Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

(TIỂU LUẬN) TIỂU LUẬN vấn đề biện chứng giữa khả năng và hiện thực trong triết học mác lênin và ý nghĩa của nó đối với cuộc sống và việc học tập của sinh viên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.64 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
TÊN ĐỀ TÀI
Vấn đề biện chứng giữa khả năng và hiện thực trong
triết học Mác - Lênin và ý nghĩa của nó đối với cuộc
sống và việc học tập của sinh viên hiện nay
Nguyễn Trọng Điền– 2151020064 – 010100510524
Giảng viên hướng dẫn: Ths Phan Ngọc Thạch

TP. Hồ Chí Minh năm – 2022


MỤC LỤC

Mở Đầu:.......................................................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài:...........................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:..................................................................................... 2
1.3 Phương pháp nghiên cứu:............................................................................. 2
1.4 Kết cấu của bài tiểu luận:..............................................................................2
Nội Dung:.....................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: Lý luận về vấn đề biện chứng giũa “Khả năng và Hiện thực”....3
1.Khái niệm khả năng và hiện thực:...................................................................3
2.Phạm trù giữa khả năng và hiện thực:............................................................4
3.Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực....................................6
4.Vai trò của các điều kiện khách quan và chủ quan trong sự chuyển biến từ
khả năng đến hiện thực:...................................................................................... 7
5.Một số kết luận về phương pháp luận:............................................................8
CHƯƠNG 2: Vận dụng cặp phạm trù “Khả năng – Hiện thực” để phân tích ý
nghĩa của nó đối với cuộc sống và việc học tập của sinh viên hiện nay..............8


2.1 Tình hình sinh viên hiện nay :.......................................................................8
2.2 Khả năng và hiện thực trong đời sống của sinh viên:.................................9
2.3 Khả năng và hiện thực trong hoạt động học tập, tương lai nghề nghiệp
....
của sinh viên:......................................................................................................10
KẾT LUẬN:...............................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
............................................................................................


Mở Đầu:
1.1 Lý do chọn đề tài:
Giá trị của một học thuyết, một tư tưởng là ở tính định hướng khoa học và sự vận
dụng của nó vào trong hoạt động thực tiễn. Triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng
lập thuộc loại học thuyết như vậy. Trong “Luận cương về Phơbác” C.Mác đã nhấn
mạnh ý nghĩa cải tạo thế giới của triết học mới, khác với các học thuyết trước đây
chỉ dừng lại ở “giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau”.
Như vậy C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng học thuyết của mình trên mảnh đất hiện
thực, nhưng đó khơng phải là mảnh đất hồn tồn tách biệt, mà nó được vun xới, khai
thác từ những thế hệ đã qua. Và chính mảnh đất hiện thực đó được hình thành từ
những tiền đề (các yếu tố tạo nên khả năng) có tính khoa học lịch sử như vậy nên nó
mang tính khách quan.
Người ta vẫn nói nhiều về khái niệm khả năng và hiện thực, vậy ta nên hiểu nó
như thế nào? Có sự khác biệt nào giữa những lý thuyết trên sách vở và trong đời sống
thực tại, đặc biệt là đối với sinh viên trong việc vận dụng, áp dụng đưa ra những quan
điểm, cách nhìn nhận vấn đề cũng như những suy nghĩ về tương lai dựa vào cách tiếp
cận cặp phạm trù này.
Mọi thành công đều nảy mầm từ ước mơ, hồi bão. Nó phải được xây dựng trên khả
năng của con người thông qua hoạt động học tập, làm việc và nghiên cứu. Thế
nhưng khả năng sẽ chỉ mãi là khả năng nếu con người không biết vận dụng vào cuộc

sống thực tiễn.


