Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

(TIỂU LUẬN) tiểu luận nghiên cứu thực trạng điều kiện lao động trong một tổ chứcđánhgiá, nhận xét và đưa ra hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.76 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

BÀI TẬP LỚN
ĐỀ BÀI:
Nghiên cứu thực trạng điều kiện lao động trong một tổ chức?
Đánh giá, nhận xét và đưa ra hướng hoàn thiện?
Lựa chọn doanh nghiệp:
BGO Education

Họ và tên sinh viên
Hồng Minh Đức
Tơ Minh Đức
Triệu Duy Đức
Phạm Thị Thanh Thanh Hằng
Phạm Thị Trà Giang
Đỗ Thị Hải Hà
Phan Ngọc Hà
Trần Thị Thanh Hoa
Nguyễn Thu Hoài

Lớp: TCĐM & LĐ 1

Hà Nội – 2022


MỤC LỤC
I. Lời mở đầu.................................................................................................... 3
II. Giới thiệu doanh nghiệp............................................................................. 4
1. Thơng tin chung....................................................................................... 4
2. Q trình hình thành................................................................................ 4


3. Một vài thành tựu đạt được...................................................................... 4
4. Môi trường làm việc................................................................................ 5
III. Thực trạng ĐKLĐ tại doanh nghiệp........................................................ 5
1. Nhóm các yếu tố thuộc về tâm - sinh lý lao động....................................5
2. Nhóm các yếu tố thuộc về vệ sinh phịng bệnh........................................ 7
3. Nhóm các yếu tố thuộc về thẩm mỹ lao động..........................................8
4. Nhóm các yếu tố thuộc về tâm lý và xã hội...........................................10
5. Nhóm yếu tố thuộc về chế độ làm việc và nghỉ ngơi.............................11
IV. Đánh giá điều kiện lao động.................................................................... 12
* Các phương pháp đánh giá về điều kiện lao động................................... 12
V. Đề xuất phương hướng, biện pháp hoàn thiện........................................15
1. Biện pháp hành chính............................................................................. 15
2. Biện pháp kỹ thuật................................................................................. 16
3. Biện pháp giáo dục................................................................................ 16
4. Biện pháp kinh tế................................................................................... 17
VI. Kết luận.................................................................................................... 17


I. Lời mở đầu
Mọi quá trình sản xuất, kinh doanh từ đơn giản đến phức tạp đều cần có
sự đóng góp của lao động. Trên góc độ vĩ mơ, lao động chính là một trong bốn
yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế và nó là yếu tố quyết định nhất, bởi vì
tất cả mọi của cải vật chất và tinh thần của xã hội đều do con người tạo ra,
trong đó lao động đóng vai trị trực tiếp sản xuất ra của cải đó. Trên góc độ vi
mơ, lao động tại doanh nghiệp, hay còn gọi là nguồn nhân lực chính là một
nguồn lực khơng thể thay thế, đóng vai trị quan trọng giúp doanh nghiệp duy
trì và phát triển hoạt động kinh doanh. Với vai trò quan trọng như trên, các
doanh nghiệp ngày nay luôn chú trọng nghiên cứu, cải thiện quá trình tổ chức
và định mức lao động, qua đó đảm bảo sự phù hợp giữa các yếu tố trong sản
xuất và nguồn nhân lực, tạo cơ sở tăng năng suất lao động, đem lại hiệu quả

trong kinh doanh.
Quy trình lao động của con người ln gắn với một môi trường sản xuất
- kinh doanh nhất định. Những nhân tố tồn tại trong môi trường làm việc đó là
các tác nhân thúc đẩy hoặc giảm thiểu sự mệt mỏi của người lao động trong
quá trình làm việc, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng của doanh nghiệp. Việc
quản trị tốt môi trường làm việc, cải thiện điều kiện lao động chính là bài tốn
được đặt ra đối với mọi doanh nghiệp, tạo cơ sở nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và giữ chân, thu hút nguồn lao động.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích và cải thiện điều kiện
lao động, qua nghiên cứu lý thuyết và tìm hiểu thơng tin trong thực tế, Nhóm 2
đã quyết định lựa chọn thực hiện chủ đề: Nghiên cứu thực trạng điều kiện lao
động tại Tổ chức giáo dục BGO Education, từ đó tiến hành đánh giá, nhận xét
thực trạng và đề xuất hướng hoàn thiện.
Bài tập nghiên cứu của Nhóm 2 gồm những nội dung chính như sau:
Phần II: Giới thiệu về doanh nghiệp BGO Education
Phần III: Thực trạng điều kiện lao động tại BGO Education
Phần IV: Đánh giá điều kiện lao động tại BGO Education
Phần V: Đề xuất hướng hoàn thiện
Tuy điều kiện thực tế cịn nhiều trở ngại nhưng Nhóm 2 đã cố gắng thu
thập thơng tin từ nhiều nguồn để hồn thành bài tập với nỗ lực tối đa. Do thời
gian thực hiện và nguồn thơng tin có hạn nên bài nghiên cứu sẽ khó tránh khỏi
những sai sót, Nhóm 2 mong sẽ nhận được sự đánh giá, góp ý từ thầy cơ và các
bạn để chúng em hồn thiện hơn bài làm của mình.
Nhóm 2 xin chân thành cảm ơn !


