MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................2
NỘI DUNG..................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP.............................3
1.1
Một số khái niệm liên quan đến vấn đề thất nghiệp............................................3
1.2
Phân loại thất nghiệp.......................................................................................... 4
1.3
Những tác động của thất nghiệp?........................................................................6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM…………………..6
2.1
Thực trạng thất nghiệp trên toàn thế giới hiện nay.............................................6
2.2
Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay.......................................................8
2.3
Ảnh hưởng của thất nghiệp đến Việt Nam.........................................................11
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM..............12
3.1
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp.................................................... 12
3.2
Đề xuất những giải pháp khắc phục tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam...........14
3.3
Liên hệ bản thân................................................................................................ 16
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………18
Tài liệu tham khảo....................................................................................................19
1
MỞ ĐẦU
Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, thế giới đã có khơng ít bước
nhảy vọt về nhiều mặt, đưa văn minh nhân loại ngày càng trở nên tân tiến. Trong
những năm gần đây, cùng với sự đi lên của toàn cầu, nước ta cũng đạt được những
thành tựu nhất định về khoa học kĩ thuật ở các ngành như du lịch, xuất khẩu,…
Nhưng bên cạnh những thành tựu đó, chúng ta cũng có rất nhiều vấn đề cần được
quan tâm và có những hành động để giảm thiểu tối đa như tệ nạn xã hội, lạm phát,…
Có quá nhiều vấn nạn trong xã hội ngày nay cần được giải quyết nhưng có lẽ vấn đề
gây nhức nhối và được quan tâm hàng đầu hiện nay chính là thất nghiệp. Thất nghiệp
– một trong những vấn đề kinh niên của nền kinh tế. Bất kì quốc gia nào dù phát triển
đến đâu cũng vẫn tồn tại thất nghiệp, chỉ là vấn đề thất nghiệp ở mức thấp hay cao mà
thôi. Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây gặp khơng ít khó khăn và chịu
tác động của nền kinh tế toàn cầu đã khiến tỉ lệ thất nghiệp ở nước ta ngày càng gia
tăng. Tuy Việt Nam đã có những bước chuyển biến đáng kể trong nền kinh tế nhưng
vấn đề giải quyết và tạo việc làm cho người lao động vẫn đang còn là vấn đề nan giải
của xã hội hiện nay. Với đề tài “Trình bày lý luận của CN Mác Lênin về thất nghiệp
và liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam”, em hi vọng có thể tìm hiểu sâu hơn về vấn đề
thất nghiệp để có những kiến thức và hiểu biết chính xác nhất cho vấn đề này.
2
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP
1.1
Một số khái niệm liên quan đến vấn đề thất nghiệp
1.1.1
Một số khái niệm liên quan
Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tác động, biến đổi các
vật chất tự nhiên thành những vật phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con
người.
Việc làm là một hoạt động được thường xuyên thực hiện để đổi lấy việc thanh
tốn hoặc tiền cơng, thường là nghề nghiệp của một người.
Độ tuổi lao động là lứa tuổi có khả năng lao động, do nhà nước quy định, độ
tuổi lao động là khác nhau giữa các quốc gia. Ở Việt Nam độ tuổi lao động của nam
giới là từ 15 đến 60 tuổi, nữ giới là từ 15 đến 55 tuổi.
Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động đang có việc hoặc chưa
có việc làm nhưng đang tìm kiếm việc làm.
1.1.2
Thất nghiệp là gì?
Theo ILO (Tổ chức Lao động quốc tế): “ Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi
một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc, nhưng khơng thể tìm được
việc làm ở mức tiền công đang thịnh hành.”
Theo định nghĩa của kinh tế học thì thất nghiệp là tình trạng người lao động
chưa có việc làm mong muốn và đang tìm kiếm việc làm.
Ngồi những người có việc làm và thất nghiệp, những người còn lại trong độ
tuổi lao động là những người không nằm trong lực lượng lao động, bao gồm những
người đi học, nội trợ gia đình và những người khơng có khả năng lao động do đau
ốm, bệnh tật và một bộ phận khơng muốn tìm việc làm với những lý do khác nhau.
Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động khơng có việc làm trên tổng
số lực lượng lao động xã hội. Tỷ lệ ngày được các chuyên gia phân tích rất quan tâm.
1.2
Phân loại thất nghiệp
3
1.2.1
Phân loại theo hình thức thất nghiệp
Căn cứ vào tình trạng trạng phân bố thất nghiệp trong dân cư có các dạng sau:
Thất nghiệp chia theo giới tính (nam, nữ), thất nghiệp chia theo lứa tuổi (tuổi nghề), thất nghiệp chia theo vụng lãnh thổ (thành thị -nông thôn), thất nghiệp chia
theo ngành nghề (nghành sản xuất, dịch vụ), thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc.
Thông thường trong xã hội, tỷ lệ thất nghiệp đối với nữ giới cao hơn nam giới,
tỷ lệ thất nghiệp ở những người trẻ tuổi cao hơn so với người có tuổi với tay nghề và
kinh nghiệm lâu năm… Điều này sẽ giúp cho nhà lãnh đạo vạch ra những chính sách
thích hợp để có thể sử dụng tốt hơn lực lượng lao động dư thừa.
