Tải bản đầy đủ (.pdf) (269 trang)

Tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh bắc ninh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.33 MB, 269 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUN TRUYỀN

HỒNG VĂN THÁI

TUYÊN TRUYỀN ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUN TRUYỀN

HỒNG VĂN THÁI

TUYÊN TRUYỀN ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH HIỆN NAY


LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
Chun ngành: Cơng tác tƣ tƣởng
Mã số: 9.31.02.01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS,TS. Phạm Huy Kỳ

HÀ NỘI - 2022


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ CÁC BIỂU ĐỒ

STT

TÊN BẢNG

Trang

1

Bảng 3.1: Chỉ tiêu về hiện trạng giáo dục trung học cơ sở trung

98

bình 01 năm học (giai đoạn 2016 - 2020) ở tỉnh Bắc Ninh
2

Bảng 3.2: Chỉ tiêu về hiện trạng giáo dục trung học phổ thơng trung

99

bình 01 năm học (giai đoạn 2016 - 2020) ở tỉnh Bắc Ninh

3

Bảng 3.3: Kết quả phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền

105

thông xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về giáo dục
chính trị, tư tưởng, đạo đức nhà giáo (giai đoạn 2016 - 2020)
ở tỉnh Bắc Ninh

STT

TÊN BIỂU ĐỒ

Trang

1

Biểu đồ 3.1: Sự phối hợp của các tổ chức, cơ quan trong

113

tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ
thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua
2

Biểu đồ 3.2: Mức độ đánh giá về nội dung tuyên truyền đạo

118


đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua
3

Biểu đồ 3.3: Mức độ sử dụng các phương pháp trong tuyên

119

truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông
tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua
4

Biểu đồ 3.4: Mức độ đánh giá về tính bổ ích của nội dung
tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ
thông tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua

126


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ CÁC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................. 13
1.1. Những cơng trình nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp và tuyên
truyền đạo đức nghề nghiệp .................................................................. 13
1.2. Những cơng trình nghiên cứu về giáo viên phổ thông và tuyên
truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông ............. 25
1.3. Nhận xét về các kết quả nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục
nghiên cứu ............................................................................................. 40

Tiểu kết Chương 1 ........................................................................................... 44
Chƣơng 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TUYÊN TRUYỀN ĐẠO
ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG ..... 45
2.1. Đạo đức nghề nghiệp và tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội
ngũ giáo viên phổ thông........................................................................ 45
2.2. Các yếu tố cấu thành hoạt động tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp
cho đội ngũ giáo viên phổ thông........................................................... 54
2.3. Sự cần thiết của tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ
giáo viên phổ thông ở nước ta hiện nay ................................................ 76
Tiểu kết Chương 2 ........................................................................................... 87
Chƣơng 3: TUYÊN TRUYỀN ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA .............................................89
3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp
cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ............... 89
3.2. Thực trạng tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo
viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua ......... 102
3.3. Nguyên nhân của thực trạng và những vấn đề đặt ra trong tuyên
truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay................................................................. 133
Tiểu kết Chương 3 ......................................................................................... 140


Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TUYÊN TRUYỀN
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH TRONG THỜI GIAN TỚI ...........................142
4.1. Quan điểm đẩy mạnh tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội
ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh .......................... 142
4.2. Giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ
giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ................................. 149
Tiểu kết Chương 4 ......................................................................................... 172

KẾT LUẬN .................................................................................................. 174
NHỮNG CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ ................................................................................ 176
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 177
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 192


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận trong hệ thống đạo đức xã hội,
là một loại đạo đức đã được thực tiễn hóa, phù hợp với nghề nghiệp riêng.
Mỗi cá nhân con người trong xã hội bao giờ cũng đảm nhận một công việc
nhất định và gắn với một nghề nghiệp cụ thể. Do vậy, giáo dục đạo đức nghề
nghiệp chính là để hình thành nên nhân cách của mỗi chủ thể, hướng con
người đến những giá trị chân - thiện - mỹ trong hoạt động của nghề nghiệp.
Đạo đức nghề nghiệp của mỗi người khơng tự nhiên mà có, nó phải do q
trình giáo dục của gia đình, xã hội và ý thức tu dưỡng, rèn luyện của mỗi
người mới có được. Từ góc độ xã hội, Đảng, Nhà nước và các thiết chế được
lập ra phải chủ động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến những giá trị, chuẩn
mực đạo đức chung của xã hội gắn với các chuẩn mực, giá trị riêng, đặc thù
của từng lĩnh vực nghề nghiệp cho mỗi người. Vì thế, tuyên truyền đạo đức
nghề nghiệp được xem là công việc của nhiều chủ thể trong xã hội, trong đó
trước hết là các chủ thể có chức năng, nhiệm vụ làm cơng tác tư tưởng,
tun truyền của Đảng.
Tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông là
hoạt động nhằm truyền bá các quan điểm, quy tắc, chuẩn mực, hành vi đạo
đức của nhà giáo, làm cho chúng trở thành nhân tố giữ vai trò định hướng,
dẫn dắt ý thức và hành vi của đội ngũ giáo viên phổ thông trong quá trình
thực hiện chức trách của mình. Giáo viên phổ thơng là những người làm

nghề dạy học trong hệ thống giáo dục của một quốc gia. Khi quan niệm dạy
học là một nghề, nhà giáo dục học vĩ đại Comenxki đã từng nói: “Dưới ánh
mặt trời, khơng có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”. Sản phẩm của quá
trình giáo dục là con người, là thế hệ tương lai của dân tộc. Vì vậy, khơng
được phép tạo ra “phế phẩm”. Một người cơng nhân tồi có thể làm hỏng một


