Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

VẬN DỤNG và PHÁT TRIỂN TRIẾT học mác LÊNIN TRONG điều KIỆN THẾ GIỚI NGÀY NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.03 KB, 6 trang )

VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
TRONG ĐIỀU KIỆN THẾ GIỚI NGÀY NAY

Sự phát triển của triết học Mác - Lênin từ sau khi Lênin mất đến nay diễn
ra trong những điều kiện mới.
Trong các nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, triết học Mác - Lê nin được
truyền bá một cách rộng rãi và thuận lợi, có ảnh hưởng sâu rộng trong quần
chúng và trên mọi mặt của đời sống xã hội. Với tư cách là một bộ phận hợp
thành, đồng thời là cơ sở lý luận chung của chủ nghĩa Mác - Lê nin - nền tảng và
kim chỉ nam cho hành động của các Đảng cộng sản - triết học Mác - Lê nin đóng
vai trò quan trọng không thể thiếu được trong sự phát triển của thực tiễn xây
dựng xã hội mới với những thành tựu to lớn không thể phủ nhận được. Triết học
Mác - Lê nin không chỉ trang bị thế giới quan và phương pháp luận khoa học mà
còn góp phần tích cực vào việc trau dôi năng lực tư duy lý luận cho chủ thể xây
dựng xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa.
Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội lại làm nảy sinh hàng loạt vấn đê cần
được giải đáp về mặt lý luận mà không có sẵn lời đáp từ di sản lý luận của các
nhà kinh điển. Đĩeu đó đòi hỏi các Đảng cộng sản phải biết dùng lập trường,
quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin, như Chủ tịch Hô Chí Minh
nói, để tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn, nhờ đó hiểu được quy luật, định ra
được đường lối, phương châm, bước đi cụ thể thích hợp của cách mạng xã hội
chủ nghĩa... Như vậy, có thể nói, những vấn đề kinh tế, chính trị... của chủ nghĩa
xã hội không thể giải quyết chỉ bằng triết học nhưng cũng không thể giải quyết
thành công nếu thiếu tư duy biện chứng mác xít. Chẳng hạn, xóa bỏ chế độ tư
hữu, xác lập chế độ công hữu là một quan điểm cơ bản mang tính nguyên tắc
của chủ nghĩa xã hội khoa học; song thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội đã cho
thấy tính chất phức tạp trong việc nhận thức và giải quyết vấn đề này.


C. MÁC đã chỉ ra rằng, với tính cách là sự phủ định cái phủ định, chế độ
công hữu này không những không loai trừ sở hữu cá nhân mà lại khôi phục chế


độ sở hữu cá nhân của người lao động, là hình thức sở hữu do cá nhân mỗi
người làm ra, là kết quả lao động của cá nhân nhưng đã bị sở hữu tư nhân với
biểu hiện đầy đủ nhất của nó là sở hữu tư sản phủ định. Vậy phải xây dựng chế
độ công hữu như thế nào, với những hình thức và bước đi như thế nào để tạo
nên sự thống nhất hữu cơ giữa sở hữu xã hội với sở hữu cá nhân cửa người lao
động? Phải chăng trong chủ nghĩa xã hội chỉ có sở hữu cá nhân đối với tư liệu
sinh hoạt mà không có sở hữu cá nhân đối với tư liệu sản xuất? Hoặc vấn đề kế
hoạch hoá trong việc quản lý nền sản xuất của xã hội xã hội chủ nghĩa.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học đã từng nhấn mạnh vai
trò của kế hoạch hóa, nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong việc tổ chức, quản
lý nền sản xuất trên phạm vi toàn xã hội. Vậy phải thực hiện kế hoạch hóa như
thế nào để không dẫn đến tình trạng tập trung quan liêu?
Thực tiễn cũng cho thấy sự cần thiết cấp bách phải làm sáng tỏ nhiều vấn
đề lý luận về hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội nói chung, về nhà nước xã
hội chủ nghĩa nói riêng. Tính chất “đặc biệt”, “quá độ” “không theo nguyên
nghĩa”, “nhà nước nửa nhà nước” của nhà nước vô sản mà C. Mác và Ănghen đã
từng nói tới là thế nào? Phải chăng nhà nước xã hội chủ nghĩa không chỉ là bộ
phận của kiến trúc thượng tầng mà còn là yếu tố của cơ sở hạ tầng vì nó là chủ
thể các quan hệ kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội? Đây là một vấn đề đã được
tranh luận trên sách báo mác-xít vào những năm 70.
Các nhà kinh điển đã thấy rõ nguy cơ quan liêu hóa bộ máy nhà nước dù
đó là nhà nước kiểu mới. Ănghen luôn luôn nhấn mạnh rằng không những dưới
chế độ quân chủ, mà cả dưới chế độ cộng hòa dân chủ, nhà nước vẫn là nhà
nước, nghĩa là vẫn giữ nguyên đặc tính chủ yếu của nó là: biến những viên chức,
“công bộc của xã hội”, những cơ quan của mình thành những ông chủ đứng trên


