Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

kế hoạch kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (890.76 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KẾ HOẠCH KINH DOANH
CHỦ ĐỀ :

Vườn ươm keo giống Thành Đạt

Giảng viên hướng dẫn: Hồng Thị Hương
Sinh viên

: Chu Văn Đạt

Nhóm

: 02

Lớp

: QTKD02

Khố

: K15


LỜI NĨI ĐẦU
Tiền khơng phảo là tất cả, khơng phải cứ nhiều tiền là hạnh phúc, đúng thế.
Nhưng tiền là phương tiện để chúng ta dễ đạt được hạnh phúc. Tiền tạo điều kiện để
chúng ta có một sức kỏe tốt, để chũng ta được yên tâm, để chúng ta có điều kiện học
tập và giả phóng chúng ta ra khởi nhiều mới quan tâm vụn vặt của cuộc sống. Chính
vì thế em khơng coi thường đồng tiền, đó là quan điểm của em sau thời gian học tập


và đào tạo trong môi trường trở thành một nhà kinh doanh, một nhà quản lý với
khao khát làm giàu mãnh liệt, được chủ động với đồng tiền của mình.
Tự kinh doanh, đó chính là con đường dẫn tới em sự tự chủ với số phận của
mình, có cơ hội hưởng một cuộc sống hạnh phúc.
Em xin chân thành cảm ơn cô Hoàng Thị Hương đã truyền đạt cho em rất
nhiều bài học quý báu trong thời gian vừa qua, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn
thành bài kế hoạch kinh doanh của mình.

2


Mục Lục
Phần 1: Tóm tắt tổng qt.......................................................................................5
1.1 Phân tích các điều kiện của bản thân với tư cách là một nhà kinh doanh độc
lập........................................................................................................................... 5
1.2 Lý do chọn dự án..............................................................................................5
1.3 Điểm lại cơ hội..................................................................................................5
1.4 Mô tả dịch vụ....................................................................................................5
Phần 2: Phân tích ngành và đối thủ cạnh tranh.......................................................6
2.1 Bối cảnh............................................................................................................6
2.2 Thị trường hướng tới.........................................................................................7
2.3 Mặt bằng kinh doanh........................................................................................7
2.4 Phân tích đối thủ cạnh tranhh............................................................................8
2.5 Những rủi ro có thể gặp phải khi đi vào hoạt động...........................................9
Phần 3: Mô tả dự án và dịch vụ............................................................................11
3.1 Mô tả dự án.....................................................................................................11
3.2 Dịch vu............................................................................................................ 11
Phần 4: Kế hoạch marketing.................................................................................12
4.1 Chuẩn bị kế hoạch marketing sản phẩm (Product)..........................................12
4.2 Chuẩn bị kế hoạch marketing giá cả ( Price)...................................................12

4.3 Chuẩn bị marketing địa điểm( Place)..............................................................13
4.4 Chuẩn bị bản kế hoạch marketing và xúc tiến bán hàng ( Promotion)............13
Phần 5: Kế hoạch nhân sự....................................................................................14
5.1 Giới thiệu về kế hoạch nhân sự.......................................................................14
5.2 Nội dung kế hoạch nhân sự.............................................................................14
Phần 6: Kế hoạch tài chính...................................................................................15
6.1 Doanh thu........................................................................................................15
6.2 Chi phí............................................................................................................15
6.3 Giá thành sản phẩm.........................................................................................16
6.4 Lợi nhuận........................................................................................................17
Phần 7: Hình thức Pháp lý....................................................................................20
7.1 Các hình thức pháp lí trong Doanh Nghiệp.....................................................20
7.2 Loại hình kinh doanh lựa chọn phù hợp..........................................................22
7.3 Đăng kí kinh doanh.........................................................................................23
3


Phần 8: Dự báo doanh thu và hòa vốn..................................................................24
8.1 Điểm hòa vốn..................................................................................................24
8.2 Dự báo doanh thu............................................................................................24
Phần 9:

Tài liệu tham khảo...................................................................................25

4


Phần 1: Tóm tắt tổng qt
1.1 Phân tích các điều kiện của bản thân với tư cách là một nhà kinh doanh độc
lập.

