Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Giáo án GDCD 7 KNTT 5512

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.78 KB, 109 trang )

1
Ngày soạn: ……………..
Ngày dạy: ……………….

Tuần:
Tiết: 1

BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:
- Nêu được một số truyền thống yêu nước, truyền thống văn hóa, chống giặc
ngoại xâm của quê hương.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề.
- Năng lực đặc thù: Điều chỉnh hành vi, năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt
động chính trị - xã hội.
3. Phẩm chất:
- Trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Thiết bị dạy học:
- Máy chiếu, láp top, phiếu học tập…
2. Học liệu:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập GDCD 7.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Nhận biết được những giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương.
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài thơng qua hoạt động


nhóm quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi trong SGK
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh các nhóm chỉ ra được các truyền thống tốt
đẹp trên các bức tranh.
- Bức tranh 1: Truyền thống yêu nước
- Bức tranh 2: Truyền thống văn hóa
- Bức tranh 3: Truyền thống nghệ thuật
- Bức tranh 4 sinh nhóm trình bày
Bước 4: Kết luận và nhận định: Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới
thiệu chủ đề bài học : Truyền thống quê hương là những giá trị văn hóa tốt đẹp
được truyền từ đời này sang đời khác. Tự hào về truyền thống quê hương chính là
tự hào về nguồn gốc của mình là nền tảng để xây dựng giá trị cốt lõi và hình
thành sự tự tin cho mỗi người. Bài học này giúp chúng ta tìm hiểu về các truyền
thống của quê hương và nguồn cội của mình.
2. Hoạt động 2: Khám phá
1. Một số truyền thống của quê hương:
a. Mục tiêu: Học sinh nhận biết được một số truyền thống tốt đẹp của quê hương
mình.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:


2
Các bước
Hoạt động của GV
tiến hành
B1: Chuyển - GV giao nhiệm vụ cho HS.Thảo
giao nhiệm luận nhóm tìm hiểu hai nội dung
vụ
nói về hoạt động lễ hội được tổ

chức ở Bắc Ninh và Bến Tre và trả
lời câu hỏi
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu thơng tin 1
+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu thơng tin 2
Trả lời câu hỏi trong SGK
B2:
Thực Giáo viên theo dõi
hiện nhiệm - Quan sát theo dõi học sinh thực
vụ
hiện nhiệm vụ theo nhóm

Hoạt động của HS
HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

- Học sinh nhận nhiệm vụ học
tập. Trao đổi, hồn thành câu trả
lời, cử đại diện trình bày

B3:Báo cáo - Học sinh cử đại diện lần lượt
và thảo luận trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá
trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu
cần

-Học sinh nhóm đại diện trình
bày.
- Học sinh chỉ ra được
+ Nhóm 1, 2: Thơng tin 1 nói về
truyền thống văn hóa của Bắc

Ninh
+ Nhóm 3, 4: Thơng tin 2 nói về
truyền thống yêu nước.
Học sinh cảm thấy tự hào về
những truyền thống tốt đẹp của
- Gv cho Hs thảo luận chung: Em quê hương
hiểu thế nào là tự hào về truyền - Học sinh kể được: Những
thống quê hương? Hãy kể truyền truyền thống tốt đẹp của quê
thống của quê hương em?
hương và ý thức giữ gìn truyền
Gv nhận xét kết qủa thảo luận
thống.
B4:Kết luận Gv chốt kiên thức: Tự hào về truyền thống quê hương là sự tự

nhận tin, hãnh diện về những giá trị mà người dân ở quê hương đã
định
sáng tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Mỗi vùng miền địa phương trên đất nước Việt Nam đều có
những truyền thống tốt đẹp về ẩm thực, lễ hội, nghệ thuật, tinh
thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm...
3. Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 1: Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm nào? Vì sao?
a. Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức, đưa ra một số vấn đề giải quyết
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức làm việc cá nhân suy nghĩ về các ý kiến,
giải quyết.
c. Sản phẩm: HS trình bày được suy nghĩ của mình


3
- Ý kiến a: Tán thành vì chính dịng họ, tổ tiên mình là những người góp phần

xây dựng và tạo ra giá trị tốt đẹp của quê hương đất nước.
- Ý kiến b: Khơng tán thành vì nghề thủ công truyền thống là những nghề do cha
ông tạo ra góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội, Hiện nay những
nghề này vẫn có giá trị cần duy trì và phát triển.
- Ý kiến c: Tán thành vì truyện dân gian và làn điệu dân ca là những giá trị tinh
thần mà mỗi chúng ta cần giữ gìn và tự hào.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Yêu cầu học sinh suy nghĩ cá nhân và trình bày.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: nghe hướng dẫn, thực hiện nhiêm vụ, chuẩn bị câu trả lời
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: Báo cáo và thảo luận: HS trình bày theo lệnh của giáo viên. Học sih khác
bổ sung và hoàn thiện.
Bước 4: Kết luận và nhận định: Nhận xét kết quả làm việc của học sinh
4. Hoạt động 4: Vận dụng
Bài tập: Hãy tìm hiểu một truyền thống của quê hương và viết bài giới thiệu truyền
thống đó với mọi người.
a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống để viết.
b. Nội dung: HS tìm hiểu truyền thống, trao đổi với bạn bè, ông bà, cha mẹ để viết
c. Sản phẩm: Viết giới thiệu một truyền thống của quê hương với mọi người.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS xác định truyền thống
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành bài tập được giao
Bước 3: Báo cáo và thảo luận: HS nộp sản phẩm cho giáo viên
Bước 4: Kết luận và nhận định:
- Gv bố trí thờ gian để thảo luận bài viết cùng học sinh.
----------------------------------------------------------------------Ngày soạn: ……………..
Ngày dạy: ……………….


Tuần:
Tiết: 2

BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:
- Nêu được một số việc làm nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác…
- Năng lực đặc thù: Điều chỉnh hành vi, năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt
động chính trị - xã hội.
3. Phẩm chất:
- Yêu nước, trách nhiệm.


