Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Ikigai - đi tìm ý nghĩa cuộc sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.48 KB, 7 trang )

IKIGAI - ĐI TÌM Ý NGHĨA CUỘC SỐNG
Tạ Đức Tài, Phạm Quang Lương, Phan Lê Ngọc Trúc, Trương Nguyên An
Trần Ngọc, Vũ Nguyên*
Viện Công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại Học Cơng Nghệ TP.Hồ Chí Minh
GVHD: TS. Võ Văn Thành Thân, CN. Phan Thị Nga

TĨM TẮT
Có bao giờ bản thân bạn tự hỏi: “Mình thức dậy mỗi sáng để làm gì?”, “Mục đích cuộc sống của mình là
gì?”, “Liệu mình có hạnh phúc với cuộc sống hiện tại?”. Tơi tin rằng những câu hỏi trên đa số mọi người
đều rất muốn khám phá. Nhiều người còn dành cả cuộc đời để tìm kiếm đáp án cho những câu hỏi trên.
Nếu đó là những băn khoăn, trăn trở riêng mỗi người thì việc thấu hiểu, tìm kiếm, và áp dụng phương pháp
Ikigai một cách thành thạo, thường xuyên sẽ giúp ta từng bước tìm được ý nghĩa cuộc sống của chính mình.
Bài viết này nhóm tác giả muốn giúp người đọc có thể tìm được câu trả lời cho riêng mình, cá nhân mỗi
người sẽ cảm nhận được từng giây từng phút trơi qua đều là món q vơ giá. Bạn sẽ thực sự sống để tận
hưởng, sống để cống hiến với điều mà bạn theo đuổi, gắn bó mà khơng biết buồn chán hay hồi nghi về nó.
Từ khóa: ikigai, hạnh phúc, cống hiến, cuộc sống, ý nghĩa
1. GIỚI THIỆU VỀ IKIGAI
1.1 Nguồn gốc [*]
Khái niệm Ikigai được xuất phát từ Nhật Bản và nhiều nguồn thông tin cho rằng nó có nguồn gốc lịch sử
và ý nghĩa từ thời Heian (平安時代) diễn ra từ năm 794 - 1185 hoặc sớm hơn nhiều.
Ikigai trong tiếng nhật là [生き甲斐] có nghĩa “ý nghĩa của cuộc đời”. Nếu tách từng chữ ra thì ta có: “Iki”
[生き] chữ hán là “Sinh” hoặc “Sanh” mang ý nghĩa là “sống” hoặc “tồn tại”. “Gai” [甲斐] chữ hán
gồm [甲] “Giáp” và [斐] “Phỉ”, hai chữ này ghép lại với nhau mang ý nghĩa là “thấy được hy vọng” hoặc
“động lực, nhuệ khí”.
1.2 Ikigai là gì?
Ikigai là một triết lý sống của người Nhật, triết lý sống này giúp ta biết được chính xác bản thân muốn gì.
Tìm kiếm “Ikigai” chính là hành trình tự nhận thức, cuộc sống có Ikigai sẽ mang lại sự hài lịng và ý nghĩa
cho mọi người. Nhà tâm lý học người Nhật ơng Mieko Kamiya đã giải thích rằng: “Ikigai rất giống với
hạnh phúc nhưng có một sự khác biệt tinh vi về sắc thái. Hạnh phúc là cảm giác nhất thời nhưng Ikigai là
kim chỉ nam của hành động tích cực giúp ta vượt qua khó khăn, hướng đến tương lai, đưa ta đến nơi ta
muốn.”[*]


