Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

(TIỂU LUẬN) vấn đề BIỆN CHỨNG GIỮA KHẢ NĂNG và HIỆN THỰC TRONG TRIẾT học mác LÊNIN và ý NGHĨA của nó đối với CUỘC SỐNG và VIỆC học tập của SINH VIÊN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.22 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

VẤN ĐỀ BIỆN CHỨNG GIỮA KHẢ NĂNG VÀ HIỆN THỰC TRONG
TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI CUỘC
SỐNG VÀ VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

Nguyễn Ngọc Nam - 2151160012 – 010100510539
Giảng viên hướng dẫn:ThS Nguyễn Thế Anh

Thành phố Hồ Chí Minh – 2022


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

Trang

MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
NỘI DUNG.......................................................................................................................................... 2
1. Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài...................................................................................... 2
1.1 Khả năng và hiện thực............................................................................................................ 2
1.2.Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực............................................. 4
2. Ý nghĩa của khả năng và hiện thực đối với cuộc sống và việc học
tập của
sinh viên hiện nay............................................................................................................................ 6
2.1 Đối với cuộc sống..................................................................................................................... 6
2.2.Đối với việc học tập của sinh viên.................................................................................. 8
KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 11


TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 12


MỞ ĐẦU
Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con
người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề
có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn
ngữ. Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức
mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp
cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc
lập luận. Hiện nay ở nhiều trường đại học, triết học đã trở thành một bộ môn
khoa học nghiên cứu chuyên sâu, nhiều trường cũng đưa triết thành một khoa
đào tạo riêng.
Thế giới vật chất vận động và phát triển không ngừng chuyển từ dạng này
sang dạng khác, cái mới thay thế cái cũ. Lúc đầu cái mới chỉ xuất hiện dưới
dạng khả năng, sau đó lớn lên và chiến thắng cái cũ, khi đó nó trở thành hiện
thực. Cho nên nhìn vào sự vật hay hiện tượng chúng ta thấy có hai mặt khả
năng và hiện thực.
1. Lý do chọn đề tài
Khi khẳng định vai trò của tư duy con người đối với nhận thức và cải tạo
thế giới V.L.LÊNIN đã khẳng định: “ Ý thức con người không phải chỉ
phản ánh thế giới khách quan, mà còn tạo ra thế giới khách quan”. Điều
này cho thấy thông qua hoạt động tư duy, con người có thể nhận thức đúng
đắn thực tiễn khách quan.
Trong quá trình thâm nhập ngày càng sâu hơn vào các đối tượng để nắm
bắt và thể hiện thơng qua các khác niệm những thuộc tính và mối liên hệ
chung cùng có ở tất cả chúng. Đó là vận động, khơng gian, thời gian, nhân
quả, tính quy luật, tất yếu, ngẫu nhiên, giống nhau, khác nhau…Chúng là
những đặt trưng của các đối tượng vật chất, là những hình thức tồn tại phổ
biến của vật chất, còn các khái niệm phản ánh chúng, là những phạm trù triết



học. Các mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng được phép biện
chứng duy vật khái quát thành các phạm trù cơ bản.
Vì vậy, nắm bắt và hiểu rõ các đặc điểm, mối liên hệ của cặp phạm trù khả
năng và hiện thực để vận dụng vào cuộc sống, giúp ta có cái nhìn bao qt
tồn diện hơn; biết phân biệt tri thức đúng, sai.
Từ những lý do trên, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Vấn đề biện chứng
giữa khả năng và hiện thực trong triết học Mác - Lênin và ý nghĩa của nó đối
với cuộc sống và việc học tập của sinh viên hiện nay” để làm phần tiểu luận
của mình.
2. Mục tiêu
Mục đích của đề tài là nhằm sáng tỏ cách vận dụng cặp phạm trù khả năng
và hiện thực của phép duy vật biện chứng vào các lĩnh vực của đời sống.
Nguyên cứu đề tài này sẽ giúp cho mỗi sinh viên hiểu biết sâu sắc hơn về các
cặp phạm trù triết học và từ đó có thể góp một phần nhỏ bé của mình vào sự
nghiệp xây dựng nước nhà hiện tại và tương lai.
3. Phương pháp nguyên cứu
Trong tiểu luận này em sử dụng phương pháp để trình bày là: phương pháp
logic và lịch sử, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp
trừu tượng hóa,…
4.

Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm:
+ Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài


NỘI DUNG

1.

Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài:

1.1.Khả năng và hiện thực


Khái niệm chung:

Hiện thực là phạm trù chỉ những cái đang tồn tại trên thực tế.
Ví dụ:
+

Chiếc xe đạp bạn A đang đi là hiện thực.

+

Sắt, thép, xi-măng, bàn, ghế… là hiện thực.

-Do tất cả những gì đang tồn tại thực sự đều được coi là hiện thực nên ta
cần phân biệt:
+
Hiện thực khách quan: Chính là thế giới vật chất đang tồn tại khách
quan.
+
Hiện thực chủ quan: Là ý thức, tư tưởng đang tồn tại trong mỗi con
người.
Khả năng là phạm trù chỉ cái chưa xuất hiện, chưa tồn tại trên thực tế,
nhưng sẽ xuất hiện, sẽ tồn tại thực sự khi có các điều kiện tương ứng.
Ví dụ:

+Trong tương lai Việt Nam có thể trở thành một nước phát triển khi mà phát
huy được những lợi thế của hiện tại cả ở trong nước và các nguồn lực ở bên
ngồi.
+Ơng N đã có sẵn gạch, xi-măng, sắt, thép… Ở đây có khả năng để xây một
ngơi nhà.
-Khả năng là “cái hiện chưa có” nhưng bản thân với tư cách “cái chưa có”
đó lại tồn tại. Tức là các sự vật được nói tới trong khả năng chưa tồn tại,
nhưng bản thân khả năng để xuất hiện sự vật đó thì tồn tại.
Ví dụ:
Trước mắt chúng ta có đủ gỗ, cưa, bào, đục, đinh,…đó là hiện thực. Từ đó
nảy sinh khả năng xuất hiện cái bàn. Trong trường hợp này, cái bàn là chưa


có, chưa tồn tại trên thực tế nhưng khả năng xuất hiện cái bàn thì tồn tại trên
thực sự.
-Như thế, dấu hiệu căn bản để phân biệt khả năng với hiện thực thì ở chỗ:
khả năng là cái chưa có, hiện thực là cái đang có và đang tồn tại.
-Khả năng không phải là bản thân các tiền đề, điều kiện của cái mới mà là
cái mới đang ở dạng tiềm thế, chỉ trong tương lai với những điều kiện thích
hợp nó mới tồn tại thực sự. Khả năng cũng không đông nhất với cái ngẫu
nhiên và phạm trù xác suất.
-Tuy khả năng là cái chưa có nhưng điều kiện đó khơng có nghĩa là nó
khơng tồn tại. Các sự vật mà khả năng đó biểu hiện chưa tồn tại như một hiện
thực nhưng bản thân khả năng thì tồn tại. Vì vậy, khả năng cũng là một trạng
thái đặt biệt của hiện thực, trạng thái mà hiện thực mới tồn tại trước khi trở
thành chính bản thân mình.


Phân loại khả năng


-Mọi khả năng đều là khả năng thực tế (đều tồn tại thực sự, do hiện thực
sinh ra). Có những khả năng được hình thành một cách tất nhiên do quy luật
vận động nội tại của sự vật (khả năng tất nhiên), có những khả năng được
hình thánh một cách ngẫu nhiên ( khả năng ngẫu nhiên). Khả năng tất nhiên
bao gồm khả năng gần (đã có đủ hoặc gần đủ những điều kiện cần thiết để
biến thành hiện thực), khả năng xa (còn phải trải qua nhiều giai đoạn phát
triển quá độ mới đủ điều kiện biến thành hiện thực)
Ví dụ:
+Gieo hạt ngơ xuống đất, khả năng hạt ngô sẽ nảy mầm, mọc thành cây và
lại cho ta những hạt ngô mới là khả năng tất nhiên, nhưng cũng có khả năng
hạt ngơ bị chim ăn hoặc hoặc bị sâu bệnh phá hoại nên không thể nảy mầm,
không thể phát triển thành cây, cho hạt được. Khả năng này do những tác
động có tính ngẫu nhiên quy định nên được gọi là khả năng ngẫu nhiên.


