Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Công tác xã hội với người khuyết tật vận dụng quản lý ca

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.4 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
- - -    - - -
Bài tiểu luận
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Anh/chị hãy vận dụng những kiến thức, kỹ năng công tác xã hội nói chung
và công tác xã hội với người khuyết tật nói riêng trong can thiệp,
trợ giúp một người khuyết tật cụ thể
Giảng viên: PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hà
STT : 33
Họ tên: Đào Lệ Quyên
Khoa: Công tác xã hội
Lớp Cao học: QH – 2012
Hà Nội, 2014
Mục lục
Trang
1 Dẫn nhập………………………… 1
2 Mô tả vắn tắt về trường hợp cần giải quyết………… 3
3 Bước 1: Đánh giá thân chủ………………………………. 5
4 Bước 2: Xây dựng kế hoạch trợ giúp……………… 9
5 Bước 3: Chọn lựa giới thiệu dịch vụ………………… 12
6 Bước 4: Chuẩn bị kế hoạch về dịch vụ được giới thiệu…. 12
7 Bước 5: Theo dõi Người khuyết tật khi chuyển gửi…… 14
8 Bước 6: Duy trì mối quan hệ với cơ sở cung cấp dịch vụ… 15
9 Kết luận…………………………………………………. 15
10 Tài liệu tham khảo……………………………………… 16
Anh/chị hãy vận dụng những kiến thức, kỹ năng công tác xã hội nói chung
và công tác xã hội với người khuyết tật nói riêng trong can thiệp, trợ giúp
một người khuyết tật cụ thể.
Dẫn nhập
Theo bà Nguyễn Thanh Trà, phó vụ trưởng Vụ các vấn đề xã hội, Văn


phòng quốc hội, thì pháp luật công nhận tự kỷ là một khuyết tật. Nhưng đó là
dạng khuyết tật nào, thì hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nào nói rõ.
Hiện tại, trong điều 3 Luật người khuyết tật có phân loại 6 nhóm khuyết tật là:
1- Khuyết tật vận động
2- Khuyết tật nghe, nói
3- Khuyết tật nhìn
4- Khuyết tật thần kinh, tâm thần
5- Khuyết tật trí tuệ
6- Khuyết tật khác.
Trong 6 dạng khuyết tật trên, thì tự kỷ có thể nằm trong dạng khuyết tật
thứ 4, thứ 5 hoặc thứ 6. Các cơ quan tham gia xây dựng luật và các nghị định,
thông tư thi hành Luật Người khuyết tật vẫn chưa thống nhất quan điểm xếp
tự kỷ vào dạng tật nào.
Ông Daniel Mont, thuộc nhóm chuyên gia cao cấp của Ngân hàng Thế
giới đang hỗ trợ xây dựng thông tư hướng dẫn thi hành Luật Người khuyết tật
cho biết: "Ở Mỹ, cách phân dạng khuyết tật khác với VN. Đối ngược với
khuyết tật thể chất (ví dụ vận động), là khuyết tật thần kinh “mental” trong đó
có “khuyết tật trí tuệ” – intellectual, “khuyết tật tâm thần” – psychology và
“khuyết tật phát triển”. Do pháp luật Việt Nam tách riêng khuyết tật trí tuệ và
thần kinh-tâm thần, nên so với luật Mỹ, khái niệm “khuyết tật phát triển”,
trong đó có tự kỷ, đã bị biến mất. Do vậy, trong luật VN, không nên để
khuyết tật tự kỷ biến mất hoặc lẫn trong các dạng tật khác như trí tuệ hay
1
thần kinh-tâm thần, Ngân hàng thế giới mong muốn tự kỷ được chú ý một
cách thoả đáng từ các Bộ - ngành liên quan."
Dường như ở Việt Nam, các nhà khoa học, nhà chuyên môn quá yên
lặng về vấn đề này. Tự kỷ bước đầu đã được coi là khuyết tật, nhưng câu hỏi
đó là khuyết tật gì, nằm trong dạng nào, thì chưa có câu trả lời rõ ràng trong
bất cứ một văn bản chính thức nào. Và như vậy, đây đó, kể cả trên các
phương tiện truyền thông đại chúng, vẫn có quan điểm thản nhiên cho rằng:

tự kỷ là chứng bệnh do cách nuôi dạy của cha mẹ mà ra.
Con người khi sinh ra ai cũng đều trải qua thời kỳ ấu thơ, đó là khoảng
thời gian mà mỗi chúng ta đều muốn trân trọng và gìn giữ. Ở nơi đó con người
luôn đầy ắp những ký ức hồn nhiên, trong sáng, là lúc chúng ta bắt đầu khám
phá, ước mơ và cảm nhận về thế giới xung quanh. Nhưng, điều bình dị đó
không phải bất cứ ai cũng có được, vẫn còn có những người không cảm nhận
được - những em bé tự kỷ. Tự kỷ là một căn bệnh mà người ta thường ví như sự
tự trừng phạt của con người, khi mà chúng ta đang từng ngày cố gắng thể hiện
mình thì những người đó lại ngày càng muốn thu hẹp bản thân, gói gọn trong
một cái vỏ bọc cứng cỏi. Nếu không được tự mình chứng kiến thì có lẽ ít ai thấu
hiểu được nỗi khốn khổ của những bậc làm cha, làm mẹ sinh con mắc chứng
bệnh này. Tự kỷ có rất nhiều dạng và mức độ biểu hiện khác nhau, trong đó
asperger là một rối loạn phổ tự kỷ mà ai mắc phải thường dễ bị nhầm lẫn với
biệt hiệu “thần đồng”, bởi trong số những trẻ bị asperger có những em có trí
thông minh vượt trội và khả năng mà ít ai có thể đạt được. Tuy nhiên nếu không
được phát hiện và chữa trị kịp thời thì những em bé đó không chỉ không phát
huy được tài năng mà còn mang theo ảnh hưởng nặng nề trong suốt cả cuộc đời.
Có lẽ cũng vì lý do đó tôi đã chọn trường hợp em Bốp - một đứa bé mắc chứng
asperger làm thân chủ cho hoạt động thực hành CTXH của mình. Qua đó giúp
mọi người có cái nhìn chân thực hơn về một dạng khuyết tật này của trẻ.
2
1. Mô tả vắn tắt về trường hợp cần giải quyết
Họ và tên: Trần Hải Đăng; bí danh: Bốp
SN: 2007; giới tính: Nam
Quê quán: Phường Lê Hồng Phong – thành phố Phủ Lý – tỉnh Hà Nam;
Địa chỉ: Phường Láng Hạ - Quận Đống Đa – Hà Nội;
Thành phần gia đình:
Bố: Trần Văn Hải, Nghề nghiệp: Kinh doanh
Mẹ: Vũ Thị Nga, nghề nghiệp: Kế toán
Em trai: Trần Hải Đường ( Bí danh: Tôm); giới tính: Nam, SN: 2010

Tiểu sử bản thân:
Trần Hải Đăng sinh ra trong một gia đình khá giả tại Phường Láng Hạ - Quận
Đống Đa – Hà Nội. Từ nhỏ em là một đứa trẻ rất đặc biệt, mọi người vẫn gọi
em là thần đồng.
Lúc mới 6 tháng tuối em đã bập bẹ nói, từ đầu tiên mà em thốt ra không phải
là bố hay mẹ mà là Dì. Bởi theo mẹ em thì từ lúc sinh ra Dì của bé thường quan
tâm và hay chơi bé trong khi bố mẹ bận bịu làm ăn.
Một tuổi rưỡi em đã có thể phân biệt các số đếm và đọc được bảng chữ cái.
Hai tuối em đã đọc và viết thành thạo. Bốn tuổi em đã sử dụng máy vi tính.
Mặt khác, Dì em còn bảo em có một trí nhớ rất tốt, đó là chỉ cần đọc số điện
thoại của một người nào đó, 1 tuần sau em vẫn có thể đọc lại khi được hỏi cho
dù trong thời gian đó không ai nhắc đến số điện thoại hay thông tin gì liên quan.
Lúc 2 tuổi, do điều kiện làm ăn không được thuận lợi, bố mẹ em cho em về
quê (Phủ Lý – Hà Nam) sống với ông bà ngoại và học mẫu giáo ở quê đến khi
bắt đầu sang lớp 1 thì đưa lên Hà Nội.
Mặc dù có một trí thông minh vượt trội nhưng bố mẹ em không khỏi lo lắng
3
khi ngày càng nhận thấy con mình có những biểu hiện khác thường: bắt đầu từ
lúc lên 2 tuổi thỉnh thoảng em không chịu trả lời khi bố mẹ hay ai đó gọi, ngoại
trừ ông ngoại và Dì, lúc đầu mẹ em rất bực tức nên hay mắng em. Ớ quê sống
cùng ông bà ngoại em không bao giờ khóc đòi mẹ hay bố (bà ngoại hàng ngày
vẫn buôn bán rau ở chợ nên cũng không có nhiều thời gian chăm sóc em, nhưng
em rất mến ông ngoại và thường chơi với chỉ mình ông, khi em về lại Hà Nội
em luôn gọi điện và đòi ông ra sống cùng nhưng vì điều kiện nên thình thoảng
ông mới lên thăm cháu), và rất sợ khi đến lớp học mẫu giáo. Thêm vào đó, em
vẫn thường nói huyên thuyên một mình về vấn đề gì đó mà em tự nghĩ ra; hay
viết linh tinh một câu nói của em. Bốp là một đứa trẻ rất tình cảm nhưng em
không biết thể hiện tình cảm đó, đặc biệt, khi nói em không có âm điệu (dù là
diễn tả cảm xúc vui, buồn hay giận dỗi .em đều nói cùng một cường độ mạnh,
nhanh, to và kéo dài), đôi khi rất dài dòng và kỳ lạ và nếu để ý kỹ thì mới phát