1.2.2
Phân loại theo lý do thất nghiệp
Có thể chia làm bốn loại như sau:
Bỏ việc: Một số người tự nguyện bỏ việc hiện tại của mình về những lý do
khác nhau, như cho rằng lương thấp, điều kiện làm việc khơng thích hợp…
Mất việc: Một số người bị sa thải hoặc trở nên dư thừa do những khó khăn cửa
hàng trong kinh doanh.
Mới vào: Là những người lần đầu bổ xung vào lượng lao động nhưng chưa tìm
được việc làm (sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp, thanh niên đang tìm việc làm…)
Quay lại: Những người đã từng có việc làm, sau đấy thơi việc và thậm chí
khơng đăng ký thất nghiệp, nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm được việc
làm.
Kết cục những người thất nghiệp khơng phải là vĩnh viễn. Người ta ra khỏi đội
quân thất nghiệp theo các hướng ngược lại. Như vậy số người thất nghiệp không phải
là con số cố định mà là con số luôn biến đổi không ngừng theo thời gian.
1.2.3
Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp
Việc tìm hiểu nguồn gốc thất nghiệp có ý nghĩa phân tích sâu sắc về thực trạng
thất nghiệp, từ đó tìm ra hướng giải quyết.
Thất nghiệp tạm thời đề cập đến việc người lao động có kĩ năng lao động đáp
ứng được nhu cầu của thị trường nhưng lại bị thất nghiệp trong một thời gian ngắn
4
nào đó do họ thay đổi việc làm một cách tự nguyện vì muốn tìm kiếm cơng việc hoặc
nơi làm việc tốt hơn, phù hợp với ý muốn riêng. Mọi xã hội trong bất kỳ thời điểm
nào cũng tồn tại loại thất nghiệp này.
Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường là thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển.
Nó xảy ra khi tiền lương được ấn định không bởi các lực lượng thị trường và cao hơn
mức lương cân bằng thực tế của thị trường lao động. Vì tiền lương không chỉ quan hệ
đến sự phân bố thu nhập gắn liền với kết quả đến lao động mà còn quan hệ đến mức
sống tối thiểu nên nhiều quốc gia do có quy định cứng nhắc về mức lương tối thiểu,
hạn chế sự linh hoạt của tiền lương dẫn đến một bộ phận lao động mất việc làm.
Thất nghiệp cơ cấu là tỷ lệ những người không làm việc do cơ cấu của nền
kinh tế có một số ngành khơng tạo đủ việc làm cho tất cả những người muốn có việc.
Thất nghiệp do cơ cấu tồn tại khi số người tìm việc trong một ngành vượt quá số
lượng việc làm có sẵn trong ngành đó. Thất nghiệp do cơ cấu diễn ra khi mức lương
của ngành vượt cao hơn mức lương cân bằng thị trường.
Thất nghiệp chu kì cịn được gọi là thất nghiệp do nhu cầu thấp. Loại thất
nghiệp này xảy ra do sự sút giảm trong nhu cầu đối với sản phẩm của nền kinh tế so
với sản lượng. Sự sút giảm trong nhu cầu dẫn đến sự sa thải lao động có thể bắt đầu
một vài thành phố lớn của nền kinh tế và sau đó gây ra sự sút giảm trong nhu cầu đối
với sản lượng của tồn bộ nền kinh tế. Thất nghiệp chu kì thường gắn liền với năng
lực cạnh tranh quốc gia, nhất là trong thời kì hội nhập.
Thất nghiệp do nhu cầu thấp có quan hệ mật thiết với tốc độ tăng trưởng kinh
tế thấp. Nếu sản lượng tăng trưởng chậm hơn tốc độ tăng trưởng của năng lực sản
xuất của nền kinh tế, cả số lượng lao động, thất nghiệp sẽ tăng. Sự tăng giảm của thất
nghiệp do nhu cầu thấp sẽ làm tăng giảm tỷ lệ thất nghiệp trong các chu kì kinh tế.
Ngồi ra, thất nghiệp cịn được chia ra thất nghiệp dài hạn và thất nghiệp ngắn
hạn, thất nghiệp ẩn: là dạng thất nghiệp không được báo cáo; theo tính chất, thất
nghiệp chia thành thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện.
1.3
1.3.1
Những tác động của thất nghiệp?
Lợi ích của thất nghiệp
5
Thất nghiệp ngắn hạn giúp người lao động tìm cơng việc ưng ý và phù hợp với
nguyện vọng và năng lực làm tăng hiệu quả xã hội.
Lợi ích xã hội: Làm cho việc phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả hơn và
góp phần làm tăng tổng sản lượng của nền kinh tế trong dài hạn.
Thất nghiệp mang lại thời gian nghỉ ngơi và sức khỏe.
Thất nghiệp mang lại thời gian cho học hành và trau dồi thêm kỹ năng.
Thất nghiệp tạo sự cạnh tranh và tăng hiệu quả.