2
vài sản phẩm, một người kỹ sư tồi có thể làm hỏng một vài cơng trình,
nhưng, một giáo viên phổ thơng tồi có thể làm hỏng cả một thế hệ, thậm chí
nhiều thế hệ, đó là hậu quả khơn lường mà cả xã hội phải gánh chịu cho đến
tận mai sau. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có thầy giỏi thì rồi sẽ
có phương pháp hay, do đó, sẽ có trị giỏi, cịn thầy đã kém thì khó lấy gì bù
đắp nổi”. Trong giai đoạn phát triển mới, xu thế hội nhập và phát triển như ở
Việt Nam hiện nay, những vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp của
đội ngũ giáo viên phổ thông... đang đặt ra nhiều câu hỏi lớn. Theo đó, tuyên
truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ này cũng trở thành chủ đề rất đáng
quan tâm.
Trong điều kiện bùng nổ thông tin, tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp
cho đội ngũ giáo viên phổ thông càng trở nên quan trọng để định hướng thông
tin, làm cho đội ngũ giáo viên phổ thông tiếp nhận quan điểm, chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước một cách đầy đủ,
đúng đắn, giúp mỗi giáo viên hiểu rõ đạo đức nhà giáo; có thái độ, tình cảm,
trách nhiệm, tơn trọng những quan điểm, quy tắc, chuẩn mực, hành vi đạo
đức của nhà giáo và nhờ đó, có hành vi ứng xử đúng với quan điểm, quy tắc
và chuẩn mực đạo đức của nhà giáo trong hoạt động nghề nghiệp của mình.
Tuy nhiên, thực tiễn những năm qua cho thấy, tuyên truyền đạo đức
nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông còn nhiều hạn chế, yếu kém.
Nhiều tổ chức, cá nhân chưa nhận thức đúng và đầy đủ tầm quan trọng của
nhiệm vụ này, nhất là trong bối cảnh đất nước có nhiều thay đổi. Việc quán

triệt quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ
thông chưa kịp thời và hiệu quả; nhiều mục tiêu, chỉ tiêu chưa đạt yêu cầu.
Một bộ phận giáo viên phổ thông giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành
pháp luật, sống thực dụng, thiếu lý tưởng, xa rời truyền thống văn hoá tốt
đẹp của dân tộc, thậm chí có giáo viên cịn phạm tội, tham gia tệ nạn xã hội.


3
Bắc Ninh là một tỉnh giàu truyền thống văn hiến và cách mạng. Trong
những năm qua, với quyết tâm chính trị của tỉnh, sự nghiệp giáo dục và đào
tạo của địa phương đã được quan tâm đầu tư toàn diện, theo hướng chuẩn và
hiện đại; nhiều cơng trình trường học đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Các
điều kiện phục vụ cho phát triển giáo dục và đào tạo đạt chuẩn ở mức cao so
với mặt bằng chung của cả nước; tại thời điểm tháng 10/2017, tỷ lệ trường
chuẩn quốc gia ở các cấp học đạt 91,5%; tỷ lệ giáo viên phổ thơng đạt chuẩn
đạt 100%, trong đó trên chuẩn đạt 85,3% (cao nhất cả nước). Đóng góp vào
những thành tựu trên của ngành giáo dục tỉnh Bắc Ninh có vai trị quan
trọng của cơng tác tun truyền của Đảng và ngành giáo dục, trong đó có
tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thực tiễn những năm qua ở tỉnh
Bắc Ninh cho thấy, nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên
phổ thông tuy đã được nâng cao nhưng chưa theo kịp thực tiễn. Một bộ phận
giáo viên phổ thơng cịn có hành vi ứng xử chưa đúng với quan điểm, quy
tắc và chuẩn mực đạo đức của nghề giáo trong hoạt động nghề nghiệp của
mình, thậm chí cịn có hành vi vi phạm pháp luật. Một bộ phận giáo viên
phổ thông bị tác động bởi mặt trái kinh tế thị trường, có lối sống bàng quan,
thực dụng; sa ngã trước sức cám dỗ của vật chất và sức hút của đồng tiền,
dẫn đến những hành vi “lệch chuẩn”, thậm chí là vi phạm nghiêm trọng đạo

đức nhà giáo. Những “tấm gương mờ” này không chỉ làm ảnh hưởng tới
hình ảnh của nhà giáo mà cịn tác động xấu tới thế giới quan của học sinh.
Nguy hại hơn cả là niềm tin của xã hội đối với ngành giáo dục nói chung,
đội ngũ nhà giáo nói riêng giảm sút.
Nguyên nhân của thực trạng trên chủ yếu là do hoạt động tuyên
truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua cịn có những hạn chế, bất cập như: Một


4
số cấp ủy Đảng, chính quyền nhận thức về vai trò của tuyên truyền đạo đức
nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông chưa đầy đủ, đúng đắn. Việc
tuyên truyền các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng chưa thường xuyên, chưa
chú trọng đổi mới khâu quán triệt, học tập nên vẫn còn một số cấp ủy, nhất
là ở cơ sở, chưa coi trọng đúng mức việc học tập, quán triệt Nghị quyết của
Đảng. Nội dung tuyên truyền chưa phong phú, phương thức tuyên truyền
thiếu sức hấp dẫn, chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin của đội ngũ giáo
viên phổ thơng. Trình độ của đội ngũ cán bộ tun truyền đạo đức nghề
nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông chưa theo kịp, chưa đáp ứng được
yêu cầu của tình hình mới, đặc biệt là trong điều kiện phát triển của công
nghệ thông tin, mạng xã hội, internet. Năng lực tổng hợp, dự báo, nắm bắt
tình hình tư tưởng, phát hiện, tham mưu giải quyết các vấn đề trong thực
tiễn chưa cao. Tuyên truyền điển hình, nhân tố mới, gương người tốt, việc
tốt chưa đủ sức mạnh lôi cuốn, cổ vũ đội ngũ giáo viên phổ thông.
Từ những lý do trên tác giả lựa chọn vấn đề “Tuyên truyền đạo đức
nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
hiện nay” làm đề tài luận án Tiến sĩ ngành Chính trị học, chun ngành
Cơng tác tư tưởng.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận án là nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận về
tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thơng, từ đó
khảo sát thực trạng và đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm đẩy mạnh tuyên
truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án xác định những nhiệm vụ nghiên
cứu sau đây cần nghiên cứu:


5
- Tổng quan các cơng trình khoa học đã nghiên cứu liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận về tuyên truyền đạo đức
nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông.
- Phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân của thực trạng tuyên
truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông ở tỉnh Bắc
Ninh trong thời gian qua và xác định những vấn đề đặt ra trong tuyên truyền
đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông tỉnh Bắc Ninh thời
gian tới.
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền đạo
đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông tỉnh Bắc Ninh trong thời
gian tới.
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh bao gồm
những người quản lý và giảng dạy ở bậc tiểu học, trung học cơ sở và trung
học phổ thông ở tỉnh Bắc Ninh.

3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung, không gian và thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu
tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông công lập
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (vì đội ngũ này giữ vai trị chủ đạo trong giáo dục
phổ thông ở tỉnh Bắc Ninh và chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối), từ năm 2016
đến năm 2020 (trọn 01 nhiệm kỳ Đảng bộ khóa XIX của tỉnh Bắc Ninh).
- Địa bàn khảo sát: Luận án chọn mẫu khảo sát đại diện tại thành phố
Bắc Ninh, thành phố Từ Sơn và 06 huyện là Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du,
Thuận Thành, Gia Bình và Lương Tài.


6
4. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Dựa trên những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng
sản Việt Nam về công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền, về đạo đức và
tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp. Đồng thời kế thừa, phát triển kết quả
nghiên cứu của các tác giả có cơng trình liên quan đến đề tài.
4.2. Phương pháp luận
Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử trong việc phân tích một số vấn đề lý luận
và thực tiễn tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ
thơng trong tình hình hiện nay.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, trong
đó tập trung vào một số phương pháp cơ bản sau đây:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Với phương pháp này, tác giả luận
án đi từ cái chung, đó là khái niệm, phạm trù, cũng như những vấn đề lý luận cơ

bản, cần thiết về tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ
thơng, để từ đó đi đến cái chi tiết của vấn đề mà luận án nghiên cứu - đó là tuyên
truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thơng trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh. Sau đó, tác giả lại đi từ cái riêng, cái cụ thể để khái quát thành những
nội dung, phương thức tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên
phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Trên cơ sở đó, liên kết từng mặt nghiên
cứu đã được phân tích tạo ra hệ thống lý thuyết mới về tuyên truyền đạo đức
nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông. Dựa trên cơ sở các tài liệu,
thông tin và dữ liệu thu thập được, tác giả luận án sẽ phân tích, đánh giá,
xem xét trên các khía cạnh khoa học của cơng tác tư tưởng, chính trị - xã


7
hội. Qua đó, tổng hợp lại để có những kết luận, những đề xuất mang tính
khoa học, phù hợp với lý luận và thực tiễn tuyên truyền đạo đức nghề
nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
- Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Luận án sử dụng phương pháp
này để tạm thời gạt bỏ khỏi đối tượng nghiên cứu những biểu hiện ngẫu nhiên,
cá biệt để đi sâu luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề cơ bản thuộc đối
tượng nghiên cứu. Cụ thể là, luận án tập trung nghiên cứu vấn đề tuyên truyền
đạo đức nghề nghiệp cho tất cả đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh, mà không đi vào nghiên cứu từng người giáo viên phổ thông cụ thể.
- Phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu: Đây là
phương pháp được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu khoa học nói chung.
Luận án sử dụng phương pháp này để nghiên cứu quan điểm, tư tưởng của các
nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin có liên quan; cập nhật quan điểm, chủ
trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về tuyên
truyền đạo đức, những trào lưu và xu hướng phát triển của thời đại, cũng như hệ
thống tri thức của nhân loại về giáo dục chính trị - tư tưởng trong thời kỳ tồn
cầu hóa và hội nhập quốc tế. Mặt khác, đây là đề tài mang ý nghĩa lý luận và

thực tiễn, cho nên luận án đặc biệt quan tâm đến vấn đề tổng kết thực tiễn tuyên
truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh, thông qua khảo sát thực tiễn, thu thập số liệu, điều tra xã hội học các
đối tượng cần khảo sát.
- Phương pháp lịch sử - logic: Là nghiên cứu theo tư duy lịch sử và tư
duy logic, nghĩa là nghiên cứu quá trình lịch sử của sự hình thành tuyên truyền
đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông. Mỗi giai đoạn lịch sử
đều phản ánh những quy luật và những vấn đề mang tính tất yếu của lịch sử
trong tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Là sử dụng bảng maket để đánh
giá thực trạng những kết quả đạt được, những yếu kém của tuyên truyền đạo


