Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Xe điện dành cho người khuyết tật sử dụng cơ cấu nâng hạ gầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.19 KB, 7 trang )

XE ĐIỆN DÀNH CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT SỬ DỤNG
CƠ CẤU NÂNG HẠ GẦM
Huỳnh Văn Ngọc Thảo, Tôn Thất Trọng Thức, Nguyễn Bữu An Khang,
Lê Bảo Luân, Nguyễn Minh Nhựt
Viện Công Nghệ Việt-Nhật, Trường Đại học Cơng nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: TS. Hà Minh Tuấn

TÓM TẮT
Vấn đề di chuyển của người khuyết tật luôn là một điều mà xã hội quan tâm nhưng chưa ai thật sự đứng ra giải
quyết, vì thế một sản phẩm thật sự dành cho người khuyết tật (NKT) là cần thiết cho NKT lẫn cả xã hội. Hiểu
được điều đó, chúng tơi đã và đang nghiên cứu, chế tạo một sản phẩm thực sự dành cho NKT, đó là: XE ĐIỆN
DÀNH CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT SỬ DỤNG CƠ CẤU NÂNG HẠ GẦM.
Từ khóa: Xe cộ, ô nhiễm, tàn tật, nhu cầu sống, lao động.
1. MỞ ĐẦU
Hiện nay, trên thị trường không thiếu các sản phẩm dành cho NKT phục vụ nhu cầu đi lại ví dụ như: Xe máy
cải tiến thành 3 hoặc 4 bánh, xe lăn, xe lăn điện, xe điện 3 bánh phổ thơng. Tuy nhiên, các sản phẩm kể trên
cịn nhiều điểm hạn chế: Tốc độ thấp, quãng đường đi không xa, tiện ích, tiện nghi chưa đáp ứng được yêu cầu,
cần có người hỗ trợ khi lên xuống phương tiện.
Từ đó, chúng tôi đã đặt mục tiêu cho sản phẩm của nhóm nhằm giải quyết các điểm hạn chế cịn tồn động của
các sản phẩm hiện nay để NKT được sử dụng một sản phẩm tốt hơn.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu thập số liệu tìm kiếm giải pháp PD là quan sát, khảo sát, phỏng vấn và các phương pháp làm
việc team được học trong môn học PD1 và PD2.
3. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Đối với người khuyết tật việc hòa nhập với cộng đồng, được tự do di chuyển là điều họ mong muốn, nhưng
các phương tiện đi lại cho nhóm đối tượng này vẫn chưa được thật sự chú ý tới, điều đó được nhắc đến qua bài

“Xe nào cho người khuyết tật” [1]: “Hiện nay, pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có văn bản pháp luật nào
quy định cụ thể về những loại phương tiện nào là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ dành cho người tàn
tật”.


1493


Vì thế việc đi lại của người khuyết tật thường
thơng qua các phương tiện cơng cộng như
Hình 3.1 các phương tiện công cộng chiếm
65,8%, với nhờ người khác giúp đỡ chiếm vị
trí thứ 2 với 30,1%. Cịn với các phương tiện
cá nhân là các xe tự chế để di chuyển chiếm
13,7%. Từ đó, ta có thể thấy phương tiện đi
Hình 3.1: Biểu đồ thực trạng tham gia giao thông của

lại chủ yếu của người khuyết tật chính là các
phương tiện cơng cộng.

người khuyết tật

Hình 3.2: Biểu đồ cảm nhận của NKT về PTCC và PTCN
Với Hình 3.2 ta có thể thấy cảm nhận của NKT đối với các phương tiện giao thơng có nhiều ý kiến trài chiều.
Trong đó, số người cảm thấy các phương tiện công cộng và phương tiện cá nhân đều tệ là 28,2%, những người
cảm thấy bình thường chiếm 29,6% và chiếm nhiều nhất chính là phương tiện công cộng tốt, phương tiện cá
nhân tệ chiếm 33,8%. Điều này lả dễ hiểu vì nhà nước vẫn đang cố gắng giải quyết các vấn đề đi lại cho NKT.
Theo bài “ĐỂ VIỆC ĐI LẠI CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐƯỢC THUẬN TIỆN” [2] thì “Hiện nay Hà Nội
có trên 6000 NKT, trong số đó có khoảng 800 người có nhu cầu đi lại thường xuyên bằng xe buýt. So với 15
vạn hành khách đang sử dụng vé tháng xe buýt ở Hà Nội, đây là một con số rất nhỏ. Hầu hết NKT đều có thu
nhập thấp nên để giảm gánh nặng cho các hội viên, tháng 8-2005 Hội người mù (HNM) thành phố đã có cơng
văn gửi Sở Giao thơng cơng chính Hà Nội, đề nghị cho NKT được sử dụng xe buýt miễn phí nhưng đến nay
mới được ưu đãi bằng mức vé của học sinh, sinh viên (giảm 40% so với giá vé bình thường). Nhưng vướng
mắc nhất hiện nay là các doanh nghiệp vận tải cơng cộng cịn thiếu các trang thiết bị chun dụng giúp NKT
nhận biết được đúng điểm đỗ, số tuyến xe buýt…” và đối với các cá nhân sử dụng phượng tiện cơng cộng như