Thực tế cho thấy trong xã hội bây giờ có một số bộ phận khơng nhỏ có nhận thức sai
lệch về lối sống, thế giới quan, mong muốn thành công nhưng không chịu cố gắng, sử
dụng “quyền và tiền” để đạt được mục đích và giới trẻ khơng phải là ngoại lệ. Đó
cũng bởi chưa hiểu và nắm bắt được các quy luật vận động và phát triển của thế giới
tự nhiên, xã hội và tư duy. Do vậy, để có cái nhìn đúng đắn về thế giới quan, định
hướng thế giới quan cho thế hệ trẻ nhất là sinh viên phải đi từ lý luận đến
thực tiễn. Hồ Chí Minh cũng đã dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau để nói về vấn đề
“ Lý luận đi đơi với thực tiễn”, “Lý luận đi đôi với thực hành”, “Lý luận và thực
tiễn phải luôn đi đôi với nhau. Lý luận phải liên hệ với thực tế” (1). Nghĩa là thực
tiễn, lý luận cần đến nhau, nương tựa nhau hậu thuẫn, bổ sung
Từ những điều nói trên, tiểu luận này sẽ đi sâu vào việc nghiên cứu cặp phạm trù khả
năng và hiện thực dưới góc độ triết học Macxit tạo nên những định hướng nhận thức
mới khoa học có ích cho cuộc sống và việc học tập của sinh viên hiện nay.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Một là, tìm hiểu nội dung cặp phạm trù khả năng
đến hiện thực môt cach co hê thống va tồn diên. Từ đó rút ra ý nghĩa của nó đối với
sự phát triển của triết học Mác – Lênin nói riêng, cũng như những bài học đối với
cuộc sống và việc học tập của sinh viên hiện nay nói chung. Hai là, khẳng định tầm
quan trọng va y nghĩa thưc tiễn của Triết học trong đơi sống hiện đại.
1.3 Phương pháp nghiên cứu:
Bằng các phương pháp nghiên cưu khoa hoc đê tài nghiên cưu phân tích, tổng
hơp đươc quan điêm, nhận thưc của sinh viên hiện nay đối vơi cuộc sống và hoạt
đông học tâp dưa trên cách tiêp cận cặp phạm tru kha năng va hiện thưc của học
thuyết Mác – Lênin.
1.4 Kết cấu của bài tiểu luận:
1.Lời mở đầu.



2.Nội dung:
gồm 2 chương
Chương 1 Lý luận về vấn đề biện chứng giữa “Khả năng và Hiện Thực”
Chương 2 Vận dụng cặp phạm trù “Khả năng – Hiện thực” để phân tích ý nghĩa của
nó đối với cuộc sống và việc học tập của sinh viên hiện nay.
3. Kết luận.
4. Tài liệu tham khảo.
Nội Dung:
CHƯƠNG 1: Lý luận về vấn đề biện chứng giũa “Khả năng và Hiện thực”.
1.Khái niệm khả năng và hiện thực:
Khả năng là cái hiện chưa có, chưa tới nhưng nó sẽ tới, nó sẽ xuất hiện khi có các
điều kiện thích hợp
Tất cả mọi khả năng đều tồn tại thực sự, do hiện thực sản sinh ra, và đều hình thành
và lớn lên ở ngay trong lịng bản thân hiện thực. Ví dụ như trước mát ta có đủ gỗ,
cưa, bào, đục, đinh... đó là hiện thực, từ đó nảy sinh khả năng xuất hiện một cái
bàn... Những khả năng này đều có sẵn ngay trong bản thân sự vật, do sự vật sản sinh
ra. Và theo nghĩa này thì khả năng là khả năng thực tế. Bên cạnh đó cịn có khả năng
ảo, khả năng hình thức hay khả năng trừu tượng, tức là những điều mơ uớc, những
cái do con người tưởng tượng ra một cách chủ quan, không bắt nguồn từ hiện thực
và khơng thể biến thành hiện thực. Ví dụ như nghĩ rằng một cái gương vỡ có thể tự
gắn các mãnh vỡ lại với nhau để trở thành gương lành...
Tuy tất cả các khả năng đều là khả năng thực tế, nhưng sự hình thành chúng khơng
hồn tồn như nhau: có cái hình thành một cách tất nhiên, có cái hình thành một
cách ngẫu nhiên. Khả năng tất nhiên là khả năng được hình thành do quy luật vận
động hội tụ của sự vật. Khả năng ngẫu nhiên được tạo ra bởi các tương tác ngẫu