4
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Thiết bị dạy học:
- Máy chiếu, láp top, phiếu học tập…
2. Học liệu:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập GDCD 7.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Kể tên được những truyền thống tốt đẹp của quê hương
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi trò chơi “Ai nhah hơn”. Các đội
cùng nhau quan sát ơ chữ, ghép các chữ cái để tìm ra được tên các truyền thống quê

hương
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
- Học sinh chỉ ra được các truyền thống
- Nêu được một số biểu hiện của truyền thống quê hương thể hiện trong cuộc
sống
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhah hơn”. Các đội cùng nhau
quan sát ô chữ, ghép các chữ cái để tìm ra được tên các truyền thống quê hương
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh tham gia chơi trò chơi, trao đổi, suy nghĩ và cùng nhau hoàn thiện
nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: tổng hợp kết quả của từng đội, nhận xét đánh giá chung
- Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung: Việc tìm hiểu các giá trị truyền thống của
quê hương có ý nghĩa như thế nào?
Bước 4: Kết luận và nhận định: Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu
chủ đề bài học.
2. Hoạt động 2: Khám phá
2. Giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương
a. Mục tiêu: Học sinh thực hiện được những việc làm cụ thể để góp phần giữ gìn và
phát huy truyền thống của quê hương.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho học sinh nhóm đọc tình huống và trả lời được
câu hỏi.
- Học sinh chia sẻ những việc làm nhằm góp phần giữ gìn và phát huy truyền
thống của quê hương.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. Sản phẩm của các nhóm.
d. Tổ chức thực hiện:
Các bước tiến hành
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS
B1:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.
Chuyển
qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập
giao
+ Nhóm 1, 2: Thơng tin 1
nhiệm vụ + Nhóm 3, 4: Thơng tin 2
+ Nhóm 5, 6: Thơng tin 3


5
B2: Thực Giáo viên:
- Học sinh nhận nhiệm vụ học
hiện
- Quan sát theo dõi học sinh thực tập. Thảo luận nhóm
nhiệm vụ hiện nhiệm vụ.
- Hỗ trợ học sinh khi cần
B3:Báo
- Giáo viên yêu cầu học sinh trả - Học sinh nhóm đại diện trình
cáo
và lời
bày. Chỉ ra những việc làm nhằm
thảo luận - Giáo viên: Quan sát, theo dõi q góp phần giữ gìn và phát huy
trình học sinh trả lời, yêu cầu truyền thống của quê hương.
nhóm khác nhận xét.
+ Việc làm cụ thể trong tình
- Giáo viên: đặt câu hỏi thảo luận huống.
chung: Để giữ gìn và phát huy + Nêu được biểu hiện cụ thể của
truyền thống của quê hương, mỗi học sinh.

học sinh cần làm việc như thế nào?
Giáo viên nhận xét, đánh giá chốt
kiến thức. Giáo dục ý thức học
sinh
B4:Kết
- Chúng ta cần tìm hiểu và tự hào về truyền thống tốt đẹp của
luận và quê hương.
nhận định - Những việc làm phù hợp để phát huy truyền thống đó như:
+ Tơn trọng sự đa dạng văn hóa vùng miền.
+ Kính trọng và biết ơn những người có cơng với q hương, đất
nước.
+ Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, văn hóa…của quê
hương.
-Cần phê phán, ngăn chặn những hành vi làm trái ngược, gây
tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của quê hương.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 2: Hãy liệt kê những việc nên làm và những việc không nêm làm để giữ gìn
và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương theo gợi ý.
Truyền thống
Việc nên làm
Việc không nêm làm
a. Mục tiêu: Học sinh bước đầu phân biệt được những việc nên làm và những việc
không nêm làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để từng cặp đôi suy nghĩ, trao đổi, hoàn
thiện.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
Truyền thống
Việc nên làm
Việc khơng nêm làm
u nước

Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ Khơng tham gia cùng bạn bè
Hiếu học
Tích cực học tập
Lười học
……


6
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh theo cặp
- Nội dung: mỗi cặp chỉ ra ít nhất 1 việc nên làm và một việc không nên làm
+ Thời gian: 3 phút
+ Cách thức: Các thành viên trong cặp thảo luận nêu ý kiến cá nhân, thống nhất
chung
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh nghe hướng dẫn. Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình
thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, chuẩn bị câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: Báo cáo và thảo luận: HS trình bày theo lệnh của giáo viên.
Bước 4: Kết luận và nhận định: Nhận xét kết quả làm việc của học sinh
Bài tập 3: Em đồng tình hay khơng đồng tình các bạn dưới đây?
a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học để đưa ra ý kiến
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân, phân tích ý kiến và giải thích.
c. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi trình bày được suy nghĩ của mình về các ý
kiến trong SGK đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo và thảo luận: HS nêu đáp án mình học sinh khác nhận xét, bổ
sung hoàn thiện.
Bước 4: Kết luận và nhận định:
Giáo viên nhận xét việc trả lời của học sinh và đi đến kết luận
4. Hoạt động 4: Vận dụng
Bài tập: Em hãy cùng các bạn trong nhóm tập một làn điệu múa truyền thống của
địa phương để biểu diễn trước lớp.
a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
b. Nội dung: HS làm việc theo nhóm phân cơng
c. Sản phẩm: HS làm các bài tập
- Lựa chọn được một sản phẩm, tập luyện thuần thục sản phẩm đã chọn
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh là việc theo nhóm tập
một làn điệu múa truyền thống của địa phương để biểu diễn trước lớp.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Tìm hiểu ở nhà nhờ sự tư vấn của bố mẹ, ông bà
- Phân công thành viên nhóm
Bước 3: Báo cáo và thảo luận:
-Giáo viên bố trí thời gian để các nhóm báo cáo kết quả phù hợp
Bước 4: Kết luận và nhận định:
- Đánh giá kết quả làm việc, rút kinh nghiệm về việc thực hiện của học sinh


7

Ngày soạn: ……………..
Ngày dạy: ……………….

Tuần:
Tiết: 3


BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG
(Tiết 3)
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:
- Nêu được ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác…
- Năng lực đặc thù: Điều chỉnh hành vi, năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt
động chính trị - xã hội.
3. Phẩm chất:
- Yêu nước, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Thiết bị dạy học:
- Máy chiếu, láp top, tư liệu thông tin…
2. Học liệu:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập GDCD 7.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Nhận biết được những giá trị và phát huy truyền thống quê hương
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc cặp đơi cùng tìm hiểu hai câu ca
dao và chỉ ra được những truyền thống được đề cập đến trong hai câu ca dao.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. Học sinh chỉ ra được
- Câu ca dao thứ nhất: Nói về truyền thống văn hóa của người Hà Nội
- Câu ca dao thứ hai: Nói về truyền thống Thượng võ của quê hương Bình Định
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm việc cặp đơi cùng tìm hiểu hai câu ca dao
và chỉ ra được những truyền thống được đề cập đến trong hai câu ca dao.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh làm việc cặp đơi suy nghĩ hồn thiện câu trả lời
Bước 3: Báo cáo và thảo luận:
- Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, đánh giá
- Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung: Việc tìm hiểu các giá trị truyền thống của
quê hương có ý nghĩa như thế nào?
Bước 4: Kết luận và nhận định: Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu
chủ đề bài học.
2. Hoạt động 2: Khám phá