8
đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh. Để sử dụng phương pháp này, tác giả luận án đã xây dựng bảng hỏi,
câu hỏi phỏng vấn sâu, chọn mẫu có chủ định kết hợp với chọn mẫu ngẫu
nhiên (từ đội ngũ giáo viên phổ thông; chủ thể tuyên truyền đạo đức nghề
nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông; một số đại biểu Quốc hội, đại biểu
Hội đồng nhân dân; một số nhà khoa học; phụ huynh, học sinh tiểu học,
trung học cơ sở, trung học phổ thông và người dân) trên địa bàn thành phố
Bắc Ninh, thành phố Từ Sơn và 06 huyện là Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du,
Thuận Thành, Gia Bình và Lương Tài. Phương pháp này giúp tác giả nghiên
cứu những vấn đề còn vướng mắc trong thực tiễn tuyên truyền đạo đức nghề
nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, thông
qua các số liệu và các luận cứ minh chứng cụ thể. Do vậy, kết quả điều tra
xã hội học thực tế là một trong những cơ sở để đề xuất quan điểm và giải
pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ
giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Thông qua việc thiết kế và thực hiện các bảng hỏi, quan sát, phỏng

vấn sâu, thảo luận nhóm và lấy ý kiến chuyên gia, phương pháp này đã thu
được phản hồi từ phía giáo viên phổ thông, cán bộ quản lý giáo dục các cấp
ở địa phương và chuyên gia. Đây là cơ sở để tác giả thuyết minh các luận cứ
đã được trình bày trong luận án; cụ thể là tác giả đã tiến hành chọn mẫu gồm
200 phiếu điều tra bằng bảng hỏi đối với cán bộ quản lý giáo dục của tỉnh
Bắc Ninh và các địa phương trong tỉnh, cán bộ tuyên giáo, cán bộ ngành
giáo dục, giáo viên các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Việc chọn mẫu và sử dụng phương pháp điều tra xã hội học đảm bảo yêu
cầu khách quan, diện rộng để thu được kết quả chính xác và sát thực với
thực trạng tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ
thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Là việc lấy ý kiến từ các


9
chuyên gia nhằm tham vấn các vấn đề cơ bản, cốt lõi của đề tài. Trong đề tài
này, tác giả luận án sẽ tiến hành lấy ý kiến của các nhà khoa học, nhà hoạt
động thực tiễn có kinh nghiệm nhằm thu thập những đánh giá khoa học về
tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thơng trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay (vì vấn đề này cịn nhiều quan điểm khác nhau).
Chính từ quan niệm không thống nhất, cách vận dụng khi lập pháp, lập quy
cịn máy móc nên hiệu quả tun truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ
giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chưa cao. Do vậy, khi có ý
kiến các chuyên gia, tác giả luận án sẽ tập hợp, nghiên cứu theo định hướng
hợp lý và khoa học nhất để tìm ra bản chất mấu chốt của vấn đề cần nghiên
cứu. Trên cơ sở đó, đề xuất quan điểm và giải pháp phù hợp với lý luận khoa
học và hiệu quả trên thực tiễn.
- Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp so sánh, thống kê số
liệu, phân tích tài liệu trong q trình nghiên cứu đề tài.
5. Đóng góp mới của luận án

5.1. Về lý luận
- Hệ thống hóa, phân tích, phát triển lý luận để làm rõ các vấn đề cơ
bản về tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thơng.
Cụ thể là: Phân tích sâu các khái niệm đội ngũ giáo viên phổ thông, đạo đức
nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên phổ thông, tuyên truyền đạo đức và tuyên
truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông.
- Làm sáng tỏ các yếu tố cấu thành tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp
cho đội ngũ giáo viên phổ thông gồm: Chủ thể, đối tượng, nội dung, phương
thức; kết quả tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ
thơng - tiêu chí đánh giá hiệu quả tuyên truyền về nhận thức, thái độ, tình
cảm và hành vi đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên phổ thông.
- Làm rõ sự cần thiết của tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội
ngũ giáo viên phổ thơng, xuất phát từ vai trị và thực trạng đạo đức của đội


10
ngũ giáo viên phổ thông trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo; vai trò và thực
trạng tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông
trong thời gian qua và yêu cầu của công tác tư tưởng, tuyên truyền đạo đức
nghề nghiệp đối với đội ngũ giáo viên phổ thông trong bối cảnh Cách mạng
công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế. Từ đó, giúp nhận thức sâu hơn một số
vấn đề lý luận về tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên
phổ thông của các chủ thể có liên quan.
5.2. Về thực tiễn
- Trên cơ sở những yếu tố ảnh hưởng đến tuyên truyền đạo đức nghề
nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; thực
trạng tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông
trong thời gian qua, cả về ưu điểm và những hạn chế; nguyên nhân khách
quan và nguyên nhân chủ quan của thực trạng tuyên truyền đạo đức nghề
nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, trong đó

có cả nguyên nhân của ưu điểm và nguyên nhân của hạn chế, luận án nêu bật
những vấn đề đặt ra trong tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ
giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, đó là: Mâu thuẫn, bất cập
trong nhận thức tầm quan trọng của tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho
đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giữa chủ thể tuyên
truyền và đối tượng tuyên truyền; mâu thuẫn, bất cập giữa nội dung và
phương thức tuyên truyền; mâu thuẫn, bất cập giữa nội dung, phương thức
tuyên truyền và các nguồn lực bảo đảm cho hoạt động tuyên truyền đạo đức
nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất 03 quan điểm đẩy mạnh tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp
cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đó là: Tuyên
truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh phải gắn với phát huy truyền thống tốt đẹp “tôn sư, trọng
đạo” của dân tộc, tiếp thu tinh hoa đạo đức của nhân loại và chú trọng phát


