Định hướng chung ........................................................................................ 89

4.3.2.

Một số giải pháp cụ thể ................................................................................. 90

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................ 101
5.1.

Kết luận ...................................................................................................... 101

5.2.

Kiến nghị .................................................................................................... 102

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 104
Phụ lục ................................................................................................................... 108

iv

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Khung thuế bảo vệ môi trường ..................................................................25
Bảng 3.1. Tình hình phân bố đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2014-2016 ..........47
Bảng 3.2. Tình hình dân số, lao động của huyện Gia Lâm giai đoạn 2014- 2016 .......49
Bảng 3.3. Kết quả phát triển kinh tế huyện gia lâm giai đoạn 2014-2016 ...................51
Bảng 3.4. Tổng hợp số liệu phiếu khảo sát ................................................................ 56
Bảng 4.1. Kế hoạch thu thuế, phí tài ngun và mơi trường tại huyện Gia Lâm
qua các năm ..............................................................................................60
Bảng 4.2. Giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn thành phố Hà Nội .............................62
Bảng 4.3. Mức phí đối với thơng số ơ nhiễm có trong nước thải công nghiệp trên
địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội ................................................63
Bảng 4.4. Dự tốn thuế, phí tài ngun và môi trường đối với nước thải công
nghiệp phân theo khu vực trên địa bàn huyện Gia Lâm.............................. 64
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện dự tốn thuế, phí tài ngun và môi trường ................... 65
Bảng 4.6. Kết quả thu thuế, phí tài ngun và mơi trường của một số doanh
nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm ...........................................................67
Bảng 4.7. Tổng hợp số thuế, phí tài ngun và mơi trường năm 2016 đơn vị đã
kê khai so với số kiểm tra .......................................................................... 69
Bảng 4.8. Kết quả thanh tra, kiểm tra có liên quan đến quản lý thuế, phí tài
ngun và mơi trường trên địa bàn huyện Gia Lâm ...................................71
Bảng 4.9. Đánh giá về cơng tác thanh tra, kiểm tra thu thuế, phí tài nguyên và
môi trường trên địa bàn huyện ...................................................................72
Bảng 4.10. Thống kê một số doanh nghiệp có số thuế tài ngun, phí BVMT cịn
nợ đọng lớn tính đến 31/12/2016 ............................................................... 74
Bảng 4.11. Đánh giá mức độ hiểu biết về các luật thuế, phí quy trình nộp thuế, phí tài
ngun và môi trường của doanh nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm .............80
Bảng 4.12. Đánh giá của các đối tượng điều tra về cơng tác tổ chức quản lý thu
thuế, phí tài nguyên và môi trường tại huyện Gia Lâm ..............................82
Bảng 4.13. Cơ cấu lao động tại Chi Cục Thuế Gia Lâm năm 2016 .............................. 84

Bảng 4.14. Đánh giá năng lực quản lý của cán bộ quản lý thuế, phí tài nguyên và
môi trường tại huyện Gia Lâm................................................................... 86
Bảng 4.15. Đánh giá về cán bộ làm công tác quản lý thuế, phí tài ngun và mơi
trường huyện Gia Lâm ..............................................................................87
Bảng 4.16. Đánh giá của đối tượng nộp thuế, phí tài nguyên và môi trường ở
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội ............................................................88

v

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ hành chính Huyện Gia Lâm ...........................................................44
Hình 4.1. Quy trình quản lý kê khai và nộp thuế theo cơ chế tự kê khai – tự tính
– tự nộp ..................................................................................................... 76
Hình 4.2. Quy trình quản lý phí mơi trường đối với nước thải cơng nghiệp trên
địa bàn huyện Gia Lâm ............................................................................. 78
Hình 4.3. Hiệu quả cơng tác hỗ trợ NNT của Cơ quan thuế trên địa bàn huyện ........ 88
Hình 4.4. Cơng tác giải quyết khiếu nại của NNT .....................................................89

vi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Ngơ Minh Khơi
Tên luận văn: “Quản lý thuế, phí tài ngun và mơi trường trên địa bàn huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội”.

Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý thuế, phí tài ngun và mơi trường huyện
Gia Lâm những năm qua từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế,
phí tài ngun và mơi trường trên địa bàn huyện Gia Lâm trong thời gian tiếp theo.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu thứ cấp, Thu thập số liệu sơ cấp.
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.
Kết quả chính và kết luận
Huyện Gia Lâm, Hà Nội đang trong giai đoạn phát triển kinh tế mạnh mẽ theo
hướng cơng nghiệp hố – hiện đại hố, nên ngày càng có nhiều các doanh nghiệp hoạt
động trong mọi lĩnh vực sản xuất – kinh doanh được thành lập trên địa bàn. Kéo theo
đó là việc sử dụng lượng lớn tài nguyên thiên nhiên của huyện, đồng thời cũng tạo ra
một lượng lớn nước thải, phế thải công nghiệp gây ảnh hưởng nặng tới môi trường tự
nhiên trên địa bàn. Do đó những năm gần đây huyện đã tăng cường thực hiện nghiêm
Pháp lệnh Thuế Tài nguyên nhằm mục đích góp phần bảo vệ, khai thác, sử dụng tài
nguyên tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và đồng thời bảo đảm nguồn
thu cho NSNN.
Những năm gần đây huyện Gia Lâm đã chú trọng tới việc quản lý thuế, phí tài
ngun và mơi trường đối với nước thải công nghiệp nên số thu tăng dần qua các năm:
năm 2014 thu 161 triệu tiền thuế tài nguyên thì tới năm 2016 con số này là 222 triệu,
bình qn 3 năm tăng 17,44%; đối với phí bảo vệ môi trường năm 2014 số thực thu là
802 triệu thì đến năm 2016 con số này là 990 triệu, bình quân 3 năm tăng 11,1%.
Nguồn thu từ thuế tài nguyên, phí BVMT trong những năm qua ở địa bàn huyện
Gia Lâm đã góp phần quan trọng vào việc tạo nguồn vốn cho địa phương các cấp cùng

với các nguồn vốn khác để đầu tư cơ sở hạ tầng, cải tạo môi trường xanh, sạch và đảm
bảo an sinh xã hội địa phương.

