Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập KIỂM TRA CUỐI học kì i môn GDCD 7 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.17 KB, 3 trang )

ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MƠN GDCD 7
(NĂM HỌC 2022 -2023)
A. Trọng tâm kiến thức - yêu cầu
1. Giới hạn: Bài 1, bài 2, bài 3, trọng tâm tự luận bài 4, bài 5, bài 6
Bài 1. Tự hào về truyền thống quê hương
Bài 2. Bảo tồn di sản văn hóa
Bài 3. Quan tâm, cảm thơng, chia sẻ
Bài 4. Học tập tự giác, tích cực
Bài 5. Giữ chữ tín
Bài 6. Quản lí tiền
2. Yêu cầu:
- Nắm được nội dung chính của bài học (phần ghi nhớ Nội dung bài học SGK GDCD 7)
- Xử lý tốt các dạng bài tập tình huống trong SGK và Vở bài tập GDCD 7
- Vận dụng kiến thức hoàn thành các câu hỏi từ nhận biết, thông hiểu đến vận
dụng (vận dụng thấp và vận dụng cao).
- Tự luận: 7 điểm (3 câu) - Trắc nghiệm: 3 điểm (12 câu - nhận biết)
B. Một số kiến thức phần tự luận
Các em vận dụng nội dung chương trình học của 3 bài sau đây:
Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa
Câu 1: Di sản văn hóa là gì? Em hãy phân loại di sản?
Gợi ý
* Di sản văn hoá là: những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn
hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
* Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể.
- Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hố,
khoa học, bao gồm di tích lịch sử- văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia.
- Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng
hoặc cá nhân, vật thể và khơng gian văn hố liên quan, có giá trị lịch sử, văn
hố, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và
được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền


nghề, trình diễn và các hình thức khác.
Tình huống: Trong một lần đi tham quan Chùa Yên Tử của lớp 7B, một số bạn
nam đã dùng dao khắc tên của mình lên những thân cây đại cổ thụ ở đó, với
mục đích là để làm kỉ niệm và để du khách và hậu thế biết nơi đây đã có người
đến thăm.
Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn nam đó? Nếu em là một thành viên
của lớp trong đồn tham quan đó em sẽ khuyên các bạn như thế nào?


Gợi ý: - Nhận xét được hành vi của các bạn là sai
- Đưa ra lời khuyên cho các bạn biết về những việc làm phù hợp với lứa tuổi
để góp phần bảo vệ di sản văn hóa
Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
Câu 1: Em hiểu thế nào là quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
Gợi ý: - Quan tâm là thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung
quanh.
- Cảm thơng là đặt mình vào vị trí người khác để hiểu được cảm xúc của người đó.
- Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả
năng của mình.
Bài 4. Học tập tự giác, tích cực (câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu)
Câu 1: Học tập tự giác, tích cực có những biểu hiện nào?
Gợi ý: Biểu hiện của học tập tự giác, tích cực
- Có mục tiêu học tập rõ ràng.
- Chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã lập ra.
- Hồn thành nhiệm vụ học tập mà khơng cần ai nhắc nhở.
- Ln cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập.
- Có phương pháp học tập chủ động.
- Biết vận dụng điều đã học vào cuộc sống.
Câu 2: Vì sao cần học tập tự giác, tích cực?
Gợi ý: Ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực.

- Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta chủ động, sáng tạo và không
ngừng tiến bộ trong học tập.
- Đạt được kết quả và mục tiêu học tập đã đề ra.
- Được mọi người tin tưởng, tôn trọng và quý mến.
Bài 5. Giữ chữ tín (câu hỏi trắc nghiệm và tự luận mức độ vận dụng cao)
Câu 1. Biểu hiện của giữ chữ tín và khơng giữ chữ tín? Giữ chữ tín mang
lại ý nghĩa gì?
Gợi ý: - Biểu hiện của giữ chữ tín: thực hiện lời hứa; nói đi đơi với làm; đúng
hẹn; hồn thành nhiệm vụ được giao; giữ được niềm tin với người khác.
- Giữ chữ tín sẽ giúp cho chúng ta mang đến niềm tin và hi vọng cho mọi
người, được mọi người tin tưởng và tơn trọng, góp phần làm cho các mối
quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
Câu 2. Theo em, vì sao chúng ta phải biết giữ chữ tín? Lấy 2 ví dụ về hành vi
giữ chữ tín của bản thân hoặc của người khác mà em biết?


Ý nghĩa: Giữ chữ tín sẽ giúp cho chúng ta mang đến niềm tin và hi vọng cho
mọi người, được mọi người tin tưởng và tơn trọng, góp phần làm cho các mối
quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
HS lấy ví dụ
Bài 6. Quản lí tiền (câu hỏi trắc nhiệm và câu hỏi tự luận mức độ vận dụng)
Câu 1. Em hãy nêu cách tạo nguồn thu nhập cá nhân?
Gợi ý: Để tạo nguồn thu nhập, mỗi người có thể tìm cho mình một cơng việc phù hợp
với độ tuổi, sở thích và điều kiện, để biết quý trọng đồng tiền của bản thân, gia đình và
xã hội.

Lưu ý: HS vận dụng kiến thức để xử lý tình huống tích cực, chủ động tham gia
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân về thu nhập cá nhân …. Bước đầu biết
quản lí tiền và tạo nguồn thu nhập của cá nhân


Câu 2: Theo em vì sao trong cuộc sống lại cần phải quản lí đồng tiền hợp lí?
Em hãy đề xuất một số biện pháp giúp các bạn cách quản lí tiền có hiệu quả?
Ý nghĩa: Quản lý tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể cân bằng tài chính
hiện tại, chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai, đề phòng
trường hợp bất trắc xảy ra và có thể giúp đỡ người khác
Một số biện pháp giúp các bạn cách quản lí tiền có hiệu quả
- Tập trung vào việc học tập
- Không nên mua những đồ chơi không cần thiết
- Tiết kiệm tiền ăn sáng để ủng hộ bạn khó khăn hoặc nuôi lợn đất.
- Không tham gia vào các TNXH.



×