1.3 Lợi ích của Ikigai
1293


Khi tìm được Ikigai của riêng mình, kết hợp với thực hành và tự vấn bản thân thường xuyên, Ikigai sẽ mang
lại cho ta cảm giác hạnh phúc, mãn nguyện với những thứ đang làm, tiếp thêm động lực, giúp cải thiện sức
khỏe tinh thần và nâng cao chất lượng cuộc sống. Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng những người biết đến
Ikigai và thực hành thường xun thì ít có nguy cơ bị trầm cảm, đồng thời khả năng nhận thức, mức độ tinh
thần luôn ở mức tốt nhất. Ikigai cũng giúp nâng cao nội lực bản thân một cách tự nhiên, giúp ta đủ mạnh
mẽ để đối mặt với mọi thử thách cuộc sống.[*]
2. CẤU TẠO CỦA IKIGAI
Một Ikigai hồn chỉnh là khi bốn vịng trịn với những tên gọi riêng đại diện cho những khía cạnh khác
nhau, chúng liên kết lại và điểm giao thoa giữa bốn vịng trịn ấy chính là “ý nghĩa cuộc sống”.
2.1 Vịng “làm giỏi”
Vòng tròn đầu tiên này ta phải đánh giá cực kỳ khách quan và nghiêm túc về năng lực của bản thân để tìm
ra “việc mình giỏi” là gì? Có thể ví dụ trong ba nhóm sau:
2.1.1 Nhóm năng khiếu: đã có khả năng thiên phú bẩm sinh về một việc gì đó và có ưu thế hơn người khác
ở một số đặc điểm. Ví dụ như có giọng hát hay, khả năng cảm thụ âm nhạc tốt, năng khiếu về ngoại ngữ,
tính tốn, vẽ,.....
2.1.2 Nhóm rèn luyện: những việc mà bản thân phải qua rèn luyện trong một khoảng thời gian dài, có thể
chưa đạt đến mức thành thạo hoặc điêu luyện nhưng có thể sử dụng kĩ năng ấy ở bất cứ lúc nào mà mình
muốn một cách khơng khó khăn . Ví dụ như viết lập trình, nói ngoại ngữ, giao tiếp,....
2.1.3 Nhóm rèn luyện năng khiếu: ở nhóm này sẽ vượt trội hơn so với hai nhóm trên, khi bản thân biết
mình có năng khiếu và sau có bỏ cơng sức ra rèn luyện thì thành quả sẽ hơn nhóm rèn luyện rất nhiều.
2.2 Vịng “thích làm”
Vịng trịn thứ hai gần giống với vịng trịn thứ nhất là sẽ phải xác định được bản thân có sở thích gì, thích
làm gì và khơng thích làm cái gì. Khác với vịng “làm giỏi”, ở vịng “thích làm” bản thân có một hoạt động,
một cơng việc nào đó ta rất thích nhưng nhận ra mình chưa giỏi thì cũng vẫn được tính, miễn là bản thân
cảm thấy thích hoặc đam mê với nó. Ví dụ ta rất thích hát nhưng bản thân hát chưa được hay lắm, thích viết
Code nhưng trình độ vẫn chưa cao,....vẫn được tính trong danh sách vịng “thích làm”.

2.3 Vịng “xã hội cần”
Vịng tròn thứ ba sẽ xét xem hiện tại bây giờ nhu cầu xã hội đang cần những gì? Hãy cập nhật tin tức, tra
cứu và xem xét kỹ những yếu tố nào, công việc nào, đặc điểm nào mà xã hội đang cần. Kiểm tra lại danh
sách những gạch đầu dịng cơng việc đã liệt kê ở vịng “làm giỏi” và vịng “thích làm” xem những cơng
việc đó nếu làm thì có đem lại lợi ích gì cho xã hội? Xã hội có cần hay khơng ? Ví dụ về việc xã hội cần và
khơng cần: bản thân thích câu cá và là một người câu cá rất giỏi nhưng xã hội không cần những người câu
cá giỏi, bản thân thích lập trình và xã hội thì lại rất cần những kỹ sư về máy tính để làm việc cho cty,...
1294