Được sinh ra trong gia điình có truyền thống kinh doanh, em ln có trong
mình khao khát làm giàu và mong muốn được tự chủ về tài chính. Tự kinh doanh
cho phép em được tự do làm theo cơng việc mà em u thích và đam mê.
Về mặt vốn khởi sự kinh doanh, em rất may mắn khi có sự giúp đỡ và tin
tưởng của gia đình đã trao cho em một số vốn ban đầu để khởi sự cơng việc kinh
doanh của mình.
Với những kiến thức, kĩ năng kinh doanh học tập tại trường Đại học Công
nghiệp Hà Nội cộng thêm những năm làm thêm ngoài về một số kinh nghiệm cần
thiết, em tự tin rằng mình có thể đứng ra làm chủ cơng việc kinh doanh
Tuy nhiên em cũng luôn ý thức việc tự học hỏi, trau dồi thêm kiên thức kinh
doanh không ngừng sau này, cố gắng khắc phục những điểm còn yếu. Để vượt qua
những thử thách trong việc kinh doanh độc lập, em cần một sức khỏe tốt hơn nữa,
tinh thần vững vàng kiên định hơn nữa để chấp nhận được những rủi ro có thr=ể gặp
phải, quết đốn hơn nữa khi đưa ra những quết định có tính chất ảnh hưởn lớn tới
tình hình kinh doanh.
1.2 Lý do chọn dự án.
- Nhận thấy những năm gần đây, phong trào trồng rừng nguyên liệu ở huyện
miền núi Như Xuân (Thanh Hoá) và các huyện lân cận phát triển mạnh, bởi vậy nhu
cầu giống cây lâm nghiệp cũng ngày càng cao.
- Bản thân có niềm đam mê với kinh doanh cây giống, mong muốn đáp ứng
kịp thời,tận nơi giá cả hợp lý cho người dân, góp phần mang lại màu xanh cho rừng
và cũng giúp người dân quê mình nâng cao thu nhập.
1.3 Điểm lại cơ hội.
Huyện Như Xuân thực hiện đề án trồng rừng gỗ lớn, hướng đi mới cho kinh tế
lâm nghiệp. Mục tiêu định hướng đến năm 2025 mỗi năm trên địa bàn huyện Như
Xuân tiếp tục trồng mới 800 – 1.000 ha rừng.
=> Nhu cầu trồng cây rừng tăng cao( Chủ yếu là keo)
• Các vườn ươm trong địa bàn huyện cịn chưa nhiều,quy mơ nhỏ và chất
lượng cây giống chưa cao.
• Được sự ủng hộ và giúp sức từ gia đình, người thân.

• Đã có sẵn mặt bằng, nguồn nước làm vườn.
5


1.4 Mơ tả dịch vụ
- Cung cấp cây giống có tỉ lệ sống cao và chất lượng tốt nhất.
- Tư vấn cho khách hàng số lượng cây giống tỉ lệ với diện tích đất để đạt năng
suất cao nhất.
- Phục vụ chu đáo, nhiệt tình, cung cấp cây giống tận vườn.

Phần 2: Phân tích ngành và đối thủ cạnh tranh
1.5 Bối cảnh
a, Kinh tế - Xã hội
Tháng 8 năm 2021, trong bối cảnh diễn biến hết sức phức tạp của đại dịch
Covid-19; song, với sự nỗ lực, quyết tâm của cấp ủy, chính quyền, cộng đồng doanh
nghiệp và Nhân dân thành phố Thanh Hóa, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố
vẫn đạt được những kết quả tích cực: Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 2.884 tỷ
đồng, tính chung 8 tháng ước đạt 22.120 tỷ đồng, tăng 6,3% so với cùng kỳ. Hoạt
động thương mại, dịch vụ tiếp tục bị ảnh hưởng lớn bởi đại dịch Covid-19; tổng mức
bán lẻ hàng hóa tháng 8 ước đạt 5.533 tỷ đồng, giảm 4,5% so với cùng kỳ, tính
chung 8 tháng ước đạt 40.783 tỷ đồng, bằng 62,7% so với kế hoạch; số lượt khách
đến thành phố đạt 5.520 lượt, giảm 94% so với cùng kỳ; tổng thu từ khách du lịch
nội địa đạt 4,3 tỷ đồng, giảm 93% so với cùng kỳ. Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục
được duy trì, tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu trong tháng ước đạt 144,323 triệu USD,
tăng 38,2% so cùng kỳ; lũy kế 8 tháng, giá trị hàng hóa xuất khẩu ước đạt 823,006
triệu USD, tăng 21,6% so cùng kỳ. Sản xuất vụ thu mùa diễn ra trong điều kiện thời
tiết tương đối thuận lợi, tổng diện tích gieo trồng đạt 4.050,3 ha, tăng 5,3% so với
cùng kỳ; tập trung chỉ đạo hồn thiện các tiêu chí xây dựng nơng thôn mới nâng cao
tại xã Đông Vinh.
Tổng vốn đầu tư phát triển tháng 8 trên địa bàn đạt 2.360 tỷ đồng, tăng 7,9% so

với cùng kỳ; lũy kế 8 tháng đạt 20.616 tỷ đồng, bằng 64,4% so với kế hoạch. Trong
tháng có 101 doanh nghiệp thành lập mới, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập
trong 8 tháng là 864 doanh nghiệp, bằng 58% kế hoạch. Thu ngân sách 194,07 tỷ
đồng; lũy kế 08 tháng đạt 1.991,05 tỷ đồng, bằng 68,9% so với dự toán.
6


