Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

SKKN HAY NHẤT một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mầm non 5 – 6 tuổi làm quen với chữ cái tại trường mầm non họa mi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.27 KB, 24 trang )

Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi làm quen với chữ
cái tại trường mầm non Họa Mi.

PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề:
Bạn nghĩ như thế nào về khái niệm trẻ mầm non? Với tôi, trẻ mầm non là
lứa tuổi được xem là bước tiến quan trọng trong một đời người, là tiền đề cho các
giai đoạn khác. Nhắc đến trẻ mầm non, bạn sẽ nghĩ ngay tới lứa tuổi đầy hồn
nhiên, ngây thơ, trong sáng và ai cũng thấy được sự hồn nhiên, tươi tắn của trẻ, nó
làm cho chúng ta thấy hạnh phúc ấm áp hơn. Là một giáo viên, tôi thực sự hạnh
phúc khi công việc hàng ngày của mình được tiếp xúc với trẻ, chia sẻ buồn vui,
được thể hiện nhân cách nhẹ nhàng khơng bó buộc. Chăm sóc giáo dục trẻ, bản
thân khơng những truyền đạt kiến thức cho trẻ mà còn học hỏi ở trẻ niềm vui, tình
yêu thương,… quả thật may mắn và hạnh phúc. Trong đó ngơn ngữ có vai trị giúp
con người giao tiếp với nhau một cách hiệu quả thì đối với trẻ, ngơn ngữ nói trong
5 năm đầu đời là một trong những lĩnh vực quan trọng giúp trẻ phát triển tồn diện.
Mục đích cho trẻ 5 tuổi làm quen chữ cái không chỉ nhằm cho trẻ biết được các
mặt chữ để phát âm chuẩn khi nói mà cịn tạo cho trẻ hứng thú học tiếng mẹ đẻ.
Ngôn ngữ được sử dụng trong tất cả các loại hình giáo dục, ở mọi lúc, mọi nơi.
Vậy hoạt động làm quen với chữ cái là một phần, một bộ phận của việc phát triển
ngơn ngữ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5- 6 tuổi, do đó làm quen với
chữ cái có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển ngơn ngữ cho trẻ. Thông qua
việc làm quen với chữ cái cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung quanh. Đồng thời
việc cho trẻ làm quen với chữ cái còn giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngơn
ngữ nói và viết. Tôi đã cố gắng trau dồi thêm kiến thức, tìm tịi và học hỏi những
chị em đồng nghiệp để nâng cao kiến thức, kĩ năng và phương pháp trong quá trình
giảng dạy trong tất cả các lĩnh vực phát triển sao cho hiệu quả nhất. Đặc biệt là
việc nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ cái, đem lại cho trẻ
những kiến thức vững vàng, là tiền đề vững chắc cho trẻ vào lớp 1.
Là một giáo viên mầm non trực tiếp đứng lớp chăm sóc và giảng dạy trong
năm học vừa qua, tôi nhận thấy trẻ không hứng thú nhiều khi tham gia hoạt động


làm quen chữ cái, bên cạnh đó trẻ cịn hay qn, khó nhớ các chữ cái đã học.
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang
1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi làm quen với chữ
cái tại trường mầm non Họa Mi.

Hiểu được ý nghĩa khi cho trẻ làm quen với chữ cái, tôi mạnh dạn lựa chọn
đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi làm
quen với chữ cái tại trường mầm non Họa Mi”. Nhằm tìm ra những giải pháp thích
hợp để nâng cao chất lượng dạy và học cho hoạt động làm quen chữ cái trong
trường mầm non.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động làm
quen chữ cái cho trẻ mầm non 5- 6 tuổi tại lớp Lá 4 trường mầm non Họa Mi.
Tìm hiểu và phân tích thực trạng tổ chức hoạt động làm quen chữ cái, những
khó khăn và những thuận lợi cũng như tìm hiểu những cơ sở cơ bản, những
phương pháp phù hợp với tình hình thực tế tại trường.
Giúp trẻ nhận biết 29 chữ cái bằng một số biện pháp sư phạm, luyện cách
phát âm chuẩn và hứng thú tham gia vào hoạt động.
Nâng cao chất lượng dạy và học ở môn làm quen chữ cái nhằm làm giàu vốn
từ cho trẻ, kích thích tính sáng tạo, phát triển về trí tuệ và ngơn ngữ cho trẻ nhằm
phát huy tính tích cực chủ động.
Qua đó, giáo dục trẻ tình yêu quê hương, đất nước, con người qua các tiết
học.
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận của vấn đề:

Tất cả chúng ta đang sống trong một xã hội khoa học- công nghệ, hội nhập
quốc tế và phát triển. Đảng nhận định rõ:“Giáo dục là quốc sách hàng đầu của
mỗi quốc gia”, giáo dục đóng vai trị quyết định trong việc hình thành và phát triển
của mỗi con người, nhất là đối tượng trẻ mầm non. Mục tiêu đó được thể hiện
trong các mơn học hàng ngày, hàng tuần và đặc biệt bộ môn làm quen chữ cái
trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non 5- 6 tuổi. Do đó, làm quen chữ
cái có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 

Giáo viên: Trương Thị Minh Trang
2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi làm quen với chữ
cái tại trường mầm non Họa Mi.

