Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Quan điểm CN Mac - Lênin và TT HCM về nhân tố con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.71 KB, 20 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
Tên đề tài:Quan điểm chủ nghóa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân
tố con người
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Sinh thời Bác Hồ đã từng nói : “ Muốn xây dựng chủ nghóa xã hội trước hết
cần có những con người xã hội chủ nghóa”. Bước vào thời kỳ mới- thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo đònh hướng xã hội chủ nghóa, Đảng và
nhà nước ta một mặt tích cực xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghóa xã
hội, bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh, đồng bộ và bền vững, mặt khác, không
ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân lao động. Bồi dưỡng và
phát huy nhân tố con người, phát triển con người Việt Nam toàn diện nhằm đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là một trong những
nhiệm vụ của chúng ta hiện nay. Tuy nhiên, trước nhu cầu ngày càng phát triển của
thế giới và của đất nước khi bước vào thời kỳ công nghiêp hoá, hiện đại hoá, lại đặt
ra những vấn đề mới đối với nhân tố con người. Vì vậy nghiên cứu quan điểm chủ
nghóa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tố con người sẽ góp phần vào
việc tìm ra những giải pháp, chính sách nhằm phát huy nhân tố con người ở nước ta.
Đó là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay cả trên phương diện lý luận và
thực tiễn.
1
II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích :
- Tìm hiểu quan điểm của triết học Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân
tố con người trong quá trình cải tạo thế giới và phát triển lòch sử.
- Trên cơ sở đó, nắm bắt được quan điểm và những đònh hướng của Đảng
ta về việc phát triển con người Việt Nam. Từ đó góp phần vào quá trình xây dựng
con người mới ở nước ta trong phạm vi hoạt động của mình.
II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Con người và nguồn lực con người là một vấn đề rất rộng, bao quát trên
nhiều lónh vực, trong phạm vi có hạn, đề tài chỉ bước đầu tìm hiểu quan điểm của


triết học Mác- Lênin về vai trò của con người, trên cơ sở đó nghiên cứu tư tưởng
Hồ Chí Minh va øquan điểm chung nhất của Đảng về nhân tố con người ở nước ta
hiện nay.
2
B. NỘI DUNG
1-Quan điểm của triết học Mác – Lênin về vai trò cải tạo thế giới làm nên lòch sử
của con người
Khi hình thành quan niệm duy vật về lòch sử, các nhà sáng lập chủ nghóa Mác
đã khẳng đònh tiến trình phát triển của lòch sử xã hội loài người là sự thay thế hình
thái kinh tế – xã hội cũ bằng hình thái kinh tế – xã hội mới cao hơn, theo quá trình
lòch sử tự nhiên. Với quan điểm đó các ông đã đồng thời khẳng đònh vai trò cải tạo
thế giới, làm nên lòch sử của con người. Bằng sự phát triển toàn diện, con người vừa
là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển của lực lương sản xuất; ở đây, lực
lượng sản xuất đặc biệt được quan tâm, bao gồm con người và những công cụ lao
động do con người tạo ra, là xu hướng chung của tiến trình phát triển lòch sử, phát
triển xã hội. Sự phát triển của lực lượng sản xuất đó tự nó đã nói lên năng lực
chiếm lónh và sử dụng các lực lượng tự nhiên của con người, với tư cách là cơ sở vật
chất cho mọi hoạt động sống của chính con ngườivà quyết đònh quan hệ giữa con
người với con người trong sản xuất. Trong quá trình sản xuất vật chất, con người từ
hoàn thiện chính bản thân mình và đến lượt mình, sự phát triển con người, xã hội
trong lónh vực hoạt động cơ bản đó lại trở thành cơ sở để phát triển con người trong
các lónh vực hoạt động khác của nó.
Với quan điểm đó, các nhà sáng lập chủ nghóa Mác đã đi đến kết luận : con
người không chỉ là chủ thể của các hoạt động sản xuất vật chất, là yếu tố hàng đầu,
đóng vai trò quyết đònh trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, mà họ còn là chủ
thể của quá trình lòch sử, của tiến bộ xã hội. Bằng hoạt động lao động sản xuất, con
người đã cải tạo tự nhiên để thoả mãn những nhu cầu của mình, đồng thời cải tạo
3
cả bản thân con người. Ph. ngghen viết: “… Lao động là nguồn gốc của mọi của
cải… lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như

