Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

(TIỂU LUẬN) vận dụng lý luận trong triết học mác – lênin để nghiên cứu, tổng kết vai trò của con người lao động trong xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.15 KB, 13 trang )


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................
NỘI DUNG.......................................................................................................................
I. GIÁ TRỊ THẶNG DƯ................................................................................................

1.Khái niệm giá trị thặng dư.................................

2.Ví dụ sản xuất giá trị thặng dư của chủ nghĩa tư
II. NGUỒN GỐC CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ.............................................................

1.Công thức chung của tư bản và mâu thuẫn chun

2.Bản chất quá trình sản xuất giá trị thặng dư.......

3.Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư...............
3.1.Phương pháp sản
3.2.Phương pháp sản
III. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG.....................................................................

1.Tập hợp thành lực lượng sản xuất......................

2.Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế...

3.Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng lao động

3.1.Giáo dục..............

3.2.Sức khỏe.............

3.3.Môi trường sinh s


KẾT LUẬN.......................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................


LỜI MỞ ĐẦU
Mức độ tăng trưởng của một xã hội phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm thặng dư và
lao động, cho nên bất kỳ một nền sản xuất nào muốn tiến bộ và mau chóng đáp ứng nhu
cầu của người dân đều phải đi qua quá trình sản xuất, mở rộng và phải tạo ra được sản
phẩm thặng dư. Xã hội càng phát triển thì sản phẩm thặng dư càng nhiều. Song, dù mọi
sản phẩm thặng dư bán trên thị trường đều có giá trị, nhưng chỉ có ở nền sản xuất tư bản
chủ nghĩa thì giá trị của sản phẩm thặng dư mới được coi là giá trị thặng dư.
Sản xuất tư bản chủ nghĩa là sản xuất hàng hóa với quy mơ lớn, là sự kết hợp đồng
thời của ba q trình sản xuất với mục đích tạo ra giá trị, giá trị sử dụng, và giá trị thặng
dư – được coi là mục đích tuyệt đối của tư bản chủ nghĩa. Giá trị thặng dư là mục tiêu,
bản chất của chủ nghĩa tư bản, đồng thời cũng là vấn đề đã và đang được giải quyết trong
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Với lý tưởng đó, tư bản đã thu mua sức lao động
của người lao động, kết hợp tư liệu sản xuất để tạo ra sản phẩm, thu về giá trị thặng dư.
Như vậy, có thể khẳng định rằng sản xuất ra giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ
bản và quan trọng của chủ nghĩa tư bản. Bởi vậy, ta cần nắm rõ về nguồn gốc giá trị
thặng dư, cùng với đó là vai trị của người lao động trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Đây là một vấn đề có tầm quan trọng rất lớn. Việc nghiên cứu nó phải được xuất phát
từ các quan điểm đúng đắn của học thuyết Mác và thực tiễn. Với mục đích củng cố kiến
thức và nâng cao tầm nhìn về mơn Kinh tế chính trị Mác – Lênin, rèn luyện kỹ năng
nghiên cứu khoa học dựa trên việc nghiên cứu và tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác
nhau, đồng thời để khai thác thêm những khía cạnh mới của đề tài, em đã triển khai các ý
của bài tiểu luận từ khái quát đến cụ thể, từ định nghĩa đến điều kiện, và so sánh quan
điểm của các học giả theo trình tự thời gian. Phạm vi nghiên cứu bao gồm những lý luận
và phân tích về hai chủ thể chính trong đề tài.
Để đạt được mục đích của đề tài, em đã thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:
Tham khảo và chọn lọc tài liệu từ nhiều nguồn.