Như chúng ta đã biết việc cho trẻ làm quen 29 chữ cái mang tính chất hoạt
động biệt lập chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non trong tổ
chức các hoạt động cho trẻ làm quen với việc đọc và việc viết nhằm chuẩn bị cho
trẻ vào lớp. Căn cứ thông tư 28/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nội dung sửa
đổi, bố sung và đổi mới hình thức tổ chức, giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tạo mơi
trường cho trẻ được trải nghiệm, phát huy tính tích cực, dạy trẻ theo hướng lồng
ghép tích hợp.
Làm quen chữ cái theo quan điểm tích hợp trong đổi mới phương pháp giáo
dục mầm non phải được tiến hành một cách tự nhiên, bắt đầu bằng những hoạt
động gần gũi và có ý nghĩa với trẻ. Để dạy trẻ làm quen chữ cái cần có sự thay đổi
cách tổ chức hoạt động trong môi trường chữ viết và ngôn ngữ nói một cách phong
phú, đa dạng. Làm quen với chữ cái có vị trí quan trọng trong việc giáo dục trẻ
phát triển tồn diện, do đó để dạy tốt hoạt động này giáo viên phải đạt được những

mục tiêu như:
Biết thiết kế và tổ chức các hoạt động làm quen chữ cái theo chủ đề để phát
triển kỹ năng cần thiết chuẩn bị cho việc đọc, viết trước khi vào lớp 1.
Tự tin và có ý thức sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ làm
quen chữ cái theo chủ điểm.
Thông qua đọc thơ, kế chuyện, tranh ảnh có gắn các chữ cái, các trị chơi
động tĩnh với làm quen chữ cái... để từ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.
Có thể nói hoạt động làm quen chữ cái là nền tảng đưa trẻ đến hoạt động giao tiếp
trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ. Trong quá trình hình thành, rèn luyện, củng
cố các kỹ năng cho trẻ không thể tránh khỏi những khó khăn. Vì thế người giáo
viên đóng vai trị quan trọng, là cầu nối trẻ với những kiến thức mới, giúp trẻ học
tốt, nắm vững kiến thức và biết cách thực hiện yêu cầu của bài học, của hoạt
động. Qua đó, tạo được khơng khí hoạt động mà ở đó mọi trẻ đều hăng hái, hứng
thú tham gia.
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:

Giáo viên: Trương Thị Minh Trang
3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi làm quen với chữ
cái tại trường mầm non Họa Mi.

Làm quen chữ cái theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm giáo dục chỉ cho
chúng ta thấy trẻ được học một cách tự nhiên, bắt đầu bằng những hoạt động gần
gũi và có ý nghĩa với trẻ. Để dạy trẻ làm quen chữ cái cần có sự thay đổi cách tổ
chức hoạt động trong mơi trường chữ cái và ngơn ngữ nói một cách phong phú.
Hoạt động làm quen với chữ cái có vị trí quan trọng trong việc giáo dục trẻ phát

triển tồn diện.
Năm học 2018- 2019 tôi được phân công chủ nhiệm lớp Lá 4, trường Mầm
non Họa Mi.
Tình hình của lớp: Tổng số trẻ trong lớp : 34, Nữ: 12
1. Thuận lợi:
Ban Giám hiệu luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, thường
xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy.
Ban giám hiệu nhà trường đã thường xuyên sắp xếp tạo điều kiện cho tôi
được tham dự các buổi tập huấn bồi dưỡng chuyên môn và đi dự giờ các đợt lên
chuyên đề hoạt động làm quen chữ cái cũng như chuyên đề của các mơn học khác
do Phịng GD&ĐT huyện tổ chức.
Hai cơ giáo đều là giáo viên trẻ và có chun mơn tay nghề vững vàng đạt
chuẩn và trên chuẩn. Cô luôn nhiệt tình, u nghề, mến trẻ và ln được sự quan
tâm của quý cấp lãnh đạo.
2. Khó khăn:
Ở lứa tuổi này trẻ ghi nhớ chưa có chủ định, mau nhớ và mau qn, bên
cạnh đó cơ giáo cũng muốn trẻ thuộc lòng chữ cái nên thường gắn dãy cho trẻ đọc
chữ cái, như vậy trẻ học thuộc vẹt nhưng khi hỏi chữ thì trẻ lại khơng nhớ.
+ Đồ dùng đồ chơi ít, chưa thật sự phù hợp với từng tiết dạy.
+ Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến chất lượng học của con
mình.
Trong q trình giảng dạy tơi thấy tỉ lệ trẻ có khả năng tiếp thu khi làm quen
chữ cái rất thấp.Vì vậy, tơi thường xun chú trọng tổ chức hoạt động cho trẻ làm
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang
4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi làm quen với chữ

cái tại trường mầm non Họa Mi.

quen chữ cái theo các chủ đề, theo những chuyên đề trọng tâm hoặc những lễ hội
nổi bật trong năm. Tôi đã làm khảo sát thực trạng về khả năng nhận biết chữ cái
của trẻ lớp lá như sau:
- Bảng khảo sát trẻ lớp lá:
Cuối năm học: 2017 - 2018

NỘI DUNG

Số
trẻ

Kết quả

Đạt

Tỉ lệ%

Chư
a

Tỉ lệ%

đạt
Trẻ hứng thú tham gia làm đồ dùng,
42
đồ chơi môn làm quen chữ cái cùng cơ

30


71.4%

12

Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt
42
động làm quen chữ cái.

27

64.3%

15

Trẻ nhận biết, phát âm đúng 29 chữ
42
cái qua các trò chơi, mọi lúc mọi nơi.

32

76.2%

10

Trẻ tơ viết trùng khít lên chấm mờ, 42
hồn thành vở tập tô.

30


71.4%

12

28.6%

35.7%

23.8%
28.6%

Giáo viên: Trương Thị Minh Trang
5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi làm quen với chữ
cái tại trường mầm non Họa Mi.

Đầu năm học: 2018 – 2019
NỘI DUNG

Số
trẻ

Kết quả
Đạt

Trẻ hứng thú tham gia làm đồ

dùng, đồ chơi mơn làm quen chữ cái
cùng cơ
Trẻ hứng thú, tích cực tham gia
hoạt động làm quen chữ cái.
Trẻ nhận biết, phát âm đúng 29
chữ cái qua các trò chơi, mọi lúc mọi
nơi.
Trẻ tơ viết trùng khít lên chấm mờ,
hồn thành vở tập tô.