II. Giới thiệu doanh nghiệp
1. Thông tin chung
Tổ chức giáo dục BGO Education được thành lập vào ngày 14/6/2016,
là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. BGO Education cung
cấp các lớp học bổ trợ kiến thức và luyện thi cho các khối lớp 8 - 9 - 10 -11 12 với 4 mơn học Tốn - Lý - Hóa - Tiếng Anh.

- Website:
- Điện thoại: 0976 582 764
- Địa chỉ: Phòng 501, tầng 5, Tòa nhà Tây Hà, số 19 Tố Hữu, Nam Từ Liêm,
Hà Nội

2. Quá trình hình thành
BGO Education được sáng lập và điều hành bởi thầy giáo Phan Xuân
Dương. Thầy Phan Dương là một diễn giả - một giáo viên tốn có uy tín tại Hà
Nội. Vào năm 2011, qua những kinh nghiệm, kiến thức được tích lũy từ q
trình học tập tại Đại học sư phạm Hà Nội và đại học Kinh tế quốc dân, thầy
Phan Dương khởi đầu với một lớp dạy tốn quy mơ nhỏ. Sau 5 năm giảng dạy,
thầy đã dần tạo được thương hiệu và uy tín trong cộng đồng học sinh và giáo
viên, để rồi đến tháng 6 năm 2016, BGO Education được ra đời nhằm đáp ứng
nhu cầu mở rộng quy mô, quản lý hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp hơn,
khoa học hơn. BGO Edu đã và đang trở thành một trung tâm giáo dục với quy
mô lớn, đa dạng môn học và nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của học sinh và
các bậc phụ huynh.
3. Một vài thành tựu đạt được
- Uy tín xây dựng từ 11 năm kinh nghiệm
- Hơn 1000 học sinh theo học mỗi năm
- Đội ngũ giáo viên uy tín, chất lượng
- 85% học sinh có điểm thi Đại học từ 8 trở lên mỗi môn; trúng tuyển vào các
trường đại học hàng đầu tại Việt Nam


4. Môi trường làm việc
Tổ chức giáo dục BGO Education có trụ sở tại Phịng 501, tầng 5, Tịa
nhà Tây Hà, số 19 Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Môi trường làm việc tại
doanh nghiệp được đặc trưng theo hai bộ phận:
- Bộ phận Tổ chức lớp học: các trợ giảng và giáo viên đứng lớp. Bộ phận này

làm việc tại khu vực phòng học
- Bộ phận Hỗ trợ: Marketing, giáo án,... Bộ phận này làm việc tại khu vực bàn
làm việc
III. Thực trạng ĐKLĐ tại doanh nghiệp
1. Nhóm các yếu tố thuộc về tâm - sinh lý lao động
- Sự căng thẳng về thể lực:
Nhân viên làm việc ca sáng ( trợ giảng) phải làm việc phần lớn trên máy
tính (các cơng việc như: chấm bài, làm báo cáo, nhập liệu,in tài liệu cho học
sinh,v..v..) nên rất dễ gây ra các bệnh về mắt. Khi sử dụng máy tính, mắt phải
nhìn vào màn hình trong thời gian dài, rất nhiều cuộc điều tra cho thấy, phần
lớn người sử dụng máy tính thường xuyên phàn nàn mắt mờ, mắt khơ, nhức
mỏi, mức phổ biến của các triệu chứng kích ứng mắt có thể lên tới trên 50%.
Duy trì tư thế ngồi lâu sẽ gây ra các vấn đề về cơ và xương, bao gồm
căng cơ xương bả vai, duỗi đốt sống cổ và đốt sống lưng quá mức, co cơ ngực,
căng cơ gấp cẳng tay, trong đó bộ phận đau mỏi nhất là cổ và vai.
Với trợ giảng ca chiều, khoảng thời gian đón tiếp và chữa bài cho học
sinh sẽ phụ thuộc vào các ca học trước có nhiều bài tập khơng, có những buổi
thầy giáo rất nhiều bài tập khó nên trợ giảng phải giải thích và lý giải cách làm
nhiều lần cho nhiều học sinh liên tục gây mệt mỏi. Giảng viên phải nói liên tục
hàng giờ liền có thể gây rát họng, khản tiếng.
- Sự căng thẳng về thần kinh:
Các trợ giảng làm việc ca sáng phải làm việc trên máy tính trong suốt
q trình làm việc. Điều này rất dễ gây căng thẳng về thần kinh hoặc các bệnh
về thần kinh. Nhiều nhà chuyên môn cho rằng những người tiếp xúc, sử dụng
máy vi tính quá nhiều… rất dễ bị rối loạn tâm thần hay có những tác động
mạnh về tâm lý.Thậm chí có những triệu chứng của rối loạn giấc ngủ, các bệnh
về thần kinh như suy nhược và cả động kinh.