Nghiên cứu về vấn đề giá trị thặng dư trong triết học Mác – Lênin.
Vận dụng lý luận trong triết học Mác – Lênin để nghiên cứu, tổng kết vai trò
của con người lao động trong xã hội.
Do những hạn chế về thời gian và phương tiện cùng những hiểu biết hạn hẹp của
mình, bản nghiên cứu này khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được
những phản hồi và đóng góp tích cực từ phía cơ giáo.
Em xin trân trọng cảm ơn.
Vũ Ngọc Hà

1


NỘI DUNG
I. GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
1. Khái niệm giá trị thặng dư
Trong mọi xã hội, sức lao động (toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại
trong một người và được người đó đem ra sử dụng) là yếu tố sản xuất chủ yếu. Khi sức
lao động trở thành hàng hóa thì giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động chỉ thể hiện
trong q trình tiêu dùng sức lao động để sản xuất ra hàng hóa. Trong q trình ấy, chính
lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức lao động,
tức là tạo ra giá trị thặng dư.
Như vậy, giá trị thặng dư là một bộ phận giá trị mới do lao động của công nhân tạo
ra, dơi ra ngồi giá trị sức lao động và là kết quả của việc lao động không công của công
nhân, bị nhà tư bản chiếm hết. Sản xuất ra giá trị thặng dư chỉ là quá trình tạo ra giá trị
được kéo dài qua vị trí giá trị sức lao động do nhà tư bản trả được hoàn lại bằng vật
ngang giá mới.
2. Ví dụ sản xuất giá trị thặng dư của chủ nghĩa tư bản
Giả sử sản xuất giá trị thặng dư được thực hiện dưới hình thái sản xuất cụ thể là sản
xuất sợi bông. Và trong q trình này, nhà tư bản chỉ đóng vai trị là chủ sở hữu với
người cơng nhân là người lao động trực tiếp.

Một nhà tư bản thuê một công nhân trong vòng 1 ngày để kéo sợi. Biết rằng trên thị
trường, trao đổi mua bán theo nguyên tắc ngang giá. Ta có bảng so sánh sau:
Chi phí đầu vào
- Tiền mua bơng/ngày: 15$
-

Hao mịn máy móc/ngày: 5$- Giá trị máy móc chuyển vào sợi: 5$

Tiền mua sức lao động/ngày: 7$ - Giá trị sức lao động tạo ra trong 1 ngày:
12$
Khi đó, chi phí nhà tư bản bỏ ra: 27$, nhưng khi trao đổi ngang giá, nhà tư bản thu
về: 32$. Như vậy, phần giá trị thặng dư là 5$, do chính sức lao động tạo ra.
II. NGUỒN GỐC CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
Các Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động được biểu hiện
trong hàng hoá: lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Bởi tính hai mặt trong lao động
của người sản xuất này, ở hàng hoá cũng xuất hiện hai thuộc tính đó là giá trị sử dụng và
giá trị lao động.
2


Ông cho rằng“lao động cụ thể là lao động hao phí dưới một hình thức cụ thể của
những nghề nghiệp chun mơn nhất định; lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng
riêng, thao tác riêng, phương tiện riêng và kết quả riêng.”Kết quả của từng lao động cụ
thể tạo ra một loại giá trị sử dụng quy định của hàng hố. Hệ thống phân cơng xã hội
ngày càng chi tiết là nhờ có sự tập hợp của các hình thức lao động cụ thể. Do đó, lao
động cụ thể cũng là một phạm trù vĩnh viễn, là điều kiện khơng thể thiếu được trong mọi
hình thức sản xuất hàng hóa.
Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hố khi được coi là hao phí
sức lực của con người nói chung, khơng mặc định hình thức cụ thể của nó như thế nào.
Dựa trên khái niệm đó, lao động trừu tượng bao giờ cũng là hao phí trí óc, sức thần kinh