8
3. ý nghĩa của truyền thống quê hương.
a. Mục tiêu: Học sinh nêu được ý nghĩa của truyền thống quê hương
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS đọc tình huống thảo luận và trả lời câu hỏi
liên quan đến tình huống đó.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh tương ứng với tình huống được phân cơng.
d. Tổ chức thực hiện:
Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
tiến hành
B1: Chuyển - GV giao nhiệm vụ cho HS đọc HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập
giao nhiệm tình huống thảo luận và trả lời câu
vụ
hỏi liên quan đến tình huống đó.
+ Nhóm 1, 2: Trường hợp 1

+ Nhóm 3, 4: Trường hợp 2
+ Nhóm 5, 6: Trường hợp 3
B2:
Thực Giáo viên theo dõi
- Học sinh nhận nhiệm vụ học
hiện nhiệm - Quan sát theo dõi học sinh học tập. Trao đổi, suy nghĩ, tìm hiểu
vụ
tập và thực hiện nhiệm vụ.
để trả lời.
- Phân công đại diện báo cáo
B3: Báo cáo - Học sinh cử đại diện lần lượt + Trường hợp1: Đồng ý với ý
và thảo luận trình bày các câu trả lời.
kiến đưa ra, vì chỉ khi mỗi cá
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá nhân biết trân trọng và yêu mến
trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu những giá trị truyền thống thì cá
cần
nhân đó mới có thể có những
việc làm phù hợp để phát huy
nó.
+ Trường hợp 2: Suy nghĩ của B
là rất đúng đắn vì những truyền
thống quê hương sẽ là động lực
để mỗi con người không ngừng
học tập, vươn lên. Bản thân mỗi
người cần học tập, lao động phát
huy tốt những giá trị mà truyền
thống quê hương mang lại.
+Trường hợp 3: Khơng đồng
tình vì mỗi truyền thống văn hóa
q hương đều có ý nghĩa nhất

định trong đời sống. Nếu người
thân có những hành vi ứng xử
không đúng với truyền thống của
quê hương mình thì chúng ta cần
tun truyền, giải thích để mọi
GV nhận xét kết quả thảo luận, người hiểu thêm và có nhận thức
điều chỉnh, bổ sung khích lệ học đúng đắn.
sinh. Chốt lại vấn đề.


9
B4: Kết luận - Nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta phải biết ghi nhớ, giữ gìn nét đẹp,

nhận tinh hoa văn hóa vốn có của dân tộc.
định
- Truyền thống quê hương là sức mạnh để mỗi cá nhân không
ngừng học tập, vươn lên.
- Là nền tảng để xây dựng giá trị và sự tự tin của mỗi người.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 4: Xử lý tình huống
a. Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức đã học để đưa ra những ý kiến nhằm giải
quyết vấn đề.
b. Nội dung: Học sinh làm việc theo nhóm, các nhóm sẽ cùng nhau tìm hiểu giải
quyết một tình huống.
c. Sản phẩm: Học sinh giải quyết được tình huống
+ Nhóm 1, 2: Tình huống a: Khơng đồng ý với hành động của H. Em nên nói với
H rằng học sinh cần nghe để biết và hiểu ông cha ngày xưa đã chiến đấu hy sinh để
bảo vệ Tổ quốc như thế nào. Từ đó trân trọng những thành quả chiến đấu của ơng
cha, q trọng hịa bình và độc lập đất nước có được ngày hơm nay. Hơn nữa học
sinh cần nghe và hiểu lịch sử để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, phấn đấu

học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời đại mới.
+ Nhóm 3, 4: Tình huống b: Nếu là T em nên thuyết phục các bạn rằng các món
ăn nước ngồi cũng rất thú vị nhưng những món ăn truyền quê hương đã tồn tại và
phát triển từ lâu đời, có giá trị đặc biệt. Trong dịp chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ,
chúng ta nên chọn những món ăn quen thuộc hằng ngày mà các bà, các mẹ vẫn nấu
cho chúng ta ăn. Những món ăn quê hương ấy chứa cả tình thương gia đình và tâm
hồn quê hương sẽ có nhiều ý nghĩa hơn.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho HS .
+ Nhóm 1, 2: Tình huống a
+ Nhóm 3, 4: Tình huống b
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: nghe hướng dẫn. Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức
thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, chuẩn bị câu trả lời
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: Báo cáo và thảo luận: HS trình bày theo lệnh của giáo viên.
Bước 4: Kết luận và nhận định:
- Nhận xét kết quả làm việc của học sinh
4. Hoạt động 4: Vận dụng
Bài 2: Cùng các bạn thiết kế tập san về chủ đề: “ Tự hào truyền thống quê hương”
a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
b. Nội dung: Học sinh làm theo nhóm, mỗi nhóm hồn thành một tập san
c. Sản phẩm: Học sinh hoàn thành một tập san thể hiện phong phú về việc làm,
thơng tin nói đến truyền thống q hương
d. Tổ chức thực hiện


10
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh làm theo nhóm dưới sự

hướng dẫn của giáo viên
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh phân công thành viên trong nhóm
- Các thành viên thực hiện nhiệm vụ được giao
Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Học sinh đại diện thuyết trình về sản phẩm của
nhóm
Bước 4: Kết luận và nhận định:
- Giáo viên bố trí thời gian để các nhóm thuyết trình, đánh giá cho điểm.
-----------------------------------------------------------------------

Ngày soạn: ……………..
Ngày dạy: ……………….

Tuần:
Tiết: 4

BÀI 2: QUAN TÂM, CẢM THÔNG VÀ CHIA SẺ
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:
- Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, thông cảm và chia sẻ với người
khác.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề
- Năng lực đặc thù: Điều chỉnh hành vi, tìm hiểu và tham gia các hoạt động
chính trị - xã hội, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
3. Phẩm chất:
- Nhân ái, trách nhiệm,
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU


1.Thiết bị dạy học:
- Máy chiếu, láp top, phiếu học tập, giấy A0
2. Học liệu:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập GDCD 7.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Nhận biết được những biểu hiện của sự cảm thông, chia sẻ được thể
hiện trong cuộc sống như thế nào.
b. Nội dung: Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi tiếp sức, trong vòng 2 phút các
bạn sẽ kể những câu ca dao, tục ngữ nói về sự cảm thơng chia sẻ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
- Học sinh các đội chơi kể được những câu ca dao, tục ngữ nói về sự cảm thông,
chia sẻ.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:


11
- GV chia đội, giao nhiệm vụ cho các đội.
- Nhiệm vụ của mỗi đội kể những câu ca dao, tục ngữ nói về sự cảm thơng, chia
sẻ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh phân chia đội
- Học sinh các đội tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về sự cảm thông chia sẻ.
Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Học sinh các đội lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Tổng hợp kết quả.
Bước 4: Kết luận và nhận định: Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu
chủ đề bài học: Trong cuộc sống, mỗi người đều cần sự quan tâm, cảm thơng, chia

sẻ. Những lời nói động viên, cử chỉ ân cần, sự giúp đỡ chân thành, tấm lòng bao
dung…sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, ấm áp hơn. Bài học này sẽ giúp các em
hiểu hơn ý nghĩa của sự quan tâm, cảm thơng, chia sẻ từ đó góp phần lan tỏa những
giá trị tốt đẹp của lịng nhân ái tới cộng đồng.
2. Hoạt động 2: Khám phá
1. Biểu hiện của quan tâm, cảm thông, chia sẻ:
a. Mục tiêu: Học sinh nhận biết được một số biểu hiện của quan tâm, cảm thông, chia
sẻ
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho học sinh 2 nhóm tìm hiểu câu chuyện “Chiếc
băng gạc cho trái tim tan vỡ” đồng thời quan sát các hành vi thể hiện thông qua các
bức tranh và trả lời câu hỏi trong SGK.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, các nhóm chỉ ra được các biểu hiện
d. Tổ chức thực hiện:
Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
tiến hành
B1: Chuyển - GV chia lớp thành 3 nhóm
HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập
giao nhiệm - GV giao nhiệm vụ cho HS thông
vụ
qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập
- Nhóm 1: Nêu các biểu hiện của
sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ
trong câu chuyện “Chiếc băng gạc
cho trái tim tan vỡ” vag nhữn bức
tranh trên.
- Nhóm 2: Trong các bức tranh
trên hành vi nào chưa thể hiện sự
quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

Em có suy nghĩ gì về hành vi đó?
- Nhóm 3: Em hãy kể thêm một số
biểu hiện khác của sự quan tâm,
cảm thông và chia sẻ?
B2:
Thực Giáo viên theo dõi
- Học sinh nhận nhiệm vụ học
hiện nhiệm - Quan sát theo dõi học sinh học tập.


12
vụ

tập và thực hiện nhiệm vụ.

B3:Báo cáo - Học sinh cử đại diện lần lượt
và thảo luận trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá
trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu
cần

Học sinh chỉ ra được các biểu
hiện:
a.Biểu hiện của sự quan tâm,
cảm thông và chia sẻ:
- Lắng nghe, động viên, an ủi,
hỏi thăm
- Chia sẻ về vật chất và tinh
thầm với những người gặp khó
khăn.

- Khích lệ, động viên bạn bè…
b. Bức tranh 3: Hành vi từ chối
đi thăm bạn ốm là chưa thể hiện
được sự quan tâm, chia sẻ…
c.Một số biểu hiện khác của sự
quan tâm, cảm thông và chia sẻ:
Giáo viên tổ chức thảo luận chung: - Quan tâm giúp bạn học yếu
Em hiểu thế nào là sự quan tâm, - Hỏi thăm khi gia đình bạn gặp
cảm thơng và chia sẻ? Nêu biểu chuyện buồn…
hiện?
Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt
vấn đề, giáo dục học sinh ý thức
trong cuộc sống.
B4:Kết luận - Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ là sự chăm sóc bằng tình

nhận cảm chân thành, đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và
định
thấu hiểu cảm xúc của họ. San sẻ, giúp đỡ trao gửi nhiều điều tốt
đẹp cho nhau.
- Chúng ta cần có những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm,
chia sẻ với người khác như:
+ Lắng nghe, động viên, an ủi, hỏi thăm
+ Chia sẻ về vật chất và tinh thầm với những người gặp khó
khăn.
+ Khích lệ, động viên bạn bè…
-Phê phán thói ích kỷ, thờ ơ trước khó khăn mất mát của người
khác.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 1: Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm dưới đây? Vì sao?
a. Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức đã học để đưa ra những ý kiến nhằm giải

quyết vấn đề thực tiễn.
b. Nội dung: Học sinh làm việc cá nhân cùng nhau suy nghĩ về các ý kiến trong SGK
và giải thích.


13
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
- Không tán thành ở ý a. Vì: ai cũng cần tới sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
Tuy nhiên người khó khăn thì cần nhiều hơn.
- Khơng tán thành ở ý b. Vì: dù học khơng đề nghị (do có thể ngại ngần, sợ làm
phiền…) thì mình vẫn cần thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
- Không tán thành ở ý c. Vì: Tặng quà chỉ là một biểu hiện của vật chất, bên cạnh
đó cịn cả sự quan tâm về tinh thần như cử chỉ, lời nói, tấm lịng biết nghĩ đến người
khác.
- Tán thành ở ý d. Vì: đó chính là ý nghĩa của sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân cùng nhau suy nghĩ về các ý kiến trong
SGK và giải thích.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS nghe hướng dẫn. Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: Báo cáo và thảo luận: HS trình bày theo lệnh của giáo viên.
- Giáo viên gọi một số học sinh trình bày ý kiến của mình, học sinh khác bổ sung
Bước 4: Kết luận và nhận định: Nhận xét kết quả làm việc của học sinh
Bài tập 2: Em hãy nhận xét hành vi của các bạn dưới đây
a. Mục tiêu: Học sinh bước đầu phân biệt được những việc nên làm và không nên
làm nhằm thể hiện sự cảm thông, quan tâm và chia sẻ với người khác.
b. Nội dung: Học sinh làm việc cặp đôi cùng nhau suy nghĩ, thảo luận và hoàn thiện
bài tập.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. Học sinh lấy được ví dụ cụ thể.
a. Suy nghĩ và việc làm của H không đúng, bạn cần thường gọi điện hỏi thăm để
thể hiện sự quan tâm với ông bà như vậy ông bà sẽ rất vui khi H quan tâm và yêu
thương ông bà.
b. Việc làm của M thể hiện bạn rất biết quan tâm, cảm thơng và chia sẻ với hồn
cảnh khó khăn của bác hàng xóm.
c.Việc làm của K thể hiện bạn không chỉ quan tâm, cảm thông và chia sẻ với hồn
cảnh khó khăn của bạn bè mà cịn rất khéo léo khi thể hiện sự quan tâm, cảm thông
và chia sẻ đó.
d. Việc làm của A thể hiện bạn chưa biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ khi thấy
người khác gặp hồn cảnh khó khăn.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu học sinh làm việc cặp đôi, mỗi cặp thảo luận để đưa ra nhận xét về
việc làm của các nhân vật trong từng trường hợp.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS nghe hướng dẫn, làm việc cặp đôi, thảo luận để đưa ra nhận xét về việc làm
của các nhân vật.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: Báo cáo và thảo luận: HS trình bày theo lệnh của giáo viên.
- Giáo viên gọi một số học sinh trình bày ý kiến của mình, học sinh khác bổ sung