Do tính chất lặp đi lặp lại của cơng việc văn phịng cũng có thể làm

nhân viên căng thẳng. Bên cạnh đó, trong những ca học đơng học sinh, trợ
giảng sẽ gặp những chậm trễ trong nghiệp vụ của mình (phát bài, trả bài, trả
thưởng) nên hay có tình trạng bị hối thúc, bị áp lực thời gian tạo ra căng thẳng
tinh thần. khu làm việc của nhân viên được bố trí cạnh lớp học, do vậy sẽ bị
tiếng giảng bài, trao đổi của giảng viên, học sinh gây mất tập trung, đôi khi gây
căng thẳng. Điều này sẽ dẫn đến giảm năng suất lao động, gây nhầm lẫn khi
nhập số liệu, chấm bài,....
- Nhịp độ lao động:
Các công việc được thực hiện hàng ngày, diễn ra một cách đều đặn:
+
Bộ phận tổ chức lớp học: Giám đốc nhân sự, thầy cô giáo và các trợ
giảng… làm việc theo các ca từ thứ 2 đến chủ nhật.
+
Bộ phận hỗ trợ: marketing và giáo án làm việc theo thời ca từ thứ 2
đến thứ 7, thỉnh thoảng có sự kiện sẽ làm việc cả vào các thời gian sự kiện.
→ Nhịp độ lao động vừa phải, đều đặn, thông thường thời gian giữa các ca học
là 30p. Giảng viên hoặc trợ giảng có thể nghỉ ngơi trong khoảng thời gian đó
do vậy không gây quá căng thẳng cho nhân viên để thích nghi với nhịp độ lao
động mới.
- Trạng thái và tư thế lao động:
Hầu hết nhân viên : trợ giảng, bộ phận làm việc giờ tổ chức lớp học,
nhân viên chăm sóc khách hàng, bộ phận hỗ trợ,.. chủ yếu làm việc trong tư thế
ngồi:
Bàn được làm từ gỗ ván ép, thiết kế chắc chắn, thẩm mỹ. Bàn dài 5m,
cao 1,2m vừa tầm ngồi của nhân viên, bàn màu trắng và hơn nữa được bố trí
cho khoảng 3-4 nhân viên cùng ngồi làm việc, tạo cảm giác hòa hợp, gắn kết và
vơ cùng thỏa mái.
Ghế có thiết kế tựa lưng do vậy nhân viên có thể nghỉ ngơi ngay trên
ghế khi cảm thấy mệt mỏi.
Hệ thống đèn chiếu sáng: cung cấp đủ ánh sáng cần thiết.

Giảng viên khi giảng bài: thường đứng và kết hợp với ngồi.
- Tính đơn điệu trong lao động:
Phần lớn các công việc của trợ giảng và giám đốc nhân sự là các công
việc lặp đi lặp lại nên không thể tránh khỏi sự nhàm chán: giảng viên, trợ giảng


đôi khi giảng một đơn vị kiến thức lặp lại nhiều lần với nhiều lớp học khác
nhau
Tuy nhiên do trung tâm thường hay tổ chức các sự kiện cho học sinh nên
đội ngũ nhân viên sẽ có những cơng việc mới phát sinh: gói quà noel, viết thư
tay ngày tết, các sự kiện khác cũng tạo được sự hứng thú cho nhân viên.
2.

Nhóm các yếu tố thuộc về vệ sinh phịng bệnh


mọi doanh nghiệp, tổ chức thì các yếu tố thuộc về vệ sinh phịng bệnh
ln rất cần thiết và tại BGO Education cũng không ngoại lệ. Cụ thể:
- Các yếu tố vi khí hậu
+
Bức xạ nhiệt: là những hạt năng lượng truyền trong khơng khí dưới
dạng sóng điện từ (hồng ngoại, tử ngoại,...) có thể do bức xạ mặt trời hoặc các
thiết bị máy móc phát ra. Thơng thường, mức độ chịu đựng của con người là 1
cal/m2 phút., Tất cả nhân viên BGO (nhân viên văn phòng, giáo viên, trợ giảng)
đều được làm trong phòng được trang bị rèm cửa, do vậy có thể tránh các ánh
nắng gay gắt vào buổi trưa và đầu giờ chiều là thời điểm ánh sáng chứa nhiều
bức xạ nhất trong ngày. Điều này giúp bảo vệ sức khỏe cho toàn bộ nhân viên.
Độ ẩm: Mơi trường văn phịng dùng điều hịa 2 chiều để làm mát suốt mùa hè
và làm ấm vào mùa đông đáp ứng được nhu cầu cần thiết khi làm việc cho tất
cả nhân viên, tạo môi trường làm việc thoải mái tiện nghi. Tuy nhiên việc sử

dụng nhiều điều hịa 2 chiều sẽ làm cho khơng khí bị khơ, thậm chí rất khơ do
khơng được tiếp thêm độ ẩm. Việc tiếp xúc lâu dài với khơng khí khơ sẽ ảnh
hưởng đến sức khỏe của nhân viên, đặc biệt là nhân viên văn phòng.
- Chiếu sáng:
Trong đời sống và lao động, mắt của người đòi hỏi các điều kiện ánh
sáng thích hợp để bảo vệ thị lực, chống mỏi mệt, tránh các loại tai nạn lao
động,... từ đó giúp tăng năng suất lao động. Ngược lại, khi ánh sáng không đảm
bảo sẽ gây ảnh hưởng đến thị lực người lao động.
Chính vì vậy, nơi làm việc của tất cả nhân viên từ giảng viên, trợ giảng
đến nhân viên văn phòng đều được đảm bảo đủ ánh sáng với các loại đèn điện
như huỳnh quang với hiệu suất phát quang cao, nhiệt độ phát ra thấp, tiết kiệm
điện,... Điều này vừa có ích với người lao động, vừa giúp BGO tiết kiệm chi
phí. Hơn nữa, trung tâm cịn tận dụng nguồn sáng tự nhiên bằng cách tận dụng
không gian với nhiều cửa sổ làm bằng kính, thường xuyên được lau chùi, đảm
bảo đủ ánh sáng vào ban ngày cho nhân viên. Nhờ đó, tiết kiệm được chi phí.
Để đảm bảo chất lượng ánh sáng, trong mỗi buổi họp hàng tuần BGO đã
dựa trên khảo sát ý kiến đề xuất của các nhân viên, trung tâm không ghi nhận