và thể chất bắp thịt của người lao động, nhưng bản thân sự vận động về mặt sinh lý đó
nếu khơng có mục đích thì khơng được xác định là lao động trừu tượng. Lao động trừu
tượng tạo ra giá trị của hàng hoá, hình thành nên cơ sở của sự trao đổi ngang giá. Vì bản
thân giá trị hàng hóa được tính là một phạm trù lịch sử nên lao động trừu tượng tạo ra giá
trị hàng hóa cũng thuộc phạm trù lịch sử tồn tại trong hình thái kinh tế sản xuất.
Chỉ”trong xã hội có sản xuất hàng hố mới có sự cần thiết khách quan phải quy các
loại lao động cụ thể khác nhau, vốn không thể so sánh được với nhau thành một thứ lao
động đồng nhất,”có thể so sánh với nhau được, nói cách khác là phải quy lao động cụ thể
thành lao động trừu tượng.
Khi nghiên cứu nền sản xuất hàng hoá giản đơn, sự mâu thuẫn cơ bản giữa lao động tự
nhiên và lao động xã hội của những người sản xuất hàng hoá được biểu hiện thơng qua tính
chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá. Mâu thuẫn này thể hiện ở lao động cụ thể với
lao động trừu tượng, và ở giá trị sử dụng với giá trị hàng hoá. Điều này là sự phát triển vượt
bậc so với các học thuyết kinh tế chính trị cổ điển. Là người đầu tiên phát hiện ra tính chất
hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, Mác đã khẳng định rằng tính chất hai mặt của lao
động sản xuất hàng hoá là “điểm mấu chốt để hiểu biết kinh tế chính trị học".

1. Cơng thức chung của tư bản và mâu thuẫn chung của công thức tư bản.
Những lý luận về giá trị thặng dư là một trong hai phát kiến vĩ đại nhất của Các Mác,
là vấn đề cơ bản có tính nền tảng và xuyên suốt trong tất cả các vấn đề khác; học thuyết
này cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị về mặt lý luận cũng như trong hoạt động thực
tiễn. Khi quan sát tình hình thực tế của xã hội tư bản lúc bấy giờ, Mác phát hiện một mâu
thuẫn giữa hai giai cấp là giai cấp tư bản ngày càng kiếm được thêm nhiều lợi nhuận, còn
giai cấp vơ sản thì ngày càng nghèo khổ, túng quẫn, Sau đó, ơng đã đi tìm hiểu ngun
nhân dẫn tới hiện tượng này. Cuối cùng Mác phát hiện rằng nếu tư bản đưa một lượng
tiền T vào quá trình sản xuất và lưu thơng hàng hố thì số tiền thu về lớn hơn số tiền ứng
ra; nhà tư bản sở hữu tư liệu sản xuất, người công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của
nhà tư bản, bán sức lao động của mình cho nhà tư bản.
Vì vậy, Các Mác rút ra công thức, được gọi là công thức chung của tư bản, với số
tiền trội ra lớn hơn là giá trị thặng dư, T – H – T’ (khác với cơng thức lưu thơng hàng hóa