Anh Đàm Quốc Hiển [2] thì “Có thể với nhiều người, việc bỏ ra 80.000 đồng để mua một chiếc vé tháng xe
1494


buýt là rất đơn giản, nhưng với một người khiếm thị có thu nhập thấp và khơng ổn định như tơi, đó là số tiền
khơng hề nhỏ. Tơi nghĩ, với NKT, xe buýt là phương tiện giao thông rất tiện lợi. Trong khi nhiều người bị tật
vận động vẫn có thể di chuyển bằng xe đạp, xe máy thì khơng phải NKT nào cũng có đủ điều kiện để thường
xuyên bắt xe ôm hoặc nhờ người chở đi mỗi khi có việc cần ra khỏi nhà, vì vậy có thể xem xe buýt là phương
tiện đi lại quan trọng của NKT”. Từ những luận điểm, chứng minh trên ta có thể thấy nhu cầu đi lại của người
khuyết tật đang tăng cao nhưng chỉ với phương tiện công cộng mà phổ biến nhất là xe buýt là chưa thể đáp ứng
được các nguyện vọng, mang muốn của NKT.
4. KẾT QUẢ PHÂN TÍNH/THẢO LUẬN
4.1. Khảo sát nhu cầu các bên liên quan
Từ khảo sát ở hình 4.1, ta có
thể thấy nhu cầu muốn sử dụng
một sản phẩm thật sự dành cho
người khuyết tật là rất cao,
chiếm đến 85,9% trên tổng số
71 người được hỏi nhưng nếu
chúng ta nhìn vào thị trường
Hình 4.1: Biểu đồ khảo sát nhu cầu của NKT

Việt Nam thì các giải pháp
hiện nay gồm có.

1495


4.2.



Các giải pháp đang có trên thị trường
Giải pháp cải tiến xe máy 2 bánh thành xe 3 bánh dành cho người khuyết tật
Nhược điểm:

Hình 4.2: Xe máy 3 bánh dành cho người khuyết tật

-

Ô nhiễm môi trường;

-

Tiếng ồn động cơ;

-

Khơng chở theo được xe lăn;

-

Khơng có dây đai;

-

Cần người hỗ trợ để lên xe.

• Giải pháp xe điện 3 bánh dành cho người khuyết tật hiện có trên thị trường
Nhược điểm:
-


Khơng có dây đai;

-

Khơng thể chở thêm xe lăn;

-

Phải có người trợ giúp lên xe.

Hình 4.3: Xe điện 3 bánh dành cho người khuyết tật
hiện có trên thị trường
• Giải pháp cải tiến phương tiện giao thông công cộng dành cho người khuyết tật
Nhược điểm:

Hình 4.4: Phương tiện cơng cộng cải tiến hỗ trợ người
khuyết tật

1496

-

Không tự do di chuyển

-

PTCC đông người khi giờ cao điểm

-


Cần người trợ giúp lên PTCC


4.3.

Phân tích ngun nhân cấu trúc vấn đề

Hình 4.5: Biểu đồ xương cá xác định nguyên nhân vấn đề
Sau khi tìm hiểu các ngun nhân có thể khiến cho việc di chuyển, đi lại, tham gia giao thông của người khuyết
tật bị hạn chế (Hình 4.5) thì trong đó ngun nhân “Các loại hình, phương tiện giao thơng dành cho người
khuyết tật chưa đủ đáp ứng” khiến cho người khuyết tật bị giới hạn về khả năng tham gia giao thơng. Nhóm
chúng tơi tiến hành thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề hiện nay.
4.4.