11
huy các giá trị truyền thống của vùng “Kinh Bắc”; gắn với triển khai thực
hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh” của Đảng; là trách nhiệm của Đảng, của đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý giáo dục và của bản thân mỗi giáo viên phổ thông, trực tiếp là những
người làm công tác tuyên truyền và quản lý trong ngành giáo dục; đồng thời
đề xuất 02 nhóm với 07 giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền đạo đức nghề
nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong
thời gian tới, bao gồm: Nhóm giải pháp tác động vào các yếu tố cấu thành
tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh: Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền
tỉnh Bắc Ninh về tầm quan trọng của tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho
đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; phát huy vai trò của
Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, cấp ủy Đảng, Ban Giám hiệu

các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trong tuyên
truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh; phát huy vai trò của mỗi giáo viên phổ thơng trong q trình
tun truyền đạo đức nghề nghiệp; xây dựng nội dung tuyên truyền đạo đức
nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; đa
dạng hóa, hiện đại hóa và đồng bộ hóa các phương thức tuyên truyền đạo
đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh; phát huy tối đa các điều kiện bảo đảm tính hiệu quả trong tuyên
truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh. Nhóm giải pháp tác động vào điều kiện xã hội khách quan
góp phần đẩy mạnh tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên
phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: Xây dựng môi trường giáo dục lành
mạnh, bình đẳng theo pháp luật; hồn thiện thể chế, cơ chế đánh giá, điều
chỉnh hành vi đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên phổ thông; tạo
điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần, bảo đảm chất lượng cuộc sống
cho đội ngũ giáo viên phổ thông.


12
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Với những kết quả nghiên cứu, luận án góp phần giúp các cơ quan, tổ
chức, chính quyền, các cơ sở giáo dục phổ thơng có thêm căn cứ, cơ sở lý luận,
thực tiễn, đề ra các giải pháp sát thực để quan tâm, chăm lo hơn nữa tới hoạt
động tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Thông qua một số giải pháp được đề xuất, luận án sẽ góp phần định
hướng những giá trị, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên
phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng và đội ngũ giáo viên trong
phạm vi cả nước nói chung trong thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho

những ai quan tâm đến vấn đề này.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận án gồm 4 chương, 11 tiết.


13
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Những cơng trình nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp và
tun truyền đạo đức nghề nghiệp
1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp
Trong cuốn: “Những vấn đề cơ bản của đạo đức nghề nghiệp nhà báo”
của tác giả G.V. Ladutina, do tác giả Hoàng Anh biên dịch, Nhà xuất bản Lý
luận chính trị, Hà Nội, năm 2010, trang 12-15, G.V. Ladutina đã trình bày
lịch sử vấn đề đạo đức nghề nghiệp nhà báo; hoạt động của đạo đức nghề
nghiệp trong báo chí; quan điểm nghề nghiệp của nhà báo và các nguyên tắc
cơ bản trong nghề báo. Tác giả đã làm sáng tỏ một số vấn đề: Các nguyên tắc
được xác định theo tiêu chí nào? Thế nào là “bổn phận nghề nghiệp” của nhà
báo? Đằng sau các khái niệm “trách nhiệm nghề nghiệp” và “lương tâm nghề
nghiệp” là gì?... Tác giả kết luận “Sự mở đầu của việc thiết lập bộ quy chuẩn
có thể coi, một mặt là bằng chứng về sự xuất hiện các quan niệm đạo đức
nghề nghiệp; mặt khác, là sự xác nhận rằng cuối cùng thì sự hình thành kéo
dài nhiều thế kỷ của đạo đức nghề nghiệp nhà báo đã kết thúc và nó bắt đầu
hành chức với mức độ hiệu quả như mong muốn”. Và đây chính là lời giải
thích cho nghịch lý về “độ tuổi” của đạo đức nghề nghiệp nhà báo: Nó dường
như “trẻ” hơn nghề báo nếu tính từ thời điểm thiết lập bộ các quy chuẩn, song
đồng thời nó cũng “già” hơn nghề báo nếu tính từ thời điểm xuất hiện nhận
thức về bản thân nó. Ngồi ra, tác giả cịn phân tích các mối quan hệ giữa nhà

báo với Tổ quốc, đất nước; nhà báo với nhân dân; nhà báo với Đảng Cộng
sản; nhà báo với công chúng; nhà báo với nguồn tin; nhà báo với nhân vật
trong tác phẩm: của mình; nhà báo với ban biên tập; nhà báo với đồng nghiệp
trong và ngồi tịa soạn; nhà báo với cộng tác viên, thơng tin viên... Những


14
kết luận, nội dung và phương pháp nghiên cứu trong tác phẩm này giúp
nghiên cứu sinh có thêm cơ sở để xây dựng lý luận về đạo đức nghề nghiệp.
Trong luận án phó tiến sĩ năm 1992: “Các tiêu chí về đạo đức trong
hoạt động nghề nghiệp nhà báo”, nhà nghiên cứu báo chí người Nga I. A.
Kumyganova viết: “Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, ngay từ thời điểm
xuất hiện nghề báo thì đạo đức nghề nghiệp đã là một thành tố khơng thể tách
rời của nó. Tức là trong quá trình hình thành các chức năng đặc thù của báo
chí trong hệ thống các thiết chế xã hội, trong q trình phân tách báo chí
thành một nghề độc lập, đã xuất hiện sự nhận thức về đạo đức của con người
làm trong ngành này”. Ông cho rằng, một xã hội phát triển phải biết đến hai
hình thức tổ chức hoạt động: Nghiệp dư và chuyên nghiệp. Bất kỳ hoạt động
nào, khi vừa xuất hiện cũng mang tính nghiệp dư. Nghiệp dư là thời kỳ đầu
trong chặng đường phát triển của hoạt động và là hình thức tổ chức có tính sơ
khai của nó. Hoạt động nghiệp dư có đặc điểm là được con người thực hiện
theo sở thích cá nhân, khơng lệ thuộc vào khn khổ của các bổn phận nghĩa
vụ nào đó, khơng có sự đào tạo cơ bản, không chịu trách nhiệm khắt khe về
kết quả. Cịn hoạt động chun nghiệp hình thành trong q trình phân hố xã
hội của lao động trên cơ sở hoạt động nghiệp dư, thế nhưng nó khơng triệt
tiêu hoạt động nghiệp dư mà cả hai song song cùng tồn tại. Sau khi trở thành
loại cơng việc chính đối với con người, hoạt động chuyên nghiệp đã được bổ
sung thêm những nét mới. Nó diễn ra dưới dạng thực hiện các bổn phận chức
vụ trong khuôn khổ sự hợp tác với các thành viên khác của nó, có quan hệ
chặt chẽ với việc chịu trách nhiệm về kết quả (sản phẩm), địi hỏi sự đào tạo