3


giản đơn là H – T – H). Trong đó: T’ = T + t (t > 0). Ông cũng cho rằng mọi tư bản đều
vận động như vậy nhằm mục đích mang lại giá trị thặng dư. Vì thế tư bản là tiền tự lớn
lên hay giá trị sinh ra giá trị thặng dư.
Mâu thuẫn chung của công thức tư bản cũng được sinh ra từ đây. Mác, từ những
nghiên cứu trước đó, đã đưa ra luận điểm: "Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và
cũng không thể xuất hiện từ bên ngồi lưu thơng. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và
đồng thời không phải trong lưu thơng".
Sau đó, ơng sử dụng nguồn gốc sinh ra giá trị hàng hoá để giải quyết mâu thuẫn này.
Quá trình sản xuất ra hàng hố và tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân giá trị sức
lao động. Nếu mua bán ngang giá thì chỉ có sự thay đổi hình thái từ tiền thành hàng hoặc
hàng thành tiền. Còn tổng số giá trị cũng như phần giá trị trong tay mỗi người tham gia
trao đổi khơng thay đổi. Do vậy, ta có thể khẳng định: lưu thông không tạo ra giá trị và
giá trị thặng dư. Và ngược lại nếu khơng có lưu thơng, tức là nếu tiền để trong tủ sắt,
hàng hóa để trong kho thì cũng khơng thể có được giá trị thặng dư. Như vậy, giá trị thặng
dư vừa sinh ra trong q trình lưu thơng, lại vừa khơng thể sinh ra trong q trình lưu
thơng. Qua đó, bằng phân tích này, Các Mác kết luận được quá trình sản xuất ra tư bản
chủ nghĩa là quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư.
C.Mác viết: ''Với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình sáng
tạo ra giá trị thì quá trình sản xuất là quá trình sản xuất ra hàng hố, với tư cách là tăng
giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, là hình thái tư bản
chủ nghĩa của nền sản xuất hàng hoá.” Phần giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động, nó
được tính bằng giá trị sức lao động cộng thêm giá trị thặng dư. Vậy giá trị thặng dư là
phần giá trị mới dơi ra ngồi giá trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị các nhà tư bản
chiếm đoạt. Qua đó chúng ta thấy tư bản là giá trị đem lại giá trị thặng dư bằng cách bóc
lột cơng nhân làm th.
2. Bản chất q trình sản xuất giá trị thặng dư.
Nguồn gốc của giá trị thặng dư là do hao phí sức lao động tạo ra, để nhấn mạnh và

tái khẳng định kết luận này, ta cần phân tích thêm ý nghĩa của tư liệu sản xuất khi đặt
trong mối quan hệ sản xuất với người lao động. Sau khi xem xét những nhân tố chính
giúp thu về giá trị trong tiến trình sản xuất của tư bản, Mác đã chia tư bản thành hai bộ
phận: tư bản bất biến và tư bản khả biến. Tư bản bất biến (ký hiệu là c): là bộ phận tư bản
tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất, mà trong đó tồn bộ giá trị được bảo tồn và
chuyển vào sản phẩm, nói cách khác, xun suốt q trình sản xuất lượng giá trị khơng
có sự biến đổi. Đây là điều kiện cần nhằm hỗ trợ cho quá trình sản xuất giá trị thặng dư
được diễn ra trọn vẹn. Tư bản khả biến (ký hiệu là v): là bộ phận tư bản biểu hiện dưới
hình thức giá trị sức lao động không tái hiện được, qua lao động trừu tượng của người lao
động có sự tăng trưởng về mặt lượng trong quá trình sản xuất. Giá trị tăng thêm đó chính
là giá trị thặng dư.

4


Từ phân tích trên, ta rút ra được rằng, để tư bản khả biến có thể hoạt động được thì
cần phải có một lượng tư bản bất biến với tỉ lệ tương đương được ứng trước, và có thể
thấy rằng giá trị thặng dư được tạo ra từ tư bản khả biến bởi nó được dùng để mua sức
lao động.
Sự phân chia tư bản thành tư bản khả biến và tư bản bất biến đã vạch rõ thực chất
bóc lột tư bản chủ nghĩa, chỉ có lao động của cơng nhân làm thuê mới tạo ra giá trị thặng
dư của nhà tư bản. Tư bản đã bóc lột một phần giá trị mới do cơng nhân tạo ra. Ta có thể
cơng thức hóa giá trị hàng hóa dưới dạng như sau: G = c + (v + m). Trong đó, giá trị tư
liệu sản xuất chuyển vào sản phẩm mới được ký hiệu là c; giá trị mới do người lao động
làm ra là (v + m).
Trên đây chúng ta đã nghiên cứu nguồn gốc của giá trị thặng dư. Các phạm trù tỷ
suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư mà ta nghiên cứu sau đây sẽ biểu hiện
về mặt lượng của sự bóc lột. Tỷ suất giá trị thặng dư là tỉ số giữa hai giá trị thặng dư và
tư bản khả biến. Ký hiệu của tỷ suất giá trị thặng dư là m.
Ta có: m' = (m.100%) : v