2.4 Vòng “tạo ra thu nhập”
Vòng tròn cuối cùng cấu thành nên Ikigai này liên quan đến việc tạo ra thu nhập. Vịng trịn này nhắc chúng
ta rằng những cơng việc mà ta đã liệt kê ở ba vòng tròn trên có tạo ra thu nhập cho chúng ta hay không?
Nếu không thể tạo ra giá trị từ công việc đó thì rất chóng chán và ta sẽ bỏ cơng việc mình làm một cách
nhanh chóng. Nếu cơng việc đó chỉ là thú vui riêng của cá nhân thì mới không cần đề cập đến vấn đề đem
lại giá trị. Ví dụ như bản thân thích vẽ nhưng những bức tranh ta vẽ ra không thể bán được hoặc nếu có bán
được thì thu nhập cũng khơng thể đáp ứng được cho những chi tiêu sinh hoạt trong cuộc sống,...
3. KẾT HỢP CÁC THÀNH PHẦN CỦA IKIGAI
Khi đã hiểu rõ về bốn vòng tròn cơ bản cấu thành nên Ikigai thì tiếp theo ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về tên gọi,
khía cạnh riêng khi kết hợp hai vịng trịn lại với nhau thì sẽ cho ra từng ý nghĩa như thế nào.
3.1 Vịng “làm giỏi” + vịng “thích làm”
Vịng “làm giỏi” kết hợp với vịng “thích làm” sẽ tạo ra khía cạnh gọi là “đam mê”. Khi đã làm thành thục,
quen với một công việc hay hoạt động nào đó và chính hoạt động ấy lại là sở thích của bản thân thì nó sẽ
cho ra khái niệm gọi là làm vì đam mê. Khi ở trong trạng thái đam mê này ta sẽ làm việc, hoạt động hết
công suất và không hề chán nản một chút nào bằng với tất cả sự tập trung và hào hứng. Nhưng nếu chỉ có
đam mê thơi thì chưa đủ, việc ta rất đam mê đó nếu khơng thể đem lại lợi ích cho xã hội (thiếu vòng “xã
hội cần”) và cũng không thể kiếm được thu nhập để nuôi sống bản thân (thiếu vịng “tạo ra thu nhập”) thì
đó vẫn chưa phải là mục đích sống cuối cùng. Ví dụ về việc chơi game. Bản thân chơi game rất giỏi, thích
chơi game mỗi ngày và đó là tiền đề tạo ra đam mê. Nhưng chắc chắn rằng việc này là thứ xã hội sẽ không
cần và cũng không thể tạo ra tiền. Nếu bản thân nghiêm túc chơi thật giỏi để đi đấu giải quốc tế để tạo ra

thu thập và danh vọng thì đó là Ikigai, cịn chơi để thỏa mãn bản thân thì lại khác, vì vậy đây chưa phải là
mục đích cuối cùng của Ikigai.

1295


Hình 1: Vịng “thích làm” + vịng “làm giỏi” = “Đam mê”, nhưng thiếu vòng “xã hội cần” và vòng “tạo ra
thu nhập”
3.2 Vịng “thích làm” + vịng “xã hội cần”
Vịng “thích làm” và vịng “xã hội cần” kết hợp lại thì ta sẽ ra tên gọi là “sứ mệnh”. Khi cơng việc ta thích
làm trùng hợp thay lại là cơng việc có thể cống hiến cho xã hội và xã hội cần nó thì chúng ta đang thực hiện
một sứ mệnh. Nhưng vậy thơi thì cũng khơng thể cân bằng vì nếu làm cơng việc đó trong khi bản thân ta
làm khơng giỏi (thiếu vịng trịn “làm giỏi”) và khi làm khơng giỏi thì sẽ chẳng ai, hay tổ chức nào nhờ ta
cả vì thế ta sẽ khơng có thu nhập từ cơng việc đó (thiếu vịng trịn “tạo ra thu nhập”). Ví dụ về cơng việc
làm MC, ta rất thích dẫn chương trình, thích nói trước đám đơng và cơng việc này cũng tạo ra lợi ích cho
xã hội, xã hội cũng cần đến thì đây là sứ mệnh. Nếu chỉ vậy thơi thì cũng chưa đủ vì nếu bản thân không
giỏi hơn tất cả những người MC khác, hoặc khơng có gì nổi bật, kiến thức dẫn chương trình, giọng nói vẫn
chưa hay thì sẽ rất ít người, tổ chức mời ta về làm MC cho họ và ta cũng sẽ không thể tạo ra thu nhập được.
Vì vậy thiếu “làm giỏi” và “tạo ra tiền” khiến cho sứ mệnh khơng thể hồn thành được trọn vẹn.

Hình 2: Vịng “thích làm” + vịng “xã hội cần” = “Sứ mệnh”, nhưng thiếu vòng “làm giỏi” và vòng “tạo ra
thu nhập”
3.3 Vòng “tạo ra thu nhập” + vòng “xã hội cần”
Vòng “tạo ra tiền” và “xã hội cần” kết hợp với nhau sẽ ra “Nghề nghiệp”. Đây có lẽ là hai vịng mà hiện
nay có rất nhiều người đang bị vướng mắc. Nhiều người phải theo, làm nghề nghiệp nào đó và nghề nghiệp
này đối với họ là một cơng việc buồn tẻ và họ khơng hề thích làm (thiếu vịng trịn “thích làm”). Vì khơng
thích làm nên trình độ với cơng việc đó cũng chỉ ở mức bình thường chứ họ không hề muốn trau dồi thêm
kỹ năng để làm giỏi như những người có đam mê với nghề nghiệp đó (thiếu vịng trịn “làm giỏi”), nhưng
họ vẫn cố gắng bám trụ vì đây là cơng việc, là cái nghề đáp ứng đúng điều mà xã hội đang cần và nó tạo ra