tình trạng mỏi mắt do thiếu ánh sáng hay bất cứ ý kiến phàn nàn nào của nhân
viên về tình trạng chiếu sáng.
- Tiếng ồn:
Tại văn phòng của BGO, tiếng ồn từ những thiết bị lao động như: điện
thoại bàn, máy in, bàn phím máy tính, tiếng bước chân, tiếng nói chuyện/trao
đổi giữa các nhân viên… vẫn xảy ra. Mặc dù nó vẫn nằm trong giới hạn chịu
đựng của con người nhưng vẫn có một phần nào đó ảnh hưởng đến sự tập trung,
sức khỏe của nhân viên. Để giảm thiểu tình trạng nêu trên, về phía BGO đã đưa
ra một số quy tắc khi làm việc để hạn chế tới mức tối đa ví dụ như điện thoại để
ở chế độ rung, hạn chế nói chuyện,...
Bên cạnh đó, Trong ca chiều và tối, do trung tâm bố trí khu vực bàn làm việc

và lớp học cùng trong một phòng, khơng có vách ngăn nên các trợ giảng hành
chính bị ảnh hưởng bởi tiếng lớp học của giáo viên và học sinh nên việc bị ảnh
hưởng đến khả năng làm việc là khơng thể tránh khỏi, trợ giảng cần có thời
gian thích nghi với mơi trường làm việc.
Ngồi ra, vì BGO là một trung tâm về giáo dục nên không thể tránh khỏi những
tiếng ồn từ học sinh từ lúc đầu giờ và cuối giờ học. Tiếng ồn này làm cho giảng
viên, trợ giảng khó thể tập trung vào cơng tác chuẩn bị ban đầu
- Điều kiện vệ sinh và sinh hoạt
Vì văn phịng BGO được th chung với các công ty khác nên nhân viên
được phép sử dụng chung nhà vệ sinh tầng của tịa nhà. Hàng ngày, nó ln
được vệ sinh sạch sẽ, thơm tho, khơ ráo.
Tồn bộ khu làm việc, nghỉ ngơi và đều được dọn dẹp và làm sạch
thường xuyên, sau mỗi buổi làm việc. Vậy nên, nhân viên cũng cần có ý thức
giữ vệ sinh nơi làm việc của mình và đều cố gắng tự rửa cốc sau khi sử dụng.
Trong giai đoạn dịch Covid 19 vẫn đang tiếp diễn thì việc khử trùng là đặc biệt
quan trọng, do đó cơng ty có bố trí dung dịch nước rửa tay khô dành cho nhân
viên (cửa ra vào, trước bàn làm việc). Ngoài ra, sau mỗi ca học, BGO bố trí
người ở lại lau khử khuẩn bàn học và tại mỗi phòng học cũng được trang bị ít
nhất 1 lọ khử khuẩn để đảm bảo an toàn cho giảng viên, trợ giảng cũng như
học sinh tại trung tâm.
Đảm bảo an tồn phịng cháy chữa cháy, BGO có đầy đủ hệ thống báo
cháy và phun nước trong phịng làm việc, ở ngồi hành lang tầng được trang bị
đầy đủ thiết bị báo cháy và bình cứu hỏa. Cửa và thang bộ thoát hiểm khá gần
nơi làm việc nên thuận lợi giúp toàn bộ nhân viên di chuyển.
3. Nhóm các yếu tố thuộc về thẩm mỹ lao
động - Tổng quan


BGO đặt phòng học đồng thời là nơi làm việc ở Phòng 501 tầng 5, tòa nhà Tây
Hà, 19 Tố Hữu, Hà Nội, Việt Nam, Hà Nội, không gian rộng hơn 120m2 được

thiết kế khá gần gũi và sáng tạo. Lớp học chia làm 2 khu:
+

Khu làm việc của nhân viên.

+

Khu lớp học

- Bố trí:
+
Nhân viên sẽ cùng làm việc trên một bàn làm việc để tiện trao đổi và
giúp đỡ nhau trong công việc, tạo môi trường làm việc thân thiện cởi mở
+

Ghế có dựa được xếp dọc theo bàn làm việc

+
bên

Nơi làm việc được bố trí cạnh các cửa sổ bằng kính lớn, hướng ra

ngồi


Phịng làm việc cảm giác rộng rãi, thống đãng hơn

→ Nhân viên nhìn ra xa và tìm kiếm tầm nhìn, đam mê và sứ mệnh của mình.
Phịng làm việc được đặt những chậu cây nhỏ ở góc phịng cũng như gần bàn
làm việc đề duy trì sự trong lành của khơng khí và màu xanh của lá cây cũng

giúp nhân viên giảm căng thẳng, mỏi mắt,....
+
Giáo viên làm việc trong khu vực bàn - ghế ở trên đầu bục giảng,
được bố trí ở góc phải theo hướng nhìn của học sinh
+

Các trợ giảng làm việc trên những chiếc ghế xếp ở cuối lớp học.