vii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Cơng tác thanh tra, kiểm tra q trình quản lý thuế, phí tài ngun và mơi trường
trên địa bàn huyện Gia Lâm được phân cấp và chấp hành theo quy định của Pháp luật
Thuế tài nguyên và quy định của Bộ Tài chính, Bộ Tài ngun và Mơi trường. Q trình
thanh tra, kiểm tra được thực hiện nghiêm ngặt từ khâu rà sốt các tờ khai nộp thuế, phí
tài ngun và môi trường của từng đối tượng nộp thuế, tới việc đơn đốc nộp thuế, phí.
Tuy nhiên trên thực tế qua thanh tra, kiểm tra số thuế và phí phải nộp của doanh nghiệp
tự kê khai chỉ chiếm khoảng 50%-60% số thuế và phí phải nộp của doanh nghiệp, điều
này cho thấy còn rất nhiều kẽ hở trong khâu quản lý thuế, phí tài ngun và mơi trường
trên địa bàn huyện Gia Lâm, đồng thời ý thức của các lãnh đạo doanh nghiệp trên địa
bàn về nghĩa vụ thuế, phí tài nguyên và môi trường chưa cao.
Tác giả cũng đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế, phí
tài ngun và mơi trường tại huyện Gia Lâm như: cơ chế chính sách, pháp luật về quản
lý thuế, phí, tổ chức bộ máy quản lý thuế, phí tài ngun và mơi trường trên địa bàn
huyện, năng lực cán bộ quản lý, ý thức của lãnh đạo doanh nghiệp, và sự tham gia của
các tổ chức, cá nhân liên quan,….
Qua việc nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thuế, phí tài ngun và mơi
trường trên địa bàn tác giả đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện cơng tác quản lý thuế, phí
tài ngun và mơi trường trên địa bàn như: hồn thiện các chính sách về quản lý thuế,
phí; hồn thiện tổ chức bộ máy quản lý thuế, phí; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ
quản lý thuế, phí; tuyên truyền, giáo dục ý thức của người nộp thuế, …

viii


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Ngo Minh Khoi
Thesis title: Management of taxes and fees on natural resources and environment in Gia
Lam district, Hanoi.
Major: Economic management

Code: 60 34 04 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research purposes
On the basis of assessing the current status of management of taxes and fees on
natural resources and environment in Gia Lam district in the past years, it has proposed
some measures to enhance the management of taxes and fees on natural resources and
environment in Gia Lam district in the next time.
Research Methods
The method of selecting researching sites.
The method of collecting data which are secondary data and primary data.
The methods of synthesizing and analyzing data.
Main findings and conclusions
Gia Lam district, Hanoi is in the stage of strong economic development towards
industrialization and modernization, so more and more enterprises operating in all fields
of production and business are established in the area. you. This is followed by the large
use of district natural resources, which also generates large amounts of industrial wastes
and wastes that seriously damage the natural environment in the area. Therefore, in
recent years, the district has strengthened the implementation of the Ordinance on
Natural Resources Tax in order to contribute to the protection, exploitation and use of

natural resources in an economical, rational and effective manner, Ensure revenue
sources for the state budget.
In recent years Gia Lam district has focused on the management of taxes and
fees on natural resources and environment for industrial waste water, so the revenue has
increased gradually over the years: in 2014, 161 million of royalties will be collected by
2016. This figure is 222 million, the average increase of 3 years 17.44%; For the
environmental protection fee in 2014 the actual revenue is 802 million, by 2016 this
figure is 990 million, the average increase of 11.1% in 3 years.
Income from taxes and fees on natural resources and environment in the past
years in Gia Lam district have contributed significantly to the creation of capital at all

ix

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


levels along with other sources of capital to invest in infrastructure, improve green and
clean environment and ensure local social security.
The inspection and examination of the process of taxes and fees on natural
resources and environment management in Gia Lam district is decentralized and
complies with the provisions of the Law on Royalties and the regulations of the
Ministry of Finance and the Ministry of Finance. Resources and Environment. The
inspection and examination process is strictly carried out from the review of the
declarations of taxes and fees on natural and environmental paid by each taxpayer to the
urge to pay taxes and fees. However, in practice, by examining the amount of taxes and
fees payable by self-declared firms, which account for only about 50% -60% of the
company's taxes and fees, this shows that there are many loopholes. In the management
of taxes, natural resources and environment in Gia Lam district, the awareness of local
business leaders on the tax, natural resources and environment is not high.
The author also studied the factors affecting the management of taxes and fees

on natural resources and environment in Gia Lam district such as mechanisms, policies,
laws on taxes and fees administration, organization of management Taxes and fees on
natural resources and environment in the district, the capacity of managers, the sense of
the business leaders, and the involvement of organizations and individuals concerned.
By studying the current situation of taxes and fees on natural resource and
environment management in the author's area, we have put forward measures to perfect
the management of taxes, natural resources and environment in the locality such as:
Policies on taxes and fees administration; To perfect the organization of the taxes and
fees administration apparatus; Improve the capacity of taxes and fees administration
staff; Propagating and educating the consciousness of taxpayers, ...