đầu xã hội. Mác rất chú ý những biện pháp của Công xã Pa ri mà ông cho là có
thể ngăn ngừa tình trạng đó một cách hữu hiệu.
Từ kinh nghiệm lãnh đạo Nhà nước Xô viết, Lê nin càng thấy rõ nguy cơ

làm suy sụp chế độ Xô viết bởi tệ quan liêu và tính chất khó khăn phức tạp của
việc phòng chống tệ nạn này. Vì vậy phát triển dân chủ đến cùng, tìm ra những
hình thức của sự phát triển ấy, đem thí nghiệm những hình thức ấy trong thực
tiễn, theo Lê nin là một trong những nhiệm vụ cấu thành của cuộc đấu tranh vì
cách mạng xã hội của quá trình đổi mới hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội
hiện nay nói riêng.
Trong khi tham gia vào việc giải quyết những nhiệm vụ chính trị - thực
tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh tư tưởng, công tác lý luận của các
Đảng cộng sản đã có những đóng góp quan trọng trong việc bổ sung, phát triển
lý luận triết học Mác - Lê nin, nhất là những vấn đề của chủ nghĩa duy vật lịch
sử. Chẳng hạn đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về các vấn đề dân
tộc; mối quan hệ giai cấp - dân tộc - nhân loại; đặc điểm mối quan hệ giữa cơ sở
hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, giữa kinh tế và chính trị trong chủ nghĩa xã
hội; mâu thuẫn của thời đại ngày nay; mâu thuẫn xã hội trong chủ nghĩa xã hội...
Tuy nhiên, như thực tiễn đã chứng tỏ, chủ nghĩa chủ quan và duy ý chí
không những đã dẫn đến nhiều sai lầm khuyết điểm nghiêm trọng trong xây
dựng chủ nghĩa xã hội mà còn là trở ngại cho việc phát triển lý luận. Những hạn
chế, những khuyết tật của chủ nghĩa xã hội hiện thực, do điều kiện lịch sử cũng
như do sai lầm chủ quan gây nên, cũng được phản ánh vào tư duy lý luận, chi
phối quá trình phát triển của triết học. Thực tế đã chứng tỏ, cơ chế quản lý kinh
tế và quản lý xã hội mang tính chất tập trung quan liêu là trở lực to lớn đối với
sự phát triển năng lúc sáng tạo của con người, của tư duy lý luận nói riêng. Hơn
nữa, như Lê nin đã viết: “Những quan hệ kinh tế lạc hậu hay chậm phát triển
thường xuyên dẫn tới chỗ là, trong phong trào công nhân, xuất hiện những phần
tử chỉ lĩnh hội được một số khía cạnh của chủ nghĩa Mác, một số bộ phận riêng


biệt của thế giới quan mới, hoặc một số khẩu hiệu và yêu sách riêng biệt, mà lại
không thể đoạn tuyệt dứt khoát với tất cả những truyền thống của thế giới quan
tư sản nói chung và của thế giới quan dân chủ - tư sản nói riêng”.