Tỉ
%

lệ Chưa đạt Tỉ lệ%
58.8%

34

14

41.2% 20

34

13

38.2% 21

34


13

38.2% 21

61.8%

34

12

35.3% 22

64.7%

61.8%

III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tổ chức làm quen chữ cái cho trẻ mầm
non. Đáp ứng được yêu cầu giáo dục mầm non mới với mục đích chung là phát
triển một cách toàn diện cho trẻ.
Từ những nguyên nhân, các yếu tố thực trạng nêu trên tôi lựa chọn các giải
pháp biện pháp phù hợp. Những giải pháp biện pháp đó nhằm mục đích giúp trẻ
biết học tốt môn làm quen chữ cái theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, kích thích sự
hứng thú, sáng tạo...trong quá trình trẻ tham gia hoạt động làm quen chữ cái.
Lựa chọn các biện pháp, giải pháp phù hợp sẽ giải quyết được vấn đề khó
khăn khi trẻ làm quen chữ cái, từ đó giáo viên biết cách giáo dục và rèn luyện, bồi
dưỡng hồn thiện các khía cạnh nhân cách cho trẻ.
Khi áp dụng những biện pháp này thành công sẽ mang lại kết quả sau:
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang
6


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi làm quen với chữ
cái tại trường mầm non Họa Mi.

Trẻ phải nắm được kĩ năng phát âm đúng và thành thạo 29 chữ cái phân biệt
được chữ cái khó như: l, n, x, s, p, q, v, d,… phát âm đúng 29 chữ cái từ đó trẻ phát
triển đồng đều các lĩnh vực, phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ hứng thú hơn
trong mọi hoạt động.
Cha mẹ học sinh thấy được sự thay đổi của con em mình, từ đó có sự phối
hợp tốt hơn giữa nhà trường, giáo viên và cha mẹ học sinh để cơng tác chăm sóc
giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn.
1. Giải pháp 1: Rèn kỹ năng nhận biết, phát âm đúng, đọc, tô, viết thành
thạo các chữ cái theo quan điểm giáo dục mới: Lấy trẻ làm trung tâm
a. Biện pháp 1: Tạo môi trường lấy trẻ làm trung tâm gây hứng thú cho trẻ
làm quen với chữ cái
Giáo dục bắt đầu từ trẻ, trẻ là trung tâm của mọi hoạt động. Để đạt được
mục tiêu đó trước hết tơi phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Ở đây sự tập
trung chú ý chưa bền, trẻ thích những cái đẹp, mới lạ có hấp dẫn cao nên việc gây
hứng thú cho trẻ lại càng quan trọng bởi tính chất cứng nhắc có phần khơ khan dẫn
đến trẻ có phần uể oải, phân tán tư tưởng, tiếp thu bài còn hạn chế trong tiết học
nên việc cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho cô và trẻ là rất cần thiết. Trẻ Mầm non
suy nghĩ bằng tư duy hình tượng gắn với tình cảm, trẻ ghi nhớ những gì gây ấn
tượng mạnh, một câu truyện hấp dẫn hay một bức tranh đẹp, mới lạ. Với trẻ mầm
non thì những gì mới lạ, đẹp mắt, hấp dẫn thì sẽ gây được sự chú ý của trẻ. Chính
vì vậy, khi dạy một tiết “ Làm quen chữ cái” đồ dùng trực quan là yếu tố đầu tiên
quan trọng. Vì thế việc tạo mơi trường cho trẻ làm quen với chữ cái không những
trong lớp học, ngồi lớp học mà trong mọi vị trí trẻ được tiếp xúc là một việc rất

thiết yếu làm nổi bật lên mục đích ý đồ của giáo viên trong họat động làm quen với
chữ cái cho trẻ, nhưng không thực hiện 1 cách cưỡng ép, bắt buộc trẻ phải chú ý
mà để trẻ tự nhiên đi vào hoạt động.
Ví dụ : Ở chủ đề “Thế giới động vật”, tiết làm quen với chữ: i, t, c thay vì 
chỉ đơn giản gắn tranh có chứa từ: Gà mái, con vịt, cá chép … thì tơi tìm những
hình ảnh động trong máy vi tính Gà mái mẹ dẫn gà con đi; vịt bơi lội, đàn cá chép
bơi trong ao … Sau đó cho trẻ gọi tên các con vật và trẻ trả lời chúng đang làm gì?
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang
7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi làm quen với chữ
cái tại trường mầm non Họa Mi.

Rồi mới gắn băng từ có chữ cái đó. Hình ảnh “động” trẻ được quan sát trên máy sẽ
làm trẻ thích thú và dẫn đến việc trẻ tập trung cao hơn, tiếp theo cô khéo léo đặt
những câu hỏi và dẫn dắt trẻ vào bài dạy một cách say mê, nhẹ nhàng. 
Để giúp trẻ nhớ lâu kiến thức vừa học tơi đã tìm tịi, lựa chọn các trị chơi
phù hợp, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tham gia hoạt động. Trong tiết học ln tạo ra những
tình huống bất ngờ đối với trẻ, tạo ra các trò chơi sáng tạo để thu hút sự chú ý của
trẻ vào giờ học.
Ví dụ : Trò chơi “Ghép nét” từ những nét chữ đựơc cắt rời bằng bìa 
cứng trẻ tìm và kết hợp với nhau để thành chữ cái có nghĩa.... 
Mơi trường trong lớp học:
Bước đầu trẻ được làm quen với từng chữ cái có trong nhóm chữ và trẻ được
lần lượt làm quen các chữ qua vật chất, tranh ảnh mà trong đó có chứa một chữ cái
mà chúng ta định cho trẻ làm quen. Để tạo được hứng thú và sự sáng tạo cho trẻ
trong giờ hoạt động môn làm quen chữ cái tơi thường xun tìm tịi từ những tranh