x

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Tài nguyên bao gồm tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên do con người
sáng tạo ra dưới hình thức vật chất hoặc phi vật chất, như: cánh rừng trồng, hồ
nhân tạo, các sản phẩm trí tuệ, bản phát minh, sáng chế, quy trình cơng nghệ, các
giải pháp hữu ích... tất cả tạo nên điều kiện tổng thể về môi trường, phương tiện,
công cụ thiết yếu phục vụ cho đời sống, sản xuất của xã hội. Tài nguyên là thành
phần không thể thiếu, được khai thác, sử dụng phục vụ cuộc sống và sự phát triển
của xã hội loài người. Nguồn thu từ tài nguyên đóng góp quan trọng cho ngân
sách hằng năm của Nhà nước. Hoạt động sản xuất, kinh doanh liên quan đến khai
thác, sử dụng tài nguyên đã tạo nên việc làm, thu nhập cho số đông người dân
trên cả nước.
Ở Việt Nam, nguồn tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà
nước thống nhất quản lý. Nhà nước sử dụng thuế để điều tiết đối với hoạt động

khai thác, sử dụng tài nguyên để tạo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước nhằm
thực hiện các mục tiêu, định hướng cho việc khai thác, sử dụng hiệu quả các
nguồn tài nguyên, tạo lập nguồn tài chính phục vụ cho bảo tồn, phát triển các
nguồn tài nguyên. Việc bảo vệ môi trường được thực hiện thông qua nhiều biện
pháp khác nhau, bao gồm các biện pháp hành chính và biện pháp kinh tế. Các
biện pháp hành chính bao gồm kiểm tra, giám sát, xử phạt, ban hành các tiêu
chuẩn môi trường... Các biện pháp kinh tế chủ yếu bao gồm hệ thống phí và thuế
liên quan đến mơi trường.
Như vậy, có thể hiểu thuế, phí tài ngun và mơi trường là một khoản thu
của Ngân sách Nhà nước đối với người khai thác tài nguyên thiên nhiên do Nhà nước
quản lý đồng thời cũng là một biện pháp kinh tế chủ yếu nhằm bảo vệ môi trường.
Thuế tài nguyên đánh trên sản lượng và giá trị thương phẩm của tài nguyên khai thác
mà khơng phụ thuộc vào mục đích khai thác tài nguyên. Thuế tài nguyên là một phần
của hệ thống thuế tổng thể, là cái tác động đến thu nhập của các doanh nghiệp. Hệ
thống thuế này thường bao gồm thuế thu nhập trực tiếp của một tài nguyên nói chung,
các kiểu thuế gián tiếp khác nhau bao gồm các loại thuế bán hàng và thuế tiêu thụ
(excise tax) cũng như thuế xuất, nhập khẩu, và thuế đặc biệt, là loại thuế được thiết kế
riêng cho các ngành công nghiệp tài ngun. Trong khi đó, phí bảo vệ mơi trường là
khoản phí phải nộp mà các tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc phát sinh tác

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


động xấu đối với mơi trường. Nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường được sử dụng cho
hoạt động bảo vệ môi trường. Trên thực tế, các quy định về phí bảo vệ mơi trường có
từ trước khi thuế bảo vệ mơi trường ra đời. Trong đó, phí bảo vệ môi trường là khoản
thu trực tiếp vào chủ thể gây ô nhiễm (chủ thể thải các chất gây ô nhiễm ra mơi trường
nước, đất, khơng khí), nhằm mục đích thúc đẩy các đối tượng gây ô nhiễm phải giảm

thiểu khối lượng chất ơ nhiễm thải ra mơi trường và đóng góp một phần tài chính vào
việc xử lý ơ nhiễm mơi trường. Số thu từ phí bảo vệ mơi trường được dùng cho mục
đích hỗ trợ cho cơng tác bảo vệ và đầu tư cho mơi trường. (Chính phủ, 2010)
Huyện Gia Lâm nằm ở phía Đơng của Thủ đơ Hà Nội, Gia Lâm được xác định
là vùng kinh tế trọng điểm, là địa bàn quân sự chiến lược ở phía Đơng của Thủ đơ Hà
Nội. Trên địa bàn huyện có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đã và đang
được đầu tư xây dựng. Đồng thời, trên địa bàn Huyện có nhiều khu đơ thị, khu cơng
nghiệp và các trung tâm thương mại được hình thành; nhiều làng nghề nổi tiếng, thu
hút đơng khách thập phương trong và ngồi nước như làng gốm sứ Bát Tràng, dát
vàng, may da Kiêu Kỵ, chế biến thuốc bắc Ninh Giang. Đây chính là những động lực
và tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ giao thông, giao
lưu hàng hoá hiện nay và và trong tương lai.
Trong những năm qua, cùng với tiến trình cải cách hệ thống thuế và phí cả
nước, quản lý thuế, phí tài nguyên và trường tại huyện Gia Lâm đã có những bước
chuyển biến căn bản. Tổ chức quản lý thuế, phí tài nguyên và môi trường từng
bước được cải cách, hiện đại hóa; trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ công
ngày càng được nâng lên. Số thu từ thuế, phí tài ngun và mơi trường của huyện
có xu hướng tăng, cụ thể năm 2014 tổng mức thu thế, phí tài nguyên và môi trường
huyện Gia Lâm đạt trên 936 triệu đồng, năm 2015 tăng lên 1.045 triệu đồng và
năm 2016 đạt trên 1.121 triệu đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình qn
112,19%/năm. Tuy nhiên, so với dự tốn được gia thì mức thu thuế và phí trên
hàng năm vẫn chưa đạt chỉ tiêu đề ra, năm 2014 chỉ đạt 91% so với dự tốn, năm
2015 giảm cịn 88% và năm 2016 mặc dù đã tăng nhưng vẫn chỉ đạt 95% so với dự
tốn được giao. Bên cạnh đó, tiềm năng của nguồn thu này trên địa bàn là đáng kể.
Nguyên nhân do tình trạng gian lận trong việc thực hiện nghĩa vụ về thuế, phí tài
ngun và mơi trường ngày càng phổ biến dưới nhiều hình thức tinh vi, khó phát
hiện, số thuế tài ngun bị thất thốt ngày càng lớn. Hơn nữa cơng tác quản lý thuế
và phí nói chung cịn tồn tại những mặt hạn chế, chưa theo kịp với tình hình thực
tiễn, chưa bao quát hết nguồn thu. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý


2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thuế, phí tài ngun và mơi trường là một u cầu cấp thiết, là một nhiệm vụ trọng
tâm của Chi cục thuế huyện Gia Lâm trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ thực tế trên thì việc nghiên cứu đề tài : “Quản lý thuế, phí tài
ngun và mơi trường trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” là rất cần
thiết và có ý nghĩa quan trọng với địa phương.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý thuế, phí tài nguyên và môi trường
huyện Gia Lâm những năm qua từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường
quản lý thuế, phí tài ngun và mơi trường trên địa bàn huyện Gia Lâm trong thời
gian tiếp theo.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế, phí tài
nguyên và mơi trường;
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý thuế,
phí tài nguyên và môi trường huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội;
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thuế, phí tài ngun và
mơi trường huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng quản lý thuế, phí tài nguyên và môi trường huyện Gia Lâm,
Thành phố Hà Nội diễn ra như thế nào? Những thuận lợi và khó khăn đang gặp
phải là gì?
2. Đâu là các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế, phí tài ngun và mơi
trường ở huyện Gia Lâm?
3. Những giải pháp nào sẽ góp phần tăng cường quản lý thuế, phí tài

ngun và mơi trường huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý thuế tài nguyên mơi trường,
tình hình chấp hành của người nộp thuế tài nguyên môi trường đối với việc thi
hành Luật thuế Tài nguyên.

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đối tượng khảo sát là các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác tài
nguyên trên địa bàn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội, bao gồm cán bộ quản lý
thuế, phí tài ngun và mơi trường, các đối tượng nộp thuế, phí tài ngun mơi
trường trên địa bàn huyện Gia Lâm.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng về công tác quản lý thuế, phí tài
ngun và mơi trường (phí nước thải công nghiệp) đối với các doanh nghiệp
đang khai thác tài nguyên trên địa bàn huyện Gia Lâm, TP Hà Nội và đề xuất
những giải pháp tăng cương công tác quản lý của Nhà nước lĩnh vực trên.
- Về không gian
Đề tài tiến hành nghiên cứu trên phạm vi địa bàn huyện Gia Lâm, Thành
phố Hà Nội.
- Về thời gian
Đề tài tiến hành nghiên cứu theo số liệu điều tra thực tế năm 2016 và số liệu
liên quan trong thời gian 3 năm 2013, 2014, 2015.
Đề tài được thực hiện từ tháng 6/2016-6/2017.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

Luận văn đã hệ thống hoá, làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn về quản lý
thuế, phí tài ngun mơi trường, đã xác định, làm rõ các quy định của Nhà nước
về quản lý thuế, phí tài ngun mơi trường cũng như đặc điểm, vai trò và chức
năng của quản lý thuế, phí tài ngun và mơi trường trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn đã tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng về quản lý thuế,
phí tài nguyên và môi trường trên địa bàn huyện Gia Lâm trong giai đoạn 20142016. Nêu rõ đặc điểm, các kết quả đạt được và các tồn tại hạn chế cần khắc
phục cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý thuế, phí tài ngun
mơi trường trên địa bàn huyện Gia Lâm những nam qua.
Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý thuế, phí tài ngun mơi trường
trên địa bàn huyện Gia Lâm, luận văn đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý thuế, phí tài nguyên môi trường trên địa bàn huyện Gia Lâm trong thời
gian tiếp theo.

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ,
PHÍ TÀI NGUN VÀ MƠI TRƯỜNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ, PHÍ TÀI NGUYÊN VÀ MƠI
TRƯỜNG
2.1.1. Tổng quan về thuế, phí tài ngun và mơi trường
2.1.1.1 Khái niệm về thuế và phí
a, Khái niệm về thuế
Cho đến nay, trong giới các học giả và trên các sách báo kinh tế thế giới
vẫn chưa có quan điểm thống nhất về khái niệm thuế, bởi lẽ giác độ nghiên cứu
có nhiều khác biệt. Nhìn chung, các nhà kinh tế khi đưa ra khái niệm về thuế mới
chỉ nhìn nhận từ những khía cạnh khác nhau của thuế mà mình muốn khai thác
hoặc tìm hiểu, chưa phản ánh đầy đủ bản chất chung của phạm trù thuế.

Trên giác độ phân phối thu nhập định nghĩa: Thuế là hình thức phân phối
và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành các
quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho việc thực
hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước.
Trên giác độ người nộp thuế thì : Thuế được coi là khoản đóng góp bắt buộc
mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo luật định để
đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Trên giác độ kinh tế học thì: Thuế là một biện pháp đặc biệt, theo đó Nhà
nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư
sang khu vực công, nhằm thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước
(Trần Bình Minh, 2012).
Như vậy, có thể hiểu thuế là khoản thu bắt buộc mang tính cưỡng chế
bằng sức mạnh của nhà nước mà các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải nộp vào
ngân sách nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định. Các khoản thu này
khơng mang tính đối giá và hồn trả trực tiếp cho người nộp thuế.
Qua phân tích nguồn gốc sự ra đời của thuế và khái niệm chung về thuế nêu
trên, có thể khẳng định rằng: Thuế là một cơng cụ tài chính của Nhà nước, được sử
dụng để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung, nhằm sử dụng cho mục đích cơng
cộng. Tuy nhiên, thuế khác với các cơng cụ tài chính khác như: phí, lệ phí, tiền

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


phạt, giá cả...Điều này thể hiện qua các đặc điểm cơ bản của thuế trong nền kinh tế
thị trường như sau:1) Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền. 2) Luôn gắn liền với
quyền lực Nhà nước. 3) Luôn gắn liền với thu nhập. 4) Khơng hồn trả trực tiếp
và được sử dụng để đáp ứng chi tiêu công cộng (Nguyễn Thị Liên và Nguyễn
Văn Hiệu, 2012).