ĐIỀU KIỆN RÀNG BUỘC CHO GIẢI PHÁP CỦA NHĨM

Nhóm đã tạo ra các điều kiện ràng buộc (Bảng 4.1) nhằm giúp sản phẩm đạt được các tiêu chí mà nhóm đã đặt
ra và cũng là điều xã hội mong muốn.
Bảng 4.1: Điều kiện ràng buộc
Điều kiện

Đơn vị

Tiện ích, tiện nghi trên Khơng ít hơn những chiếc xe
phương tiện cá nhân
Quãng đường di chuyển

hiện có trên thị trường
Khoảng 50km cho 1 lần sạc


Minh chứng
/> />
Vận tốc tối đa

Khoảng 50km/h

https://xe/toc-do-cho-phep-cua-cacloai-xe-khi-tham-gia-giao-thong.

Giá thành sản phẩm

Trong khoảng từ 25-30 triệu

/>
1497


5.

GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

Hình 5.1: Ý tưởng dựa trên thiết kế xe “The wheelchair scooter”
Dựa trên ý tưởng xe điện “The wheelchair scooter” ở nước ngồi (Hình 5.1), chúng tơi đã thiết kế lại có cấu
tạo và kết cấu xe đơn giản là được chế tạo từ sắt ống có đường kính 3.2cm, dày 0.3cm được liên kết chắc chắn
với nhau bằng mối hàn sẽ làm cho khung xe vững chắc và chịu được tải trọng tối đa lên đến 150kg. Bởi vì lựa
chọn kết cấu các hệ thống trên xe được tính tốn thiết kế tối ưu với mục đích sử dụng các kết cấu, các hệ thống
của xe máy vào giải pháp như: “hệ thống dẫn động lái, hệ thống treo và các hệ thống điều khiển vận hành xe….
vv.v.” Nên xe có chiều dài cơ sở là 176cm, chiều dài toàn xe là 202cm và chiều rộng tồn xe là 130cm. từ đó
làm giảm trọng lượng khơng tải của xe còn 97kg. Trọng lượng nhẹ, kết hợp với mua động cơ qua sử dụng và
được chúng tôi nâng cấp lên động cơ mạnh mẽ 6000w và pin lithium với dung lượng cao giúp chúng tạo ra một

chiếc xe có giá thành thấp hơn, quãng đường đi được trong một lần sạc sẽ xa hơn và tốc độ nhanh hơn cụ thể
là: Tốc độ tối đa từ 25km/h lên 70km/h, quãng đường tối đa từ 60km lên 180km nhưng chúng tơi vẫn giữ
ngun tính chất nâng hạ gầm cơ cấu khí của xe “The wheelchair scooter”. Chính điều này đã giúp chúng tôi
đạt được lợi thế cạnh tranh về tốc độ và qng đường tối đa.
Hình 5.2. Mơ phỏng khung sường vững chắc của
giải pháp nhóm.

6.

KẾT LUẬN

Xe điện hiện nay là xu thế, nên việc đưa xu thế ấy vào phương tiện di chuyển của NKT là điều nên làm.Hiểu
rõ điều này, giải pháp: “ xe điện dành cho người khuyết tật sử dụng cơ cấu nâng hạ gầm” xuất hiện, giúp giải
quyết điều mà các giải pháp xe điện hiện tại cịn thiếu. Giải pháp của nhóm được ra đời với châm ngôn là: “đưa
NKT trở lại nhịp sống như người binh thường”. Chiếc xe có thể đi đến 180km và tốc độ tối đa 70km/h, chính
điều này sẽ giúp NKT có thể thỏa sức đi bất cứ đâu trong thành phố và giúp họ trở lại cuộc sống như người
bình thường.Với một ý tưởng mang tính đóng góp cho cộng đồng, một sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của
người khuyết tật sẽ giúp tạo nên một xã hội mà “ không ai bị bỏ lại phía sau”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TRẦN NGỌC - HUY HÀ - VIẾT LONG (năm 2016), Xe nào cho người khuyết tật? mgia-giao-thong-cua-nguoi-khuyet-tat, truy cập ngày 17/4/2022.
1498


[2] Hà Nội mới online (2006), ĐỂ VIỆC ĐI LẠI CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐƯỢC THUẬN TIỆN
-viec-di-lai-cua-nguoi-khuyet-tat-duoc-thuan-tien, truy cập ngày 17/4/2022.

1499




×