thế đến một mức mà trên một ý nghóa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng
tạo ra bản thân con người”. ( C.Mác, Ph. ngghen toàn tập, NXB CTQG, Hà nội,
1994,T.20, tr.641 ).
Trong hoạt động lao động chinh phục tự nhiên, con người cải biến tự nhiên và
trên cơ sở đó, sáng tạo ra những điều kiện đảm bảo cho sự sinh tồn của bản thân
mình, sáng tạo ra lòch sử của chính mình. Sản phẩm lao động của con người thể hiện
sự thống nhất giữa xã hội và tự nhiên. Con người chinh phục, cải biến tự nhiên
không phải với tư cách là những cá nhân riêng lẻ mà với tư cách là những thành
viên của cộng đồng xã hội, con người tất yếu có quan hệ với nhau, nhất là trong
hoạt động lao động sản xuất. Con người và xã hội không thể tách rời tự nhiên. Nó
chỉ có thể tồn tại và phát triển dựa vào tự nhiên và trên cơ sở làm biến đổi tự nhiên.
Từ quan niệm đó, C. Mác và Ph. Ăngghen khẳng đònh:
“Mọi khoa ghi chép lòch sử đều phải xuất phát từ những cơ sở tự nhiên ấy và những
thay đổi của chúng do hoạt động của con người gây ra” (C.Mác, Ph.
Ăngghen toàn tập, T.3, tr. 29 ).
Với quan niệm đó, các nhà sáng lập chủ nghóa Mác đã cho rằng nếu không có tự
nhiên và xã hội thì con người không thể tiến hành sản xuất được. Song, đến lượt
mình, sản xuất xã hội lại trở thành điều kiện tiên quyết để con người cải biến tự
nhiên, biến đổi xã hội, trở thành nhân tố quyết đònh trực tiếp sự tồn tại và phát triển
của con người, của xã hội loài người. Trình độ sản xuất của con người càng cao thì
con người càng có điều kiện để thoả mãn những nhu cầu vật chất của mình và do
đó, làm phong phú thêm đời sống xã hội, đời sống tinh thần của con người. Và cũng
qua đó, con người tự phát triển mình, phát triển xã hội, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Các
4
ông kết luận: con người vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của lòch sử, của
tiến bộ xã hội. Rằng lòch sử xã hội loài người là lòch sử của con người. Phát triển xã
hội trước hết phải có nghóa là: phát triển sự phong phú của bản chất con người, coi
như là một mục đích tự thân. Mục tiêu cao cả, ý nghóa vónh hằng, bản chất nhân
đạo, thước đo nhân văn của phát triển và tiến bộ xã hội là phát triển con người, đưa
“ con người từ vương quốc tất yếu sang vương quốc của tự do” ( C.Mác, Ph.