Trước các diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, thành phố đã tập trung
chỉ đạo tăng cường tần suất, thời lượng hoạt động thông tin, tuyên truyền các biện
cấp bách về phòng, chống dịch Covid-19 trên các phương tiện truyền thông triển
khai khẩn trương, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng
dẫn, chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh. Tổ chức lực lượng khẩn trưong khoanh
vùng, dập dịch, truy vết thần tốc các trường họp liên quan đến những người trở về từ
huyện Nông Cống; những người đã từng đi, đến Khoa Ung bướu và Tòa nhà 09 tầng
của Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực; xiết chặt kỷ luật, kỷ cương thực hiện các quy định
về phòng chống dịch Covid-19, đã kiểm tra, xử phạt 311 trường hợp vi phạm với
tổng số tiền hơn 690 triệu đồng; triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ,
chính sách an sinh xã hội; chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao
động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
b, Chính trị
Tình hình trật tự - an ninh ngày càng được thắt chặt, đảm bảo đời sống cho
nhân dân phát triển kinh tế.
1.6 Thị trường hướng tới
 6 tháng đầu: Tập chung vào địa bàn xã Xuân Bình và 3 xã lân cận Bãi
Trành, Xuân Hoà và Nghĩa Lạc( Nghệ An).
 6 tháng sau: Khẳng định thương hiệu và mở rộng thị trường ra toàn
huyện.
 Dài hạn: Cung cấp cây giống cho các nhà vườn, vườm ươm tạm thời
trong cũng như ngoài huyện và các xã giáp ranh thuộc tỉnh Nghệ An.


1.7 Mặt bằng kinh doanh
Địa Điểm : Xã Xuân Bình - Như Xn - Thanh Hố.
Diện tích : 5000 m2
Phía Đơng: Huyện Như Thanh
Phía tây: Xã Bãi Trành
Phía Nam: Xã Nghĩa Lạc( Nghệ An), xã Nghĩa Lâm (Nghệ An)
Phía Bắc: Xã Xuân Hoà

7


1.8 Phân tích đối thủ cạnh tranhh

Vườn ươm cố định Hịa Minh:
+ Cách vườn khoảng 30km, quy mơ khoảng 10000m2, số lượng khách hàng lớn,
phân phối cây giống cho nhà vườn ở các xã lân cận và Huyện Như Thanh, Thọ
Xuân.
+ Chất lượng phục vụ tốt.
+ Marketing thông qua các mạng xã hội như facebook, phát tờ rơi.
+ Nhân viên tư vấn, chăm sóc nhiệt tình.

Số lượng cây suất ra mỗi tháng
Tháng


200,000

Lẻ
50,000


Đơn giá(Vnd)

750

800

Phí vận chuyển

30k/1000 cây

50k/1000 cây

8


 Vườn ươm tạm thời Bình Hiền
+ Nằm ở xã Bãi trành, cách vườn ươm 8km, quy mô 2000m2 , giống cây hoàn
toàn nhập từ các vườn ươm khác về để chăm sóc và bán lại. Số lượng khách hàng
tương đối lớn do địa bàn cịn ít nhà kinh doanh.
+ Không hỗ trợ vận chuyển
Số lượng cây suất ra mỗi tháng
Tháng
Số lượng cây suất ra
Đơn giá(Vnđ)

6

7

8


65,000

68,000

70,000

800

800

800

1.9 Những rủi ro có thể gặp phải khi đi vào hoạt động
9


a, Những rủi ro có thể xảy ra.
Khơng có hoạt động kinh doanh nào là tuyệt đối an tồn, ln có những rủi ro
rình rập, cho nên lường trước được rủi ro trong tương lai để biết được loại rủi ro
phải chấp nhận, có loại rủi ro cần phịng tránh và khắc phục....
- Rủi ro chi phí tốn kém: nhất là những chi phí phát sinh nhỏ, khó kiểm sốt được
trong quá trình chuẩn bị cúng như sau khi vườn ươm đi vào hoạt động như: chi phí
cá nhân, chi phí đi lại, chi điện, điện thoại cố định....
- Rủi ro trong các vấn đề về tiếp thị như không thu hút đủ đối tượng khách hàng cần
thiết, tinh thần phục vụ của nhân viên chưa tốt...
- Không kịp thời giải quyết vấn đề vốn, để vốn đọng dưới dạng tài sản như quá
nhiều cây giống mà lại không đủ tiền mặt để chi trả cho nhu cầu sinh hoạt hàng
ngày...
- Trộm cắp, gian lận xảy ra trong quá trình vườn ươm đông khách, nhân viên không

bao quát được hết tồn bộ vườn ươm.
- Tai họa đột ngột có thể xảy ra do những nguyên nhân khách quan như hỏa hoạn,
giơng lốc...