1296


nguồn thu nhập để nuôi sống họ nên họ mới miễn cưỡng làm. Ví dụ bản thân mình có tay nghề rất giỏi và
thích việc làm đầu bếp nhưng ba mẹ lại bắt mình vơ con đường làm nghề lập trình viên vì nghành lập viên
đang được xã hội ưa chuộng và trả lương cao.

Hình 3: Vịng “tạo ra thu nhập” + vòng “xã hội cần” = “Nghề nghiệp”, nhưng thiếu vịng “thích làm” và
vịng “làm giỏi”
3.4 Vịng “tạo ra thu nhập” + vòng “làm giỏi”
Hai vòng cuối cùng là vòng “tạo ra thu nhập” và vòng “làm giỏi” kết hợp sẽ gọi là “chun mơn”. Chun
mơn có lẽ là cái bậc thang danh vọng thứ hai chỉ sau hai chữ “bậc thầy” mà thơi. Nếu nói người có chun
mơn trong công việc là người tuyệt vời, nhưng công việc họ làm thiếu đi sự cống hiến cho xã hội (thiếu
vịng trịn “xã hội cần”) và bản thân người đó cũng khơng có niềm đam mê mãnh liệt hay ưu thích cơng
việc mình đang gắn bó (thiếu vịng trịn “thích làm”) thì người đó vẫn cịn đang bấp bênh trong chính cơng
việc của mình.

1297


Hình 4: Vịng “tạo ra thu nhập” + vịng “làm giỏi” = “Chun mơn”, nhưng thiếu vịng “xã hội cần” và
vịng “thích làm”
4. IKIGAI HỒN CHỈNH
Một cơng việc, một hoạt động đáp ứng đủ những tiêu chí có sự kết hợp của bốn yếu tố bao gồm “nghề
nghiệp” mà ta giỏi “chun mơn”, ta có niềm “đam mê” và cơng việc đó trở thành một “sứ mệnh” để ta
theo đuổi thì đó chính là Ikigai. Những ngày bản thân được chìm đắm trong “flow” (chế độ siêu tập trung,
làm việc một cách hứng thú mà quên cả thời gian và cũng không cảm thấy mệt mỏi) là những ngày làm
việc thành cơng. Tiếp nối ngày qua ngày như vậy thì sự thành công, cảm giác mãn nguyện và hạnh phúc sẽ
đến với chúng ta. Lúc đó ta sẽ bước xuống giường sớm hơn mỗi sáng và cảm thấy mình thật sự được sống
trọn vẹn từng khoảnh khắc của cuộc sống. Nhưng đừng lầm tưởng rằng khi ta tìm được Ikigai thì lúc nào

cũng sẽ hạnh phúc trong những việc mình làm. Cơng việc và cuộc sống ln có những lúc khó khăn cần ta
làm những việc mà bản thân khơng thích dù ta vẫn đi theo tiếng gọi con tim mình. Hãy cố gắng tin tưởng,
bước tiếp trên con đường đã chọn và liên tục lắng nghe bản thân trong suốt chặng đường đó.

Hình 5: Ikigai hồn chỉnh - dịng chảy “flow” được tạo ra từ bốn yếu tố Ikigai
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Francesc Miralles, Hector Garcia (2019). Đi tìm lý do thức dậy mỗi sáng, NXB Công Thương, Thái Hà.
[2] Hiếu TV. Ikigai - Cách tơi đã tìm ra ý nghĩa cuộc sống của mình, 19/02/2022,
/>[3] Ikigai là gì? Cách tìm Ikigai hướng tới cuộc đời ý nghĩa hơn, 20/02/2022,
/>
1298


[4] Đồn Trúc. Ikigai: Đi tìm ý nghĩa sống theo phương pháp của người Nhật, 25/02/2022,
/>[5] Sofiri. Làm sao để tìm ra Ikigai của bạn, 10/03/2022,
/>[6] Thúy Nguyễn. Triết lý Ikigai của người Nhật cho cuộc sống dài lâu, 10/03/2022,
/>
1299



×