nhiên của hiện thực. Ví dụ như, khi ta gieo một đồng tiền xu xuống đất thì khả năng

xuất hiện một trong hai mặt của đồng tiền là khả năng tất nhiên, còn khả năng xuất
hiện mặt sấp hay ngửa trong mỗi lần gieo là khả năng ngẫu nhiên
Trong khả năng tất nhiên lại có thể phân thành khả năng gần, tức khả năng đã có
đủ những điều kiện cần thiết để biến thành hiện thực, và khả năng xa tức khả năng
còn phải qua nhiều giai đoạn phát triển quá độ mới đủ điều kiện để biến thành
hiện thực. Hiện thực là tất cả những cái gì hiện có, hiện đang tồn tại thực sự.
Cần phân biệt khái niệm hiện thực với khái niệm hiện thực khách quan. Hiện thực
khách quan là khái niệm chỉ các sự vật, vật chất tồn tại độc lập với ý thức của con
người. Còn hiện thực bao gồm cả những sự vật, hiện tượng vật chất đang tồn tại
một cách khách quan trong thực tế và cả những gì đang tồn tại một cách chủ quan
trong ý thức của con người. Tuy nhiên ở đây không nên quan niệm khái niệm hiện
thực rộng hơn khái niệm hiện thực khách quan mà đây là những khái niệm triết học
phản ánh những mặt khác nhau của thế giới trong đó chúng ta đang sống.
2.Phạm trù giữa khả năng và hiện thực:
Mỗi ngành khoa học đều có một hệ thống phạm trù riêng cho mình phản ánh những
thuộc tính của bản chất, những mối liên hệ chung nhất thuộc phạm vi ngành khoa học
được nghiên cứu. Chẳng hạn tốn học có các phạm trù: số, điểm, mặt phẳng, hàm
số... Vật lý có các phạm trù: lực, gia tốc, vận tốc,... Sinh học có các phạm trù: di
truyền, biến dị, đồng hoá, dị hoá, động vật, thực vật,... Kinh tế học có các phạm trù:
sản xuật, lưu thơng, phân phối, hàng hố, giá trị, giá cả, tiền tệ, lợi nhuận,... Đạo đức
học có các phạm trù: tốt, xấu, đẹp, thiện, ác, lương tâm,... Mỹ học có các
phạm trù: cái đẹp, cái bi, cái hài, cái hùng, cái cao cả, cái thấp hèn,... các phạm trù nói
trên chỉ phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ chung của các sự


vật, hiện tượng trong một lĩnh vực nhất định của hiện thực thuộc phạm vi nghiên cứu
của một ngành khoa học cụ thể. Các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật
không phải là hệ thống bất biến, mà phát triển cùng với sự phát triển của khoa học và
thực tiễn. Mối quan hệ giữa các phạm trù của các ngành khoa học với các phạm trù
của phép biện chứng duy vật là mối quan hệ giữa cái chung với cái riêng. Do vậy, khi