b, Những phương án phịng ngừa và hướng giải quyết.
Nhận thức và lường trước được rủi ro đồng thời cũng nên đề phịng rủi ro đó
nhằm tránh tổn thất cho vườn ươm, càng tránh được tổn thất thì càng giảm được
nguy cơ thất bại trong kinh doanh sau này.
- Nắm vững những kĩ năng ươm và chăm sóc cây giống, kĩ năng bán hàng, tính tốn
chi phí, cân nhắc mua hom giống và quản lý cây giống tốt nhất.
10


- Đào tạo kỹ năng chăm sóc, bán hàng cho nhân viên với thái độ phục vụ tốt nhất,
đồng thời đề ra những quy định cụ thể cho nhân viên về trách nhiệm đối với vườn
ươm và khách hàng.
- Có chính sách giảm giá đối với những khách hàng mua với số lượng lớn, khuyến
khích mua hàng từ những khách hàng mới.
- Kiểm soát và hạn chế tối đa các loại chi phí phát sinh.

Phần 3: Mơ tả dự án và dịch vụ
1.10 Mô tả dự án.
- Sản xuất cây giống keo lai bằng hình thức giâm hom.
- Vườn ươm cây keo giống với diện tích khoảng 5000m2, cách trung tâm xã 200m,
nằm ngay trên trục đường giao thơng chính nối với các xã lân cận và tỉnh Nghệ An.
- Hệ thống tưới tự động.
- Loại cây: Keo lai
- Nuôi cấy bằng hình thức giâm hom
1.11 Dịch vu
+ Tư vấn số lượng cây giống phù hợp với diện tích đất trồng.

+ Vận chuyển cây giống đến tận nơi trồng, chi phí rẻ và đảm bảo chất lượng cây.

11


Phần 4: Kế hoạch marketing
Sau khi xác định được quy mô thị trường tiềm năng và xác định đối tượng
khách hàng mục tiêu, em quyết định lựa chọn chiến lược Marketing_mix 4P để giới
thiệu tới khách hàng của mình.

1.12 Chuẩn bị kế hoạch marketing sản phẩm (Product).
Dựa vào phân tích các loại giống keo hiện quá trên thị trường tỉnh Thanh Hóa
từ các đối thủ cạnh tranh, em xác định sản phẩm của mình phải là giống keo vừa
thỏa mãn nhu đầu của nhiều đối tượng khách hàng có những đặc điểm nổi bật như:
khả năng sống, khả năng chống chịu với thời tiết, sâu bệnh, hợp với đất trồng trên
địa bàn.

1.13 Chuẩn bị kế hoạch marketing giá cả ( Price).
Em xác định việc mua hom giống, nguyên vật liệu từ các trung tâm chứ không
thông qua đại lý trung gian nào cả nên giá mua các sản phẩm này đều là giá gốc, dễ
dàng xá định giá bán ra là rẻ nhất, tương đối thấp hơn hoặc bằng so với mức giá bán
của các đối thủ cạnh tranh.

12


1.14 Chuẩn bị marketing địa điểm( Place).
Đối với việc kinh doanh thì địa điểm để đặt cửa hàng là hết sức quan trọng. Nó
phải thỏa mãn một số yêu cầu như; Ở vị trí đơng người qua lại, dễ dàng vận chuyển,
mức độ an tồn về an ninh cao, khơng nằm trong vùng sắp quy hoạch của xã...

Vườn ươm Thành Đạt được đặt bên trục đường chính nối liền đường HCM và
cảng Nghi Sơn, dễ nhận thấy, đây là điều kiện tốt cho vườn vươm tránh được nhiều
sự cạnh tranh từ phía các đối thủ so với việc đặt vườn ươm tại những nơi xa trục
đường chính, khó tìm, khó vận chuyển.
1.15 Chuẩn bị bản kế hoạch marketing và xúc tiến bán hàng ( Promotion)
Qua việc tìm hiểu các vườm ươm keo giống khác trên địa bàn tỉnh, em nhận
thấy đa số các vườn ươm này không chú trong nhiều cho việc hỗ trợ h=bán hàng và
quảng cáo, vì hầu hết các cửa hàng này đều là những nguồi có kinh nghiệm trong
làm ăn bn bán, có vốn, có kinh nghiệm làm vườn ươm . Nhưng đối với một vườn
ươm thì việc chú trọng vào việc quảng cáo và xúc tiến bán hàng cũng rất cần thiết.
Vì thế em đưa ra chiến lược cho vườn ươm như sau:
- Trước khi vườn ươm đi vào hoạt động chính thức, em quảng cáo về vườn
ươm trên các trang mạng xã hội như facabook, tiktok, zalo..., treo băng rôn thông
báo về việc khai trương, thơng báo miệng tới tồn thể bạn bè và các mối quan hệ
quen biết về việc mở vườn ươm... nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng đến với
vườn ươm.
- Chương trình khuyến mãi của vườn ươm là giảm giá 10% trong tháng khai
trương
- Những cây giống khi đến vườn bị ảnh hưởng chất lượng trong u=quá trình
vận chuyển của nhân viên vườn ươm, được đổi trả 100% nhằm tạo tâm lý thoải mái
nhất cho khách hàng, tạo ấn tượng tốt về vườn ươm.
 Với việc áp dụng chiến lược Marketing_mix 4P này cho một vườn ươm mới
như Thành Đạt, em tin rằng sẽ thu hút được khách hàng tương đối cho vườn ươm,
duy trì và củng cố thói quen mua hàng tại vườn ươm mình.
13