- Thiết kế: Hiện đại, trẻ trung, năng động
+
Màu sắc: Màu trắng và be. Tường trắng tạo cảm giác sạch sẽ,nhẹ
nhàng, thoáng mát, tạo cảm giác nơi làm việc rộng rãi hơn. Màu be đem lại
cảm giác ấm cúng, tạo sự dễ chịu cho mắt khi nhìn lâu.
+
Ánh sáng: Nhiều bóng đèn được thiết kế trên trần nhà để đảm bảo ánh
sáng đầy đủ; đồng thời thiết kế không gian mở giúp tận dụng ánh sáng mặt trời
Trung tâm có hệ thống các bức tranh ảnh tạo động lực cho học sinh, điều này
góp phần làm cho khơng gian trở nên năng động và tràn đầy cảm hứng.
→ Tổng thể không gian trung tâm được sắp xếp, bố trí với bố cục hài hịa,
nhưng khơng hề đơn điệu.


4. Nhóm các yếu tố thuộc về tâm lý và xã hội
- Quan hệ giữa các nhân viên với nhau và quan hệ giữa quản lý và nhân viên:
Quan hệ giữa các thành viên trong trung tâm khá tốt. Nhân viên làm việc
ở đây luôn cởi mở và sẵn sàng chia sẻ, tạo một mơi trường làm việc thân thiện,
hịa đồng và cùng nhau tiến bộ.

Hầu hết các trợ giảng đều ở độ tuổi 19-20 nên dễ tìm được tiếng nói
chung. Mối quan hệ giữa giám đốc nhân sự kiêm quản lý và trợ giảng rất thân

thiết, giám đốc nhân sự là một người hiểu biết, thân thiện với nhân viên, luôn
quan tâm và hướng dẫn nhân viên một cách tỉ mỉ, nhiệt tình. Quản lý khá cơng
bằng trong đối xử với nhân viên và ứng xử rất đắc nhân tâm.
Bản thân CEO và là thầy giáo toán của trung tâm khơng có văn phịng
riêng, thầy ngồi ngay tại khu làm việc nhân viên, nơi thầy có thể tương tác với
nhân viên một cách dễ dàng.
Các trợ giảng đa phần là học sinh cũ của trung tâm nên đều hiểu được
cách vận hành của trung tâm nên dễ hòa nhập với các trợ giảng cũ, nhiều khi
trong chính q trình học cũng đã được tiếp xúc với các trợ giảng cũ.
- Văn hóa tổ chức:
BGO xây dựng văn hóa tổ chức trên tinh thần nỗ lực làm việc và động
lực mạnh mẽ. Văn hóa tổ chức chịu ảnh hưởng sâu sắc từ CEO Phan Dương,
một diễn giả uy tín và truyền cảm hứng. Nhân viên tại BGO luôn cảm thấy
được thôi thúc và tràn đầy nhiệt huyết khi thực hiện cơng việc. Bên cạnh đó,
cơng ty cịn ln nêu cao tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm trong công việc.
Khi giữa các nhân viên xảy ra mâu thuẫn, bất đồng nhưng mọi chuyện sẽ được
giải quyết nhanh chóng trong ngày.
- Chính sách đãi ngộ, đào tạo, phát triển:
BGO có cách thức vận hành cũng như áp dụng các chính sách đặc biệt
và vơ cùng nhân văn đối với tồn bộ hệ sinh thái trong công ty. BGO tuy là một
trung tâm nhỏ nhưng ln có những nỗ lực trong việc phát triển của từng cá
nhân nhân viên, trung tâm thường tổ chức các buổi coach cho cả nhân viên
song song với học sinh của trung tâm.
Bên cạnh đó, trung tâm tổ chức hoạt động bonding 3 tháng/lần để tăng
gắn kết trong tổ chức, có thể đi xem phim, đi ăn nhà hàng,...
- Các chương trình thi đua, phát huy sáng kiến:
Khơng chỉ vật chất mà BGO còn quan tâm tới các vấn đề về tinh thần,
như tổ chức các cuộc thi: chụp hình, chơi game đồng đội có q, … Những



sáng kiến của nhân viên luôn được lắng nghe, tiếp thu và nghiên cứu ứng dụng
trong thực tế.
- Phong cách lãnh đạo của:
CEO, thầy giáo toán Phan Dương: phong cách lãnh đạo dân chủ. Thầy
luôn lắng nghe ý kiến của trợ giảng trong các việc thay đổi không gian lớp học
(trợ giảng có những đề xuất này sau khi trao đổi với học sinh và trong quá trình
làm việc) hay là các quy trình trong cơng việc của trợ giảng nhưng người đưa
ra quyết định cuối cùng sẽ là thầy dựa trên tương quan giữa điều kiện của trung
tâm và nhu cầu của học sinh, nhân viên.
Giám đốc nhân sự kiêm quản lý: dân chủ, cô luôn quan niệm về khả
năng sáng tạo của các trợ giảng cũng như là sự gần gũi của trợ giảng với học
sinh mang lại một sự thấu hiểu nhất định, nên việc trợ giảng được trao quyền
xử lý các công việc lớp học theo những đề mục có sẵn một cách sáng tạo được
khuyến khích, bên cạnh đó, trợ giảng cũng có thể hợp lý hóa các cơng việc
hành chính của mình nhưng vẫn đảm bảo năng suất và hoàn thành nhiệm vụ
được giao.
Khen thưởng và kỷ luật: trung tâm luôn tổ chức buổi họp mỗi
tuần( ofline trong thời kỳ bình thường và online trong thời kỳ dịch bệnh): trong
buổi họp này sẽ phê bình và khen thưởng nhân viên: phê bình những nhân viên
đi làm muộn; khơng hồn thành cơng việc, khen thưởng nhân viên có thái độ
tích cực; hồn thành tốt cơng việc. Những nhân viên được khen thưởng sẽ được
nhận những phần quà nhỏ từ trung tâm. Bên cạnh đó trung tâm cũng có chính
sách q tặng thiết thực trong các dịp đặc biệt cũng như các ngày lễ tết.
Nhận xét: Nói chung, tại trung tâm mơi trường tâm lý, xã hội khá tích
cực, mọi thành viên trong tập thể ln giúp đỡ nhau tạo nên sự phát triển tốt
đẹp bền vững.
5. Nhóm yếu tố thuộc về chế độ làm việc và nghỉ ngơi
BGO có sự khác nhau trong quy định về độ dài thời gian làm việc, nghỉ
ngơi của người lao động trong quá trình làm việc giữa các vị trí.
- Về thời gian làm việc, nghỉ ngơi của vị trí Giám đốc nhân sự:

Làm việc liên tục theo 3 ca từ thứ 2 đến thứ 7 và sáng chủ nhật.
Thời gian bắt đầu làm việc ca sáng từ 7h đến 12h, ca chiều bắt đầu từ
14h đến 18h, ca tối bắt đầu từ 18h30 đến 22h.
Giữa ca sáng và ca chiều có 120’ để nghỉ ngơi và ăn trưa, giữa ca chiều
và ca tối có 30’ để giải lao.


- Về thời gian làm việc nghỉ ngơi của các vị trí Giáo viên và Trợ giảng:
Giáo viên và Trợ giảng (Trợ giảng đứng lớp & Trợ giảng hành chính)
làm việc theo ca, tự phân chia một cách phù hợp và đảm bảo có đủ nhân viên
làm việc theo yêu cầu trong tất cả các ngày trong tuần bao gồm cả chủ nhật và
các ngày nghỉ lễ.
Thời gian bắt đầu làm việc ca sáng từ 7h30 đến 12h, ca chiều bắt đầu từ
13h30 đến 18h, ca tối bắt đầu từ 18h đến 22h30.
Nhân viên làm việc theo ca có thể đổi ca cho nhau linh hoạt.
→Thực tế, trung tâm vẫn luôn đảm bảo quy định pháp luật về chế độ làm việc
và nghỉ ngơi cho Giáo viên và Trợ giảng, làm việc không quá 8h/ngày và
48h/tuần → cứ sau 6 ngày làm việc liên tục thì được nghỉ ít nhất 1 ngày. Được
nghỉ nhiều nhất 48h khi chuyển ca làm việc do làm part time. Tuy nhiên, thời
gian kết thúc ca tối là 22h30, khơng đảm bảo an tồn cho việc đi lại của những
Giáo viên và Trợ giảng, đặc biệt là nữ.
Đối với Giám đốc nhân sự, làm việc từ t2 đến t7 full 3 ca và sáng chủ
nhật nên quá thời gian quy định của bộ Luật Lao động, gây quá tải công việc và
không đảm bảo được hiệu quả cơng việc.
Trung tâm tính lương theo giờ, có thêm thưởng vào các ngày nghỉ lễ, tết,
nếu đi làm vào ngày nghỉ lễ, tết đó sẽ có hưởng thêm phụ cấp của trung tâm.
IV. Đánh giá điều kiện lao động
* Các phương pháp đánh giá về điều kiện lao động
- Trung tâm sử dụng phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi để đánh
giá về điều kiện lao động hiện nay tại doanh nghiệp có tên là GSB

management (great support BGO management).
- Khảo sát được thực hiện trên tất cả các nhân viên làm việc tại BGO Education.

- Form khảo sát được tạo bằng GG Form và gồm các câu hỏi bắt buộc trả lời.
Cấu trúc gồm các câu hỏi điền thông tin, câu hỏi nhiều lựa chọn và câu hỏi
chọn mức độ và xếp hạng. Với câu hỏi chọn mức độ, điểm số mà nhân viên sẽ
đánh giá từ thang điểm 1 đến 10 với 1 là hồn tồn khơng hài lịng và tăng dần
đến 10 là hồn tồn hài lịng. Với câu hỏi xếp hạng, nhân viên sẽ xếp hạng các
yếu tố theo thứ tự 1-7 là không quan trọng đến rất quan trọng. Nhân viên sẽ
chọn số điểm mà họ nhận xét là phù hợp với điều kiện làm việc tại trung tâm
của mình.


- Ví dụ về giao diện bản khảo sát:

Mẫu khảo sát GSB management Quý 3 năm 2021

- Phần 1: Với slogan “To be or not to be”, bạn sẵn sàng làm hết sức
chơi hết mình.
+Yes tới ln mọi người ơii
+

Nah mình khơng sẵn sàng lắm

- Phần 2: Mức độ happy của bạn đối với chất lượng dịch vụ do HR của
BGO Education cung cấp.
Tiêu chí đánh giá
1. Lương phúc lợi nhân viên (Hoạt động liên quan đến
lương thưởng, phúc lợi - Thanh tốn lương chính xác và
đúng hạn; tư vấn, hỗ trợ về các vấn đề nhân sự; giấy tờ, thủ

tục…)
2. Đào tạo phát triển (Hoạt động liên quan đến các chương
trình đào tạo, phát triển nhân sự)
3.