1.3.2
Tác hại của thất nghiệp
Hao phí nguồn lực xã hội: con người và máy móc khi khơng được sử dụng tối
đa. Cơng nhân tuyệt vọng khi khơng thể có việc làm sau một thời gian dài.
Khủng hoảng gia đình do khơng có thu nhập.
Cá nhân thất nghiệp bị mất tiền lương và nhận trợ cấp thất nghiệp. Chính phủ
mất thu nhập từ thuế và phải trả thêm trợ cấp .
Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp – các
nguồn lực con người không được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm và
dịch vụ.
Thất nghiệp nghĩa là sản xuất ít hơn, giảm tính hiệu quả của sản xuất theo quy
mơ. Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm. Hàng hóa và dịch vụ khơng có người
tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm.
Hơn nữa, tình trạng thất nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi
nhiều việc làm, do đó mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn. Các doanh nghiệp bị giảm lợi
nhuận.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM
2.1 Thực trạng thất nghiệp trên toàn thế giới hiện nay
Vào đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 tước đi thu nhập của hơn 1/3 dân số
thế giới. Tỷ lệ thất nghiệp với tốc độ phi mã đang phá vỡ mọi kỷ lục từng có trong
lịch sử nhân loại hiện đại và tước đi nguồn thu nhập của hơn một phần ba dân số thế
giới. Đây là nhận định được đăng tải trên tờ “Báo Độc lập” của Nga, vào tháng 2.
6
Nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tình trạng thất nghiệp và thu
nhập giảm. Kết luận này dựa theo khảo sát tồn cầu về tình hình tài chính của cư dân
Trái đất trong đại dịch Covid-19, do Gallup International và Romir, có trụ sở tại Thụy
Sỹ, tiến hành.
Cụ thể, khoảng 17 nghìn người tại 18 quốc gia đã tham gia cuộc khảo sát này,
trong đó 37% số người được hỏi cho biết thu nhập của họ giảm đáng kể và 15% số
khác bị mất việc làm. Ngoài ra, 12% cho biết họ buộc phải chịu cảnh cắt giảm nửa
thời gian làm việc và 28% nói rằng họ đã bị cho nghỉ việc.
Theo khảo sát, có tới 84% số người tham gia khảo sát tại Pakistan, 63% tại
Thái Lan và 61% số người tại Indonesia cho biết thu nhập của họ giảm đáng kể.
Pakistan cũng là nơi tình trạng thất nghiệp được cho là tồi tệ nhất thế giới với 68% số
người tham gia khảo sát cho biết bị mất việc. Tại Malaysia và Philippines cũng lâm
tình cảnh thất nghiệp nặng nề với tỷ lệ là 47 và 34%. Tình trạng giảm thu nhập được
ghi nhận tại Áo, với 9% số người bị giảm thu nhập. Tỷ lệ này ở Đức là 11%, Thụy Sĩ
và Nhật Bản có tỷ lệ như nhau -14%. Tuy nhiên, Nhật Bản là nơi có tỷ lệ thất nghiệp
do đại dịch Covid-19 thấp nhất, chỉ là 1%.
Tính chung trên tồn thế giới, tỷ lệ người lao động dưới tuổi 30 bị mất việc
chiếm 19%, trong khi 42% số lao động trong độ tuổi từ 30 đến 49 lại đối mặt tình
cảnh thu nhập giảm đáng kể. Tại Nga, đại dịch Covid-19 đã khiến 20% người lao
động mất việc, đồng nghĩa khơng cịn nguồn thu nhập hoặc mất một phần nguồn thu
nhập.
Cuộc khảo sát cho thấy tình hình tài chính của các doanh nghiệp tư nhân tồi
tệ hơn hẳn, với 41% doanh nghiệp buộc phải ngừng hoạt động hồn tồn.
Một cuộc thăm dị khác được tiến hành tại Nga cho thấy 51% số người tham
gia cho rằng thu nhập giảm trong mùa dịch là hệ luỵ tất yếu. Cuộc khảo sát mới nhất
do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Nga cũng cho biết, 20% số doanh nghiệp có ý
định cắt giảm lương của nhân viên do khủng hoảng. Trong khi đó, Bộ trưởng Lao
động Nga Anton Kotyakov mới đây cũng đã báo cáo với Tổng thống nước này rằng
chỉ trong thời gian một tuần qua, đã có 180 nghìn người chính thức nộp đơn xin
7
hưởng trợ cấp thất nghiệp, chưa kể 44.000 người bị mất việc kể từ đầu năm đến nay,
nâng tỉ lệ thất nghiệp tại Nga chiếm 6,36%. Bộ trưởng Kotyakov cũng cảnh báo số
người mất việc trên toàn Liên bang Nga có thể lên tới 915.000 người, nếu như tất cả
các trường hợp này đều được trình báo với nhà chức trách.
Ngay cả trước khi dịch bệnh Covid-19 trở thành vấn nạn toàn cầu, báo cáo
của Tổ chức Lao động Quốc tế cuối tháng 1 đã khuyến cáo số người thất nghiệp trên
thế giới vào cuối năm 2019 là 188 triệu người và sẽ tăng thêm vào năm 2020. Tuy
nhiên, trong bối cảnh tê liệt trên hầu khắp thế giới hiện nay, “đội quân thất nghiệp”
chắc chắn sẽ không dừng lại ở con số 2,5 triệu nói trên. Tỷ lệ thất nghiệp với tốc độ
gia tăng chóng mặt, chắc chắn sẽ phá vỡ mọi kỷ lục trong lịch sử nhân loại hiện đại,
chưa bao giờ có.