nghiên cứu các phạm trù cần liên hệ chúng với nhau và với các quy luật cơ bản của
phép biện chứng duy vật. Phép biện chứng duy vật nói chung và cặp phạm trù khả
năng và hiện thực nói riêng là một hệ thống mở, nó thường xuyên bổ sung và làm
phong phú thêm bằng những tri thức khoa học và những phạm trù mới. Bởi lẽ, với tư
cách là hình ảnh chquan của thế giới khách quan, cặp phạm trù khả năng và hiện thực
phải luôn luôn vận động và phát triển tương ứng với sự vận động và phát triển của
thế giới khách quan. Chỉ có như vậy chúng mới phản ánh đúng đắn thế giới khách
quan và trở thành công cụ nhận thức và thực tiễn. Theo phép biện chứng duy vật khả
năng và hiện thực là cặp phạm trù phản ánh mối liên hệ biện chứng giữa những cái
tồn tại dưới dạng “tiền đề”, “mầm mống” với những cái tồn tại dưới dạng các sự vật,
hiện tượng, quá trình trong thế giới. Khả năng là phạm trù triết học chỉ những “tiền
đề”, “mầm mống” vốn có ở trong sự vật khi có điều kiện chín muồi thì phát triển trở
thành hiện thực. Hiện thực là phạm trù tiết học chỉ các sự vật, hiện tượng, quá trình
đang tồn tại thật sự do khả năng phát triển tạo nên. Ví dụ: Sinh viên Đ đang học năm
nhất khoa Hàng Hải Trường Đại học Giao thông vận tải TP. HCM là hiện thực. Trong
sinh viên Đ có những phẩm chất cần cù, chịu khó, thơng minh và say mê học tập. Vì
vậy sinh viên Đ có khả năng tốt nghiệp đại học loại giỏi. Ở đây những phẩm chất
“cần cù, chịu khó...” là “tiền đề”, “mầm mống” (khả năng) khi điều kiện chín muồi
thì sẽ trở thành hiện thực (sinh viên Đ tốt nghiệp loại giỏi). Như vậy, trong quá trình
vận động, phát triển của hiện thực luôn làm xuất hiện khả năng và khả năng phát triển
khi có điều kiện chín muồi thì nó trở thành hiện thực .Khơng thể đồng ý với ý kiến
cho rằng khả năng là cái chưa có nhưng nó vẫn ln tồn tại và sẽ trở thành hiện thực.
Ở đây xuất hiện hai vấn đề: Thứ nhất, làm sao cái
“khơng có” hoặc “chưa có” lại tồn tại được? Và nếu tồn tại thì tồn tại ờ dạng nào?


Thứ hai, bằng cách nào để cái “khơng có” hoặc “chưa có” lại trở thành “cái có” (hiện
thực) được? Cách lập luận trên đây sẽ tạo ra cách hiểu mơ hồ và đễ dẫn đến chủ

nghĩa duy tâm. Cần nhấn mạnh rằng, cả khả năng và hiện thực đều tồn tại thực sự.

Dấu hiệu căn bản để phân biệt khả năng với hiện thực là ở chỗ khả năng tồn tại dưới
dạng “tiềnđề”, “mầm mống” để nảy sinh trong lòng hiện thực , cị hiện thực chính là
các sự vật (hiện tượng, q trình) của thế giới.Ví dụ: Bên trong hạt lúa đã chứa đựng
những “tiền đề”, “mầm mống” (khả năng)để trở thành cây lúa (khi có điều kiện thích
hợp).
3.Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực.
Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối liên hệ gắn bó hữu cơ với nhau và chúng
thường xuyên chuyển hóa lẫn nhau. Bởi vì khả năng ln được nảy sinh trong lịng hiện
thực, q trình vận động và phát triển của sự vật chính là q trình làm nảy sinh ra khả
năng và biến khả năng thành hiện thực. Trong hiện thực mới lại nảy sinh khả năng mới
và khả năng mới này lại nảy sinh hiện thực mới khi có điều kiện. Cùng trong những
điều kiện nhất định ở cùng một sự vật thường tồn tại một số khả năng, chứ khơng phải
chỉ có một khả năng duy nhất. Ngồi những khả năng vốn có ở sự vật, trong những điều
kiện mới sự vận động và phát triển của sự vật sẽ làm xuất hiện thêm những khả năng
mới; đồng thời những khả năng có trước của biến đổi (tăng thêm hoặc giảm đi) tùy
thuộc vào sự biến đổi của sự vật. Trên thực tế khả năng luôn biến thành hiện thực. Tuy
nhiên để khả năng bến thành hiện thực nhất thiết phải có điều kiện, hơn nữa phải có một
tập hợp những điều kiện cần và đủ. Ví dụ: để có bàn thắng hợp lệ trong một trận bóng
đá cần tập hợp các điều kiện là khi trái bóng vượt qua hết vạch vơi khung thành và
khơng có phần nào của trái bóng cịn ở trên vạch vôi, giữa hai cột dọc và bên dưới xà
ngang, mà trước đó khơng có lỗi vi phạm luật nào từ phía đội ghi bàn, thủ mơn khơng
thể bắt được bóng. Trong giới tự nhiên, quá trình khả năng biến thành hiện thực được
diễn ra một cách tự động. Còn trong xã hội, khả năng biến thành hiện thực được diễn ra
thơng qua hoạt động có ý thức của con người. Hoạt động có ý thức của con người giữ
vai trị quan trọng trong quá trình khả năng biến thành hiện thực. Nó có thể tác động,
điều khiển cho khả năng phát triển


theo hướng này hay hướng khác bằng cách tạo ra các điều kiện tương ứng và có
thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm quá trình khả năng biến thành hiện thực.

