Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Luận văn thạc sĩ VNUA xác định sự lưu hành của giun sán ký sinh trên một số loại rau xanh tại địa bàn tỉnh hà nam và đề xuất các biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.44 MB, 60 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THÙY LINH

XÁC ĐỊNH SỰ LƯU HÀNH CỦA GIUN SÁN KÝ SINH
TRÊN MỘT SỐ LOẠI RAU XANH TẠI ĐỊA BÀN TỈNH
HÀ NAM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Ngành:

Thú y

Mã số chuyên ngành :

60 64 01 01

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Văn Thọ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thùy Linh

i

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và
biết ơn sâu sắc PGS. TS. Nguyễn Văn Thọ đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Ký sinh trùng, Khoa Thú y - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ
tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm y tế dự
phòng tỉnh Hà Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện
đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thùy Linh


ii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ................................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract.................................................................................................................. ix
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.


Đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Hà Nam........................................... 3

2.2.

Tình hình ơ nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trên rau xanh................................. 5

2.2.1.

Tình hình ơ nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trên rau xanh trên thế giới ............ 5

2.2.2.

Tình hình ơ nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trên rau xanh tại Việt Nam ........... 7

2.3.

Một số bệnh thường gặp do mầm bệnh ký sinh trùng từ vật nuôi truyền
cho người qua rau xanh gây ra.......................................................................... 10

2.3.1.

Bệnh do giun đũa ở lợn(Ascaris suum) ............................................................ 11

2.3.2.


Bệnh do giun móc chó, mèo do Ancylosstoma caninum .................................. 12

2.3.3.

Bệnh giun đũa chó (Toxocara canis) ................................................................ 12

2.3.4.

Bệnh sán lá gan do Fasciola spp. ..................................................................... 13

2.3.5.

Bệnh sán lá ruột lợn .......................................................................................... 15

2.4.

Một số yếu tố ảnh hưởng tới ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trên rau xanh ........ 17

2.4.1.

Yếu tố con người .............................................................................................. 17

2.4.2.

Yếu tố môi trường............................................................................................. 18

2.5.

Một số biện pháp tiêu diệt mầm bệnh ký sinh trùng trên rau xanh......................... 20


2.5.1.

Nước muối (NaCl) ............................................................................................ 20

2.5.2.

Thuốc tím .......................................................................................................... 21

iii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.5.3.

Rửa rau dưới vòi nước chảy nhiều lần.............................................................. 22

2.5.4.

Nhúng rau vào nước nóng, nước sơi ................................................................. 22

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 23
3.1.

Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 23

3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 23


3.3.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 23

3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 23

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 23

3.5.1.

Phương pháp lấy mẫu ....................................................................................... 23

3.5.2.

Phương pháp xét nghiệm tìm mầm bệnh ký sinh trùng trên mẫu rau............... 24

3.5.3.

Phương pháp xác định cường độ nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trên rau xanh .... 27

3.5.4.

Phương pháp thử nghiệm các biện pháp diệt mầm bệnh ký sinh trùng trên
rau xanh ............................................................................................................ 28

3.5.5.


Xử lý số liệu...................................................................................................... 30

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 31
4.1.

Tỷ lệ nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trên từng loại rau trồng trên cạn ........... 31

4.1.1.

Tỷ lệ nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trên từng loại rau ở vùng nghiên cứu........... 31

4.1.2.

Tỷ lệ nhiễm các loại mầm bệnh ký sinh trùng trên từng loại rau ..................... 33

4.1.3.

Tỷ lệ nhiễm từng loại mầm bệnh ký sinh trùng trên vùng nghiên cứu ............. 35

4.1.4.

Cường độ nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trên các loại rau ............................. 35

4.2.

Đánh giá hiệu quả các biện pháp giảm thiểu mầm bệnh ký sinh trùng trên rau ...... 36

4.2.1.


Biện pháp ngâm rửa rau trong nước muối ........................................................ 36

4.2.2.

Biện pháp ngâm rửa rau trong dung dịch thuốc tím KMnO4 ........................... 38

4.2.3.

Biện pháp rửa rau dưới vòi nước chảy nhiều lần .............................................. 39

4.2.4.

Biện pháp nhúng rau vào nước nóng - sơi ........................................................ 39

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 42
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 42

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 43

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 44
Phụ lục .......................................................................................................................... 48

iv

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

A/T

Ấu trùng

HTX

Hợp tác xã

NN

Nông nghiệp

PTNT

Phát triển nông thôn

v

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Địa điểm thu mẫu rau ................................................................................... 28
Bảng 3.2. Tổng hợp số lượng và chủng loại mẫu rau thu thập .................................... 29

Bảng 4.1. Tỷ lệ nhiễm trứng và ấu trùng ký sinh trùng trên từng loại rau ở vùng
nghiên cứu .................................................................................................... 31
Bảng 4.2. Tỷ lệ nhiễm từng loại mầm bệnh ký sinh trùng trên từng loại rau .............. 34
Bảng 4.3. Tỷ lệ nhiễm từng loại mầm bệnh giun sán trên rau vùng nghiên cứu......... 35
Bảng 4.4. Cường độ nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trên các loại rau ........................ 36
Bảng 4.5. Tỷ lệ trứng giun đũa không phát triển thành trứng có ấu trùng khi
ngâm trong nước muối 5 phút ...................................................................... 36
Bảng 4.6. Tỷ lệ trứng giun đũa không phát triển tới ấu trùng khi ngâm trong
nước muối 15 phút ....................................................................................... 37
Bảng 4.7. Tỷ lệ trứng giun đũa khơng phát triển thành trứng có ấu trùng khi
ngâm trong nước muối 30 phút .................................................................... 37
Bảng 4.8. Tỷ lệ trứng giun đũa khơng phát triển thành trứng có ấu trùng khi
ngâm trong dung dịch thuốc tím 0,1% ......................................................... 38
Bảng 4.9. Tỷ lệ trứng giun đũa không phát triển thành trứng có ấu trùng khi
ngâm trong dung dịch thuốc tím 0,3% ......................................................... 38
Bảng 4.10. Tỷ lệ nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trong rau sau 4 lần rửa dưới vòi
nước chảy ..................................................................................................... 39
Bảng 4.11. Tỷ lệ trứng giun đũa không phát triển thành trứng có ấu trùng khi
nhúng rau vào nước nóng............................................................................. 40

vi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Trứng giun đũa lợn có chứa nhân ................................................................... 26
Hình 3.2. Ấu trùng giun đũa lợn có khả năng gây bệnh ................................................. 26
Hình 3.3. Trứng giun móc chó (độ phóng đại 100 lần) .................................................. 27
Hình 3.4. Trứng sán lá Fasciola ..................................................................................... 27


vii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thùy Linh
Tên Luận văn: Xác định sự lưu hành của giun sán ký sinh trên một số loại rau xanh tại
địa bàn tỉnh Hà Nam và đề xuất các biện pháp phòng trị
Ngành: Thú y