2.2
Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Theo báo cáo thống kê mới đây, dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng khắp toàn cầu
đã ảnh hưởng nặng nề đến phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới
khiến nền kinh tế toàn cầu gần như “chạm đáy” vào quý II.
Tuy nhiên, quý III-2020 so với quý trước, nền kinh tế đang cho thấy sự phục hồi trở
lại. Tình hình lao động, việc làm và thu nhập của người lao động tại Việt Nam trong
quý III năm 2020 cũng được cải thiện so với quý trước nhưng các chỉ số về lao động,
việc làm và thu nhập của người lao động quý III và 9 tháng vẫn giảm so với cùng kỳ
năm trước.
Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp trên cả nước
trong quý III là 2,29% và tính chung chín tháng đầu năm là 2,27%. Đáng chú ý, tỷ lệ
thất nghiệp của thanh niên từ 15-24 tuổi hơn 7%, nếu tính riêng khu vực thành thị lên
đến 10,7%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ghi nhận trong quý III này là
2,5% và tính chung chín tháng là 2,48%, trong đó khu vực thành thị 3,88% và nông
thôn là 1,75%. Đáng chú ý, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 15-24 tuổi trong chín
tháng là 7,07%, trong đó khu vực thành thị 10,7% và nông thôn 5,53%.
8
Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê.
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ước tính trong chín tháng là
2,69%, tăng cao so với con số 1,54% cùng kỳ năm ngối. Trong đó tỷ lệ thiếu việc
làm ở khu vực thành thị là 1,84% và khu vực nơng thơn là 3,12%.
Xét thu nhập bình qn tháng, lao động làm công hưởng lương trong quý III
này nhận 6,52 triệu đồng, cao hơn 184.000 đồng so với quý trước và thấp hơn
116.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó thu nhập trung bình tháng của lao động nam là 6,8 triệu đồng và lao
động nữ là 6,1 triệu đồng. Tính chung chín tháng đầu năm, thu nhập bình quân tháng
của mỗi lao động làm công hưởng lương ước đạt 6,69 triệu đồng, tăng 54.000 đồng
so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến tháng 9-2020, cả nước có 31,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh
hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn
việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập. Trong đó, lao động bị giảm thu
nhập (với mức giảm thu nhập nhẹ) là 68,9%; lao động phải giảm giờ làm/nghỉ giãn
9
việc/nghỉ luân phiên là gần 40% và lao động buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng
hoạt động sản xuất kinh doanh khoảng 14%.
10
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý III năm 2020 là 54,6 triệu
người, tăng 1,4 triệu người so với quý trước nhưng vẫn thấp hơn 1,1 triệu người so
với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy, sau khi ghi nhận mức giảm sâu kỷ lục vào
quý II năm 2020, thị trường lao động đang có dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên vẫn chưa
thể khôi phục về trạng thái của cùng kỳ năm trước.
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc quý III-2020 tăng 1,5 triệu người so
với quý trước và tăng chủ yếu ở nhóm lao động phi chính thức. Số người thiếu việc
làm tăng 560,4 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tình trạng thiếu việc làm
khơng chỉ tập trung ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản như các q trước mà
cịn tăng lên ở cả khu vực cơng nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi quý III năm 2020 là 2,50%, trong
đó, khu vực thành thị là 4,0%, giảm 0,46 điểm phần trăm so với quý trước và tăng
0,89 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao
động của khu vực thành thị quý III mặc dù giảm so với quý II nhưng so với cùng kỳ
năm trước vẫn ở mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Tính chung 9 tháng năm
2020, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,48%, tăng 0,31 điểm phần trăm
so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực thành thị là 3,88%, tăng 0,78 điểm phần
trăm.
11
Gần một nửa lao động thất nghiệp trong độ tuổi cho biết bị ảnh hưởng tiêu cực
bởi dịch Covid-19 tính đến tháng 9 năm 2020. Tỷ lệ này của nhóm lao động thất
nghiệp khơng có trình độ chun mơn kỹ thuật là 61,7%, cao hơn 23,2 điểm phần
trăm so với nhóm có trình độ chun mơn kỹ thuật (38,5%). Điều này cho thấy khi
nền kinh tế gặp cú sốc, lao động khơng có trình độ dễ bị tổn thương hơn nhóm có
trình độ chun mơn kỹ thuật. Số thanh niên từ 15-24 tuổi thất nghiệp trong 9 tháng
năm 2020 là 437,4 nghìn người, chiếm 35,4% tổng số người thất nghiệp (giảm 7,8
điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước). Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong 9
tháng năm 2020 là 7,07%, tăng 0,45 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ
thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 10,7%, tăng 0,09 điểm phần trăm so
với cùng kỳ năm trước. Hiện nay vẫn còn một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động
tiềm năng chưa được khai thác, đặc biệt là nhóm lao động trẻ; việc tận dụng nhóm
lao động này trở nên hạn chế hơn trong bối cảnh dịch Covid-19.