4.Vai trò của các điều kiện khách quan và chủ quan trong sự chuyển biến từ khả
năng đến hiện thực:
Trong giới tự nhiên, quá trình khả năng biến thành hiện thực chủ yếu là một q trình
khách quan. Nói “chủ yếu” là vì trong giới tự nhiên khơng phải mọi khả năng đều
biến thành hiện thực một cách tự phát cả. Ở đây, có thể phân ra ba trường hợp:

Thứ nhất: loại khả năng mà điều kiện để biến chúng thành hiện thực chỉ có thể bằng
con đường tự nhiên. Đó là trường hợp xảy ra trong quá trình vũ trụ và địa chất. Thứ
hai: loại khả năng có thể biến thành hiện thực bằng con đường tự nhiên
cũng nhờ sự tác động của con người. Thí dụ, để thuyền buồm vượt biển đến
đúng cảng A, cần có gió và sự điều khiển của con người.
Thứ ba: loại khả năng mà trong điều kiện hiện nay nếu khơng có sự tham gia của con
người thì khơng thể biến thành hiện thực. Các khả năng này vốn có ở khách thể, nhưng
để biến chúng thành hiện thực cần có những điều kiện mà hiện nay không thể

tạo ra bằng con đường tự nhiên. Thí dụ việc chế tạo các thiết bị di động thơng minh
hay trí tuệ nhân tạo.Trong lĩnh vực xã hội, bên cạnh các điều kiện khách quan, khả
năng muốn biến thành hiện thực cịn cần có các điều kiện chủ quan là hoạt động thực
tiễn của con người. Ở đây, khả năng khơng khi nào tự nó biến thành hiện thực nếu
khơng có sự tham gia của con người. Không thấy rõ tác dụng cực kỳ quan trọng của
nhân tố chủ quan trong quá trình chuyển biến khả năng thành hiện thực, chúng ta sẽ
mắc sai lầm bó tay trước hoàn cảnh. Tuy nhiên, nếu quá nhấn mạnh tác dụng của
nhân tố chủ quan, xem thường các điều kiện khách quan chúng ta sẽ mắc sai lầm,
mạo hiểm. Kết hợp một cách đúng đắng tác động của nhân tố chủ quan với các điều
kiện khách quan là một trong những đảm bảo cho thành công của chúng ta trong hoạt
động thực tiễn.
5.Một số kết luận về phương pháp luận:


Khả năng là khả năng của sự vật, do đó tìm khả năng của sự vật phải tìm ở chính

sự vật, khơng tìm khả năng của sự vật ở ngồi nó.Trong hoạt động thực tiễn, chúng
ta cần dựa vào hiện thực không nên dựa vào khả năng, tất nhiên phải tính tới khả
năng. Hiện thực là cái đã tồn tại, đã hiện diện, nó mới quy định sự vận động, phát
triển của sự vật. Sự vật trong cùng một thời điểm có nhiều khả năng, vì vậy, trong
hoạt động thực tiễn cần tính đến mọi khả năng có thể xảy ra để có phương án giải
quyết phù hợp, chủ động.
CHƯƠNG 2: Vận dụng cặp phạm trù “Khả năng – Hiện thực” để phân tích ý
nghĩa của nó đối với cuộc sống và việc học tập của sinh viên hiện nay.
2.1 Tình hình sinh viên hiện nay :
Sinh viên Việt Nam hiện nay là một bộ phận thanh niên đã được tuyển chọn qua các kỳ
thi quốc gia và được đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng. Họ là lớp người đang
trưởng thành, đang chuẩn bị hành trang nghề nghiệp cần thiết và chín muồi về nhân
cách. Là bộ phận dân cư có tuổi đời trẻ chủ yếu khoảng từ 18 - 23, sinh viên được xã hội
đào tạo theo hệ thống cơ bản để trở thành những nhà quản lý xã hội, lực lượng sản xuất
hiện đại và quan trọng trong tương lai. Với tư cách bộ phận xã hội đặc thù, sinh viên có
những đặc điểm riêng. Một là, số lượng sinh viên thay đổi từng năm, tùy thuộc vào quá
trình tuyển sinh và theo xu hướng tăng dần. Hai là, sinh viên là đội dự bị trí thức tương
lai. Vì vậy, họ mang trong mình những đặc điểm của tầng lớp trí thức, như có khả năng
lĩnh hội và sáng tạo tri thức khoa học, kỹ thuật và công nghệ, khá nhạy cảm với những
vấn đề chính trị - xã hội... Họ là nhóm xã hội dễ tiếp thu tư tưởng mới (kể cả tích cực lẫn
tiêu cực). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “óc những người tuổi trẻ trong sạch như một
tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh. Nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ”. Vì vậy, các lực
lượng xã hội khác nhau, các đảng phái khác nhau đều tìm cách lơi kéo sinh viên, mong
muốn sự ủng hộ từ phía họ cho các hoạt động của mình. Ba là, sinh viên chưa có một “vị
trí thực” trong cơ cấu nghề nghiệp cũng như trong xã hội. Bởi lẽ, họ chưa có một nghề
nghiệp ổn định, chưa có một vị trí riêng trong quá trình sản xuất của nền sản xuất xã hội.
Hoạt động chủ yếu nhất của họ là hoạt động học tập và bước đầu tham gia nghiên cứu
khoa học, nắm vững một lĩnh



vực tri thức nghề nghiệp nhất định để sau này trở thành chuyên gia của nghề nghiệp
đó. Tóm lại, sinh viên có vị trí "song hành", vị trí "kép" trong xã hội. Một mặt, họ là
những thanh niên sinh viên đang dần hoàn thiện nhân cách, là lực lượng sản xuất hiện
đại, người chủ của đất nước trong tương lai. Mặt khác, họ là nguồn lực cơ bản để bổ
sung vào đội ngũ trí thức trong tương lai. Họ chính là nguồn nhân lực chất lượng cao
đầy tiềm năng sáng tạo và ứng dụng khoa học - công nghệ để góp phần thực hiện
thành cơng sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế hiện nay.
2.2 Khả năng và hiện thực trong đời sống của sinh viên:
Từ quá trình sống và trải nghiệm thực tế các bạn sinh viên đã nhìn nhận đúng vấn
đề đặt ra cho chính bản thân mình. Hiện thực của cuộc sJng và khả năng của bản thân
đã được mọi người đánh giá là đúng và đồng thời không chỉ thế các bạn đã đủ tri thức
để phán đốn các vấn đề mang tính thâm sâu và trừu tượng.Họ đã thoát khỏi thế giới
ảo tưởng và mơ mộng của bản thân để đi vào thực tế của cuộc sống với những va
chạm của đường đời, để rồi từ cái thực tế ấy đã giúp các bạn không rơi vào hiện thực
ảo với nhưng việc không thể thành hiện thực... Chúng ta không phủ nhận thế giới ảo
tưởng và mơ mộng vì chính những cái đó làm cho cuộc sống của các bạn có thêm
nhiều màu sắc hơn. Nhưng cần lưu ý là ảo tưởng và mơ mộng cần được hiểu là lý
tưởng và mục tiêu phấn đấu của bản thân bạn. Bên cạnh đó, vẫn cịn một bộ phận
đắm chìm trong nhưng ảo tưởng và mơ mộng ấy để rồi nhìn nhận hiện thực thực tiễn
không như họ mong muJn, chờ đợi. Từ những quan điểm đó, các bạn đã hiểu sai về
khả năng của bản thân và thực tiễn cuộc sống, từ đó sống bi quan, thiếu niềm tin với
tương lai của mình.Khả năng được chia thành nhiều loại nhưng trong hoạt động thực
tiễn đa phần muốn thúc đẩy tiến trình chuyển biến từ khả năng đến hiện thực thì
chúng ta phải chú ý đến khả năng gần thay vì khả năng xa. Chúng ta nhận thấy sinh
viên hiểu được mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực. Sự phối hợp giữa
khả năng và hiện thực sẽ là tương hỗ và bổ sung nhau…chính vì vậy sẽ khơng đi
ngược lại với các quy luật tự nhiên. Từ việc hiểu và nắm bắt được các cơ sở của cặp
phạm trù khả năng và hiện thực nói trên khi biết vận dụng vào chính cuộc sJng của
mỗi cá nhân con người có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy quá trình chuyển biến khả năng