cơ bản, nói tóm lại, nó đã trở thành một nghề. Và như vậy, chúng ta thấy là
một nghề (bất cứ nghề, nào cũng vậy) ln ra đời sau cái hoạt động mà nó
gắn bó. Những kết luận, nội dung và phương pháp nghiên cứu trong tác
phẩm này giúp nghiên cứu sinh có thêm cơ sở để xây dựng lý luận về tiêu
chí đạo đức trong hoạt động nghề nghiệp.


15
Trong bài: “Ethics Programs” (Chương trình giáo dục đạo đức),
Journal of Business Ethics (1992) (Tạp chí Đạo đức kinh doanh), tác giả
Brenner, S.N. cho rằng, “giáo dục đạo đức, nhất là giáo dục đạo đức kinh
doanh là yếu tố quyết định sự thành bại của mọi cơng ty. Vì vậy, việc làm
sáng tỏ nội hàm của đạo đức kinh doanh, các yếu tố ảnh hưởng đến đạo
đức kinh doanh và tìm ra giải pháp nâng cao đạo đức kinh doanh là hết
sức cần thiết”. Trong số các giải pháp nâng cao đạo đức kinh doanh, tác giả
cho rằng, giải pháp quan trọng nhất là “tính trung thực trong kinh doanh và
điều kiện, chế tài bảo đảm thực hiện đạo đức kinh doanh”. Tính trung thực
trong kinh doanh là khơng lừa đảo, lừa dối, khơng làm giả, làm nhái hàng
hóa, khơng trốn thuế, không đưa thông tin sai lệch cho khách hàng... Đây
cũng chính là đạo đức nghề nghiệp mà các doanh nhân muốn thành đạt đều
phải tuân thủ. Những kết luận, nội dung và phương pháp nghiên cứu trong
tác phẩm này giúp nghiên cứu sinh có thêm cơ sở để xây dựng lý luận về
giáo dục đạo đức.
Trong cuốn: “Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương, đường
lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc giải quyết mối quan hệ cá nhân - xã
hội trong đạo đức của người cán bộ cách mạng”, Nhà xuất bản Chính trị, Hà
Nội, năm 2010, trang 13-18 [58], tác giả Phạm Huy Kỳ cũng đã bàn khá kỹ
“các khái niệm đạo đức, đạo đức cách mạng; cá nhân, xã hội; lợi ích, lợi ích
cá nhân, lợi ích xã hội; người cán bộ cách mạng, đạo đức người cán bộ cách
mạng; mối quan hệ cá nhân - xã hội trong đạo đức người cán bộ cách

mạng...”. Tác giả cũng đã phân tích tư tưởng của Hồ Chí Minh để đi đến khẳng
định: “Đã là người cán bộ cách mạng thì phải có đạo đức cách mạng. Đạo đức
của người cán bộ cách mạng là ln ln đặt lợi ích xã hội, lợi ích cộng đồng
lên trên lợi ích cá nhân. Chỉ khi nào mỗi cán bộ, đảng viên nhận thức và ý thức
được như vậy mới đủ năng lực và bản lĩnh xử lý các tình huống mâu thuẫn về
lợi ích trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình”. Những kết luận, nội


16
dung và phương pháp nghiên cứu trong tác phẩm này giúp nghiên cứu sinh
có thêm cơ sở để xây dựng lý luận về đạo đức của người cán bộ cách mạng.
Trong cuốn: “Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo”, Nhà xuất bản Chính
trị, Hà Nội, năm 2011, trang 5-10 [39], tác giả Nguyễn Thị Trường Giang đã
đưa ra quan niệm chung về đạo đức và khái niệm đạo đức nghề nghiệp. Theo
tác giả, đạo đức được định nghĩa “là một hình thái ý thức xã hội, tập hợp
những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá
cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội,
chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh
của dư luận xã hội”. “Đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận của đạo đức xã
hội, là đạo đức trong một lĩnh vực cụ thể trong đạo đức chung của xã hội.
Đạo đức nghề nghiệp bao gồm những yêu cầu đạo đức đặc biệt, các quy tắc
và chuẩn mực trong lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, nhằm điều chỉnh hành vi
của các thành viên trong nghề nghiệp đó sao cho phù hợp với lợi ích và sự
tiến bộ của xã hội”. Chỉ ra những yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của nhà
báo Việt Nam hiện nay là: “Trung thành với lý tưởng của đất nước, nhân dân
và Đảng Cộng sản; phản ánh chân thật, khách quan; gần dân, u dân; có
tinh thần tự phê bình và phê bình; rèn luyện, học tập suốt đời”. Những biểu
hiện tích cực trong đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam, đó là: “Trung
thành với lợi ích của đất nước của nhân dân; dũng cảm phát hiện, biểu
dương cái tốt và đấu tranh chống lại cái xấu; ln có ý thức giữ gìn bản sắc,