Thu nhập của người lao động quý III năm 2020 đã cải thiện so với quý trước
nhưng vẫn giảm so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2020, thu nhập
của lao động phi chính thức thấp hơn 1,5 lần mức thu nhập bình qn tháng của lao
động chính thức. Kết quả Điều tra lao động việc làm quý III năm 2020 cho thấy
người lao động vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, đây là những
đối tượng quan trọng góp phần vào q trình phục hồi và phát triển kinh tế trong thời
gian tới. Vì thế cần tiếp tục thực hiện gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của
Chính phủ, đảm bảo chi đúng đối tượng, kịp thời và hiệu quả; tập trung hỗ trợ cho
các nhóm lao động, bao gồm lao động phi chính thức và lao động chính thức trong
các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh; nghiên cứu để xây dựng các gói hỗ
trợ đặc thù cho nhóm lao động yếu thế, bao gồm lao động nữ, lao động khơng có
trình độ chun mơn kỹ thuật và lao động phi chính thức nhằm giúp họ tìm kiếm việc
làm và đóng góp sức lao động trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế…
2.3
Ảnh hưởng của thất nghiệp đến Việt Nam
Thất nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế mà còn tác động và
gây nhiều vấn đề bất cập như: Tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, tỷ lệ lam phát ngày
càng cao, tỷ lệ phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc… Thất nghiệp ở 12
mức cao dẫn đến sản xuất sút kém, tài nguyên không được sử dụng hết, thu nhập của
dân cư giảm xuống kéo theo tổng giá trị sản phẩm quốc dân cũng giảm. Sự thiệt hại
về kinh tế do thất nghiệp gây ra ở nước ta là rất lớn nó hơn hẳn các nhân tố vĩ mơ
khác. Chính vì những điều này đặt đất nước ta trước thực trạng: Thất nghiệp ln là
nổi lo cho tồn xã hội, quan trọng hơn là làm cho kinh tế nước ta giảm đi. Bên cạnh
đó thất nghiệp cịn ảnh hưởng tới tâm lý người lao động và làm giảm tốc độ tăng
trưởng kinh tế.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM
3.1 Ngun nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp
Việt Nam có một cơ cấu dân số tương đối trẻ, đây là một thế mạnh rất lớn để
thực hiện mục tiêu “ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” dựa trên lợi thế và tiềm năng của
nguồn nhân lực. Trên thực tế, chất lượng và cơ cấu lao động ở Việt Nam còn nhiều
bất cập.
3.1.1
Cung vượt quá cầu
Những năm trước đây, tỷ lệ lao động qua học nghề, nhất là đào tạo nghề chính
quy cịn thấp dẫn đến chất lượng lao động khơng đảm bảo, không đáp ứng được yêu
cầu công việc. Trong những năm gần đây, mặc dù tình trạng học vấn của lao động
không ngừng được cải thiện, hệ thống văn bằng được nâng cao và mở rộng nhưng
tình trạng thất nghiệp vẫn tiếp tục gia tăng bởi có quá nhiều lao động. Tình trạng mất
cân đối cung - cầu lao động cục bộ vẫn thường xuyên xảy ra. Thị trường lao động
nước ta chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, các vùng kinh tế trọng điểm, nơi có
nhiều KCX-KCN, như: Long An, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…
Ngược lại một số tỉnh như Bạc Liêu, Ninh Thuận, Thanh Hóa, Nghệ An lại có tình
trạng dư cung, đang phải đối mặt với tỉ lệ thất nghiệp cao.
3.1.2
Lực lượng lao động có chất lượng thấp
Chất lượng giáo dục những năm gần đây thấp đến mức báo động, nhà trường
giảng dạy theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa quá chú trọng lý thuyết, không trang bị cho
sinh viên đủ các kiến thức thực sự cần thiết trong quá trình học tập. Sinh viên thiếu
13
năng lực, kỹ năng mềm, mở cửa ồ ạt các trường đại học với chất lượng đầu vào
thấp…
Nguồn nhân lực nước ta yếu về chất lượng, thiếu năng động và sáng tạo, tác
phong lao động công nghiệp... Trong tổng số hơn 53,4 triệu lao động từ 15 tuổi trở
lên đang làm việc trong nền kinh tế, chỉ có khoảng 49% qua đào tạo, trong đó qua
đào tạo nghề từ 3 tháng trở lên chỉ chiếm khoảng 19%. Khoảng cách khác biệt về tỉ lệ
này giữa khu vực thành thị và nơng thơn là khá cao (20,4% và 8,6%).
Ngồi ra, thể lực của lao động Việt Nam ở mức trung bình kém, chưa đáp ứng
được cường độ làm việc và những yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết bị theo tiêu
chuẩn quốc tế. Cơng tác chăm sóc sức khỏe và an tồn nghề nghiệp chưa tốt; bên
cạnh đó, kỷ luật lao động còn kém so với nhiều quốc gia trong khu vực.