hiện ra rằng em đang nói trong cùng một câu nhưng hai vấn đề khác nhau, rất
khó tách bạch để hiểu.
Sáu tuổi em là học sinh trường tiểu học, giỏi môn Toán, tập đọc, riêng môn
Mỹ thuật và chính tả chỉ đạt điểm trung bình.
Khi được đưa về Hà Nội học, em hầu như không tiếp xúc với bạn bè, đến lớp
ít khi phát biểu và chỉ ngồi học nghiêm túc các môn mà em thích, thời gian còn
lại em thường làm những việc rất khó hiểu và kỳ quặc như: nói chuyện một
mình hoặc với một đồ vật gì đó, viết vẽ linh tinh Thầy cô rất lo lắng và thường
thông báo cho gia đình nếu em có biểu hiện gì đó không bình thường, các bạn
trong lớp thấy Đăng kỳ quặc nên dần dần không đến gần để chơi với em bởi
nhiều lần Đăng không có phản ứng gì khi các bạn hỏi hoặc rủ chơi gì đó.
Bố mẹ em chia sẻ: trong nhà cháu đi lại rất nhiều, chạy loạn xạ cả lên, nhiều
lúc như thể có việc gì gấp gáp lắm, hỏi thì không nói hoặc nói rất huyên thuyên
chẳng đầu vảo đâu cả.
4
Bước 1: Đánh giá thân chủ:
Dựa vào sơ đồ phả hệ
5
Mẹ
Bố

Bốp

m
Quan hệ thân
thiết
Quan hệ một
chiều
NAM
NỮ

Ông
nội

nội
Ông
ngoại

ngoại
Ta thấy Đăng (thường được gọi là cu Bốp) nhận được sự quan tâm của rất nhiều
thành viên, nhưng em không đáp lại những tình cảm đó, ngay cả bố và mẹ. Hầu
như em chỉ đáp lại tình cảm của ông ngoại, cậu em trai 3 tuổi và người Dì của
em. Sự thu mình lại của em, không phải do em bị đối xử lạnh nhạt, không được
quan tâm hay bị đánh đập mà vì em bị mắc chứng bệnh hiện nay khá phổ biến
đó là hội chứng tự kỷ. Với nhiều biểu hiện mức độ khác nhau trong đó Bốp
thuộc mức độ trung bình- Asperger. Ở mức độ này, các em có trí thông minh
bình thường hoặc trên mức bình thường nhưng thiếu kĩ năng giao tiếp bằng lời,
khó chia sẻ, hòa nhập với bạn bè.
- Xác định vấn đề: Trên cơ sở các thông tin thu thập được về Đăng, có thể
thấy em đang gặp rất nhiều vấn đề nhưng các vấn đề đó đều liên quan đến căn
bệnh mà em đang gặp phải đó là một trong những rối loạn tự kỷ - bệnh
asperger. .Với những rối loạn về chức năng giao tiếp, hạn chế trong việc tiếp
xúc với người khác, đặc biệt là trong cách sử dụng ngôn từ: ngôn ngữ không
thích hợp với vấn đề hiện tại, nói lan man,không có trọng âm Vấn đề của
thân chủ mang tính chất bệnh lý hơn là do tác động của những nguyên nhân
khách quan. Vai trò của nhân viên CTXH trong trường hợp này chủ yếu là kết
nối gia đình trẻ với các nguồn lực nhằm giúp em cải thiện được tình trạng của
mình.
6
Bối cảnh: các nguồn lực mà thân chủ có; các nguồn lực mà có thể huy động
để giúp giải quyết vấn đề của thân chủ