ảnh mơ hình, vật thật, màu sắc tất cả đều có chữ viết, hấp dẫn nhằm kích thích trẻ
hoạt động tích cực hơn.
Ví dụ: Trẻ làm quen với chữ cái g- y (chủ đề phương tiện giao thông).
Trước tiên là cách vào bài đã gây sự hứng thú đối với trẻ, tôi cho cả lớp đọc
thơ “Chiếc cầu mới” qua tranh. Trong tranh có cầu, dịng người qua lại, xe ơ tơ, tàu
hoả ... tơi đã chọn hình thức vừa chỉ từng chữ dưới bài thơ vừa đọc. Qua đó trẻ tri
giác và hiểu rõ hơn về các phương tiện giao thông và đặc biệt là được đọc và làm
quen từng chữ cái tiếp đến tôi đưa bức tranh vẽ về nhà ga hỏi bức tranh này vẽ về
cái gì? (Nhà ga) trong nhà ga có những dịng người qua lại dịng người qua lại có
người sốt vé và đặc biệt là có những đồn tàu dừng lại đón khách, trả khách .. qua
bức tranh trẻ hiểu rõ hơn và tăng thêm tính tị mị hấp dẫn. Sau đó cơ giới thiệu dưới bức tranh có từ “Nhà ga” bạn nào hãy lên chỉ những chữ cái đã được học và cô
cho trẻ làm quen chữ “g”
Tiếp đến chữ y cô hỏi trẻ ngồi tàu hoả ra thì cịn có những phương tiện giao
thơng gì nữa? Trả lời (máy bay...) cơ và trẻ cùng đàm thoại về máy bay dùng để làm gì?
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang
8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi làm quen với chữ
cái tại trường mầm non Họa Mi.

Bay ở đâu? Cô đưa máy bay nhựa ra cho trẻ quan sát đàm thoại và để trẻ lên rút hai chữ
cái giống nhau trong từ “máy bay” và trẻ lên rút chữ “y”.
Ở góc học tập, thường xuyên cho trẻ chơi ở góc thư viện để trẻ thường
xuyên được nhìn thấy, tiếp xúc với chữ cái. Gắn tên các loại đồ dùng đồ chơi trong
lớp học để trẻ được nhìn thấy thường xun.
Ví dụ: trên máy tính tơi dán chữ “máy tính” để lúc tiếp xúc với máy tính trẻ
thấy được các chữ cái này.

Mơi trường ngồi lớp học:
Thực tế cho thấy trẻ đến trường ngồi hoạt động có chủ đích, hoạt động ăn,
hoạt động ngủ, còn các thời gian khác để trẻ hoạt động với mơi trường bên ngồi
như: góc thiên nhiên, mảng tun truyền, khu vực để đồ cá nhân của trẻ. Đây là
nơi trẻ thường xun hoạt động nên có tác dụng ơn tập củng cố chữ cái rất tốt. Nơi
để đồ dùng cá nhân của trẻ như: mũ, ba lô, giày dép, khăn mặt, ca cốc, kệ bỏ dép,
kệ bỏ cặp, áo quần có chữ cái ký hiệu riêng của từng trẻ ( viết bằng chữ in thường)
… tôi luôn gắn ảnh kèm theo tên của trẻ. Như vậy, hàng ngày trẻ cất đồ dùng hoặc
sử dụng đồ dùng vừa đúng nơi quy định, vừa biết tên của mình, của bạn, biết
tên của mình có những chữ cái gì, biết thứ tự của từng chữ từ trái sang phải của các
chữ như thế nào… Và trẻ còn biết tên của mình trên bài vẽ khi vẽ tạo hình. 
Ở chủ đề “ Phương tiện giao thơng” trẻ chơi ngồi trời tơi cùng trẻ trị
chuyện về trị chơi “các phương tiện giao thông vào bến ” tôi huy động trẻ sưu tầm
bìa cát tơng tranh ảnh, hoạ báo về các phơng tiện như: Máy bay, đồn tàu, ơtơ,
thuyền buồm .. hướng dẫn trẻ cắt sát mép các hình ảnh đó. Khi vào trị chơi cơ
giới thiệu các bến và phương tiện giao thơng nào thì phải vào bến được làm
quen tìm tòi cắt dán sẽ tạo cho sự khéo léo ở đôi tay và thuận lợi trong khi viết
chữ, dán các chữ cái lên các phương tiện giao thông, trẻ hứng thú hơn với chính
đồ dùng mình làm ra.
Ví dụ : Chơi ở các góc chủ đề thế giới thực vật tơi cho trẻ làm quen chữ cái
h, k ở góc phân vai trẻ chơi cửa hàng bán rau, củ, quả, hoa …tôi dán chữ cái “ k”
lên quả khế, chữ cái h lên quả hồng, chữ m lên quả mận, n lên quả na, và kết hợp
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang
9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi làm quen với chữ
cái tại trường mầm non Họa Mi.


ôn lại những chữ cái đã học như chữ “ b” lên quả bưởi, chữ “c ” lên quả chuối, “d ”
lên quả dứa….Trước lúc chơi tôi thỏa thuận với trẻ : người đi mua phải yêu cầu
người bán lấy đúng quả có chữ cái mà người mua yêu cầu mới đạt danh hiệu người
bán hàng suất xắc nhất.

(Trẻ học chữ cái qua mơ hình ngồi trời mọi lúc, mọi nơi)
Tạo mơi trường cho trẻ hoạt động bên ngoài đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ,
tạo điều kiện cho trẻ học bằng chơi, chơi mà học.
Ví dụ: ở góc thiên nhiên các loại cây, đồ dùng đồ chơi ngồi trường đều có
bản ghi tên của loại cây, đồ chơi đó (viết chữ in thường) để lúc trẻ tiếp xúc thiên
nhiên, vui chơi ngoài trời cũng là lúc trẻ tiếp xúc với chữ cái. Ví dụ: ở góc thiên
nhiên lớp tơi có cây viết tơi dán lên cây chữ “ cây viết” để lúc trẻ chăm sóc cây trẻ
sẽ thấy được những chữ cái này.