Phần 5: Kế hoạch nhân sự
1.16 Giới thiệu về kế hoạch nhân sự
Lập kế hoạch tuyển dụng là một trong những cơng đoạn quan trọng trong quy

trình tuyển dụng địi hỏi nhà tuyển dụng phải chuẩn bị các thông tin tài liệu, đồng
thời cũng cần phải lựa chọn ai sẽ là người phòng vấn ứng viên, sắp xếp thời gian địa
điểm sao cho phù hợp cho một cuộc tuyển dụng hiệu quả.
1.17 Nội dung kế hoạch nhân sự
a, Xác định nhu cầu nhân sự
 Quản lý: 1 người ( Bản thân) – chịu trách nhiệm quản lý và điều hành mọi
hoạt động tài chính của cửa hàng.
+ Quản lý các nhân viên.
+ Tổng hợp mọi chi phí, xác định doanh thu, lợi nhuận, báo cáo thuế.
+ Hạch toán lỗ - lãi. Đánh giá hiệu quả đầu tư.
+ Phân tích và đánh giá các nguồn thu hiệu quả để có phương án kinh doanh hợp lý
hơn.
 Bộ phận nhân viên: 4 người quản lý các sản phẩm, dịch vụ
+ Kinh doanh, chăm sóc các cơng đoạn sản xuất ra cây giống
+ Quản lý thời gian và thu tiền sau mỗi sản phẩm bán được.

14


Lương nhân viên:
Bộ phận

Số lượng Mức lương (Đồng/người/tháng)

Điều hành, quản lý 1
Nhân viên
4
Tổng
5


8.000.000
5.000.000
28.000.000

Thành tiền
(1 tháng)
8.000.000
7.000.000
28.000.000

b, Xác định cơ cấu tổ chức
Chủ cửa hàng

Nhân viên
Cơ cấu tổ chức của Cửa hàng
Ghi chú :
Quan hệ trực tuyến
Cơ cấu này có ưu điểm là đạt được tính thống nhất cao trong mệnh lệnh, nâng
cao chất lượng quyết định quản lý, giảm bớt được gánh nặng cho người quản lý các
cấp, có thể quy trách nhiệm cụ thể cho từng người.

Phần 6: Kế hoạch tài chính
1.18 Doanh thu
Doanh thu của doanh nghiệp là tồn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản
phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh
nghiệp. Trong kinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân
với sản lượng.
Phần doanh thu có thêm nhờ sản xuất thêm được một đơn vị sản phẩm gọi
là doanh thu biên. Nó có thể diễn đạt bằng tỷ lệ giữa mức thay đổi trong doanh thu
với mức thay đổi trong sản lượng.

1.19 Chi phí
15


Chi phí là một khái niệm cơ bản nhất của bộ mơn kế tốn, của việc kinh
doanh và trong kinh tế học, là các hao phí về nguồn lực để doanh nghiệp đạt được
một hoặc những mục tiêu cụ thể. Nói một cách khác, hay theo phân loại của kế tốn
tài chính thì đó là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế như sản
xuất, giao dịch, v.v... nhằm mua được các loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho quá
trình sản xuất, kinh doanh. Như vậy, có nhiều loại chi phí khác nhau.
Chi phí sản xuất là số tiền mà hãng phải chi để mua các yếu tố đầu vào cần
thiết cho quá trình sản xuất nhằm mục đích thu lợi nhuận. Chí phí sản xuất lại gồm
các loại chi phí sau: tổng chi phí, chi phí trung bình, chi phí biên, chi phí cố
định (định phí), chi phí khả biến (biến phí), chi phí dài hạn, chi phí ngắn hạn, chi phí
chìm, v.v.
Chi phí tiêu dùng: Theo quan niệm của người tiêu dùng thì chi phí đối với một
hàng hóa là tất cả những hao tổn mà người tiêu dùng phải bỏ ra để có được lợi ích
do tiêu dùng hàng hóa đó mang lại. Họ phải chi ra tiền bạc, sức lực, thời gian và
thậm chí các chi phí do khắc phục những hậu quả phát sinh bởi việc tiêu dùng một
sản phẩm.
Chi phí giao dịch là chi phí cần thiết để có thể tiến hành trôi chảy các giao dịch
kinh tế. Chi phí giao dịch gồm các loại: chi phí tìm kiếm và thơng tin, chi phí
thương thảo, chi phí đảm bảo thực hiện hợp đồng và các chi phí khác.
Chi phí cơ hội là phần lợi nhuận mất đi khi chọn phương án này mà khơng
chọn phương án khác. Vì vậy, chi phí cơ hội là phần lợi ích bị mất đi khi lựa chọn
phương án sản xuất ( hay tiêu dùng ) này mà bỏ qua phương án sản xuất (hay tiêu
dùng) khác.