Dựa vào sơ đồ sinh thái:
Ghi chú
Mối quan hệ một
chiều
Mối quan hệ hai
chiều
Quan hệ lỏng lẻo
Không quan hệ
Với tình trạng của Đăng, môi trường sinh thái quanh em gồm có cơ sở y tế,
7
Các TT
chăm sóc
trẻ tự kỷ
Hội GĐ
có trẻ tự
kỷ
Em trai

Nhân viên
CTXH
Bố
mẹ
Ông
ngoại
Trường
học
Bạn bè
Cơ sở
y tế
Bốp

trường học, quê ngoại, hội gia đình có trẻ tự kỷ ở Hà Nội, các trung tâm chăm
sóc trẻ tự kỷ và nhân viên xã hội. Đây là những nguồn lực cần được huy động
nhất trong quá trình can thiệp hỗ trợ em, bởi với trẻ tự kỷ nên để em tập làm
quen dần và kết thân trong phạm vi vừa đủ, tránh để các em sợ hãi và thu mình
lại hơn.
Đăng (Bốp) Bố, mẹ Ông
ngoại
Dì Em
trai
Môi
trường
xung
quanh
Mặt mạnh
Rất thông minh,
trí nhớ vượt trội;
Thân với ông
ngoại, dì và em
trai
Có thu
nhập cao
Gia đình
không có
mâu thuẫn.
Thương
con
Thương
cháu
Thương
cháu,

sống gần
cháu,
kinh tế
ổn định
Thích
chơi
với anh
Hàng xóm
tốt, thầy cô
quý mến
Mặt yếu
Ít giao tiếp với
người lạ
Hạn chế trong
cách diễn đạt
ngôn ngữ
Không kiểm
soát, không ý
thức được những
việc mình đang
Thiếu thời
gian sóc
con
Sống ở
quê, xa
nơi Đăng
đang sống
Có con
nhỏ nên
không

thường
xuyên
chơi với
Đăng
như
trước
Còn
nhỏ
Môi
trường
mới, hoàn
toàn lạ lẫm
với em
Chưa có
sự can
thiệp, hỗ
trợ nào từ
8
làm.
Chỉ quan tâm tới
sở thích bản
thân
phía xã hội
Qua bảng phân tích điểm mạnh, điểm yếu trên có thể thấy các nguồn lực hỗ trợ
trong tiến trình giúp đỡ Đăng là: bố mẹ, ông ngoại, dì, thầy cô và một số cơ
quan, tổ chức có thể huy động trong cộng đồng.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch trợ giúp
* Mục tiêu giúp đỡ thân chủ:
- Tăng năng lực cho thân chủ để giúp Đăng hội nhập vào hệ thống gia đình, bạn
bè trong trường học.

- Cải thiện và tăng cường khả năng giao tiếp cho thân chủ. Tăng cường khả
năng trao đổi ngôn từ giúp thay đổi trọng âm khi giao tiếp. Giúp em biết sử
dụng ngôn ngữ với cách phát âm phù hợp với những trạng thái cảm xúc mà em
đang có.
- Giúp thân chủ có được điều kiện giáo dục và chữa bệnh tốt nhất, sớm có
được môi trường giáo dục phù hợp.
- Lập kế hoạch
Đối tượng
tác động
Hành động của NVXH Kết quả mong muốn
Thân chủ - Gặp gỡ và trò chuyện
cùng TC. Trò chuyện
hướng dẫn tận tình cách
diễn đạt tình cảm
- Thường xuyên bên cạnh,
giúp đỡ em, chơi với em.
- Tạo lập mối quan hệ thân thiết
với Đăng. Tạo bầu không khí gần
gũi, thân mật với em. Nhân viên
Công tác xã hội tạo lập mối quan
hệ thân thiết với Đăng. Trở thành
một người bạn của em.
9
- Tăng cường khả năng
giao tiếp thông qua các trò
chơi : Nhân viên công tác
xã hội tổ chức các trò chơi
đơn giản như: vẽ tranh, tô
màu, các trò chơi vật con
vật hay bất cứ trò chơi nào