ngghen , toàn tập T.19, tr.331). Rằng, “ để sản xuất ra những con người phát triển
toàn diện”, cần phải có một nền kinh tế phát triển cao, một nền văn hoá tiên tiến,
một nền khoa học kỹ thuật hiện đại, một nền giáo dục phát triển. Và tạo ra những
thành tựu kinh tế – xã hội đó “ không phải chỉ là một phương pháp để làm tăng
thêm nền sản xuất xã hội mà còn là một phương pháp duy nhất để sản xuất ra
những con người phát triển toàn diện” ( C.Mác , Ph. ngghen, toàn tập T.2, tr.688 ),
nguồn nhân lực cho phát triển và tiến bộ xã hội.
Thực tiễn phát triển lòch sử toàn nhân loại hơn một thế kỷ qua đã chứng minh
tính đúng đắn của tư tưởng và quan niệm đó của các nhà sáng lập chủ nghóa Mác.
Trong thời đại ngày nay, tư tưởng và quan niệm đó đã đặt cơ sở khoa học vững
chắc cho sự lựa chọn con đường xã hội chủ nghóa và xây dựng thành công chủ nghóa
xã hội. Theo đó, chế độ xã hội chủ nghóa mà chúng ta đang ra sức xây dựng phải là
một chế độ xã hội quan tâm đầy đủ nhất đến cuộc sống, hạnh phúc của con người,
một xã hội được tổ chức tốt nhất, hợp lý nhất, tạo ra một nền chính trò mà quyền
làm chủ thực sự thuộc về nhân dân, tạo ra một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc.
2- Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tố con người
5
Có thể dể dàng nhận thấy tư tưởng về con người, về giải phóng và phát triển
con người, coi con người là nhân tố quyết đònh thành công của cách mạng như một
sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của chủ tòch Hồ Chí Minh . Hồ
Chí Minh cho rằng, giải phóng dân tộc không thể tách rời giải phóng giai cấp, giải
phóng xã hội, giải phóng loài người. Để đưa công cuộc giải phóng ấy đến thắng lợi,
để xây dựng xã hội mới thành công, cần phải có lực lượng. Lực lượng ấy là con
người, là nhân dân là cả dân tộc, là nhân loại. Hơn ai hết, Hồ Chí Minh nhận thức
rõ về vai trò, sức mạnh của nhân tố con người đối với sự phát triển của lòch sử- xã
hội. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân tố con người với những đặc trưng về phẩm
chất và năng lực của mình, trước hết là chủ thể sáng tạo, vừa là điểm xuất phát,
vừa là mục tiêu và động lực của lòch sử.
Theo Hồ Chí Minh, con người luôn luôn là chủ thể sáng tạo trong bất cứ sự

nghiệp cách mạng nào. Chủ nghóa xã hội chỉ có thể là sản phẩm của hoạt động tích
cực, sáng tạo của con người trên cơ sở nhận thức được quy luật vận động khách
quan của lòch sử. Chủ nghóa xã hội sẽ tạo ra những con người xã hội, những con
người xã hội chủ nghóa lại là chủ thể của toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghóa xã
hội. Không xây dựng xã hội chủ nghóa thì không thể nói đến việc xây dựng con
người xã hội chủ nghóa, ngược lại không có những con người xã hội chủ nghóa là
chủ thể của chủ nghóa xã hội thì không thể có được chủ nghóa xã hội hiện thực. Tinh
thần này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Mác khi phê phán chủ nghóa duy
vật cũ cho rằng “con người là sản phẩm của những hoàn cảnh và của giáo dục”;
“con người đã biến đổi là sản phẩm của những hoàn cảnh khác và của một nền giáo
dục đã thay đổi”, nhưng “cái học thuyết ấy quên rằng chính con người làm thay đổi
hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần được giáo dục”( C.Mác , Ph.
ngghen TT,T.44, tr.10). Đây chính là quan điểm biện chứng duy vật về mối quan
6
hệ giữa hoàn cảnh và con người: rằng con người là sản phẩm của hoàn cảnh lòch sử
xã hội, nhưng mặt khác lòch sử xã hội cũng do chính con người tạo ra trong quá trình
đấu tranh, cải tạo xã hội.
Hồ Chí Minh nói “ trước hết cần có những con người xã hội chủ nghóa”, người
muốn khẳng đònh vò trí vai trò quan trọng và khả năng làm chủ của con người mới
xã hội chủ nghóa trong quá trình phát triển đất nước theo đònh hướng xã hội chủ
nghóa. Điều đó không có nghóa là tất cả mọi người phải và có thể trở thành con
người mới xã hội chủ nghóa thật đầy đủ, thật hoàn chỉnh ngay một lúc, như vậy là
hoàn toàn ảo tưởng, vì cách mạng xã hội chủ nghóa là một cuộc biến đổi khó khăn,
lâu dài và sâu sắc. Điều đó còn có nghóa là trước hết cần có những con người tiên
tiến, có được những phẩm chất và năng lực của con người mới xã hội chủ nghóa,
làm mực thước cho người khác, từ đó lôi cuốn toàn xã hội đẩy mạnh việc xây dựng
con người mới xã hội chủ nghóa. Mặt khác, xét về mặt chủ thể tích cực có ý thức,
mỗi cá nhân con người trong xã hội phải có ý thức vươn lên, tự mình hoàn thiện bản
thân, tự mình chiếm lónh những đỉnh cao của khoa học mà con người đạt được trong
thời đại của mình, nghóa là tự mình và chỉ có bản thân mình mới có khả năng trở