Mã số: 60 64 01 01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng nhiễm mầm bệnh giun sán trên một số loại rau xanh trên địa
bàn tỉnh Hà Nam. Đánh giá hiệu quả các biện pháp giảm thiểu mầm bệnh giun sán ký
sinh truyền lây sang người qua rau xanh
Phương pháp nghiên cứu
Mỗi mẫu lấy 500gam rau đến ngày thu hoạch, lấy vào buổi sáng, lấy ở nhiều vị
trí khác nhau cho đủ khối lượng cần thiết. Mỗi mẫu rau được đựng trong túi nilon có
dán nhãn ghi các thông tin: ngày lấy, nơi lấy, đặc điểm của khu vực lấy mẫu, và được
xét nghiệm trong vòng 24 giờ sau khi lấy mẫu.
Sử dụng phương pháp rửa rau và ly tâm nước rửa để tìm các loại mầm bệnh ký
sinh trùng, đánh giá sức sống của trứng giun đũa qua phương pháp nuôi trong nước sinh lý,
xác định tỷ lệ trứng khơng phát triển thành trứng có ấu trùng.
Kết quả chính và kết luận
Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau ở vùng nghiên cứu ở mức cao (54,87%), cao
nhất trên rau xà lách (61,53%), thấp nhất trên rau cải (44,87%). Trong số các mầm bệnh

ký sinh trùng trên rau, ấu trùng giun chiếm phần lớn (41,79%), ít nhất là ấu trùng sán lá
(3,5%). Rau xanh ở Hà Nam nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng với cường độ cao. Trong
số các biện pháp xử lý rau được thử nghiệm, biện pháp rửa rau nhiều lần dưới vịi nước
chảy có tác dụng rõ rệt trong việc làm giảm tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trong rau sống. Tỷ
lệ nhiễm ký sinh trùng ở rau cải và rau muống (2 loại rau có tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng
cao nhất) giảm từ 100,0% ở nước rửa lần 1 xuống còn lần lượt là 16,67% (2/12 mẫu
rau), và 7,14% (1/14 mẫu rau).

viii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Thuy Linh
Thesis title: Determine the prevalence of parasitic worms on some green vegetables in Ha
Nam province and propose preventive measures
Major: Veterinary

Code: 60 64 01 01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
Assess the status of helminth infection on some green vegetables in Ha Nam
province. Evaluate the effectiveness of measures to reduce parasitic helminth
transmission to humans through green vegetables.
Materials and Methods:
Each sample took 500 grams of vegetables to harvest, taken in the morning,
taken at various locations for the necessary amount. Each specimen was placed in a
plastic bag labeled with the following information: date of collection, place of

collection, characteristics of the sampling area, and tested within 24 hours after
sampling. Using the method of washing vegetables and centrifugal washing water to
find parasitic pathogens, evaluate the vitality of roundworm eggs by physiological
method, determine the rate of eggs do not develop into eggs coincident.
Main findings and conclusions
The prevalence of parasitic infections in vegetables in the study area was high
(54.87%), highest in lettuce (61.53%), lowest in vegetables (44.87%). Among parasitic
pathogens in vegetables, worm larvae account for the majority (41.79%), at least the
larvae (3.5%). Green veggies in Ha Nam are infected with parasites with high intensity.
Among the vegetable treatments tested, washing the vegetables several times under
running tap water has a pronounced effect on reducing the incidence of parasitic
infections in vegetables. The prevalence of parasitic infections in vegetables and
spinach (the two highest parasites) decreased from 100.0% in the first rinse to 16.67%
vegetable samples), and 7.14% (1/14 of the sample).

ix

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là nước nhiệt đới, rau xanh rất phong phú, nó là thực phẩm tốt,
có lợi cho sức khỏe, cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin C, E, A, các chất khoáng,
các yếu tố vi lượng cũng như chất xơ cần thiết trong q trình tiêu hóa (14). Rau
quả sống còn cung cấp một lượng kháng sinh thực vật giúp cho cơ thể tăng
cường miễn dịch, tăng sức đề kháng với bệnh tật.
Tuy nhiên, nếu rau xanh không đảm bảo vệ sinh, có chứa nhiều mầm
bệnh: vi khuẩn, trứng giun sán, ấu trùng giun sán, kén đơn bào ký sinh trùng
đường ruột,… sẽ có hại cho sức khỏe.

Bệnh do ký sinh trùng gây ra ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, có thể gây chết
người như giun đũa, có thể gây biến chứng nặng nề như thiếu máu, giảm hoặc
mất khả năng lao động. Bệnh ký sinh trùng thường gây rối loạn tiêu hóa, giảm
hấp thu các chất dinh dưỡng gây thiếu máu, thiếu vitamin A, B, C,…
Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO, 2000), ngay ở các nước
phát triển vẫn có hơn 1/3 dân số bị ảnh hưởng bởi các bệnh do thực phẩm gây ra.
Đối với các nước đang phát triển, tình trạng này trầm trọng hơn rất nhiều, hàng
năm gây tử vong hơn 2,2 triệu người, trong đó hầu hết là trẻ em (30).
Nhiễm ký sinh trùng giun sán ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con
người, nhưng chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. Hơn nữa các biện pháp
diệt mầm bệnh ký sinh trùng trên rau xanh thường vẫn đang được sử dụng như
dung dịch thuốc tím, nước muối đều khơng diệt được hết trứng giun sán, đặc biệt
nang ấu sán lá bộ phụ Fasciolida cịn bám chắc vào vỏ ngồi của rau, khó có thể
tách ấu trùng ra được khi rửa và ở ruộng rau sạch cũng có thể nhiễm lồi sán này.
Các đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này tại Hà Nam, một vùng trồng rau
trọng điểm của Hà Nội cịn q ít. Xuất phát từ thực tế đó, với mục đích phát
hiện và xác định sự lưu hành của giun sán từ vật nuôi truyền lây sang người qua
rau xanh ăn hàng ngày, đồng thời cảnh báo đến người tiêu dùng và có biện pháp
khắc phục, chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài: “Xác định sự lưu hành của
giun sán ký sinh trên một số loại rau xanh tại địa bàn tỉnh Hà Nam và đề xuất
các biện pháp phòng trị”.

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng nhiễm mầm bệnh giun sán trên một số loại rau xanh
trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Đánh giá hiệu quả các biện pháp giảm thiểu mầm bệnh

giun sán ký sinh truyền lây sang người qua rau xanh.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Trứng, ấu trùng giun, sán thường gặp trên rau xanh
- Địa điểm nghiên cứu:
+ Địa điểm lấy mẫu: các vùng trồng rau và các chợ trên địa bàn huyện Lý
Nhân, huyện Bình Lục và thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
+ Địa điểm tiến hành các xét nghiệm và thí nghiệm: phịng thí nghiệm của
khoa xét nghiệm – Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hà Nam.
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Ý nghĩa khoa học
+ Cung cấp các dữ liệu lý luận về tình hình nhiễm ký sinh trùng trên rau
xanh. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu về
bệnh do ký sinh trùng truyền lây từ rau xanh sang người.
+ Kết quả nghiên cứu là tài liệu sử dụng cho các công tác giảng dạy tại các
trường trung cấp, cao đẳng và đại học.
- Ý nghĩa thực tiễn
+ Các biện pháp sử lý rau có ý nghĩa thực tiễn để loại bỏ ký sinh trùng trên
rau sử dụng làm thực phẩm hàng ngày.