Tỉ suất giá trị thặng dư”vạch ra một cách chính xác trình độ bóc lột công nhân. Thực
chất đây là tỉ lệ phân chia ngày lao động thành thời gian lao động cần thiết và thời gian
lao động thặng dư. Nhưng nó khơng biểu hiện lượng tuyệt đối của sự bóc lột tức là khối
lượng giá trị thặng dư. Khối lượng giá trị thặng dư là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư
và tổng tư bản khả biến”(v). Nó nói lên quy mơ bóc lột của tư bản.
3. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư.
Mục đích của các nhà tư bản là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa, nên họ ln tìm
cách tạo ra giá trị thặng dư nhiều nhất bằng những cách khác nhau và bằng nhiều thủ
đoạn. Trong đó có hai phương pháp mà chủ nghĩa tư bản dùng để đạt được mục đích, đó
là tạo ra giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
3.1. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Trong”giai đoạn phát triển đầu tiên của sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi kỹ thuật cịn
chưa phát triển thì phương pháp chủ yếu mà các nhà tư bản thường dùng để tăng giá trị
thặng dư đó là kéo dài ngày lao động của cơng nhân, với điều kiện thời gian lao động
không thay đổi.
Giả sử thời gian lao động là 8 giờ trong đó 4 giờ là thời gian lao động cần thiết và 4
giờ là thời gian lao động thặng dư; khi đó trình độ bóc lột của nhà tư bản là 100%. Giá trị
ngày lao động kéo dài thêm 2 giờ trong”khi thời gian lao động cần thiết khơng đổi thì
thời gian lao động thặng dư tăng lên một cách tuyệt đối, vì thế giá trị thặng dư cũng tăng
lên, trình độ bóc lột tăng lên đạt 200%.
Với mục đích đạt hiệu quả cao và thu về giá trị thặng dư tối đa, họ đã tìm mọi cách
để kéo dài ngày lao động với phương pháp bóc lột này. Nhưng mặc dù sức lao động của
cơng nhân là hàng hố, về bản chất nó vẫn thuộc phạm trù cơ thể sống của con người. 5


Người lao động cần có thời gian để ăn ngủ, nghỉ ngơi, và giải trí để phục hồi sức khoẻ.
Đối với họ, ngồi yếu tố vật chất, người cơng nhân cịn cần có thời gian cho nhu cầu sinh
hoạt về tinh thần, tơn giáo của mình thì sau đó mới có thể tái tham gia vào q trình sản
xuất. Như vậy, về mặt kinh tế, điều kiện dành cho ngày lao động là: phải dài hơn thời
gian lao động tất yếu, nhưng không thể vượt qua giới hạn về thể chất và tinh thần của

người lao động.
Do thời gian lao động bị kéo dài nên phong trào giai cấp vô sản đã diễn ra, người lao
động phải đấu tranh đòi giai cấp tư sản rút ngắn thời gian lao động trong ngày. Chính vì
vậy mà giai cấp tư sản đã nghĩ ra một phương pháp bóc lột mới tinh vi hơn, đó là phương
pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
3.2. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Bóc lột giá trị thặng dư tương đối dựa trên phương pháp rút ngắn thời gian lao động
cần thiết, và trên cơ sở đó, kéo dài thời gian lao động thặng dư tương ứng (điều kiện độ
dài ngày lao động không đổi).
Giả sử một người lao động ngày làm 8 giờ, trong đó 4 giờ được tính là thời gian lao
động tất yếu và 4 giờ dành cho lao động thặng dư, lúc đó nhà tư bản đạt được trình độ
bóc lột là 100%. Nếu như cơng nhân chỉ cần 2 giờ lao động đã tạo ra được một giá trị
bằng giá trị sức lao động của mình thì tỷ lệ phân chia ngày lao động thành thời gian lao
động cần thiết và thời gian lao động giá trị thặng dư khơng thay đổi. Khi đó thời gian lao
động cần thiết là 2 giờ, thời gian lao động thặng dư là 6 giờ, và trình độ bóc lột của nhà
tư bản lúc này sẽ trở thành 300%.
Như vậy, phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tương đối này là cách để các nhà tư
bản, thông qua việc giảm thời gian lao động cần thiết, tăng năng suất sản xuất tư liệu sinh
hoạt, từ đó gia tăng phần thời gian lao động thặng dư tương ứng. Qua đó nâng cao năng
suất lao động xã hội trong những lĩnh vực sản xuất ra vật phẩm tiêu dùng đáp ứng như
cầu tinh thần, nhu cầu sinh hoạt của người công nhân.
Xét theo chiều dài lịch sử của chủ nghĩa tư bản, nếu vào giai đoạn đầu, phương pháp
sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối được tận dụng triệt để, thì đến các giai đoạn sau (khi
mà công nghệ ngày càng tân tiến) sản xuất giá trị thặng dư tương đối có xu hướng áp đảo
hơn. Cuối cũng, các nhà tư bản quyết định kết hợp hai phương pháp trên với nhau để tăng
năng suất lao động, nâng cao quá trình bóc lột cơng nhân làm th trong các giai đoạn
phát triển của chủ nghĩa tư bản.
III.
1.


VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
Tập hợp thành lực lượng sản xuất

Người lao động là thành phần chính của lực lượng sản xuất. Họ là chủ thể của quá
trình lao động sản xuất, họ biết tác động đến đối tượng lao động bằng tư liệu, công cụ lao
động để tạo ra của cải vật chất. Bằng cách này, người lao động cũng được bổ sung thêm
6


về trình độ, trí tuệ và từng bước nâng cao trình độ sản xuất. Sức sản xuất đó nói lên hiệu
quả thực sự của con người lao động trong quá trình sản xuất tạo ra của cải xã hội. Có thể
nói, lực lượng sản xuất bao gồm người lao động với khả năng lao động và tư liệu sản
xuất, nhất là những tư liệu được sử dụng để tạo thành lực lượng sản xuất, trong đó người
lao động được coi là “lực lượng sản xuất chủ yếu của toàn nhân loại”.
Lao động là điều kiện tất yếu của đời sống con người, có thể nói là một điều kiện
trao đổi giữa thiên nhiên và con người. Theo lẽ đó, lực lượng sản xuất cũng phần nào thể
hiện mối quan hệ giữa tự nhiên với con người.
2. Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế
Lịch sử phát triển của xã hội loài người cho đến nay, về cơ bản, là lịch sử vận động,
phát triển của sản xuất và tái sản xuất xã hội. Chính trong q trình lao động đó, con
người đã bộc lộ bản chất của mình và thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng – trở thành
động lực cho sự phát triển xã hội.
Qua nhiều nghiên cứu khác nhau, ta thấy rằng lao động sản xuất là một hình thái
hoạt động chỉ có ở con người. Con người tiến hành lao động sản xuất nhằm thỏa mãn
khơng chỉ nhu cầu vật chất mà cịn là nhu cầu tinh thần, hay trách nhiệm đối với xã hội;
khơng chỉ để thích nghỉ mà cịn để cải tạo giới tự nhiên, cải tạo xã hội, hay còn là cải tạo
chính bản thân con người. Trong mọi phương thức sản xuất, con người luôn được lấy làm
trọng tâm và có vai trị quyết định liên quan đến cơng cụ cũng như là đối tượng lao động.
Bởi con người không chỉ chế tạo ra công cụ lao động, đề xuất kế hoạch, lựa chọn phương
pháp lao động để từ đó có khả năng sản xuất ra của cải vật chất, thỏa mãn nhu cầu cho