Các hoạt động gắn kết và truyền thơng nội bộ

4.

Cải tạo văn phịng làm việc, cơ sở vật chất và trang thiết


bị)
5.

Các hoạt động khác liên quan tới quản lý nhân sự)

6.

Thời gian làm việc và nghỉ ngơi

7.

Vậy nhìn chung, điểm số hài lịng của bạn

8. Bạn có sẵn sàng để khoe về BGO Education như một
nơi làm việc lý tưởng với bạn bè, người thân
- Phần 3: Bảng xếp hạng (mỗi thứ hạng chỉ chọn 1 yếu tố) cho những
điều bạn xem là cực kỳ quan trọng.
Hãy sắp xếp theo thứ tự từ 1-7 tương ứng với mức độ giảm dần “Quan

trọng nhất” đến “Hồn tồn khơng quan trọng” trong những yếu tố sau
đây, đâu là những điều quan trọng nhất giúp Bạn gắn bó và làm việc lâu
dài tại BGO Education. Nhớ thần chú “Cái gì quan trọng phải đứng thứ
nhất” và mỗi yếu tố sẽ có thứ hạng khác nhau khi làm bản khảo sát này
nha!!!

Danh tiếng và thương hiệu trung tâm
Lương, thưởng, phúc lợi hấp dẫn đa dạng
Cơ hội đào tạo, phát triển năng lực
Vai trò của cấp lãnh đạo, quản lý (có năng lực,
tầm nhìn, truyền cảm hứng, trao quyền…)
Văn hóa và giá trị cốt lõi (Công bằng, minh bạch,
sáng tạo, thân thiện)
Môi trường làm việc (Linh hoạt, hiện đại, đầy đủ
cơ sở vật chất)
- Phần 4: Trong vòng một năm tới, bạn sẽ tiếp tục đồng hành cùng
BGO Education chứ?
+

Yes. 100% nhé


+

Chưa biết nữa mình đang cân nhắc

+

Oh sorry no no!


- Phần 5: Ngại gì mà khơng chia sẻ ngay 3 điều bạn nghĩ BGO
Education cần tiếp tục phát huy hoặc cải thiện.
………………………………………………………………………….....
Khảo sát này sẽ được thực hiện mỗi quý một lần và thời gian điền
khoảng 3 - 4 ngày. Nội dung về mức độ hài lịng với mơi trường làm việc, văn
hóa trung tâm, các chế độ đãi ngộ, góp ý các vấn đề cịn làm chưa tốt, các thiếu
sót, hạn chế và đề xuất các phương pháp để tạo môi trường làm việc thoải mái
nhất, chế độ làm việc hợp lý hơn; đề xuất các hoạt động phát triển kỹ năng và
chuyên môn cho nhân viên, hoạt động giao lưu giữa các phịng ban…
Ngồi ra, trung tâm cũng tổ chức cuộc họp mỗi tuần (offline trong thời
kỳ bình thường và online thời kỳ dịch) để tìm hiểu mong muốn cũng như vấn
đề tồn tại trong lớp học, cũng thơng qua đó để hiểu và nắm bắt được tâm tư của
trợ giảng và thường xuyên nhận những phản hồi. Có những cuộc họp này kéo
gần khoảng cách giữa các thành viên của trung tâm, dần dần trở thành nơi cũng
những chia sẻ chân thật cũng như cả những tâm sự thầm kín như là một gia
đình.
Nhân viên làm việc ở đây luôn cởi mở và sẵn sàng chia sẻ, tạo một mơi
trường làm việc thân thiện, hịa đồng và cùng nhau tiến bộ.
Có những vấn đề nhỏ mà bảng khảo sát chưa thể bao quát tất cả nhưng
người lao động hồn tồn có thể tự đưa ra nhận xét đánh giá cụ thể.
V. Đề xuất phương hướng, biện pháp hồn thiện
1. Biện pháp hành chính
Trung tâm cần phải thực hiện chế độ thưởng phạt hợp lý đối với những
nhân viên, trợ giảng làm sai quy định, vi phạm nội quy của công ty như: sử
dụng các công cụ dễ gây cháy nổ không đúng quy định, không sử dụng an tồn
các thiết bị làm việc, khơng giữ vệ sinh lao động,... Trong mỗi ca học có tập
trung từ 50 -80 người tại trung tâm, vì vậy cần nghiêm khắc với những nhân
viên không tuân thủ quy định, để xảy ra cháy nổ hoặc mất an toàn tại nơi làm
việc vì chỉ một sơ suất nhỏ sẽ làm ảnh hưởng đến rất nhiều người. Tuyên
dương những nhân viên với ý tưởng sáng tạo về cải thiện an toàn lao động và

điều kiện làm việc trong cơng ty.
Duy trì GSB management survey để lắng nghe những phản ánh từ các
giảng viên, nhân viên và trợ giảng, qua đó cải thiện điều kiện lao động tốt hơn.