Một bộ phận lớn người lao động hiện nay chưa được tập huấn về kỷ luật lao
động công nghiệp, tùy tiện về giờ giấc và hành vi. Người lao động chưa được trang bị
các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, thiếu khả năng hợp tác và gánh chịu
rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc.
Năng suất, hiệu quả lao động trong các ngành kinh tế thấp và có sự khác biệt
đáng kể giữa khu vực nông nghiệp với khu vực cơng nghiệp và khu vực dịch vụ.
3.1.3
Tìm kiếm việc làm đang gặp khó khăn
Trong bối cảnh nền kinh tế khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao
động, một số giải thế, đóng cửa đã làm mất việc của hàng ngàn lao động, các lao
động khơng đủ năng lực, trình độ đảm nhận các vị trí trong doanh nghiệp khiến các
nhà tuyển dụng từ chối hoặc phải đào tạo tại.
Lực lượng lao động phân bố không đồng đều giữa các vùng địa lý kinh tế, chủ
yếu tập trung ở đồng bằng sông Hồng: 15,2%, đồng bằng sông Cửu Long: 19,1%;
trong khi các vùng đất rộng có tỉ trọng lao động thấp như trung du và miền núi phía
Bắc chỉ chiếm 13,7%, Tây Nguyên chiếm 6,3% lực lượng lao động. Vì vậy, chưa tạo
điều kiện phát huy được lợi thế về đất đai, tạo việc làm cho người lao động và góp
phần phân bố lại lực lượng lao động, đây chính là nguyên nhân tạo ra sự mất cân đối
cục bộ về lao động và là tác nhân của thất nghiệp, thiếu việc làm.
14
3.1.4
Cơng tác quản lý nhà nước cịn nhiều hạn chế
Cơng tác quản lý nhà nước về lao động- việc làm cịn nhiều hạn chế. Các chính
sách, pháp luật đang từng bước hồn thiện, hệ thống thơng tin thị trường lao động
cịn sơ khai thiếu đồng bộ.
Chính sách bảo hiểm thất nghiệp hết sức tiến bộ nhưng chưa đạt được mục tiêu
như mong muốn nhằm không chỉ hỗ trợ cuộc sống người lao động khi mất việc làm
mà còn phải đào tạo nghề, tư vấn, hỗ trợ để giúp quay lại thị trường lao động.
3.2
3.2.1
Đề xuất những giải pháp khắc phục tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam
Hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp theo lý thuyết
Đối với loại thất nghiệp tự nguyện: Cấu tạo ra nhiều công ăn việc làm và có
mức tiền lương tốt hơn để tại mỗi mức lương thu hút được nhiều lao động hơn. Tăng
cường hoàn thiện các chương trình dạy nghề, đào tạo lại, tổ chức tốt thị trường lao
động.
Đối với loại thất nghiệp chu kỳ: Cần áp dụng chính sách tài khố, tiền tệ để
làm gia tăng tổng cầu nhằm kích thích các doanh nghiệp mở rộng quy mơ sản xuất,
theo đó thu hút được nhiều lao động. Các chính sách tài chính, tiền tệ mở rộng nhằm
tăng tổng cầu và sản lượng sẽ dẫn đến phục hội nền kinh tế tăng số việc làm thì mới
có thể giảm bớt được tỷ lệ thất nghiệp chu kỳ.
3.2.2
Việc đầu tư hay nói đúng hơn là kích cầu
Việc “bơm vốn” và áp dụng các chính sách ưu đãi cho khu vực doanh nghiệp
này trước hết là nhằm kích thích sản xuất, từ đó tạo ra việc làm. Bên cạnh đó, kích
cầu bằng việc đầu tư vào phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng đang được đánh giá là
giải pháp tối ưu hơn cả. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện kích cầu các
ngành thép, vật liệu xây dựng, giấy, hóa chất; …; sản xuất hàng tiêu dùng nội địa; ưu
tiên hỗ trợ các ngành hàng sản xuất có lợi thế thay thế hàng nhập khẩu, sử dụng nhiều
lao động.
Tăng đầu tư, hỗ trợ phát triển khu vực nông nghiệp – nông thôn: nâng cấp hệ
thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp; hỗ trợ đầu vào, phân phối và chế
15
biến cho các mặt hàng nông sản, thủy sản, hỗ trợ vốn vay cho các làng nghề, xã nghề
tiểu thủ công nghiệp. Đầu tư, xây dựng các khu công nghiệp phù hợp với từng vùng,
tạo lực kéo cho các ngành khác phát triển cũng là giảm tình trạng thất nghiệp. Ưu đãi
đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư các dự án,
cơng trình có quy mơ lớn, tạo nhiều việc làm; hỗ trợ các doanh nghiệp thơng qua việc
giảm thuế, hỗn thuế, khoanh nợ song song với cam kết phải duy trì việc làm cho số
lao động hiện tại và thu hút thêm lao động nếu có thể; hỗ trợ vốn vay cho các doanh
nghiệp gặp khó khăn để duy trì sản xuất, bảo đảm việc làm cho người lao động.