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH HÀ NAM
Hà Nam là một tỉnh đồng bằng giáp núi nên địa hình có sự tương phản
giữa địa hình đồng bằng và địa hình đồi núi. Phía Tây của tỉnh (chiếm khoảng 10
- 15% diện tích lãnh thổ tỉnh Hà Nam) là vùng đồi núi bán sơn địa với các dãy
núi đá vôi, núi đất và đồi rừng, nhiều nơi có địa hình dốc. Vùng núi đá vôi ở đây

là một bộ phận của dãy núi đá vơi Hịa Bình - Ninh Bình, có mật độ chia cắt lớn
tạo nên nhiều hang động có thạch nhũ hình dáng kỳ thú. Xi về phía Đơng là
những dải đồi đất thấp, xen lẫn núi đá và những thung lũng ruộng. Phần lớn đất
đai trong vùng đồi núi bán sơn địa là đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng
trên phiến đá sét, đất nâu đỏ trên đá bazơ và đất đỏ nâu trên đá vơi, thích hợp với
các loại cây lâm nghiệp, cây ăn quả và cây cơng nghiệp.
Phía Đơng tỉnh Hà Nam là vùng đồng bằng do phù sa bồi tụ từ các dịng
sơng lớn (chiếm khoảng 85 - 90% lãnh thổ tỉnh Hà Nam), đất đai màu mỡ, thích
hợp cho canh tác lúa nước, rau màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày như
mía, dâu, đỗ tương, lạc và một số loại cây ăn quả. Phần lớn đất đai ở vùng này bị
chia cắt bởi hệ thống sơng ngịi khá dày đặc. Vì vậy ở đây có diện tích mặt nước
ao, hồ, đầm, phá, ruộng trũng và sơng ngịi khá lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng,
đánh bắt thủy sản và chăn ni gia cầm dưới nước.
Điều kiện khí hậu, thủy văn của tỉnh rất thuận lợi cho phát triển một nền
nông nghiệp sinh thái đa dạng, với nhiều loại động thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới
và ôn đới. Mùa hạ có nắng và mưa nhiều, nhiệt độ và độ ẩm cao, thích hợp với
các loại vật ni cây trồng nhiệt đới, các loại cây vụ đơng có giá trị hàng hóa cao
và xuất khẩu như cà chua, dưa chuột,…. Điều kiện thời tiết khí hậu cũng thuận
lợi cho phát triển các ngành công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ cũng như
cho các hoạt động văn hóa xã hội và đời sống sinh hoạt của dân cư.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Hà Nam có một số thuận lợi và
khó khăn sau:
* Thuận lợi
- Đất đai của tỉnh Hà Nam thuộc đất phù sa châu thổ sơng Hồng thích hợp
cho nhiều loại cây trồng: lúa, rau quả thực phẩm... giao thơng tốt, có vị trí tiếp

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



giáp với thủ đô Hà Nội đây là điều kiện thuận lợi để sản xuất sản phẩm lớn, chất
lượng cao.
- Trình độ nhận thức, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của nơng dân
khá nhanh; có nhiều địa phương có truyền thống và kinh nghiệm trồng rau lâu
đời như vùng rau xã Nhân Chính; Nhân Tiến; Nhân Nghĩa huyện Lý Nhân; xã
Phù Vân, Kim Bình thành phố Phủ Lý; xã Bình Nghĩa, Hưng Cơng huyện Bình
Lục có nhiều mơ hình chuyển đổi sản xuất rau đạt hiệu quả cao.
- Nhu cầu sử dụng các sản phẩm sạch và an toàn ngày càng tăng nhằm
nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Tỉnh Hà Nam đang xây dựng cơ chế, chính sách dồn đổi, tích tụ ruộng
đất, quy hoạch vùng trồng rau chất lượng cao có trọng điểm và tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư sản xuất rau an tồn, rau sạch
hướng xuất khẩu.
* Khó khăn
- Mặc dù diện tích, sản lượng rau các loại của tỉnh lớn nhưng khối lượng
sản phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ,
chưa tạo sản phẩm hàng hóa để xuất khẩu.
- Mức độ đầu tư của tỉnh cho phát triển công nghệ cao cịn hạn chế, chưa
có quy hoạch tổng thể cho các vùng sản xuất rau... Quy mô sản xuất rau cịn nhỏ
lẻ, manh mún, chưa hình thành những vùng sản xuất chuyên canh vừa và nhỏ, do
vậy khó đầu tư cơ sở kỹ thuật cho vùng sản xuất như hệ thống thuỷ lợi, hệ thống
tưới, nguồn nước sạch, hệ thống đường nội đồng, nhà ươm cây con, cải tạo đất
trồng, vệ sinh mơi trường, cơ sở thu gom đóng gói và tiêu thụ; cơng tác tun
truyền xây dựng mơ hình, tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ quảng bá sản phẩm, xây dựng
quy trình kỹ thuật chưa được quan tâm nhiều.
- Diện tích sản xuất rau của mỗi hộ nơng dân cịn nhỏ lẻ dẫn đến khó áp
dụng cơng nghệ trong sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng; giá cả trị
trường bấp bênh, khó tiêu thụ, nơng dân không yên tâm sản xuất; ranh giới sản
xuất giữa rau an toàn và sản xuất theo truyền thống chưa rõ ràng nên giá cả chưa

đáp ứng đúng nguyện vọng của nông dân. Các cơ sở thu mua, bảo quản, chế biến
và tiêu thụ nơng sản chưa phù hợp nên ít chủ động trong tiêu thụ nông sản cho
nông dân; sản phẩm không được chứng nhận chất lượng nên người tiêu không tin
dùng và lựa chọn sử dụng....

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Theo báo cáo của Cục thống kê tỉnh Hà Nam, diện tích trồng rau hàng
năm đạt khoảng 7.500ha, năng suất bình quân đạt 173 - 175 tạ/ha, sản lượng rau
đạt khoảng 130.000 ngàn tấn. Các loại rau họ hoa thập tự, đậu đũa các loại, cà
chua, rau muống, rau gia vị,...chủ yếu trong vụ Đông và vụ Xuân. Hầu hết là sản
xuất nhỏ, lẻ, manh mún, chưa có quy hoạch vùng sản xuất tập trung...
Trong thời gian gần đây, tỉnh Hà Nam đã và đang tổ chức các chương
trình trồng rau an toàn, năm 2013 thực hiện dự án JICA xản xuất rau an toàn tại
HTX Hạ Vĩ xã Nhân Chính huyện Lý Nhân (thực hiện đến năm 2015). Năm
2013 hội Phụ nữ tỉnh Hà Nam thực hiện đề án sản xuất rau hữu cơ với diện tích
1ha tại xã Trác Văn huyện Duy Tiên. Năm 2014 Trung tâm Khuyến nơng tỉnh Hà
Nam xây dựng mơ hình trình diễn trồng rau an toàn tại HTX Thanh Tuyền huyện
Thanh Liêm với diện tích 2,5 ha và HTX Cát Lại – Bình Lục với diện tích 3ha.
Rau sản xuất ra chủ yếu được tiêu thụ tại các chợ địa phương, một phần
cung cấp tại chợ các trung tâm huyện và tỉnh; một số loại rau như dưa chuột, bí
xanh, cà chua, ớt ở một số vùng sản xuất rau lớn được các công ty ký hợp đồng
sản xuất và tiêu thụ ngay từ đầu vụ còn một lượng nhỏ được xuất ra các thị
trường ngoại tỉnh.
Sản xuất rau của tỉnh đã từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng
hoá, tăng quy mơ sản xuất các loại rau có giá trị, tăng dần diện tích các loại rau
ăn củ, quả như dưa chuột, bí xanh, bí đỏ, cà chua, khoai tây, giảm dần diện tích