14
Bước 4: Kết luận và nhận định:
-Nhận xét kết quả làm việc của học sinh
4. Hoạt động 4: Vận dụng
Bài tập 1: Sưu tầm và kể về một tấm gương biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với
người khác mà em biết. Em học tập được gì từ tấm gương đó?
a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống từ đó hình

thành ý thức biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.
b. Nội dung: Học sinh làm việc cá nhân, sưu tầm sách báo để tìm hiểu.
c. Sản phẩm: Bài viết của học sinh nói về tấm gương biết quan tâm, cảm thông và
chia sẻ với người khác. Rút ra ý nghĩa cho bản thân.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Học sinh sưu tầm sách báo để tìm hiểu tấm gương
tiêu biểu.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, chia sẻ với ơng bà để hoàn thành bài
tập được giao.
Bước 3: Báo cáo và thảo luận:
Học sinh nộp sản phẩm của mình theo yêu cầu của giáo viên.
Bước 4: Kết luận và nhận định:
- Giáo viên bố trí thời gian để các nhóm thuyết trình sản phẩm.
-----------------------------------------------------------------------Ngày soạn: ……………..
Ngày dạy: ……………….

Tuần:
Tiết: 5

BÀI 2: QUAN TÂM, THÔNG CẢM VÀ CHIA SẺ
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:
- Hiểu vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác giải quyết vấn đề.
- Năng lực đặc thù: Điều chỉnh hành vi, tìm hiểu tham gia các hoạt động kinh tế
- xã hội.
3. Phẩm chất:

- Nhân ái, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Thiết bị dạy học:
- Máy chiếu, láp top, tư liệu
2. Học liệu:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập GDCD 7.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Nhận biết được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ
được thể hiện trong cuộc sống như thế nào.


15
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh cùng chơi trò chơi “Bạn ấy là ai” trong
một thời gian các bạn sẽ lần lượt đoán tên các bạn của nhau trong lớp dựa trên một số
gợi ý.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
- Học sinh thể hiện sự quan tâm, tìm hiểu về người khác trong một tập thể lớp.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV tổ chức cho học sinh chơi cặp đôi
- Nhiệm vụ của mỗi cặp đôi là một bạn làm nhiệm vụ nêu gợi ý, bạn kia sẽ trả lời
xem gợi ý đó nói về bạn nào trong lớp.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh tổ chức phân chia các đội chơi.
- Các thành viên trong đội cùng nhau trao đổi, tham gia chơi trò chơi.
Bước 3: Báo cáo và thảo luận:
- Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi, tổng hợp quá trình học sinh thực hiện
Bước 4: Kết luận và nhận định: Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu
chủ đề bài học
2. Hoạt động 2: Khám phá
2. ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẻ
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu được ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẻ
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm việc theo nhóm. Hai nhóm sẽ cùng
nhau tìm hiểu một tình huống và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
- Học sinh chỉ ra được ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với các
nhân vật trong tình huốn
d. Tổ chức thực hiện:
Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
tiến hành
B1: Chuyển - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập
giao nhiệm cho HS thơng qua tình huống
vụ
+ Nhóm 1, 2: Tình huống 1
+ Nhóm 3, 4: Tình huống 2
+ Nhóm 5, 6: Tình huống 3
B2:
Thực Giáo viên theo dõi
- Học sinh nhận nhiệm vụ học
hiện nhiệm - Quan sát theo dõi học sinh học tập. Trao đổi, suy nghĩ tìm hiểu
vụ
tập và thực hiện nhiệm vụ.
xác định việc làm, nêu nội dung
cơ bản để giải quyết tình huống.

B3:Báo cáo - Học sinh cử đại diện lần lượt
và thảo luận trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá
trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu
cần

Học sinh nhóm đại diện trả lời
a.Trong các trường trên sự quan
tâm, cảm thông, chia sẻ đã giúp
con người vượt qua khó khăn,
thử thách nỗi buồn để có cuộc
sống vui vẻ, hạnh phúc.


16
b. Chúng ta cần quan tâm, cảm
thơng, chia sẻ vì: Trong cuộc
sống xung quanh ta còn nhiều
mảnh đời bất hạnh, cần có sự
giúp đỡ, đồng cảm của nhiều
Gv đặt câu hỏi thảo luận chung: người.
Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ
có ý nghĩa như thế nào đối với
người thực hiện và người đón
nhận?
Gv chốt kiến thức
B4:Kết luận - Nhận được sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ, mỗi người sẽ có

nhận động lực vượt qua khó khăn, thử thách.
định

- Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ nhận được sự yêu
quý, tôn trọng của mọi người. Nhờ đó cuộc sống sẽ tràn ngập tình
u thương, niềm vui và hạnh phúc, các mối quan hệ sẽ trở nên
tốt đẹp và bền vững hơn.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 3: Em sẽ làm gì nếu ở trong các tình huống dưới đây?
a. Mục tiêu: Học sinh củng cố kiến thức đã học để đưa ra những ý kiến nhằm giải
quyết một số vấn đề trong thực tiễn.
b. Nội dung: Học sinh làm việc cá nhân trả lời tình huống trong SGK và giải thích.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
- Học sinh trình bày được suy nghĩ của mình
a. Dỗ cho em bé nín khóc, dẫn em đến địa điểm gần nhất như trụ sở ủy ban… nhờ
sự giúp đỡ. Sau đó đến trường trình bày với thầy cô về sự việc xảy ra.
b. An ủi, động viên bạn và nói với thầy, cơ để có biện pháp giúp đỡ bạn để bạn
yên tâm học tập.
c. Nếu khơng có điều kiện vật chất để giúp bạn thì em có thể động viên an ủi, lắng
nghe, buồn vui cùng bạn.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm việc cá nhân trả lời tình huống trong SGK
và giải thích.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: nghe hướng dẫn, thực hiện nhiêm vụ
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: Báo cáo và thảo luận: HS trình bày theo lệnh của giáo viên.
Bước 4: Kết luận và nhận định:
-Nhận xét kết quả làm việc của học sinh
Bài tập 4: Hoàn thành nhiệm vụ theo bảng gợi ý.
a. Mục tiêu: Học sinh nêu được những việc làm thể hiện sự cảm thơng, chia sẻ trong
gia đình, bạn bè, thầy cô.