+Nếu xét ở khía cạnh cuối cùng có vỡ hay khơng, thì việc việc quả trứng bị
vỡ là tất nhiên. Nhưng xét ở khía cạnh nó vỡ khi bị rơi, bị đập ra hay khi gà
con đạp vỡ, thì việc bị vỡ là ngẫu nhiên.
+Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, cần cù lao động, có Đảng Cộng
Sản lãnh đạo đề ra đường lối đổi mới đúng đắn, có Nhà nước xã hội chủ nghĩa
thật sự là nhà nước của dân, do dân vì dân, có những điều kiện quốc tế thuận
lợi thì khả năng hồn thành thắng lợi cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
là khả năng gần và khả năng xây dựng thành công chế độ xã hội cộng sản chủ
nghĩa là khả năng xa hơn.
-Khả năng hình thức, hay khả năng ảo, khả năng trừu tượng là những khả
năng do các mối liên hệ ngẫu nhiên, quan hệ bên ngồi mang đến và chưa có
đủ điều kiện để chuyển hóa thành hiện thực
Ví dụ:
Khả năng con người trúng sổ số là khả năng ảo. Khả năng này biến thành hiện
thực chỉ là do ngẫu nhiên, may mắn

-Ngồi các khả năng trên, ta cịn có thể phân loại thành:
+
Từ góc độ xác suất lớn hay nhỏ xảy ra: khả năng chủ yếu và khả năng
thứ yếu
+
Xét theo sự liên quan đến lợi ích của con người: Khả năng tốt và khả
năng xấu
+Khi xét tới sự tương tác giữa các khả năng: Khả năng cùng tồn tại và khả
năng loại trừ lẫn nhau.
1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực.
- Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, khơng
tách rời nhau, thường xun chuyển hóa lẫn nhau trong q trình phát triển
của sự vật.
+Điều đó có nghĩa là trong sự vật hiện đang tồn tại chứa đựng khả năng, sự
vận động phát triển của sự vật chính là q trình biến khả năng thành hiện
thực. Trong hiện thực mới đó lại nảy sinh khả năng mới, khả năng mới này
nếu có những điều kiện lại biến thành hiện thực mới. Q trình đó được tiếp
tục, làm cho sự vật vận động, phát triển một cách vô tận trong thế giới vật


chất. Đó là một q trình vơ tận. Do đó, sẽ mắc sai lầm nếu tách cái nọ khỏi
cái kia. Kết quả là trong hoạt động thực tiễn sẽ không nhìn thấy khả năng tiềm
tàng trong sự vật, do đó khơng xác định được tương lai phát triển của nó, hoặc
không tạo ra những điều kiện cần thiết để thúc đẩy sự chuyển biến tích cực và
khơng ngăn chặn kịp thời những biến chuyển tiêu cực.
+Quan hệ giữa khả năng và hiện thực có tính phức tạp. Điều đó thể hiện ở
chỗ
cùng trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật có thể tồn tại nhiều
khả năng chứ khơng phải chỉ một khả năng.
Ví dụ: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, sau khi