Các nhà kinh tế học thường đề cập vai trò của thuế đối với ngân sách Nhà
nước và đời sống xã hội. Bởi vì trên thực tế, thông qua các hoạt động thu thuế
Nhà nước tập trung được các của cải xã hội từ đó hình thành nên quỹ ngân
sách Nhà nước và thực hện các chính sách kinh tế xã hội, vai trị của thuế
được thể hiện ở các mặt sau: 1) Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN. 2)
Thuế là công cụ điều hịa thu nhập, thực hiện cơng bằng xã hội. 3) Thuế là
công cụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh,
đảm bảo thực hiện tốt quản lý nhà nước đối với mọi mặt của đời sống kinh tế,
xã hội. 4) Thuế kích thích sự tăng trưởng kinh tế, tạo cơng ăn việc làm. 5)
Thuế thực hiện vai trò tái phân phối các nguồn tài chính, góp phần đảm bảo
cơng bằng xã hội. 6)Thuế là cơng cụ kiềm chế lạm phát.7) Thuế góp phần bảo
hộ sản xuất trong nước và tạo điều kiện hoà nhập nền kinh tế thế giới (Nguyễn
Thị Liên và Nguyễn Văn Hiệu, 2012).
b) Khái niệm về phí
Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi
phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công
lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ
công được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật phí và lệ phí
(Quốc hội 2015).
Như vậy, có thể hiểu phí là khoản thu mang tính chất bù đắp chi phí
thường xuyên hoặc bất thường như phí về xây dựng, bảo dưỡng, duy tu của Nhà
nước đối với những hoạt động phục vụ người nộp phí. Thuế và lệ phí, phí đều là
nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và đều mang tính pháp lý nhưng giữa chúng
có sự khác biệt.
* Xét về mặt giá trị pháp lý
Thuế có giá trị pháp lý cao hơn lệ phí, phí. Thuế được ban hành dưới
dạng văn bản pháp luật như: Luật, Pháp lệnh do Quốc hội và ủy ban Thường
vụ Quốc hội thông qua. Trình tự ban hành một Luật thuế phải tuân theo một
trình tự chặt chẽ.


6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trong khi đó lệ phí, phí giai đoạn trước năm 2015 được ban hành đưới
dạng Nghị định, Quyết định của chính phủ; Quyết định của các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Tuy nhiên, sau năm 2015 khi có Luật phí và lệ phí được ban hành thì xét về mặt
giá trị pháp lý thuế và phí, lệ phí có giá trị pháp lý tương đương nhau (Trần Thu
Anh, 2016).
* Xét về mục đích và mức độ ảnh hưởng đối với nền kinh tế – xã hội
Thuế có ba tác dụng lớn: Tạo nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước. Ðiều
chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý và định hướng phát triển kinh
tế. Ðảm bảo sự bình đẳng giữa những chủ thể kinh doanh và cơng bằng xã hội.
Qua đó chúng ta thấy thuế có tác động lớn đến tồn bộ qúa trình phát triển
kinh tế – xã hội của một quốc gia, đồng thời thuế là một bộ phận rất quan trọng
cấu thành chính sách tài chính quốc gia.
Trong khi đó lệ phí, phí khơng có những tác dụng nói trên, nó chỉ có tác
dụng tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Hơn nữa, việc tạo nguồn này không
phải dùng đáp ứng nhu cầu chi tiêu mọi mặt của Nhà nước, mà trước hết dùng để
bù đắp các chi phí hoạt động của các cơ quan cung cấp cho xã hội một số dịch vụ
công cộng như: dịch vụ công chứng, dịch vụ đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền
sử dụng tài sản, dịch vụ hải quan…
Ngoài dấu hiệu là thuế được đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế của
Nhà nước, thuế cịn được phân biệt với lệ phí, phí ở chổ các cá nhân và pháp
nhân có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước nhưng không trên cơ sở được hưởng
những lợi ích vật chất tương ứng mang tính chất đối giá. Trong khi đó hình thức
lệ phí, phí và cơng trái nói chung mang tính tự nguyện và có tính chất đối giá.
Tính bắt buộc của lệ phí và phí chỉ xảy ra khi chủ thể nộp lệ phí, phí thừa hưởng

trực tiếp những dịch vụ do Nhà nước cung cấp.
Bên cạnh đó, thuế khơng mang tính hồn trả trực tiếp cho đối tượng nộp
thuế. Tính chất khơng hồn trả trực tiếp của thuế thể hiện ở chổ Nhà nước thu
thuế từ các cá nhân và pháp nhân trong xã hội nhưng khơng bị ràng buộc bởi
trách nhiệm phải hồn trả lại cho người nộp. Người nộp thuế suy cho cùng sẽ
nhận được các lợi ích vật chất từ việc sử dụng các dịch vụ công cộng do Nhà
nước sử dụng các khoản chi của ngân sách Nhà nước để thực hiện các chính sách
kinh tế xã hội chung cho cả cộng đồng. Tuy nhiên, giá trị phần dịch vụ đó khơng
nhất thiết tương đồng với khoản tiền thuế mà họ đã nộp cho Nhà nước. Tính chất

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


này của thuế cho phép chúng ta phân biệt thuế với lệ phí, phí và các khoản thu
mà Nhà nước tập trung vào ngân sách Nhà nước nhưng ràng buộc trách nhiệm
hồn trả cho đối tượng nộp dưới các hình thức như vay nợ, tạm ứng cho ngân
sách Nhà nước (Trần Thu Anh, 2016).
* Xét về tên gọi và mục đích
Mục đích của từng loại lệ phí rất rõ ràng, thường phù hợp với tên gọi của
nó. Nói một cách chính xác hơn, tên gọi của loại lệ phí nào phản ánh khá đầy đủ
mục đích sử dụng loại lệ phí đó.
Mỗi một Luật thuế đều có mục đích riêng. Tuy nhiên, đa số các sắc thuế
có tên gọi khơng phản ánh đúng mục đích sử dụng, mà thường phản ánh đối
tượng tính thuế.
Nói chung mục đích của việc sử dụng của các loại thuế thường là tạo
nguồn qũy ngân sách Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi ngân sách Nhà nước,
thực hiện chức năng quản lý xã hội của Nhà nước (Trần Thu Anh, 2016).
2.1.1.2 Khái niệm thuế, phí tài ngun và mơi trường