các loại rau ăn lá. Nhiều giống rau có giá trị hàng hố cao, phù hợp nhu cầu của
thị trường và xuất khẩu đã được đưa vào gieo trồng như các giống đậu bắp, khoai
tây, bí đỏ, cải bắp Nhật, ngô bao tử, cà chua…. Các biện pháp kỹ thuật thâm canh
rau chủ yếu theo phương thức truyền thống, vùng sản xuất rau trong thời gian
qua phát triển tự phát, nhỏ lẻ.
Những diện tích rau do các doanh nghiệp sản xuất tại địa phương, các doanh
nghiệp chủ động tiêu thụ sản phẩm của mình tại các chợ đầu mối, cửa hàng lớn và
tại các siêu thị ở thành phố Hà Nội (Sở NN&PTNT tỉnh Hà Nam, 2015).
2.2. TÌNH HÌNH Ơ NHIỄM MẦM BỆNH KÝ SINH TRÙNG TRÊN RAU
XANH
2.2.1. Tình hình ơ nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trên rau xanh trên thế giới
Một nghiên cứu ở Brazil của Takayanagui et al. (2000) (115) thông báo
rau diếp, rau diếp xoăn lá dại, rau diếp xoăn lá, rau chân bê, rau mùi tây có tỷ lệ
nhiễm trứng giun móc lần lượt là 6,4%, 10,2%, 7,7%, 28,6% và 4%.

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Mùa thu 2002 đến mùa xuân 2003, theo kết quả báo cáo của Ozlem
Erdogrul et al. (104) khi xét nghiệm 55 mẫu rau quả gồm: rau xà lách, rau mùi
tây, cải xoong, rau bina, dâu tây tại vùng Kahramanmaras của Thổ Nhĩ Kỳ vào 4
mùa khác nhau trong năm, tại 4 địa điểm, số trứng giun kim tìm thấy ở rau xà
lách là 10 trứng, 12 trứng ở rau mùi tây, 3 trứng ở rau cải xoong, 4 trứng ở rau
bina, 40 trứng ở quả dâu tây. Số trứng giun đũa phát hiện trên các loại rau quả 7
trứng, 4 trứng, 2 trứng, 20 trứng ở các loại rau xà lách, mùi tây, rau bina, quả dâu
tây, 3 bào nang Gardia được tìm thấy trong rau xà lách, 18 bào nang trong quả
dâu tây. Rau cải xoong, mùi tây và rau bina không thấy bào nang. Trên rau cải
xoong, rau bina không thấy bào nang amip và rau cải xoong khơng tìm thấy trứng

giun đũa.
Esma Koran et al. (2004) (73) nghiên cứu 609 mẫu rau ăn salad được mua
tại các chợ bán buôn vào mùa hè gồm 203 mẫu rau chưa rửa và 409 mẫu rau đã
rửa sạch: rau diếp, rau cải đỏ, hành tươi, cà rốt, cà chua, mùi tầu, cải lông và hồ
tiêu tại vùng Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ thấy tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột
gồm nhiều loại ở 203 mẫu rau chưa rửa như sau: tỷ lệ nhiễm chung 5,9% trong
đó trứng sán dây chiếm 3,5%, trứng Toxocara chiếm 1,5%, trứng giun đũa 1,0%,
tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở rau diếp cao nhất 11,4%, ở cà rốt tỷ lệ
nhiễm thấp hơn 2,5%, không phát hiện thấy ký sinh trùng đường ruột ở các loại
rau cải bắp, cà chua, cải lông và hồ tiêu. Các loại rau salad đã rửa sạch không tìm
thấy ký sinh trùng đường ruột. Tác giả thơng báo tổng số trứng sán dây thu được
là cao nhất: 130 trứng, tiếp theo là trứng Toxocara: 21, trứng sán dây ở rau mùi
cao nhất là 107 trứng.
Kết quả nghiên cứu tại thành phố Urmia của Iran tháng 5/2005 qua nghiên
cứu 640 mẫu rau xanh của 11 loại rau ăn sống: rau mùi, cần tây, rau diếp, ngò
tây, rau cải chân vịt, cây mùi tây, thì là, hành hoa, cải xoong, cỏ cari cho thấy, tỷ
lệ trứng giun và ấu trùng cao nhất vào mùa xuân ở hành hoa 26,6%, mùa hè ở rau
diếp 28%, mùa thu ở cần tây 23%, mùa đông ở cỏ cari 45,2% của các loại trứng
giun đũa, giun lươn, giun tóc,… Số trứng trung bình trên gram rau ở mùa xuân
tương ứng là 1,2 và 0,7, mùa hè là 2,6 và 1,3, mùa thu là 1,4 và 1,6, mùa đông là
1,7 và 2,0 trứng. (22)
Al-Binali et al. (2006) (43), thu thập 5 loại rau củ thường sử dụng: hành
lá, củ cải, cải xoong, xà lách và tỏi tây. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ở hành lá là
28%, củ cải: 25%, cải xoong: 17%, tỏi tây: 13%, xà lách: 17% và tỏi tây là 13%.