thành hiện thực. Và điều đó đã được học thuyết Mác-Lênin khẳng định thông qua
thực tiễn kiểm chứng
2.3 Khả năng và hiện thực trong hoạt động học tập, tương lai nghề
nghiệp của sinh viên:
Tùy vào khả năng của mình mà sinh viên đi đến việc lựa chọn nghề nghiệp thích hợp
với bản thân, thích hợp với nhu cầu của xã hội. Lí do mà các bạn trẻ chọn nghề
nghiệp, chọn ngành học hiện nay hầu hết là phù hợp với khả năng của bản thân cho

thấy các bạn đã xác định rõ mục tiêu tương lai của mình là gì. Một số nguyên nhân
chiếm tỉ lệ nhỏ khác là do gia đình sắp đặt và do điểm đầu vào . Nhưng số lượng sinh
viên chưa xác định rõ lý do mà mình đang theo học là nhiều nhất. Như vậy, nhiều
sinh viên chưa xác định được mục đích, đam mê và khả năng của chính bản thân phù
hợp với ngành học nào. Điều này khiến chúng ta phải suy nghĩ liệu rằng so với những
sinh viên xác định lựa chọn ngành học theo khả năng với những người khơng biết
mình học vì cái gì, vì đâu thì ai sẽ dễ dàng hòa nhập hơn, cơ hội việc làm tốt hơn
trong tương lai trong khi môi trường cạnh tranh Việt Nam đang bước vào giai đoạn
hội nhập thị trường quốc tế về tất cả mọi mặt khiến con người ngày càng dễ bị đào
thải hơn bao giờ hết nếu khơng có năng lực. Cuộc sống ngày càng phát triển nhanh
chóng kiến tạo nhiều người biết mình cần có những năng lực nào để hòa nhịp vào
cuộc sJng hiện đại. Trở thành một người tri thức với tấm bằng đại học, cao đẳng
trong tay dường như là một hướng đi được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Bằng cấp chỉ đánh
giá một phần năng lực của sinh viên đôi với công việc. Muốn có được cơng việc tốt
thì bằng cấp chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ là các kỹ năng chuyên môn, kỹ
năng cuộc sống khác. Đặc biệt đối với sinh viên nói chung và sinh viên khoa Hàng
Hải nói riêng, phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt về cơ hội việc làm với các
ngành học khác như kinh tế, quản trị kinh doanh... Ngoài khả năng học vấn sẵn có, để
sau khi ra trường có thể kiếm được một cơng việc đúng theo ngành mình đang học,
phù hợp với yêu cầu của bản thân, các bạn cần trau dồi, rèn luyện thêm nhiều kỹ
năng, tích lũy kinh nghiệm... Chúng ta sống là phải lao động đây là đặc điểm lớn nhất

để phân biệt con người với con vật, giúp con người tách khỏi thế giới của loài vật.