bản thân. Các Mác đã khẳng định: “Những thời đại kinh tế cách nhau không phải ở chỗ
chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao
động nào.”
Chính con người, bằng trí tuệ và khả năng của mình, đã tạo ra tư liệu lao động và sử
dụng nó để tiến hành sản xuất. Tư liệu lao động có thể lớn lao và mang ý nghĩa to tát đến
mức nào, một khi nó bị tách ra khỏi người lao động thì khơng thể được phát huy được hết
khả năng nữa, không thể trở thành lực lượng sản xuất đem tới sự phát triển cho kinh tế xã hội. Vì vậy, có thể khẳng định nhân tố con người, hay chính là người lao động, có vai
trị hết sức quan trọng và đã trở thành nguồn động lực của sự phát triển cho mọi nền kinh
tế.
Như vậy, sự tiến bộ xã hội diễn ra là nhờ vào lực lượng sản xuất, mà trong lực lượng
sản xuất thì con người là yếu tố quan trọng nhất, nên bất kỳ sự tiến bộ xã hội nào đều là
do do con người trực tiếp tạo ra. Xuyên suốt chiều dài lịch sử cho đến nay, tất cả những
phương tiện phục vụ cho nền sản xuất đều là kết quả của bàn tay và khối óc của con
người.
Nguồn lực con người là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất và tinh thần đạo đức,
phẩm chất, trình độ tri thức,... từ đó tạo thành năng lực của con người. Năng lực đó khi được
sử dụng sẽ phát huy và góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Với lý do đó,

7


con người không chỉ là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên hay xã hội, mà còn là chủ thể
tích cực hỗ trợ cho sự phát triển của tự nhiên và xã hội. Có thể khẳng định rằng, con
người là điểm khởi đầu và cũng là đích đến của mọi quá trình lịch sử, con người là yếu tố
quan trọng nhất của lực lượng sản xuất, đóng vai trị thứ yếu và quyết định nhất giúp tạo
ra công cuộc cách mạng cho xã hội và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng lao động
Để phát huy được tối đa vai trò của người lao động, ta cần chú trọng tới những yếu tố
ảnh hưởng đến chất lượng lao động. Những điều kiện có thể tạo ra ảnh hưởng tích cực
cũng như tiêu cực tới người lao động đó là: giáo dục, sức khỏe và các yếu tố ngoại cảnh

như môi trường sinh sống.
3.1. Giáo dục
Giáo dục được coi là một dạng tài sản nội sinh, kết quả của giáo dục là sự phát triển
tiềm năng sức mạnh bên trong của mỗi cá nhân. Một nền giáo dục tốt dẫn đến sự gia tăng
lực lượng lao động với kỹ năng vượt trội, có thể thúc đẩy đổi mới cơng nghệ và dẫn đến
tăng trưởng kinh tế. Vì xã hội cần những nhân tài, những người quản lý các cấp và những
người thợ giỏi, nghệ thuật ở trình độ khác nhau nên giáo dục sẽ cung cấp giáo trình rèn
luyện phù hợp cho những người có nhu cầu lao động. Từ đó giúp những nhà tuyển dụng
tránh việc khơng tuyển dụng được nhân tài hay lãng phí chi phí đào tạo. Mặt khác, giáo
dục cịn đóng vai trị giúp tăng năng suất của mỗi cá nhân nhờ vào việc nâng cao trình độ
và tích lũy kiến thức.
3.2. Sức khỏe
Giống như giáo dục, nhu cầu về sức khỏe là nhu cầu cơ bản của con người, nó khơng
chỉ cần thiết để duy trì sự sống của con người mà cịn giúp con người phát triển và hồn
thiện mình. Một sức khỏe tốt sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn khi người lao động bắt tay
vào công việc. Nguồn cung cấp thực phẩm dinh dưỡng sẽ có tác động trực tiếp tới sức
khỏe người lao động. Điều này là do việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp người
lao động nâng cao trí tuệ và cơ thể. Ngồi ra, việc ni dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho
trẻ em sẽ góp phần tăng năng suất lao động trong tương lai. Vì vậy. cần đảm bảo đủ
lượng, đúng thành phần dinh dưỡng của trẻ trong bụng mẹ và sau khi sinh đảm bảo trẻ
sinh ra và lớn lên khơng bị cịi cọc, giúp cho trẻ ngày càng thơng minh, góp phần ni
dưỡng một thế hệ công nhân chất lượng cao hơn trong tương lai.
3.3. Môi trường sinh sống
Môi trường xã hội là điều kiện làm việc, sinh sống và sinh hoạt hằng ngày; là những
yếu tố của mơi trường xung quanh có tác động trực tiếp và gián tiếp đến đời sống, sinh
hoạt của người lao động. Một mơi trường tích cực sẽ giúp họ có thêm động lực để phát
huy tối đa khả năng sáng, giúp tạo ra những sản phẩm có giá trị lớn. Cùng với đó, điều
kiện làm việc phù hợp và chính sách đãi ngộ tốt sẽ khuyến khích sự sáng tạo và tinh thần
tự giác của người lao động, giúp cho họ có được tự do sáng tạo theo khả năng của mình.
Những điều này dẫn tới việc quá trình lao động của họ trở thành một quá trình gây hứng