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Nhiễm ký sinh trùng chủ yếu là trứng giun đũa, trứng giun móc và đơn bào
Entamoeba coli.
A. Daryani et al.khảo sát rau xanh tại vùng Ardabil cũng thuộc Iran năm
2007 (44) qua 141 mẫu rau ở chợ và rau tại nơi trồng với 96 mẫu rau ở chợ và 45
mẫu trồng tại vườn, 50% rau tại chợ và 71% rau ở vườn đã nhiễm ký sinh trùng.
Tỷ lệ nhiễm chung là 25% và 29% trong đó nhiễm bào nang Giardia là 7% rau ở
chợ và 8,9% rau trồng tại vườn, tỷ lệ nhiễm trứng Dicrocoelium là 6%, trứng
Fasciola: 5%, trứng giun đũa: 2%, bào nang Entamoeba coli là 10%.
Năm 2007, Damen et al. nghiên cứu 1250 mẫu rau quả: cà chua, cà rốt,
cải bắp và các loại rau lá xanh tại Nigeria (66), tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường
ruột là 36%, trong đó ở bắp cải cao nhất: 64% và thấp nhất ở cà chua: 20%.
Gupta et al. (2009), báo cáo tại Ấn Độ, qua xét nghiệm 172 mẫu rau được
trồng ở vùng nước thải gồm: rau diếp, rau cải, rau cần tây, rau bina và rau mùi
tây, tỷ lệ nhiễm trứng giun đường ruột ở rau salad là 44,2%, trong đó nhiễm
trứng giun đũa là 36%, trứng giun tóc: 1,7% và trứng giun móc là 6,4%.
Năm 2010, Shahnazi M. et al. nghiên cứu các mẫu rau củ: tỏi tây, mùi tây,
rau mùi, củ cải, rau ngải, húng quế, bạc hà, cải xoong. Trong 218 mẫu rau quả, tỷ lệ
nhiễm ký sinh trùng là 37,6%. Trong đó nhiễm trứng giun sán 31,6%, nhiễm trứng
giun đũa: 2,3%, trứng giun tóc: 0,9%, trứng sán dây: 1,8%và đơn bào là 6,0%.
Một số nghiên cứu khác chứng minh rằng cả hai loại trứng giun đũa và trứng
giun tóc đều tìm thấy trên rau salad và rau xanh khi được tưới bằng nước thải.
Qua các kết quả nghiên cứu trên, hiện tượng nhiễm ký sinh trùng đường
ruột là phổ biến ở khắp nơi trên thế giới. Nhiều loại rau quả bị nhiễm mầm
bệnh ký sinh trùng, bao gồm rau gia vị, rau xanh và quả ăn sống, …. Các loại
mầm bệnh thường gặp là trứng giun đũa, trứng giun tóc, trứng giun móc,
trứng giun kim, trứng Toxocara, trứng sán dây, bào nang Giardia, trứng
Fasciola, Echinococcus, …
2.2.2. Tình hình ơ nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trên rau xanh tại Việt Nam
2.2.2.1. Tập quán, thói quen và một số món ăn truyền thống của người Việt
Nam có sử dụng rau quả ăn sống

Người Việt Nam có tập quán, thói quen từ lâu đời ăn các loại rau, quả
sống hàng ngày. Thói quen ăn uống đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam
và được rất nhiều bạn bè quốc tế chấp nhận và họ thực sự thấy ngon miệng khi

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


dùng ẩm thực Việt Nam.
Với khí hậu phù hợp, nóng ẩm, mưa nhiều, đất nước chúng ta có nguồn
rau quả phong phú. Ngày nay, xu hướng chung của nước ta cũng như của toàn
cầu là sử dụng rau xanh ngày càng nhiều, lượng đạm dần dần giảm đi trong các
bữa ăn hàng ngày. Vì vậy, số lượng rau xanh tiêu thụ hàng ngày tăng lên rất
nhiều so với trước đây.
Rau quả sống có nhiều yếu tố vi lượng có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là
những người mắc một số bệnh mãn tính như, cao huyết áp, tim mạch, người già
và người ăn kiêng. Nhưng nếu rau bị ô nhiễm do người trồng sử dụng nước tưới,
phân bón khơng hợp vệ sinh thì đó lại là tác hại vơ cùng lớn, gây nên nhiều bệnh
cho người chăm sóc và người tiêu thụ nguồn rau đó, trong đó có các bệnh do ký
sinh trùng gây ra.
2.2.2.2. Tình hình nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trên rau xanh tại Việt Nam
Năm 2000, Nguyễn Đức Ngân và cs. đã tiến hành xét nghiệm 432 mẫu
rau xanh gồm: rau mùi, xà lách, cải canh, cải thìa, cải bao và cải cúc. Tỷ lệ
nhiễm ký sinh trùng từ 58,33 – 95,83% tùy loại. Trong đó, tỷ lệ nhiễm trứng
giun đũa ở rau mùi và rau xà lách là cao nhất: 87,50% và 95,83%, 4 loại rau
cịn lại đều có tỷ lệ tìm thấy trứng giun đũa trên 50%. Trong đó, rau xà lách có
số lượng trứng giun đũa trung bình cao nhất: 3,14 trứng, 5 loại rau cịn lại có
số lượng trứng giun đũa trung bình tương đương nhau từ 1,14 đến 1,86 trứng.
Sau lần rửa thứ 3 ở cả 6 loại rau, tỷ lệ tìm thấy trứng giun đũa giảm rõ rệt so

với lần rửa thứ nhất.
Kết quả nghiên cứu trong 4 năm từ 2001 – 2005 của Nguyễn Thị Việt Hòa
và cs. tỷ lệ nhiễm trứng giun ở rau là 30%. Trong 3 loại rau: rau ăn lá, rau ăn củ
và rau ăn quả, rau ăn lá có tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng cao nhất 30,5%, rau củ có tỷ
lệ nhiễm thấp hơn: 16,7%, thấp nhất là rau ăn quả: 3,3%, nhiễm chủ yếu là trứng
giun đũa.
Với 240 mẫu rau muống được lấy tại 2 địa điểm nghiên cứu: một địa điểm
sử dụng nước sống, một địa điểm sử dụng nước thải để tưới tiêu. Phùng Đắc Cam
(2004) thông báo, tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa là 3,33% ở vùng trồng rau bằng
nước thải, khơng tìm thấy trứng giun ở rau canh tác bằng nước sông.
Theo kết quả của Đinh Thị Thanh Mai và cs. (2005), tại Hải Phòng, khi
nghiên cứu 1260 mẫu rau xanh của 2 loại rau sạch và chưa sạch với 7 loại rau

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


gồm rau mùi, xà lách, cải canh, cải thìa, cải bao, cải cúc, rau muống, tỷ lệ nhiễm
ký sinh trùng từ 46,6% - 83,3% tùy từng loại rau. Kết quả thu được:
- Đối với rau sạch: sau khi làm xét nghiệm 630 mẫu rau với 3 lần rửa đều
khơng tìm thấy một loại trứng giun nào.
- Đối với rau chưa sạch: tỷ lệ tìm thấy trứng giun ở rau mùi và xà lách là
cao nhất: 83,3% và 70%, 5 loại rau cịn lại đều tìm thấy trứng giun với tỷ lệ
46,6% trở lên. Trong đó, rau mùi có số lượng trứng trung bình thu được sau lần
rửa 1 cao nhất: 3,14 trứng, 6 loại rau cịn lại đều có số lượng trứng giun trung
bình tương đương từ 1,2 – 1,86 trứng. Sau lần rửa thứ 3 ở cả 7 loại rau, tỷ lệ tìm
thấy trứng giun giảm rõ rệt.
Một nghiên cứu khác của Đinh Thị Thanh Mai và cs. (2009) cũng tại Hải
Phòng, xét nghiệm 375 mẫu rau quả ăn tươi, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng là 69,06%.