em yêu thích…chơi các trò
chơi liên quan đến sở thích
như: con số, toán học, ô
chữ tuệ… - Khuyến khích
em phát triển nhận thức
thông qua việc chơi các trò
chơi liên quan tới khả
năng nổi trội của em. Để
em tự quyết định việc lựa
chọn các trò chơi mà em
yêu thích
- Bắt chước những hành
động của Đăng để cùng
chơi với em
- Hướng dẫn một cách
kiên trì những câu nói, lặp
đi lặp lại để giúp em thay
đổi dần dần.
- Tăng cường sự hỗ trợ của
các yếu tố bên ngoài cho
TC: bạn bè,.
- Giúp em biết thể hiện niềm vui
khi được chơi cùng người khác mà
không phải là ông ngoại hay dì
hoặc em trai của em (cụ thể là với
nhân viên xã hội).
10
Gia đình - Trò chuyện
- Tham vấn :Tổ chức tham
vấn cho gia đình nhằm

chia sẻ những thông tin
cần thiết về chăm sóc và
giáo dục em, giúp em từng
bước thay đổi, trao đổi với
gia đình em để mọi người
hiểu cần dành phải nhiều
thời gian quan tâm, chăm
sóc em hơn nữa. Bố mẹ
cần dành nhiều thời gian
để quan tâm tới Đăng, nhất
là khi em ở xa ông ngoại
và Dì để em không cảm
thấy bị hụt hẫng.
- Thỏa thuận
- Thu thập thêm thông tin về TC
và những mối quan hệ trong gia
đình.
- Gia đình có cái nhìn toàn diện về
vấn đề của TC, cùng tham gia vào
tiến trình giải quyết vấn đề của TC
và quan tâm đến TC hơn.
- NVXH và gia đình cùng thống
nhất trong quá trình làm việc.
- Kết nối gia đình với các tổ chức
như: Hội những gia đình có trẻ em
bị tự kỷ tại Hà Nội, cơ sở y tế…
- Giới thiệu một số trang web
trong việc chăm sóc trẻ tự kỷ để
gia đình có thể tham khảo
Nhà trường Tham vấn

Trao đổi với cô giáo chủ
nhiệm
- Nhân viên công tác xã hội
liên hệ với nhà trường để phối hợp
giúp đỡ em, đề nghị giáo viên chủ
nhiệm quan tâm, giúp đỡ em hoà
nhập với bạn bè, tránh sự phân
biệt, xa lánh.
11
Bước 3: Chọn lựa giới thiệu dịch vụ
Nhân viên công tác xã hội nối kết gia đình với các nguồn lực để giúp em
cải thiện tình trạng của mình như: Hội những gia đình có trẻ em bị tự kỷ tại Hà
Nội, cơ sở y tế…
Giới thiệu cho gia đình em nhiều địa chỉ tin cậy liên quan trong việc
chăm sóc và điều trị cho em như: trung tâm hỗ trợ trẻ tự kỷ Sao Mai đóng tại
Phường Nhân Chính - Q.Thanh Xuân - Hà Nội, Trung tâm Hy Vọng, Cơ sở I:
Ngõ 290 Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội, Cơ sở II : 32, ngõ 4, phố Đặng Văn
Ngữ, quận Đống Đa, Hà Nội, Trung tâm Tư vấn Giáo dục trẻ có nhu cầu đặc
biệt Ánh Dương: , Trung tâm Nắng Mai, Trung tâm hỗ trợ giáo dục trẻ em
Ngày Mới…
CLB Gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội có địa chỉ trang web là
www.tretuky.com, đây là hai cơ sở có thể hỗ trợ gia đình em trong quá trình trị
liệu và giúp em hoà nhập tốt sau này
Bước 4: Chuẩn bị kế hoạch về dịch vụ được giới thiệu:
Nhân viên công tác xã hội cùng với gia đình thân chủ lập kế hoạch để tiếp
cận dịch vụ chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ
ST
T
Mục tiêu Hoạt động Thời
gian

Người liên lạc Mong
đợi /
quả
1 Giúp chăm sóc
và điều trị cho
thân chủ.
Hỗ trợ gia đình
em trong quá
trình trị liệu và
giúp em hoà
- Tìm
hiểu về các
trung tâm
đang điều trị
và hỗ trợ
giáo dục trẻ
tự kỷ.
Gia
đình
thân
chủ
lựa
chọn
được
12
nhập tốt sau này
Giúp gia đình trẻ
có được
những kinh
nghiệm, kỹ năng

trong quá trình
can thiệp, trị liệu
cho trẻ và mong
muốn hỗ trợ,
giúp trẻ có cơ
hội phát triển
khả năng, năng
lực và sớm hòa
nhập cộng đồng
- Thảo
luận với gia
đình trẻ để
gia đình lựa
chọn trung
tâm.
- Liên
hệ với trung
tâm điều trị
trẻ tự kỷ :
- Trung
tâm Tư vấn
Giáo dục trẻ
có nhu cầu
đặc biệt Ánh
Dương
-Trung tâm
Nắng Mai
- Trung
tâm hỗ trợ
giáo dục trẻ