truyền thống tốt đẹp của dân tộc; u nghề, gắn bó mật thiết với thực tiễn;
tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện”. Bên cạnh đó, tác giả cũng
chỉ ra những vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo. Nguyên nhân của
tình trạng này, theo tác giả gồm “Nguyên nhân chủ quan là nhà báo thiếu tu
dưỡng, rèn luyện đạo đức; thiếu kiến thức cơ bản về báo chí. Nguyên nhân
khách quan là sự tác động tiêu cực của cơ chế thị trường; thu nhập thấp;
hành lang pháp lý còn nhiều kẽ hở; sức ép về sự nhanh nhạy của thông tin”.


17
Trên cơ sở vi phạm và nguyên nhân của vi phạm đạo đức nghề nghiệp của
nhà báo, tác giả đã đưa ra giải pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà
báo Việt Nam, đó là: “Phát huy tính tự giác, tự rèn luyện đạo đức của mỗi
nhà báo và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức...”.
Trong bài: “Đạo đức nghề nghiệp nhà giáo” của Trung tâm gia sư
DACADEMY (2022), truy cập
ngày 05/11/2022 đã làm sáng tỏ: (1) Khái niệm đạo đức nhà giáo “là những
chuẩn mực mà đối với mỗi giáo viên nào khi tiến hành giảng dạy và ngồi
trên bục giảng đều phải có. Nó là những thứ gắn chặt với q trình chăm
sóc, giảng dạy, giáo dục đời sống cho các em học sinh”. (2) Các yêu cầu cơ
bản trong bối cảnh mới cần đảm bảo đạo đức nhà giáo: Bối cảnh mới đặt ra
yêu cầu về các phẩm chất đạo đức nhà giáo cần rèn luyện. Các phẩm chất
đạo đức nhà giáo cần rèn luyện đó bao quát trên cả ba mặt lĩnh vực về phẩm
chất chính trị; lối sống, tác phong; giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà
giáo... Những kết luận, nội dung và phương pháp nghiên cứu trong tác
phẩm này giúp nghiên cứu sinh có thêm cơ sở để xây dựng lý luận về đạo
đức nghề nghiệp.
1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu về tun truyền và tun truyền
đạo đức nghề nghiệp
Trong cuốn: “Tuyên truyền: Sự hình thành của thái độ”, Nhà xuất bản

New York, năm 1973, trang 34-39, tác giả Jacques Ellul cho rằng “Tuyên
truyền là việc đưa ra các thơng tin (vấn đề) với mục đích đẩy thái độ, suy
nghĩ, tâm lý và ý kiến của quần chúng theo chiều hướng nào đấy mà người
nêu thông tin mong muốn”. Mục tiêu của tuyên truyền hiện đại không dừng
lại ở thay đổi suy nghĩ hay thái độ của quần chúng, mà cần phải tạo hành
động trong quần chúng. “Tuyên truyền không chỉ lôi kéo cá nhân ra khỏi sự
tin tưởng cũ, mà cần phải làm cá nhân đó tin vào suy nghĩ mới và đưa đến
hành động có lợi cho thế lực tuyên truyền. Cá nhân bị tuyên truyền sẽ mất


18
khả năng lựa chọn và phản xạ tự nhiên và từ đó sẽ làm những hành động
với sự tin tưởng không cần bằng chứng cụ thể”. Tuyên truyền được dùng
trong những mục đích: “Nâng cao ủng hộ của quần chúng; quảng cáo đề cao
cá nhân hay tập đồn; giải thích những hành động của cá nhân hay tập đoàn;
tạo một thần tượng, hình mẫu anh hùng hay là tạo sự "nhất trí", đồn kết,
định hướng dư luận; kết nối bằng sự đề cao tinh thần dân tộc...”. Đối tượng
của tuyên truyền là quần chúng, nhưng phải là quần chúng có văn hóa và
khả năng suy diễn. Tun truyền sẽ khơng có hiệu nghiệm nếu đối tượng
thiếu học thức. Những kết luận, nội dung và phương pháp nghiên cứu trong
tác phẩm này giúp nghiên cứu sinh có thêm cơ sở để xây dựng lý luận về
vai trò của tuyên truyền và tiêu chí đánh giá hiệu quả tuyên truyền.
Trong cuốn: “Sự trả giá của danh tiếng”, Nhà xuất bản Verdun, năm
1916, trang 331 và sách “Kỹ thuật tuyên truyền trong chiến tranh thế giới,
Nhà xuất bản Verdun, năm 1927, in lại với một giới thiệu mới năm 1971,
trang 102, tác giả Alistair Horne và tác giả Harold Lasswell, một trong
những nhà nghiên cứu về tuyên truyền đầu tiên, định nghĩa về tuyên truyền
là "mục đích duy nhất của tuyên truyền là điều khiển ý kiến bằng biểu tượng
hoặc tuyên bố mạnh dạn, bằng truyện kể, tin đồn, báo cáo báo chí, hình ảnh
và nhiều loại thơng tin xã hội khác". Tin đồn thường bị xem là tin sai lạc