Trong cơ cấu mầm bệnh chủ yếu là ấu trùng giun. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ở
rau mùi và rau xà lách cao nhất: 96%, tiếp theo là rau húng quế, rau dấp cá, hành
tươi. Các loại rau gia vị khác đều nhiễm trên 50%. Ở các loại quả ăn sống khơng
tìm thấy ký sinh trùng.
Theo Lê Thị Tuyết (2005), nghiên cứu tại xã Vũ Phúc, thành phố Thái
Bình, kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng chung ở rau xanh là 50%, trong
đó giun đũa là 48,8%, giun tóc: 42,2%, giun móc là 17,8%, trong rau sống có tỷ
lệ nhiễm cao nhất là 60%. Tác giả nhận xét, các loại rau quả đều nhiễm trứng
giun, tỷ lệ nhiễm cao ở nhóm rau ăn lá, rau ăn sống 50 – 60%, các loại quả có tỷ
lệ nhiễm các loại trứng giun thấp nhất là 33,3%.
Qua nghiên cứu nhiễm ký sinh trùng trên rau sống tại 13 chợ thuốc địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh từ 8/2006 – 2/2007, Lê Thị Kim Ngọc và cs. thấy
rằng, rau sống bán tại các chợ trên địa bàn thành phố nhiễm ký sinh trùng cao:
97,1%. Trong 8 loại rau nghiên cứu, rau xà lách, cải bẹ xanh, đăng, tần ô, rau má
nhiễm ký sinh trùng 100%, các loại khác nhiễm 92,3%. Tỷ lệ nhiễm trứng giun
đũa 23,1% và phát hiện nhiều nhất trên rau xà lách.
Năm 2008, Lê Thanh Phương và cs. nghiên cứu 660 mẫu rau gồm các loại
rau muống, cải xanh, cần, ngổ, cải xoong, rau diếp tưới bằng nước thải tại thành
phố và nông thôn tỉnh Nam Định. Kết quả cho thấy các loại rau đều nhiễm mầm
bệnh ký sinh trùng. Cụ thể, tỷ lệ nhiễm chung ở thành phố là 8,2%, ở nơng thơn
là 10%, trong đó nhiễm trứng giun đũa: 2,7% và 2,1%, trứng giun tóc 2,4%, ấu

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trùng giun lươn, ấu trùng giun móc: 2,1% và 5,2%, trứng sán lá gan nhỏ, trứng
sán lá ruột nhỏ: 0,3% và 0,9%.
Hương Huế và cs. (2009) nghiên cứu 300 mẫu rau từ chợ Phúc yên, Vĩnh

Phúc từ năm 2008 đến năm 2009, tỷ lệ nhiễm trứng giun sán 79,3%. Các loại rau
có tỷ lệ nhiễm khác nhau, trong đó nhiễm cao là rau muống 46,33%. Tỷ lệ nhiễm
hai loại ký sinh trùng cao 35,67%, có mẫu rau rau thơm nhiễm tới 4 loại ký sinh
trùng. Tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa: 35,6%, trứng giun tóc: 4,6%, trứng giun móc:
43,67%, giun lươn: 12,67%, khơng có mẫu rau nào nhiễm trứng sán.
Nguyễn Khắc Lực và cs. (2009) nghiên cứu 8 xã thuộc 4 huyện của Hà
Nội với 674 mẫu rau quả, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng là 83,53%, trong đó có
86,50% mẫu rau và 59,46% mẫu quả. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ở rau cao hơn
nhiều ở quả. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun 73,78%, chiếm 35,91% tổng số mẫu
nghiên cứu. ấu trùng giun móc, giun lươn có thể xâm nhập qua da, vì vậy gây hại
cho người sản xuất, lưu thơng, chế biến, tiêu thụ rau quả. Ngồi ra, ấu trùng giun
móc Ancylostoma duodenale có thể nhiễm qua đường tiêu hóa. Ở các mẫu rau
nhiễm ký sinh trùng, 98,40% nhiễm đơn bào, 58,26% nhiễm giun sán, có 56,66%
nhiễm kết hợp cả giun sán và đơn bào. Có 21,31% mẫu nhiễm đơn một mầm
bệnh, còn lại nhiễm 2-3 loại mầm bệnh. Trong cơ cấu nhiễm, tỷ lệ nhiễm đơn bào
rất cao 82,20%, chỉ có 48,66% mẫu rau quả nhiễm mầm bệnh giun sán. Trong số
các loại rau, rau xà lách có tỷ lệ nhiễm cao nhất: 95,96%, sau đó là cải canh, rau
gia vị, diếp cá, cải xoong, thấp nhất là rau muống 71,74%.
Hoàng Cao Sạ và cs. (2009) xác định mầm bệnh ký sinh trùng ở 300 mẫu
rau, củ, quả tươi sống ăn ngay tại 150 cơ sở chế biến kinh doanh thực phẩm:
37,5% số mẫu rau tại khu vực nông thôn và 25% tại khu vực thành thị xét
nghiệm có trứng giun đũa.
2.3. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP DO MẦM BỆNH KÝ SINH TRÙNG
TỪ VẬT NUÔI TRUYỀN CHO NGƯỜI QUA RAU XANH GÂY RA
Bệnh ký sinh trùng đường ruột có tác hại tới con người một cách thầm
lặng và lâu dài. Khi ăn rau quả sống bị nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng gây nhiều
hậu quả cho người tiêu dùng. Bệnh gây thiệt hại không những về sức khỏe, tính
mạng của con người mà cịn gây thiệt hại lớn về vật chất cho gia đình và xã hội.
Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. tuy nhiên bệnh nặng và gây tổn hại nhiều nhất
là ở trẻ em.


10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Ở đường nội tạng thường gặp các bệnh lý như nhiễm trứng giun đũa lợn
do Ascaris suum, giun đũa chó do Toxocara canis, trứng giun dạ dày chó
Gnathostoma spinegerum, trứng giun móc chó mèo do Ancylosstoma caninum,
trứng sán dây chó do Dipilium caninum, trứng sán dây Taenia solium, ấu trùng
sán lá gan lớn, sán lá ruột lợn. Trong vài năm gần đây, nhiều người dân đã đến
khám bệnh với bệnh cảnh lâm sàng giống với ung thư gan, đặc biệt người dân ở
khu vực miền Trung và miền Nam, nhưng thực chất họ bị mắc bệnh sán lá gan
lớn cho ăn các loại rau gia vị như rau ngổ, rau răm, cải xoong,… có chứa các
nang ấu trùng.
Giun sán có nhiều loại khác nhau, chúng thường ký sinh ở người và vật
ni gây bệnh. Có loại rất nguy hiểm, có thể làm tử vong như giun đũa, giun
xoắn... Có loại tạo nên các biến chứng nặng thiếu máu, giảm khả năng lao động,
dẫn đến tàn phế như giun móc, giun chỉ... Cũng có loại thường gây tác hại thầm
lặng, bị che lấp bởi nhiều bệnh cấp tính khác nên người bệnh khơng có nhu cầu
cấp thiết cần phải chữa trị và phịng bệnh. Giun sán có thể gây nên những tác hại
cho cơ thể vật chủ mà chúng ký sinh như: chiếm đoạt chất dinh dưỡng, gây độc
cho cơ thể, gây dị ứng cho vật chủ, mở đường cho vi khuẩn xâm nhập...
2.3.1. Bệnh do giun đũa ở lợn(Ascaris suum)
Người mắc bệnh khi ăn phải trứng giun đũa lợn, giun đũa chó là do ăn
thực phẩm có lẫn trứng chứa ấu trùng cảm nhiễm những loài giun này, đặc biệt là
khi ăn rau sống bị vấy bẩn bởi phân bón hoặc nước tưới có phân tươi chứa trứng.
Những ấu trùng khi vào tới ruột non, sẽ di chuyển xuyên qua thành ruột vào
trong hệ thống tĩnh mạch tới tận tĩnh mạch chủ dưới, rồi qua tim phải để tới phổi,
ấu trùng sẽ không về ruột non của người để phát triển thành dạng trưởng thành vì