thành con người mới, chứ không ai khác, dù đó là siêu nhân.
Từ đó, chúng ta có thể khẳng đònh, con ngưới mới xã hội chủ nghóa hoàn toàn
có thể hình thành trong điều kiện nền kinh tế còn nghèo nàn, chưa qua con đường
phát triển tư bản chủ nghóa. Ý nghóa của vấn đề này hầu như được Hồ Chí Minh nói
đến, khi Người nói về chủ nghóa cộng sản có thể thực hiện được ở Việt Nam trước
cả khi các nước tư bản phương Tây hoàn thành cách mạng vô sản ở nước họ. Đó là
điều dự báo của Hồ Chí Minh từ khi Người còn ở Pari trên con đường tìm đường cứu
nước. Điều dự báo đó ngày nay đã trở thành hiện thực. Sự nghiệp cách mạng giải
7
phóng dân tộc ở Việt Nam không chỉ thành công mà còn phát triển theo đònh hướng
xã hội chủ nghóa.
Quán triệt quan điểm của chủ nghóa Mác –Lênin về con người và nền sản xuất
vật chất của con người, do con người và vì con người, trong quá trình lãnh đạo xây
dựng và phát triển kinh tế ở nước ta, Chủ tòch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của
con người, coi con người là vốn q nhất, là yếu tố quyết đònh sự phát triển của sản
xuất, kinh tế. Đây cũng là nội dung bao trùm trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân
tố con người, có ý nghóa như một tiền đề xuất phát, một tư tưởng chỉ đạo, đồng thời
là mục đích của tư tưởng: xuất phát từ con người, vì con người, do con người và trở
về với con người- con người vừa là lực lượng, là động lực trực tiếp, chủ yếu, vừa là
mục tiêu của lòch sử. Đó là sự thống nhất biện chứng của các yếu tố trong con người
với tư cách là chủ thể sáng tạo ra lòch sử xã hội. Với ý nghóa đó, Hồ Chí Minh viết:
bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, công cuộc đổi mới
xây dựng là trách nhiệm của dân…
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân tố con người mà cụ thể là quần chúng nhân
dân, công nhân, nông dân, trí thức… không chỉ là chủ thể chân chính sáng tạo ra lòch
sử, mà còn vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng Việt Nam. Vấn đề nhân
tố con người ở đây gắn liền với cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội
chủ nghóa. Do đó, theo Hồ Chí Minh mục tiêu giải phóng con người phải gắn liền
với giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Đó cũng chính là “ ham muốn tột bậc”,
là mục tiêu cao cả, vó đại mà Hồ Chí Minh suốt đời trăn trở, theo đuổi, đó là : làm

sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai
cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.
Hồ Chí Minh cho rằng mục tiêu tối cao của chủ nghóa xã hội là vì con người,
nhưng đồng thời chủ nghóa xã hội cũng đòi hỏi ở con người những phẩm chất, năng
8

×