Giáo viên: Trương Thị Minh Trang
10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi làm quen với chữ
cái tại trường mầm non Họa Mi.

(Trẻ đọc chữ cái, tên cây trong sân trường)
Có các góc cho trẻ hoạt động và được bố trí thuận tiện, hợp lý, linh hoạt, dễ
thay đổi, đáp ứng nhu cầu hứng thú hoạt động vui chơi của trẻ, gồm 2 chỉ số, chỉ
số 4, chỉ số 5.
Tiêu chí 3. Có đa dạng đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động.
Ngoài ra,ở các bậc thang lớp học cô tạo các ô bật và vẽ các chữ cái bằng

những màu sắc sinh động. Giúp trẻ chơi vui vẻ ngồi trời vừa có thể luyện phát âm
khi chơi. Qua đó, tơi thấy kết quả rất khả quan, trẻ hứng thú chơi, khả năng nhận
thức chữ cái của trẻ có tiến triển, khả năng ghi nhớ chữ cái lâu hơn.
Bên cạnh đó trang trí lớp đảm bảo thẩm mĩ, thân thiện và phù hợp với nội
dung, chủ đề giáo dục. Các khu vực hoạt động bố trí phù hợp, linh hoạt, có thể cố
định hoặc có thể di chuyển mang tính mở, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự lựa chọn
và sử dụng đồ vật, đồ chơi, tham gia hoạt động và thuận lợi cho sự quan sát của giáo
viên.

Giáo viên: Trương Thị Minh Trang
11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi làm quen với chữ
cái tại trường mầm non Họa Mi.

Ví dụ: Ở các góc cơ tổ chức và hướng dẫn cho trẻ có thể tự trang trí góc theo
hình thức mở lấy trẻ làm trung tâm, trẻ có thể lấy chữ cái ra và gắn vào tranh theo
chủ đề.
Tiếp tục xây dựng môi trường chữ cái phong phú, tạo môi trường cho trẻ
làm quen với chữ cái tơi ln chú ý tích hợp sao cho phù hợp với từng chủ đề để
cung cấp đầy đủ kiến thức và nội dung cho trẻ. Những gì mới lạ, đẹp mắt hấp dẫn
gây được sự chú ý của trẻ, vì thế việc tạo mơi trường làm quen chữ cái rất cần thiết
để làm nổi bật đến quá trình giáo dục trẻ. Để trẻ được làm quen với chữ cái ở mọi
lúc mọi nơi mọi góc trong và ngồi lớp, tơi ln tạo mơi trường thật đẹp để cuốn
hút trẻ. Kể cả mơi trường trong lớp và ngồi lớp làm sao để trẻ được tắm trong môi
trường chữ viết.
Với biện pháp tạo môi trường, gây hứng thú cho trẻ làm quen với chữ cái tôi

thấy trẻ rất hứng thú, tránh được sự nhàm chán trong hình thức ơn lại bài cũ và xua
tan mệt mỏi sau một ngày hoạt động ở trường mầm non. Bằng biện pháp này trẻ
tiếp nhận sự luyện tập tự nhiên bất ngờ, gây thêm sự hứng thú mới, môi trường
cho trẻ làm quen với chữ cái trở nên đa dạng và phong phú hơn.
b. Biện pháp 2: Tự tạo đồ dùng đồ chơi dạy học sáng tạo theo hướng lấy trẻ
làm trung tâm
Căn cứ vào đặc điểm phát triển tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan
nên việc tổ chức các hoạt động giúp trẻ “ Làm quen chữ cái” ở trường Mầm
non luôn được gắn với các sự vật - hiện tượng xung quanh trẻ. Việc sử dụng các đồ
dùng đồ chơi tự tạo giúp giáo viên mầm non trực quan một cách hợp lý, sáng tạo
sẽ tạo điều kiện cho trẻ hoạt động, khám phá bằng nhiều giác quan, từ đó kích
thích trẻ quan sát, suy nghĩ, suy luận, nêu ý kiến, đưa câu hỏi…giúp trẻ phát huy
tính độc lập, hành động tích cực và tự giải quyết vấn đề…qua đó giúp trẻ nhớ lâu,
hiểu rõ ràng các chữ cái.
Phát triển trí tuệ cho trẻ là rèn luyện các thao tác trí tuệ, kích thích những
hứng thú đối với hoạt động trí óc như ham hiểu biết, thích khám phá những điều
mới lạ. Chính vì vậy, để giúp trẻ nâng cao chất lượng làm quen chữ cái và vai trò
của đồ dùng đồ chơi trong việc học của trẻ tôi đã đầu tư nghiên cứu sử dụng các
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang
12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi làm quen với chữ
cái tại trường mầm non Họa Mi.

nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương: rơm,vỏ trấu, phế thải,... để tạo nhiều
đồ dùng phù hợp với nhu cầu sử dụng, phục vụ cho việc học mơn “ Làm quen chữ
cái”.