Bên cạnh đó cịn giúp tạo sự tin tưởng giữa các thành viên trong trung tâm, sẵn
sàng giúp đỡ nhau, khiến mơi trường làm việc trở nên hài hịa hợp lý.
2. Biện pháp kỹ thuật
Phối hợp chặt chẽ với ban quản lý tòa nhà Tây Hà, yêu cầu thường
xuyên kiểm tra sửa chữa định kỳ có kế hoạch thay thế, khắc phục kịp thời các
thiết bị đảm bảo sức khỏe người lao động khơng bị ảnh hưởng: Điều hịa nhiệt
độ, điều hịa khơng khí, đèn điện, thiết bị nhà vệ sinh,...
Trong thời điểm đại dịch Covid 19 đang diễn biến phức tạp công tác vệ
sinh cần được chú trọng hơn bao giờ hết để đảm bảo an toàn cho nhân viên,
học sinh và giáo viên. Sử dụng nước sát khuẩn tay, rửa tay trước khi ăn trưa và
khi tiếp xúc với mơi trường bên ngồi. Trang bị những hộp khẩu trang dự
phòng, dung dịch sát khuẩn, tấm bọc micro,... cho giáo viên và học sinh có thể
sử dụng khi cần thiết.
Trong mơi trường phịng làm việc kín, học sinh đơng đơng và điều hịa
vận hành liên tục, dễ làm cho khơng khí bị khơ, thậm chí rất khơ do khơng
được tiếp thêm độ ẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên, giáo viên, học
sinh. Trung tâm có thể sử dụng các chậu nước đựng trong phòng để hơi nước
tăng thêm độ ẩm trong phòng hoặc cân nhắc trang bị máy phun sương tạo ẩm
để hạn chế tình trạng này.
Khuyến khích nhân viên ca chiều, tối sử dụng tai nghe cá nhân, nghe
những bản nhạc cổ điển giúp tăng sự tập trung khi làm việc để hạn chế tiếng ồn
từ lớp học trong các khoảng thời gian này.
Bố trí thêm những mảng xanh ở khu vực làm việc và khu vực lớp học,
giúp cải thiện tâm lý làm việc, tạo sự dễ chịu cho đôi mắt khi phải làm việc
nhiều với máy tính.

3. Biện pháp giáo dục
Tổ chức hoạt động đào tạo thường xuyên các kỹ năng làm việc văn
phòng, trách nhiệm tn thủ an tồn lao động và phịng tránh dịch bệnh.
Tổ chức những giờ tập thể dục chung cho nhân viên vào giờ nghỉ,
khuyến khích sự tham gia tồn cơng ty để nhân viên được điều hịa các bộ phận
cơ thể, giãn cơ trong trường hợp phải ngồi nhiều, gặp các vấn đề về xương
khớp, cột sống, tránh mắc các bệnh nghề nghiệp văn phòng.
Bồi dưỡng nhân viên thành thạo kỹ năng và hiểu biết rõ về việc vận
hành máy móc thiết bị: máy tính, máy in cỡ lớn, hệ thống điều hòa, đèn điện,...
trước khi sử dụng, hạn chế tình trạng cháy nổ.


Khuyến khích các nhân viên chủ động trang bị các biện pháp, các cơng
cụ an tồn trong tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay.
4. Biện pháp kinh tế
Trong quá trình tuyển dụng và đào tạo, hướng tới những người có tính
cách và mức độ hịa hợp cao, ưu tiên những học viên cũ tại trung tâm, những
người đã hiểu và cảm nhận được văn hóa tổ chức. Điều này sẽ giúp q trình
làm việc diễn ra sn sẻ tránh gây lãng phí thời gian, bất đồng quan điểm ảnh
hưởng tới cả quy trình làm việc của cơng ty.
Hàng tháng quan tâm tới tình hình sức khỏe, tinh thần của các nhân viên,
trợ giảng, giáo viên để đảm bảo người lao động có thể hồn thành cơng việc tốt
nhất.
Tiếp tục duy trì chế độ cung cấp những sản phẩm, đồ ăn nhẹ và nước
uống, sữa, nước giải khát với nguồn gốc đảm bảo, chi phí hợp lý trong khung
giờ nhất định để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí sau những giờ làm việc
căng thẳng.
VI. Kết luận
Trong xu hướng tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh
trên thị trường ngày một gay gắt hơn, nghiên cứu và cải thiện điều kiện lao

động đã và đang dần trở thành một yêu cầu quan trọng đối với các doanh
nghiệp, tổ chức. Phân tích điều kiện lao động chính là một cơng cụ hữu ích để
doanh nghiệp gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao sự hài lòng của
lực lượng lao động hiện tại và thu hút những nguồn lực trong tương lai.
Trong khuôn khổ bài tập lớn, Nhóm 2 đã phản ánh thực trạng điều kiện
lao động tại tổ chức giáo dục BGO Education trên 5 nhóm yếu tố của điều kiện
lao động và phân tích các tác động của chúng đến người lao động. Trên cơ sở
đó, bài viết đã đưa ra các đánh giá và nêu hướng hoàn thiện để doanh nghiệp
cải thiện hơn điều kiện lao động của mình.
Kết lại, mỗi công việc đều gắn với những điều kiện lao động đặc thù,
riêng biệt.Và trong những môi trường khác nhau, sẽ tác động đến sức khỏe và
khả năng làm việc của người lao động. Điều này đòi hỏi tổ chức cần có những
nghiên cứu thực tế, đề xuất các biện pháp để duy trì những yếu tố thuận lợi,
hạn chế những tác động tiêu cực đến người lao động. Qua đó xây dựng mơi
trường lao động văn minh, hiện đại và an toàn cho tất cả mọi người.



×