17
b. Nội dung: Học sinh làm việc cá nhân chỉ ra những lời nói, việc làm của bản thân
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
Nêu được những việc làm thể hiện sự cảm thông, chia sẻ trong gia đình, bạn
bè, thầy cơ.
Lĩnh vực
Lời nói
Việc làm
Người trong gia đình
Bạn bè
Thầy, cô giáo
Mọi khác
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh suy nghĩ và đưa ra quan điểm của mình về từng
ý kiến.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh suy nghĩ và đưa ra quan điểm của mình về từng ý kiến.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: Báo cáo và thảo luận: HS trình bày theo lệnh của giáo viên.
Bước 4: Kết luận và nhận định: Nhận xét kết quả làm việc của học sinh
4. Hoạt động 4: Vận dụng
Bài tập 2: Em hãy tìm hiểu về một bạn có hồn cảnh khó và lập kế hoạch giúp đỡ bạn
đó.
a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống từ đó hình
thành ý thức biết thông cảm, quan tâm và chia sẻ với mọi người.
b. Nội dung: Học sinh tìm hiểu trong lớp, trường, thơn xóm có hồn cảnh khó khăn
để giúp đỡ.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
- Biết được cá nhân có hồn cảnh khó khăn, đề xuất được một số biện pháp nhằm
giúp đỡ bạn.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh tìm hiểu trong lớp, trường,
thơn xóm có hồn cảnh khó khăn để giúp đỡ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Tìm hiểu ở trường, ở nhà để có kế hoạch hoàn thành bài tập được giao.
Bước 3: Báo cáo và thảo luận:
Học sinh xây dựng kế hoạch giúp đỡ cá nhân vượt qua khó khăn có thể chia sẻ
với ông bà, cha mẹ, để tham gia cùng hỗ trợ.
Bước 4: Kết luận và nhận định:
Giáo viên phát hiện những học sinh, cá nhân có hồn cảnh khó khăn để có kế
hoạch hỗ trợ, giúp đỡ.

Ngày soạn: ……………..
Ngày dạy: ……………….

Tuần:
Tiết: 6


18

BÀI 3: HỌC TẬP TỰ GIÁC, TÍCH CỰC
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:
- Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.

2. Năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề.
- Năng lực đặc thù: Điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Thiết bị dạy học:
- Máy chiếu, láp top, hình ảnh tấm gương tựu giác học tập.
2. Học liệu:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập GDCD 7.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Khơi gợi, dẫn dắt, tạo được hứng thú với bài học giúp học sinh có hiểu
biết ban đầu về bài học mới.
b. Nội dung: Học sinh nghe bài hát “Hổng dám đâu” và cho biết các bạn nhỏ trong
bài hát đã tự giác học như thế nào?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Giáo viên cho học sinh nghe bài hát “Hổng dám
đâu” và cho biết các bạn nhỏ trong bài hát đã tự giác học như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh chú ý lắng nghe bài hát, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Học sinh biết và nêu được bạn nhỏ đã có ý thức tự giác học tập không đi chơi
khi chưa xong nhiệm vụ.
Bước 4: Kết luận và nhận định: Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu
chủ đề bài học: Trong cuộc sống mỗi người có ý thức học tập tự giác, tích cực biểu

hiện ở việc có mục đích và động cơ học tập đúng đắn: Chủ động, tích cực trong
nhiệm vụ học tập (học và làm bài đầy đủ, tích cực phát biểu xây duwgj bài, hợp tác
với bạn bè…)
2. Hoạt động 2: Khám phá
1. Biểu hiện của học tập tự giác, tích cực:
a. Mục tiêu: Học sinh nhận biết được một số biểu hiện của học tập tự giác, tích cực
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho học sinh thảo luận nhóm cùng tìm hiểu câu
chuyện “Bác Hồ tự học ngoại ngữ”, đồng thời quan sát các hành vi thể hiện thông
qua các bức tranh và trả lời câu hỏi trong SGK.


19
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. Sản phẩm dự án của các nhóm.
d. Tổ chức thực hiện:
Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
tiến hành
B1: Chuyển - Giáo viên: Chia lớp thành 3 HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập
giao nhiệm nhóm
vụ
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông
qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập
a, Bác Hồ tự học ngoại ngữ như
thế nào?
b. Em hãy nêu những biểu hiện
của học tập tự giác, tích cực và
chưa tự giác, tích cực qua các bức
tranh trên?
c. Em hãy kể thêm những biểu

hiện của học tập tự giác, tích cực
và chưa tự giác, tích cực mà em
biết?
B2:
Thực Giáo viên theo dõi
- Học sinh nhận nhiệm vụ học
hiện nhiệm - Quan sát theo dõi học sinh học tập. Trao đổi thảo luận theo
vụ
tập và thực hiện nhiệm vụ.
nhóm được phân cơng, hồn
thành câu trả lời, cử đại diện
trình bày.
B3:Báo cáo - Học sinh cử đại diện lần lượt
và thảo luận trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá
trình học sinh thực hiện
- Giáo viên nhận xét, đánh giá

- Học sinh cử đại diện lần lượt
trình bày
a. Cách Bác Hồ tự học ngoại
ngữ:
- Kiên trì mỗi ngày đều học. Dù
làm việc từ 4 giờ sáng đến 9 giời
tối rất mệt, nhưng Bác vẫn cố
gắng dành thêm 2 giời đồng hồ
nữa để học.
- Bác còn đặt mục tiêu mỗi ngày
luyện thêm 10 từ mới. Viết từ
mới lên tay để vừa làm vừa

học…
b. Biểu hiện của học tập tự giác,
tích cực
- Bức tranh 1: Các bạn chủ động,
tự giác làm bài với nhau, cugf
nhau bàn luận để tìm lời giải cho
bài tập.