Ví dụ: Từ những vật liệu phế thải như hộp sữa, chai nước rửa chén, bình
nước, ly uống nước, chậu hoa có dán các từ hoặc chữ cái…
Tạo môi trường và đồ dùng đồ chơi mở cho trẻ hoạt động môn làm quen chữ
cái theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Tổ chức cho trẻ tự làm đồ dùng, tranh có
lồng ghép chữ cái để treo góc nghệ thuật.Trẻ được tham gia vào làm đồ dùng, đồ
chơi tạo hứng thú, sự mới mẻ cho trẻ. Giúp giáo dục cho trẻ biết quý trọng đồ
dùng- đồ chơi và bảo vệ môi trường.
Từ những nguyên liệu phế thải: Vỏ hộp sữa, lõi giấy, ống tre, vải vụn, bìa
catton,… Các cơ và trẻ đã tạo ra những chiếc hộp bí ẩn chứa các chữ cái, vịng
xoay “chiếc nón kì diệu” có 29 chữ cái, bảng ô zic zắc giúp trẻ luyện phát âm,...Cô
sáng tạo nhiều trò chơi mới lạ, tạo hứng thú, trải nghiệm mới cho trẻ.
Ví dụ: Chiếc hộp diệu kỳ
Cơ chuẩn bị những chiếc hộp được trang trí bắt mắt. Bên trong có nhiều hình khối
được dán các mặt chữ. Trẻ có thể luyện phát âm, đoán màu sắc, phát triển tư duy ngơn
ngữ cho trẻ.
Ví dụ: Trị chơi ong tìm chữ
Cơ chuẩn bị bảng có nhiều ơ vng, có ơ thẻ cài các chữ cái, có thể thay đổi các
chữ. Cho trẻ thả bóng rơi vào ơ zic zăc nào trẻ đọc chữ cái đó.

Giáo viên: Trương Thị Minh Trang
13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi làm quen với chữ
cái tại trường mầm non Họa Mi.

Trẻ chơi trò chơi ong tìm chữ
2. Giải pháp 2: Tạo sự thoải mái, thân thiện giữa cô, trẻ và phụ huynh

mọi lúc mọi nơi
a. Biện pháp 1: Giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi
Ở lứa tuổi mẫu giáo “Trẻ học bằng chơi chơi bằng học” ghi nhớ của trẻ
khơng có chủ định chóng nhớ mau quên do đó việc dạy làm quen chữ cái không
dừng lại trên tiết học mà phải thường xuyên mọi lúc mọi nơi hoạt động trong cuộc
sống hàng ngày để củng cố thêm kiến thức kỹ năng đã học.
Thông qua hoạt động mọi lúc mọi nơi: Để khắc sâu những chữ cái đã học, tôi tổ
chức cho trẻ nặn đất sét những chữ cái qua những đường nét cơ bản, viết bằng

Giáo viên: Trương Thị Minh Trang
14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi làm quen với chữ
cái tại trường mầm non Họa Mi.

phấn trên sân xi măng của trường, hoặc dùng dây mềm để bẻ, gấp các đường nét
của chữ cái đó, tạo chữ cái bằng bàn tay (VD: Tạo dáng chữ o …) 

Trẻ tạo hình dáng chữ cái và viết chữ bằng phấn trên sân trường ở ngoài lớp học
Để tạo mơi trường ngơn ngữ nói phong phú, tơi xây dựng những nhóm bạn
nhỏ trong lớp có cháu yếu, cháu giỏi để các cháu cùng chơi, nói chuyện với nhau,
vì cháu hay bắt chước nên các cháu có thể hỗ trợ nhau cùng tiến bộ.Từ đó
ngơn ngữ mạch lạc sẽ được phát triển nhanh ở trẻ. 
Ví dụ: Khi trẻ vào buổi chơi tơi hỏi “ Con chơi ở nhóm chơi gì đây?” trẻ trả
lời “ Con chơi ở góc xây dựng” và tơi cho trẻ quan sát chữ “ góc xây dựng”, hỏi trẻ
chữ cái gì đã được học trong từ “xây dựng”, hoạc tơi tới “ góc sách” hỏi trẻ “truyện
gì?, trong truyện có nhân vật nào?” Tơi viết tên các nhân vật đó và cho trẻ tìm chữ

cái vừa học.
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang
15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi làm quen với chữ
cái tại trường mầm non Họa Mi.

Ví dụ: Luyện phát âm chữ “ r” tôi cho cháu đọc bài đồng giao: “ Rềnh rềnh,
ràng ràng” hoặc cho trẻ chơi trò chơi “ nu na nu nống”, trẻ ngồi duỗi chân cô chạm
vào chân từng trẻ, khi đến câu cuối tay cô chạm vào chân bạn nào thì bán đó trả lời
câu hỏi của cô.
Tôi thường xuyên quan sát trẻ, cung cấp kiến thức, giáo dục trẻ mọi lúc, mọi
nơi, ghi chép vào sổ để theo dõi, đánh giá quá trình phát triển những kỹ năng cần
thiết, chuẩn bị cho việc đọc, viết của trẻ nhằm điều chỉnh các biện pháp giáo dục
đối với từng cá nhân trẻ.
b. Biện pháp 2: Phối hợp với phụ huynh
Trong các buổi họp phụ huynh lớp, tôi đã dành thời dành nhấn mạnh tầm
quan trọng của hoạt động làm quen chữ cái của trẻ Mẫu giáo lớn như: Cho trẻ làm
quen với chữ cái là tổ chức thực hiện các hoạt động cho trẻ làm quen với việc đọc
và viết nhằm hình thành một số kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho trẻ vào lớp một.
Thông báo các nội dung cần thiết về làm quen chữ cái cho phụ huynh rõ.
Giới thiệu cho các bậc phụ huynh xem những đồ dùng- đồ chơi cần thiết để phục
vụ hoạt động này. Qua đó, phụ huynh thấy được vị trí quan trọng của từng hoạt
động, đặc biệt là hoạt động làm quen chữ cái cần có những đồ dùng- đồ chơi phục
vụ cho việc dạy học cho trẻ để trang bị cho trẻ kiến thức vững chắc vào lớp một.
Từ đó, tơi kêu gọi phụ huynh hỗ trợ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm ra
nhiều đồ dùng- đồ chơi phục vụ cho chuyên đề và góp một phần kinh phí để mua

sắm thêm đồ dùng- đồ chơi.
Ngày nay, khi khoa học công nghệ thơng tin bùng nổ, ngồi giờ học ở
trường một số cháu ngồi ngay vào máy vi tính với những trị chơi, phim ảnh bạo
lực. Do vậy tôi thường xuyên nhắc nhở phụ huynh đăng ký với nhà trường mượn
các đĩa về trò chơi chữ cái cho trẻ củng cố kiến thức trẻ đã học.
IV. Tính mới của giải pháp
Làm quen chữ viết theo quan điểm tích hợp trong đổi mới phương pháp giáo
dục mầm non phải được tiến hành một cách tự nhiên, bắt đầu từ những hoạt động
gần gũi và có ý nghĩa đối với trẻ. Để dạy trẻ làm quen với chữ viết, cần có sự thay
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang
16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi làm quen với chữ
cái tại trường mầm non Họa Mi.