Phát triển kinh tế nhiều thành phần, thu hút vốn đầu tư nước ngồi vào các
khu cơng nghiệp các dự án kinh tế. giúp tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho cơng
nhân. Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế nơng thơn. Mở rộng và tích cực tham gia
vào thị trường xuất khẩu lao động. Cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường lao
động trên thế giới để từ đó đưa ra các chính sách p hù hợp cho xuất khẩu lao động
sang các nước.
3.2.3
Tạo cơ hội việc làm cho lao động bị mất việc
Lao động bị mất việc cũng có tác động khơng nhỏ đến đời sống kinh tế xã hội
Tổng liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố giúp đỡ người lao động sớm tìm được việc
làm mới thông qua trung tâm tư vấn việc làm. Các trường dạy nghề của tổ chức cơng
đồn có nhiệm vụ nâng cao tay nghề cho người lao động hoặc thu hút người lao động
vào học nghề, tranh thủ lúc khơng có việc. Bên cạnh việc giải quyết việc làm thì đầu tư
cho cơng tác dạy nghề cũng là biện pháp kích cầu không kém phần quan trọng.
Bổ sung nguồn vốn vay cho Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm để hỗ trợ tạo
việc làm cho lao động bị mất việc làm và đẩy mạnh tạo việc làm trong các khu vực;
người lao động mất việc do suy thoái kinh tế sẽ được vay vốn để họ có thu nhập giải
quyết khó khăn trước mắt. Thông tin tuyên truyền sâu rộng trong các cấp, các ngành
và người dân về các chính sách nhằm hạn chế tác động tiêu cực của khủng hoảng đối
với việc làm.
3.2.4
Thực hiện các công tác hướng nghiệp
16
Tình trạng thất nghiệp sau khi tốt nghiệp đại học đang diễn ra. Để khắc phục
tình trạng này thì việc làm tốt công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thơng,
phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội là hết sức cần thiết.
Một là, gia đình nên sớm có định hướng nghề nghiệp cho các em và quan tâm
đến việc chọn nghề của các em sau khi đã tốt nghiệp PTTH.
Hai là, nhà trường nên có chương trình, kế hoạch và phân công giáo viên phụ
trách công tác hướng nghiệp. Từ đó mở rộng các trường cao đẳng nghề trung cấp
nghề nhưng cần tập trung định hướng.Cần tăng cường hơn nữa các hoạt động tuyển
truyền các thong tin việc làm nhu cầu lao động của doanh nghiệp, như các hội chợ
việc làm, các diễn đàn về lao động… Nhà nước cần đưa ra các chính sách nhằm
khuyến khích thanh niên tự tạo việc làm, tự lập nghiệp. Cần xây dựng các chương
trình dạy nghề, các chương trình giảm nghèo và các chương trình khác. Cần tập trung
phát triển nghề ngắn hạn và phổ cập nghề cho lao động nông thôn, đống bào dân tộc
thiểu số, lao động vùng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp sang công nghiệp
và dịch vụ.
3.2.5
Những biện pháp khác
Đẩy mạnh thực hiện các nhóm giải pháp của Chính phủ nhằm ngăn chặn suy
giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Đây chính là tiền đề
quan trọng góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, kích
cầu đầu tư và tiêu dùng, bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có tạo việc làm. Nhà nước
cần tạo điêu kiện gìn giữ những ngành nghề truyền thống, khuyến khích thanh niên ở
lại làm giàu ngay trên q hương mình nơi có tiềm năng nhưng chưa được sử dụng
Hạn chế tăng dân số. Để xảy ra một tình trạng thất nghiệp tràn lan sẽ ảnh hưởng rất
nặng nề đến phát triển kinh tế xã hội. Đó cịn là sự lãng phí to lớn nguồn nhân lực
đang ở độ tuổi lao động và để tồn tại một lượng lớn người mất việc làm, để họ rơi vào
tình cảnh nghèo khó sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Do đó, cần phải có
những chính sách, kế hoạch bài bản hơn để ngăn ngừa nguy cơ nạn thất nghiệp tiếp
tục lan rộng.
3.3
Liên hệ bản thân
17
Trên thực tế, hầu như sinh viên từ các trường đại học ra đều có việc làm,
nhưng số phần trăm khơng thỏa mãn với cơng việc của mình thì cũng chiếm hơn một
nửa.
Một số sinh viên khác lại rơi vào tình trạng thất nghiệp, theo khảo sát, chủ yếu
vì sinh viên thiếu kỹ năng thực tế, thiếu kiến thức và các ngành có liên quan, kiến
thức sng khơng cần thiết với nhà tuyển dụng… nên bị thất nghiệp sau khi ra trường
hoặc làm trái ngành, trái nghề. Vì vậy, là một sinh viên, em thấy rằng:
Thứ nhất: Các bạn học sinh, sinh viên nên có định hướng ngay từ cấp 3 về
những ngành, những nghề mà mình sẽ làm trong tương lai, phù hợp với trình độ học
vấn, điều kiện gia đình và hồn cảnh của bản thân. Từ đó, theo đuổi đam mê, đi đúng
hướng mà mình đã định thì việc tìm kiếm việc làm sau này sẽ thuận lợi hơn.