a) Khái niệm thuế tài nguyên môi trường
Thuế tài nguyên là loại thuế thu vào các hoạt động khai thác tài nguyên
thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên thuộc diện chịu thuế là các tài nguyên thiên
nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa thuộc chủ quyền của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam, bao gồm: Khoáng sản kim loại; Khoáng sản khơng kim loại; Dầu thơ;Khí
thiên nhiên, khí than; Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật; Hải sản tự
nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển; Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt
và nước dưới đất; Yến sào thiên nhiên và Tài nguyên khác do Ủy ban thường vụ
Quốc hội quy định (Quốc hội, 2009).
Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính
thuế và thuế suất. Căn cứ vào Biểu khung thuế suất thuế tài nguyên và Thuế suất
cụ thể đối với dầu thơ, khí thiên nhiên, khí than được xác định lũy tiến từng phần
theo sản lượng dầu thơ, khí thiên nhiên, khí than khai thác bình qn mỗi ngày,
Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định mức thuế suất cụ thể đối với từng loại tài
nguyên trong từng thời kỳ
Người nộp thuế tài nguyên thực hiện đăng ký, kê khai, tính và nộp thuế
theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Người nộp thuế tài nguyên gặp thiên

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ gây tổn thất đến tài nguyên đã kê khai, nộp thuế thì
được xét miễn, giảm thuế phải nộp cho số tài nguyên bị tổn thất; trường hợp đã
nộp thuế thì được hồn trả số thuế đã nộp hoặc trừ vào số thuế tài nguyên phải
nộp của kỳ sau (Quốc hội, 2009).
Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa
(gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Mức thuế

tuyệt đối là mức thuế được quy định bằng số tiền tính trên một đơn vị hàng hóa
chịu thuế (Quốc hội, 2010).
Hay có thể hiểu thuế bảo vệ mơi trường là khoản thu của ngân sách nhà
nước, nhằm điều tiết các hoạt động có ảnh hưởng tới mơi trường và kiểm sốt ô
nhiễm môi trường. Đánh thuế môi trường là hình thức hạn chế một sản phẩm hay
hoạt động khơng có lợi cho môi trường (Thanh Thảo, 2015).
Theo Luật Thuế Bảo vệ Mơi trường, đối tượng chịu thuế gồm 8 nhóm:
Xăng, dầu, mỡ, nhờn; Than đá; Dung dịch HCFC; Túi ni lông; Thuốc diệt cỏ
(loại hạn chế sử dụng); thuốc trừ mối (hạn chế sử dụng); Thuốc bảo quản lâm sản
(hạn chế sử dụng); Thuốc khử trùng kho (hạn chế sử dụng) (Quốc hội, 2010).
Mục tiêu của thuế môi trường là tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước
lấy từ người gây ô nhiễm và gây thiệt hại cho môi trường để bù đắp cho các chi
phí xã hội như gây quỹ tài trợ cho các hoạt động để xử lý hoặc đền bù ô nhiễm.
Thúc đẩy thay đổi mặt hàng, cách sản xuất, khuyến khích các hoạt động tích cực
về mơi trường.
Thuế mơi trường được tính dựa trên các ngun tắc hướng vào mục tiêu
phát triển bền vững và chính sách kinh tế của Nhà Nước, dựa vào kế hoạch môi
trường cụ thể của quốc gia.
Bên cạnh đó cịn cần đảm bảo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.
Mức thuế và biểu thuế phải căn cứ vào các tiêu chuẩn môi trường của quốc gia
và các thông lệ quốc tế.
Thuế mơi trường có thể chia thành 2 loại: Thuế trực thu nhằm đánh vào
lượng chất thải độc hại với môi trường do cơ sở sản xuất gây ra. Thuế gián thu
nhằm đánh vào giá trị hàng hóa gây ơ nhiễm môi trường.
Thuế Bảo vệ Môi trường ở Việt Nam là thuế gián thu mà người nộp thuế
là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng
chịu thuế Bảo vệ mơi trường, cịn người chịu thuế là người tiêu dùng. Thuế Bảo

9


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


vệ môi trường chỉ phải nộp 1 lần đối với hàng hóa sản xuất hoặc nhập khẩu.
Như vậy, thuế tài nguyên môi trường bao gồm hai loại thuế, thuế tài
nguyên và thuyế mơi trường, trong đó:
Thuế tài ngun là một khoản thu bắt buộc đối với các tổ chức và các cá
nhân có hoạt động khơng phụ thuộc vào cách thức tổ chức và hiệu quả sản xuất
kinh doanh của người khai thác. Mục đích tính thuế nhằm bảo vệ, khai thác sử
dụng tài nguyên tiết kiệm, hợp lý hiệu quả, bảo vệ môi trường và bảo đảm nguồn
thu cho ngân sách nhà nước.
Thuế bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp kinh tế được phối
hợp sử dụng trong các chính sách mơi trường của một quốc gia, nhằm thay đổi
hành vi của người sản xuất và người tiêu dùng trong việc giảm các chất phát thải
và sử dụng các sản phẩm mà các chất thải và sản phẩm này có tiềm năng hoặc
gây tác động xấu đến mơi trường và sức khỏe con người; khuyến khích sử dụng
năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; tạo thêm nguồn thu cho hoạt động khôi phục môi
trường. Thuế môi trường được sử dụng nhằm i) Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế bền vững, khuyến khích phát triển kinh tế đi liền giảm ơ nhiễm mơi trường,
phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay và những năm tới. ii) Nâng cao ý thức bảo
vệ mơi trường của tồn xã hội, từ đó góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của tổ
chức, cá nhân trong sản xuất và tiêu dùng nhằm giảm phát thải ô nhiễm tại
nguồn. Và iii) tăng cường quản lý nhà nước, thể chế hoá chủ trương chính sách
của Đảng và Nhà nước về tiếp tục cải cách, xây dựng hệ thống thuế đồng bộ, phù
hợp với các quy định của Hiến pháp, tính thống nhất và đồng bộ với các văn bản
pháp luật có liên quan khác, thực hiện cam kết của Chính phủ với cộng đồng
quốc tế (Nguyễn Bá Phú, 2011).
b) Khái niệm phí tài ngun mơi trường
Nhằm hiện thực hóa mục tiêu bảo vệ mơi trường và có thêm những chế tài
đủ mạnh để hạn chế tác động môi trường của các hoạt động sản xuất, tiêu dùng