đổi cách tổ chức các hoạt  động trong môi trường chữ viết và ngôn ngữ nói một
cách phong phú. 
Đề tài trên góp phần khơng nhỏ vào việc giáo dục trẻ qua các hoạt đông trải
nghiệm với chữ cái để giúp trẻ hoàn thiện hơn trong cuộc sống của trẻ sau này dựa
trên nhu cầu, hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ. Trẻ được trực tiếp tham
gia vào việc chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi sẽ là trải nghiệm mới lạ mà từ trước tới nay
trẻ chưa được thực hiện.
Đáp ứng được yêu cầu giáo dục Mầm non mới với mục đích chung “ Lấy trẻ
làm trung tâm” là phát triển một cách toàn diện cho trẻ, tạo cơ hội cho trẻ học bằng
nhiều cách khác nhau gồm cả hoạt động vui chơi. Thơng qua đó phảm ánh được mức
độ phát triển của từng cá nhân trẻ và xây dựng dựa trên những gì trẻ đã biết và có thể
làm để đánh giá đúng và được tôn trọng. Mỗi một môi trường hoạt động của trẻ tôi

đều tạo môi trường chữ cái để trẻ có cơ hội luyện phát âm, ơn luyện chữ đã biết, làm
cái mới một cách tự nhiên, thoải mái khơng gị bó, áp đặt trẻ.
Tạo cơ hội cho trẻ học bằng nhiều cách khác nhau gồm cả hoạt động vui
chơi, vì vui chơi cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội để học tập như khám phá, sáng tạo,
đóng vai, tưởng tượng và tương tác với bạn bè.
Giáo viên tự tin, chủ động, tìm tịi, học hỏi để làm giàu vốn kiến thức, tự tin
và sáng tạo hơn khi dạy trẻ, mạnh dạn vận dụng những cái mới lạ, kết hợp đan
xen các hình thức làm nổi bật phương pháp giảng dạy, linh hoạt thay đổi các hình
thức một cách nhẹ nhàng tạo sự hứng thú phát huy tính tích cực của trẻ. Từ đó, xây
dựng kế hoạch giáo dục dựa trên cơ sở những gì trẻ đã biết và có thể làm, kế hoạch
giáo dục phải phản ánh được mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ.
Với việc áp dụng những hình thức dạy trẻ làm quen chữ cái như trên, trẻ lớp
tôi học tập rất sôi nổi, hứng thú, thuộc nhanh, nhớ lâu những chữ cái đã được học.
V. Hiệu quả SKKN
Sau thời gian áp dụng đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp nâng cao chất
lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi làm quen với chữ cái tại trường mầm non Họa
Mi.”, thực tế tại đơn vị tôi nhận thấy:
Đối với trẻ:
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang
17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi làm quen với chữ
cái tại trường mầm non Họa Mi.

Trẻ mạnh dạn tự tin, năng động, sáng tạo trong các hoạt động, trẻ thích học
môn chữ cái hơn trước.
Trẻ được tham gia sáng tạo đồ dùng- đồ chơi cùng cô.

Trẻ lớp tôi rất hứng thú, trẻ rất tập trung chú ý, ghi nhớ lâu và nắm vững phát
âm chính xác 29 chữ cái trước khi vào lớp 1.
Trẻ háo hức khi sắp đến giờ hoạt động làm quen chữ cái.
Trẻ giàu vốn từ nên trẻ kể diễn cảm, rõ lời, tự tin thể hiện lại một cách hồn
nhiên, nhí nhảnh theo từng thể loại đề tài.
Đối với giáo viên:
Biết sắp xếp môi trường học tập trong lớp, ngoài lớp phù hợp với từng chủ
đề, đề tài để giúp trẻ dễ học, dễ nhớ, dễ nhận biết về từng đề tài ở mọi lúc mọi nơi.
Giáo viên chủ động xây dựng đồ dùng đồ chơi có sự tham gia của cơ và trẻ
Giáo viên tự chủ động, tìm tịi, học hỏi, nghiên cứu, tìm tịi ra những cái mới,
sáng tạo để thu hút trẻ vào hoạt động.
Đối với phụ huynh:
Phụ huynh học sinh đã có sự phối hợp với nhà trường, có sự nhận thức mới
về tầm quan trọng của môn làm quen chữ cái với việc học của trẻ, ngày càng có
lịng tin đối với nhà trường khi gởi con em mình đến lớp.
Qua thời gian rèn luyện đúng phương pháp đã phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Tôi thấy được sự chênh lệch giữa tỉ lệ trước và sau khi áp dụng đề tài được thể
hiện qua bảng sau:

Giáo viên: Trương Thị Minh Trang
18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi làm quen với chữ
cái tại trường mầm non Họa Mi.

Cuối năm học: 2017 - 2018


NỘI DUNG

Số
trẻ

Kết quả

Đạt

Tỉ lệ Chưa
%
đạt

Trẻ hứng thú tham gia làm đồ dùng,
42
đồ chơi môn làm quen chữ cái cùng cô

30

71.4% 12

Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt
42
động làm quen chữ cái.

27

64.3% 15

Trẻ nhận biết, phát âm đúng 29 chữ

42
cái qua các trị chơi, mọi lúc mọi nơi.

32

76.2% 10

Trẻ tơ viết trùng khít lên chấm mờ, 42
hồn thành vở tập tơ.