20
- Bức tranh 2: Bạn học sinh chủ
động đặt ra thời gian tự học ở
nhà và tự giác làm bài tập khi
đến giờ học.
- Bức tranh 3: Bạn học sinh chủ
động xem trước nội dung bài học
mới để hiểu trước bài học hôm
sau.
- Bức tranh 4: Các bạn học sinh
rất tích cực phát biểu xây dựng
bài.
c. Biểu hiện của học tập tự giác,
tích cực
+ Tự giác học và làm bài
+ Gặp khó khăn tự chủ động
nghiên cứu làm khơng cần để
thầy cơ nhắc nhở…
- Biểu hiện chưa tích cực tự giác:
- Giáo viên tổ chức thảo luận + Không chịu làm bài
chung: Em hiểu thế nào là học tập + Mượn vở bạn xem

tự giác và tích cực?
+ Khi thầy cô kiểm tra mới
- Giáo viên nhận xét kết quả học học…
sinh trả lời, nhấn mạnh việc và
chốt lại vấn đề.
B4:Kết luận -Học tập tự giác, tích cực là chủ động cố gắng, tự minhfthuwcj

nhận hiện tốt nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở, khuyên bảo.
định
- Các biểu hiện cụ thể:
+ Có mục đích và động cơ học tập đúng đắn.
+ Chủ động tích cực trong thực hiện nhiệm vụ được giao
+ Ln có gắng, kiên trì vượt khó
+Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập cụ thể, phù hợp với
năng lực của bản thân.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 1: Em đồng tình hay khơng đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a. Mục tiêu: Học sinh củng cố kiến thức đã học để đưa ra những ý kiến nhằm giải
quyết một số vấn đề trong thực tiễn.
b. Nội dung: Học sinh làm việc cá nhân suy nghĩ các ý kiến trong SGK và giải thích.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
- Học sinh trình bày được suy nghĩ của mình về các vấn đề trong SGK:
+ Đồng tình với ý kiến của a và d
a.Luôn chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở là việc
làm đúng, thể hiện việc học tập tự giác, tích cực.
d. Tự giác, tích cực học tập giúp em rèn luyện tính tự lập, tự chủ và tích lũy kiến
thức cho bản thân.


21

+ Khơng đồng tình với ý kiến b và c vì”
b. Chỉ cần tự giác, tích cực học tập khi tới các kỳ kiểm tra là việc làm sai. Học
tập là cả một q trình rèn luyện và tích lũy. Nếu chỉ học vì mục đích điểm số là học
đối phó, khơng giúp mình tiến bộ.
c. Chỉ cần xây dựng kế hoạch học tập cịn việc thực hiện thì tùy thuộc vào hồn
cảnh là việc làm khơng đúng vì thực hiệ kế hoạch đặt ra khơng chỉ có lợi đối với việc
nâng cao chất lượng học tập mà còn giúp học sinh bồi dưỡng và hình thành thói quen
tích cực như ln làm việc có kế hoạch, có ý thức và ý chí thực hiện kế hoạch, biết
quản lý bản thân.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh suy nghĩ các ý kiến trong SGK và giải thích
đưa ra quan điểm của mình
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: nghe hướng dẫn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: Báo cáo và thảo luận: HS trình bày theo lệnh của giáo viên.
Bước 4: Kết luận và nhận định: Nhận xét kết quả làm việc của học sinh
Bài tập 2: Bạn nào dưới đây đã học tập tự giác, tích cực? Vì sao?
a. Mục tiêu: Học sinh phân biệt được việc nên làm và không nên làm nhằm thể hiện
việc học tập tự giác, tích cực.
b. Nội dung: Học sinh làm việc cặp đôi suy nghĩ các ý kiến trong SGK và giải thích.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh suy nghĩ các ý kiến trong SGK và giải thích
đưa ra quan điểm của mình
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh làm việc cặp đôi suy nghĩ các ý kiến trong SGK và giải thích.
Bước 3: Báo cáo và thảo luận: HS trình bày theo lệnh của giáo viên.

Bước 4: Kết luận và nhận định: Nhận xét kết quả làm việc của học sinh
4. Hoạt động 4: Vận dụng
Bài tập 1: Hãy viết một tấm gương học taaoh tự giác và tích cực mà em biết. Em
học tập được điều gì từ tấm gương đó?
a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Từ đó
hình thành ý thức học tập tự giác cho bản thân
b. Nội dung: Học sinh là việc cá nhân, sưu tầm qua sách báo...
c. Sản phẩm: HS làm các bài tập
- Học sinh trình bày được suy nghĩ của mình về các vấn đề trong SGK:
a. Q chưa tự giác, tích cực trong học tập vì bạn thường nhờ các bạn học giỏi trong
lớp làm giúp bài rồi chép lại.
b. A đã tự giác, tích cực trong học tập. Bạn đã dành thời gian để học thêm tác
phẩm văn học, sưu tầm những câu chuyện hay để vận dụng viết văn…nên đã nâng
cao kỹ năng viết của mình.


22
c. B chưa tự giác, tích cực trong học tập vì bạn chỉ tập trung học tốt mơn Tiếng
Anh nhưng lại coi thường các môn học khác.
d. N chưa tự giác, tích cực trong học tập vì bạn chỉ ngồi vào bàn học đúng giờ
nhưng lại không tập trung. Bạn thường xuyên xem điện thoại, chỉ học khi bố mẹ thúc
giục.
e. T chưa tự giác, tích cực trong học tập vì bạn cịn ngủ gật trong giờ học. P là
người tự giác, tích cực trong học tập vì đã góp ý, khuyên T nên tập trung nghe cô
giảng bài.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện và nêu được
- Tên địa chỉ của tấm gương
- Những biểu hiện của tích cực tự giác trong học tập của bạn đó

- Kết quả trong học tập và rèn luyện của bạn nhờ việc học tập tích cực, tự giác
- Những điều em học tập được ở nạn
- GV yêu cầu HS có thể làm ở nhà chia sẻ với ông bà, bố mẹ…
Bước 3: Báo cáo và thảo luận:
- Học sinh nộp sản phẩm theo yêu cầu của giáo viên
Bước 4: Kết luận và nhận định:
- GV bố trí thời gian để học sinh thuyết trình sản phẩm, kết hợp đánh giá..
-----------------------------------------------------------------------Ngày soạn: ……………..
Ngày dạy: ……………….

Tuần:
Tiết: 7

BÀI 3: HỌC TẬP TỰ GIÁC, TÍCH CỰC
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:
- Hiểu vì sao phải học tập tự giác, tích cực.
- Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực.
- Biết góp ý, nhắc nhở các bạn chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn
chế này.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Tự chủ, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề.
- Năng lực đặc thù: Điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Thiết bị dạy học:

- Máy chiếu, láp top, phiếu học tập…
2. Học liệu:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập GDCD 7.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