người khơng phải là vật chủ thích hợp của những lồi giun này nên ấu trùng về
các cơ quan nội tạng tạo thành kén và gây ra tình trạng bệnh lý cục bộ ở người.
Nguồn dự trữ lây lan đối với giun đũa lợn chính là những những lợn
nhiễm giun.
Dịch tễ học: bệnh giun đũa lợn và chó rất phổ biếnở lợn và chó. Bệnh lan
tràn rộng rãi trên tồn thế giới, vì trứng giun đũa đề kháng rất mạnh đối với
những thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm. Tuy nhiên, bệnh giun đũa vẫn phổ biến hơn
ở các xứ nóng ẩm, tình trạng vệ sinh kém; ở những xứ này, tỷ lệ nhiễm giun có
thể lên tới 30 - 50%.

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Người nhiễm giun đũa có thể gây tình trạng gây ra những bệnh lý tại nơi
chúng di chuyển đến như viêm ống mật, viêm ruột, cơ tim... Ấu trùng giun tiết ra
chất độc, hoặc thải ra những sản phẩm chuyển hóa gây độc cho cơ thể vật chủ với
biểu hiện: kém ăn, mất ngủ, dị ứng cho người.
2.3.2. Bệnh do giun móc chó, mèo do Ancylosstoma caninum
Bệnh giun móc
Bệnh giun móc lưu hành rộng ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Điều
kiện quyết định sự lây truyền của giun móc là khí hậu, tình trạng vệ sinh, các tập
quán sinh hoạt và mức độ tiếp xúc với đất bẩn nhiễm phân chó, mèo.
- Phương thức lây truyền chủ yếu qua đường ăn uống: thức ăn, nước có
nhiễm ấu trùng giun và qua đường da khi người tiếp xúc với ấu trùng có trong
chuồng ni, sân chơi của chó hoặc nhiễm từ mơi trường ngồi nơi ơ nhiễm ấu
trùng giun.
- Tất cả mọi người đều có thể nhiễm giun móc từ chó mèo, đặc biệt là
những người ni chó, người tiếp xúc với chó nhiều, nơng dân vùng trồng màu

có tập quán sử dụng phân người, phân chó tươi trong canh tác nơng nghiệp.
- Ấu trùng giun móc cảm nhiễm chó, mèo vào người qua đường ăn uống,
ấu trùng không phát triển thành dạng trưởng thành mà chúng di hành trong cơ thể
gây ra dạng bệnh ấu trùng di chú, gây tổn thương và viêm ở nơi chúng đi qua
- Khi ấu trùng giun móc xuyên qua da có thể gây viêm da tại chỗ với các
triệu chứng ngứa, có nhiều nốt màu đỏ và hết sau 1-2 ngày. Viêm da và tổn
thương khi chúng di chuyển vào bên trong cơ thể.
2.3.3. Bệnh giun đũa chó (Toxocara canis)
Bệnh do giun đũa chó xuất hiện khắp mọi nơi trên thế giới, không phụ
thuộc nông thôn hay thành thị, ngay cả những nước tiên tiến vẫn có khả năng
nhiễm và thậm chí nhiễm nhiều.
Giun đũa chó (Toxocara canis) ký sinh trong ruột non của chó, gặp ở 80%
chó ở vùng nhiệt đới và 17 - 20% chó ở vùng ơn đới. Giun trưởng thành sống
trong ruột non chó con dưới 3 - 6 tháng tuổi; mỗi ngày giun đẻ khoảng 200.000
trứng, trứng giun theo phân chó ra ngồi và có thể sống ở ngoại cảnh nhiều
tháng. Khi chó lớn hơn, do cơ chế miễn dịch, giun trong ruột sẽ bị đẩy ra ngồi.
Nếu chó con nuốt trứng giun, một số ấu trùng lên phổi và phát triển thành giun
trưởng thành ở ruột non, một số khác tiếp tục đi lang thang trong các cơ quan nội

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


tạng. Khi chó lớn lên và có thai, ấu trùng chui qua lá nhau, nhiễm vào bào thai
hoặc vào tuyến vú gây nhiễm cho chó con khi chúng bú mẹ.
Người nuốt phải trứng thường là trẻ em chơi đất, chơi với chó hoặc người
lớn làm những nghề gần gũi với chó... Tại ruột non, ấu trùng giai đoạn II chui ra
khỏi trứng vào vách ruột, theo máu lên gan, phổi, não, tim, da, cơ, mắt... Tại đây,
ấu trùng có thể sống được nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, và vì lạc vật chủ

sang người nên chúng không bao giờ phát triển thành giun trưởng thành. Bệnh
giun đũa chó ở người có thể gây ra 3 hội chứng: u hạt do ấu trùng, ấu trùng di
chuyển nội tạng thường gặp ở trẻ nhỏ 1 – 4 tuổi nhiều hơn ở người lớn, ấu trùng
di chuyển ở mắt.
Việc gây bệnh của ký sinh trùng Toxocara canis ở người xảy ra ở mọi cơ
quan nơi chúng di chuyển đến và ký sinh, có thể gây những tổn thương với
những triệu chứng đa dạng và hậu quả khác nhau. Các triệu chứng của bệnh tùy
thuộc rất nhiều yếu tố như: nơi định vị cư trú của ký sinh trùng, số lượng ấu
trùng, thời gian bị nhiễm cũng như tùy thuộc vào phản ứng miễn dịch với ký sinh
trùng của những ký chủ khác nhau.
- Ở trẻ em, bệnh khởi phát từ từ. Bệnh nhân sốt nhẹ, thống qua, ăn ít, gầy
yếu, tiêu chảy, buồn nơn, ói mửa; đau cơ và khớp; ho khạc ra đờm có bạch cầu ái
toan, khó thở dạng suyễn, thâm nhiễm phổi; da nổi dát đỏ hoặc mề đay, hồng ban
đa dạng, phù nhanh; gan to, cứng, bề mặt nhẵn, không đau; đôi khi lách hơi to.
- Ở người lớn, đôi khi nhiễm không triệu chứng, đôi khi sốt nhẹ, mệt, nổi
mẫn đỏ, ngứa, khó thở dạng suyễn, có thể giảm thị lực một bên do viêm hạt ở
võng mạc hoặc viêm nội nhãn mạn tính.
- Ngồi ra bệnh cịn có thể biểu hiện ở khớp, cơ, da, tim hoặc tổn thương
thần kinh trung ương do ấu trùng xâm nhiễm vào não, có thể có cơn động kinh
hoặc với các triệu chứng kèm theo đặc trưng của cơ quan bị bệnh khác.
2.3.4. Bệnh sán lá gan do Fasciola spp.
Bệnh sán lá gan lớn do Fasciola gigantica và Fasciola hepatica gây ra
nhưng phổ biến là Fasciola gigantica.
Sán F. gigantica hình lá, khơng hình thành vai rõ, hai mép gần như song
song nhau, kích thước dài 25- 75 mm, rộng 3 – 12 mm. Giác miệng ở phía trước
thân, lỗ miệng ở đáy giác miệng thông với hầu vào thực quản, ruột gồm hai manh
tràng phân nhiều nhánh nhỏ. Sán có hệ sinh dục lưỡng tính. Trứng hình bầu dục