30

71.4% 12

Tỉ lệ%

28.6%

35.7%

23.8%
28.6%

Đầu năm học: 2018 – 2019

NỢI DUNG

Số
trẻ


Trẻ hứng thú tham gia làm đồ dùng,
đồ chơi môn làm quen chữ cái cùng cô

34

Kết quả
Đạt

Tỉ lệ% Chưa
đạt

14

41.2% 20

Tỉ lệ%
58.8%

Giáo viên: Trương Thị Minh Trang
19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi làm quen với chữ
cái tại trường mầm non Họa Mi.

Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt
động làm quen chữ cái.
Trẻ nhận biết, phát âm đúng 29 chữ

cái qua các trò chơi, mọi lúc mọi nơi.
Trẻ tơ viết trùng khít lên chấm mờ,
hồn thành vở tập tơ.

61.8%

34

13

38.2% 21

34

13

38.2% 21

61.8%

34

12

35.3% 22

64.7%

Cuối năm học: 2018- 2019


NỢI DUNG

Số
trẻ

Kết quả

Đạt

Tỉ lệ% Chưa
đạt

Tỉ lệ%

Trẻ hứng thú tham gia làm đồ dùng,
đồ chơi môn làm quen chữ cái cùng cô

34

33

97.1% 1

Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt
động làm quen chữ cái.

34

33


97.1% 1

Trẻ nhận biết, phát âm đúng 29 chữ
cái qua các trò chơi, mọi lúc mọi nơi.

34

33

97.1% 1

2.9%

34

32

94.1% 2

5.9%

Trẻ tơ viết trùng khít lên chấm mờ,
hồn thành vở tập tô.

2.9%

2.9%

Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu là giúp giáo viên có thêm một số
kinh nghiệm và biện pháp mới để giảng dạy tốt môn làm quen chữ cái theo hướng

“ Lấy trẻ làm trung tâm”. Đồng thời những biện pháp này giúp cho trẻ làm quen
với chữ cái sự hứng thú, tính tích cực, tinh thần phấn chấn, vui vẻ của trẻ có chiều
hướng tiến triển tốt trẻ trở nên linh hoạt hơn khi hoạt động với làm quen chữ cái.
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang
20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi làm quen với chữ
cái tại trường mầm non Họa Mi.

PHẦN THỨ III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
Qua thực hiện, áp dụng sáng kiến từ những thực tế trên đã đạt dược một số
kết quả như sau: có nhiều đồ dùng- đồ chơi có hình dáng đẹp, an tồn, phù hợp với
tiết dạy làm quen chữ cái. Kích thích tính tị mị của trẻ, biết lựa chọn trò chơi, câu
đố bài hát phù hợp với nội dung và chủ đề, ln tạo tình huống thú vị, bất ngờ.
Việc tạo môi trường “ Lấy trẻ làm trung tâm” trẻ được khám phá, trải
nghiệm dễ dàng gây hứng thú cho trẻ, giúp nâng cao hiệu quả học tập môn làm
quen chữ cái.
Trẻ lớp tôi đã có được khả năng tiếp thu rất nhanh nhạy, hứng thú. Phụ
huynh đã thực sự thấy được tầm quan trọng của việc giúp con em mình làm quen
chữ cái.
Từ sự phấn đấu vươn lên của bản thân cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của
ban giám hiệu nhà trường và đồng nghiệp, tơi hồn thành tốt việc chăm sóc và giáo
dục nói chung và hoạt động làm quen chữ cái nói riêng. Sau mỗi hoạt động, mỗi
năm học, tơi tự rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm trong quá trình tổ chức
cho trẻ hoạt động làm quen với chữ cái. Trên đây là một số biện pháp nâng cao
chất lượng môn làm quen chữ cái mà bản thân đã nghiên cứu và vận dụng tại đơn

vị. Rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp, để bổ sung cho bản Sáng kiến kinh
nghiệm được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

II. Kiến nghị:
Quảng Điền, ngày 09 tháng 4 năm 2019
Người viết

Trương Thị Minh Trang
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang
21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi làm quen với chữ
cái tại trường mầm non Họa Mi.

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
...........................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

Giáo viên: Trương Thị Minh Trang
22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi làm quen với chữ
cái tại trường mầm non Họa Mi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

STT

Tên tài liệu
1

2

Tên tác giả

Chương trình Giáo dục mầm
Nhà xuất bản giáo dục Việt
non ( dành cho cán bộ quản lý Nam
và giáo viên mầm non)
Cho trẻ làm quen chữ cái

NXB Đại học quốc gia Hà nội

3

Hướng dẫn sử dụng Bộ
Nhà xuất bản giáo dục Việt
chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi Nam


4

Tuyển tập hướng dẫn tổ chức
hoạt động môn làm quen chữ
cái

Vụ Giáo dục mầm non

MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề:..........................................................................................1
II. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài :.......................................................2
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận:......................................................................................2
II. Thực trạng:.......................................................................................3
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang
23

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi làm quen với chữ
cái tại trường mầm non Họa Mi.

1. Thuận lợi:...........................................................................................4
2. Khó khăn:...........................................................................................4
III. Các giải pháp:..................................................................................5
1. Giải pháp 1: Rèn kỹ năng nhận biết, phát âm đúng..................... 7
a. Biện pháp 1: Tạo môi trường lấy trẻ làm trung tâm........................... 7
b. Biện pháp 2: Tự tạo đồ dùng đồ chơi dạy học sáng tạo..................... 7

2. Giải pháp 2: Tạo sự thoải mái, thân thiện.....................................14
a. Biện pháp 1: Giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi........................................14
b. Biện pháp 2: Phối hợp với phụ huynh ..............................................16
IV. Tính mới của giải pháp: ...............................................................16
V. Hiệu quả SKKN:.............................................................................17
PHẦN III: PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:...........................................................................................21
II. Kiến nghị:........................................................................................21

Giáo viên: Trương Thị Minh Trang
24

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



×