23
1. Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Khơi gợi, dẫn dắt, tạo hứng thú cho học sinh vào bài học, giúp các em
có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
b. Nội dung: Giáo viên cho học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu nói của
Lê nin “Học, học nữa, học mãi”
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu nói
của Lê nin “Học, học nữa, học mãi”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh làm việc cá nhân suy nghĩ, trả lời.....
Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Học sinh trình bày các câu trả lời.
- Tri thức nhân loại là vô hạn, biển học là mênh mông trong khi hiểu biết của con
người là nhỏ bé. Để thả mãn sự ham hiểu biết, làm cho tâm hồn trí tuệ phong phú
nâng cao giá trị bản thân con người cần phải không ngừng học tập.
Bước 4: Kết luận và nhận định: Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu
chủ đề bài học.
2. Hoạt động 2: Khám phá
2. ý nghĩa của học tập tự giác và sáng tạo.
a. Mục tiêu: Học sinh giải thích được ý nghĩa của học tập tự giác và tích cực đối với
học sinh..
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm việc theo nhóm, hai nhóm sẽ cùng

nhau tìm hiểu một tình huống và trả lời được câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
- Học sinh chỉ ra được ý nghĩa của học tập tự giác và tích cực đối với các nhân vật
trong tình huống
d. Tổ chức thực hiện:
Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
tiến hành
B1: Chuyển - GV giao nhiệm vụ cho HS thông HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập
giao nhiệm qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập
vụ
+ Nhóm 1,2: Tình huống 1
+ Nhóm 3,4: Tình huống 2
- Việc tự giác, tích cực học tập đã
đêm lại gì cho Yến và Tuấn?
- Em hãy cho biết ý nghĩa của học
tập tự giác và tích cực?
B2:
Thực Giáo viên theo dõi
- Học sinh nhận nhiệm vụ học
hiện nhiệm - Quan sát theo dõi học sinh học tập.
vụ
tập và thực hiện nhiệm vụ.
- Xác định được việc làm cụ thể
trong từng tình huống
- Nêu được nội dung cơ bản.
B3:Báo cáo - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá - Học sinh cử đại diện lần lượt



24
và thảo luận

trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu trình bày các câu trả lời.
cần
a. Việc tự giác tích cực học tập
đã đem lại cho Tuấn và Yến
nhiều kết quả tốt trong học tập
và rèn luyện. Nhờ tích cực tự
giác trong học tập mà Tuấn đã
giành được giải Nhất ở cuộc thi
Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia.
Yến đã trở thành học sinh năng
động, tự tin, luôn được thầy cơ,
bạn bè u mến.
b. Học tập tự giác, tích cực giúp
chúng ta ngày càng tiến bộ, học
hỏi thêm nhiều kiến thức mới,
nhiều điều hay. Rèn tính tự chủ,
tự lập, kiên trì, bền bỉ, có kỷ luật
với bản thân. Thành cơng trong
- Giáo viên tổ chức thảo luận cuộc sống...
chung: Học tập tự giác và tích cực
có ý nghĩa như thế nào đối với HS
chúng ta?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá,
giáo dục HS và chốt ra bài học
B4:Kết luận - Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta ngày càng tiến bộ, học

nhận hỏi được nhiều tri thức mới.

định
- Rèn tính tự chủ, tự lập, kiên trì, bền bỉ, có kỷ luật với bản thân.
- Thành cơng trong cuộc sống được mọi người tin yêu quý mến.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 3: Xử lý tình huống
a. Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức đã học để đưa ra những ý kiến nhằm giải
quyết một số vấn đề thực tiễn.
b. Nội dung: Yêu cầu các nhóm thảo luận, sắm vai xử lý tình huống. Mỗi nhóm chọn
một tình huống.
c. Sản phẩm: HS các nhóm trình bày được suy nghĩ của mình về ý kiến SGK đưa ra.
Học sinh trình bày được suy nghĩ ý kiến của mình.
+ Tình huống 1: M nên sắp xếp lại thời gian làm bài tập hôm nay lên sớm hơn
mọi ngày để hồn thành và có thời gian tham dự bữa tiệc của bạn thân như đã hứa.
Trong trường hợp số bài tập phải hồn thành nhiều nên khơng thể tham dự sinh
nhật bạn được như đã hứa thì M cần gọi điện xin lỗi bạn, nói lý do khơng tham dự
được và sẽ chúc mừng sinh nhật bạn vào ngày nghỉ cuối tuần.
+ Tình huống 2: K nên trao đổi, chia sẻ suy nghĩ của mình để các bạn hiểu. Bên
cạnh đó K nên thường xuyên giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp để các bạn cùng tiến
bộ như mình có như vậy một số bạn sẽ thay đổi cách nghĩ về K. Nếu K giải thích


25
nhưng một số bạn vẫn khơng hiểu mình thì K có thể nhờ các bạn có uy tín trong lớp
hoặc cơ giáo chủ nhiệm giải thích giúp mình.
+ Tình huống 3: Khun C khơng nên như vậy bạn cần tích cực tham gia phát biểu
ý kiến để thầy cô giáo và các bạn biết câu trả lời, quan điểm của bạn. Bên cạch đó
tích cực phát biểu cũng góp phần rèn luyện kỹ năng nói trước đám đơng và giúp C trở
nên tự tin hơn.
+ Tình huống 4: Em nên nói chuyện với các bạn trong nhóm/tổ/lớp hịa đồng với
S, bạn tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp giúp đỡ bạn trong học tập.

Hướng dẫn, gợi ý làm bài tập nào S chưa làm được, nhờ cô giáo phân công cho các
bạn học giỏi, khá trong lớp trực tiếp giúp đỡ S.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho HS.
+ Giáo viên chia lớp 4 nhóm
+ Thời gian: 3 phút các nhóm sắm vai và thể hiện
+ Cách thức: Các thành viên trong nhóm thảo luận, sắm vai thực hiện.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS nghe hướng dẫn. Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức
thực hiện nhiêm vụ.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: Báo cáo và thảo luận: HS trình bày theo lệnh của giáo viên.
Bước 4: Kết luận và nhận định: Nhận xét kết quả làm việc của học sinh
4. Hoạt động 4: Vận dụng
Bài tập 2: Em hãy xác định một biểu hiện chưa tự giác tích cực học tập của bản
thân. Lập kế hoạch để khắc phục điểm chưa tự giác, tích cực đó theo gợi ý dưới đây.
a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, từ đó hình
thành ý thức học tập tự giác tích cực cho bản thân
b. Nội dung: Học sinh hoàn thành bảng kế hoạch tự rèn luyện một số biểu hiện chưa
tự giác, tích cực.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
-GV yêu cầu học sinh hoàn thành bảng kế hoạch tự rèn luyện một số biểu hiện
chưa tự giác, tích cực.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
-Học sinh làm việc cá nhân tại nhà, hoàn thành bảng và rút ra ý nghĩa của bản thân.
Bước 3: Báo cáo và thảo luận:
- Học sinh biết được những điểm chưa tích cực tự giác của bản thân để từ đó có

kế hoạch khắc phục.
Bước 4: Kết luận và nhận định:
- GV lựa chọn vài bài của học sinh, bố trí thời gian rút kinh nghiệm chung cho cả
lớp.
------------------------------------------------------------------------


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×