1.20 Giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí về lao động

sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ
hồn thành.
Q trình sản xuất là q trình thống nhất bao gồm 2 mặt: chi phí sản xuất và
kết quả sản xuất. Tất cả các khoản chi phí phát sinh (phát sinh trong kỳ, kỳ trước
chuyển sang) và các chi phí trích trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm lao
vụ, dịch vụ hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Nói cách
khác, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi phí mà
doanh nghiệp bỏ ra bất kể kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn
thành trong kỳ.
Phân loại.
Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành.
Theo cách phân loại này, chỉ tiêu giá thành được chia làm 3 loại:
* Giá thành kế hoạch: Việc tính tốn xác định giá thành kế hoạch được tiến hành
trước khi bước vào kinh doanh do bộ phận kế hoạch thực hiện. Giá thành kế hoạch
16


được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch, đồng thời
được xem là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, đánh giá
tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp.
* Giá thành định mức: Giống như giá thành kế hoạch, việc tính giá thành định mức
cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm và được tính trên cơ sở
các định mức chi phí hiện hành và tính cho từng đơn vị sản phẩm.
* Giá thành thực tế: Khác với 2 loại giá thành trên, giá thành thực tế của sản phẩm
chỉ có thể tính tốn được sau khi đã kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm và dựa trên
cơ sở các chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm tập
hợp được trong kỳ.
1.21 Lợi nhuận
Lợi nhuận, trong kinh tế học, là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu
tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội; là

phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi nhuận, trong kế tốn, là
phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất. Sự khác nhau giữa định nghĩa ở
hai lĩnh vực là quan niệm về chi phí. Trong kế tốn, người ta chỉ quan tâm đến các
chi phí bằng tiền, mà khơng kể chi phí cơ hội như trong kinh tế học. Trong kinh tế
học, ở trạng thái cạnh tranh hoàn hảo, lợi nhuận sẽ bằng 0. Chính sự khác nhau này
dẫn tới hai khái niệm lợi nhuận: lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán.
Lợi nhuận kinh tế lớn hơn 0 khi mà chi phí bình qn nhỏ hơn chi phí biên,
cũng tức là nhỏ hơn giá bán. Lợi nhuận kinh tế sẽ bằng 0 khi mà chi phí bình qn
bằng chi phí biên, cũng tức là bằng giá bán.Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo (xét
trong dài hạn), lợi nhuận kinh tế thường bằng 0. Tuy nhiên, lợi nhuận kế toán có thể
lớn hơn 0 ngay cả trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo.
Một doanh nghiệp trên thị trường muốn tối đa hoá lợi nhuận sẽ chọn mức sản
lượng mà tại đó doanh thu biên bằng chi phí biên.Tức là doanh thu có thêm khi bán
thêm một đơn vị sản phẩm bằng phần chi phí thêm vào khi làm thêm một đơn vị sản
phẩm. Trong cạnh cạnh tranh hoàn hảo, doanh thu biên bằng giá. Ngay cả khi giá
thấp hơn chi phí bình qn tối thiểu, lợi nhuận bị âm. Tại điểm doanh thu biên bằng
chi phí biên, doanh nghiệp lỗ ít nhất.

17


Dự báo chi phí tháng đầu tiên.
Khoản mục

Số lượng

Đơn giá
( Vnđ)

Chi phí(Vnđ)


Nhân cơng

4

5,000,000

20,000,000

Maketing( tờ
rơi)

1000

1000

1,000,000

Bảng quảng
cáo

1

1,100,000

1,100,000

2,231

892,400


300

30,000,000

35,000,000

35,000,000

Điện

400KWh

Hom giống

100,000

Xe ba gác

1

Mua dụng
cụ(cuốc, xẻng…)
Xăng, dầu

3,000,000
15 (l)

Cước điện
thoại

Phân bón( các
loại)

1500 kg

20,000

300,000

100,000

100,000

2,500/kg

3,750,000

Chi phí dự
phịng

2,000,000

Tổng chi

97,142,400

Dự tính chi phí 1 năm cho 100 vạn cây giống.
18



Khoản mục
Nhân
cơng

Số lượng

Đơn giá(Vnđ)