Địa chỉ: Số 70
Ngõ 49 Huỳnh
Thúc Kháng, Đống
Đa, Hà Nội
Điện thoại/Fax :
0437739975
-Giám đốc trung
tâm: Th.S Nguyễn
Thị Bùi Thành
ĐT: 0986981150
Địa chỉ: Số 8, xóm
Gốm, Mỹ Đình -
Hà Nội.
- số 14 ngõ 221
Tôn Đức Thắng,
phường Hàng Bột,
quận Đống Đa,
thành phố Hà Nội
trung
tâm
chăm
sóc và
điều
trị phù
hợp
13
em Ngày
Mới
Điện thoại:
04.35133922

0934283634
2 Chia sẻ những
kinh nghiệm
cũng như những
kiến thức khoa
học về giáo dục
đặc biệt cho trẻ
tự kỷ, giúp phát
hiện sớm từ phía
các gia đình để
can thiệp kịp
thời
- Kết
nối gia đình
trẻ với các
Hội những
gia đình có
trẻ em bị tự
kỷ tại Hà
Nội, cơ sở y
tế…
Anh Lâm Tường
Vũ(chủ tịch
(CLB)04-
2511123/0913206
066
Chị Phạm Thị
Yến(Phó chủ tịch
CLB) 04-
5374211/

0918357759
Chị Nguyễn thị
Thu Trang (phó
chủ tịch)
Bước 5: Theo dõi Người khuyết tật khi chuyển gửi:
Nhân viên CTXH theo dõi thân chủ trong quá trình thân chủ tham gia trị
liệu tại trung tâm trị liệu cho trẻ tự kỷ mà gia đình trẻ đã lựa chọn. Nhân viên
CTXH thường xuyên gọi điện thoại, đến thăm nhà, chủ động hỏi về chất lượng
dịch vụ và những tiến bộ của trẻ trong quá trình trị liệu, cung cấp những phản
hồi tích cực của trẻ cho gia đình trẻ biết.
14
Bước 6: Duy trì mối quan hệ với cơ sở cung cấp dịch vụ:
Nhân viên CTXH xây dựng mối quan hệ chuyên nghiệp với các giáo
viên trực tiếp dạy trẻ ở trung tâm trị liệu để có thể cập nhật được thông tin mới
nhất của thân chủ. Nhân viên CTXH luôn trao đổi và giữ liên lạc định kỳ.
Kết luận
Asperger – là một trong những rối loạn tự kỷ mà trẻ em ngày nay đang
mắc phải. Những rối loạn này rất có hại đối với cuộc sống hiện tại và tương lai
của các em. Asperger là căn bệnh cần sớm được nghiên cứu và chữa trị. Vai trò
của nhân viên CTXH đối với trẻ em khuyết tật dạng tự kỷ vô cùng quan trọng
và cần thiết để giúp nối kết gia đình các em với các nguồn lực trong cộng đồng
nhằm giúp cải thiện tình trạng của trẻ tự kỷ, giúp các em hòa nhập cộng đồng.
15
Tài liệu tham khảo:
1. Chantal Sicile – Kira, Hội chứng tự kỷ, những hướng dẫn đầy đủ
về hội chứng tự kỷ, Hội chứng Down, rối loạn phát triển lan tỏa và các
dạng khác của phổ tự kỷ, 2004.
2. Lê Chí An, Đỗ Văn Bình, Nguyễn Hữu Tân, Bùi Thị Xuân Mai Và
Mai Xuân Thuấn. 2010. Quản lý ca trong thực hành công tác xã hội với
trẻ em. Tp Hồ Chí Minh.

3. Lê Chí An, Nhập môn công tác xã hội cá nhân, ĐH Mở TP Hồ Chí
Minh.
4. Nguyễn Ngọc Toản , Một số định hướng chính sách đối với trẻ em
tự kỷ ở Việt Nam, Tạp trí lao động và xã hội online. 23/09/2013
5. Giáo trình Công tác xã hội với người khuyết tật. 2014. Đại học
Khoa hoac xã hội và nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Trần Văn Kham ”Mô hình công tác xã hội với trẻ khuyết tật ở Úc:
Định hướng về hòa nhập xã hội” , Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Hà Nội (9/2011).
7. />8.
16

×