8


thú và đầy hấp dẫn, khơng cịn là một q trình lao động gị bó theo những quy tắc cứng
nhắc.

9


KẾT LUẬN
Qua bài nghiên cứu của bản thân, em rút ra được những điều sau: Đầu tiên, đề tài
giúp nâng cao tư duy nhận thức và trình độ lí luận về học thuyết kinh tế cũng như chủ
nghĩa Mác - Lênin, nó giúp chúng ta hiểu sâu hơn về nguồn gốc quy luật kinh tế của chủ
nghĩa tư bản là quy luật giá trị thặng dư, nhận thấy tầm quan trọng của nó trong việc phát
triển kinh tế nhà nước.
Khi tìm hiểu và tham khảo các tài liệu khác nhau về vai trò của lao động, em nhận
thấy nhân tố lao động đóng một vai trị quan trọng trong q trình sản xuất của cải vật
chất nói riêng, và sự phát triển tiến bộ của xã hội nói chung. Cho dù là ở thời kỳ phát
triển nào thì người lao động vẫn đóng một vai trị quan trọng, thiết yếu khơng thể thiếu
trong q trình sản xuất vật chất.
Nghiên cứu đồng thời giúp em khám phá và phát hiện thêm về mối tương quan, liên
hệ giữa hai phạm trù của đề tài, từ đó rút ra nhận xét được rằng người lao động có ảnh
hưởng tới nguồn gốc của giá trị thặng dư.
Tuy cịn nhiều khiếm khuyết trong q trình thực hiện nhưng em đã rút ra được
nhiều bài học và kinh nghiệm cho bản thân. Đồng thời, bằng việc có những tìm hiểu sâu
xa hơn về đề tài, em đã đúc rút được cho chính mình một tinh thần tìm tịi khám phá về
bộ mơn, và thực hiện tốt được một nhiệm vụ: đó là cơng nhận và kế thừa kết quả những
nghiên cứu, phát hiện của những thế hệ đi trước; và có cái nhìn khách quan, tư tưởng
đúng đắn, tạo tiền đề cho những nghiên cứu sau này.


10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ XII,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[4] C.Mác và Ph.Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993,
trang 269.
[5] C.Mác và Ph.Ăng-ghen, Tồn tập, Tập 25, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002,
Phần I, trang 48, 77, 82.
[6] Trần Du Lịch: Kinh tế Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi, NXB TP. Hồ Chí Minh,
1996.
[7] Quan hệ sản xuất của chủ nghĩa tư bản đương đại những giới hạn khơng thể vượt qua.

(2021). From />[8] Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa - Viện Pháp Luật Ứng Dụng Việt Nam.

(2021). From />[9] Quân khu 2 – Các Mác đã tìm ra quy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản

chủ nghĩa của xã hội tư bản-quy luật giá trị thặng dư. (2018). Chi tiết tại:
/>
11



×