Chi phí(Vnđ)

Chi phí 1
cây(Vnđ)
240

4

60,000,000

240,000,000

1000

1000

1,000,000

1

1


1,100,000

1,100,000

1,1

Điện

48,000
KWh

2,231

10,708,000

17

Hom giống

300,000

300

90,000,000,

90

Xe ba gác

1


35,000,000

35,000,000

35

5,000,000

5

20,000

3,600,000

3,6

1,200,000

1.200,000

1,2

2,500/kg

67,500,000

65

Chi phí khấu

hao

5,000,000

5

Chi phí dự
phịng

24,000,000

24

Maketing
( tờ rơi)
Bảng quảng
cáo

Mua dụng
cụ(cuốc,xẻng…)
Xăng, dầu

180 (lít)

Cước điện
thoại
Phân bón( các 18,000 kg
loại)

Tổng chi


484,108,000

Phần 7: Hình thức Pháp lý
1.22 Các hình thức pháp lí trong Doanh Nghiệp
19

452,9


Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành thì có 5 loại hình doanh
nghiệp, hay cịn gọi là hình thức pháp lý của doanh nghiệp.
a, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV)
Đây là loại hình doanh nghiệp khá phổ biến và phù hợp với những ai mới khởi
nghiệp có vốn nhỏ lẻ. Theo quy định tại Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020 thì cơng
ty TNHH MTV là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.
Cơng ty TNHH MTV có tài sản tách biệt với chủ sở hữu nên chủ sở hữu công
ty chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công
ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên không được phát hành cổ phần, nếu muốn phát hành cổ phần thì cơng ty cần
chuyển đổi thành cơng ty cổ phần (khoản 3 Điều 74 Luật DN 2020). Công ty TNHH
MTV có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp.
b. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (TNHH 2 TV)
Công ty TNHH 2 TV cũng thuộc loại hình trách nhiệm hữu hạn, tức các thành
viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào. Phần vốn góp chỉ được chuyển
nhượng theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020 thì cơng ty TNHH 2 TV
trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân và số lượng

không vượt quá 50. Công ty không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để
chuyển đổi thành công ty cổ phần. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp
luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định Công ty
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định
của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu
riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.

20


Các hình thức pháp lý của doanh nghiệp
c, Cơng ty cổ phần (CTCP)
Đây là loại hình được nhiều người ưa chuộng trong các hình thức pháp lý của
doanh nghiệp vì khả năng huy động vốn dễ dàng của loại hình này. Theo quy định
tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp thì Cơng ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó có cổ
đông là tổ chức hoặc cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số
lượng tối đa. Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ
đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào. trừ trường hợp hạn chế chuyển nhượng
theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty (Khoản 3 Điều 120 và Khoản 1 Điều
127 LDN 2020).
Đặc điểm nổi bật nhất của loại hình này là khả năng phát hành cổ phần các loại
để huy động vốn. Do đó, loại hình CTCP sẽ phù hợp với những nhóm cá nhân, tổ
chức cùng nhau góp vốn hoạt động kinh doanh ở những ngành nghề địi hỏi nguồn
vốn lớn. CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp.
d, Doanh nghiệp tư nhân (DNTN)
DNTN là loại hình chỉ do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp (Điều 188 Luật Doanh

nghiệp). Do tài sản giữa cá nhân làm chủ và doanh nghiệp khơng có sự tách biệt nên
21


pháp luật chỉ cho phép mỗi cá nhân được quyền thành lập một DNTN để đảm bảo
khả năng thanh toán và chi trả nợ. Chủ DNTN không được đồng thời là thành viên
hợp danh của công ty hợp danh (khoản 3 Điều 188 Luật DN 2020).
DNTN không được phát hành bất kỳ loại chứng khốn nào để huy động vốn.
Vì tài sản của DNTN và chủ sở hữu hợp nhất với nhau nên pháp luật quy định
DNTN không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong
cơng ty hợp danh, cơng ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. DNTN là loại
doanh nghiệp duy nhất trong các hình thức pháp lý của doanh nghiệp khơng có tư
cách pháp nhân, chủ DNTN là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
e, Công ty hợp danh (CTHD)
Đây là loại hình doanh nghiệp khá đặc biệt trong các hình thức pháp lý của
doanh nghiệp bởi tính vừa đối nhân, vừa đối vốn của nó. Đối nhân ở đây nghĩa các
thành viên hợp danh (phải là cá nhân) liên kết với nhau bởi sự quen biết, tin tưởng,
cùng nhau góp vốn mở cơng ty và phải chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của
mình về các nghĩa vụ của cơng ty. Cịn đối vốn nghĩa là đối với thành viên góp vốn
chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào
cơng ty (Điều 177 Luật Doanh nghiệp). CTHD khơng được phát hành bất kỳ loại
chứng khốn nào và có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp.
1.23 Loại hình kinh doanh lựa chọn phù hợp
Em chọn kinh doanh tư nhân cho bả kế hoạch kinh doanh của mình vì:
Doanh nghiệp tư nhân là một tổ chức kinh tế được đăng ký kinh doanh theo
quy định và thực hiện các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp tư nhân do một cá
nhân làm chủ, có tài sản, có trụ sở giao dịch. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện
theo Pháp luật, có tồn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của
công ty. Thông thường, chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ trực tiếp quản lý và điều hành