(nguồn tin sai) hoặc tin nhảm (cố ý tung tin không thực từ chính quyền đến
giới báo chí truyền thơng). Phương thức tun truyền có thể là: Truyền đơn
phát tay hay thả từ máy bay là phương pháp thông tin tuyên truyền hữu hiệu.
Trong chiến tranh, truyền đơn được tung vào những nơi đông dân cư trong
phần đất của phe đối địch với thơng tin làm lung lạc ý chí hoặc kêu gọi dân
chúng nổi dậy... Bích chương và những biểu tượng nơi cơng cộng. Các bích
chương, biểu ngữ, tranh cổ động, tượng đài ghi công... được dựng lên trưng
bày lâu dài trên đường phố, cơng viên... với mục đích nhắc nhở quần chúng
về thành cơng và quyền lực của chính quyền hoặc vĩ đại hóa lãnh tụ. Diễn


19
văn, diễu hành, tập họp đông đảo dân chúng vào một khu cơng cộng để nghe
tun truyền. Ngồi ra cịn cho diễn hành quân đội, biểu dương lực lượng,
khích lệ lòng yêu nước và căm thù đối phương trong quần chúng. Báo chí,
tivi, radio, internet do nhà nước quản lý sẽ được xử lý truyền thơng và đưa
tin tức có lợi cho chính quyền, nêu cao thành tích nhưng đồng thời che giấu
sai lầm của chính phủ. “Ngay cả những cơ quan truyền thơng độc lập cũng
có thể được nhà nước dùng trong tuyên truyền”.
Trong cuốn: “Bác Hồ với công tác tuyên truyền” do Nhà xuất bản Tư
pháp phát hành năm 2014, trang 12-17 nêu rõ: “Tuyên truyền là đem một
việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu khơng đạt được
mục đích đó, là tun truyền thất bại”. Trong tuyên truyền, cán bộ tuyên
truyền cần xác định rõ: “Tuyên truyền cái gì? Tuyên truyền cho ai? Tuyên
truyền để làm gì? Tuyên truyền cách thế nào?”. Hồ Chí Minh xác định
“tun truyền là cơng cụ quan trọng để tạo ra lực lượng hùng mạnh cho
cách mạng” nên Người rất quan tâm đến việc làm tốt tuyên truyền. Theo
Người, muốn phát huy được sức mạnh tổng hợp của tồn dân thì tun
truyền cần chú trọng đối tượng tuyên truyền và phương pháp làm việc của
cán bộ tuyên truyền. Theo Hồ Chí Minh: “Tuyên truyền phải cụ thể, thiết

thực” để mọi người hiểu đúng chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà
nước. Nội dung tuyên truyền cần ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm
theo “một là gì, hai là gì, rồi ba, bốn, năm là gì? Làm như thế nào”; “khơng
nên lúc nào cũng trích C.Mác, cũng trích Lênin, làm cho nhân dân khó hiểu,
cần nói thiết thực, nói đúng lúc, đúng chỗ”. Nếu “nói hay mà dân khơng
hiểu” thì cũng khơng bằng “nói dễ hiểu, thiết thực, người ta dễ hiểu và làm
được”. “Người tuyên truyền cần phải chịu khó, chịu khổ, khéo ở, siêng làm”.
Theo Người điều quan trọng nhất ở mỗi cán bộ tuyên truyền lại là đạo đức.
Bác căn dặn cán bộ phải có tình u thương và nhiệt tình cách mạng, nhắc
nhở cán bộ trong mỗi việc làm không chỉ dừng lại ở việc biết làm tròn trách


20
nhiệm, mà cịn cần hồn thành xuất sắc nhiệm vụ. Người cán bộ tun
truyền có nhiệt tình cách mạng, tìm tịi phương pháp tun truyền cụ thể,
thiết thực, “khơng phải tuyên truyền để mà tuyên truyền, huấn luyện để mà
huấn luyện” và chỉ khi hết lòng yêu thương nhân dân, cán bộ tuyên truyền
mới thật sự là một phần của quần chúng nhân dân, mới hiểu nhân dân cần gì
để báo cáo lại với Đảng, với Nhà nước để tìm cách giúp đỡ nhân dân.
Trong cuốn: “Nguyên lý công tác tư tưởng”, tập 1, Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia, tác giả Lương Khắc Hiếu định nghĩa: “Tuyên truyền là một bộ
phận của công tác tư tưởng nhằm truyền bá hệ tư tưởng và đường lối chiến
lược trong quần chúng, xây dựng cho quần chúng thế giới quan phù hợp với
lợi ích của chủ thể hệ tư tưởng, hình thành và củng cố niềm tin, tập hợp và cổ
vũ quần chúng hành động theo thế giới quan và niềm tin đó”. Tun truyền là
hoạt động khơng thể thiếu trong q trình lãnh đạo của một Đảng chính trị,
nhất là Đảng chính trị cầm quyền như Đảng Cộng sản Việt Nam. Những kết
luận, nội dung và phương pháp nghiên cứu trong tác phẩm này giúp nghiên
cứu sinh có thêm cơ sở để xây dựng lý luận về vai trò của tuyên truyền và
tiêu chí đánh giá hiệu quả tuyên truyền.

Trong cuốn: “Những giải pháp và điều kiện thực hiện phòng, chống
suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên”, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia (2011), Hà Nội, tác giả Vũ Văn Phúc và Ngô Văn Thạo
đã đề xuất giải pháp phịng, chống suy thối tư tưởng, đạo đức, lối sống
trong cán bộ, đảng viên, trong đó có giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền đạo
đức. Các giải pháp đó gồm: “Một là: đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục đạo
đức cách mạng và lối sống xã hội chủ nghĩa cho cán bộ, đảng viên. Việc này
phải tiến hành thường xuyên, quản lý chặt chẽ, nội dung giáo dục phải tồn
diện. Trong đó, tập trung nâng cao nhận thức trong tồn Đảng về ý nghĩa,
vai trị, tầm quan trọng và sự cần thiết của việc học tập, nghiên cứu, vận
dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh


×