phân tích tình hình trong nước, tình hình thế giới và khu vực đã nhận định
rằng, đất nước ta hiện nay đang "có cả cơ hội lớn và thách thức lớn", những
cơ hội lớn tạo điều kiện để chúng ta có khả năng "tiếp tục phát huy nội lực và
lợi thế so sánh,tranh thủ ngoại lực - nguồn vốn, công nghệ mới, kinh nghiệm
quản lý, mở rộng thị trường- phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Những thách thức lớn đó là những nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ rõ như
nguy cơ tụt hậu về kinh tế, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nạn tham nhũng và
quan liêu, "diễn biến hồ bình" do thế lực thù địch gây ra.Như vậy chúng ta
thấy hiện nay đang cùng tồn tại rất nhiều khả năng (cả thuận lợi, cả khó khăn)
phát triển đất nước ta. Điều đó địi hỏi toàn Đảng, toàn dân ta phải nhận thức
rõ để chủ động tranh thủ thời cơ vượt qua thách thức đưa đất nước vững bước
đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
+Trong lĩnh xã hội, bên cạnh các điều kiện khách quan, khả năng muốn biến
thành hiện thực còn cần có các điều kiện chủ quan. Đó là hoạt động thực tiễn
của con người. Ở đây, khả năng sẽ không bao giờ biến thành hiện thực nếu
khơng có sự tham gia của con người.
+Hoạt động có ý thức của con người có vai trị rất to lớn trong việc biến khả
năng thành hiện thực. Nó có thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm quá trình biến đổi
khả năng thành hiện thực. Nó cũng có thể điều khiển khả năng phát triển


theo hướng này hay theo hướng khác bằng cách tạo ra các điều kiện thích
ứng.
-Ngồi những khả năng vốn sẵn có, trong những điều kiện mới thì sự vật sẽ
xuất hiện thêm những khả năng mới, đồng thời bản thân mỗi khả năng cũng
thay đổi theo sự thay đổi của điều kiện.
Ví dụ: Nước ta vốn là nước kinh tế kém phát triển, mức sống của nhân dân
còn thấp, nhưng lại phải trải qua cuộc cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt
để hội nhập. Nếu chúng ta không nhanh chóng vươn lên thì khả năng càng tụt
hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới và sự bất

lợi về mở rộng sản xuất kinh doanh, trao đổi buôn bán càng lớn.
-Sự biến đổi của mỗi khả năng:
+Mỗi khả năng không phải là khơng thay đổi. Nó tăng lên hay giảm đi tùy
thuộc vào sự biến đổi của sự vật trong những điều kiện cụ thể.
Ví dụ: Khả năng diễn ra biểu tình ở một quốc gia lớn hay thấp là tùy theo
mức độ mâu thuẫn giữa người dân với chính quyền lớn hay thấp.
+Do đó, muốn cho một khả năng nào đấy phát triển biến thành hiện thực thì
phải tạo cho nó các điều kiện thích hợp tương ứng.
+Để một khả năng nào đó biến thành hiện thực thường cần có không chỉ một
điều kiện mà là một tập hợp các điều kiện. Tập hợp đó được gọi là điều kiện
cần và đủ, nếu có nó thì khả năng nhất định biến thành hiện thực.
2. Ý nghĩa của khả năng và hiện thực đối với cuộc sống và việc học tập
của sinh viên hiện nay.
2.1 Đối với cuộc sống
-Vì hiện thực là cái tồn tại thực sự, còn khả năng là cái hiện chưa có, nên
trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào hiện thực để định ra chủ trương,
phương hướng hành động của mình; nếu chỉ dựa vào cái cịn ở dạng khả năng
thì sẽ dễ rơi vào ảo tưởng. Theo V.I.Lênin, người mácxít chỉ có thể sử dụng


để làm căn cứ cho chính sách của mình những sự thật được chứng minh rõ rệt
và không thể chối cãi được.
-Khả năng là cái chưa tồn tại thật sự nhưng nó cũng biểu hiện khuynh
hướng phát triển của sự vật trong tương lai. Do đó, tuy khơng dựa vào khả
năng nhưng chúng ta cũng phải tính đến các khả năng để việc đề ra chủ
trương, kế hoạch hành động sát hợp hơn. Khi tính đến khả năng phải phân
biệt được các loại khả năng gần, khả năng xa, khả năng tất nhiên và ngẫu
nhiên... Từ đó mới tạo được các điều kiện thích hợp để biến khả năng thành
hiện thực, thúc đẩy sự vật phát triển.
-Việc chuyển khả năng thành hiện thực trong giới tự nhiên được thực hiện