mọi hoạt động của công ty, tuy nhiên người chủ này vẫn có thể th người khác để
thay mình làm công việc này. Doanh nghiệp tư nhân là công ty trách nhiệm vơ hạn
và khơng có tư cách pháp nhân.
+ Ưu điểm:
Doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề
liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân ít bị chịu sự ràng buộc chặc chẽ bởi pháp luật.
Doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng bởi chế độ
trách nhiệm vô hạn.
+ Nhược điểm:
Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ công ty tư nhân cao.
22


Trách nhiệm vô hạn: Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về các khoản nợ không
những bằng tài sản công ty mà lẫn cả tài sản của chủ doanh nghiệp.
 Kinh doanh dưới hình thức Hộ kinh doanh cá thể
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là cơng
dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình
làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao
động và chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh
doanh.
Hộ kinh doanh khơng có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của mình đối với hoạt động kinh doanh. Hộ kinh doanh khơng có tư cách pháp nhân.
Trước khi đi vào hoạt động, cá nhân, hộ gia đình phải làm thủ tục cấp Giấy
chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, cấp mã số thuế cho Hộ kinh doanh. Trong quá
trình hoạt động, nếu có sự thay đổi phải làm thủ tục thay đổi với cơ quan cấp phép.
 Cơ quan quản lý: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
Hình thức kinh doanh hộ kinh doanh có quy mơ gọn nhẹ, chế độ chứng từ sổ
sách kế toán đơn giản, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ.

Tuy nhiên hộ kinh doanh cũng có nhiều nhược điểm như sau:
Khơng có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ
hộ, tính chất hoạt động manh mún.
Khơng có con dấu.
Nếu hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải đăng
ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp.
1.24 Đăng kí kinh doanh
a, Hồ sơ đăng ký Hộ kinh doanh cá thể mới nhất năm 2022
Để đăng ký hộ kinh doanh cá thể, em cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (Theo mẫu)
Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm: a) Tên hộ kinh doanh, địa
chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có); b) Ngành, nghề
kinh doanh; c) Số vốn kinh doanh; d) Số lao động; đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư
trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ
chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh
do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập
hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành
lập.
Ngồi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, Hồ sơ kèm theo cần có:
+ Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu
còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia
đình .
+ Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối
với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
23


+ Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh
trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
+ Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ

hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
b, Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể mới nhất năm 2022
Thời hạn giải quyết: 3-5 ngày làm việc.
Thông thường thời gian giải quyết sẽ khoảng 3-5 ngày làm việc nếu hồ sơ của
bạn đã đúng và đủ theo quy định. Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc chưa đúng, cơ quan
đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo bổ sung, sửa đổi hồ sơ, khi đó thời gian đăng ký
của bạn sẽ được tính lại khi bạn nộp lại hồ sơ bổ sung đã sửa đúng theo yêu cầu.
c, Thẩm quyền giải quyết
Phòng đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện nơi Hộ kinh doanh đặt trụ sở.

Phần 8: Dự báo doanh thu và hòa vốn.
1.25 Điểm hòa vốn
Là điểm mà tại đó doanh thu bán ra vừa đủ để bù đắp tất cả các chi phí, bao
gồm chi phí cố định (định phí) và chi phí khả biến (biến phí). Điều này có nghĩa là
tại điểm hịa vốn người sản xuất không thu được lãi, nhưng cũng không bị lỗ.
Điểm hịa vốn có thể được phản ánh theo đơn vị hiện vật hoặc giá trị.
Doanh số hòa vốn phản ánh doanh thu tối thiểu trước khi bị lỗ.
1.26 Dự báo doanh thu
Trong vòng 3 tháng đầu chấp nhận hòa vốn, khi đã xây dựng được thương hiệu
thì dự tính số lượng cây giống suất ra khoảng 100 vạn và doanh thu đạt được 315
triệu đồng/năm.( chưa kể doanh thu vận chuyển) .
Lợi Nhuận = Doanh thu- Chi phí
= 800,000,000 – 484,108,000 = 315,892,000 vnđ/ năm

24


Phần 9: Tài liệu tham khảo
/> /> /> />
25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×