hoặc nhập khẩu, Luật và Nghị định về thuế mơi trường, phí mơi trường và lệ phí
mơi trường lần lượt ra đời và đi vào đời sống. Trong thực tế, vẫn còn nhiều người
nhầm lẫn các khái niệm trên. Do vậy, cần thiết phân biệt rõ về thuế mơi trường
và phí mơi trường.
Phí bảo vệ mơi trường hay phí mơi trường được hiểu Là khoản thu của
nhà nước nhằm bù đắp một phần chi phí thường xuyên và không thường xuyên

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


để xây dựng, bảo dưỡng môi trường và tổ chức quản lý hành chính của nhà nước
đối với hoạt động của người nộp thuế (Thanh Thảo, 2015).
Theo quy định tại Điều 148 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, tổ chức,
cá nhân xả thải ra môi trường hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với mơi
trường phải nộp phí bảo vệ mơi trường. Mức phí bảo vệ mơi trường được quy
định trên cơ sở sau: a) Khối lượng chất thải ra môi trường, quy mô ảnh hưởng
tác động xấu đối với môi trường; b) Mức độ độc hại của chất thải, mức độ gây
hại đối với môi trường; c) Sức chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
Mức phí bảo vệ mơi trường được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường
và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. Nguồn thu từ phí bảo
vệ mơi trường được sử dụng cho hoạt động bảo vệ môi trường (Quốc hội, 2014).
Có các khoản phí mơi trường sau:
- Phí mơi trường đối với nước thải: được thực hiện từ năm 2003 với mục
tiêu huy động đóng góp tài chính để bảo vệ, khắc phục ô nhiễm môi trường, sử
dụng tiết kiệm nước sạch; đồng thời khuyến khích giảm thiểu việc xả chất ô
nhiễm ra môi trường, sử dụng nguồn nước sạch một cách tiết kiệm và hiệu quả.
Phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải được điều chỉnh trước tiên bằng Nghị
định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ mơi trường

đối với nước thải (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày
08/01/2007, Nghị định số 26/2010/NĐ-CP ngày 22/3/2010 và được thay thế bằng
Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013) và mới đây nhất là Nghị định số
154/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/11/2016 về Phí bảo vệ môi trường đối
với nước thải.
Theo quy định tại Điều 2, 3 Nghị định số 25/2013/NĐ-CP, tổ chức, cá
nhân xả nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt ra mơi trường là người nộp
phí bảo vệ mơi trường, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân xả nước thải vào hệ thống
thốt nước và đã nộp phí thốt nước, thì việp nộp phí do đơn vị quản lý, vận hành
hệ thống thoát nước đối với nước thải đã tiếp nhận và thải ra môi trường (Chỉnh
phủ, 2013).
Sở Tài nguyên và Mơi trường thu phí mơi trường đối với nước thải cơng
nghiệp. Căn cứ vào u cầu thu phí của mỗi địa phương và khả năng quản lý của
cơ quan tài nguyên môi trường cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường có thể
báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phân cấp cho Phịng Tài ngun và Mơi

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trường cấp huyện thực hiện việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
công nghiệp trên địa bàn (Chỉnh phủ, 2016).
- Phí mơi trường đối với chất thải rắn: được thực hiện từ năm 2007, phí
thu đối với chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại được thải ra từ
quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hộ gia đình. Ngày 29/11/2007, Chính
phủ ban hành Nghị định số 174/2007/NĐ-CP về việc phí bảo vệ mơi trường đối
với chất thải rắn. Tuy nhiên, việc thu thuế bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn
đã bị bãi bỏ bởi bởi khoản 2 Điều 66 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày
24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu.

Chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại được xác định và
phân loại là chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại được thải ra từ
quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác (trừ chất thải rắn
thông thường phát thải trong sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình). Mức thu phí bảo
vệ mơi trường đối với chất thải rắn thông thường phát thải từ hoạt động của cơ
quan, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề không quá
40.000đồng/tấn; đối với chất thải rắn nguy hại: không quá 6.000.000đồng/tấn. Căn
cứ quy định về mức thu phí này, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương quyết định cụ thể mức thu phí bảo vệ mơi trường áp dụng đối với
từng loại chất thải ở từng địa phương. Cơ quan, đơn vị trực tiếp thu phí được giữ
lại một phần để trang trải cho việc thu phí. Phần cịn lại nộp vào khoản thu ngân
sách địa phương để chi hỗ trợ việc xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn môi
trường, đầu tư xây dựng các bãi chơn lấp, cơng trình xử lý chất thải rắn, v.v…
(Chỉnh phủ, 2007).
- Phí mơi trường đối với khai thác khoáng sản được thực hiện từ năm
2006, thu vào các hoạt động khai thác khoáng sản gồm khoáng sản kim loại và
khoáng sản phi kim loại. Ngày 9/11/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số
137/2005/NĐ-CP về phí bảo vệ mơi trường đối với khai thác khống sản (đã
được thay thế bằng Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13/5/2008, được sửa đổi
bởi Nghị định số 82/2009/NĐ-CP ngày 12/10/2009, Nghị định số 26/2010/NĐCP ngày 22/3/2010, thay thế bằng Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011)
và mới nhất là Nghị định số 12/2016/NĐ-CP ngày 19/2/2016 về phí bảo vệ mơi
trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
Trước đây, theo quy định tại Pháp lệnh phí và lệ phí năm 2001, phí xăng
dầu được thu cũng mang ý nghĩa của việc thu phí bảo vệ mơi trường, từ ngày