Quá trình lao động, học tập sẽ tạo cho con người những quan hệ xã hội mới, những
niềm vui và nó cũng là nguồn gốc duy trì sự tồn tại xã hội. Khi bước chân ra khỏi ghế
nhà trường mỗi người đều mong muốn có một cơng việc ổn định, hầu hết đều hi vọng
mình sẽ làm việc đúng chuyên mơn, đúng những gì được đào tạo và đặc biệt là phù
hợp với khả năng của bản thân. Nhưng nhiều bạn lại cảm thấy cơ hội nghề nghiệp
của mình trong tương lai chỉ là tương đối khả quan, một số ít lại cảm thấy thất vọng
về ngành của mình vì cho rằng cơ hội nghề nghiệp trongtương lai sau này là không
hề khả quan. Sinh viên khẳng định sự thành cơng trong cơng việc, tương lai nghề
nghiệp cịn kèm theo yếu tố may mắn. Ở đây ta thấy sự mâu thuẫn: sinh viên khẳng
định mình có khả năng nhưng nhận định về tương lai nghề nghiệp của mình thì chỉ là
tương đối. Đặc biệt nhiều sinh viên cho rằng thành công kèm theo may muốn như
vậy họ đã không tin hoặc không chắc chắn về khả năng của bản thân, về cơ hội mà
ngành học đem lại cho mình. Như vậy, sinh viên chưa vận dụng triệt để phạm trù khả
năng và hiện thực vào chính cuộc sống của họ.
KẾT LUẬN:
Trong thực tế, q trình phát triển chính là q trình trong đó khả năng biến
thành hiện thực, cịn hiện thực này vì những quá trình trình phát triển nội tại của mình

lại sản sinh ra các khả năng mới.Khả năng và hiện thực tồn tại trong mJi quan hệ chặt
chẽ với nhau, khơng tách rời nhau, ln chuyển hóa lẫn nhau, vì hiện thực được
chuẩn bị bởi khả năng, còn khả năng hướng tới, tiền đề cả hiện thực . Đó là một q
trình vơ tận.Vì sự vật cùng một lúc có thể chứa đựng nhiều khả năng khác nhau.
Ngồi một số khả năng vốn sẵn có ở sự vật trong những điều kiện nào đấy, khi có
thêm những điều kiện mới bổ sung thì sự vật sẽ xuất hiện thêm những khả năng mới.
Cho nên trong hoạt động thực tiễn cần tính đến mọi khả năng có thể xảy ra, tJt cũng
như xấu, tiến bộ cũng như lạc hậu, và trên cơ sở đó dự kiến các phương án hành động
thích ứng cho từng trường hợp xảy ra. Chỉ có thể như vậy mới tránh được bị động


trong hành động. Trong số các khả năng hiện có ở sự vật, trước hết cần chú ý đến


khả năng tất nhiên, đặc biệt là các khả năng gần, vì đó là những khả năng dễ
biến thành hiện thực hơn cả. Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần phải
dựa vào hiện thực để xác lập nhận thức và hoạt động. Lênin cho rằng: “Chủ
nghĩa Mác căn cứ vào những sự thật chứ không phải dựa vào những khả năng…
người Macxit chỉ có thể sM dụng, để làm căn cứ cho chính sách của mình,
những sự thật được chứng minh rõ rệt và không thể chối cãi được”.Tuy nhiên,
trong nhận thức và thực tiễn cũng cần phải nhận thức toàn diện các khả năng từ
trong hiện thực để có được phương pháp hoạt động thực tiễn phù hợp với sự
phát triển trong những hoàn cảnh nhất định. Tích cực phát huy nhân tố chủ quan
trong việc nhận thức và thực tiễn để biến khả năng thành hiện thực theo mục
đích
nhất định
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C. Mác PH.ĂNG-GHEN V. I. LÊ-NIN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC.
PGS.TS. NGUYỄN QUANG ĐIỂN (Chủ biên) Nhà xuất bản Đại Học QuJc
Gia TP. Hồ Chí Minh.
2. Giáo trình Triết Học Mác-Lênin (Tái bản có sửa chữa, bổ sung) của Nhà
xuất bản Chính trị Quốc Gia Hà Nội – 2008.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quJc lần thứ XI,
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011.
4. PGS, TS. Vũ Trọng Dung – PGS, TS Lê Doãn Tá – PGS, TS. Lê Thị
Thủy (Đồng
Chủ biên): Giáo trình Triết học Mác – Lênin, 2 tập, Nxb. Giáo dục Việt
Nam, Hà Nội, 2011.




×