13


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


phình rộng ở giữa, thon dần về hai đầu, đầu hơi nhỏ hơn có nắp trứng. Vỏ trứng
mỏng gồm 4 lớp, lớp ngồi phẳng, kích thước trứng: Dài 0,125 – 0,17 mm, rộng
0,06 - 0,1 mm. Phôi bào phân bố đều màu vàng nâu.
Sán Fasciola hepatica hình lá cây dài 18- 51 mm, rộng 4 – 13 mm, phía
đầu nhơ lên thành hình chóp, phía trước thân phình ra tạo thành vai, cấu tạo bên
trong tương tự như Fasciola Gigantica.
Vòng đời
Fasciola trưởng thành ký sinh trong ống dẫn mật của trâu, bò, dê, cừu và
một số động vật khác. Sau khi thụ tinh mỗi sán đẻ hàng chục vạn trứng. Những
trứng này theo mật vào ruột rồi theo phân ra ngoài. Nếu gặp điều kiện thuận lợi
(nhiệt độ: 15 – 30oC, pH: 5 – 7,7, có ánh sáng và độ ẩm thích hợp...) sau 10 – 25
ngày trong trứng hình thành Miracidium. Dưới tác động của ánh sáng nó đẩy nắp
chui ra ngoài và bơi tự do trong nước. Những Miracidium bơi lội ở bên ngồi
mơi trường có nhiều lơng nhỏ bao phủ, hoạt động mạnh trong nước không quá 40
giờ. Nếu gặp vật chủ trung gian là ốc Limnaea viridis, Miracidium chui vào cơ
thể ốc di chuyển vào gan, mất ông và phát triển thành Sporocyst. Sau 15 – 30
ngày Sporocyst phát triển thành Redia. Sporocyst và những Redia chứa bên trong
tăng lên đến mức nhất định sẽ phá vỡ Sporocyst chui ra nội tạng của ốc, mỗi
Sporocyst sinh ra 5 – 15 Redia và mỗi Redia lại sinh ra nhiều Redia., Sau 32 - 40
ngày ấu trùng có thể dài tới 1mm và có thể sinh ra 15 – 20 Cercaria. Sau khi
thành thục Cercaria qua miệng ốc ra môi trường, bơi tự do trong nước, tiết dịch
nhờn lúc này Cercaria hoàn toàn biến thành Adolescaria. Adolescaria thường ở
trong nước hoặc bám vào cây cỏ quanh vùng lầy lội ẩm thấp. Nếu trâu, bò, dê
cừu nuốt phải Adolescaria, trong cơ thể súc vật ấu trùng sẽ di chuyển vào ống
dẫn mật và phát triển thành sán trưởng thành (Phạm Văn Khuê, Phan Lục,1996).
Dịch tễ: Loài nhai lại nhiễm bệnh là chủ yếu: trâu 70%, bò 30 %, dê,
cừu 20%.

Người mắc bệnh đang được quan tâm hàng đầu. Trên thế giới có 70 nước
với 17 triệu người mắc, hàng trăm triệu người nằm trong vùng có bệnh. Ở Việt
Nam năm 2003 có 7 bệnh nhân, năm 2004 có 45 bệnh nhân, năm 2005 có 55
bệnh nhân, năm 2006 có 2641 bệnh nhân (Hà Nội 20, miền trung có 1000 người),
năm 2007 có 4000 bệnh nhân. Năm 2004 có 27/64 tỉnh có người mắc bệnh, năm
2006 có 47 tỉnh có người mắc bệnh trong đó miền Bắc: 22 tỉnh, miền

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trung:13/15 tỉnh (Quảng Ngãi, Bình Định) miền Nam: 10 tỉnh. Nguyên nhân do
ăn rau ngổ, rau muống, cải xoong, rau răm…
Triệu chứng - bệnh tích
Gia súc mắc bệnh gầy yếu, thiếu máu, phù, da khơ mốc; ỉa chảy nặng,
phân có nhiều chất nhầy. Viêm gan cấp tính, sau mãn tính: Gan sưng to và xuất
huyết, sau teo nhỏ, vàng và dai cứng.
Ở người:
Người bệnh thường đau tức vùng gan, sốt nhẹ, gầy sút nhanh, nổi mẩn
trên da, rối loạn tiêu hố, chán ăn, buồn nơn. Sán có thể di chuyển ra thành ngực,
tuyến vú, khớp gối, tạo các ổ áp xe trong gan. Tổng hợp lại thấy ở người có các
triệu chứng với tỉ lệ: Đau hạ sườn 95,1 %; sốt 68,8%; khó tiêu 56,9 %; đau vùng
thượng vị 52 %; rối loạn tiêu hoá 28,4%; vàng da 7,9%; sút cân 4,3 %, (Nguyễn
Văn Thọ, 2012).
2.3.5. Bệnh sán lá ruột lợn
Sán lá ruột có tên khoa học là Fasciolopsis buski, phân bố phổ biến ở một
số nước châu Á như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Lào,
Campuchia... Sán gây bệnh chủ yếu cho người, lợn.
Hình thái:

Sán lá ruột có màu hơi đỏ, dẹt, là loại sán có hình thể to nhất ký sinh ở
người. Kích thước dài khoảng 20 đến 70mm, rộng khoảng 8 đến 20mm, dày
khoảng 0,5 đến 3mm. Ở mặt thân có những gai nhỏ xếp thành hàng, gần giác
bụng có nhiều gai hơn.
Cơ quan sinh dục gồm hai tinh hoàn chia nhánh, chiếm hết cả phần giữa
và phần sau của thân sán. Buồng trứng cũng chia nhánh, nằm ở bên phải thân.
Túi tạo trứng nằm đúng giữa thân, có rất nhiều tuyến hồng thể, nhỏ, nằm hai
bên thân, từ giác miệng đến cuối thân. Tử cung chứa đầy trứng. Trứng có kích
thước dài khoảng 130 đến 140µm, rộng khoảng 75 đến 90µm, vỏ dày, có nắp nhỏ
ở một cực, phơi chưa phát triển. Mỗi ngày, sán có thể đẻ tới 25.000 trứng.
Vòng đời
Sán trưởng thành bám vào thành ruột non ở đoạn tá tràng hoặc hồi tràng,
sán đẻ ra trứng, trứng theo phân ra ngoài, rơi vào nước. Ở nhiệt độ từ 27 đến
32oC và sau khoảng thời gian từ 3 đến 7 tuần, trứng phát triển có ấu trùng lơng ở

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×