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



ngày 01/01/2012, Nhà nước khơng thu phí xăng, dầu nữa, mà tổ chức, cá nhân
kinh doanh xăng, dầu chuyển sang nộp thuế bảo vệ môi trương theo quy định tại
Luật Thuế bảo vệ mơi trường năm 2010.
Ngồi ra trong Danh mục chi tiết phí, lệ phí cịn quy định phí bảo vệ mơi
trường đối với khí thải do Chính phủ quy định. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa
có quy định cụ thể về việc thu phí bảo vệ mơi trường đối với khí thải
Mức phí bảo vệ mơi trường đối với dầu thơ: 100.000 đồng/tấn; đối với khí
thiên nhiên, khí than: 50 đồng/m3. Riêng khí thiên nhiên thu được trong q trình
khai thác dầu thơ (khí đồng hành): 35 đồng/m3. Khung mức phí bảo vệ mơi
trường đối với khai thác khống sản khác theo Biểu khung mức phí ban hành
kèm theo Nghị định 12/2016/NĐ-CP. Căn cứ mức phí quy định tại Biểu khung
mức phí ban hành kèm theo Nghị định 12/2016/NĐ-CP, Hội đồng nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân
cấp tỉnh) quyết định cụ thể mức thu phí bảo vệ mơi trường đối với từng loại
khống sản áp dụng tại địa phương cho phù hợp với tình hình thực tế trong từng
thời kỳ. (Chính phủ, 2016).
Việc áp dụng thuế và phí trong bảo vệ mơi trường là những hình thức thể
hiện của ngun tắc “người gây ơ nhiễm phải trả tiền”. Thuế và phí đều là những
nguồn thu phải nộp vào ngân sách nhà nước nhưng đặc điểm của chúng không
giống nhau.
Thuế là khoản thu của ngân sách nhà nước, khơng mang tính đối giá và
hồn trả trực tiếp, cịn phí lại mang tính đối giá và hồn trả trực tiếp. Lệ phí mơi
trường nhằm đảm bảo ngun tắc người hưởng lợi phải trả tiền. Tiền phí sẽ
tương ứng với tính chất, mức độ của dịch vụ được cung ứng. Các tổ chức, cá
nhân chỉ phải nộp lệ phí thực hiện khi họ nhận được sự cung ứng một dịch vụ từ
một chủ thể khác. Chúng ta phân biệt một số nội dung của thuế bảo vệ môi
trường, phí bảo vệ mơi trường và lệ phí mơi trường (viết tắt là thuế, phí, lệ phí)
theo các tiêu chí sau đây:
- Lý do thu
Thuế: bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần thay đổi nhận thức của con

người đối với môi trường, tạo thêm nguồn lực để khôi phục mơi trường.
Phí: hỗ trợ cho cơng tác bảo vệ và đầu tư cho mơi trường.
- Đối tượng chịu thuế, phí

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Thuế bảo vệ môi trường thu vào một số loại hàng hóa mà khi sử dụng nó
gây ơ nhiễm mơi trường nhằm hạn chế sản xuất, tiêu dùng. Như vậy, thuế bảo vệ
môi trường thể hiện định hướng, điều tiết của Nhà nước đối với việc tiêu dùng
một số sản phẩm gây ô nhiễm nhằm hạn chế việc sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm.
Người tiêu dùng là người chịu thuế nhưng người sản xuất là người nộp thay.
Phí bảo vệ môi trường thu vào hành vi xả chất thải ra môi trường (thu trực
tiếp vào chủ thể xả chất thải gây ơ nhiễm mơi trường từ q trình sản xuất, sử
dụng như phí nước thải sinh hoạt). Người chịu phí và người nộp phí bảo vệ mơi
trường là người xả thải ra môi trường (cùng một chủ thể). Mức phí bảo vệ mơi
trường được xác định theo ngun tắc bù đắp chi phí xử lý ơ nhiễm mơi trường
(Trần Thu Anh, 2016).
- Nguyên tắc xác định mức thu
Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa
khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. do vậy, Thuế bảo vệ môi trường
được qui định theo mức thuế tuyệt đối bằng số tiền trên đơn vị hàng hố.
Phí: đối với các dịch vụ do Nhà nước đầu tư phải bảo đảm thu hồi vốn
trong thời gian hợp lý, có tính đến chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ;
đối với các dịch vụ do tổ chức, cá nhân đầu tư vốn phải bảo đảm thu hồi vốn
trong thời gian hợp lý, phù hợp với khả năng đóng góp của người nộp.
Lệ phí: mức thu lệ phí được ấn định trước đối với từng cơng việc, khơng nhằm
mục đích bù đắp chi phí (Trần Thu Anh, 2016).

- Thuế mơi trường có nhiều ưu điểm hơn so với phí mơi trường.
Thứ nhất, thuế bảo vệ môi trường là khoản thu được Quốc hội ban hành
nên có tính pháp lý cao hơn.
Thứ hai, tên gọi thuế mơi trường có tính bao qt hơn, khơng những đảm
bảo người gây ơ nhiễm phải nộp thuế mà cịn đảm bảo những chủ thể được
hưởng lợi từ môi trường cũng phải có nghĩa vụ đóng góp.
Thứ ba, thuế mơi trường có khả năng tạo nguồn thu rộng hơn so với
phí mơi trường và cũng đảm bảo nguồn thu đủ lớn, đáp ứng được nhu cầu
cho việc phòng, chống, khắc phục ô nhiễm môi trường và các mục tiêu kinh
tế xã hội khác.
Thứ tư, thuế môi trường dễ nhận được sự ủng hộ và sẵn sang đóng góp
của người dân hơn so với một số loại thuế khác, bởi lý do thu thuế được dựa vào

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×