Thứ hai: Các bạn sinh viên cần phải rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ, chịu khó,
dám nghĩ dám làm cuộc sống vốn không bao giờ công bằng, đôi khi mình phải chấp
nhận cơng việc mình đang làm, khơng nên thái độ tự cao, khơng biết học hỏi thì thất
nghiệp sẽ luôn bám theo bạn.
Thứ ba: Các bạn sinh viên nên tìm cơng việc thực tập ngay khi cịn đi học. Ai
cũng biết, bạn học nhanh nhất khi bạn có cơ hội thực hành. Khi làm việc tại bất kì
doanh nghiệp hay bất cứ cơng việc gì, điều quan trọng nhất mà ai cũng phải cải thiện
đó chính là kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử, kĩ năng xử lí tình huống,… hay cịn gọi
đó là kĩ năng mềm. Có kĩ năng mềm sẽ giúp cho chính bản thân của ta trở nên tự tin
hơn, năng động, hoạt bát và điều đó sẽ tạo ấn tượng tốt cho đồng nghiệp cũng như
cấp trên của mình. Từ đó cơ hội thăng tiến, cơ hội được học hỏi từ những người có
kinh nghiệm sẽ giúp bạn rất nhiều trong cơng việc cũng như là trong đời sống.
Thứ tư: Tài chính là ngành nghề cần kinh nghiệm và thành thạo máy tính văn
phịng. Chính vì thế, bạn hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản và nâng cao
về kĩ năng Word và Excel là điều thiết yếu. Công việc này sẽ cho bạn kinh nghiệm
làm việc hiện đại trên máy tính. Ngồi ra bạn nên tìm hiểu thêm về luật, thuế, kiểm
toán, các hoạt động kinh doanh… Tất nhiên bạn không cần phải xuất sắc về những
ngành này, nhưng khi nhắc đến một vấn đề, mà bạn biết tìm nó ở đâu thì vẫn tốt hơn.
18
Thứ năm: Tạo một hồ sơ xin việc ấn tượng: Một CV xin việc ấn tượng sẽ giúp
các bạn dễ dàng để lại thiện cảm tốt trong mắt nhà tuyển dụng, vì vậy bạn phải chuẩn
bị cho mình một bộ hồ sơ thu hút, đặc biệt là những bạn mới ra trường chưa có kinh
nghiệm đi làm thì việc làm hồ sơ thường rất khó, thay vào đó bạn có thể lái sang
những kỹ năng thu được khi tham gia các hoạt động tình nguyện, đi làm thêm…
Thứ sáu: Sinh viên nên tham gia vào các chương trình nghiên cứu khoa học,
start- up để có thể trau dồi kiến thức cũng như các kĩ năng mềm cần thiết. Từ đó, khi
ra trường thậm chí ngay khi cịn học, chúng ta đã có thể tự kinh doanh một mặt hàng
nào đó, tự tạo cho mình một cơng việc mà khơng bị phụ thuộc vào người khác.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh tình hình kinh tế cũng như chính trị ở Việt Nam hiện nay thì chúng ta
có rất nhiều vấn đề cần được quan tâm. Song có lẽ vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay
khơng chỉ có Việt Nam chúng ta quan tâm, mà nó được cả thế giới quan tâm đó là
vấn đề thất nghiệp. Chúng ta phải nhận thức rõ được thực trạng thất nghiệp trong bối
cảnh kinh tế hiện nay, hiểu được nguyên nhân, nguồn gốc của nó. Từ đó, bản thân
mỗi người dân Việt Nam nói chung và đặc biệt là thế hệ trẻ học sinh sinh viên nói
riêng phải nhận thức và có những hành động nâng cao chất lượng lao động, góp phần
tăng trưởng kinh tế giảm thiểu thất nghiệp đưa Việt Nam vươn xa, vươn cao ra thế
giới trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa với bối cảnh Cuộc Cách mạng 4.0.
Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã rất nỗ lực thực hiện các giải pháp chống suy
thối và dự báo tình hình kinh tế trong nước, kinh tế thế giới để điều chỉnh, điều hành
tốt nền kinh tế nước nhà, đặc biệt là giảm được tình trạng thất nghiệp hiện nay. Trong
điều kiện dịch bệnh vẫn chưa thể kiểm sốt, vai trị của nhà nước trong việc giảm
thiểu thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế càng đóng vai trị quan trọng.
19
Tài liệu tham khảo
- Bài tiểu luận: Cơ sở lý luận về thất nghiệp
/>-
Tác giả GIANG LÊ (29/09/2020 ): “ Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên thành thị
lên hơn 10%”, F orbesvietnam .
/>- Băng châu (7/10/2020): “Tình hình lao động, việc làm và thu nhập của người
lao động có nhiều cải thiện”
/>- Tố Uyên (P/V TTXVN Tại Geneva, 2020), “Triển vọng việc làm và xã hội thế giới
năm 2020”, News.
/>- ĐCS (2019), “Nhìn lại tình hình lao động và việc làm 2019”, Dangcongsan.
/>
20
21
22