Chúng ta biết rằng, chủ nghĩa chủ quan trong tư duy chính trị và bệnh
giáo điều trong công tác lý luận là trở lực trực tiếp và chủ yếu đối với sự phát
triển tư duy lý luận. Đến lượt mình, sự lạc hậu về lý luận đã trở thành một trong
những nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội. Kỷ nguyên
khoa học và kỹ thuật cũng làm nảy sinh những vẫn đề mang tính nhân loại phổ
biến. Ngày nay, hơn bao giờ hết, yêu cầu bổ sung và phát triển lý luận của triết
học Mác - Lê nin là rất cấp thiết.
Đặc điểm của thời đại ngày nay là sự tương tác giữa hai quá trình cách
mạng - cách mạng khoa học công nghệ và cách mạng xã hội, đã tạo nên sự biến
đổi rất năng động của đời sống xã hội. Trong những điều kiện đó, quá trình tạo
ra những tiền đề của chủ nghĩa xã hội diễn ra trong các xã hội tư bản chủ nghĩa
phát triển được đẩy mạnh như một xu hướng khách quan. Sự ra đời các công ty
cổ phần từ cuối thế kỷ trước đã được Mác xem là “hình thái quá độ từ phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa” sang “phương thức sản xuất tập thể”, là sự thủ
tiêu tư bản với tư cách là sở hữu tư nhân ở trong những giới hạn của bản thân
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Song, đó là hiện thực khách quan vượt khỏi giới hạn nhận thức chật hẹp
của tư duy không biện chứng. Tính chất biện chứng của sự tiến hóa xã hội diễn
ra trong những mâu thuẫn và thông qua các mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản
cũng là một trong những nguồn gốc nảy sinh những khuynh hướng sai lầm khác
nhau, thậm chí đi tới “xét lại” trong phong trào cộng sản và công nhân thế giới,
như trước đây đã được Lê nin phân tích. Do không nắm vững phép biện chứng
mác xít, có những cá nhân hay những nhóm người luôn luôn phóng đại, luôn
luôn nêu khi thì đặc điểm này, khi thì đặc điểm nọ của sự phát triển tư bản chủ


nghĩa; khi thì “bài học” này, khi thì “bài học” nọ của sự phát triển ấy, thành một
lý thuyết phiến diện, thành một hệ thống sách lược phiến diện.
Sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội làm cho yêu cầu phát triển triết học
Mác - Lê nin càng trở nên cấp bách. Thực tiễn cuộc đấu tranh bảo vệ những

thành quả mà chủ nghĩa xã hội đã giành được, nhất là công cuộc đấu tranh bảo
vệ để đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội vượt qua thách thức to lớn hiện
nay và tiếp tục tiến lên, đòi hỏi các Đảng cộng sản phải nắm vùng lý luận của
chủ nghĩa Mác - Lê nin. Trước hết, phải thấm nhuần thế giới quan duy vật và
phương pháp biện chứng khoa học của nó. Cả những thành công cũng như thất
bại trong quá trình đổi mới, “cải tổ” chủ nghĩa xã hội chứng tỏ sự cần thiết phải
kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại, đông thời phải khắc phục bệnh
giáo điều trong việc vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin.
Chúng ta không thể đổi mới thành công nếu xa rời lập trường của chủ
nghĩa Mác - Lê nin, rơi vào chủ nghĩa xét lại Chủ nghĩa chủ quan và bệnh giáo
điều còn dẫn đến sự vận dụng lý luận theo lối chủ nghĩa chiết trung mà đó lại là
cách xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lê nin của chủ nghĩa cơ hội. Trong việc xuyên
tạc chủ nghĩa Mác theo cách cơ hội chủ nghĩa thì việc dùng chủ nghĩa chiết
trung để xuyên tạc phép biện chứng là dễ đánh lừa quần chúng hơn cả, nó làm
cho quần chúng tựa hồ như được thỏa mãn; nó làm ra vẻ xét đến mọi phương
diện của quá trình, mọi xu hướng của sự phát triển, mọi ảnh hưởng có tính chất
mâu thuẫn v.v... nhưng kỳ thực, nó không đưa ra được một quan niệm nào hoàn
chỉnh và cách mạng về quá trình phát triển của xã hội
Đương nhiên, những vấn đề của chủ nghĩa xã hội do quá trình đổi mới đặt
ra không thể giải quyết được chỉ bằng lý luận triết học và bản thân tư duy triết
học cũng cần phải được đổi mới để phát triển. Việc tìm giải pháp cho những vấn
đề của chủ nghĩa xã hội cũng như việc bổ sung và phát triển lý luận triết học của
chủ nghĩa Mác - Lê nin phải được thực hiện thông qua tổng kết kinh nghiệm
thực tiễn. Muốn vậy, việc tổng kết thực tiễn lại phải được thực hiện theo phương


pháp khoa học mác xít. Có như vậy mới có thể làm sáng tỏ những điều ngộ
nhận, những quan điểm xuyên tạc, phủ định các giá trị cơ bản của học thuyết
Mác - Lê nin.
Như vậy, phát triển lý luận triết học mác xít và đổi mới chủ nghĩa xã hội

trong thực tiễn là một quá trình thống nhất, bởi Vì' “thống nhất giữa lý luận và
thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin”



×