một cách tự động, nhưng trong xã hội, điều đó phụ thuộc nhiều vào hoạt động
của con người. Vì vậy, trong xã hội, chúng ta phải chú ý đến việc phát huy
nguồn lực con người, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc phát huy tính
năng động sáng tạo của mỗi con người để biến khả năng thành hiện thực thúc
đẩy xã hội phát triển.
2.2 Đối với việc học tập của sinh viên
-Từ quá trình sống và trải nghiệm thực tế các bạn sinh viên đã nhìn nhận đúng
vấn đề đặt ra cho chính bản thân mình, hiện thực của cuộc sống và khả năng
của bản thân đã được mọi người đánh giá là đúng và đồng thời không chỉ thế
các bạn đã đủ tri thức để phán đoán các vấn đề mang tính thâm sâu và trừu
tượng.
-Họ đã thốt khỏi thế giới ảo tưởng và mơ mộng của bản thân để đi vào thực
tế của cuộc sống với những va chạm của đường đời, để rồi từ cái thực tế đó đã
giúp các bạn khơng rơi vào hiện thực ảo với những việc không thể trở thành
hiện thực.
- Khả năng được chia thành nhiều loại nhưng trong hoạt động thực tiễn đa
phần muốn thúc đẩy tiến trình chuyển biến từ khả năng đến hiện thực thì
chúng ta phải chú ý đến khả năng gần thay vì khả năng xa.


-Từ việc hiểu và nắm bắt được các cơ sở của cặp phạm trù Khả năng và hiện
thực nói trên khi biết vận dụng vào chính cuộc sống của mỗi cá nhân con
người có thể kiềm hãm hoặc thúc đẩy quá trình chuyển biến khả năng thành
hiện thực.
KẾT LUẬN
-Trong thực tế, q trình phát triển chính là q trình trong đó khả năng biến
thành hiện thực, cịn hiện thực này vì những quá trình phát triển nội tại của
mình lại sản sinh ra các khả năng mới.
-Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, khơng
tách rời nhau, ln chuyển hóa lẫn nhau, vì hiện thực được chuẩn bị bởi khả

năng, còn khả năng hướng tới, tiền đề cả hiện thực. Đó là một q trình vơ
tận.
-Vì sự vật cùng một lúc có thể chứa đựng nhiều khả năng khác nhau. Ngoài
một số khả năng vốn có sẵn có ở sự vật trong những điều kiện nào đấy, khi có
thêm những điều kiện mới bổ sung thì sự vật sẽ xuất hiện thêm những khả
năng mới. Cho nên trong hoạt động thực tiễn cần tính đến mọi khả năng có
thể xảy ra, tốt cũng như xấu, tiến bộ cũng như lạc hậu, và trên cơ sở dự kiến
các phương án hành động thích ứng cho từng trường hợp xảy ra.
-Trong số các khả năng hiện có ở sự vật trước hết cần chú ý đến khả năng tất
nhiên, đặc biệt là khả năng gần, vì đó là những khả năng dễ biến thành hiện
thực hơn cả.
-Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần phải dựa vào hiện thực để xác
lập nhận thức và hoạt động. Lênin cho rằng: “Chủ nghĩa Mác căn cứ vào
những sự thật chứ không phải dựa vào những khả năng… người Macxit chỉ
có thể dụng, để làm căn cứ cho chính sách của mình, những sự thật được
chứng minh rõ rệt và không thể chối cãi được”
-Tuy nhiên, trong nhận thức và thực tiễn cũng cần phải nhận thức tồn diện
các khả năng từ trong hiện thực để có được phương pháp hoạt động thực tiễn
phù hợp với sự phát triển trong những hồn cảnh nhất định. Tích cực phát huy


nhân tố chủ quan trong việc nhận thức và thực tiễn để biến khả năng thành
hiện thực theo mục đích nhất định.


TÀI LIỆU THAM KHẢO




×